Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vận dụng quan điểm của hồ chí minh về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.42 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÌNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
LỰC LƢỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRONG
TÌNH HÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học

HÀ NỘI – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ BÌNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
LỰC LƢỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRONG
TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển


HÀ NỘI – 2013

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Quang Hiển. Tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của công trình này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bình

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và trƣờng Đại học Sài Gòn.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội , đặc biệt là những thầy cô đã tận tình
dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sƣ – Tiến sĩ Vũ Quang
Hiển đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Sài Gòn đã tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học tại trƣờng.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, Tổ bộ môn
Mác – Lênin, trƣờng Cao đẳng Kinh tế Tp. HCM, đã tạo điều kiện thời gian

cho tôi hoàn thành khóa học.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận đƣợc những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Bình

4


MỤC LỤC

Trang
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2.Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................ 9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ................................... 9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 10
7. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 10
Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC
LƢỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN ......................................................... 11
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
.............................................................................................................................. 11
1.1.1. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc ................. 11
1.1.2. Quốc phòng, quốc phòng toàn dân và lực lƣợng quốc phòng toàn dân .... 11
1.2. QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG QUỐC
PHÒNG TOÀN DÂN .......................................................................................... 13

1.2.1. Cơ sở hình thành và phát triển quan điểm xây dựng lực lƣợng quốc
phòng toàn dân ..................................................................................................... 13
1.2.2. Nội dung cơ bản về xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân của Hồ
Chí Minh .............................................................................................................. 35

5


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP VẬN
DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC
LƢỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN HIỆN NAY ...................................... 49
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC ... 49
2.1.1. Tình hình quốc tế ...................................................................................... 49
2.1.2. Tình hình trong nƣớc ................................................................................. 60
2.1.3. Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. ............ 66
2.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
HIỆN NAY .......................................................................................................... 70
2.2.1. Phƣơng hƣớng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng
quốc phòng toàn dân hiện nay ............................................................................. 70
2.2.2. Giải pháp vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc
phòng toàn dân hiện nay ...................................................................................... 80
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 86

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình dựng nƣớc, các quốc gia dân tộc trên thế giới đều
không thể bỏ qua việc giữ nƣớc, bằng cách này hay cách khác, mỗi quốc gia
đều phải tạo cho mình một lực lƣợng để đảm bảo cho sự trƣờng tồn của dân
tộc. Nhất là các quốc gia hiện nay đang đi theo hƣớng xã hội chủ nghĩa, thì
yêu cầu giữ nƣớc càng quan trọng hơn. Lênin từng nhắc nhở các nƣớc khi bắt
tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải dốc sức làm việc đó không ngừng,
và nhấn mạnh đồng thời phải không ngừng chăm lo đến khả năng quốc phòng
nhƣ chăm lo đến con ngƣơi của mắt mình.
Quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam là dựng nƣớc phải
đi đôi với giữ nƣớc, quy luật của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ tổ quốc. Năm 1945, sau thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh căn dặn: Ngày xƣa các vua Hùng đã
có công dựng nƣớc. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nƣớc.
Ngƣời luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho sự bình yên và tự do của dân
tộc. Vì thế ngày 2 tháng 9 năm 1945, Ngƣời khẳng định: Toàn dân Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mệnh và của cải để giữ vững
quyền tự do độc lập ấy.
Những năm gần đây, mặc dù đất nƣớc độc lập, nhƣng nền tự do độc lập
ấy luôn luôn bị những thế lực thù địch, phản động tìm cách quấy nhiễu, gây
chiến bất chấp cả luật pháp của quốc tế. Điểm qua một vài vấn đề nổi cộm
nhƣ mất ổn định chính trị trong bạo động ở Tây Nguyên, cạnh tranh kinh tế
nhƣ vấn đề xuất khẩu và cái gọi là “phá giá”, chủ quyền Biển đông và tranh
chấp lãnh hải, … và rất nhiều vấn đề khác nữa đòi hỏi phải cảnh giác cao độ.
Hơn lúc nào hết sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội phải đƣợc đẩy mạnh với tinh thần chủ động tăng cƣờng khả
năng quốc phòng và anh ninh.
1


Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự làm phẳng thế giới của công

nghệ thông tin, vai trò của sự liên kết từ kinh tế, chịnh trị đến văn hóa xã hội
giữa các nƣớc càng ngày càng chặt chẽ hơn, tạo ra nhiều cơ hội nhƣng cũng
không ít thách thức cho các nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt
Nam, do đó xây dựng lực lƣợng quốc phòng vững mạnh là yêu cầu cấp thiết
mà Việt Nam phải chú trọng đầu tƣ xây dựng và củng cố. Trong nội dung bổ
sung, phát triển cƣơng lĩnh năm 1991 tại Đại hội XI của Đảng đã xác định đầy
đủ hơn các mục tiêu và nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là: “ bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ
Đảng, Nhà nƣớc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn
định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động
ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mƣu và hành động chống phá của các thế lực
thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”. Nhƣ vậy quốc phòng
ngày nay không chỉ nhằm đối phó với chiến tranh mà trƣớc hết phải đấu tranh
có hiệu quả với các tình huống quốc phòng trong thời bình. Để thực hiện
nhiệm vụ đó, lực lƣợng quốc phòng phải gồm nhiều thành phần, lực lƣợng và
hoạt động đấu tranh bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp vũ trang.
Nhƣ vậy, lực lƣợng quốc phòng là một lực lƣợng tổng hợp gồm cả lực lƣợng
vũ trang và phi vũ trang thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến quốc phòng,
nhƣ quân sự, an ninh, đối ngoại, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…, trong đó
lực lƣợng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Vì vậy, trong khi xây dựng lực
lƣợng vũ trang nhân dân, cần phải coi trọng xây dựng các lực lƣợng khác có
liên quan mới tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp của lực lƣợng quốc phòng.
Trong lịch sử, bằng đƣờng lối và mục tiêu chính trị đúng đắn với sự
mềm dẻo, linh hoạt trong chỉ đạo, Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công việc
tập hợp toàn dân vào trong quá trình giành, giữ, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.
Kinh nghiệm ấy hẳn rất cần thiết cho chúng ta hôm nay trong việc vận dụng

2



để xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trong tình hình hiện
nay” làm luận văn khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung, tƣ tƣởng quốc phòng toàn
dân của Ngƣời trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc nói riêng, đã có nhiều
công trình khoa học đề cập đến ở nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau,
nhằm góp phần vào việc tổng kết bài học cách mạng Việt Nam và khẳng định
cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự trƣờng tồn của dân tộc
Việt Nam.
Đã có nhiều công trình khoa học của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nƣớc, Quân đội và các tổ chức đề cập đến sự nghiệp và tƣ tƣởng quốc phòng
toàn dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhƣ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân Việt
Nam của Bộ quốc phòng, viện lịch sử quân sự Việt Nam, viện khoa học xã
hội nhân văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007. Cuốn sách là
các bài tham luận của nhiều nhà lãnh đạo, tƣớng lĩnh, sỹ quan cao cấp bộ
quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mƣu, các tổng cục quân
chủng, binh chủng, học viện, viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học, cán bộ
giảng dạy trong ngoài quân đội tổng hợp nghiên cứu làm sáng tỏ giá trị tƣ
tƣởng và sự lãnh đạo chỉ đạo thực tiễn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với sự
nghiệp xây dựng quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong
thời kỳ mới.
Chiến tranh nhân dân quốc phòng toàn dân của đại tƣớng Văn Tiến
Dũng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1978. Đây là một tập sách gồm nhiều

3



bài viết và nói về quân sự, mỗi bài viết đều mang tính lịch sử nhất định với
từng chủ đề và nội dung nhất định. Trong đó có nhiều bài đề cập đến những
vấn đề quan trọng, phong phú và toàn diện, củng có những bài chỉ mới đề cập
đến một số vấn đề với phạm vi và nội dung nhất định. Nhìn chung tác phẩm
này đã phân tích một cách khoa học, có căn cứ lý luận và thực tiễn một số vấn
đề cơ bản về đƣờng lối quân sự và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, về xây
dựng lực lƣợng vũ trang và củng cố nền quốc phòng toàn dân, nổi lên là về
nghệ thuật quân sự của Đảng. Nhƣ vậy tác phẩm có đề cập đến vấn đề xây
dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân nhƣng chủ yếu chỉ đề cập đến quan điểm
của Đảng về xây dựng quốc phòng toàn dân mà không đi vào quan điểm của
Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân.
Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Bộ quốc phòng, viện lịch
sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2002. Cuốn sách giới
thiệu một cách hệ thống sự nghiệp, tƣ tƣởng quân sự của Hồ Chí Minh nói
chung.
Tìm hiểu nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân của trung tƣớng
Lê Quang Hòa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1983. Tác giả đề cập đến
những vấn đề thuộc về quan điểm, tƣ tƣởng của đƣờng lối quốc phòng toàn dân
mà các đại hội của Đảng đã xác định và nêu lên một số kiến nghị về nội dung
phƣơng hƣớng và biện pháp tổ chức thực hiện công cuộc xây dựng quốc phòng
ở các ngành, các cấp và các địa phƣơng trong thời gian sau những năm 1980.
Phấn đấu xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, Nxb Sự thật,
Hà nội, 1978. Cuốn sách đề cập đến ba mảng chính: thứ nhất là xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, thứ hai là quan điểm, đƣờng lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân của
Đảng ta trong giai đoạn mới của cách mạng, thứ ba là phƣơng hƣớng nội dung
xây dựng tiềm lực các mặt của nền quốc phòng toàn dân một cách khái quát.

