Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp thu hút lao động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.3 KB, 91 trang )

1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Lao động là một trong những nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình
sản xuất xã hội. Đây là một nhân tố đặc biệt do nó vừa là nhân tố đầu vào của
sản xuất, vừa là nhân tố thụ hưởng thành quả đầu ra của quá trình sản xuất.
Trước kia, trong quá trình sản xuất giản đơn, chủ yếu sử dụng lao động thủ
công, số lượng lao động được coi là một nhân tố cạnh tranh trong quá trình
sản xuất. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ,
lao động giản đơn có thể được thay thế bằng máy móc hiện đại, yếu tố chất
lượng lao động mới là yếu tố quyết định được đề cập đến trong cạnh tranh ở
thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Đối với Bình Định, là một trong 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh
trong nước và quốc tế, là cửa ngõ thông thương ra biển của Tây nguyên và
một số nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông qua đường 19 và cảng Quy
Nhơn, là tỉnh có nhiều tiềm năng về tài nguyên biển, rừng và tiềm năng du
lịch. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Định tương
đối khá, nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với nguồn lực, tiềm năng
của tỉnh, trong đó việc quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng lực lượng
lao động vẫn còn một số tồn tại, yếu kém. Đặc biệt, sự ra đời của Khu kinh tế
Nhơn Hội tiếp tục đặt ra cho Bình Định những khó khăn, thách thức trong
việc thu hút và sử dụng lao động cho Khu kinh tế đầy tiềm năng này.
Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định được Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập theo Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005,
với quy mô diện tích được quy hoạch là 12.000 ha, với vị trí địa lý khá thuận


2


lợi, có vai trò rất quan trọng đối với phát triển tỉnh Bình Định nói riêng và khu
vực Nam Trung bộ và Tây nguyên nói chung.
Để triển khai xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội, Tỉnh ủy
Bình Định đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội
XVII Đảng bộ tỉnh về triển khai đồng bộ nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế
Nhơn Hội giai đoạn 2006 - 2010, nhiệm vụ đặt ra là rất khó khăn, nặng nề và
yêu cầu cấp bách đối với Cấp ủy, chính quyền và nhân dân Bình Định, trong
đó vai trò chủ đạo là Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội.
Xuất phát từ thực tế, yêu cầu nhiệm vụ nêu trên, cần có sự đánh giá một
cách toàn diện về vấn đề thu hút lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội từ khi
thành lập đến nay, đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để thu hút lực lượng lao
động đến năm 2010 và 2020, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp thu hút lao
động lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đến năm 2020” để
làm luận văn thạc sĩ.
* Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về tính tất yếu, khách quan thu hút lao động cho phát
triển Khu kinh tế Nhơn Hội.
- Dự báo nhu cầu lao động và cơ cấu lao động cho Khu kinh tế.
- Đề xuất những giải pháp thu hút đầu tư và thu hút lao động cho Khu
kinh tế Nhơn Hội từ nay đến năm 2010 và 2020 nhằm chuẩn bị lực lượng lao
động đáp ứng nhu cầu phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề thu hút lao động
cho bộ phận dân số trong độ tuổi lao động.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội,
tỉnh Bình Định đến năm 2010 và 2020.


3


* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê.
- Phương pháp phân tích thực chứng dựa trên những kết quả thống kê
và điều tra về lao động, trình độ lao động đã được công bố.
* Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1. Sự cần thiết thu hút lao động cho phát triển Khu kinh tế
Nhơn Hội.
- Chương 2. Nhu cầu thu hút lao động cho Khu kinh tế Nhơn Hội.
- Chương 3. Mục tiêu, quan điểm và giải pháp thu hút lao động cho
Khu kinh tế Nhơn Hội.


4

CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT THU HÚT LAO ĐỘNG CHO
PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ NHƠN HỘI
1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền
Trung, một vùng kinh tế được hình thành một số Khu kinh tế với các cơ chế,
chính sách ưu đãi đặc thù, trong đó có Khu kinh tế Nhơn Hội, thuộc tỉnh Bình
Định. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.024 km 2, chiếm 1,8% diện tích cả nước
và chiếm 18,2% diện tích vùng Duyên hải Nam Trung bộ; phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía

Đông giáp biển Đông. Toàn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện
và một thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn (đô thị loại 2).
Với vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, xã hội, trong
những năm qua, lợi thế này đã được tỉnh Bình Định khai thác tương đối tốt và
sẽ còn được phát huy trong tương lai. Vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu
quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần
đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng ra biển của các nước trong Tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và
các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là đầu mối phía Đông của quốc lộ 19, là con
đường ngang nối giữa Duyên Hải và Tây Nguyên tốt nhất có thể đáp ứng vận
chuyển của ô tô vận tải container từ cảng Quy Nhơn qua các cửa khẩu quốc tế
và ngược lại; nằm ở phía Nam của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, nối
liền với các tỉnh phía Bắc, phía Nam qua quốc lộ 1 A và đường sắt Bắc - Nam.
Sân bay Phù Cát hiện có các chuyến bay tới Hà Nội qua Đà Nẵng và thành


5

phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, bờ biển dài 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km 2,
vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2 có cảng Quy Nhơn và sắp đến có cảng
Nhơn Hội.
Vị trí địa lý nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác
các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy
mạnh thu hút vốn đầu tư, giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và
quốc tế, hòa nhịp với xu thế phát triển chung của cả nước để Bình Định trở
thành một trong những tỉnh phát triển kinh tế nhanh và bền vững ở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ.
1.1.1.2 Địa hình
Toàn tỉnh nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, có địa

hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng
xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Bình Định, địa hình hạ thấp đáng kể. Nếu ở
Cao Nguyên phía Tây có cao độ từ 500 m đến 700 m thì ở đồng bằng Bình
Định chỉ có cao độ 20 m đến 30 m, vùng ven biển cao độ 2 m đến 3 m.
1.1.1.3 Khí hậu
Do điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa
hình, đặc biệt là dãy Trường Sơn có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của
tỉnh, nên Bình Định có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa mùa. Nhiệt độ trung bình
năm 26 - 270C, lượng mưa trung bình năm 1.600 - 3.000 mm, phân bố theo
mùa rõ rệt; độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79 - 83%. Nhìn chung,
điệu kiện khí hậu của Bình Định thuận lợi cho sản xuất, phát triển các ngành
kinh tế của tỉnh.
1.1.1.4 Tài nguyên nước


6

Sông ở Bình Định không lớn, độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, lưu tốc
dòng chảy lớn, trữ lượng nước 5,2 tỷ m3, tiềm năng thủy điện 182,4 triệu KW;
có 4 con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng mạng
lưới các sông suối ở miền núi thuận lợi cho phát triển thủy lợi, thủy điện.
1.1.1.5 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 602.443 ha, chia ra 9 nhóm, 22
đơn vị đất và 74 đơn vị đất phụ. Trong đó, nhóm phù sa có 45.634 ha, chiếm
7,61% diện tích tự nhiên, là nhóm đất quan trọng nhất để trồng cây lương
thực, phân bổ dọc theo lưu vực các sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà
Thanh. Nhìn chung, tiềm năng đất của tỉnh có chủng loại phong phú, độ phì
kém, đất có khả năng cho phát triển sản xuất nông nghiệp không nhiều và
ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

1.1.1.6 Tài nguyên rừng
Với khí hậu nóng, ấm, mưa nhiều, địa hình, đất đai đa dạng, đã tạo cho
hệ thực vật rừng Bình Định khá phong phú về thành phần loài, hiện toàn tỉnh
có trên 178.700 ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ khoảng 11,5 triệu m 3 và
trên 48.500 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 1,3 triệu m3. Ngoài các loại cây lấy
gỗ, rừng Bình Định còn có nhiều loài cây làm cảnh, cây đặc sản, cây dùng
làm dược liệu và làm hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Hệ động vật rừng của tỉnh cũng khá phong phú về chủng loại, bước đầu
đã thống kê được 360 loài động vật có xương sống thuộc 91 họ và 31 bộ,
trong đó có 83 loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
1.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh không đa dạng về chủng loại, nhưng có
một số khoáng sản đã được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp, đặc
biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số loại khoáng sản đáng chú ý
như: đá xây dựng, quặng titan, nước khoáng, cao lin, đất sét, cát và cát trắng.


