MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường Huyện Ba Vì
2. Báo cáo hiện trạng môi trường Xã Vật Lại
3. Bản niên giám thống kế Huyện Ba Vì năm 2014
4. Tổng hợp báo cáo Huyện Ba Vì
5. Các tư liệu liên quan
1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập 2 tháng tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh(chị) tại Phòng Tài nguyên và
Môi trường và các thầy cô giáo khoa Môi trường trường Đại học Tài nguyên và môi
trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa thực tập .
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn các thầy HOÀNG NGỌC KHẮC giáo viên
hướng dẫn tôi và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo
thực tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Phòng Tài
nguyên và Môi trường Ba Vì đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập .
Trong quá trình thực tập tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế, nâng
cao trình độ hiểu biết, từ đó trau dồi kiến thức giúp tôi hiểu hơn về chuyên ngành mà
mình đã học. Bên cạnh những hiểu biết về nghề nghiệp của mình đợt thực tập này còn
giúp tôi học hỏi rất nhiều về kiến thức xã hội giúp tôi trưởng thành hơn trong công
việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và còn hạn chế
về nhận thức nên không thể tránh khỏi thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ
của các thầy cô và các bạn để bài báo cáo của tôi thêm hoàn chỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN MỞ ĐẦU.
I.
Lý do chọn dề tài.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam có nhiều bước chuyển biến
tích cực. Quá trình CNH – HDH làm cho bộ mặt xã hội đã có nhiều phát triển mạnh
mẽ. Cho đến nay quá trình không chỉ diễn ra không chỉ ở các thành phố, đô thị lớn mà
mở rộng ra các khu vực nông thôn. Song song với đó RTSH phát sinh trong quá trình
ăn, ở, tiêu dung,vệ sinh cá nhân… của con người thải vào môi trường ngày càng nhiều
vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn tới môi trường bị ô nhiễm nhiều
nơi đã đến mức báo động.
Vật Lại là một xã thuộc trong số những xã nghèo của huyện Ba Vì. Quá trình
nông nghiệp nông thôn mới đã và đang được diễn ra mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, dẫn đến nhu cầu tiêu dung
tăng cao kéo theo đó là sự tăng nên của RTSH.
Tuy nhiên điều đáng quan tâm đó là hiện nay địa phương chưa có cơ chế quản lý
RTSH phù hợp. Qúa trình đánh giá hiện trạng và tác động của RTSH vẫn mang tính
chủ quan. RTSH phần lớn không được tiến hành thu gom sử lý, mà thải ra các bãi bãi
rác lộ thiên, kênh mương, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường và
nghiêm trọng hơn đó là gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Đặc biệt các bãi
rác lộ thiên tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh dịch, nguy hại tới sức khỏe của con người.
Xuất phát từ thực trạng nói trên nhằm đưa ra một số biện pháp quản lý RTSH
phù hợp với địa phương góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương.
Cùng với sự hướng dẫn của Thầy HOÀNG NGỌC KHẮC và Cán bộ phòng tài
nguyên môi trường huyện Ba Vì, Em đã lựa chọn lựa chọn chuyên đề “ Hiện trạng và
giả pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn xã Vật Lại – Huyện Ba Vì – TP. Hà
Nội” cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1. Đối tượng nghiên cứu : Hiện trạng và giả pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại
địa bàn xã Vật Lại
2. Phạm vi : Phòng tài nguyên môi trường Huyện Ba Vì từ ngày 9 tháng 2 đến
ngày 17 tháng 4 năm 2015.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp.
Tài liệu thứ cấp gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Vật
Lại – Huyện Ba Vì – TP. Hà Nội. Các số liệu thu thập gồm: vị trí địa lý,điều kiện tự
3
nhiên điều kiện khí hậu, dân số, cơ cấu lao động cơ sở hạ tầng, số liệu về rác thải sinh
hoạt….
Nguồn thu thập gồm : Phòng tài nguyên môi trường huyện Ba Vì, UBND xã Vật
Lại – Huyện Ba Vì – TP. Hà Nội. các tài liệu trên internet…..
3.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa.
Đây là một phương pháp quan trọng, tiến hành khảo sát tại một số thôn, xóm.
Trong quá trình khảo sát cần nắm được các thông tin như ý thức của người dân. Tình
hình môi rường khu vực khảo sát.
3.3 Phương pháp điều tra nhanh hộ gia đình.
Sử dụng câu hỏi có sẵn phỏng vấn các hộ gia đình để thu thông tin lien quan đến
vấn đề nghiên cứu như: điều kiện kinh tế gia đình, nguồn thải, khối lượng thải, tình
hình thu gom và công tác quản lý.
3.4 Phương pháp thống kê, phân tích, sử lý số liệu
Số liệu thu thập được bao gồm số liệu thứ cấp, sơ cấp, các thông tin thu thập
được từ khảo sát thực địa phương sau đó được tổng hợp và phân tích.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ.
1. Mục tiêu.
•
•
•
Điều tra thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Vật Lại.
Đánh giá công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã.
