Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Phân tích ảnh hưởng môi trường chính trị luật pháp của hoa kỳ đến các hoạt động marketing tại đây kinh nghiệm hoạt động marketing quốc tế của tập đoàn unilever tại hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 57 trang )

Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

DANH SÁCH NHÓM
Lớp: VB2 - K17B - Marketing
ST
T

HỌ VÀ TÊN

NHIỆM VỤ

MỨC ĐỘ
HOÀN
THÀNH

− Môi trường chính trị - Luật pháp luật

1

Võ Thị Bích Ngọc

2

Dương Thị Yến Nhi

của Hoa Kỳ.
− Phương thức thâm nhập vào thị trường
Hoa kỳ
− Ảnh hưởng môi trường chính trị Luật Pháp đến phương thức thâm nhập
vào thị trường Hoa kỳ.


− Bài học kinh nghiệm
− Soạn Power point
− Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn
Unilerver, các chiến lược 4P của tập
đoàn Unilever ở Hoa Kỳ.
− Phân tích ảnh hưởng môi trường chính
trị - Luật Pháp đến chiến lược 4P của
tập đoàn Unilerver
− Thuyết trình

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

100%

100%

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, hội nhập và toàn cầu hóa là xu hướng của nền kinh tế thế giới. Thật
vậy, đã qua rồi cái thời mà Marketing quốc tế chỉ là khái niệm dành riêng cho các tập
đoàn đa quốc gia lớn mạnh. Lợi nhuận cao luôn là đích đến của mọi doanh nghiệp
trong kinh doanh, do đó, không thể chỉ mãi bó buộc doanh nghiệp trong phạm vi nhỏ
lẻ tại địa phương hay quốc gia. Thế giới sắp trải qua một sự bùng nổ về kinh tế với
qui mô chưa từng có. Có thể nói, kinh doanh quốc tế ngày nay là phần đóng góp chính

trong nguồn thu nhập của nhiều doanh nghiệp.
Tuy vậy, không phải dễ dàng để doanh nghiệp trong nước bước chân ra thị
trường thế giới. Mỗi nước mỗi thị trường khác nhau đều có cơ hội và thách thức khác
nhau. Doanh nghiệp cần đặt sản phẩm của mình vào bối cảnh toàn cầu, sau đó đưa ra
chiến lược kinh doanh bài bản, nhìn xa trông rộng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là
phải tìm hiểu thật kỹ các yếu tố môi trường vĩ mô của quốc gia mình muốn hướng
đến, bao gồm các đặc điểm tự nhiên, dân số, kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa,
công nghệ, v.v… , đánh giá cơ hội và thách thức, từ đó kết hợp với những điểm mạnh
và điểm yếu ở môi trường bên trong doanh nghiệp, cuối cùng là đề ra phương thức
thâm nhập hợp lý và hiệu quả nhất vào thị trường tiềm năng của mình.
Trên cơ sở này, nhóm chọn đề tài tiểu luận “Phân tích ảnh hưởng của môi
trường Chính trị - Luật Pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động Marketing tại đây.
Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ,
sẽ cho chúng ta một cái nhìn chi tiết hơn về việc xác định phương thức thâm nhập
cũng như các chiến lược 4P của tập đoàn Unilever sang thị trường Hoa Kỳ, dựa trên
những yếu tố môi trường chính trị -luật pháp của Quốc gia này.
Việc nghiên cứu và hiểu rõ môi trường chính trị - luật pháp quốc tế và đặc biệt
là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên
cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương trường
quốc tế.

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.


MỤC LỤC

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - LUẬT
PHÁP CỦA HOA KỲ. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP VÀO
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1.

Môi trường Chính trị của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tiếng

Anh: United States of America, thường gọi tắt là America hoặc United States, viết tắt
là U.S hoặc USA), là một Cộng Hòa Lập Hiến Liên Bang gồm có 50 tiểu bang và
một đặc khu liên bang.
Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp tối cao ở Mỹ được quốc hội thực hiện
thông qua hai viện: Thượng viện và Hạ nghị viện. Chủ tịch Hạ nghị viện sẽ do các
nghị sĩ bầu ra, còn chủ tịch Thượng nghị viện sẽ do Phó tổng thống đảm nhiệm mặc dù
không tham gia trực tiếp vào các cuộc thảo luận của cơ quan này. Nhiệm kỳ của
Thượng nghị viện là 6 năm và cứ 2 năm thì 1/3 số Thượng nghị sỹ sẽ được bầu lại.
Nhiệm kỳ của các Hạ nghị sỹ, đồng thời của Hạ nghị viện là 2 năm. Công việc của hai
viện phần lớn được tiến hành tại các uỷ ban. Hệ thống uỷ ban của hai viện được phát

triển khá rộng rãi và các uỷ ban này đều chịu sự kiểm soát của Đảng có nhiều đại biểu
hơn tại viện đó. Nói chung quyền lãnh đạo ở cả hai viện đều nằm trong tay các thành
viên thuộc Đảng có ưu thế.
Hệ thống luật pháp của Mỹ được phân chia thành hai cấp chính phủ: các Bang
và Trung ương. Tuy các Bang là những đơn vị hình thành nên một hệ thống quốc gia
thống nhất, nhưng các Bang cũng có những quyền khá rộng rãi và đầy đủ. Các Bang tự
tổ chức Chính phủ Bang, chính quyền địa phương của mình và đưa ra các nguyên tắc
để hệ thống này hoạt động. Các Bang thực hiện điều chỉnh thương mại của Bang, thiết
lập ngân hàng... cùng với Chính phủ Trung ương. Toà án của Bang có quyền phán xét
các cá nhân và trừng trị tội phạm.
Trên lãnh thổ mỗi Bang tại Mỹ đều có hai chính phủ hoạt động: Chính phủ của
Bang với các tổ chức chính quyền và toà án nhằm thực hiện luật pháp của Bang và