4



Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân của PGS,TS. Nguyễn
Mạnh Hƣởng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005. Cuốn sách trình bày
lịch sử tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân từ Cách mạng tháng
Tám đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc. Qua các bài nói,
bài viết của Hồ Chí Minh, cũng nhƣ qua quá trình ngƣời lãnh đạo, chỉ đạo các
cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc của dân tộc. Các tác giả cố gắng tìm hiểu
và bƣớc đầu làm rõ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng về quốc phòng toàn
dân của Hồ Chí Minh trong từng thời kỳ. Cuốn sách cũng dành một dung
lƣợng cho việc vận dụng tƣ tƣởng quốc phòng toàn dân của Ngƣời vào việc
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nền quốc phòng toàn dân trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay
của Viện Khoa học Xã hội nhân văn quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 2002. Cuốn sách quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng và củng cố
nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân trong điều kiện toàn
cầu hóa kinh tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân và ý nghĩa trong xây
dựng nền quốc phòng hiện nay của Phạm Văn Trà, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 2004. Bàn về quốc phòng nói chung theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
tầm quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng trong tình hình hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước; Quan điểm của Hồ
Chí Minh về xây dựng lực lượng toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự của đại
tƣớng Lê Hồng Anh, Nxb Chính trị - Hành chính 2010. Tác phẩm thiên về
phân tích tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh trong quá trình dựng nƣớc, giữ nƣớc và
tập hợp lực lƣợng toàn dân bảo vệ an ninh.
Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng trong các văn kiện đại
hội XI của Đảng của Đại tá, Ts Trần Đăng Bộ, Tạp chí Khoa học quân sự, số
4, 4/2012. Đây là bài viết đánh giá quan điểm của Đảng trong việc chú trọng
đầu tƣ công nghiệp quốc phòng.

5


Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng
Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005. Trong đó PGS.TS Vũ Quang Hiển đã làm nổi bật
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về hậu phƣơng của chiến tranh nhân dân.
Các công trình trên đây đã đề cập và khẳng định đƣờng lối đúng đắn của
Đảng, của chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn
dân, có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, thông qua đó các tác giả cũng đã
rút ra những kinh nghiệm và vận dụng trong xây dựng lực lƣợng quân sự, lực
lƣợng quốc phòng... Tuy nhiên, các công trình chủ yếu đề cập đến tƣ tƣởng
quân sự Hồ Chí Minh, còn tƣ tƣởng quốc phòng toàn dân của Ngƣời thƣờng
đƣợc lồng ghép trong tƣ tƣởng quân sự, hoặc chỉ một nội dung trong vấn đề
nghiên cứu lớn của các tác giả là tƣ tƣởng quân sự của Ngƣời, vì thế, chƣa có
công trình nào bàn riêng đến vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng
lực lƣợng quốc phòng toàn dân trong tình hình Việt Nam hiện nay. Một số luận
án tiến sĩ cũng ít nhiều đề cập đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quốc phòng:
Đảng cộng sản Việt Nam với quá trình phát huy sức mạnh tổng hợp
của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975-1991),
của Lê Mạnh Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994. Đề tài
phân tích những vấn đề căn bản trong quá trình phát huy sức mạnh tổng hợp
của nền quốc phòng toàn dân bảo vệ tổ quốc từ 1975 đến 1991 và đƣa ra đánh
giá tổng kết sức mạnh của cách mạng Việt Nam, rút ra một số kinh nghiệm
bƣớc đầu để tham khảo vận dụng vào những năm cuối thế kỷ XX.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân
trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 – 1954) của Lê
Huy Bình, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2006. Đề tài đi sâu nghiên
cứu lực lƣợng vũ trang ba thứ quân trong cuộc kháng chiến chống pháp, góp
phần làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn về tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh

trong lĩnh vực này.
6


Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt
Nam (2.1930 – 8.1945) Của Lê Văn Thái, Hà Nội, 2002. Đề tài trình bày về
mảng xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng mà không đi vào sự vận dụng.
Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng của
Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí minh
của Nguyễn Văn Hiệp, Hà Nội, 2000. Đề tài đánh giá tầm quan trọng của sự
thống nhất giữa dân với Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Nhƣ vậy hầu nhƣ tất cả các đề tài nêu trên đều có liên quan đến vấn đề
quốc phòng.
Bên cạnh các sách chuyên khảo và những luận văn, luận án thì còn các
bài viết trên các Tạp chí, nhƣ:
Quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
toàn diện của Pgs, Ts Vũ Quang Hiển, Tạp chí lịch sử quân sự.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân của
Trịnh Vương Hồng, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5, 2005.
Một số nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong
nghị quyết Đại hội XI của Đảng của Pgs, Ts Hoàng Xuân Lâm, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân 12/02/2011.
Quán triệt nghị quyết Đại hội XI của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc
phòng an ninh của Thiếu tƣớng, Pgs, Ts Trần Trung Tín Cục trƣởng Cục
Kinh tế, Bộ Quốc phòng, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 08/ 8/2011.
Đấu tranh quốc phòng của các triều đại phong kiến Việt Nam của Đại
tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Quang và Đại tá, tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân. Ngày 25/7/2012
Những đề tài, bài viết trên đã góp phần làm sáng tỏ tƣ tƣởng quốc
phòng toàn dân của Hồ Chí Minh, mang ý nghĩa to lớn cho quá trình xây

