Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài điều kiện về Truyện Kiều dành cho học viên Cao học Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.8 KB, 9 trang )

Trong kho tàng văn học Việt Nam Truyện Kiều vốn được coi là tập đại thành
về ngôn ngữ. Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du sử dụng khá nhiều ngôn
ngữ dân gian, trong đó có thành ngữ. Thành ngữ được Nguyễn Du sử dụng rải rác
khắp tác phẩm, trong cả ngôn ngữ trực tiếp, nửa trực tiếp, ngôn ngữ tự sự của tác
giả. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ đi vào khảo sát việc sử
dụng thành ngữ trong ngôn ngữ xung quanh mối quan hệ của Thúy Kiều và Thúc
Sinh.
1. Quy mô số lượng thành ngữ trong ngôn ngữ xung quanh mối quan hệ
giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.
Trong đoạn nói về mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, ngôn ngữ trực
tiếp, nửa trực tiếp, ngôn ngữ tự sự của tác giả được sử dụng đan xen và cùng phục
vụ cho mục đích thể hiện chân dung nhân vật một cách trọn vẹn. Nếu như ngôn
ngữ trực tiếp (độc thoại và đối thoại) giúp ta phát hiện ra tính cách, thế giới nội tâm
nhân vật thì ngôn ngữ nửa trực tiếp (ngôn ngữ tác giả mang giọng điệu nội tâm
nhân vật) lại giúp ta thấy được cảm xúc, suy tư của nhân vật. Đồng thời, nỗi niềm,
tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện qua ngôn ngữ tự sự của tác giả.
Trong đoạn xoay quanh mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, Nguyễn
Du đã xây dựng nhiều loại hình nhân vật khác nhau và tùy thuộc vào vai trò của
từng nhân vật trong việc thúc đẩy quá trình phát triển của cốt truyện mà mức độ
ngôn ngữ khác nhau. Cụ thể như sau:
Bảng số 1:
STT

Nhân vật

1
2
3
4
5
6


7
8

Thúy Kiều
Thúc Sinh
Hoạn Thư
Quan xử kiện
Hoạn bà
Nô tì
Quản gia
Thầy bói

Số lượng câu
(Độc thoại và đối
thoại)
143
69
73
25
11
8
9
8

1

Số lần
11
14
15

4
2
1
1
1

Loại hình nhân
vật
Trung tâm
Chính
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ
Phụ


Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng một số lượng thành ngữ
lớn.Trong số 794 câu nói về mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng có sử
dụng 91 thành ngữ (chiếm 11,6%), cụ thể như sau:
Bảng 2: Ngôn ngữ đối thoại.
STT
Nhân vật
Số câu đối thoại
1
Thúy Kiều
106
2
Thúc Sinh

59
3
Hoạn Thư
58
4
Quan xử kiện
25
5
Hoạn bà
11
6
Nô tì
8
7
Quản gia
9
8
Thầy bói
8
Bảng 3: Ngôn ngữ độc thoại.

Số lần
8
11
13
4
2
1
1
1


Số thành ngữ
16
12
3
5
3
2
1
0

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Số lần
3
3
2
0
0
0
0
0


Số thành ngữ
6
3
4
0
0
0
0
0

Nhân vật
Thúy Kiều
Thúc Sinh
Hoạn Thư
Quan xử kiện
Hoạn bà
Nô tì
Quản gia
Thầy bói

