Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đọc sáng tạo là phương pháp chủ công trong dạy học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.81 KB, 10 trang )

Môn Ngữ văn với đặc thù vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ
thuật, là một môn học rất hấp dẫn, lý thú, bổ ích, có khả năng giúp học sinh phát
triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, tâm hồn. Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy là
những vướng mắc, lúng túng trong quá trình đổi mới phương thức dạy học do sự
níu kéo của thói quen cũ đã làm hạn chế một phần vai trò chủ thể tích cực của học
sinh để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Từ đó dẫn tới hiện tượng học sinh
kém hào hứng học văn, chất lượng dạy học văn có phần giảm sút, các em học với
tâm thế bị cưỡng ép, mang tính bắt buộc, đối phó.
Có người nói “ Đọc sáng tạo là phương pháp chủ công trong dạy học văn”
ý kiến này đúng, nhất là trong việc dạy học Văn trong thực trạng như trên. Giờ
dạy học văn chính là một giờ học mang tính nghệ thuật, người giáo viên dạy Văn
đồng thời là một nhà khoa học, nhà sư phạm nhưng cũng là một nghệ sĩ. Để giờ
văn thực sự đi sâu vào tâm trí của học sinh và đạt được ước vọng cao nhất là
truyền tải nó đến với cuộc đời, người thầy phải cháy hết mình, phải như ngọn
đuốc vừa có vai trò dẫn đường, vừa có sức nóng lan tỏa lay động tới tận tâm hồn
các em. Những bài văn, bài thơ khi còn nằm trong sách giáo khoa là những văn
bản chết, những kí hiệu chưa được giải mã. Tác phẩm chỉ bắt đầu đời sống thực
của nó khi có người đọc…Mà để làm được việc đó việc vận dụng phương pháp
đọc sáng tạo là điều không thể thiếu.
Trong quá trình dạy học có những phương pháp dạy học đã từng được sử
dụng, những phương pháp mới vừa hình thành, bổ sung, nhờ đó hệ phương pháp
dạy học có sự phong phú và gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đã biết tới nhiều
phương pháp dạy học văn như: Đàm thoại, Gợi tìm, Nêu vấn đề, Nghiên cứu, Đọc
sáng tạo và hiện nay lại bước đầu làm quen với hệ phương pháp dạy học tích cực,
rồi tới những hình thức dạy học hợp tác, thảo luận, E- learning…Dĩ nhiên, mỗi
phương pháp và hình thức dạy học trên đều có ưu thế, tính năng riêng và không
thể sử dụng độc lập. Trong đó, cần kể tới những phương pháp dạy học có vai trò
và tác dụng nổi bật trong giờ học nhờ thể hiện tính chất và đặc trưng của môn
học. Đọc sáng tạo là một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả như
mong muốn, được sử dụng hầu như thường trực trong tiết dạy học, ngay từ khi
vào bài đến khi kết thúc. Sở dĩ, đọc sáng tạo trở thành phương pháp dạy học thích


hợp, nổi bật vì nó tác động, kích thích, nuôi dưỡng sự hiểu biết, rung động cảm
thụ của người học trong giờ văn. Nhất là hiện nay, việc dạy văn đang dựa trên
nguyên tắc cơ bản là đọc - hiểu văn bản.
Phương pháp đọc sáng tạo thông qua “việc đọc” hoặc “các hoạt động hỗ
trợ cho đọc” để hình thành được ở học sinh những sự thể nghiệm nghệ thuật,
khuynh hướng và năng khiếu nghệ thuật. “cảm thụ nghệ thuật và những thể
nghiệm thẩm mĩ lại có cấp độ đầu tiên và không thể thiếu được trong việc nhận


