Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TRÌNH BÀY LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU. CHO BIẾT CÁC HIỆP ƯỚC QUAN TRỌNG ĐƯỢC COI LÀ NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.76 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

TRÌNH BÀY LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU. CHO BIẾT CÁC
HIỆP ƯỚC QUAN TRỌNG ĐƯỢC COI LÀ NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO SỰ HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA EU.

Lớp:

Hội nhập kinh tế quốc tế _ 5

Nhóm: 7
Khóa:

55

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2016

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ Tên

Mã sinh viên

1. Đinh Công Đạt
2. Trần Bá Nam Hoàng



11131529

3. Nguyễn Thị Thanh Hiền

11131302

4. Nguyễn Thị Huyền

11131761

5. Nguyễn Thị Thanh Hường

11131918

6. Đào Minh Thành

11133511

2


MỤC LỤC

3


CHƯƠNG I: Giới thiệu tổng quan về EU

1. Những thông tin cơ bản:

 Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) là 1 liên minh kinh tế,
chính trị.
 Có 28 nước thành viên là : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai
Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan,
Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Manta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni, Crô-a-ti-a.
 Cờ:















+
+

Tôn chỉ: Đoàn kết trong đa dạng (Unity in diversity).
Trụ sở: Brussels (Bỉ).
23 ngôn ngữ chính thức, 150 ngôn ngữ địa phương.
Ngày châu Âu: Ngày 9 tháng 5.
Diện tích: 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km2 và
nhỏ nhất là Malta với 300 km2) chiếm 3% diện tích đất liền thế giới.

Dân số: Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% dân số thế giới (thành viên có dân số
lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu).
Tôn giáo chủ yếu : Kito giáo.
GDP (EU 27): 17,57 nghìn tỷ USD.
Thu nhập bình quân: 32,900 USD/người/năm.
EU chỉ chiếm khoảng 3% diện tích lục địa của Trái Đất và 7,3% dân số của thế
giới nhưng chiếm tới:
30 % GDP của thế giới(2008).
26% sản lượng ôtô của thế giới.
37,7% xuất khẩu của thế giới.
19,9% mức tiêu thụ năng lượng của toàn thế giới.
Tỷ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới và tỉ trọng xuất khẩu/GDP đứng đầu
thế giới, vượt xa Hoa Kì và Nhật Bản.
Xét về nhiều chỉ tiêu, EU đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

4


2. Mục đích:

Xây dựng

phát triển
1 khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn được tự do lưu thông
giữa các nước khác nhau nhằm tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực khác nhau
từ kinh tế, luật pháp đến an ninh, đối ngoại.

3. Cơ cấu tổ chức:
Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện Châu Âu, Hội
đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu

Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền
xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho
Ủy ban châu Âu và một bộ phẩn nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu (trong tiếng Anh, cần
tránh nhầm lẫn giữa "Council of the European Union" bản chất thuộc về các quốc gia
thành viên và "European Council" bản chất thuộc về Liên minh châu Âu). Chính sách
tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu (tiếng Anh, "eurozone") được quyết định
bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh
châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi Tòa
án Công lý Liên minh châu Âu. Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư
vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù.

5


CHƯƠNG II: Lịch sử hình thành và phát triển của Eu

1. Ý tưởng hình thành:
Những ý tưởng về một Châu Âu thống nhất đã được bộc lộ từ trong lịch sử Châu
Âu xa xưa, kể cả ý đồ muốn thực hiện thống nhất bằng vũ lực. Hoàng đế Napoleon
của nước Pháp là một minh chứng điển hình. Ông đã từng nghĩ đến một Châu Âu
thống nhất với “một bộ luật Châu Âu một đồng tiền chung Châu Âu, các đơn vị đo
lường, các qui tắc Châu Âu” và ông ta đã thất bại trong việc thực hiện mơ ước chung
lành mạnh đó bằng ý đồ sử dụng vũ lực để có một Châu Âu liên kết dưới sự thống trị
của người Pháp.
Cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ngoại trưởng Pháp Aristide Briand
mới đề xuất trước Đại Hội đồng Hội Quốc Liên ý tưởng cụ thể về việc thành lập một
liên hiệp Châu Âu mang thể chế liên bang. Nhưng ý kiến này không gây được tiếng
vang và chưa kịp có những bàn bạc cụ thể thì thế chiến lần thứ hai ập đến như là hậu
quả của một ý tưởng ngông cuồng muốn thống nhất Châu Âu bằng bạo lực dưới sự cai
quản của một quốc gia – dân tộc tực coi mình là thượng đẳng – Đức quốc xã.

Phải đến những năm 40 của thế kỷ XX sau khi thế chiến kết thúc, mới xuất hiện
một phong trào lành mạnh ủng hộ việc tạo dựng một Châu Âu nhất thể hoá. Mặc dù
vậy, chỉ sau khi vấn đề nước Đức được đặt ra sau thế chiến thứ hai cùng với nguyện
vọng gìn giữ hoà bình Châu Âu và sự căng thẳng trong quan hệ Pháp – Đức về vùng
Sarre gây trở ngại cho tiến trình thống nhất Châu Âu thì ý tưởng liên kết hoá Châu Âu
mới được thúc đẩy để sau đó được thực hiện trong thực tế.
Hiện nay, chúng ta chỉ biết đến một EU hùng mạnh với trên 50 tuổi, nhưng trong
số chúng ta không mấy ai biết rằng ngay từ thời Saclơ Đại đế thuộc đế chế La Mã
(thế kỉ thứ VII sau Công nguyên), ý tưởng về một châu Âu thống nhất đã được hình
thành. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, ý đồ thống nhất châu Âu chỉ thuộc về một
vài nhà chính trị, quân sự có nhiều tham vọng và một bộ phận các nhà trí thức có tư
tưởng cấp tiến; còn đại bộ phận châu Âu vẫn thờ ơ, thậm chí không hề có ý tưởng gì
về điều đó, mặc dù châu Âu đã mang sẵn trong mình các yếu tố thống nhất.
Đến năm 1923, Bá tước người Áo - Condanhve Kalagi đã sáng lập ra "Phong trào
Liên Âu" nhằm thiết lập "Hợp chủng quốc châu Âu" để làm đối trọng với "Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ; và vào năm 1929, ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ là Aristide Briand
cũng đưa ra đề án thành lập "Liên minh châu Âu", nhưng đều không thành. Phải đến