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

chính quyền Trung ương với các tổ chức chính quyền và toà án thi hành luật pháp của
liên bang. Nhà nước có quyền đặt ra tiêu chuẩn đo lường, cấp chứng nhận bản quyền,
bằng phát minh, điều chỉnh thương mại giữa các bang với các nước... đồng thời cùng
với chính quyền các Bang đưa ra các quy định về thuế, thành lập ngân hàng...
Để hành pháp có hiệu lực, quốc hội đã tạo ra một hệ thống toà án hoàn chỉnh
(hệ thống tư pháp). Chánh án toà án thuộc hệ thống pháp quyết của Tổng thống bổ
nhiệm. Đứng đầu hệ thống này là toà án tối cao Mỹ với 9 thẩm phán có trụ sở ở
Washington. Để hệ thống toà án liên bang và toà án Bang thực hiện tốt quyền phán

quyết trên cùng một lãnh thổ, một hệ thống nguyên tắc đã được thiết lập. Theo đó,
những vấn đề thuộc hiến pháp, luật pháp của liên bang sẽ được toà án tối cao Mỹ xem
xét cuối cùng; việc vi phạm luật lệ của Bang sẽ do toà án của Bang xét xử. Hiến pháp
của các Bang và liên bang nghiêm cấm việc xét xử một công dân hai lần vì cùng một
tội. Tuy nhiên, trong trường hợp bên nguyên đưa đơn ra toà án Bang, bên bị đơn
chuyển trường hợp đó lên toà án liên bang thì vụ án sẽ do toà án liên bang xét xử.
Quyết định của toà án tối cao có tầm quan trọng hàng đầu đối với hệ thống luật của
Mỹ.
Các đảng phái chính trị của Mỹ có ảnh hưởng lớn trong các cuộc bầu cử ở cơ
sở, Bang và toàn quốc. Từ năm 1960 đến nay, hai Đảng Cộng hoà và Dân chủ là hai
Đảng duy nhất có khả năng giành thắng lợi trong bầu cử, sự khác biệt giữa các đảng là
không lớn mặc dù các Đảng này có những nguyên tắc riêng. Mục đích ban đầu của
hoạt động của các Đảng là giúp cho Chính phủ trình bày cho cử tri các vấn đề chính trị
nảy sinh. Chức năng chủ yếu của các Đảng là đề cử và bầu cử Tổng thống. Hội nghị đề
cử các ứng viên Tổng thống là cách thức chính để các Đảng trong cả nước thực hiện
chức năng của mình.
Để hiểu rõ hơn về môi trường Chính trị của Hoa kỳ, chúng tôi đi vào tìm hiểu
Chính phủ các Bang và chính quyền tiểu bang.
1.1.1

Chính phủ liên bang Hoa Kỳ

Chính phủ Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ hoặc Chính phủ liên bang Hoa Kỳ, được
thiết lập bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ, là một nước cộng hoà liên bang được cấu thành bởi

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang



Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

các tiểu bang khác nhau. Chính phủ liên bang có ba nhánh: hành
pháp, lập pháp và tư pháp. Lập nền trên nguyên tắc tam quyền phân
lập, mỗi nhánh có thẩm quyền để hành xử các sự vụ trong lĩnh vực
riêng, với một số thẩm quyền ảnh hưởng trên hai nhánh còn lại, và
ngược lại, có một số thẩm quyền bị ảnh hưởng bởi một hoặc cả hai nhánh kia.
Lập pháp:
Quyền lập pháp của Hoa Kỳ do Quốc Hội đảm nhiệm. Theo chế độ
lưỡng viện, Quốc hội gồm có Viện Dân biểu (Hạ viện), và Thượng
viện. Viện Dân biểu có 435 thành viên, đại diện cho các hạt bầu cử
với nhiệm kỳ hai năm, phân bổ theo tỷ lệ dân số; ngược lại, mỗi tiểu
bang có hai đại biểu tại Thượng viện mà không tính đến dân số. Có tổng cộng 100
thượng nghị sĩ (đại diện cho 50 tiểu bang), phục vụ trong nhiệm kỳ sáu năm (một phần
ba Thượng viện được bầu lại mỗi hai năm).
Nhiệm kỳ của Thượng nghị viện là 6 năm và cứ 2 năm thì 1/3 số Thượng nghị
sỹ sẽ được bầu lại. Nhiệm kỳ của các Hạ nghị sỹ, đồng thời của Hạ nghị viện là 2 năm.
Công việc của hai viện phần lớn được tiến hành tại các uỷ ban. Hệ thống uỷ ban của
hai viện được phát triển khá rộng rãi và các uỷ ban này đều chịu sự kiểm soát của
Đảng có nhiều đại biểu hơn tại viện đó. Nói chung quyền lãnh đạo ở cả hai viện đều
nằm trong tay các thành viên thuộc Đảng có ưu thế.
Thượng viện có nhiệm vụ “cố vấn và phê chuẩn” các bổ nhiệm của tổng thống,
trong khi Hạ viện có trách nhiệm đệ trình các dự luật nâng cao thu nhập quốc gia. Tuy
nhiên, cần có sự đồng thuận của cả hai viện để có thể thông qua các dự luật.
Quyền lực của quốc hội: quyền đánh thuế và thu thuế để trả nợ, cung ứng
phương tiện quốc phòng và phúc lợi chung cho nước Mỹ; vay mượn tiền; lập ra các
qui định thương mại với các nước khác và giữa các tiểu bang; thiết lập những qui định
thống nhất về nhập tịch; phát hành tiền và qui định mệnh giá; trừng phạt các hình thức

lừa đảo; thiết lập bưu điện và công lộ, cổ xuý sự tiến bộ khoa học, thiết lập các toà án
trực thuộc Tối cao Pháp viện, định nghĩa và trừng phạt tội vi phạm bản quyền và các
trọng tội, tuyên chiến, tổ chức và hỗ trợ quân đội, cung ứng và duy trì hải quân, làm

