Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tài liệu Phương pháp trực quan trong dạy học Mĩ Thuật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.94 KB, 10 trang )

Mở đầu
Như chúng ta đã biết để có được thành công trong tiết dạy thì khâu soạn giáo án
cũng như khâu đứng lớp đều rất quan trọng. Chúng ta không thể xem nhẹ khâu nào. Tuy
nhiên trong thực tế một số giáo viên chỉ quan tâm đến hoạt động dạy mà lơ là trong việc
soạn giáo án hoặc ngược lại. Điều đó ảnh hưởng rất xấu đến quá trình dạy trước lớp. Là
những giáo viên tương lai chúng ta cần phải nhận thấy được tầm quan trọng của việc soạn
giáo án và giảng dạy trên lớp. Đặc biệt là giáo viên tiểu học do đặc điểm của học sinh tiểu
học nên người giáo viên cần biết cách soạn giáo án, cũng như đứng lớp sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất trong việc học cho các em.
Trong thời gian học Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2, chúng tôi đã tiến hành
soạn giáo án và tập giảng một cách đầy đủ và đều đặn. Qua quá trình tập giảng trong nhóm
và tập giảng trước lớp, nhóm chúng tôi đã nhận thấy được những cái đã đạt được, cùng
những cái còn thiếu sót của từng cá nhân, từ đó rút ra kinh nghiệm và những kết luận sư
phạm cần thiết.
1
Nội dung
I.Những kết luận sư phạm của công tác soạn giáo án
I.1 Vai trò của giáo án
- Giáo án là cơ sở nhằm giúp cho giáo viên định hướng dạy một cách rõ ràng, cụ thể,
chính xác, tránh tình trạng giáo viên nói lan man. Một giờ học có thành công hay không phụ
thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị giáo án.
-Bất kì một bài học nào cũng cần có thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoa hay
tài liệu của bài học đã có sẵn thì việc chuẩn bị giáo án đóng vai trò quan trọng. Giáo án giúp
giáo viên quản lí được thời gian, nội dung giảng dạy, đề phòng cháy giáo án, thừa giáo án.
Nó cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo, chỉ ra nội dung của bài học, giúp đảm bảo trật tự
khoa học của thông tin, đưa ra những kĩ năng học tập được sử dụng trong dạy học và những
phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu, giúp cho học sinh hiểu và dễ nhớ những thông tin
đó một cách khoa học.
I.2. Những kết luận sư phạm từ việc soạn giáo án
- Để một giờ dạy thành công thì không thể không quan tâm đến việc chuẩn bị giáo án.
Có chuẩn bị giáo án, soạn bài ở nhà chúng ta mới tự tin khi đứng trên bục giảng để truyền


thụ kiến thức cho học sinh.
- Giáo án cần ngắn gọn nhưng phải đầy đủ và thể hiện rõ các phần cơ bản sau:
+ Phần một: nêu mục tiêu của bài học gắn với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ
năng thái độ được quy định tại chương trình Tiểu học do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ban
hành.
+ Phần hai: nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên
và học sinh, dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập, đảm bảo phù hợp với từng nhóm
đối tượng học sinh.
+ Phần ba: Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên, yêu cầu học tập
của từng đối tượng học sinh, kể cả những học sinh cá biệt (nếu có).
- Cần xác định mục đích- yêu cầu của bài giảng trước khi soạn giáo án bởi vì như vậy
sẽ giúp giáo viên định hướng được những cái cần đạt được trong bài học cụ thể:
+ Xác định mục tiêu bài học gồm có các yêu cầu: kiến thức cơ bản cần đạt được, kĩ
năng nhận biết, thực hành, vận dụng do yêu cầu kiến thức và đặc trưng bài học đòi hỏi, thái
độ hiểu biết, nhận thức, tình cảm sau khi học.
2
+ Xác định kiến thức- kĩ năng cơ bản, trọng tâm, hiểu được bài soạn thuộc vào loại bài
nào: cung cấp lí thuyết, luyện tập thực hành hay ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
- - Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học: đồ dùng dạy học chuẩn bị tốt, phù hợp với nội
dung bài học và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh góp phần quan trọng trong giảng dạy.
+ Đồ dùng dạy học phải là những đồ dùng đúng quy định: có kích thước chuẩn, vừa
đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ; hoặc những đồ dùng có sẵn