thức văn học một cách khoa học” (Kuđriasép). Điều này rất dễ thấy là đọc một
tác phẩm văn học khác về chất so với việc đọc một văn bản khoa học, văn bản
chính luận. Nó đòi hỏi người đọc, người nghe phải chú ý đến từ, câu, nhịp điệu,...
gây cảm xúc và kích thích hoạt động hình dung, tưởng tượng, biết phân tích, đánh
giá, thưởng thức tác phẩm. Người đọc, người nghe, bên cạnh những rung động
sâu sắc trong tâm hồn, còn chịu ảnh hưởng bởi cách đọc diễn cảm.
Đọc sáng tạo là không phải tự đưa ra một lối đọc riêng, tự sáng tạo ra
kiểu đọc văn bản đặc thù của mình. Đọc sáng tạo trước hết là rèn luyện kĩ năng
phát âm, luyện giọng, thể hiện năng lực diễn tả tái hiện các tình tiết, đặc điểm của
nhân vật,… Đọc sáng tạo diễn ra dưới hình thức lắng nghe giọng đọc của người
khác, nắm ưu, khuyết điểm, sau đó đưa ra giọng đọc phù hợp với thể loại tác
phẩm. Trung tâm của phương pháp đọc sáng tạo là đọc diễn cảm. Đỉnh cao của
đọc diễn cảm là đọc nghệ thuật của giáo viên, đọc biểu diễn của các nghệ sĩ:
Ngâm thơ, đọc thơ, bình văn, đọc thể hiện các cảnh trích từ các vở diễn ( qua đĩa
hát, cassette, băng hình, video,...), đọc có kèm theo phân tích, bình luận, đọc như
kể chuyện với truyện dân gian. Mức thấp nhất của đọc sáng tạo là đọc đúng, mức
cao hơn là đọc diễn cảm là sự diễn tả cảm thụ chứ không chỉ dừng lại ở mức thể
hiện cảm xúc mà có cả sự biểu hiện của người đọc, sự tri âm với tác giả. Mức cao
nhất là đọc nghệ thuật nhưng trong giờ dạy học văn thì đọc nghệ thuật không bao
giờ thay thế cho đọc diễn cảm, chỉ nên sử dụng một lượng vừa cho phép trong
nguyên tắc sư phạm ngặt nghèo. Ở góc độ văn hóa đọc thì đọc còn gần như là đọc

tiếp nhận, đọc biết, đọc hiểu, đọc nhớ,... Đôi khi với người đọc nhiều, nhớ nhiều,
hiểu nhiều, biết rộng,... ta vẫn coi đó là con người “đọc nhiều”. Khái niệm “ đọc”
ở đây còn hàm chứa cả sự uyên bác.
Như thể hiện từ tên gọi, đọc sáng tạo được xem là cách thức tiếp nhận
văn chương bằng sự cảm thụ trực tiếp, sáng tạo của người đọc. Đây là phương
pháp dạy học mang tính đặc thù của môn văn. Bởi nó nhấn mạnh tới vai trò tích
cực, chủ động của người đọc - HS trong việc lĩnh hội và cảm thụ nghệ thuật. Tác
phẩm văn chương là sản phẩm của hình thái ý thức xã hội, là một cấu trúc vật
chất - tinh thần độc đáo “do đặc điểm về chất liệu (ngôn ngữ) về phương diện thể
hiện (thông qua thế giới nghệ thuật) về cấu tạo (tính nhiều lớp) về bản chất xã hội
(ý thức hệ) và về đặc điểm cảm thụ (liên tưởng) chứa đựng trong mình một năng
lượng nghĩa và ý nghĩa khổng lồ nhiều khi vượt ra ngoài dự định của tác giả”.
Chính vì thế, muốn giải mã tác phẩm văn chương, người đọc phải đặc biệt chú ý
đến từ, câu, nhịp điệu, kích thích tưởng tượng hoạt động, gây xúc động tình cảm.
“Phải dạy cho HS lắng nghe và tiếp nhận từ ngữ nghệ thuật, biết đánh giá, thưởng
thức, biết cách tự mình nói, viết một cách gợi cảm”


