Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Quy tắc phân loại hàng hóa HS quy tắc áp mã HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 25 trang )

CÁC QUY TẮC
PHÂN LOẠI


QUY TẮC 1
Tên, tiêu đề của các phần, chương và các phân chương
chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu.
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải
được xác đònh theo nội dung của từng nhóm và chú giải
của các phần, chương, phân chương liên quan, và theo
các quy tắc tiếp theo nếu như những nhóm hoặc chú
giải không có quy đònh nào khác


QUY TAÉC 2


a/ Bất kỳ một mặït hàng nào được phân loại trong
một nhóm thì mặt hàng đó ở các dạng sau cũng được
phân loại trong nhóm đó:
_ Dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện,
nhưng đã mang đặc tính cơ bản của hàng hóa ở
dạng hoàn thiện hoặc hoàn chỉnh.
_ Dạng hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện (hoặc sẽ
được phân loại như một mặt hàng hoàn chỉnh hoặc
hoàn thiện theo quy tắc này), nhưng chưa được lắp
ráp hoặc đã tháo rời.


Ví dụ 1: Xe ô tô nhập khẩu ở dạng tháo rời toàn phần
Ví dụ 2: Xe gắn máy ở dạng tháo rời


Ví dụ 3: Tủ lạnh dùng trong gia đình hoàn chỉnh,
nhưng không có bộ phận nén khí
Thiết bò làm lạnh thuộc các nhóm từ 8413 đến 8419
và tủ lạnh thuộc nhóm 8418 nhưng trong trường hợp
này tủ lạnh không có bộ nén khí (tủ lạnh chưa hoàn
chỉnh).
Theo qui tắc 2(a) phân loại vào phân mã số 8418.20


Quy tắc 2(a) đề cập đến phân xếp loại hàng hóa ở
các dạng sau:
+ Hàng hóa chưa là sản phẩm hoàn chỉnh hay
thành phẩm
+ Hàng hóa được tháo rời hay chưa được lắp ráp
thành sản phẩm hoàn chỉnh
+ Hàng hóa ở dạng phối hợp cả hai dạng nêu trên
Lưu ý:
- khái niệm “Đặc trưng chủ yếu” dùng để chỉ
những tính năng chủ yếu của một loại sản phẩm
hàng hóa
- Quy tắc 2(a) thông thường không áp dụng cho các
sản phẩm thuộc phần 1 đến phần 6


b/ Nếu một vật liệu hoặc một chất được phân
loại trong một nhóm thì hỗn hợp hay hợp chất
của các vật liệu hoặc chất đó cũng được phân
loại trong nhóm đó.
Hàng hóa được làm toàn bộ hay một phần
bằng một loại vậït liệu hoặc một chất thì được

phân loại cùng trong môt nhóm.
Việc phân loại hàng hóa mà làm bằng hai vật
liệu hay hai chất trở lên, tương ứng với hai hay
nhiều nhóm sẽ phải tuân theo quy tắc 3.


29. Hỗn hợp gia vò dạng bột đựng trong lọ thủy
tinh 125 g, thành phần gồm:
- Lá rau thơm 20%
- Tiêu xay trắng 30%
- Ớt 10%
- Đinh hương 20%
- Hạt cây rau mùi 20%


QUY TẮC 3
Khi áp dụng quy tắc 2(b) hoặc vì
một lý do nào khác, hàng hóa thoạt
nhìn có thể phân loại theo hai hay
nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:


QUI TẮC 3a
Hàng hóa đó được xếp vào nhóm có mô tả đặc trưng
nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào các nhóm có mô tả khái
quát.
Tuy nhiên, Khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi
nhóm chỉ liên quan đến một phần của vật liệu hoặc
chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất,
hoặc chỉ liên quan tới một bộ phận của các hàng hóa

đơn lẻ trong một bộ đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm
này sẽ được coi như đặc trưng tương đương trong mối
quan hệ với những hàng hóa đó, thậm chí nếu một
trong số các nhóm ấy có mô tả hàng hóa hoàn chỉnh và
chính xác hơn.


QUI TẮC 3b
Những hàng hóa là hỗn hợp hay hợp
chất của nhiều vật liệu khác nhau, hoặc được
tạo thành từ nhiều bộ phận khác nhau, và
những hàng hóa được xếp bộ để bán lẻ mà
không thể phân loại được theo quy tắc 3(a) thì
sẽ được phân loại như thể chúng được cấu
thành từ loại vật liệu hoặc bộ phận cấu thành
tạo ra đặc trưng cơ bản của chúng, tới một
mức mà tiêu chuẩn này có thể được áp dụng.


Quy tắc 3b
p dụng chủ yếu cho các dạng sản phẩm sau:
- Sản phẩm là hỗn hợp;
- Các sản phẩm được làm từ nhiều chất liệu khác
nhau;
- Các sản phẩm được lắp ghép từ nhiều bộ phận
thành phẩm khác nhau (ở dạng tổ hợp cấu thành từ
các bộ phận khác nhau)
- Những hàng hóa được xếp bộ để bán lẻ.