6


sau Thế chiến lần thứ II, những ý tưởng thống nhất châu Âu này mới trở thành
hiện thực.
Đại chiến thế giới thứ II kết thúc đã làm đảo lộn trât tự thế giới nói chung và trật tự
ở châu Âu nói riêng. Trật tự thế Yalta với hai cực là hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên
Xô trở thành lực lượng mới khống chế toàn cầu. Cùng với sự thay đổi đó, châu Âu
cũng bị chia cắt thành hai khu vực: Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa còn
Tây Âu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Và trong khi Liên Xô với vai trò là
"thành trì" của phong trào cộng sản quốc tế, dẫn dắt "nửa kia" của châu Âu, có vị thế
ngày càng lớn rộng, thì Hoa Kỳ nhờ chiến tranh mà phát triển vượt bậc cả về kinh tế

lẫn quân sự, còn Tây Âu đang phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt
hậu. Cho dù thắng trận hay bại trận thì nền kinh tế các nước Tây Âu đều rơi vào tình
trạng kiệt quệ. Còn về quân sự thì cả hai phía đồng minh và phát xít đều không tránh
khỏi những tổn thất nặng nề. Nguy cơ mất vai trò "trung tâm thế giới" của Tây Âu đã
trở thành hiện thực.
Hơn nữa, người châu Âu nhận thấy rằng để loại trừ tận gốc mầm mống của hai
cuộc đại chiến thế giới đã gây không biết bao nhiêu tổn thất cho châu Âu, cần phải
tước bỏ quyền độc lập sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hai ngành kinh tế quan trọng nhất
của châu Âu lúc bấy giờ là than và thép, chủ yếu nằm trong tay Pháp và Đức, hai quốc
gia luôn có những căng thẳng chính trị - mối hiểm hoạ tiềm tàng của nền hoà bình
châu Âu. Chính trong bối cảnh( Sau chiến tranh thế giới thứ II, châu Âu bị chia cắt
thành Đông Âu và Tây Âu, Tây Âu mất vai trò trung tâm thế giới, Liên Xô dẫn dắt
phong trài cộng sản quốc tế, Hoa Kỳ phát triển mạnh nhờ chiến tranh) đó, nhu cầu
hợp tác và liên kết chặt chẽ, toàn diện giữa các quốc gia Tây Âu trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết. Chỉ bằng con đường hợp tác hoà bình, các nước Tây Âu mới giải
quyết được những khó khăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế
cạnh tranh với bên ngoài. Chưa bao giờ các quốc gia Tây Âu lại ý thức rõ ràng và cấp
bách về vấn đề một cộng đồng chung đến như vậy. Và một yêu cầu tất yếu, hết sức cần
thiết được đặt ra là phải thành lập được một tổ chức quyền lực siêu quốc gia có sứ
mệnh điều hành phối hợp các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia sao cho hiệu quả.
Đòi hỏi khách quan đó đã trở thành nguồn gốc của sự liên kết giữa các quốc gia Tây
Âu - mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển Tây Âu nói riêng cũng như của
cả châu Âu nói chung.
Gần nửa thế kỷ hội nhập của châu Âu đã có một tác động sâu sắc tới sự phát triển
của lục địa và cách suy nghĩ của người dân trên lục địa. Nó cũng thay đổi cán cân
quyền lực. Tất cả các Chính phủ, bất kể thuộc hình thái chính trị nào, ngày nay đều

7



nhận thức được rằng kỷ nguyên của chủ quyền quốc gia tuyệt đối đã qua đi. Chỉ có
thông qua liên kết lực lượng và nỗ lực hướng tới “một căn cước chung” – trích Hiệp
ước về Cộng đồng Than và Thép châu Âu – thì các quốc gia châu Âu cũ mới tiếp tục
được hưởng sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì được ảnh hưởng của mình trên thế
giới.
Ngày 9/5/1950, Robert Schumann, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp ra tuyên bố về một
sáng kiến hòa giải Pháp và Đức, hai nước láng giềng thù địch, thông qua việc thành
lập một cơ chế chung quản lý việc sản xuất và sử dụng hai nguồn lực quan trọng cho
tái thiết kinh tế và cũng là những nguồn lực chủ yếu của chiến tranh giữa họ là than và
thép. Một cơ chế siêu quốc gia mở cửa cho sự tham gia của tất cả các quốc gia châu
Âu khác. Ý tưởng của Schumann mang tính chất cách mạng bởi vì cho tới tận thời
điểm đó, chưa một mô hình hợp tác quốc tế nào được kiểm nghiệm dựa trên sự chuyển
giao một phần chủ quyền quốc gia cho một thể chế siêu quốc gia. Nó cũng mang tính
cách mạng bởi nó dựa trên sự hợp tác của các nước thành viên trên một lĩnh vực cụ thể
chứ không phải là một kế hoạch nhất thể hoá tổng thể và quá tham vọng. Robert
Schuman, Jean Monnet và những người cha đẻ khác của EU khi đó đã có một tầm
nhìn rất sáng suốt khi lập luận rằng kinh nghiệm, các thiết chế hợp tác ở một lĩnh vực
nhỏ, cụ thể sẽ là khởi nguồn cho một sự hợp tác ở cấp độ cao hơn, ở những lĩnh vực
rộng hơn và cuối cùng sẽ đưa đến cho châu Âu những tầm vóc mới ở trên các lĩnh vực
kinh tế và chính trị.
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản "Tuyên bố Schuman" của Bộ
trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 1950 với đề nghị
đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ
quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng
tham gia. Với triết lí : Cách tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết châu Âu là thông
qua phát triển các quan hệ kinh tế. Hiệp ước Paris, được ký năm 1951.
Sau đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức
tiền thân của EU ngày nay được ký kết, với các thành viên Pháp, Đức, Italy, Hà Lan,
Bỉ và Luxembourg. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu

Âu như chúng ta thấy ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao
hơn.

2. Quá trình phát triển:
8


Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Có
thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội
nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý
tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm
1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên
minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu".
Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý,
Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên.
Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành
15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. Và hiện nay EU có 28
thành viên.

Sau đây là danh sách 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm
gia nhập:








1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan.

1973: Đan Mạch, Ireland, Anh.
1981: Hy Lạp.
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,Malta,
Cộng hòa Síp.
• 2007: Romania, Bulgaria.
• 2013: Croatia.

9


Các mốc phát triển của EU:
1950
1951

1957

1967
1973

Tuyên bố Schuman đề xuất thành lập Cộng đồng than thép Châu Âu
Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), tổ chức tiền
thân của EU, với 6 thành viên sáng lập là Pháp, Đức (Tây Đức), I-ta-li-a, Bỉ,
Hà Lan và Lúc-xăm-bua.
Hiệp ước Rô-ma thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu
(Euratom) và Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). EEC hướng tới thiết lập thị
trường chung, liên minh thuế quan (hoàn thành năm 1968) với sự di chuyển tự
do của vốn và lao động.
Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu (European Communities – EC),

hợp nhất 3 cộng đồng nói trên (ECSC, Euratom và EEC).
Kết nạp Đan Mạch, Ai-len và Anh.
Anh và các quốc gia châu Âu khác ban đầu đã từ chối tham gia ECC và thành
lập một tổ chức yếu hơn là Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA) năm
1960 như một lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1960, các
quốc gia ECC bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng kinh tế đáng kể, và Anh đã
thay đổi lập trường của mình. Tuy nhiên, do các mối quan hệ thân thiết của
Anh với Hoa Kỳ, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã hai lần phủ quyết
việc Anh gia nhập, và đến tháng 1 năm 1973, Anh mới trở thành viên EC, sau
Ireland và Đan Mạch.