Trong việc dạy học tác phẩm văn chương, hoạt động đọc đã giữ ưu thế
như là điều chính yếu, là điều kiện và cơ sở cho việc nắm bắt các giá trị nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm một cách vững chắc. Giáo sư Phan Trọng Luận đã
khẳng định:“Đọc diễn cảm đã trở thành phương pháp truyền thống trong các nhà
trường phương Đông và phương Tây, ở Pháp cũng như ở Nga, ngày xưa cũng như
ngày nay. Hiệu lực của phương pháp này không có gì đáng nghi ngờ”. (Phải trực
tiếp đọc, ghi chép tác phẩm văn học mới làm cho hình tượng ngôn từ trong tác
phẩm văn học sống dậy trong tâm hồn người đọc! Sự tương đồng giữa truyền
thống và hiện đại đối với phương pháp dạy học văn đã nêu trên chính là việc đọc
văn để học văn. Đọc văn để tiếp thu tác phẩm văn chương từ nhiều phía: nghe,
hiểu, cảm thụ, tiếp nhận và thể hiệnTừ đọc đúng đến đọc hay, có nghệ thuật là
một quá trình rèn luyện của sinh viên ngữ văn. Đọc đúng là đọc trung thành với

văn bản (không lệch chuẩn các phụ âm n/l, x/s, d/r/g, ch/tr…), không thừa, thiếu
từ, ngắt nghỉ đúng nhịp và đúng dấu câu trong văn bản. Đọc hay là đọc đúng và
có sắc thái biểu cảm, âm độ cao thấp phù hợp với phong cách văn bản, truyền
được cảm xúc của người đọc đến người nghe. Muốn đọc diễn cảm tốt, người đọc
cần học thuộc lòng văn bản. Người giáo viên văn học ở Đại học hay ở THPT đều
cần có một vốn kiến thức văn chương cụ thể. Học thuộc lòng và đọc diễn cảm tốt
là một trong những yếu tố để dạy học văn tốt. Trong dạy học văn, nếu giảng bình
là hình thức phân tích tác phẩm văn học bằng lời, thì đọc diễn cảm tốt chính là
biện pháp phân tích tác phẩm qua giọng đọc. Trong pháp đọc sáng tạo, cả thầy và
trò cùng tham gia đọc diễn cảm, có diễn ra sự phân tích bằng việc diễn xuất đọc.
Thông qua việc đọc còn biết được trình độ học sinh. Việc đọc cần phải tuân theo
8 yêu cầu:
 Giản dị và tự nhiên.
 Thâm nhập vào nội dung và tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm ở mức độ







dễ hiểu với học sinh ở các lứa tuổi.
Truyền đạt rõ ràng tư tưởng tác giả.
Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm được đọc.
Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
Phát âm rõ ràng và chính xác.
Truyền đạt được đặc điểm loại thể và phong cách tác phẩm.
Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.

Thực chất đọc sáng tạo là phương pháp huy động tổng lực các biện pháp,

các ngành nghệ thuật hỗ trợ cho hoạt động trung tâm là “đọc” - một hoạt động
đặc trưng của công việc dạy học văn. Đọc còn là hoạt động thể hiện năng khiếu
văn chương của người dạy. Người dạy giỏi trước hết phải đọc “hay”, đọc “ hay”
mới nghe thấy “cái hay” của mình và người đọc. Người có năng khiếu văn
chương thường có tư duy hình tượng. Mọi suy nghĩ trừu tượng đều được chuyển
về hình tượng, thành hình tượng. Không thành hình tượng thì dù có thế nào, có