thì giáo viên
cần phải tận dụng khi tiến hành giảng dạy. Ngoài ra những đồ dùng dạy học do giáo viên tự
làm hoặc yêu cầu học sinh tham gia vào việc chuẩn bị chúng cũng sẽ gây được hứng thú
trong học tập cho các em.
+ Vì đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là lứa tuổi hiếu động vừa tinh nghịch,
tò mò và cũng vừa thích khám phá nên hệ thống kênh hình, kênh chữ phải phù hợp với nội
dung bài học và đặc điểm tâm lí của các em. Kênh hình, kênh chữ không được quá sặc sỡ vì

nó sẽ làm phân tán tư tưởng của học sinh, các em sẽ mất sự chú ý vào bài giảng.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học phải biết gắn chúng với nội dung của bài học, cần chú ý
khai thác hết hiệu quả của đồ dùng về nội dung lẫn hình thức.
- Đối với việc xác định nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo viên cần chú ý vì đây là
bước quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong tiết dạy.
+ Tùy thuộc vào đặc trưng từng bộ môn và quy định của nội dung bài học mà giáo viên
chọn lựa các phương pháp dạy học thích hợp để học sinh dễ dàng tiếp thu được những kiến
thức cơ bản của bài học cũng như đạt được những kĩ năng yêu cầu.
+ Cần lựa chọn nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình soạn giáo án. Vì
học sinh Tiểu học vốn rất hiếu động không thể ngồi quá lâu làm một việc đồng thời tránh sự
nhàm chán cho học sinh. Mặt khác vì không có một phương pháp dạy học nào là tốt nhất
đối với mọi môn học.
+ Giáo án phải biết khai thác hết nội dung bài, bám sát vào bài học.
+ Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo khai thác hết nội dung trong bài và phù hợp với từng
đối tượng học sinh trong lớp; câu hỏi không nên quá bóng bẩy, khó hiểu nhiều nghĩa mà
phải gọn, rõ ràng về nội dung và đầy đủ về cấu trúc. Hệ thống câu hỏi phải đa dạng, kích
thích sự tò mò, hứng thú suy nghĩ về bài học cho học sinh.
+ Giáo án phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu về nội dung lẫn hình thức. Hoạt động của
giáo viên và hoạt động của học sinh không lẫn lộn và phải thể hiện được hoạt động của học
sinh là hoạt động chủ đạo còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thực hiện.
3
+ Nên ghi rõ phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học và câu trả lời dự kiến của học
sinh trong giáo án.
+ Bố trí thời gian hợp lí cho từng hoạt động, xác định rõ hoạt động nào là hoạt động
trung tâm, cần nhiều thời gian hơn để tránh trường hợp thời gian phân bố không hợp lí, phần
nội dung cốt lõi không truyền tải được, phần nội dung phụ lại quá dài.
+ Để làm cho giáo án thêm phong phú, lôi cuốn sự hứng thú của học sinh trong giờ
học, cũng như việc củng cố kiến thức cho các em giáo viên nên có sự thiết kế trò chơi trong
giáo án.
- Đối với việc soạn giáo án điện tử cũng có một số điểm cần lưu ý:

+ Màu sắc của chữ phải nổi lên giữa màu sắc của phông nền, không sử dụng quá nhiều
hình ảnh động làm mất sự tập trung vào bài học của học sinh.
+ Phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác chứ không chỉ đơn thuần là việc trình
chiếu slide.
- Ngoài ra trước khi soạn giáo án, giáo viên nên tham khảo nhiều sách thiết kế bài
giảng của nhiều tác giả khác nhau nhưng không được chép y nguyên chúng vào. Cần phải
hiểu sâu sắc giáo án của mình, học thuộc lòng giáo án để có thể tự tin trước lớp nói một
cách trôi chảy nội dung bài dạy. Bởi giáo án là một kịch bản mà người giáo viên lập ra trước
khi lên lớp và cũng là cơ sở dựa vào đó để giảng dạy.
II KẾT LUẬN SƯ PHẠM QUA QUÁ TRÌNH TẬP GIẢNG
II.1 Mục đích của việc tập giảng
- Tập giảng là một công việc hết sức quan trọng nhằm giúp sinh viên củng cố, bổ
sung, hệ thống những kiến thức, kĩ năng sư phạm đã được hình thành và học tập qua ba học
kì.
- Ngoài ra tập giảng giúp sinh viên tiếp tục tìm hiểu thực tiễn giáo dục Tiểu học, qua
đó bồi dưỡng thêm tình yêu ngành, yêu nghề, từ đó xác định đúng đắn động cơ của nghề
nghiệp, thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, rèn luyện tay nghề để chuẩn bị một cách toàn diện
cho đợt kiến tập và thực tập năm sau.
- Tập giảng giúp sinh viên quen một số công việc về giáo dục và giảng dạy của người
giáo viên.
4
- Giáo án chỉ mới là khâu chuẩn bị, quan trọng là chúng ta biết cácg chuyển tải những
cái đã soạn cho học sinh một cách dễ hiểu và hiệu quả nhất thông qua hình thức và phương
pháp dạy học.
II.2 Kết luận sư phạm qua quá trình tập giảng
II.2.1 Khả năng diễn đạt
- Giáo viên là người đóng vai trò truyền đạt tri thức, đặc biệt ở Tiểu học bắt đầu hình
thành cho các em các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có sự hiểu biết ban đầu về
thẩm mĩ. Tất cả mọi cử chỉ, ngôn ngữ của thầy cô giáo đều tác động đến học sinh, chúng có
thể bắt chước làm theo. Vì vậy, người giáo viên cần rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ

bản để diễn đạt tốt hơn trong quá trình giảng dạy:
+ Nghe: Người giáo viên cần luyện cho mình kĩ năng nghe tốt để nhận xét câu trả lời
của học sinh, từ đó để kịp thời sửa chữa nếu phát hiện lỗi sai.
+ Nói: Giọng nói của giáo viên ảnh hưởng nhiều đến tiết dạy, đa phần các tiết dạy bị
buồn, ít gây được sự chú ý cho người học là do giọng nói của người giáo viên cứ đều đều, ít
lên giọng, xuống giọng, nói nhỏ, nói vấp… Vì vậy, giọng nói của giáo viên phải to, rõ ràng,
lưu loát, truyền cảm, nói vừa đủ nghe, không nhanh, không chậm. Giáo viên không nên nói
nhiều, nói hết phần của học sinh mà phải để cho các em tự tìm tòi kiến thức, giáo viên chỉ là
người hướng dẫn, chỉ đạo.
+ Đọc: Yêu cầu phải đọc đúng, tức là phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn,
không phát âm theo tiếng địa phương, đọc không bị vấp, bị thiếu từ…
II.2.2 Kĩ năng trình bày bảng
- Chữ viết: Giáo viên cần luyện chữ viết đẹp, đúng, cỡ chữ đúng quy định.
- Ngoài việc sử dụng phấn viết trên bảng, giáo viên có thể dùng bút dạ viết lên giấy
rôki nếu cần thiết, giáo viên có thể sử dụng bảng phụ.
- Cách trìng bày: Chữ viết trên bảng phải to, rõ ràng, ngay ngắn. Những chú ý quan
trọng nên viết bằng phấn màu. Giáo viên không nên lấy tay kể bảng vì như thế học sinh sẽ
làm theo. Giáo viên không nên ghi chữ in thường khi dạy môn Tập viết.
II.2.3 Kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học
- Biết được sự cần thiết của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy.
Điều này góp phần làm cho bài học thêm phong phú, đa dạng.
- Kĩ năng thao tác với đồ dùng dạy học cũng rất cần thiết. Tuỳ từng hoạt động học
mà giáo viên dùng đồ dùng dạy học cho hoạt động đó, tránh sử dụng nhầm hoặc nhiều khi
5
đồ dùng dạy học đã chuẩn bị mà giáo viên quên sử dụng hoặc đang sử dụng thì đồ dùng gặp
vấn đề không sử dụng được. Những trường hợp như vậy cần bình tĩnh xử lí, lựa chọn giải
pháp khác.
- Đồ dùng dạy học cũng cần phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học (6-11 tuổi). Ở
giai đoạn này, tư duy của các em là tư duy trực quan, sinh động, do đó giáo viên cần lựa
chọn đồ dùng dạy học vừa đảm bảo tính khoa học nhưng vừa kích thích sự tò mò, hứng thú