7

Ngoài ra, còn có một số loại khoáng sản khác có giá trị công nghiệp, tuy trữ
lượng không nhiều, đó là vàng, chì, thiếc, than bùn,... hiện đang trong quá
trình tiếp tục điều tra thăm dò và nghiên cứu khả năng khai thác ứng dụng vào
sản xuất, đã có dấu hiệu về khoáng sản quý hiếm.
1.1.1.8 Tài nguyên biển
Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km với 3 cửa lạch lớn và 2 cửa lạch
nhỏ. Qua điều tra ngư loại học, vùng biển Bình Định nói riêng và Duyên hải
Miền Trung nói chung đã phát hiện được trên 500 loài cá (trong đó tỷ lệ cá
nổi 65% và cá đáy 35%). Biển Bình Định còn có nhiều sản phẩm quý hiếm có
giá trị kinh tế cao, đáng chú ý nhất là yến sào, sản lượng khoảng 650kg/năm.
1.1.1.9 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của Bình Định tương đối phong phú và đa dạng, bao
gồm cả núi, hồ, biển, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội có sức hấp dẫn. Bờ
biển dài, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển
hài hòa, hấp dẫn, nhất là bán đảo Phương Mai, thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội.
Đặc biệt, Bình Định từ lâu đã nổi tiếng là quê hương võ nghệ với nhiều anh
hùng hào kiệt dân tộc mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ với phong trào Tây Sơn.
Bình Định cũng là một trong rất ít địa phương trong cả nước còn bảo
tồn được nhiều di tích văn hóa Chăm với hệ thống tháp Chàm nổi tiếng và có
nhiều tiềm năng văn hóa phi vật thể như môn phái võ thuật Tây Sơn, nghệ
thuật hát tuồng, bài chòi độc đáo,...
1.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định
1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế


8

Bảng 1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
(ĐVT: tỷ đồng).
TT

Chỉ tiêu

I

GDP (giá SS năm 1994)

1

Chia theo ngành kinh tế
- Công nghiệp- xây dựng

- Nông lâm nghiệp
- Dịch vụ
Theo SXVC và phi SXVC
- Sản xuất vật chất
- Phi sản xuất vật chất
Chia theo NN và phi NN
- Phi nông nghiệp
- Nông nghiệp

2

3

1995
2.388,

2000
3.661,

2005
5.609,

2006
6.280,

2007
7.065,

7


3

7

5

3

354,2
722,4 1.327,4 1.561,1 1.953,9
1.232,4 1.741,7 2.303,4 2.492,4 2.598,5
802,1 1197,2 1978,9 2227,0 2512,9
1.586,6 2.464,1 3.630,8 4.053,5 4.552,4
802,1 1.197,2 1.978,9 2.227,0 2.512,9
1.156,3 1.919,6 3.306,3 3.788,1 4.466,8
1.232,4 1.741,7 2.303,4 2.492,4 2.598,5

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định năm 2007).

Kinh tế của tỉnh thời kỳ 2001 - 2005 và hai năm 2006, 2007 tiếp tục
tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, GDP (theo giá cố định 1994) năm
2005 đạt 5.610 tỷ đồng, gấp 1,54 lần năm 2000, năm 2007 đạt trên 7.000 tỷ
đồng; nhịp độ tăng trưởng bình quân 2001 - 2005 là 9%; năm 2006 tăng 12%
và năm 2007 tăng 12,5%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 14%; nông, lâm
nghiệp tăng 5,7% và dịch vụ tăng 10,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng
bình quân 16%/năm và 2 năm 2006, 2007 là 24,4%/năm. GDP bình quân đầu
người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên gần 600 USD năm 2007.


9


1995

2000

2005

2006

2007

1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế
Bảng 2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Định phân theo ngành
Đơn vị tính: %.
Năm Năm Năm Năm
Tăng - giảm
Chỉ tiêu
1995 2000 2005 2007 1996- 2001- 20062000 2005 2007
GDP
100 100 100 100
Chia theo 3 khu vực:
- Nông, lâm, ngư nghiệp
51,1 42,2 36,9 34,2 - 8,9 -5,2
-2,7
- Công nghiệp, xây dựng 15,0 22,8 28,2 31,8 +7,8 +5,4 +3,6
- Dịch vụ
33,9 35,0 34,9 34,0 +1,1 -0,1
-0,9
Theo SXVC và phi SXVC
- Nông, lâm; CN, XD

66,1 65 65,1 66
-1,1 +0,1 +0,9
- Dịch vụ
33,9 35 34,9 34,0 +1,1 -0,1
-0,9
Theo NN-phi nông nghiệp
- Nông, lâm, ngư nghiệp
51,1 42,2 36,9 34,2 - 8,9 -5,2
-2,7
- Công nghiệp, dịch vụ
48,9 57,8 63,1 65,8 +8,9 +5,2 +2,7
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định năm 2007).