1981

Kết nạp Hy Lạp

1986
1987

Kết nạp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Đạo luật Thị trường Thống nhất châu Âu (Single European Act) sửa đổi
Hiệp ước Rô-ma (1957) nhằm hòan thiện việc thiết lập thị trường chung châu
Âu.
Bước tiến quan trọng tiếp theo tạo ra sự cải biến căn bản khuôn khổ thiết chế
và chính trị cho tiến trình nhất thể hoá Châu Âu là việc ký kết văn bản Định
ước Châu Âu duy nhất (the Single European Act) theo đuổi mục tiêu hình
thành thị trường Châu Âu đơn nhất (the Single European market) với mốc
thời gian là ngày 31 tháng 12 năm 1992.
Hiệp ước Schengen (về tự do di chuyển) có hiệu lực
Đông Đức cũ như một phần của nước Đức thống nhất gia nhập năm 1990.
Hiệp ước Maastricht (còn gọi là Hiệp ước thành lập Liên minh Châu

Âu), đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu.

1990
1993
1995
1997
2001

Kết nạp Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển.
Hiệp ước Amsterdam sửa đổi và bổ sung Hiệp ước Maastricht, chuẩn bị cho
việc mở rộng EU về phía Đông.
Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để tiếp nhận các thành
viên mới, đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu Âu.

10


2002
2004

Đồng Euro chính thức được lưu hành tại 12 nước thành viên EU.
Kết nạp thêm 10 thành viên mới là Síp, Séc, Xlô-ve-ni-a, Hung-ga-ry, Lát-via,
Li-thu-nia, Man-ta, Ba Lan, Xlô-va-ki-a và Estonia.
Việc kết nạp thêm 10 thành viên mới vào Liên minh châu Âu ngày 1/5 đánh
dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử tổ chức này. Chưa bao giờ liên minh
này kết nạp hơn 3 quốc gia một lúc.

2007
2009


Kết nạp Bungari và Rumani.
Hiệp ước Lisbon, tên gọi đầy đủ là Hiệp ước sửa đổi Hiệp ước Liên minh
Châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu.

2013

Croatia gia nhập nâng tổng số thành viên EU lên 28.

CHƯƠNG III: Các hiệp ước quan trọng được coi là nền tảng pháp lý cho sự hình
thành và phát triển của EU.

1. Hiệp ước Paris – 1951
1.1. Hình thành:
Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC) được ký
ngày 18/04/1951.
1.2. Thành viên:
Hiệp ước Paris có sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và
Luxembourg.
1.3. Nội dung:
• Thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than trên
toàn lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập
ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hoá kinh tế châu Âu.
• Là cột mốc đầu tiên đánh dấu Châu Âu bắt đầu tập họp lại một cách lành mạnh
về tổ chức.
• Một số chính khách và các nhà lý luận chính trị có ảnh hưởng đã đề xuất hội
nhập kinh tế như một phương tiện để cải thiện môi trường kinh tế của châu Âu
và phòng ngừa chiến tranh. Các bước quan trọng đầu tiên theo hướng này được
đưa ra vào năm 1951, khi Pháp và Tây Đức thành lập Cộng đồng Than Thép
châu Âu (ECSC), hội nhập hóa các ngành công nghiệp than và thép của hai
nước. Các nhà lãnh đạo Pháp đề xuất tổ chức này với vai trò chủ yếu là một

phương tiện giám sát ngành công nghiệp của Đức, và các nhà lãnh đạo Tây
Đức đã lập tức đồng ý nhằm xoa dịu những lo ngại về việc Đức tiến hành quân
sự hóa đất nước. Để giám sát ECSC, một số cơ quan siêu quốc gia đã được
thành lập, trong đó có một cơ quan điều hành, một hội đồng bộ trưởng, một hội

11


1.
1.

2.
3.

đồng tư vấn, và một tòa án công lý để giải quyết tranh chấp. Ý và ba quốc gia
thuộc Liên minh Kinh tế Benelux – Bỉ, Hà Lan, và Luxembourg – đều nhanh
chóng gia nhập ECSC. Điều đó đã đặt nền móng cho việc thành lập EEC.
Hiệp ước Rome – 1957
Hình thành:
Các Hiệp ước Roma là 2 hiệp ước thành lập Cộng đồng Năng lượng
nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký
ngày 25/3/1957, có hiệu lực năm 1958. Đây là các tổ chức quốc tế đầu tiên dựa
trên chủ nghĩa siêu quốc gia, sau Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) được
thành lập trước đó ít năm.
Thành viên:
Hiệp ước Rome có sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và
Luxembourg.
Nội dung:
• Mục tiêu hình thành một thị trường rộng lớn ở Châu Âu coi như một công
cụ phối hợp và hoà nhập các chính sách kinh tế của các nước thành viên.

Hiệp ước Rome là kết quả của những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế và
chính trị mà ECSC đã đạt được.
• Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM)
+ Mục đích thành lập EURATOM là để thống nhất việc quản lý ngành
năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên vì sự phát triển chung và
hòa bình của các nguồn năng lượng hạt nhân của châu Âu.
+ Hiệp ước Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu ít được biết đến
hơn, do việc tổ chức này giữ kín đáo. Trong khi Cộng đồng Kinh tế
châu Âu đã tiến hóa thành Liên minh châu Âu ngày nay, thì Cộng đồng
Năng lượng nguyên tử châu Âu vẫn giữ gần y nguyên như cũ, và được
lãnh đạo bởi cùng các cơ quan thể chế như của Cộng đồng Kinh tế châu
Âu. Nó được thiết lập với các cơ quan thể chế độc lập, nhưng năm 1967
Hiệp ước Hợp nhất đã hợp nhất các cơ quan của Cộng đồng Năng lượng
nguyên tử và của Cộng đồng Than Thép với các cơ quan của Cộng đồng
Kinh tế châu Âu. Hiệp ước Cộng đồng Năng lượng nguyên tử được sửa
chữa bổ sung rất ít, vì e ngại các ý kiến phản đối của các cử tri về năng
lượng nguyên tử.
• Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC)
+ EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh tế giữa 6
nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế tổng hợp dưới hình thức
một "thị trường chung" mà lao động hàng hoá được tự do di chuyển như
một thị trường nội địa. Trong EEC, những rào cản thương mại giữa các

12


quốc gia thành viên dần được loại bỏ, và các chính sách chung về giao
thông vận tải, nông nghiệp, và các mối quan hệ kinh tế với các quốc gia
không phải thành viên cũng được bổ sung. Cuối cùng, lao động và vốn
được phép di chuyển tự do trong phạm vi ranh giới của EEC.

+ Hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã được sửa đổi bổ sung nhiều
lần.
• Tên nguyên thủy đầy đủ của Hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Âu là Hiệp
ước thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu, nhưng năm 1993 Hiệp ước
Maastricht đã đổi tên Hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu để
phản ánh sự thay đổi Cộng đồng Kinh tế châu Âu thành Cộng đồng châu
Âu. Vì thế Hiệp ước Roma nói trên được đổi thành Hiệp ước thành lập
Cộng đồng châu Âu (TEC).
• Theo Hiệp ước Lisbon thì một sự thay đổi nữa về bản chất của Cộng đồng
sẽ dẫn tới việc sửa đổi bổ sung Hiệp ước Cộng đồng Kinh tế châu Âu và
đặt tên lại là Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu (Treaty on the
Functioning of the European Union, TFEU).
3. Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) -1965
1. Hình thành:
• Ngày 08/04/1965,Hiệp ước Hợp nhất được kí kết.
• Năm 1967 Hiệp ước Hợp nhất có hiệu lực,nhằm hợp nhất 3 cộng đồng
ECSC, EAEC và EEC thành 1 cộng đồng chung được gọi là Cộng đồng
Châu Âu (European Communities –EC). Nhưng các cộng đồng này vẫn có
tư cách pháp nhân độc lập vì nó đều gần sát với mục tiêu hội nhập chính trị
và thống nhất châu Âu một cách hòa bình.
2. Thành viên:
• Hiệp ước ban đầu có sự tham gia của “6 nước bên trong” là : Pháp, Đức,
Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.
• Năm 1973, thu nhận thêm 3 nước: Đan Mạch, Ireland và Vương Quốc Anh.
• Thập niên 1980 có thêm Hy Lạp(1981), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha(1986).
3. Nội dung:
Mục tiêu chính của Cộng đồng Kinh tế châu Âu: “duy trì hòa bình và tự
do, cùng đặt nền móng cho một liên minh chặt chẽ trong các dân tộc châu Âu”.
Kêu gọi việc tăng trưởng kinh tế cân bằng, việc đó sẽ được hoàn thành thông qua:
• Việc thiết lập một Liên minh thuế quan với thuế suất nội địa chung.

• Về Liên minh thuế quan, hiệp ước dự trù giảm thuế quan 10 % và tới 20 %
các quotas nhập cảng toàn cầu. Diễn tiến của liên minh thuế quan nhanh
hơn 12 năm theo dự trù
+ Các chính sách chung về Nông nghiệp, Vận tải và Thương mại

13


+ Mở rộng Cộng đồng tới các nước châu Âu còn lại.

• Hiệp ước Hợp nhất này có một bước tiến lớn: xác nhận một cấp độ nhất
thể hóa kinh tế cao hơn giữa các quốc gia, thông qua việc thành lập một thị
trường thống nhất ( Tự do luân chuẩn hàng hóa, lao động, vốn đầu tư; hàng
rao thuế quan và phi thuế quan được gỡ bỏ; hệ thống thuế quan) từ đó tiến
tới 1 liên minh chặt chẽ về cả chính trị (chính sách thương mại chung được
thành lập; thống nhất các chính sách về lĩnh vực kinh tế nhằm tăng sức
cạnh tranh với các khối kinh tế bên ngoài)
4. Hiệp ước Schengen – 1990:
1. Hình thành và thành viên:
Hiệp ước Schengen là hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu ký kết.
• Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong.
• Ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước gồm Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà
Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen.
• Ngày 25 tháng 6 năm 1991, Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký
• Ngày 26 tháng 3 năm 1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành
viên.
• Năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước:
Ba Lan,Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva,
Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ,
Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy

Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh Châu Âu).
2. Nội dung:
Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với
công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại
trong toàn bộ khu vực Schengen.
• Các biện pháp an ninh
Theo khoản 2 điều 2 của Công ước, các nước ký kết có quyền tái thiết
lập tạm thời việc kiểm soát biên giới hoặc một khu vực nhất định, vì lý do
an ninh. Ví dụ trường hợp của Pháp trong dịp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm
ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandie ( chỉ cần đưa hình ảnh
về lễ này ) (D-day) (06.6.2004) hoặc CHLB Đức trong thời gian tổ chức
giải vô địch bóng đá thế giới năm 2006 (đề phòng các hooligans phá rối).
• Các vấn đề về an ninh hàng không
Khi du lịch bằng đường hàng không giữa các nước trong vùng
Schengen, vẫn phải trình thẻ căn cước hoặc hộ chiếu khi check-in. Đây
không phải là quy định của Công ước Schengen, mà là quy định bảo đảm
an ninh của ngành hàng không.

14


• Khách sạn và nhà nghỉ

Theo quy định của công ước Schengen, mọi khách sạn và nhà nghỉ
trong vùng phải đăng ký tên, tuổi, số thẻ căn cước hay hộ chiếu của mọi
công dân nước khác khi vào lưu ngụ, vì vậy khi check-in vào khách sạn
hay nhà nghỉ thì phải xuất trình thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
• Visa vùng Schengen
Đối với người nước ngoài, muốn vào Vùng Schengen phải xin một visa
đồng nhất gọi là Visa Schengen tại sứ quán hay lãnh sự quán của một nước

mà mình muốn tới đầu tiên, sau đó có thể tự do đi lại trong Vùng
Schengen. Loại visa này thường chỉ có thời hạn tối đa là 3 tháng.
1. Hiệp ước Maastricht – 1992:
5.1. Hình thành:
• 9/12/1991: Thương thuyết giữa các nước thành viên Cộng đồng châu Âu.
• 7/2/1992, Hiệp ước Maastricht ( Hiệp ước về Liên minh châu Âu – Treaty
on European Union, TEU) được kí ở Maastricht, Hà Lan.
• 1/11/1993: Hiệp ước có hiệu lực.
5.2. Thành viên:
Đến năm 1993 có 12 quốc gia phê chuẩn Hiệp ước Maastricht về Liên Minh
châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Cộng hòa Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Hy
Lạp, Đan Mạch, Luxembourg, Bỉ, và Hà Lan. Áo, Phần Lan, và Thụy Điển trở
thành thành viên của EU vào năm 1995.
5.3. Nội dung:
5.3.1. Liên minh kinh tế và tiền tế:
Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một
đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập.
Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999,
và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những
tiêu chỉ hội nhập) là:
o Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3
nước có mức lạm phát thấp nhất;
o Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
o Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền
ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
o Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không
quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành

trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức,

15


Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng
Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ.
5.3.2. Liên minh chính trị:
Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách
đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng
cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
o Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại
và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.
o Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện
châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
o Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp
tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền
quốc gia trên lĩnh vực này.
o Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
o Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường,
xã hội, nghiên cứu...
o Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập
cư, quyền cư trú và thị thực.
5.3.3. Ba trụ cột của hiệp ước:
Quan niệm về Liên minh chia thành trụ cột Cộng đồng châu Âu, trụ cột
Chính sách đối ngoại và an ninh chung và trụ cột Tư pháp và Nội vụ.
o Cộng đồng châu Âu:
+ Liên minh thuế quan.
+ Thị trường nội địa.