học tập cho học sinh.
- Học sinh Tiểu học rất hiếu động, vì vậy khi sử dụng dạy học, giáo viên phải sử dụng
đúng lúc, tránh tình trạng phân tán sự tập trung, chú ý vào nội dung bài học của học sinh.
II.2.4 Kĩ năng vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung kiến thức, đảm bảo cho kiến thức
truyền đạt có hiệu quả. Để làm được điều này, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ
lưỡng.
-Giáo viên cần tổ chức lớp học theo các hình thức và phương pháp khác nhau để phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Các phương pháp thường sử dụng như:
Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, đóng vai,…Khi thực hiện các phương pháp, giáo
viên nên giao nhiệm vụ rõ ràng và hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ.
Ví dụ: Phương pháp đóng vai trong bài: “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”
( Đạo đức - Lớp 2), giáo viên cho học sinh sắm vai các nhân vật và xử lí tình huống trong
sách giáo khoa sau khi đã thảo luận nhóm.
Ví dụ: Bài “Ánh sáng cần cho sự sống” ( Khoa học - Lớp 4), ở phần giới thiệu bài
mới, giáo viên cho sáu học sinh lên bảng chơi trò chơi “Bịt mắt mắt dê”. Từ đó giúp các em
hiểu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người. Giáo viên cần sử dụng phương
pháp một cách sáng tạo, linh hoạt, khơi gợi trí tò mò, tìm tòi cho học sinh, tạo cho bài học
hấp dẫn, thú vị.
- Sử dụng phương pháp rèn luyện, phát huy khả năng tự học của học sinh: Làm việc
cá nhân, trực quan,…
Ví dụ: Trong bài “Quả” ( Tự nhiên và xã hội - Lớp 3), ở hoạt động liên hệ thực tế, giáo
viên hỏi: “Ở gia đình, địa phương các em có trồng những loại quả nào?“
II.2.5 Kĩ năng tổ chức các hoạt động của học sinh
- Các hoạt động trong giờ học phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh và với nội
dung kiến thức. Tức là học sinh có thể thực hiện được hoạt động đó theo đúng khả năng của
6
mình. Khả năng tập trung của học sinh Tiểu học chưa cao, vì vậy giáo viên phải tổ chức
hoạt động sao cho vừa sức với các em.
- Học sinh Tiểu học rất hiếu động, các em dễ nhàm chán và không chú ý vào bài học.

Giáo viên phải hướng học sinh vào việc học và làm cho học sinh coi việc học là một niềm
vui. Để làm được điều đó thì trong quá trình dạy học cần tổ chức những trò chơi lí thú và
hấp dẫn thông qua các hoạt động học tập. Trò chơi học tập được thực hiện thông qua các
bài học là rấtt cần thiết và có hiệu quả rất to lớn. Nếu trò chơi học tập được tổ chức phân
phối một cách hợp lí, vừa sức, đúng trọng tâm bài học thì không những nâng cao sự hứng
thú trong học tậo của học sinh mà còn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo giúp các
em tiếp thu bài mau, nhớ lâu,nắm chắc tri thức ngay tại lớp à qua hoạt động này có thể kích
thích sự tìm tòi ở các em yếu, giúp các em tập trung và nắm bắt được kiến thức.
Ví dụ: Bài “Những động vật trên cạn”, giáo viên tổ chức trò chơi “Bắt chước tiếng
kêu của con vật”,một học sinh mô tả và một học sinh đoán tên con vật.
- Nội dung kiến thức phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, hợp lí, phù hợp với đối tượng
học sinh, câu hỏi không nên quá bóng bẩy, khó hiểu, nhiều nghĩa mà phải rõ ràng, ngắn
gọn về nội dung và đầy đủ cấu trúc. Giáo viên cần chuẩn bị sẵn câu trả lời để có thể xác
định ngay khi học sinh trả lời. Hệ thống câu hỏi phải phong phú dành cho học sinh đủ các
trình độ trung bình, khá, giỏi, kém.
- Để phát huy việc dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, người giáo viên nên
khuyến khích các em đặt câu hỏi, tự rút ra kết luận sau mỗi phần của bài học, Như vậy sẽ
giúp các em phát triển tư duy và khả năng sáng tạo.
- Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải chú ý đến câu trả lời của học sinh
để nhận xét kịp thời. Nhận xét của giáo viên sẽ làm cho học sinh hiểu đúng nội dung bài
học, không đi chạch hướng hay hiểu nhầm sang một vấn đề nào đó.
- Giáo viên phải biết phân bổ thời gian cho các hoạt động, hoạt động chủ đạo thì thời
gian chiếm nhiều hơn các hoạt động khác. Cách chia thời gian hợp lí sẽ giúp giáo viên
tránh được tình trạng cháy giáo án hoặc dư thời gian của tiết dạy.
- Giáo viên nên chủ động quan sát, theo dõi, giám sát các hoạt động của học sinh và
giúp đỡ khi cần, kịp thời sửa lỗi cho các em.
II.2.6 Một số kĩ năng sư phạm khác
- Tác phong sư phạm tốt: Giáo viên cần chú ý đến cách đi đứng, trang phục, ăn nói,
cách ứng xử với học sinh, phải có thái độ tích cực, tận tình, gần gũi với học sinh…
7