Thời kỳ 1996 - 2005 và đến năm 2007, cơ cấu ngành tính theo GDP
của nền kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng của khu
vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ mức 51,1% năm 1995 xuống còn


10

42,2% năm 2000, 36,9% năm 2005 và 34,2% năm 2007. Khu vực Công
nghiệp, xây dựng tăng từ 15% năm 1995 lên 22,6% năm 2000, 28,2% năm
2005 và 31,8% năm 2007; khu vực dịch vụ ổn định khoảng 34-35%. Thời kỳ
1996-2000, khu vực nông, lâm nghiệp giảm 8,9%, 2001-2005 giảm 5,2% và
hai năm 2006-2007 giảm 2,7% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

1.1.2.3 Thu ngân sách và đầu tư phát triển
Nguồn thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh, năm 2007 thu ngân sách đạt
1.774,2 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 1.312,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu ngân
sách bình quân hàng năm thời kỳ 1996 - 2005 là 19,8%/năm, trong đó thời kỳ

1996 - 2000 là 8,6%/năm, thời kỳ 2001 - 2007 từ 12 - 13%/năm. Thu ngân
sách về cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và đột xuất của tỉnh.
Quy mô vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, thời kỳ 2001 - 2005 đạt
14.440 tỷ đồng, chiếm 41% GDP, gấp 2,5 lần thời kỳ 1996 - 2000. Trong hai
năm 2006 và 2007 tổng vốn đầu tư phát triển là 11.472 tỷ đồng.
1.1.2.4 Phát triển dịch vụ, du lịch và xuất nhập khẩu
Các ngành dịch vụ, du lịch của tỉnh trong những năm qua có sự chuyển
biến tích cực với nhiều loại hình hoạt động, nhiều thành phần kinh tế tham
gia. Thời kỳ 1996 - 2005 giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm


11

là 9,3%, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 tăng 8,3%/năm và giai đoạn 2001 2005 tăng bình quân 10,1%/năm. Trong 2 năm 2006 - 2007 tăng gần 12,7%.

1995

2000

2005

2006

2007

Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng bình quân 27,8%/năm thời kỳ 1996 2005; trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng 19,2%; năm 2007 đạt 316 triệu USD
và kim ngạch xuất khẩu trong 2 năm 2006-2007 gần 560 triệu USD.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu về xuất, nhập khẩu của tỉnh Bình Định
ĐVT: 1.000 USD.

Danh mục
Kim ngạch xuất khẩu

1995
21.472

2005
2000
2006
2007
103.883 214.924 243.800 316.088


12

- Hàng CN chế biến
- Hàng khoáng sản
- Nông, lâm, thuỷ sản
Kim ngạch nhập khẩu
- Máy móc thiết bị
- Xe và phụ tùng xe
- Nguyên liệu sản xuất
- Hàng tiêu dùng

3.637
3.046
14.789
11.197
439
4.739

5.953
66

8.835
5.628
89.420
74.895
1.877
17.902
51.469
3.640

9.030
13.198 23.808
12.650 15.728 17.739
193.244 214.874 274.541
112.070 108.297 139.180
5.007
5.831
5.715
3.070
1.040
212
100.912 100.024 109.493
3.081
1.402
23.760

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định năm 2007).


Hàng hoá thông qua cảng biển tăng nhanh, năm 1995 đạt 0,5 triệu tấn
thông quan, năm 2000 đạt 1,65 triệu tấn, năm 2005 đạt 2,9 triệu tấn; đến năm
2007 đã đạt trên 3,7 triệu tấn. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
… tiếp tục phát triển mở rộng. Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng
trên địa bàn tỉnh tăng khá, đến cuối năm 2007 đạt 10.832 tỷ đồng và tổng dư
nợ 10.524 tỷ đồng.
Biểu đồ 1.5

1.1.2.5 Phát triển các thành phần kinh tế
Đến năm 2007, toàn tỉnh có 2.344 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với
tổng vốn đăng ký 7.711 tỷ đồng và trên 50 nghìn hộ kinh doanh cá thể. Đã cơ
bản hoàn thành Phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tỉnh
giai đoạn 2003 - 2006 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với 29 dự án đầu tư với tổng vốn
đăng ký 383 triệu USD, đóng góp khoảng 0,5% GDP của tỉnh. Đã tích cực


13

triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác với các tỉnh lân cận, thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội; hợp tác với các tỉnh Nam Lào triển khai các dự án đầu tư.
1.1.2.6 Hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh Bình Định
* Mạng lưới giao thông: Bình Định là tỉnh có hệ thống giao thông
tương đối thuận tiện, là một trong số ít tỉnh có đủ các loại hình giao thông:
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
* Cấp điện: Ở tỉnh có nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn công suất 2x33MW
phát lên hệ thống 110 KV; lưới điện của tỉnh đã hoà vào lưới điện Quốc gia.
Sản lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người đạt 370 KWh năm 2007.
* Thông tin liên lạc: Bình Định có hệ thống thông tin liên lạc tương đối
hoàn chỉnh, đặc biệt bưu chính, viễn thông có bước phát triển khá tốt với công

nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh. Hệ thống thông tin di động đã
phủ sóng hầu hết các địa bàn đông dân của tỉnh, nhất là tại các trung tâm
huyện lỵ, các khu, cụm công nghiệp và Khu kinh tế Nhơn Hội.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ KHU KINH TẾ NHƠN HỘI, TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.2.1 Khái niệm về Khu kinh tế
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của
Chính phủ. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi
thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du
lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù
hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
1.2.2 Tổng quan về Khu kinh tế Nhơn Hội
1.2.2.1 Sự hình thành Khu kinh tế Nhơn Hội
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 98/2004/QĐ-TTg
ngày 01/6/2004 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn,