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

luật lãnh thổ và lực lượng hải quân, cung ứng lực lượng dân quân, trang bị vũ khí và
duy trì kỷ luật các lực lượng dân quân, thi hành hệ thống luật đặc biệt ở Washington,
D. C., và ban hành những luật lệ cần thiết để thực thi quyền lực của Quốc hội.
Quyền lực quan trọng nhất mà Hiến pháp trao cho Quốc hội liên bang là quyền
"quản lý Thương mại với các quốc gia khác, giữa các tiểu bang và các vùng thiểu số tự
trị", thường được gọi tắt là Quyền (về) Thương Mại. Quyền (quản lý) Thương mại của
chính quyền liên bang tập trung vào 04 lãnh vực quản lý sau đây:
-

Kênh thương mại: được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm mọi "kênh" được
dùng trong thương mại giữa tiểu bang này và tiểu bang khác như đường bộ,
đường thủy, đường không.v.v

-

Phương tiện thương mại: được hiểu là các yếu tố con người, máy móc thiết bị,
và những phương tiện khác dùng để tiến hành hoạt động thương mại giữa tiểu

bang này và tiểu bang khác.

-

Vật chất, thông tin thương mại: khi những vật chất hay thông tin này gia nhập
vào dòng chảy thương mại giữa các tiểu bang với nhau, thì Quốc hội có thẩm
quyền làm luật để quản lý cách thức sử dụng, phân phối, bảo mật.v.v. những vật
chất hay thông tin thương mại này.

-

Mọi hoạt động có "ảnh hưởng đáng kể" đến thương mại: đây là lãnh vực mới
mẻ, rộng lớn nhất trong thẩm quyền thương mại của Quốc hội Liên bang.
Hành pháp:
Nhánh Hành pháp gồm có Tổng thống Hoa Kỳ và các viên chức
được tổng thống uỷ nhiệm. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước,
đứng đầu chính phủ và là tổng tư lệnh quân lực, cũng là nhà ngoại

giao trưởng. Tổng thống, theo Hiến pháp, có trách nhiệm “đôn đốc việc tuân thủ luật
pháp”. Để thực thi chức trách này, tổng thống điều hành ngành hành pháp của Chính
phủ liên bang, một guồng máy khổng lồ với khoảng 4 triệu nhân viên, kể cả 1 triệu
binh sĩ đang phục vụ trong quân đội. Tổng thống còn có quyền lực đáng kể trong các
lĩnh vực tư pháp và lập pháp.

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang



Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

Tổng thống được quyền bổ nhiệm nhất định, tuy nhiên những quyết định bổ
nhiệm vào các vị trí quan trọng phải được Thượng nghị viện thông qua. Tổng thống có
quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm các quan chức thuộc cơ quan Bang chủ yếu thông qua
các cơ quan hành pháp, uy tín và năng lực chính trị của cá nhân Tổng thống. Phó tổng
thống là người sẽ phụ trách nội các.
Mối quan hệ giữa Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ: Quốc hội có quyền làm luật
để hạn chế quyền hành pháp của tổng thống, ngay cả đối với quyền tư lệnh các lực
lượng vũ trang của tổng thống. Dù tổng thống có quyền đệ trình các dự luật (như ngân
sách liên bang), thường thì tổng thống phải dựa vào sự hỗ trợ của các nghị sĩ để vận
động cho các dự luật. Sau khi các dự luật được thông qua ở hai viện Quốc hội, cần có
chữ ký của tổng thống để trở thành luật, đó là lúc tổng thống có thể sử dụng quyền phủ
quyết – dù không thường xuyên - để bác bỏ chúng. Quốc hội có thể vượt qua phủ
quyết của tổng thống nếu có được đa số hai phần ba ở cả hai viện. Quyền lực tối hậu
của quốc hội đối với tổng thống là quyền luận tội và bãi nhiệm tổng thống qua qui
trình biểu quyết ở Hạ viện và xét xử ở Thượng viện (với đa số hai phần ba).
Tư pháp:
Thiết chế đứng đầu nhánh tư pháp là Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ,
gồm có 9 thẩm phán có trụ sở ở Washington. Toà tối cao xét xử các
sự vụ liên quan đến Chính phủ liên bang và những vụ tranh tụng giữa các tiểu bang, có
quyền giải thích Hiến pháp và tuyên bố các hoạt động lập pháp và hành pháp ở mọi
cấp chính quyền là vi hiến, cũng như có quyền vô hiệu hoá các luật lệ và tạo tiền lệ
cho luật pháp và các phán quyết sau này. Dưới Toà án Tối cao là các Toà Kháng án,
dưới nữa là toà án cấp quận, đây là cấp toà án thực hiện nhiều vụ xét xử nhất theo luật
liên bang.
Tách khỏi, nhưng không hoàn toàn độc lập, với hệ thống toà án liên bang là các
hệ thống toà án riêng lẻ thuộc tiểu bang, có thẩm quyền xét xử các vụ án theo luật tiểu
bang với trình tự riêng của mình. Tối cao pháp viện của mỗi tiểu bang là thẩm quyền

tối hậu giải thích hiến pháp và luật tiểu bang. Có thể kháng án lên toà liên bang sau khi
chịu xét xử bởi toà tiểu bang nếu vụ án có liên quan đến các vấn đề liên bang.
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.
1.1.2