Ví dụ1: Bộ làm đầu bao gồm
Tông đơ cắt tóc sử dụng điện (8510),
Một chiếc lược (9615)
Một cái kéo
(8213)
Một chiếc chổi (9603)
Một chiếc khăn (6302)
Tất cả được đóng bộ trong bao da (4202). Sản
phẩm này sẽ được phân loại trong nhóm 8510


Ví dụ 2: Pho mát kẹp cá tuyết có thành phần
như sau:
Pho mát 74%
Miếng cá tuyết mềm 26%
(Trong đó cá tuyết nghiền 22%;
tinh bột, muối, gia vò khác …4%)
Sản phẩm này không được đóng hộp.


QUI TẮC 3c
c/ Khi hàng hóa không thể phân loại theo quy
tắc 3(a) hoặc 3(b) thì phải xếp vào nhóm cuối
cùng theo số thứ tự trong các nhóm tương
đương.


Quy tắc 3(c)
Phân xếp loại hàng hóa theo quy tắc 3(c)
khi không thể áp dụng quy tắc 3(a) hoặc 3(b).

Theo quy tắc này, hàng hóa được phân xếp loại
vào nhóm cuối cùng theo số thứ tự trong các
nhóm tương đương.
Ví dụ: Dây chuyền lực có một mặt làm
bằng plastic và một mặt làm bằng cao su
Có hai nhóm hàng có thể được xem xét là
3926 và 4010


Ví dụ: Dây chuyền lực có một mặt làm
bằng plastic và một mặt làm bằng cao su

Nhóm 39.26: Các sản phẩm khác bằng Plastic
Nhóm 40.10: Băng truyền hoặc băng tải bằng
cao su lưu hóa
Áp dụng quy tắc 3c:
sản phẩm này thuộc nhóm 40.10


Quy tắc 3 đưa ra 3 phương pháp phân xếp loại
(a)Mô tả đặc trưng
(b)Tính chất cơ bản
(c)Nhóm xuất hiện cuối cùng theo số thứ tự.


QUY TẮC 4
Những hàng hóa không thể được phân
loại theo các quy tắc trên thì phải được xếp
vào nhóm phù hợp với loại hàng giống
chúng nhất



QUY TẮC 5
Bổ sung cho những qui đònh đã được nêu trên, những
quy tắc sau đây sẽ được áp dụng đối với những hàng
hóa được đề cập như sau:
(a)Hộp camera, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp
đựng đồ trang sức và các hộp chứa tương tự, được tạo
dáng đặc biệt hoặc làm phù hợp để chứa một sản phẩm
hoặc bộ sản phẩm đặc biệt nào đó để sử dụng trong thời
gian dài và được bán kèm với sản phẩm, sẽ được phân
loại cùng nhóm với các sản phẩm đó.
Tuy nhiên quy tắc này không áp dụng đối với
những thùng chứa tiêu chuẩn – thùng conterner, mang
đặc trưng thuần túy là bao hộp, hay thùng chứa chuyên
dụng.


42.02

92.02

Áp dụng quy tắc 5: túi đựng đàn
ghi ta được áp vào 92.02


Ví dụ1:
. Tráp và hộp đựng đồ kim hoàn
. Hộp đựng máy cạo râu điện
. Hộp đựng ống nhòm

. Hộp, thùng, cặp đựng nhạc cụ
.Bao súng

(nhóm 7113)
(nhóm 8510)
(nhóm 9005)
(nhóm 9202)
(nhóm 9303)

Ví dụ2: Đồ chứa không được áp dụng theo quy
tắc này là các đồ bao gói như một hộp bạc để
đựng trà, hoặc bát gốm có hoa văn để đựng
kẹo.


(b) Theo những qui đònh của quy tắc 5 (a), những
loại bao gói, các đồ chứa và thùng đựng hàng hóa
đi kèm với hàng được phân loại cùng với những
hàng hóa nếu các thùng chứa, bao hộp này
thường được dùng để đóng gói những hàng hóa
đó.
Tuy nhiên, qui đònh này không áp dụng đối
với mọi loại bao gói hay thùng chứa thuộc loại để
sử dụng nhiều lần.


QUY TẮC 6
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân xếp loại hàng hóa vào
các phân nhóm của một nhóm hàng phải được xác đònh theo nội
dung lời lẽ của từng phân nhóm, chú giải của những phân nhóm

có liên quan và theo các quy tắc nêu trên, trong điều kiện là chỉ
những phân nhóm cùng cấp mới được so sánh.
Theo quy tắc này, chú giải của các phần, chương có liên quan
cũng vẫn được áp dụng, trừ trường hợp có những yêu cầu khác.
_ Quy tắc 6 điều chỉnh phương pháp phân xếp loại các phân
nhóm hàng trong cùng một nhóm hàng.
_ Lưu ý là chỉ những phân nhóm hàng cùng cấp độ phân loại
mới có thể so sánh cân nhắc với nhau.
_ Quy tắc 6 còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những
chú giải phục vụ chi tiết hóa cho một phân nhóm hàng.


IV- CHÚ GIẢI CỦA CÁC PHẦN,
CHƯƠNG, NHÓM VÀ PHÂN NHÓM
Có giá trò ràng buộc về tính pháp lý tương tự
như các phân nhóm hàng trong danh mục. Một số
chú giải chi phối một vài phân nhóm hàng cụ thể.
Chú giải cung cấp những thông tin hết sức
cần thiết trợ giúp cho việc phân loại, hỗ trợ cho
việc giới hạn khuôn khổ những phân nhóm đảm
bảo phân loại được cụ thể.


×