+ Liên minh kinh tế và tiền tệ
 Xây dựng 1 châu Âu thống nhất không ranh giới với 1 nền kinh tế ổn
định và phát triển cao. Mục tiêu này nằm ở vị trí đầu tiên trong chiến
lược của EU. Đó là khát vọng từ lâu của châu Âu. Nó có 1 ý nghĩa to
lớn là thúc đẩy các giá trị kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội và các lĩnh
vực khác đồng thòi giải quyết các vấn đề về xung đột sắc tộc, tôn giáo
ở Kosovo,xung đôt ở Bancăng…Hơn nữa EU muốn đóng vai trò tích
cực hơn về kinh tế cũng như các lĩnh vực khác.
o Chính sách đối ngoại và an ninh chung:
+ Hợp tác trong chính sách đối ngoại.
+ Phối hợp hành động giữ gìn hòa bình.
+ Chính sách an ninh EU
 Tăng cường an ninh của liên minh dưới mọi hình thức. Lí do EU
đề ra mục tiêu này có thể thấy được qua các hạn chế trong lĩnh

16


vực an ninh quốc phòng của EU. Các nước liên minh châu Âu
chưa đủ khả năng để bảo đảm an ninh cho mình. Với nhiều sự
kiện quốc tế đã diễn ra như chiến tranh vùng vịnh, chiến tranh
Afganixtan, liên minh châu Âu còn thua kém nhiều so với Mỹ.
Anh va Pháp là 2 cường quốc có lực lượng hạt nhân nhưng nhìn
chung cả EU vẫn phụ thuộc vào ô hạt nhân của Mỹ.
 Khuyến khích hợp tác quốc tế. Đây là mục tiêu quan trọng vì liên
minh cần hợp tác về mọi phương diện với các nước trên thế giới.
 Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế phù hợp với các nguyên tắc
của hiến chương LHQ: bình đẳng về chủ quyền giữa các nước,
tôn trọng và làm tròn nghĩa vụ quốc tế, giải quyết hòa bình các
tranh chấp quốc tế, từ bỏ dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực

trong quan hệ quốc tế.
o Hợp tác về tư pháp và nội vụ:
+ Chính sách nhập cư
+ Đấu tranh chống tội phạm
+ Hợp tác về cảnh sát và tư pháp.
 Phát triển, đẩy mạnh dân chủ và củng cố các nhà nước pháp quyền
cũng như việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.
5.4. Triển khai hiệp ước:
• Áp dụng đồng tiền chung duy nhất từ 31/12/1999
• Có hành động chung: trên cơ sở các phương hướng chung do hội đồng châu
Âu vạch ra, Hội đồng bộ trưởng sẽ quyết định theo nguyên tắc bỏ phiếu để xác
định hành động chung.
• Thành lập tổ chức “an ninh và hợp tác châu Âu’’( CSCE). Về lâu dài tổ chức
này có thể nắm quyền kiểm soát châu Âu.
• Thiết lập quốc tịch liên bang: bất cứ công dân nào của liên bang cũng có quyền
tự do đi lại và sinh sống trên lãnh thổ của các nước thành viên.
• 1/5/2004 EU kết nạp thêm 10 thành viên mới nâng số thành viên lên 25.
• Thực hiện các mục tiêu gìn giữ hòa bình gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế như
đã ký kết tron định ước Henxiki 1975.
• Đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với các nước công nghiệp phát
triển( Mỹ, Nhật), các nước Đông Âu và Liênxô cũ, các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh 1 chính sách đối ngoại còn đang trong quá trình xây dựng,
quan hệ cua EU với 3 nhóm nước này chủ yếu dựa trên cơ sở của sự hợp tác về
thương mại và những liên kết chung.

17


 Như vậy nội dung chủ yếu của hiệp ước Maastricht là chính sách nhất thể hóa
châu Âu đẻ đối măt với những vấn đề đặt ra:bình ổn nội khối,kinh tế suy

thoái,khả năng phòng thủ kém, xung đột

6. Hiệp ước Amsterdam – 1990:
6.1. Hình thành và thành viên:
• Ngày 2 tháng 10 năm 1997 : Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước
Maastricht sửa đổi, được kí kết tại Amsterdam với sự tham gia của 15 nước
thành viên ( đến năm 1995 EU kết nap them 3 nước thành viên : Thụy Điển ,
Phần Lan, Áo
• Ngày 1 tháng 5 năm 1999 hiệp ước bắt đầu có hiệu lực.
6.2. Nội dung:
Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi .Hiệp ước
Amsterdam sửa đổi và bổ sung một số điểm của Hiệp ước Maastricht trong một số
lĩnh vực chính như:
o Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
o Tư pháp và đối nội;
o Chính sách xã hội và việc làm;
o Chính sách đối ngoại và an ninh chung
6.3. Triển khai hiệp ước:
• Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước Maastricht nhằm
đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế - tiền tệ
(EMU) trở thành hiện thực.
• Hiệp ước đã tao cơ sở pháp lý để đồng tiền chung của các nước châu Âu chính
thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào hoạt động
từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước (EU-11): Đức, Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Italy, Luxembourg, Phần Lan. Hy Lạp, do cần thêm thời
gian để đáp ứng các tiêu chuẩn, nhập cuộc hai năm sau. Đan Mạch, Thụy Điển
và Anh từ chối tham gia khu vực đồng euro, ít nhất trong thời gian trước mắt.
• Theo kế hoạch đã được định trước, đúng ngày 1/1/2002, các đồng Euro bằng
giấy và bằng kim loại đã chính thức đi vào lưu thông tiền tệ song hành với các
đồng bản tệ và bắt đầu giai đoạn đổi tiền. Và kể từ ngày 1/7/2002, các đồng

bản tệ của tất cả 11 nước thuộc EU -11 đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình,
vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, chính thức nhường chỗ hoàn toàn cho đồng Eurro
đang là đồng tiền chung, duy nhất lưu hành trong tất cả các quan hệ kinh tế xã hội các những nước thành viên.
• Thực hiện Hiệp định Amsterdam, tiến trình đi tới liên minh kinh tế và tiền tệ
(EMU) như đỉnh cao mới của liên kết hoá Châu Âu đang tạo ra động lực thúc