Số câu độc thoại
37
10
15
0
0
0
0
0


Trong 794 câu xung quanh mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, số câu
tự sự của tác giả và ngôn ngữ nửa trực tiếp là 448 câu (chiếm 56,4% ), trong đó số
thành ngữ được sử dụng là 36 (chiếm 8%).
Từ lâu thành ngữ đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong sáng tác
văn học của cha ông ta. Trong tác phẩm truyện Nôm, với việc sử dụng nhiều hình
thức ngôn ngữ (ngôn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ tự sự của tác giả, ngôn ngữ nửa trực
tiếp), nhiều loại hình nhân vật (nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ),
nhiều tình huống giao tiếp, với nhiều phương thức biểu đạt phong phú…đã mang
lại cho truyện Nôm khả năng tiếp nhận và thể hiện thành ngữ trong ngôn ngữ của
đời sống một cách dễ dàng hơn. Thành ngữ với phương thức cấu tạo đặc biệt của
2


mình đã đi vào Truyện Kiều với mục đích tu từ, biểu cảm và cụ thể hóa nội tâm
nhân vật.
Thông qua bảng khảo sát trên cho thấy, trong ngôn ngữ nửa trực tiếp và ngôn
ngữ tự sự của tác giả, thành ngữ có mặt rải rác ở hầu hết trong các trạng huống của
đoạn truyện. Trong ngôn ngữ trực tiếp, hầu hết các nhân vật đều sử dụng thành ngữ
trong ngôn ngữ trực tiếp (trừ ông thầy bói). Tuy nhiên trong số 8 nhân vật, chỉ có 3
nhân vật (Thúc Sinh, Thúy Kiều, Hoạn Thư) là có ngôn ngữ độc thoại và đây cũng
là những nhân vật có tần suất sử dụng thành ngữ cao nhất. Có thể thấy đây là một
dụng ý của Nguyễn Du, bởi trong mối quan hệ giữa Kiều và Thúc Sinh thì Hoạn
Thư chính là nhân tố chính tác động đến mối quan hệ này.
2. Kiểu sử dụng thành ngữ trong ngôn ngữ xoay quanh mối quan hệ giữa
Kiều và Thúc Sinh trong Truyện Kiều.
Qua khảo sát có thể nhận thấy, trong ngôn ngữ của các nhân vật chủ yếu sử
dụng loại thành ngữ bốn yếu tố. Trong vốn thành ngữ của dân tộc, đây là bộ phận
quan trọng nhất, đặc trưng nhất, chiếm hơn 80% tổng số vốn thành ngữ của dân
tộc. Thành ngữ trong ngôn ngữ xoay quanh mối quan hệ giữa Kiều và Thúc Sinh

được Nguyễn Du sử dụng rất linh hoạt, đó có thể là những thành ngữ nguyên mẫu,
có thể là những thành ngữ bao gồm những từ gốc Hán Việt…Nhìn chung có thể
thấy có năm nhóm như sau:
a. Thành ngữ được sử dụng nguyên mẫu:
- Liễu ngõ, tường hoa

- bưng mắt bắt chim

- Lên thác, xuống ghềnh

- xa chạy, cao bay

- Kẻ ngược, người xuôi

- kết tóc, xe tơ

- Đêm ngắn, tình dài

- ngọn hỏi, nghành tra

- Tóc rối, da chì

- Sớm đào, tối mận…

b. Thành ngữ bao gồm những từ gốc Hán Việt:
- Túc trái tiền oan

- Hồng nhan bạc mệnh

- Tài tử giai nhân


- Tô lục, chuốt hồng…

3


c. Những điển cố, điển tích trong kinh sách Trung Hoa được viết lại dưới
dạng thành ngữ:
- Chiếc bách sóng đào
- Miệng hùm nọc rắn…
d. Dựa vào khả năng cải biến của thành ngữ tạo nên những biến thể:
- Trúc mai sum họp

-> Sum họp trúc mai

- Chút phận bèo mây

-> Chút phận bọt bèo

- Cất đầu không nổi

-> Cất đầu chẳng lên

- Nổi giận lôi đình

-> Nổi giận đùng đùng

- Đánh lận con đen

-> Đánh lừa con đen…


đ. Sử dụng nội dung thành ngữ gốc viết thành câu tron vẹn, phù hợp với
vần và số từ của câu 6 hoặc câu 8. Nội dung vừa cụ thể hóa được suy tư, vừa
hình tượng hóa nhân vật, vừa được “tâm trạng hóa”:
- Trốn chúa, lộn chồng -> Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng
- Phận bạc như vôi