sắc sảo đến đâu cũng khó tạo được ấn tượng. Có thể nói rằng hình tượng quyết
định sự tồn vong của nghệ thuật văn chương, do vậy khi đọc cần đọc cho “ vang
nhạc sáng hình” . Các kĩ năng đọc giảng, đọc bình, đọc phân tích, đọc diên cảm,
đọc nghệ thuật, đọc đúng, đọc hay,... vẫn chỉ là những cách gọi các mức độ, biểu
tượng khác nhau của hoạt động đọc trong hay ngoài nhà trường.
Nói tới hoạt động đọc, trước tiên cần chú ý rèn luyện cho HS năng lực tri
giác và tái tạo âm thanh, năng lực cảm nhận ý nghĩa hàm chứa thống nhất của
ngôn từ và ngữ điệu. Từ đó, việc “tập đọc” không phải là một công việc đơn giản
mà điều cốt yếu là tạo ra ở người đọc - HS kĩ năng truyền đạt hình tượng nghệ
thuật, thể hiện trình độ nắm bắt nội dung tư tưởng của văn bản - tác phẩm sâu sắc
tới mức nào. Vì thế, phương pháp tập đọc sáng tạo hướng tới việc hình thành
những kỹ năng như đọc chuẩn bị ở nhà, đọc thầm và đọc to, học thuộc lòng, kể lại
theo sát văn bản, kể chuyện nghệ thuật, tự đánh giá về tác phẩm đã học, xây dựng
kịch bản, vẽ tranh minh hoạ...
Trong công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn của các nhà sư
phạm Mỹ qua cuốn “Tiến trình của sự hiểu biết văn chương”(The process of
understanding Literature) của Judith A. Lenger với quan điểm hoạt động của HS
“như một quá trình xây dựng tưởng tượng”, “như một kinh nghiệm của việc phát
triển kiến thức thay đổi theo thời gian”, tác giả đã nghiên cứu những cách thức
theo đó sức tưởng tượng phát triển. Qua quan sát, thể nghiệm đối với việc đọc
của HS, Lenger xác định bốn vị thế của quá trình đọc:
 Đứng ở bên ngoài và bước vào một quá trình tưởng tượng: Ở vị trí


này, người đọc cố gắng tiếp xúc với thế giới văn bản bằng cách
sử dụng những kiến thức có trước, những kinh nghiệm và cấu trúc
bề mặt của văn bản để nhận diện những yếu tố then chốt (chẳng hạn
loại thể, nội dung cấu trúc, ngôn ngữ) nhằm bắt đầu xây dựng quá
trình tưởng tượng.
 Đứng bên trong vận động trong thế giới tưởng tượng: Ở vị trí này,
người đọc chìm đắm trong những nhận thức của riêng họ, sử dụng
tưởng tượng được xây dựng trước đây, những kiến thức có được và
bản thân văn bản để tạo điều kiện cho họ nắm được ý nghĩa của tác
phẩm. Khi họ đọc, việc khám phá ý nghĩa vận động cùng với văn
bản, người đọc bị lôi cuốn vào sự tường thuật của một câu chuyện
hoặc bị lôi kéo bởi lập luận của một văn bản có tính chất thông tin.
 Bước lùi lại và suy nghĩ những gì người ta biết: Ở vị trí này, người
đọc sử dụng những điều tưởng tượng của họ để suy tư về những kiến
thức và nhận thức trước đây. Thay vì những kiến thức cơ sở tràn
ngập tư tưởng của họ như trong những vị thế khác, trong trường hợp


này, người đọc sử dụng những tưởng tượng để suy nghĩ lại những
kiến thức trước đây của họ.
 Bước ra ngoài và khách quan hoá kinh nghiệm: Ở vị trí này, người
đọc tách khỏi sự tưởng tượng, suy tư và phản ứng với nội dung văn
bản hoặc bản thân kinh nghiệm đọc của họ.
Như vậy, với những góc độ nghiên cứu đa dạng, các nhà sư phạm trong
nhà trường hiện đại đã chỉ ra những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về quan điểm xây
dựng ppdh tối ưu lấy việc đọc làm hoạt động trung tâm. Từ đó, chúng ta có thể
khẳng định đọc sáng tạo là phương pháp dạy học chủ công có vai trò và tác dụng
to lớn đáp ứng cho yêu cầu dạy học văn.