Chính quyền tiểu bang
Chính quyền tiểu bang là định chế có ảnh hưởng lớn nhất trên đời sống thường

nhật của người dân Mỹ. Mỗi tiểu bang đều có hiến pháp, chính quyền và luật lệ riêng.
Đôi khi có những khác biệt lớn trong luật và thủ tục hành chính giữa các tiểu bang liên
quan đến những vấn đề như quyền sở hữu, tội phạm, y tế và giáo dục. Chức danh dân
cử đứng đầu tiểu bang là Thống đốc. Mỗi tiểu bang đều có một viện lập pháp (theo thể
chế lưỡng viện ngoại trừ tiểu bang Nebraska chỉ có một viện), và hệ thống tòa án
riêng. Tại một số tiểu bang, thẩm phán tòa tối cao và các tòa dưới được bầu chọn bởi
người dân, trong khi ở những bang khác, các thẩm phán được bổ nhiệm theo thể thức
áp dụng cho liên bang.
Sau phán quyết của Tối cao Pháp viện về vụ án Worcester chống Georgia, các
bộ tộc người da đỏ được xem là “các dân tộc độc lập bên trong một quốc gia” được
hưởng quyền tự trị dưới thẩm quyền liên bang, nhưng không hoàn toàn thoát khỏi ảnh
hưởng của tiểu bang. Hàng trăm luật lệ, sắc lệnh hành pháp và vụ án đã làm thay đổi vị
trí của các bộ tộc đối với chính quyền tiểu bang, nhưng vẫn giữ hai bên tách biệt nhau.
Các bộ tộc có quyền tự thành lập chính quyền với thẩm quyền đặt vào tay các hội đồng
bộ tộc, chủ tịch hội đồng được dân bầu, hoặc những thủ lĩnh tôn giáo. Quyền công dân

(và quyền bầu cử) thường được giới hạn chặt chẽ trong vòng những người có nguồn
gốc da đỏ.
1.2.

Môi Trường Luật Pháp Hoa Kỳ
Mỹ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật

pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Người ta nói rằng có hiểu
biết về luật pháp xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ. Do giới hạn
nội dung của tiểu luận, chúng tôi chỉ xin trình bày chi tiết một số luật có liên quan đến
thương mại, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.
1.2.1.

Chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của Hoa Kỳ
Các mục tiêu chính trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là “nhằm xây dựng

và duy trì một thế giới dân chủ hơn, an toàn và thịnh vượng vị lợi ích chung của người
dân Mỹ và cộng đồng quốc tế”.
Hoa Kỳ tham gia hơn 80 tổ chức quốc tế, bao gồm cả chính trị, văn hóa, quân
sự và thương mại…Trong đó, Hoa Kỳ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
(WTO), và hiệp định Marrakesh về thành lập tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định

WTO) nhằm đưa ra quy định điều chỉnh thương mại giữa các nước thành viên. Hoa Kỳ
và các thành viên khác của WTO đang tham gia vào vòng đàm phán Doha về thương
mại thế giới, thỏa thuận Doha cho một thị trường mở, mạnh mẽ cho cả hàng hóa và
dịch vụ, những chính sách này sẽ góp phần giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới và
góp phần khôi phục lại vai trò của thương mại trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Hoa Kỳ còn là thành viên của OECD (Organization for Economic Cooperation and
Development). Tổ chức gồm 34 thành viên ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Bờ biển Thái Bình
Dương và Châu Mỹ Latin. Tổ chức nhằm giúp các quốc gia thành viên và cả không là
thành viên, gặt hái được lợi nhuận và đối đầu với những thử thách của nền kinh tế toàn
cầu bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thị trường tự do và sử dụng tài nguyên
hiệu quả.
Hiệp định NAFTA: Hoa Kỳ đã ký và hiệp định có hiệu lực từ 1994, quy định
3 nước Hoa Kỳ, Canada và Mexico phải gạt bỏ tất cả sắc thuế và rào cản thương mại
trong vòng 15 năm, và đến 2008 thì tất cả rào cản thuế quan đều bỏ. Đây là 1 hiệp định
thương mại toàn diện, sự loại bỏ rào cản thương mại và đầu tư giữa Canada, Mexico
và Hoa Kỳ đã giúp hình thành một trong những thị trường giàu có và rộng lớn nhất thế
giới.
Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Trung Mỹ - Cộng Hòa Dominica
(DR-CAFTA): Tháng 8/2005, Hoa kỳ cũng ban hành 1 đạo luật về hiệp định thương
mại tự do giữa Costa Rica, Cộng Hòa Dominica, El Salvador, Guatemala, Honduras,
Nicaragua và Hoa Kỳ. Thỏa thuận này bao gồm 1 loạt sắc thuế được cắt giảm, nhằm
tăng cường thương mại giữa 7 nước của Hiệp Định.

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động

Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

Hiệp định TPP - Trans-Pacific Partnership: Hoa Kỳ ký hiệp định thương
mại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gồm 12 nước:Mục tiêu của TPP là thắt chặt
hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm
chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các
nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên cùng với tăng cường dòng chảy vốn .
Mục tiêu ban đầu của hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các
nước thành viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Đây là một thỏa thuận toàn diện
bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao
đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ,
vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền…Mục tiêu của TPP là thắt chặt
hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện pháp giảm (thậm
chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào thuế quan giữa các
nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của nhóm 12 thành viên cùng với tăng cường dòng chảy vốn
Ngoài các liên kết quốc tế và tổ chức trên, Hoa Kỳ còn ký kết nhiều hiệp định
thương mại song phương (BTA). Với Việt Nam, Hiệp định thương mại song phương
được ký vào ngày 13 tháng 07 năm 2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12
năm 2001. Khi hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ cho phép hàng hóa và công ty Việt
Nam thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ với quan hệ thương mại bình thường như với
các quốc gia khác. Bên cạnh đó theo hiệp định hàng hóa của Việt Nam được áp dụng
mức thuế quan thấp hơn, giảm xuống từ trung bình khoảng 40% còn khoảng 3%.
1.2.2.