-> Phận sao bạc chẳng vừa thôi

- Sởn gai ốc

-> Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời

- Trong ấm ngoài êm

-> Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm

- Rút dây động rừng

-> Rút dây, sợ nữa động rừng lại thôi

- Kiến bò miệng chén -> Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu…
Qua thống kê cho thấy, bên cạnh những thành ngữ nguyên mẫu, Nguyễn Du đã
sử dụng rất linh hoạt khả năng biến thể của thành ngữ để nói về mối quan hề Kiều
và Thúc Sinh.

4


3. Chức năng của thành ngữ trong ngôn ngữ xoay quanh mối quan hệ

giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh.
a. Chức năng của ngôn ngữ trực tiếp:
a.1. Chức năng của ngôn ngữ đối thoại:
Trong đoạn nói về mối quan hệ giữa Kiều và Thúc Sinh, nhiều thành ngữ
được sử dụng, trong đó có những nhóm thành ngữ cùng trường nghĩa, phù hợp với
hoàn cảnh, số phận, tính cách nhân vật.
Trong đoạn này, Kiều Là nhân vật tham gia đối thoại và có số câu đối thoại
nhiều nhất. Kiều sử dụng thành ngữ để bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc…của mình. Đó là
sự ý thức về thân phận của mình, giờ không còn là tiểu thư nhà họ vương sống
cuộc sống “Êm đềm trướng rủ màn che” nữa, mà đã là một gái lầu xanh tàn tạ
“hoa tàn nhị rữa”-“hoa đã lìa cành”, thân phận chỉ như “chút phận bèo mây” rẻ
rúng, nay trong tay người này, mai qua tay kẻ khác, ai cũng là chủ nhân được;
“liễu ngõ, tường hoa”. Với việc sử dụng các thành ngữ cùng trường nghĩa (hoa tàn
nhị rữa; chút phận bèo mây; liễu ngõ tường hoa; dơ dáng, dại hình) đã góp phần
thể hiện sự tự ý thức về bản thân của Kiều, thể hiện sự đau đớn, tủi hổ về thân phận
bọt bèo mà mình đang sống.
Trong đối thoại, Kiều không chỉ ý thức về thân phận của mình, nàng còn là
người biết nhìn xa, biết tính toán lâu dài, chu đáo, mong ước một cuộc sống hạnh
phúc chân chính. Nàng khuyên Thúc Sinh nói thật với Hoan Thư về mối quan hệ
giữa hai người, không nên là người “có mới nới cũ”-“Mặn tình cát lũy, lạt tình tao
khang”, Kiều khao khát một cuộc sống hạnh phúc và muốn Thúc Sinh thu xếp sao
cho gia đình “trong ấm ngoài êm”. Kiều còn là người sống có tình, có nghĩa, biết
trước, biết sau, trong buổi báo ân báo oán nàng không quên ơn Thúc Sinh đã cứu
mình ra khỏi nơi bùn đen nhơ nhớp mặc dù bây giờ hai người đã “Sâm Thương đôi
ngả”. Cũng trong buổi báo ân báo oán, bên cạnh một nàng Kiều cao quý, thấm
nhuần đạo lý phong kiến là một nàng Kiều am hiểu triết lý dân gian “vỏ quýt dày
có móng tay nhọn” khi đối đáp với Hoạn Thư. Một loạt những thành ngữ được
Kiều sử dụng để nói về Hoạn Thư như: “Quỷ quái, tinh ma”, “kẻ cắp, bà già”,
“kiến bò miệng chén” đã cho thấy trong Kiều chứa đựng một quan niệm đối nhân
xử thế của quần chúng lao động, một quan niệm giàu tính chiến đấu của người lao