18


đẩy toàn bộ EU tiến lên. Đồng EURO sẽ tạo ra cái neo giữ cho sự ổn định,
hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư cũng như mở ra những
khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô có hiệu quả hơn ở Châu Âu.
• Hiệp ước Amsterdam cũng bãi bỏ các rào cản vật lý trên thị trường nội địa
bằng cách kết hợp khu vực Schengen trong năng lực của EU. Hiệp định
Schengen thực hiện việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa hầu hết các quốc gia
thành viên, quy định chung về thị thực, và cảnh sát và hợp tác tư pháp.
7. Hiệp ước Nice-2000:
7.1. Hình thành:
• Ngày 11 tháng 12 năm 2000, Hiệp ước Nice được lãnh đạo các quốc gia thành
viên châu Âu kí.
• Ngày 1 tháng 2 năm 2003, hiệp ước bắt đầu có hiệu lực.
 Hiệp ước Nice là sự bổ sung cho Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Rome. Hiệp
ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới
theo chính sách mở rộng vềphía Đông châu Âu, vốn ban đầu là nhiệm vụ của
Hiệp ước Amsterdam nhưng không được hoàn thành.
7.2. Triển khai hiệp ước:
Hiệp ước Nice tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các
thành viên mới.
• Cải cách thể chế: đổi mới thành phần Uỷ ban châu Âu (Uỷ ban châu Âu sẽ có
không quá 27 uỷ viên, trong đó mỗi nước sẽ có một uỷ viên, được chỉ định

theo nguyên tắc luân phiên, sẽ thực hiện từ năm 2005.
• Tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu. Số ghế nhiều nhất là 99 (tăng
12 so với số cũ). Pháp, Anh và Italy chỉ còn 74 (giảm 13 so với số cũ).
tổng số nghị sĩ tương lai sẽ là 738.
• Về chính sách an ninh và quốc phòng: EU thành lập Lực lượng phản ứng
nhanh (RRF) từ năm 2003, bao gồm 60.000 quân với 100 tầu chiến và 400
máy bay trong thời gian 60 ngày. RRF sẽ có cơ cấu điều hành thường trực gồm
uỷ ban quân sự bà Bộ tham mưu đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của EU.
• Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp
với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn
diện và hoàn toàn mới về vật chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết
thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được các kết quả rất
khả quan trên nhiều lĩnh vực.
• Về an ninh: EU lấy NATO và liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm hai trụ
cột chính. Tuy nhiên, EU đang cố gắng tạo cho mình "một cánh tay quân sự"
bên cạnh "cánh tay kinh tế" với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc
vào Hoa Kỳ.

19


• Về chính trị: đang diễn ra quá trình chính trị hoá các nhân tố kinh tế, anh ninh,
nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế. Trong nội khối đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất và thống
nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý
chung. Còn đối với bên ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực
bằng các hiệp định song phương và đa phương.
• Về xã hội: về cở bản, các nước thành viên đang áp dụng một chính sách chung
về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế, (tuy nhiên, vẫn
còn một số lĩnh vực chưa thống nhất).

• Về kinh tế: GDP của EU năm 1988 đạt 8.482 tỷ USD, được xem là lớn nhất thế
giới (NAFTA: 8.150 tỷ USD, ASEAN: 845 tỷ USD), năm 2000 đạt 9004 tỷ
USD, năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm
1995-2000 gần 2,2. Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công
nghệ, thiết bị, máy móc; đặc biệt là về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí,
hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí.
• Về thương mại: EU là trung tâm thương mại lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, với
doanh số 1.527,5 tỷ USD năm 1997, trong đó 50% là buôn bán giữa các nước
thành viên. Năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng hoá của EU đạt 2.441,2 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu hàng hoá nội khối đạt 1.502,2 tỷ USD, xuất khẩu hàng hoá
ngoại khối đạt 939 tỷ USD. Về nhập khẩu hàng hoá: năm 2002, EU đạt 2.437
tỷ USD, trong đó nhập khẩu nội khối đạt 1.506 tỷ và ngoại khối đạt 931 tỷ
USD. Như vậy, thương mại của EU phần lớn phát triển mạnh trong nội bộ khối
nhờ khối tác động của chính sách nhất thể hoá kinh tế khu vực. Ngày 1/5/2004,
EU có 25 nước thành viên sau khi kết nạp thêm 10 quốc gia mới. Với việc mở
rộng lần thứ 5 này. EU trở thành một khối kinh tế và thị trường lớn nhất thế
giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vị chiếm khoảng 21,9% kim
ngạch nhập khẩu của tập đoàn thế giới.
8. Hiệp ước Lisbon -2009:
8.1. Chặng đường EU tiến tới Hiệp ước cải cách Lisbon:

Tháng 6/2003: Hội nghị của các nhà lãnh đạo EU tại Salonica, Hy Lạp nghe
Dự thảo Hiến pháp Châu Âu, do nhóm các chuyên gia (đứng đầu là Tổng
thống Pháp Valery Giscard d'Estaing) đệ trình.

Tháng 5 và 6/2005: Cử tri Pháp và Hà Lan lần lượt bác bỏ bản dự thảo Hiến
pháp Châu Âu.

Ngày 23/6/2007: Các nhà lãnh đạo EU bất ngờ thông qua bản hiệp ước cải
cách mới thay hiệp ước cũ, gọi là Hiệp ước Lisbon.


20













Tháng 12/2007: Các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên EU ký vào Hiệp ước
Lisbon về cải tổ các thể chế của EU. Hiệp ước này còn cần phải được tất cả
27 quốc gia thành viên thông qua.
Cùng tháng 12/2007: Hunggari là nước đầu tiên thông qua Hiệp ước Lisbon.
Tháng 6/2008: Ailen bác bỏ, khiến tiến trình phê chuẩn Hiệp ước Lisbon phải
kéo dài và không thể có hiệu lực vào đầu năm 2009 như lịch trình.
Ngày 3/10/2009: Ailen bất ngờ ủng hộ Hiệp ước Lisbon. (Ailen là nước duy
nhất trong số 27 nước thành viên EU áp dụng hình thức trưng cầu ý dân để
thông qua Hiệp ước Lisbon, các nước còn lại đều thông qua bằng việc bỏ
phiếu tại Quốc hội).
Ngày 10/10/2009: Ba Lan thông qua hiệp ước.
Ngày 4/11/2009: CH Séc thông qua hiệp ước.
Ngày 19/11/2009: Thủ tướng đương nhiệm của Bỉ Herman Van Rompuy
được bầu làm Chủ tịch Hội đồng EU (Chủ tịch EU) đầu tiên với nhiệm kỳ 2
năm rưỡi, thay cho chức Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng một lần như hiện

nay.
Ngày 1/12/2009: Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực.
Có thể nói rằng, Hiệp ước Lisbon đã tạo ra một diện mạo mới cho EU,
chấm dứt “cuộc khủng hoảng chính trị” kéo dài nhiều năm trước đó ở các
nước lớn nhất trong EU, đồng thời mở ra một chương mới trong lịch sử EU.
Một châu Âu mới sẽ được sinh ra trên lục địa châu Âu già cỗi theo như lời
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Baroso.