dựng nền quốc phòng của Việt Nam, bảo vệ tổ quốc.
7


Các công trình khoa học đã khái quát đƣợc nghệ thuật quân sự Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, nhƣng cho đến bây giờ chƣa có
công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu vận dụng hệ thống quan điểm xây
dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân của Hồ Chí Minh và vận dụng vào tình
hình Việt Nam hiện nay. Vì vậy đề tài này sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể quan
điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân và sau đó
phân tích tình hình kinh tế chính trị văn hóa xã hội của Việt Nam hiện nay
nhằm đƣa ra giải pháp vận dụng quan điểm của Ngƣời về xây dựng lực lƣợng
quốc phòng toàn dân để xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân vũng mạnh,
đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nƣớc trƣớc mọi chuyển biến phức tạp hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng
quốc phòng toàn dân; trên cơ sở đó liên hệ với thực tiễn và đề xuất phƣơng
hƣớng vận dụng trong tình hình của Việt Nam hiện nay.
- Khẳng định giá trị khoa học và thực tiễn của sự nghiệp xây dựng lực
lƣợng quốc phòng hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.
- Trình bày và phân tích một cách khách quan những điều kiện hình
thành, nội dung cơ bản quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng
quốc phòng toàn dân.
- Trình bày một cách khách quan và khoa học yêu cầu xây dựng lực
lƣợng quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay.
- Bƣớc đầu nêu lên phƣơng hƣớng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân để bảo vệ tổ quốc..


8


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Nội dung quan điểm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng
bảo vệ tổ quốc của nền quốc phòng toàn dân.
- Tình hình thực tế xây dựng nền quốc phòng toàn dân theo chủ trƣơng
của Đảng
- Khả năng vận dụng và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về lĩnh
vực lực lƣợng quốc phòng toàn dân
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này chỉ làm ở mức độ chung nhất, không thể đi vào chi tiết vì
lý do bí mật quốc gia, đó cũng chính là ý thức trách nhiệm của mỗi công dân.
Vì vậy đề tài chủ yếu đi vào nghiên cứu:
Một số khái niệm liên quan đến quốc phòng toàn dân
Tƣ liệu về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong nƣớc và trên
thế giới
Cơ sở hình thành và nội dung quan điểm xây dựng lực lƣợng quốc
phòng toàn dân của Hồ Chí Minh
Toàn bộ thời gian hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
xây dựng nền quốc phòng toàn dân (1945-1969)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh
và quân đội, tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam
+ Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách Nhà nƣớc về
chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân .

+ Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác về quốc
phòng toàn dân.
9


- Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận sử học mác - xít cùng các phƣơng
pháp chuyên ngành: phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp
phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,.. để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên
cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc
phòng toàn dân.
Phƣơng hƣớng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng lực
lƣợng quốc phòng toàn dân vững mạnh cho giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc chia thành hai chƣơng:
- Chƣơng 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc
phòng toàn dân.
- Chƣơng 2: Thực trạng và phƣơng hƣớng, giải pháp vận dụng quan
điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân
hiện nay.

10


Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

1.1. Một số khái niệm liên quan đến quốc phòng toàn dân
1.1.1 Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc
- So sánh sự khác nhau giữa chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh
giải phóng dân tộc.
Theo từ điển bách khoa quân sự:
Chiến tranh bảo vệ tổ quốc: "Chiến tranh do các quốc gia tiến hành
nhằm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của đất nƣớc chống lại sự xâm lƣợc của nƣớc ngoài. Chiến tranh bảo vệ tổ
quốc là chính nghĩa, tiến bộ. Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tƣ sản
lũng đoạn nhà nƣớc đã lợi dụng khẩu hiệu "bảo vệ tổ quốc" để lôi kéo nhân
dân lao động vào cuộc chiến tranh đế quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.
Còn gọi là chiến tranh giữ nước." [34, tr.161]
Chiến tranh giải phóng dân tộc: "Chiến tranh của các dân tộc tiến hành
nhằm lật đổ ách thống trị của nƣớc ngoài giành độc lập dân tộc. Trong thời
đại Đế quốc chủ nghĩa là chiến tranh do các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc
tiến hành chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Các cuộc chiến tranh
của nhân dân Việt Nam chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến nƣớc
ngoài trƣớc đây, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ là chiến
tranh giải phóng dân tộc".[34, tr.165]
1.1.2. Quốc phòng, quốc phòng toàn dân và lực lượng quốc phòng
toàn dân
- Trình bày khái niệm quốc phòng toàn dân, các yếu tố cấu thành lực
lƣợng quốc phòng toàn dân: Lực lƣợng vũ trang và lực lƣợng chính trị.
11