động xưa.
5


Thúc Sinh là nhân vật chính trong mối quan hệ với Kiều. Là một thương nhân
giàu có, sẵn sàng bỏ ra cả đống tiền để mua vui. Khi gặp Kiều, Thúc Sinh đã bộc lộ
sự say mê, đắm đuối và quyết tâm lấy nàng làm vợ “Đá vàng cũng quyết, phong ba
cũng liều”, và hỏi han cho đến “ngọn nguồn, lạch sông”. Vì tình yêu với Kiều mà
Thúc Sinh dãm cãi lời cha mẹ, sẵn sàng hứng chịu mọi “sấm sét búa rìu” chỉ vì
“tay đã nhúng chàm”. Tuy nhiên, cũng qua ngôn ngữ đối thoại trong mối quan hệ
với Kiều Thúc Sinh đã hiện hình là một kẻ yếu đuối, nhu nhược không dám đấu
tranh để bảo vệ tình yêu. Nhận thức được Kiều là người “Hồng nhan bạc mệnh”
mà chỉ biết “ngậm thở, nuốt than”, ngậm ngùi khóc lóc. Trong đối thoại, qua một
số thành ngữ, con người Thúc Sinh hiện ra với đầy rẫy những mâu thuẫn. Muốn
cùng Kiều “lên thác, xuống ghềnh” và khẳng định tình yêu với Kiều không bao giờ
thay đổi “đá nát, vàng phai”, nhưng lại khuyên Kiều “xa chạy cao bay” vì “Ái ân
ta có ngần này mà thôi!” và chấp nhận sự chia cắt mà Hoạn Thư tạo ra, chấp nhận
cảnh “kẻ ngược, người xuôi”. Rõ ràng, với những thành ngữ được sử dụng, nhân
vật Thúc Sinh hiện ra là một con người vừa đáng giận lại vừa đáng thương.
Trong mối quan hệ giữa Kiều với Thúc Sinh, Hoạn Thư là nhân vật được
Nguyễn Du dày công xây dựng. Ở con người này vừa chứa đựng sự đài các,cao
quý, lại vừa có chất của những kẻ lưu manh côn đồ, vừa có lòng thương người biết
lí lẽ lại vừa độc ác, tai quái. Con người của Hoạn Thư phần nào hiện ra qua một số
thành ngữ trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật này. Trước hết là lời đối thoại với
Thúc Sinh, mặc dù biết Sinh có vợ bé nhưng Hoạn Thư không hề bộc lộ ra mặt mà
chỉ nói những lời yêu thương,gắn bó “ngọc đá vàng thau” để thăm dó ý tứ. Khi
Thúc Sinh không thừa nhận mối quan hệ của mình với Kiều thì Hoạn Thư mới bộc
lộ sự tinh quái của mình. Là người phụ nữ “sâu sắc nước đời” nên Hoạn Thư
không dại gì mà “ngứa ghẻ hờn ghen” để rồi “xấu chàng hổ ai”. Qua một số thành
ngữ được sử dụng, người đọc vừa cảm phục bởi sự khôn ngoan ứng xử, lại vừa

thấy sợ vì sự sắc sảo, tinh quái của nhân vật này.
a.2. Ngôn ngữ độc thoại.
Ngôn ngữ độc thoại cùng với ngôn ngữ đối thoại giúp cho nhân vật bộc lộ
những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình.
Nếu như trong toàn bộ Truyện Kiều, Thúy Kiều là điển hình của nhân vật cô
đơn thì trong đoạn độc thoại xoay quanh mối quan hệ giữa Thúy Kiều với Thúc