Luật thương mại Hoa Kỳ

1.2.2.1.


Thuế quan
Biểu thuế nhập khẩu (hay còn gọi là biểu thuế quan) HTS hiện hành của Hoa

Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có
hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989.
Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ
thống thuế quan (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

phủ có trụ sở tai Bruxen. Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được
công bố hàng năm.
Các loại thuế:
-

Thuế theo trị giá: Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ
trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị
đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4%.

-

Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng: Một số hàng hoá, chủ yếu là nông sản

và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng. Loại thuế này
chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ. Ví dụ mức
thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong
khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu
trong năm.

-

Thuế gộp: Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số

lượng. Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản. Ví dụ thuế suất tối
huệ quốc đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg
+ 20%.
-

Thuế theo hạn ngạch: Ngoài ra, một số loại hàng hoá khác phải chịu thuế hạn

ngạch. Hàng hoá nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được
hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu
mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu. Mức thuế tối huệ
quốc năm 2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%,
trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 53%. Thuế
hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và
các sản phẩm đường.
-

Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo
thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm. Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU

NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31
tháng 3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80
USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế.
-

Thuế leo thang: Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa kỳ là
áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập
khẩu càng cao. Ví dụ, mức thuế tối huệ quốc đối với cá tươi sống hoặc ở dạng
philê đông lạnh là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ
4% đến 6%. Loại thuế này cá tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và
hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm.

Các mức thuế:
-

Mức thuế tối huệ quốc (MFN), hay còn gọi là mức thuế dành cho các nước
có quan hệ thương mại bình thường (NTR), được áp dụng với những nước
thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những nước tuy chưa phải là
thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
như Việt Nam. Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1%
đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%.
Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn. Mức thuế MFN theo

giá trị nói chung bình quân khoảng 4%. Mức thuế MFN được ghi trong cột
“General” của cột 1 trong biểu thuế nhập khẩu (HTS) của Hoa Kỳ.

-

Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN) được áp dụng đối với những nước
chưa phải là thành viên WTO và chưa ký hiệp định thương mại song phương
với Hoa Kỳ như Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên. Thuế suất Non-MFN nằm trong
khoảng từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN. Mức thuế
Non- FMN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ.

-

Mức thuế áp dụng với Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA): Hàng hoá
nhập khẩu từ Canada và Mexico được miễn thuế nhập khẩu hoặc được hưởng
thuế suất ưu đãi thấp hơn mức thuế MFN. Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 áp
dụng chung với dưa chuột chế biến là 9,6%, trong khi đó nếu nhập khẩu từ

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

Canada hoặc Mêxico thì được miễn thuế. Thuế suất ưu đãi đối với hàng nhập từ
Canada và Mêxico được ghi ở cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS
trong đó (CA) là ký hiệu dành cho Canada và (MX) là ký hiệu dành cho

Mêxicô.
-

Chế độ ưu đãi độ thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences GSP): Một số hàng hoá nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được Hoa kỳ
cho hưởng GSP được miễn thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Chương trình GSP của
Hoa kỳ thực sự được thực hiện từ 1 tháng 1 năm 1976 với thời hạn ban đầu là
10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số
sửa đổi.
Hiện nay, có khoảng 3.500 sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lãnh thổ được
hưởng ưu đãi này của Hoa kỳ.. Không phải tất cả các nước được hưởng GSP
được hưởng chung một danh mục hàng hóa GSP như nhau. Những hàng hoá
được hưởng GSP của Hoa kỳ bao gồm hầu hết các sản phẩm công nghiệp và
bán công nghiệp, một số mặt hàng nông thuỷ sản, và các nguyên liệu công
nghiệp.
Những mặt hàng không được đưa vào diện hưởng GSP bao gồm một số mặt
hàng hàng dệt may; đồng hồ; các mặt hàng điện tử nhập khẩu nhậy cảm; các
mặt hàng thép nhập khẩu nhậy cảm; giầy dép, túi xách tay, các loại bao ví dẹt,
găng tay lao động, và quần áo da; và các sản phẩm thuỷ tinh bán công nghiệp và
công nghiệp nhập khẩu nhậy cảm.
Mức thuế ưu đãi GSP được ghi ở cột “Special” của cột 1 trong biểu thuế HTS
và có ký hiệu là A và A+, trong đó A+ có nghĩa là mặt hàng này nếu được nhập
quá nhiều vào Mỹ từ một nước thì nước đó sẽ bị mất ưu đãi GSP đối với mặt
hàng đó.

-

Các hiệp định thương mại tự do song phương: Tính đến hết tháng 1 năm 2004,
Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với Israel (1985),
Jordan (2000), Singapore (2002), Chi lê (2002), và Australia (2004)… Hoa Kỳ


GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

đang tiếp tục đàm phán các hiệp định tương tự với nhiều khu vực và nước trên
thế giới, trong đó có khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ. Nhìn chung, hàng
hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ những nước có hiệp định thương mại tự do với
Hoa Kỳ đều được miễn thuế nhập khẩu hoặc có mức thuế thấp hơn nhiều so với
mức thuế MFN.
-

Ngoài ra Hoa Kỳ còn dành ưu đãi thuế quan cho những hàng hóa nhập khẩu vào
Hoa Kỳ thuộc diện hưởng lợi của Luật Thương mại các Sản phẩm Ô tô (được
ký hiệu trong biểu thuế là B), Hiệp định Thương mại Máy bay Dân dụng (được
ký hiệu trong biểu thuế là C), Hiệp định Thương mại các Sản phẩm Dược (được
ký hiệu trong biểu thuế là K), và những cam kết giảm thuế của Vòng Uruguay
đối với hoá chất nguyên liệu trực tiếp của thuốc nhuộm (được ký hiệu trong
biểu thuế là L). Những ưu đãi thuế này cũng được ghi trong cột “Special” của
cột 1 của biểu thuế HTS.