8.2. Những mục đích chính của Hiệp ước Lisbon:

Hiệp ước Lisbon sửa đổi và bổ sung những thiếu sót của Hiệp ước chủ chốt
nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả và tính chính thống dân chủ, hoàn thiện sự
gắn kết trong hoạt động của Liên minh bằng cách hiện đại hóa các cơ cấu của
EU.

Mục tiêu cụ thể hơn của Hiệp ước này là tạo ra một chính sách đối ngoại hiệu
quả hơn, giúp EU có được tiếng nói lớn hơn trên bình diện quốc tế; một vai
trò lãnh đạo lớn hơn cho Liên minh châu Âu và giúp việc hoạch định chính
sách dân chủ hơn.
8.3. Những thay đổi chung:
8.3.1. Đây là một bản Hiệp ước chứ không phải bản Hiến pháp:

Mọi cố gắng để đưa ra một bản Hiến pháp đầu tiên cho EU, với hy vọng
thay thế các hiệp ước chủ chốt của EU như Hiệp ước Rome (1957),
Hiệp ước Maastricht (1992), Hiệp ước Amsterdam (1996) và Hiệp ước

21





Nice (2000), đã thất bại sau khi bị cử tri Pháp và Hà Lan phản đối trong
các cuộc trưng cầu ý dân năm 2005.
Tiền thân của Hiệp ước Lisbon chính là bản dự thảo Hiến pháp chung
EU ra đời năm 2005 này. Hiệp ước Lisbon với mục đích đem lại một
sức sống mới cho các thể chế của EU và thay thế cho bản hiến pháp bị
huỷ bỏ. Để "hồi sinh" văn kiện này, nói đúng hơn là vực dậy tiến trình
"nhất thể hóa châu Âu", các điều khoản trong bản dự thảo Hiến pháp
chung đã buộc phải thay đổi theo hướng đơn giản hóa tối đa, nhằm tìm
được sự đồng thuận và tiếng nói chung.

Tuy nhiên, Hiệp ước Lisbon (hay còn gọi là Hiệp ước cải cách) chỉ hoàn
thiện và sửa đổi một số điều khoản của các hiệp ước nêu trên, chứ không
hoàn toàn thay thế chúng.

8.3.2. Những quyền lợi cho công dân EU:

Hiệp ước Li-xbon chú trọng hơn tới các quyền cơ bản của người dân




như nhân phẩm, tự do, dân chủ, bình đẳng và các khía cạnh liên quan
đến quyền con người, hướng tới khái niệm công dân châu Âu. Quyền
công dân EU sẽ được bảo đảm bình đẳng giữa các nước thành viên,
đồng thời được thiết lập ở mức độ pháp lý cao nhất. Điều này có nghĩa
là Hiệp ước Lisbon sẽ bảo đảm tốt hơn các quyền như tự do tôn giáo,
ngôn luận và tự do tiếp cận tài liệu, cũng như bình đẳng giới, bảo vệ các
quyền của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nhấn mạnh bảo vệ các
quyền công dân đầy đủ trên các khía cạnh kinh tế, lao động, dân sự và

chính trị.
Hiệp ước Lisbon quy định những điều bắt buộc trong Chương về các
quyền cơ bản, dù Anh và Ba Lan được giữ quyền không tham gia và CH
Séc gần như được hưởng sự đảm bảo tương tự.
Trong Hiến chương về các quyền cơ bản, Hiệp ước Li-xbon có điều
khoản quy định công dân EU có thể được tham gia vào công việc của
Ủy ban châu Âu (EC) trong một số lĩnh vực nhất định để đưa ra những
đề xuất pháp lý.

Ngoài ra, với Sáng kiến của Công dân (The Citizen’s Initiative), một
triệu người dân từ nhiều nước thành viên có khả năng yêu cầu Hội đồng châu
Âu đưa ra những kế hoạch chính sách mới, góp phần tạo ra một châu Âu
trong sáng, minh bạch và dân chủ hơn.

22


8.3.3. Các chính sách mới:

Hiệp ước nêu ra một số chính sách mới như chính sách năng lượng
chung. Đây là chiến lược để đối phó với sự nóng lên của trái đất. Trong
thương mại, cạnh tranh bình đẳng là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo
cho thị trường nội địa được vận hành theo đúng chức năng đích thực của
nó. Trong vấn đề an ninh, điều khoản “đoàn kết” được đưa ra trong
trường hợp bị tấn công khủng bố. Nếu một quốc gia thành viên trở
thành mục tiêu tấn công của chủ nghĩa khủng bố hay nạn nhân của các
thảm họa, thiên tai sẽ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia thành viên
khác.

Với những chính sách mới này, Hiệp ước Li-xbon sẽ tạo ra một châu Âu

có những quyền lợi và giá trị riêng, tự do, đoàn kết, và an ninh, góp
phần nâng cao uy tín của EU trên trường quốc tế.
8.3.4. Thể chế và các chức vụ lãnh đạo:

Hiệp ước Li-xbon đã hủy bỏ kết cấu ba trụ cột để hợp lại thành một
pháp nhân duy nhất là Liên minh châu Âu, “thay thế và thừa kế tư cách
pháp nhân của Cộng đồng châu Âu”. Điều này có nghĩa là mọi thiết chế
của EU gắn với danh từ “cộng đồng” đều phải bỏ đi. Chẳng hạn “Ủy
ban các Cộng đồng châu Âu” – gọi tắt là Ủy ban châu Âu – nay chính
thức mang tên Ủy ban châu Âu. Cải tổ cơ chế vận hành của EU theo
hướng “dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn”, đồng thời phân định rõ
ràng và cụ thể thẩm quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách.

Hiệp ước Lisbon tăng thêm các lĩnh vực chính sách cần được Nghị viện
châu Âu thông qua, đặc biệt là đối với một số vấn đề nhạy cảm như tư
pháp, an ninh và nhập cư. Quốc hội các nước thành viên cũng lần đầu
tiên được có tiếng nói lớn hơn trong việc hoạch định chính sách của EU.
Họ sẽ được gửi trước các đề xuất pháp lý của EU để xem xét và đánh
giá.