Dạy học văn kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng cho nên văn học cũng
chứa chức năng giải trí. Đồng thời tất cả các chức năng đều phải qua chức năng
thẩm mĩ, phương pháp đọc sáng tạo kích thích, khơi gợi cảm xúc thẩm mĩ. Đối
với mỗi loại thể thì sẽ có những cách áp dụng phương pháp đọc sáng tạo một
khác nhau.

 Tự sự

Lời văn tác phẩm tự sự có thể là văn xuôi nhưng luôn hướng người đọc ra
thế giới đối tượng. Lời nói của nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu
tố của văn tự sự miêu tả. Trong tự sự không có chỗ cho những lời thổ lộ trữ
tình độc lập, hay tự biểu hiện một cách trực tiếp, cái đó chủ yếu dành cho
nhân vật. Chính vì vậy mà trong tự sự vẫn chấp nhận ngôn ngữ đa thanh,
đa nghĩa, nửa trực tiếp, nửa gián tiếp.
 Tự sự dân gian
 Truyền thuyết cần thay đọc diễn cảm bằng kể sáng tạo, làm thế nào để tạo

được giọng đọc phù hợp nổi rõ phẩm chất của nhân vật. Nổi rõ không khí
lịch sử thiêng liêng lời kể gây được nhiều xúc động, biết ơn, tôn thờ,
ngưỡng mộ người có công đức .Truyền thuyết luôn mang giọng điệu trang
trọng, thành kính, phù hợp với thái độ đánh giá lịch sử. Cần sử dụng cách
đọc có thể làm nổi bật đặc điểm của truyền thuyết.Truyền thuyết luôn gắn
với không gian thiêng, thời gian thiêng, liên quan đến vận mệnh nhân vật
và dân tộc. Trong truyền thuyết, cho dù một vàm sông, con rạch bình
thường cũng gắn liền với công đức, sự hy sinh dũng liệt của những người
yêu nước (vàm Hổ Cứ, vàm Bà Bầy, rạch Nàng Hai, Vũng Linh,…). Trong















truyền thuyết, các tình tiết, sự kiện, cho dù gần với sinh hoạt đời thường
cũng gắn liền với một thời khắc lịch sử nào đó, có ý nghĩa đặc biệt trong
cuộc đời nhân vật lịch sử.
Đối với cổ tích cần đọc với giọng điệu đơn giản, dễ hiểu. Với những công
thức trong lời mở đầu “ngày xửa ngày xưa”, “ đã lâu lắm rồi”,... khi đọc
cần chậm rãi, nhẹ nhàng để tạo đúng chất cổ kính xa xưa của lời kể, tạo ra
một không gian cổ tích cho người nghe với tâm thế từ tình huống dân gian
cho người dạy người học. Tạo môi trường dân gian trên nguyên tắc sư
phạm.
Áp dụng vào đọc sáng tạo ở ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể,
bằng văn xuôi hoặc văn vần; Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ
vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người,
nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống
nên người dạy học cần đọc hoặc hướng dẫn học sinh đọc đúng chất của thể
loại.
Ví dụ: Truyện “ coi trời bằng vung” Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế
giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện. Nhấn giọng ở các chi tiết có
tính then chốt: “chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”,
“nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.
Ví dụ: truyện “đeo nhạc cho mèo” Trong truyện có nhiều câu đối thoại của