1.2.2.2.

Hạn ngạch nhập khẩu

Phần lớn các quota nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý

Quota nhập khẩu của Mỹ có thể chia thành 2 loai:
-

Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức là
số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời
hạn của quota. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng
đối với một số nước. Hàng nhập quá số hượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc
lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.

-

Những hàng hoá sau đây thuộc dạng quản lý hạn ngạch tuyệt đối khi nhập khẩu
vào Hoa Kỳ: Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa, sản
phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15, và bơ từ dầu ăn,
bơ pha trộn trên 55,5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo, pho mát,
Cheddar thiên nhiên, làm từ sữa chưa thanh trùng (pasteurized) để thời gian
chưa quá 9 tháng, Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên
5,5% trọng lượng là bơ béo, Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chaat này

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribean và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Mỹ,
theo HTS 9901.00.50, thịt (từ Australia và New Zealand), hàng dệt may….

-

Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng của mặt hàng đó
được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn
chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức
quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn. Hầu hết các hạn
ngạch này do Tổng Thống công bố theo các thoả thuận thương mại phù hợp vơi
luật Trade Agreements Act. Khi hạn ngạch được sủ dụng hết, các hải quan cửa
khẩu sẽ yêu cầu người nhập khẩu ký quỹ một số tiền thường ước tính đủ để nộp
thuế cho só hàng giao quá số lượng. Các mặt hàng như sữa và kem, alcohol, cá
ngừ, …

-

Hạn ngạch hoặc các loai giấy phép phải xin từ các cơ quan nhà nước, hàng bị
điều tiết theo quy chế sản phẩm phải được sự chấp nhận của các bộ ngành (như
thực phẩm do FDA điều tiết, hàng tiêu dùng phổ cập do Ủy ban an toàn cho
người tiêu dùng quy định, …).

1.2.2.3.

Luật bồi thường thương mại
Hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp Mỹ chống lại hàng

nhập khẩu không công bằng là Luật thuế bù giá (CVD) và Luật Chống phá giá. Cả hai
luật này quy định rằng phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu
chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng. Cả hai luật bao gồm những thủ
tục tương tự để tiến hành điều tra, ấn định thuế, và sau đó là kiểm tra và có khả năng
loại bỏ thuế.
Luật thuế bù giá (CVD): Luật thuế bù giá quy định một khoản bồi thường

dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của sản phẩm nước ngoài,
mà việc bán sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại các nhà sản xuất những hàng hoá giống
hoặc tương tự của Mỹ. Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá phải bù lại có thể do
chính phủ nước ngoài trực tiếp trả, nhưng luật này cũng áp dụng đối với loại trợ giá
gián tiếp bị phát hiện sau khi điều tra theo luật thuế bù giá.

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

Luật chống phá giá: Luật chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế
bù giá. Thuế chống phá giá được ấn định vào hàng nhập khẩu khi người ta xác định
được là hàng nước ngoài được bán "phá giá", hoặc sẽ bán phá giá ở Mỹ với giá "thấp
hơn giá trị thông thường". Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá của hàng nhập
khẩu vào Mỹ -- tức là giá mua hoặc giá bán của nhà xuất khẩu -- thấp hơn mức giá của
hàng hoá đó ở nước xuất xứ.
1.2.3.

Luật bảo vệ người tiêu dùng

1.2.3.1.

Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm
Theo thông luật bảo vệ người tiêu dùng (Common Law Consumer Protection)


hay còn gọi là Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law), cơ quan
luật pháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm
đối với thương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử
dụng hoặc những người ở gần sản phẩm đó. Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên
các nguyên tắc pháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối.
Không chỉ nhà sản xuất, mà các nhà phân phối và bán lẻ những sản phẩm có
khuyết tật cũng có thể bị quy trách nhiệm một cách nghiêm khắc. Trong những trường
hợp nhất định, các nhà phân phối và bản lẻ có thể chuyển trách nhiệm cho nhà sản
xuất. Do vậy, việc soạn thảo hợp đồng và đơn mua hàng một cách cẩn thận có vai trò
quan trọng trong vấn đề này. Nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ có thể được giảm nhẹ
hoặc thậm chí miễn trách trong một số trường hợp, ví dụ như trong trường hợp khách
hàng sử dụng sai hoặc thay đổi sản phẩm.
Nói chung, theo luật trách nhiệm sản phẩm, “sản phẩm” là một thuật ngữ khá rộng.
Tuy nhiên, các dịch vụ đơn thuần không được coi là sản phẩm.
1.2.3.2.