14

xác định khu vực phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội có diện tích 12.000 ha
(trong đó có 7.113 ha thuộc Quy Nhơn và 4.887 ha tại các huyện Tuy Phước,
Phù Cát) nhằm tạo điều kiện cho thành phố Quy Nhơn mở rộng, phát triển trở
thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, thương mại, du
lịch, giáo dục đào tạo của vùng duyên hải Nam Trung bộ.
Tháng 8/2004, Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của
Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã nêu nhiệm vụ có tính đột phá là quy
hoạch xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội để cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai,
Khu kinh tế Dung Quất, Khu khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại

Chân Mây trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm động lực phát
triển của vùng. Văn bản này cũng đã nhấn mạnh vai trò của Khu kinh tế Nhơn
Hội là “…tạo thêm động lực với vị trí hạt nhân làm động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội …”
Tiếp đó, trong Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính
trị lại xác định: "Tiếp tục đầu tư phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy, lôi kéo các địa phương khác
mà trước hết là các tỉnh trong vùng cùng phát triển; phát huy tối đa tác động
hành lang Đông - Tây của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan để phát triển
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hình thành một số khu vực kinh tế quan
trọng khác để làm động lực phát triển cho cả vùng như: ...Chu Lai, Dung Quất
gắn với đường 14 và khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, Đắc Ốc; Khu kinh tế Nhơn
Hội gắn với đường 19 và cửa khẩu Đức Cơ, Bờ Y..."
Sau một thời gian chuẩn bị và hội đủ các điều kiện, ngày 14/6/2005
Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định số 141/2005/QĐ-TTg về thành lập Khu
kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định và Quyết định số 142/2005/QĐ-TTg phê


15

duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm 2020. Theo
đó, Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng trên bán đảo Phương Mai, nằm phía
Đông Bắc thành phố Quy Nhơn (đô thị loại 2) và cách trung tâm thành phố 6
km, có diện tích đất tự nhiên khoảng 12.000 ha, tạo động lực phát triển kinh
tế của tỉnh Bình Định.
Việc hình thành và phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội mang một ý nghĩa
rất quan trọng, có tính đột phá trong việc phát triển kinh tế xã hội đối với tỉnh
Bình Định nói riêng và cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung.
1.2.2.2 Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội

Theo Quyết định số 142/2005/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn
Hội đến năm 2020, Khu kinh tế Nhơn Hội là một Khu kinh tế tổng hợp có nội
dung hoạt động rộng, đa ngành đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với
xã hội, bao gồm: công nghiệp, cảng, thương mại dịch vụ, du lịch và các khu
đô thị mới, lấy cả sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ, du lịch làm
trọng tâm, cân đối nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Khu kinh tế Nhơn Hội phát triển theo mô hình “khu trong khu” và
được quy hoạch thành hai khu chức năng chính: Khu phi thuế quan có diện
tích 545 ha gồm các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ, tài chính,… và
Khu thuế quan là phần còn lại của Khu kinh tế có các hoạt động cảng biển
quốc tế, khu công nghiệp, khu du lịch vui chơi giải trí và các khu đô thị, trong
đó sẽ phát triển một khu đô thị mới quy mô 680 ha được quy hoạch thành khu
đô thị hiện đại văn minh mang tầm quốc tế.
1.2.2.3 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
a) Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý


16

Khu kinh tế Nhơn Hội có diện tích đất tự nhiên 12.000 ha gồm các xã:
Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 phường Hải Cảng, thuộc thành
phố Quy Nhơn; một phần các xã Phước Hòa, Phước Sơn thuộc huyện Tuy
Phước; một phần các xã Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hải thuộc huyện Phù Cát.
Khu kinh tế Nhơn Hội có ranh giới địa lý được xác định trong khoảng
tọa độ địa lý từ 109011’ đến 109017’ kinh độ Đông và từ 13045’ đến 14001’ vĩ
độ Bắc, được giới hạn bởi núi Bà, thuộc xã Cát Hải, Phù Cát ở phía Bắc giáp;
giáp biển Đông ở phía Nam và phía Đông và giáp đầm Thị Nại ở phía Tây.
Xét về mặt địa lý, Khu kinh tế Nhơn Hội tương đối biệt lập với ba mặt