các nhân vật, mỗi nhân vật lại có những đặc điểm khác nhau - do đó, khi kể
cần thể hiện được sự khác nhau sinh động đó:
Giọng ông Cống: kẻ cả, trịch thượng (chậm rãi).
Giọng anh Nhắt: láu lỉnh, khôn ngoan (liến láu).
Giọng anh Chù: cam chịu (ề à, chậm chạp).
Khi thuật lại chi tiết anh Chù đến đeo nhạc cho mèo, bị mèo doạ bỏ cả nhạc
chạy cần kể bằng giọng hài hước, mỉa mai.
Truyện cười nên được tận dụng kể sáng tạo, tập trung làm rõ điểm mấu
chốt, lưu tâm đến câu hỏi chi tiết nghệ thuật, phù hợp với tính huống gây
cười cụ thể của chuyện.
• Ví dụ : truyện “ tam đại con gà” chú ý nhấn giọng ở câu “ Dủ dỉ là
con dù dì”. Cần chú ý nhấn giọng ở các chữ “ năm đồng”, “ mười
đồng”, “ một chục”, “năm ngón”. Câu cuối đọc chậm và nhấn giọng.
Sử thi có giai điệu bao trùm là chất tráng lệ trên một xương sống của sự
giàu kịch tính. Cần đọc sáng tạo với giọng kể hình thành tích truyện, chú ý
văn phong trữ tình và tập trung khai thác những đoạn giàu kịch tính, kết
hợp kể sáng tạo với đọc diễn cảm ( kể hát xen với biểu diễn).
• Ví dụ: sử thi “ Đăm săn”. Cần đọc sáng tạo qua các vai:
Giọng Đăm Săn: quyết luyệt, hùng tráng.
Giọng Mxtao Mxtay khôn khéo, mềm mỏng
Giọng dân làng, tôi tớ: tha thiết.


Giọng người kể chuyện tỏng sử thi cần được vận dụng linh hoạt: khi thủ thỉ,
khoan thai, khi thì hướng đối thoại với người nghe và xen lẫn bình luận.

 Tự sự tác giả

Văn xuôi cổ trung đại thường có chất kí sự lịch sử, cần tạo hứng thú của
bài học. Khi giảng dạy cần phải hình thành tích truyện cho học sinh, đọc kĩ

những đoạn có tính chất thẩm mĩ nghệ thuật cao. Có thể cho học sinh đi từ
hiểu truyện đến hiểu lời bình rồi phát biểu sự cảm nhận cá nhân sau khi
thông qua hình thức thi kể sáng tạo ( diễn cảm), tóm tắt truyện nhanh nhất,
có thể diễn thành văn vần. Phải chú ý tới ngôn từ vừa có chất dã sử, vừa có
chất truyền kì, đôi khi cũng nhuốm màu cổ tích.
• Ví dụ: truyện “ Hoàng Lê nhất thống chí” rất giàu chất kí sự lịch sử. Trong
quá trình dạy học tác phẩm, giáo viên tóm tắt cả 17 hồi rồi làm rõ phần hay
nhất là hồi thứ XIV, nhấn mạnh vào mấy câu đề từ
“Đánh Ngọc hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài” với giọng đọc tự hào,
mỉa mai căm hờn giặc.
• Tiểu thuyết hiện đại. Khi vào tác phẩm của thể này cần chú ý đến 3 tính
chất là chất sử thi, chất trữ tình, chất kịch tính. Với truyện ngắn tự sự thì
phải tùy từng tác phẩm mà áp dụng cách đọc khác nhau. Những đoạn văn
trữ tình cần đọc diễn cảm kết hợp với giảng và bình.


 Tác phẩm trữ tình
 Trữ tình dân gian
• Tục ngữ cần được đọc đúng như loại thể của nó “ Là những danh ngôn

ngắn, ổn định trong ngôn ngữ thường ngày đươc cấu trúc có nhịp điệu, có
thuộc tính riêng biệt, sử dụng đa nghĩa trong ngôn ngữ theo nguyên tắc loại
suy” vì vậy khi tiếp cận tục ngữ cần đọc có vần, có nhịp điệu cốt để làm
nổi bật lên tính cân đối, ngắn gọn, cô đúc; trí tuệ, kinh nghiệm, nhận định
cuộc đời chứa trong câu tục ngữ đó.
• Đọc ca dao cần gắn liền với phương thức diễn xướng đó là gắn liền với các
hình thức nghệ thuật của dân ca ( hát ru, hát, hò đối đáp). Đọc với giọng
hồn nhiên, tươi rói diễn tả được nội dung cảm nghĩ, sắc thái tình cảm; lối
trữ tình trò chuyện và các kiểu kết cấu gắn liền với nó.