Quốc phòng:
Công cuộc giữ nƣớc của một quốc gia, gồm tổng thể các hoạt động đối
nội, đối ngoại của quốc gia nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ và nhân dân bằng toàn bộ sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế, văn

hoá, khoa học kĩ thuật... của chính mình. Tính chất, mục đích của quốc phòng
mỗi nƣớc tuỳ thuộc vào chế độ xã hội, chính trị và đƣờng lối quân sự của
nƣớc đó. Quốc phòng của nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang
tính chất toàn dân, toàn diện có kế thừa truyền thống dân tộc. Mục đích nhằm
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp phần bảo vệ hoà
bình trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng và củng cố quốc phòng là
nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính quyền dƣới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và gắn chặt với nhiệm vụ giữ vững an ninh
chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Quốc phòng Việt Nam: là nền quốc phòng toàn dân, bao gồm tổng thể
các hoạt động về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá, khoa học…
của nhà nƣớc và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, đồng bộ,
trong đó sức mạnh quân sự là đặc trƣng, lực lƣợng vũ trang là nòng cốt, nhằm
giữ vững hoà bình, ổn định đất nƣớc, ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây
chiến, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đánh bại chiến tranh
xâm lƣợc dƣới mọi hình thức và quy mô.
Quốc phòng toàn dân: Quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nền
quốc phòng của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đó là nền quốc
phòng mang tính chất "vì dân, do dân, của dân", phát triển theo phƣơng
hƣớng: Toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cƣờng và ngày càng
hiện đại, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của nhà nƣớc,
nhằm giữ vững hòa bình, ổn định của đất nƣớc, sẵn sàng đánh bại mọi loại
hình xâm lƣợc và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc và phản động, bảo
vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam và chế độ Xã hội Chủ nghĩa." [34, tr.680]
12


1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân
1.2.1. Cơ sở hình thành và phát triển quan điểm xây dựng lực lượng
quốc phòng toàn dân

Dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc là một quy luật tồn tại và phát triển của
dân tộc Việt Nam. Quy luật đó đƣợc phát huy trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
xây dựng lực lƣợng quốc phòng toàn dân và trở thành một chiến lƣợc quan
trọng của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân đƣợc xây dựng trên cơ
sở kế thừa và phát triển truyền thống dựng nƣớc đi đôi với giữ nƣớc, kinh
nghiệm chống giặc ngoại xâm và củng cố quốc phòng của dân tộc ta. Tƣ
tƣởng đó của Ngƣời còn tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm đấu tranh
quốc phòng tiên tiến của cách mạng thế giới, đặc biệt là quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin về xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Truyền thống quân sự của dân tộc
Truyền thống quân sự Việt Nam vốn đƣợc hình thành và hun đúc qua
hàng nghìn năm lịch sử, trong đó có quá nửa thời gian, con ngƣời Việt Nam,
dân tộc Việt Nam đã phải cầm súng chiến đấu chống lại những kẻ thù xâm
lƣợc lớn hơn nhiều lần về kinh tế và quân sự. Điều kiện lịch sử lấy yếu chống
mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, đã tạo nên trƣờng phái
quân sự Việt Nam với hệ tƣ tƣởng quân sự, nghệ thuật quân sự đặc sắc.
Khi nhận thức sâu sắc giá trị to lớn di sản quân sự của dân tộc, chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, chúng ta còn có nền quân sự quý giá của
ông cha. Viết về truyền thống quân sự của dân tộc, Ngƣời nêu rõ: "Chúng ta
có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trƣng, Bà Triệu,
Trần Hƣng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, v.v…Chúng ta phải ghi nhớ công lao
của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh
hùng". Ngƣời còn nêu những tấm gƣơng cụ thể: "Ngƣời già nhƣ ông Lý

13


Thƣờng Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông, dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc
cứu dân. Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hƣng Đạo đánh