được bao bọc bởi biển, đầm tạo thành vành đai bảo vệ tự nhiên. Phía Đông và
Nam có dãy núi Phương Mai ngăn gió bão, sóng lớn và thuận lợi cho việc
kiểm tra bảo vệ; phía Tây là đầm Thị Nại rộng 5.060 ha; phía Bắc là vùng đất
duy nhất nối liền bán đảo với nội địa được che chắn bởi núi Bà. Hiện tỉnh
Bình Định đã đầu tư xây dựng tuyến cầu đường bộ vượt đầm Thị Nại để nối
thành phố Quy Nhơn với Khu kinh tế Nhơn Hội, xóa bỏ cách trở về giao
thông để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
* Địa hình
Bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định, chỗ rộng nhất là
4,5 km, chỗ hẹp nhất là 1 km. Chiều dài của bán đảo khoảng 18 km, khu vực
cao nhất là dãy núi Phương Mai ở phía Đông và Nam bán đảo, thấp nhất là
khu ruộng nuôi tôm ở phía Tây bán đảo. Địa hình có hướng dốc về hai phía
Đông và Tây của bán đảo, với độ dốc từ 0,5% đến 10%. Phần bán đảo không
bị ngập lụt, nên rất thuận lợi cho việc xây dựng.
* Điều kiện khí hậu
Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng nằm trong
vùng khí hậu trung Trung Bộ. Khí hậu nhìn chung có nhiều mặt thuận lợi,
nhiệt độ trung bình năm 26,60C, nhiều nắng, lượng mưa không quá nhiều.


17

b) Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số và lao động
Dân số trong phạm vi quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội có 37.129
người với 6.803 hộ, trong đó chủ yếu là dân nông nghiệp và một số dân ngư
nghiệp. Dân cư tập trung đông ở khu Cát Tiến, mật độ dân số lên đến 761
người/km2, khu Hải Cảng 654 người/km 2, khu Nhơn Lý 597 người/km2, khu
vực Nhơn Hội và Phước Sơn dân cư thưa thớt, mật độ dưới 100 người/km 2,
các khu vực còn lại dao động từ 210-470 người/km 2. Dân số chủ yếu là người

Kinh, nghề nghiệp chính là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải
sản gần bờ (nhân khẩu nông lâm ngư nghiệp chiếm đến 89% dân số), một số
ít làm nghề dịch vụ (nhân khẩu dịch vụ, thương mại chỉ có 4.084 người,
chiếm 11% dân số). Đời sống nhân dân nhìn chung còn nhiều khó khăn.

Bảng 4. Hiện trạng diện tích và dân số Khu kinh tế Nhơn Hội
TT
1
2
3
4

Khu vực
Cát Hải
Cát Tiến
Cát Chánh
Phước Hoà

Diện tích

Dân số

Mật độ

(ha)
1.215
1.179
713
963


(người)
2.560
8.973
2.541
2.742

(người/km2)
210
761
356
285


18

5
6
7
8
9

Phước Sơn
Nhơn Lý
Nhơn Hội
Nhơn Hải
KV 9 phường Hải Cảng
Cộng

817
1.535

4.028
1.200
350
12.000

526
9.169
3.016
5.640
1.962
37.129

64
597
75
470
560
309

(Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội năm 2007).

Dân số trong độ tuổi lao động ở Khu kinh tế có 16.360 người, chiếm
44% dân số. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế có 14.315 người,
chiếm 87,5% dân số trong độ tuổi lao động. Trong số đó, lao động làm việc
trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có 12.600 người chiếm 88%, lao động
dịch vụ, thương mại 1.715 người chiếm 12% lao động trong các ngành kinh
tế; lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng hầu như chưa có.

Biểu đồ 1.6



19

Bảng 5. Hiện trạng về lao động Khu kinh tế Nhơn Hội
TT
1
2
3
4

Lao động
Tổng dân số
Tổng số hộ
Dân số trong độ tuổi lao động
L/động làm việc trong ngành K.tế
Trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Dịch vụ, thương mại

Đơn vị

Tổng số

Tỷ lệ

tính
Người
Hộ
Người
Người


37.129
6.803
16.360
14.315

100

Người
Người

12.600
1.715

88
12

(Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội năm 2007).