6


Sinh, Kiều chủ yếu suy tư và cảm nhận về con người Hoạn Thư. So với số câu
trong cả đoạn thì số lượng câu độc thoại của Kiều không nhiều, số thành ngữ được
sử dụng cũng không lớn. Tuy nhiên, số ít thành ngữ được sử dụng ấy vẫn có tác
dụng thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của Kiều. Trong cảm nhận của Kiều,
Hoạn Thư là một người đàn bà thông minh, tài trí, bản lĩnh những cũng rất đáng sợ
bởi cái vẻ bề ngoài “thơn thớt nói cười” mà bên trong thì nham hiểm “giết người
không dao”. Càng gần Hoạn Thư, Kiều càng thấy “sởn gai ốc”- “nghĩ càng thêm
nỗi sởn gai rụng rời” vì cái sự “sâu sắc nước đời” của con người này. Kiều nhận
thấy mình đã rơi vào “miệng hùm nọc rắn” và thấy mình phải “ chắp cánh cao
bay” để thoát khỏi sự hiểm nguy này. Với các thành ngữ được sử dụng đã làm nổi
bật cuộc sống cực khổ, hiểm nguy của Kiều, đồng thời cũng thể hiện được những
suy tư, lo lắng của Kiều khi phải sống ở nơi “địa ngục trần gian”.
Trong mối quan hệ giữa Kiều và Thúc Sinh, Hoạn Thư chính là nhân tố tạo ra
sóng gió, chia cắt mối quan hệ này. Con người Hoạn Thư đã hiện ra phần nào qua
cảm nhận của Kiều, nhưng chỉ tìm hiểu ngôn ngữ độc thoại của nhân vật này ta
mới có cái nhìn đúng về nhân vật. Trong ngôn ngữ độc thoại, Hoạn Thư hiện ra là
con người “túc trí đa mưu” trước sự non dại, yếu đuối của Thúc Sinh. Cho việc
Sinh “bưng bít giấu quanh” mối quan hệ với Kiều là việc làm của “những thói trẻ
ranh”, và bình tĩnh tính toán mọi bề. Hoạn Thư cho rằng Kiều chỉ như “kiến bò
miệng chén”. Sự nham hiểm, độc ác trong con người Hoạn Thư đã bộc lộ qua

những thành ngữ trong ngôn ngữ độc thoại của nhân vật này. Một sự quyết tâm trả
thù đã được lên kế hoach, làm cho đối phương “cất đầu chẳng lên”, làm cho kẻ
“thăm ván, bán thuyền” không thể ngờ tới. Thiết nghĩ, để miêu tả nội tâm nhân vật
Hoạn Thư, không có cách nào hữu hiệu hơn việc sử dụng những thành ngữ này.
Thúc Sinh là nhân vật chính của truyện, tuy chỉ xuất hiện trong một quãng đời
của Kiều nhưng nhân vật này cũng đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời Kiều.
Thúc Sinh mê Kiều đến độ “Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình”, chàng đã
cứu Kiều ra khỏi cuộc sống dơ bẩn, nhục nhã “Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng
Khanh”. Thế nhưng tất cả những gì Sinh làm được chỉ có vậy, kể từ khi cưới Kiều
về làm lẽ, chàng ta chỉ suốt ngày “Hương càng đượm, lửa càng nồng”. Thúc Sinh
đúng là kẻ “thăm ván bán thuyền” như Hoạn Thư nói. Con người của Sinh càng
bộc lộ rõ hơn qua những lời độc thoại của anh ta. Sống với Hoạn Thư, biết Hoạn
Thư là người “quỷ quái tinh ma” mà còn có ý định “bưng kín miệng bình” về mối