phá giặc Nguyên. Hiểu và nắm vững sâu sắc truyền thống quân sự của dân
tộc, nên trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh vừa tiếp thu học
thuyết quân sự Mác – Lênin, vừa kế thừa và phát triển truyền thống quân sự
của dân tộc lên một trình độ mới, phù hợp với đặc điểm của thời đại chống
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Những nội dung mà Ngƣời kế thừa truyền thống quân sự quý giá của
ông cha không chỉ phản ánh trong các tác phẩm, văn kiện do Ngƣời soạn thảo
mà còn phản ánh sâu sắc trong quá trình chỉ đạo thực tiễn chuẩn bị và tiến
hành khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lƣợng vũ
trang ba thứ quân.
Vũ trang toàn dân, cả nƣớc cùng đánh giặc là đặc điểm nổi bật và
xuyên suốt, từ cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lƣợc thế kỷ III (trƣớc
công nguyên) cho đến thời hiện đại trong lịch sử Việt Nam, tạo nên nét đặc
sắc đó là do nhiều nhân tố. Trƣớc hết, các cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc
của dân tộc ta là chính nghĩa, nhân dân ta có lòng yêu nƣớc nồng nàn. Tiếp đó
các vị anh hùng dân tộc, các nhà lãnh đạo quốc gia trong các thời kỳ lịch sử
đã biết quy tụ sức mạnh toàn dân trên cơ sở chăm lo cho sự bền vững xã hội,
biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có những
trƣờng hợp, do chỉ dựa vào vũ khí, không quy tụ đƣợc sức mạnh toàn dân để
đánh giặc nên kháng chiến không thành công.
Từ kinh nghiệm lịch sử đấu tranh giữ nƣớc hàng ngàn năm của dân tộc
kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn phong phú, các vị anh hùng dân tộc,
tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi, đã đúc kết thành những nguyên
lý giữ nƣớc. Theo Trần Quốc Tuấn, phải tăng cƣờng khối đoàn kết "Vua tôi
đồng lòng, anh em hòa thuận, nƣớc nhà chung sức", phải dựa vào dân, lấy dân

14


làm gốc, rời dân nhất định thất bại, "phải khoan thƣ sức dân để làm kế sâu rễ

bền gốc"; theo Nguyễn Trải phải "yêu thƣơng và nuôi dƣỡng dân chúng để
nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than"
Thực tế lịch sử cho thấy, nhiều triều đại đã thực hiện một số chính
sách tiến bộ, phù hợp lòng dân, nhƣ chăm lo bồi dƣỡng sức dân, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của dân bằng nhiều biện pháp, trƣớc hết là tạo
điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Ngoài ra, còn phải kể đến
chính sách xã hội, nhiều triều đại đã quan tâm đến lợi ích của các tầng lớp
nhân dân, nhất là tầng lớp lao động nghèo, vì đó là lực lƣợng nòng cốt trong
việc xây dựng lực lƣợng vũ trang củng nhƣ trong các cuộc kháng chiến
chống xâm lƣợc. Đặc biệt, chế độ "ngụ binh ƣ nông" tức là binh gửi trong
nông đƣợc áp dụng suốt từ thời Lý, Trần, Lê, là một phƣơng thức kết hợp
kinh tế với quốc phòng. Phƣơng thức đó vừa đảm bảo tập trung lao động cho
nông nghiệp, duy trì một lực lƣợng quân đội thƣờng trực cần thiết trong thời
bình, vừa có thể huy động tối đa trai tráng, nhân lực khi có chiến tranh. Khi
cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc sắp nổ ra, giới lãnh đạo quốc gia đã biết
phát huy cao độ nhân tố chính trị - tinh thần của toàn dân, toàn quân chuẩn
bị bƣớc vào kháng chiến với một ý chí quyết chiến quyết thắng. Hội nghị
lịch sử Diên Hồng đã phản ánh rõ ràng điều đó. Trên nền tảng xã hội bền
vững, ổn định, quyền lợi của ngƣời dân đƣợc quan tâm, tinh thần yêu nƣớc
của ngƣời dân đƣợc phát huy, ai củng hăng hái thực hiện các chủ trƣơng của
nhà nƣớc và tham gia các tổ chức vũ trang. Tất cả nhân dân yêu nƣớc đều
đƣợc xem là lực lƣợng vũ trang. Khi cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc nổ
ra, đáp lời kêu gọi của triều đình, nhân dân cả nƣớc nhất tề cùng đứng lên
đánh giặc cứu nƣớc.
Truyền thống đó đƣợc Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển
trong điều kiện mới của lịch sử. Ngay trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa vũ