 Trữ tình trung đại và hiện đại


 Ở các thể tài của biền văn như: Hịch, cáo, phú, văn tế. Cần đọc làm sao

nhấn được sự chặt chẽ, mạch lạc của lí lẽ và lập luận theo tư duy lôgic của
văn chính luận, và cũng cần chú ý đến chất trữ tình nếu có trong một số tác
phẩm.
 Thơ đường luật ( Hán và Nôm) đọc làm sao cho nổi chất “Đường thi”
 Thơ mới đọc diễn cảm, đọc có nghệ thuật, chú ý tới thi pháp cá nhân nghệ
sĩ, chú ý tới phong điệu tâm hồn riêng.
• Ví dụ: Trong bài thơ Sóng, nhịp điệu câu thơ đa dạng: 2/3 (Dữ dội/ và dịu
êm), 1/2/2 (Sông/ không hiểu/ nổi mình), 3/1/1 (Em nghĩ về/ anh,/ em), 3/2
(Em nghĩ về /biển lớn). Từ đây, theo cách “phối âm cảm xúc” có thể hướng
dẫn HS đọc bài Sóng nhằm thể hiện những phức điệu tâm trạng của chủ thể
trữ tình như sau:
Khổ 1:
Đọc theo giọng kể với nhịp chậm vừa, thể hiện nỗi bồi hồi
trong tâm trạng.
Khổ 2:
Cảm xúc hồi tưởng nên đọc chậm hơn đoạn trên, thể hiện sự
bâng khuâng, xao xuyến, gợi không gian và thời gian kỷ
niệm. Trước khi chuyển sang khổ sau cần có khoảng ngưng
để cảm xúc lắng đọng.
Khổ 3 và 4: Đọc nhanh thể hiện tâm trạng thổn thức mạnh mẽ của trái tim
trào dâng khát vọng tình yêu.
Khổ 5:
Đọc chậm, thể hiện cảm xúc sâu lắng, tha thiết.
Khổ 6 và 7: Đọc nhanh thể hiện niềm tin trước mọi thử thách của tình yêu
chân chính.

Khổ 8 và 9: Đọc giọng trầm và chậm, thể hiện nỗi lo âu - đó cũng là sự
khao khát tình yêu nồng cháy, vĩnh cửu.
 Kịch bản văn học: Có thể sử dụng đọc thể hiện phân vai, kết hợp với
những câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái tạo vào những tình huống gay go
nhất, có phẩm chất tư tưởng nghệ thuật cao nhất. Kết hợp phương pháp đọc
sáng tạo với nghiên cứu.
• Ví dụ: Dạy “ Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt” cần cho đọc phân vai cuộc
đối thoại giữa hồn và xác cùng giọng điệu, thái độ, tâm trạng thích hợp.

Phương pháp đọc sáng tạo cần được nghiên cứu nghiêm túc và phát
huy những lợi thế của nó trong dạy học văn. Đọc hiểu hiện nay trong nhà
trường là một hoạt động đã được định hướng, nhưng lại hướng nhiều sang
hiểu ở dạng đọc thầm - đọc rõ hoặc hiểu sâu - hiểu nông,...Điều quan trọng
là bằng cách nào để người đọc có thể giải mã được hệ thống thông tin nghệ
thuật từ các hướng tiếp cận ( lịch sử phát sinh, văn bản, đối thoại đáp


ứng,..) để hình dung ra tác phẩm thông qua hoạt động đọc có sựu hỗ trợ
phong phú,nhẹ nhàng của các hoạt động nghệ thuật khác, tránh lạm dụng.
Như vậy có thể thấy đọc sáng tạo là phương pháp chủ công của dạy học
văn tuy nhiên cần phải áp dụng phương pháp này hợp lí vào các loại thể
với nhiều kiểu phong phú và tránh lạm dụng ...để nâng cao chất lượng cảm
thụ trong dạy và học văn.




×