Biểu đồ 1.7

44
100


20

* Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế của vùng chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp hiện chưa có gì đáng kể. Điều kiện kinh tế nhìn chung còn

nhiều khó khăn (huyện Phù Cát được xếp vào danh mục địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn), các vùng còn lại chủ yếu sống nhờ vào nông lâm
ngư nghiệp, phụ thuộc thiên nhiên, nên đời sống có lúc còn bấp bênh.
Về nhà ở, phần lớn là nhà cấp 4 vật liệu tạm chiếm khoảng 98%, nhà
kiên cố và bán kiên cố khoảng 2%. Diện tích nhà ở bình quân mỗi hộ ước
khoảng 70-80 m2/hộ. Tổng diện tích nhà ở khoảng 510.000 m2, trong đó nhà
tạm có 499.800 m2 tương ứng 98%, nhà kiên cố và bán kiên cố là 10.200 m 2
bằng 2% tổng diện tích.
1.2.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn lao động dồi dào, năng động từ thành phố Quy Nhơn và khu vực
lân cận, gần các trung tâm dịch vụ hiện có như: Quy Nhơn, chuỗi đô thị An
Nhơn - Bình Định, toàn tỉnh có gần 55% số lao động trong độ tuổi, trong đó
tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý đáng kể, đã sớm tiếp


21

cận và thích nghi với cơ chế kinh tế mới.
Thành phố Quy Nhơn có Trường đại học đa ngành với 15 khoa và 30
ngành đào tạo, có trên 300 cán bộ giảng dạy và hàng năm bổ sung trên 3.000
cử nhân, kỹ sư và giáo viên cho khu vực; Trường Đại học Quang Trung được
thành lập và đi vào hoạt động khoảng 2 năm; Trường Cao đẳng nghề của tỉnh
được Hàn Quốc viện trợ các máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học hiện đại;
ngoài ra còn có các trường đào tạo nghề của tỉnh và Trung ương trên địa bàn
có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo nhiều ngành nghề đa dạng cho Khu kinh tế.
1.2.2.5 Thực trạng cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Tuyến đường ven biển dài 18,5 km, đường rộng trung bình 4-5 m, khi
chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng của Khu kinh tế, thì đây là đường tốt nhất
của khu vực. Các tuyến đường dân sinh chủ yếu là đường đất, cấp phối, có

tuyến đường thủy từ thành phố Quy Nhơn đến Nhơn Hội của dân cư sống
bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Công trình giao thông hầu như
chưa có, chỉ có bến thuyền của dân chài, nuôi trồng thủy sản.
Nhìn chung, hiện trạng hạ tầng giao thông trong khu vực quy hoạch rất
hạn chế, khả năng khai thác không đáng kể.
b) Hiện trạng đất xây dựng
Khu vực có khả năng xây dựng tại bán đảo Phương Mai là một cồn cát
ngang ổn định, có một số dân cư sinh sống phần lớn là ven đảo, đất còn hoang
hóa, thuận lợi cho công tác xây dựng.
c) Hiện trạng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
Về cấp nước: khu vực bán đảo Phương Mai chưa có hệ thống cấp nước
sạch tập trung, nhân dân dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan.
Về thoát nước mặt: trên bán đảo chưa có mạng lưới thoát nước, nước
chảy trên địa hình tự nhiên, sau đó chảy ra biển và đầm Thị Nại.


22

Chất thải rắn: lượng chất thải rắn ít, phân tán ở mỗi nhà dân, một phần
được tận dụng cho chăn nuôi gia súc, một phần để phân hủy tự nhiên.
Nghĩa địa: ở mỗi làng xóm đều có đất nghĩa địa, diện tích nhỏ, riêng xã
Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn) có nghĩa địa lớn đến 22 ha.
d) Hệ thống cấp điện
Nguồn điện: khu vực bán đảo Phương Mai hiện đang được cấp điện từ
trạm Phú Tài (thuộc thành phố Quy Nhơn) và trạm Phước Sơn (thuộc huyện
Tuy Phước).
Lưới điện: lưới điện của khu vực này (kể cả 22 KV và 0,4 KV) đều xây
dựng tạm thời, không theo quy hoạch, tiết diện dây dẫn nhỏ, kéo dài, tương
lai không dùng để cấp điện cho Khu kinh tế Nhơn Hội được.
e) Các công trình phục vụ công cộng

Các công trình phục vụ công cộng còn nghèo nàn, chưa đáp ứng nhu
cầu phục vụ nhân dân. Hiện chỉ có trường tiểu học, trung học cơ sở, UBND
xã, trạm xá, các cơ sở này đều là nhà cấp 3-4, chất lượng thấp. Các công trình
thương mại như: chợ, trung tâm thương mai, cửa hàng chưa có hoặc chỉ họp
chợ tạm ngoài trời.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Khu kinh tế Nhơn
Hội, nhưng các nhân tố vĩ mô có thể được xem xét trên hai tác động chính, đó
là tác động có tính 2 mặt (thuận lợi và khó khăn) của các nhân tố kinh tế, xã
hội trong nước và những nhân tố tác động có tính hai chiều (thời cơ và thách
thức) của bối cảnh quốc tế đến quá trình phát triển của Khu kinh tế này trong
thời gian tới.
1.3.1.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội trong nước
* Kinh tế, nhân tố này thể hiện qua các yếu tố chính sau:


23

- Tăng trưởng kinh tế: Đây là một nhân tố rất quan trọng vì nó tác động
trực tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để các ngành có thể mở rộng
quy mô sản xuất của Khu kinh tế. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại,
kéo theo sức mua giảm sút, hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được, nhiều mặt
hàng sẽ tồn kho,… Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng sản xuất
của các ngành trong những năm tiếp theo. Do vậy duy trì được mức tăng
trưởng kinh tế liên tục và ổn định là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các
ngành sản xuất tiếp tục phát triển.
- Tài chính tín dụng và thị trường: Là những yếu tố rất nhạy cảm, tác
động mạnh đến khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp và dịch vụ
của doanh nghiệp như: lãi suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, tình hình lạm phát,

giảm phát, thị trường tiêu thụ cũng như thị trường tài chính tiền tệ. Với mức
lãi suất cao như hiện nay, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đầu tư phát triển
của các doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến phát triển của
Khu kinh tế Nhơn Hội trong thời gian tới.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường
kinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất
nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.
Bên cạnh những yếu tố nêu trên, yếu tố lạm phát, giảm phát cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm và tiêu dùng của toàn xã hội. Điều
này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ
sản phẩm háng hoá, nó đi ngược lại với việc tăng trưởng kinh tế đó là tăng
nhu cầu và sức mua, thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, để khuyến khích
sản xuất phát triển, mức độ lạm phát cần phải gia tăng ở mức độ phù hợp và
trong khuôn khổ có thể chấp nhận được.
Một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó
là xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, từ thị trường hàng hóa dịch vụ


24

đến thị trường tài chính tiền tệ. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi, cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, các khuôn
khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh. Thời gian qua, nhà nước và tỉnh Bình Định
đã quan tâm triển khai nghiên cứu vấn đề này như đẩy mạnh hoạt động xúc
tiến thương mại, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương, ra đời thị
trường chứng khoán,… Do vậy để phát huy nội lực, tạo điều kiện để nền kinh
tế phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian tới việc tạo điều kiện để các
loại hình thị trường cùng phát triển như phát triển mạnh thị trường hàng hoá
dịch vụ, lao động, đất đai,… sẽ có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế cả
nước nói chung và Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng.

* Chính trị - xã hội: Lợi thế của Việt Nam so với một số nước trong
khu vực đó là môi trường chính trị ổn định, an ninh xã hội được giữ vững.
Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới với rất nhiều cố
gắng nhằm lành mạnh hoá các vấn đề kinh tế - xã hội, tạo niềm tin trong nhân
dân và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư.
* Chính sách, luật pháp: Đây là một trong những yếu tố hết sức quan
trọng, là tiền đề trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Với đường lối đổi mới,
mở cửa của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà
nước còn thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán, khiến cho các chủ trương, chính
sách mới đi và cuộc sống còn chậm. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ở Việt
Nam chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn kịp thời và thường xuyên
phải sửa đổi, nên thường xảy ra những lúng túng khi thực hiện. Trong khi đó,
các quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam lại có hệ thống luật pháp
rất hoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể và phức tạp, nhất là Nhật Bản, Mỹ và khối
EU. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đang đặt ra đối với các


25

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng khi
gia nhập các thị trường khu vực và thế giới.
1.3.1.2 Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế
Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã làm cho các
nước xích lại gần nhau hơn. Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung các
nguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với
hơn 160 quốc gia về ngoại giao, với trên 100 quốc gia về quan hệ buôn bán.
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tiến trình khu vực hoá ngày càng diễn ra sâu
rộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế:

AFTA, APEC, WTO. Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơ
hội thuân lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường,
mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát
điểm của nền kinh tế còn thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trong thương
trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế,
nhưng là nước đi sau nên các ngành công nghiệp, dịch vụ có thể vận dụng
được nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi
trước, có thể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp
hơn từ các nước công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI,
Việt Nam đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến
trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực
như dầu khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.
Từ phân tích trên cho thấy, bối cảnh quốc tế hiện nay sẽ tác động trực
tiếp đến sự phát triển của Khu kinh tế Nhơn Hội trong thời gian tới.
1.3.2 Các nhân tố vi mô
Các nhân tố thuộc tầm vi mô, tức là xem xét ở giác độ ngành và các
doanh nghiệp. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh


×