15



trang, Ngƣời đã kêu gọi toàn dân đoàn kết, đồng lòng hành động cứu nƣớc,
cứu nhà. Trong một bức thƣ "Kính cáo đồng bào" viết ngày 6-6-1941,
Ngƣời đã viết: "Đồng bào ta quyết nối gót ngƣời xƣa, phấn đấu hy sinh đặng
phá tan xiềng xích". [17, tr.197] Ngƣời nhắc nhở: "Dân ta xin nhớ chữ đồng.
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"[17, tr.198]. Về sau, nhấn mạnh
vấn đề đoàn kết, Ngƣời khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công". Ngƣời giải thích: "Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết" không phải là một điệp từ nhấn mạnh, mà mỗi từ có nội
dung riêng. Đó là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn Đảng, giữ gìn sự đoàn
kết trong Đảng nhƣ giữ gìn con ngƣơi của mắt mình.Đó là đoàn kết toàn
dân, đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là đoàn
kết quốc tế, trƣớc hết là đoàn kết giai cấp công nhân và nhân dân lao động
trên toàn thế giới. Quan điểm đoàn kết của Ngƣời là sự kế thừa và phát triển
quan điểm đoàn kết của ngƣời xƣa theo ba tầng, nấc: vua tôi – anh em – cả
nƣớc lên một trình độ mới.
Nhấn mạnh vấn đề đoàn kết toàn dân, dân tộc, quốc tế, trong quá trình
Đảng lãnh đạo cách mạng, Ngƣời hết sức chăm lo đến đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân về mọi mặt. Ham muốn tột bậc của Ngƣời là nƣớc Việt
Nam "hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai củng có
cơm ăn áo mặc, ai củng đƣợc học hành" [18, tr. 229]. Ngay cả trong thời kỳ
chiến tranh ác liệt, Ngƣời vẫn hết sức chăm lo đến đời sống nhân dân. Trƣớc
sự đóng góp to lớn của nhân dân về sức ngƣời, sức của cho kháng chiến,
Ngƣời đã lƣu ý: Nói giành thắng lợi quân sự nhƣng phải chú ý đến sức dân,
ngƣời của kiệt thì quân nhiều không đánh đƣợc". Trong Di chúc, theo gƣơng
ngƣời xƣa "khoan thƣ sức dân", Ngƣời dặn sau ngày kháng chiến thắng lợi,
miễn thuế nông nghiệp một năm để đồng bào nông dân mát dạ, mát lòng,
thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.

16



Tiếp nối truyền thống tổ tiên, Ngƣời coi trọng yếu tố chính trị tinh thần,
chuẩn bị cho toàn dân bƣớc vào cuộc kháng chiến với "tín tâm và quyết tâm"
cao. Hội nghị chính trị đặc biệt (1964) là một cuộc Hội nghị Diên Hồng, trong
thế kỷ XX, nhằm phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn
dân, toàn quân, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ xâm lƣợc. Thực
tế lịch sử hai cuộc kháng chiến cho thấy, tinh thần yêu nƣớc của ngƣời Việt
Nam đƣợc phát huy cao độ, nhân dân tự nguyện đứng vào hàng ngũ chiến
đấu. Đó là điều kiện đảm bảo để quan điểm vũ trang toàn dân đƣợc thực hiện,
khởi nghĩa vũ trang đậm chất toàn dân, nhân dân cả nƣớc cùng đứng lên đánh
giặc cứu nƣớc, cứu nhà, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân nhấn chìm lũ
bán nƣớc và quân cƣớp nƣớc.
Ngƣời kế thừa truyền thống, cách đánh giặc độc đáo của dân tộc. Trên
cơ sở đúc kết kinh nghiệm đấu tranh vũ trang lâu dài của chính dân tộc mình
và đúc kết "binh pháp mọi nhà", tổ tiên ta đã có cách đánh giặc vô cùng sáng
tạo, phù hợp với điều kiện một dân tộc đất không rộng, ngƣời không đông
phải đƣơng đầu với những đạo quân xâm lƣợc mạnh. Nét độc đáo trong
truyền thống đánh giặc của dân tộc là ta luôn giành chủ động trong chiến
tranh, buộc địch đánh theo sở trƣờng của ta, không để địch phát huy sở trƣờng
của chúng; có khi thực hành những trận quyết chiến chiến lƣợc, nhƣng củng
có trƣờng hợp vừa đánh vừa đàm, vây khốn quân địch, buộc chúng phải xin
hàng, rút quân về nƣớc. Trong quá trình tiến hành chiến tranh, tổ tiên ta đã có
cách đánh độc đáo, sáng tạo; lấy ít địch nhiều, mƣu cao, kế hiểm; đánh bại
địch từng bƣớc, cuối cùng đánh bại ý chí xâm lƣợc của đối phƣơng, giành
thắng lợi trong chiến tranh, giữ gìn đƣợc nền độc lập dân tộc. Kế thừa truyền
thống đánh giặc độc đáo của tổ tiên, suốt quá trình lãnh đạo khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng, Hồ Chí Minh cùng với Trung ƣơng Đảng
luôn chủ động chuẩn bị lực lƣợng và điều kiện, tạo ra và đón lấy thời cơ trong
khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Tiến
17



hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Ngƣời cùng Trung
ƣơng Đảng hoạch định đƣờng lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ;
sáng suốt lãnh đạo toàn dân , toàn quân đánh địch theo cách đánh của ta, hạn
chế ƣu thế vũ khí của quân xâm lƣợc; thực hành chiến tranh nhân dân rộng
rãi, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; vừa đánh địch vừa
bồi dƣỡng sức ta, khoét sâu chỗ yếu chí tử của quân xâm lƣợc là tiến hành
chiến tranh phi nghĩa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, sau thắng lợi to
lớn, toàn diện của quân dân ta trên khắp các chiến trƣờng, Ngƣời cùng với
Trung ƣơng Đảng quyết định mở chiến dịch quyết chiến chiến lƣợc ở Điện
Biên trên miền Tây Bắc, đánh bại ý chí xâm lƣợc của đối phƣơng, giải phóng
miền Bắc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau nhiều chiến dịch thắng
lợi to lớn của quân và dân ta, do kẻ thù của dân tộc là một siêu cƣờng trong
thế giới tƣ bản, nên Ngƣời và Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng "chống rèm cho
nó ra", thực hiện vừa đánh vừa đàm. Quán triệt tƣ tƣởng quân sự của Ngƣời,
khi Mỹ buộc phải rút quân, phát huy ƣu thế, thế trận của chiến tranh nhân
dân, Đảng lãnh đạo toàn dân đánh cho "ngụy nhào" bằng một chiến dịch lịch
sử mang tên Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn đất nƣớc, thống nhất Tổ
quốc thân yêu.
Nét đặc sắc trong truyền thống dân tộc về xây dựng quân đội là coi
trọng yếu tố chất lƣợng "quân quý ở tinh nhuệ". Theo phƣơng châm đó, quân
đội Đại Việt trong nhiều triều đại tuy không đông lắm về số lƣợng nhƣng đặc
biệt tinh nhuệ, thiện chiến, đã đánh bại nhiều quân đội xâm lƣợc nhƣ quân
Tống thời Lý, quân Mông – Nguyên thời Trần, quân Minh thời Lê Sở, quân
Thanh thời Tây Sơn, v.v…
Để xây dựng quân đội mạnh, dân tộc ta đặc biệt quan tâm giải quyết hai
khâu then chốt. Thứ nhất, tuyển chọn và rèn luyện đội ngũ tƣớng lĩnh có năng
lực chỉ huy, tài trí, trung thành, quân sĩ thiện chiến. Thứ hai, giáo dục sự đoàn
kết nhất trí, chung sức chung lòng của tƣớng sĩ để có đƣợc "đội quân một

18


lòng nhƣ cha con". Cả hai khâu then chốt đó, không những đƣợc tổ tiên ta đề
cập trong binh pháp mà còn đƣợc vận dụng nhuần nhuyễn trong thực tiễn xây
dựng lực lƣợng vũ trang trong các thời kỳ lịch sử. Binh thƣ yếu lƣợc nhấn
mạnh: "Binh lấy tƣớng làm gốc, quân lấy tƣớng làm chủ". Do đội ngũ tƣớng
lĩnh có vai trò nhƣ vậy, nên củng theo Binh thƣ yếu lƣợc, ngƣời làm tƣớng
nhất thiết phải đủ năm phẩm chất không thể thiếu. Đó là: Dũng, Trí, Nhân,
Tín , Trung. Có dũng thì không ai xâm phạm đƣợc. Có trí thì không có gì làm
rối. Có nhân thì yêu dân, yêu quân. Có tín thì không lừa dối. Có trung thì
không hai lòng. Đề cập đến phạm vi hiểu biết của ngƣời tƣớng, binh thƣ yếu
lƣợc viết:"Hình gia và danh gia không cần khiêm làm binh gia, mà binh gia
thì phải kiêm hình gia và danh gia, âm dƣơng gia thì không cần khiêm làm
binh gia, mà binh gia thì phải kiêm âm dƣơng gia" [33, tr. 77]. Điều đó có
nghĩa là ngƣời tƣớng phải có kiến thức toàn diện; ngoài kiến thức quân sự,
phải hiểu biết sâu sắc chính trị và pháp luật (hình gia), phải có tƣ duy triết học
(danh gia) và hiểu biết thấu đáo các mối quan hệ trong trời đất, thiên nhiên, xã
hội (âm dƣơng gia). Có hiểu biết rộng nhƣ vậy, ngƣời làm tƣớng mới có thể
truyền dạy và chi huy quân sĩ đánh thắng giặc.
Kế thừa và phát triển truyền thống quân sự của dân tộc, Hồ Chí Minh
chủ trƣơng xây dựng quân đội có chất lƣợng cao, vững mạnh toàn diện. Củng
nhƣ tổ tiên ngày trƣớc, Ngƣời coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ. Ngƣời chỉ
rõ: Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Cán bộ là
"cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của
Đảng". Ngƣời nhấn mạnh: Vệ quốc quân, dân quân du kích phải luôn luôn
phát triển đạo đức Trí, Dũng, Liêm, Trung của Giải phóng quân. Nói chuyện
tại Hội nghị quân sự lần thứ năm (8-1948), Ngƣời khẳng định lại một lần nữa:
Trong quân đội, nhiệm vụ của ngƣời tƣớng là phải: Trí, Dũng, Nhân, Tín,
Liêm, Trung". Cần nhấn mạnh rằng, trong hoàn cảnh phải chống những kẻ thù


19


×