Thay cho nước chủ tịch luân phiên được chỉ định 6 tháng 1 lần, một
chức vụ Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ được bầu ra bởi các nhà lãnh
đạo, với nhiệm kỳ hai năm rưỡi. Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ điều
hành các cuộc họp thượng đỉnh và thay mặt EU trên trường quốc tế.
Ngoài ra, sẽ có chức danh “Đại diện cao cấp về chính sách đối ngoại và
an ninh”. Vị trí này là tổng hợp của 2 chức vụ cũ là Đại diện cao cấp về
chính sách đối ngoại chung và an ninh (trước đây do ông Javier Solana
nắm giữ) và Uỷ viên về quan hệ đối ngoại (trước đây do bà Benita
Ferrrero-Waldner nắm giữ). Uỷ ban châu Âu – cơ quan thực thi chính


23


sách của EU, vốn được chọn ra không qua việc bầu cử - sẽ được rút gọn
số lượng thành viên từ năm 2014 nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả.
8.3.5. Hệ thống biểu quyết:

Hiệp ước cũng đưa ra hệ thống bỏ phiếu mới gọi là “Hệ thống đa số
kép”, theo đó cần ít nhất 55% số nước thành viên (15 trên 27), đại diện
cho ít nhất 65% dân số EU biểu quyết thông qua một văn bản pháp luật.

Quy tắc biểu quyết theo đa số sẽ được tăng cường áp dụng tối đa thay
cho các lĩnh vực trước đây bắt buộc phải có sự đồng thuận, đặc biệt là
trong tư pháp và cảnh sát. Anh và Ailen được giữ quyền bảo lưu trong
một số lĩnh vực, nhưng không được ngăn cản các thành viên khác. EU
không còn bị rơi vào tình trạng một thành viên có thể bắt toàn bộ những
nước còn lại làm "con tin" bằng lá phiếu phủ quyết của mình.
8.3.6. Điều khoản ra khỏi EU:
Hiệp ước cũng đưa ra khả năng một nước thành viên ra khỏi Liên minh
theo một số điều kiện cần được thỏa thuận với các nước thành viên khác.
8.4. Những thay đổi khác liên quan đến thương mại – điện tử:
Sẽ có 3 thay đổi chủ yếu, đó là:
• Thẩm quyền của EU được tăng cường và xác định rõ hơn.
• Vai trò lớn hơn của Nghị viện châu Âu (EP).
• Hợp nhất các chính sách ngoại thương và đầu tư, đối ngoại và an ninh, môi
trường, phát triển và trợ giúp nhân đạo thành Hoạt động đối ngoại
(External Action).
Hiệp ước Lisbon mang tới nhiều thay đổi trong việc hoạch định chính sách
thương mại của EU với các nước ngoài khối. Quyền hạn chung của khối được
tăng cường rõ rệt. Hội đồng châu Âu và Đại diện cao cấp về chính sách Đối ngoại

và An ninh (HRFSP) sẽ có vai trò hoạch định những quyết sách chủ chốt, trong
khi EP được trao nhiều quyền lực hơn, còn Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục thực thi
vai trò đàm phán quốc tế. Với Hiệp ước mới Lisbon, tất cả các thể chế này đều
cần tỏ ra có trách nhiệm hơn với tương lai của EU.

8.4.1. Thẩm quyền của EU được tăng cường và xác định rõ ràng hơn:

Điều 207 quy định các lĩnh vực dịch vụ, thương mại liên quan quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPs) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thuộc thẩm
quyền của EU. Điều này có nghĩa là cơ sở pháp lý để thông qua các thoả
thuận trong những lĩnh vực trên trong tương lai sẽ được biểu quyết theo
đa số tại cuộc họp của Hội đồng các vấn đề chung và quan hệ đối ngoại
của EU chứ không áp dụng nguyên tắc đồng thuận như trong quá khứ.
Nó cũng có nghĩa là sự tán thành của EP thông qua việc biểu quyết theo

24


đa số giản đơn (trên tổng số thành viên EP – MEPs) sẽ thay thế việc
thông qua tại Quốc hội thành viên trong những lĩnh vực chính sách này.

Sự tăng quyền hạn của EU quan trọng nhất được coi là việc đưa FDI
vào thẩm quyền của EU (điều 207, điểm 1). Trước đây, thẩm quyền
trong lĩnh vực đầu tư vẫn còn lẫn lộn. EC thực hiện đàm phán đa
phương các thoả thuận bao gồm đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và một
vài lĩnh vực tự do hoá đầu tư khác, nhưng các nước thành viên vẫn tiến
hành đàm phán song phương các hiệp ước đầu tư. Sự duy trì thẩm
quyền của nước thành viên trong FDI khiến EU, không giống như Mỹ,
vì thế chưa thể có được tầm bao quát tổng thể đối với bất kỳ một thỏa
thuận ưu đãi thương mại và đầu tư nào của khối với nước ngoài.

8.4.2. Tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu (EP):
Hiệp ước Lisbon đề cao vai trò của EP trong các hoạt động thương mại
với bên ngoài khối ở 3 điểm chính sau:

Thứ nhất, Hiệp ước trao cho EP sự chia sẻ quyền lực với Hội đồng châu
Âu trong việc thông qua các đạo luật thương mại. Trước đây, việc này
do Hội đồng châu Âu quyết định, trong khi EP chỉ có quyền đưa ra
những kiến nghị không mang tính bắt buộc. Như vậy, từ nay Ủy ban
thương mại quốc tế (INTA) thuộc EP sẽ chia sẻ quyền lực với Hội đồng
châu Âu trong việc thông qua các luật về công cụ thương mại như
chống bán phá giá, bảo vệ thương mại, các rào cản thương mại và thậm
chí là đối với cả GSP - một ưu đãi thương mại do EU đơn phương dành
cho các nước.

Thứ 2, vai trò của INTA cũng như EP cũng được tăng lên trong quá
trình đàm phán thương mại. Điều 207 (điểm 3) quy định Ủy ban châu
Âu phải báo cáo định kỳ về tiến trình đàm phán tới các Ủy ban tương
ứng của EP, như từ đây vẫn làm đối với Ủy ban về chính sách thương
mại (hay còn còn là Uỷ ban 133, gồm các quan chức thương mại cao
cấp đến từ các nước thành viên). Tuy nhiên, Hiệp ước Lisbon không
trao cho EP quyền chỉ định Ủy ban châu Âu tham gia vào các cuộc đàm
phán mà việc này vẫn thuộc thẩm quyền của Hội đồng châu Âu.

Thay đổi thứ 3 là vai trò cao hơn của EP trong việc phê chuẩn các thỏa
thuận thương mại. Điều 218 (điểm 6, mục a, i – v) quy định mọi thỏa
thuận thương mại đều cần được EP thông qua theo nguyên tắc đa số
giản đơn, trước khi được trình lên Hội đồng châu Âu biểu quyết theo đa
số đủ điều kiện.
8.4.3. Thương mại là một phần của Hoạt động Đối ngoại của EU:


25


×