- Giáo viên phải có khả năng xử lí tốt và kịp thời các tình huống sư phạm thường gặp.
Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt, sự tin cậy và tín nhượng của học sinh đối với giáo viên. Sự
tận tuỵ, thân thiện cùng với nét mặt vui vẻ với nụ cười luôn nở trên môi, óc hài hước sẽ lôi
cuốn học sinh, làm dịu đi những căng thẳng, mệt nhọc cho học sinh trong quá trình học tập.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có tính kiên trì, nhẫn nại, đặc biệt là biết quan tâm
đến những học sinh yếu, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Giáo viên phải biết khen, động viên học sinh khi các em làm đúng, làm tốt, không
nên chê nhiều, vì tâm lí của học sinh tiểu học rất dễ tổn thương.
8
Kết luận
Để trở thành một người giáo viên giỏi, có năng lực đảm nhận được việc truyền đạt kiến
thức cho học sinh thì một sinh viên phải cần rèn luyện bản thân rất nhiều. Những giáo viên
tương lai như chúng ta ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đại học, chúng ta phải biết tôn
trọng và tiếp thu nhưng gì quý giá coi đó là hành trang để việc giảng dạy sau này được tốt
hơn.
Ngoài các kiến thức chuyên ngành của từng môn học và kinh nghiệm về việc soạn giáo
án thì tập giảng là một kĩ năng rất cần thiết của chúng ta. Thành công của một tiết dạy phụ
thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị nội dung bài học và sự khéo léo, tài năng giảng dạy của
người giáo viên.
Không phải ngày một, ngày hai chúng ta hoàn thiện được kiến thức giảng dạy mà đó là
cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, có sự ham học hỏi, trau dồi
kiến thức, ngoài ra chúng ta phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của
mình. Có như vậy không những chúng ta có được vốn kiến thức dồi dào mà còn có những kĩ
năng sư phạm tốt nhằm giúp cho bài dạy của chúng ta đạt hiệu quả tối đa.
Việc đứng trước lớp, truyền đạt kiến thức cho học sinh không phải là một việc đơn
giản vì vậy chúng ta phải chuẩn bị mọi thao tác từ kiến thức, nội dung bài học đến tác phong
sư phạm. Hơn nữa, đối tượng chúng ta tiếp cận là học sinh tiểu hoc. Các em có những đặc
điểm tâm sinh lí riêng đó là các em đang trong độ tuổi hình thành nhân cách, là lứa tuổi
trong sáng, hồn nhiên, vô tư, ham học hỏi, tìm tòi và muốn khám phá thế giới muôn màu,
muôn vẻ trong cuộc sống xung quanh. Vì vậy chúng ta cần chú ý học tập kinh nghiệm để áp

dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với lứa tuổi này. Các em là tương lai của đất
nước, cấp tiểu học là bậc học quan trọng, định hình nhân cách và kiến thức nền tảng sau
này. Vì vậy trách nhiệm của chúng ta rất to lớn. Ngay bây giờ chúng ta phải thấy được sứ
mệnh đó. Để hoàn thiện dần bản thân, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
9
DANH SÁCH SINH VIÊN TỔ 2 – Lớp 09STH2
1.NGUYỄN THỊ BÍCH HƯƠNG.
2.ĐOÀN THỊ NGA. ( * )
3.ĐOÀN THỊ KIỀU OANH. ( * )
4.LÊ THỊ LI BER. ( * )
5.NGUYỄN TỐ TRANG.
6.TRẦN THỊ KIM YẾN.
7.PHẠM THỊ HẢI LÝ THÚY THẢO.
8.PHAN THỊ XUÂN.
9.CHẾ THỊ CẨM LINH
10.LÊ THỊ LÀNH. ( * )
11.LÊ THỊ TRANG. ( * )
10

×