7


quan hệ của mình với Kiều và cho rằng đó là kế sách vẹn toàn “Nào ai có khảo mà
mình lại xưng” và lo rằng nếu nhắc tới thì sẽ “rút dây động rừng”.
b. Ngôn ngữ tự sự của tác giả và “ngôn ngữ nửa trực tiếp”.
Bên cạnh hệ thống ngôn ngữ trực tiếp (ngôn ngữ đối thoại và độc thoại),
Truyện Kiều nói chung và đoạn xung quanh mối quan hệ giữa Kiều và Thúc Sinh
nói riêng còn sử dụng một hệ thống ngôn ngữ tự sự của tác giả và ngôn ngữ nửa
trực tiếp để bộc lộ đời sống tư tưởng, tình cảm của các nhân vật.
Trong tổng số 794 câu xoay quanh mối quan hệ giữa Kiều và Thúc Sinh, có
448 câu là ngôn ngữ tự sự của tác giả và ngôn ngữ nửa trực tiếp (chiếm 56,4%),
trong đó số thành ngữ được sử dụng là 36 (chiếm 8,3%). Tuy số lượng thành ngữ
thấp hơn so với Truyện Kiều nói chung (12,7% - theo Nguyễn Văn Hằng thống
kê), nhưng những thành ngữ được sử dụng vẫn có tác dụng thể hiện quan điểm,
thái độ của tác giả và góp phần lột tả suy nghĩ, hành động của nhân vật.

Thành ngữ trong ngôn ngữ tự sự của tác giả trước hết thể hiện sự trân trọng,
ngợi ca đối với nhân vật của tác giả. Đó là sự ngợi ca vẻ đẹp “trong ngọc, trắng
ngà” của Kiều, cái đẹp làm cho “cái sóng khuynh thành”, “đổ quán, xiêu đình”. Sự
cảm thông với nỗi khổ của Kiều, sự vui mừng khi thấy Kiều được sống trong cảnh
“sum họp trúc mai”. Sự cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với Kiều còn thể hiện
qua một loạt các thành ngữ cùng trường nghĩa biểu hiện sự chia li, sự tàn tạ của
nhan sắc…như: “đêm ngắn tình dài”, “chiếc bóng song the”, “tóc rối, da chì”,
“phấn thừa, hương cũ”, “rẽ Thúy, chia Uyên”, “ thẹn phấn, tủi hồng”…Với hàng
loạt những thành ngữ như vậy, cuộc đời của Kiều hiện ra với đầy rẫy những nhọc
nhằn, ngang trái. Một mình vò võ nơi chờ đợi tin từ Thúc Sinh, để rồi đáp lại sự
chờ đợi của Kiều là một cảnh bắt bớ, tra tấn tàn nhẫn, biến nàng từ một người đẹp
“đổ quán, xiêu đình” thành một nô tì “tóc rối, da chì”, sống cuộc sống đọa đày nơi
“hang hùm, miệng rắn”.
Thông qua ngôn ngữ tự sự của tác giả và ngôn ngữ nửa trực tiếp, phần nào tâm
trạng, nỗi niềm suy tư của nhân vật cũng được bộc lộ. Đó là sự giận dữ của Thúc
Ông “đất bằng nổi sóng”, đó là sự nổi giận của Hoạn Bà “nổi giận đùng đùng”, đó
là tâm trạng rối bời của Thúc Sinh khi phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”- “Chén mới
phải ngậm bồ hòn , ráo ngay”, đó còn là sự hốt hoảng của Hoạn Thư khi ra trước
công đường báo ân báo oán “phách lạc, hồn xiêu”…Với việc sử dụng những thành
8


ngữ trong ngôn ngữ nửa trực tiếp, tác giả không những đã thể hiện sự am hiểu vốn
văn hóa dân gian mà quan trọng hơn là nâng cao khả năng miêu tả của ngôn ngữ,
giúp cụ thể hóa, hình tượng hóa những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
Trong ngôn ngữ xoay quanh mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh,
Nguyễn Du đã sử dụng một cách linh hoạt vốn thành ngữ trong kho tàng văn hóa
dân gian. Đọc các thành ngữ này, nhiều khi chúng ta khó có thể phân biệt đâu là
thành ngữ dân gian được vận dụng vào trong tác phẩm. Nguyễn Du cùng với kiệt
tác Truyện Kiều đã góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa dân gian

nói chung và kho tàng thành ngữ tiếng Việt nói riêng. Đồng thời, việc sử dụng một
cách linh hoạt, tinh tế và sáng tạo các thành ngữ trong Truyện Kiều đã chứng minh
tài năng và vốn ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du.

9



×