Luật An toàn Sản phẩm tiêu dùng
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) được phép đề ra các tiêu

chuẩn an toàn sản phẩm liên quan đến sự vận hành, thành phần, nội dung, thiết kế, sản
xuất, hoàn tất, đóng gói và dán nhãn. Nguyên tắc chung là nhà sản xuất sản phẩm tiêu
dùng là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận khẳng định hàng
phù hợp với các tiêu chuẩn qui định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang



Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

sản xuất sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp
dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó.
Hình thức chủ yếu để trừng phạt việc không tuân thủ các quy định của CPSC là
từ chối không cho nhập hàng vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, CPSC có thể tiến hành các thủ tục
bắt giữ hoặc cảnh báo sản phẩm nếu sản phẩm đó được coi là có thể gây nguy hiểm.
Khi CPSC xác định một sản phẩm nguy hiểm, CPSC có thể yêu cầu nhà sản xuất
thông báo cho công chúng biết khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm đó và
yêu cầu nhà sản xuất hoặc phải sửa chữa, thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người
tiêu dùng. Ngoài ra, nhà sản xuất vi phạm luật lệ và có sản phẩm gây tổn thương cho
người sử dụng có thể bị phạt về dân sự hay hình sự.
1.2.4.

Luật về thực phẩm, dược phẩm, và mỹ phẩm
Luật này không cho phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ bất kỳ sản phẩm nào nếu sản

phẩm đó (1) được sản xuất, chế biến hay đóng gói trong những điều kiện không vệ
sinh; (2) bị cấm hay hạn chế bán ở nước mà sản phẩm đó được sản xuất hay xuất khẩu;
(3) chưa được chấp nhận là một loại thuốc mới; hoặc (4) bị pha trộn hoặc dán nhãn sai.
Mặc dù FDA có thể không đưa ra quyết định về việc hàng có đảm bảo các quy định
của Đạo luật FDA hay không trước khi giám định hàng tại cảng đến, song các công ty
có thể gửi hàng mẫu tới FDA để FDA kiểm tra xem liệu sản phẩm đó có đáp ứng các
tiêu chuẩn theo quy định hay không. Các sản phẩm không tuân theo các quy định của
FDA sẽ không được nhập cảng, bị tạm giữ và hủy nếu sản phẩm đó không được tái
xuất. Ngoài ra, các hình phạt hình sự có thể được áp dụng.
Ngoài ra còn có rất nhiều luật bảo vệ người tiêu dùng do từng bộ liên quan ban
hành, như luật kiểm soát chất độc, luật kiểm soát thuốc trừ sâu môi trường của cơ quan
bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn an toàn cho việc nhập khẩu các loại xe và thiết bị

động cơ của bộ giao thông vận tải và cục an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia.
1.2.5.

Luật bảo vệ môi trường
Các luật về bảo vệ môi trường do các Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

(EPA) ban hành.
Đạo luật không khí sạch (Clean Air Act – CAA) là một luận liên bang quy
định lượng khí thải tử các nguồn cố định và di động. Ngoài những vấn đề chung, luật
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

cho phép EPA thiết lập tiêu chuẩn chất lượng không khí của quốc gia (National
Ambient Air Quality Standards – NAAQS) để bảo vệ sức khỏe công cộng và phúc lợi
công cộng và quy định các chất thải độc hại gây ô nhiễm không khí.
Đạo luật nước sạch (Clean Water Act – CWA) thiết lập những quy định cơ bản
về việc thải các chất thải vào các vùng nước của Hoa Kỳ và tiêu chuẩn chất lượng cho
các loại nước bề mặt. Theo luật này, EPA đã triển khai chương trình kiểm soát ô nhiễm
như thiết lập tiêu chuẩn nước thải cho công nghiệp. Và EPA cũng quy định tiêu chuẩn
chất lượng nước cho tất cả các chất gây ô nhiễm trong các loại nước bề mặt.
Ngoài các luật trên, EPA còn ban hành rất nhiều đạo luật khác như đạo luật bảo
vệ chất lượng thực phẩm, đạo luật kiểm soát tiếng ồn, đạo luật cải thiện đăng ký thuốc
trừ sâu, đạo luật phòng chống ô nhiễm…
1.3


Phương thức thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ một thị trường rộng lớn và tiềm năng, nhưng để đạt được mục tiêu thâm

nhập các ngành hàng và doanh nghiệp đứng trước rất nhiều thách thức để lựa chọn ra
một phương thức phù hợp. Hiện nay phương thức thâm nhập chủ yếu vào Hoa Kỳ vẫn
là xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp, một số công ty đa quốc gia quy mô lớn thì đầu tư
xây dựng nhà máy sản xuất trực tiếp tại Hoa Kỳ.
Đề biết qua về các phương thức thâm nhập cũng như ưu và nhược điểm của từng
phương thức, chúng tôi xin trình bày chi tiết nội dung từng phương thức thâm nhập:
1.3.1. Phương thức thâm nhập từ sản xuất trong nước

Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên
thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế
giới thông qua xuất khẩu. Ðối với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân,
phương thức này có ý nghĩa quan trọng sau đây:
-

Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát

-

triển sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập
khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Trong
thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI


Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng và tăng khả năng sản
-

xuất.
Ðẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng

-

trưởng nền kinh tế quốc gia.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành

-

nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu.
Sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất.
Ðể đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chủng loại sản

phẩm đòi hỏi một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người
lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; có vậy, sản
phẩm mới có thể xuất khẩu ổn định.
Ðẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân.
Ðẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng
cao vai trò vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế.

Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong
nước, các doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó là
xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
1.3.1.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm
của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp
có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm
trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có
mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các
doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng ... Nhưng
ngược lại, nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về
thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít.
1.3.1.2. Xuất khẩu gián tiếp
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng
xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với
các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen
biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức

sau đây:
1.3.1.2.1.

Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC - Export Management Company)

Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác. Các
nhà xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ
khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ thường phải thông
qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình.
Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của mình. Tất cả các đơn chào hàng,
hợp đồng chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh
nghĩa chủ hàng.
Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo ... là do
chủ hàng quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan
đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ được thanh toán bằng
hoa hồng.
Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những Công ty có qui
mô lớn là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nước ngoài để
kiếm lời.
Nói chung, khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan hệ
trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác
xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn.
1.3.1.2.2.

Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)

Ðây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các Công ty nhập
khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU

NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.

trường thế giới . Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần
phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước
ngoài.
1.3.1.2.3.

Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House)

Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua
nước ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khẩu . Nhà ủy thác xuất khẩu hành động
vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được
đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm
đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc
thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về
vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
1.3.1.2.4.

Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)

Môi giới xuất khẩu thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu. Người môi giới được nhà xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt
động của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm

hàng nhất định.
1.3.1.2.5.

Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)

Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người
chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để
xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu . Như vậy, các nhà sản
xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài.
Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước
là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng.
1.3.2. Phương thức thâm nhập thị trường từ sản xuất ở ngoài nước

Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở ngoài nước rất ít được
áp dụng ở Hoa kỳ, trừ 1 số tập đoàn đa quốc gia lớn có vốn tài chính mạnh. Một số
hình thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở ngoài nước phổ biến sau:

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.
1.3.2.1.

Nhượng bản quyền (licensing)
Theo nghĩa rộng nhượng bản quyền là một phương thức điều hành của một


doanh nghiệp có bản quyền (Licensor) cho một doanh nghiệp khác, thông qua việc họ
(licensee) được sử dụng các phương thức sản xuất, các bằng sáng chế (patent), bí
quyết công nghệ (know-how), nhãn hiệu (trade mark) , tác quyền, chuyển giao công
nghệ (transfer engineering), trợ giúp kỹ thuật hoặc một vài kỹ năng khác của mình
và được nhận tiền về bản quyền từ họ (Royalty).
Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm sau:
 Ưu điểm:
 Doanh nghiệp có bản quyền (Licensor) thâm nhập thị trường với mức rủi ro

thấp hoặc có thể thâm nhập thị trường mà ở đó bị hạn chế bởi hạn ngạch
nhập khẩu, thuế nhập khẩu cao.
 Doanh nghiệp được bản quyền (Licensee) có thể sử dụng công nghệ tiên tiến
hoặc nhãn hiệu nổi tiếng. Từ đó sản xuất sản phẩm có chất lượng cao để tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu.
 Nhược điểm:
 Doanh nghiệp có bản quyền ít kiểm soát được bên được nhượng bản quyền
so với việc tự thiết lập ra các cơ xưởng sản xuất do chính mình điều hành.
 Khi hợp đồng nhượng bản quyền chấm dứt, doanh nghiệp có bản quyền có
1.3.2.2.

thể đã tạo ra một người cạnh tranh mới với chính mình.
Sản xuất theo hợp đồng ( Contract Manufacturing)
Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do

nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài (gia công).
 Ưu điểm:
 Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới rủi ro ít hơn các hình

thức khác.
 Khai thác mạnh sản phẩm mới ở thị trường mới.

 Tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan và
phi thuế quan.
 Tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường mới.
 Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi
sản xuất thấp.
 Nhược điểm:
 Doanh nghiệp ít kiểm soát quy trình sản xuất ở nước ngoài.
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang


Đề tài : Phân tích ảnh hưởng môi trường Chính trị - Luật pháp của Hoa Kỳ đến các hoạt động
Marketing tại đây. Kinh nghiệm hoạt động Marketing quốc tế của Tập đoàn Unilever tại Hoa Kỳ.


Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới

với chính mình.
1.3.2.3. Hoạt động lắp ráp (Assembly operations)
Hoạt động lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và sản xuất ở nước ngoài.
Muốn có những thuận lợi trong sản xuất ở nước ngoài, một số doanh nghiệp có thể lập
cơ sở hoạt động lắp ráp ở nước ngoài. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ
xuất khẩu các linh kiện rời ra nước ngoài, những linh kiện đó sẽ được lắp ráp để thành
một sản phẩm hoàn chỉnh. Bằng cách xuất các linh kiện rời có thể tiết kiệm các khoản
chi phí về chuyên chở và bảo hiểm. Hoạt động lắp ráp cũng có thể tận dụng với tiền
luơng thấp, từ đó cho phép giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
1.3.2.4.


Hợp đồng quản trị (Management Contracting)
Ở đây công ty nội địa cung cấp bí quyết quản trị cho một công ty nước ngoài

dưới dạng xuất khẩu dịch vụ quản trị, chứ không phải xuất khẩu sản phẩm. Hợp
đồng quản trị là một hình thức tham gia vào thị trường thế giới với mức rủi ro thấp và
nó giúp cho công ty tạo ra lợi tức ngay từ buổi đầu. Ðặc biệt hình thức này càng hấp
dẫn nếu công ty xuất khẩu dịch vụ quản trị ký hợp đồng được dành lại sự ưu đãi để
mua một số cổ phần của công ty được quản trị trong một thời hạn ấn định nào đó.
1.3.2.5.

Liên doanh (Joint Venture)
Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu,

quyền quản lý, điều hành hoạt động và được hưởng các quyền lợi về tài sản.Bên cạnh
những ưu điểm về kinh tế như: kết hợp thế mạnh các bên về kỹ thuật, vốn và phương
thức điều hành hình thức liên doanh còn có những hạn chế nhất định như: khi điều
hành công ty có thể tạo ra các quan điểm khác nhau về sản xuất kinh doanh, chiến lược
phát triển ...
1.3.2.6.

Ðầu tư trực tiếp (Direct Investment)

Khi một doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm về xuất khẩu và nếu thị trường nước
ngoài đủ lớn, thì họ lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Ðiều này sẽ mang đến những ưu
điểm nhất định như: tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản phẩm thích hợp với thị

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
NHÓM: VÕ THỊ BÍCH NGỌC, DƯƠNG THỊ YẾN NHI

Trang



×