Đề xuất môt số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trên địa bàn xã
2. Nhiệm vụ.
•
Điều tra, khảo sát và đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý
trên địa bàn xã thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn.
• Đề xuất một số giả pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải trước tình hình
thực tế đó.
IV.Yêu cầu của chuyên đề.
- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, chi tiết.
- Đánh giá công tác thực hiện phải chính xác.
- Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện của xã.
V. Ý nghĩa của chuyên đề.
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
4
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được những kiến thức đó học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn xã
+ Đề xuất những biện pháp khả thi để xử lý kịp thời và hiệu quả nhất
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Giới thiệu chung
5
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì
Địa chỉ thị trấn Tây đằng – huyện Ba Vì – TP Hà Nội
Phòng bao gồm:
- Lãnh đạo: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng.
- 11 cán bộ công chức.
II. Chức năng:
Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu,
giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân
huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài
nguyên và Môi trường.
III. Nhiệm vụ:
1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện
các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và
môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Uỷ ban nhân dân huyện ban hành.
2. Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp xã.
3. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền
sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân huyện.
4. Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện theo phân cấp
của Ủy ban nhân dân huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê,
đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị
trấn; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai
huyện.
5. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xác định giá đất, mức thu
tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư theo quy định của pháp luật, cụ thể là
6
a. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện bảng giá đất
trên địa bàn huyện;
b. Phối hợp với tổ chức làm công tác định giá đất của Sở Tài nguyên và Môi
trường thực hiện việc điều tra, khảo sát giá đất, thống kê giá các loại đất; xây dựng,
cập nhật thông tin giá đất, xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất trên địa bàn cấp huyện;
c. Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan chuyên môn có liên
quan về thực hiện bảng giá đất trên địa bàn cấp huyện.
d. Báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường theo định
kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảng giá đất trên địa bàn cấp huyện.
6. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu
có)
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định
kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp,
khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi
trường trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt động và
tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
8. Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc
thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
9. Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân huyện.
10. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi
chính phủ hoạt động trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.
11. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên
và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.
12. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực
công tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
13. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài
nguyên và môi trường xã, thị trấn.
7
14. Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của
pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
15. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân
công của Uỷ ban nhân dân huyện.
16. Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
8
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
I. Nội dung thực hiện.
1. Nội dung nghiên cứu.
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Vật Lại:
+ Đặc điểm điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn,
các nguồn tài nguyên.
+ Đặc điểm kinh tế, xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số, lao động, việc
làm và thu nhập; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội.
- Quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Vật Lại:
+ Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt của xã: Thành phần rác thải sinh hoạt,
lượng bình quân...
+ Lượng rác thải của hộ gia đình (Kg/người/ngày).
+ Điều tra công tác quản lý và xử lý rác thải trên địa bàn xã : hoạt động quản lý,
thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia đình....
+ Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
xã Vật Lại hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải phù hợp với tình hình thực tế
của xã.
II. Cơ sở lý luận.
1. Cơ sở làm báo cáo.
- Luật số 55/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Niên gián thống kê Huyện Ba Vì năm 2014.
- Báo cáo hiện trạng môi trường xã vật lại năm 2014.
2. Một số khái niệm liên quan.
– Khái niệm rác thải:
- Rác thải là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không
được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
- Rác thải là các loại rác không ở dạng lỏng, không hòa tan được thải ra rừ các
hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng, khai thác mở…
9
- Rác thải là những vật chất ở dạng rắn do các hoạt động của con người và động
vật tạo ra. Những sản phẩm này thường ít được sử dụng do đó nó là sản phẩm ngoài ý
muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các
giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng.
– Rác thải sinh hoạt:
- Theo Nghị định số: 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn định nghĩa một số từ ngữ như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng.
+ Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ
phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày của con người.
- Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học , các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm: kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch, ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, tre, gỗ……
– Quản lý chất thải:
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế , xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
– Quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là sự tác động lien tục, có tổ chức, có phương hướng và
mục đích xác định của chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế…)
đối với một đối tượng nhất định nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi
trường số của con người tro
- Các chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công
nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ
trong các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
10
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình… chất thải xây dựng gồm:
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng
- Các vật liệu như kim loại, chât dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên
nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cạn từ các cống thoát nước thành phố.
- Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm
thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại vấn đề xả các loại chất thải
nông nghiệp và việc quản lý nó không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi
trường đô thị của các địa phương.
•
Theo mức độ nguy hại- chất thải rắn được phân thành các loại:
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ. Các
chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người, động vật
và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế,
công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ. Các
chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ người, động vật
và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế,
công nghiệp và nông nghiệp.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại với môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất
thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên
11
môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải
bệnh viện bao gồm :
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật;
- Các loại kim tiêm, ống tiêm;
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
Cadimi, Arsen, Xianua …;
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc
tính cao, tác động xấu đến sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có những giải
pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại
phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
Trong số các chất thải thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải huỷ bỏ hoặc phải qua
một quá trình chế biến thực tạp, qua nhiều khâu mới có nhiều sử dụng lại nhằm
đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng
lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng của sản xuất, sự gia tăng
dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố….
II. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã Vật Lại.
1. Tài liệu tham khảo sách : Bản đồ hành chính huyện Ba vì. Và báo cáo tổng kết
kinh tế xã Vật Lại năm 2014.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan.
2. Kết quả thu được:
Xã Vật Lại nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm huyện là 1,5km,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km. Xã nằm ở phía đông huyện Ba Vì nơi chuyển
tiếp giữa vùng đồi gò bán sơn địa và vùng đồng bằng. Địa hình không bằng phẳng, đất
12
đai có 2 vùng rõ rệt là vùng trũng và vùng đồi gò. Đồng thời xã cũng thuộc vùng lòng
chảo chứa nước của 3 xã phía tây huyện Ba Vì.
Xã có vị trí địa lý đặc biệt: Là đầu nguồn của Sông Tích chảy xuôi về TP Hà Nội,
chịu ảnh hưởng nếu phải phân chậm lũ; hàng năm chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa (nóng ẩm về mùa hạ, khô hanh về mùa đông); Vật Lại có đường Quốc lộ
32 chạy qua và tiếp giáp với Thị trấn Tây Đằng là một trong những yếu tố thuận lợi
trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Diện tích tự nhiên là 1.433,05 ha. Dân số của toàn xã là 12.539 người.
-
Tỉ lệ lao động cao khoảng 75% chủ yếu là hoạt động nông nghiệp.
-
Hệ thống giáo dục khá đầy đủ với 8 trường mầm non cấp thôn và 2 trường mầm
non cấp xã. Một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và 2 trường trung học
phổ thông.
-
Xã cũng có khá nhiều khu di tích lịch sử như : Đền Trung Cung ở thôn Dải.
Chùa Cao ở thôn Đẵm. Và Cây đa Bác Hồ ở thôn Yên bồ.
-
Bệnh viện đa khoa huyện được đặt gần địa bàn xã
Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng về măt kinh tế, làm thay đổi đáng
kể bộ mặt của xã, đời sống nhân dân trong xã cũng ngày càng được nâng cao. Nhưng
bên cạnh đó, sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa cũng đã gây ra nhiều vấn đề bức
xúc với môi trường xã, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm chất thải rắn trong địa bàn Xã Vật
Lại. Tuy xã đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường song vẫn chưa thu được
thành tựu đáng kể. Sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc xây
dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và dịch vụ, du lịch, thương mại… Đã làm phát sinh một lượng lớn chất
thải rắn. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý lại chưa thật sự được thực hiện tốt.
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.
Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng cao,
điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát
sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người, được thải vào môi trường ngày
càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô
nhiễm.
Xã Vật Lại trung bình mỗi ngày có 40%( khoảng 0,8 tấn) lượng rác thải chưa
được xử lý, thu gom. Tại một số vùng trong xã, do ý thức bảo vệ môi trường của người
dân chưa cao, việc phân loại rác chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không
đúng nơi quy định đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu gom của đội ngũ thu gom.
13
- Tài nguyên khoáng sản :
Khoáng sản : không có
Tài nguyên rừng : Tập trung chủ yếu ở hai thôn Vật yên và Yên Bồ.
-Tài nguyên đất:
- Đất phù sa không được bồi có màu nâu tươi, diện tích 304,64 ha đất có phản
ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp.
Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp trong khu vực đồng bằng, đã
được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình
canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa – màu, lúa – rau, lúa – cá,
- Nhìn chung, đất đai của xã có độ phì cao, đặc biệt là khu vực cạnh sông tích có thể
phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây ăn quả và có thể ứng
dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
-Tài nguyên nước:
Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã được lấy từ hai
nguồn là nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt: chủ yếu là sông Hồng và Hồ Suối Hai. Ngoài ra, còn có hệ thống hồ,
đầm, ao rất rộng Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây
trồng,.
- Nước ngầm: tầng chứa nước nằm ở độ sâu 10 - 20m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi
cuộn.
- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Dệt may
Hải Hữu ngày 15/02/2015 cho thấy hàm lượng sắt và Mangan cao hơn tiêu chuẩn cho
phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải
được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.
Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, của xã sẽ rất thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa
mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng,
vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi đồi núi.
- Tốc độ gia tăng dân số :
Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số trên địa bàn xã trong 03 năm qua tăng. Năm
2014 tốc độ gia tăng là 0.99% đến năm 2013 tăng lên 1.49%.
Tỷ lệ người sinh con thứ 3 giảm so với năm trước.
14
- Diễn biến đô thị hoá và gia tăng tỷ lệ dân số đô thị :
Kinh tế xã trong những năm gần đây đang phát triển. Vì xã Vật lại là nằm gần thị
trấn Tây Đằng nên có điều kiện phát triển kinh tế tốt. Sự phát triển của đô thị kéo theo
sự gia tăng dân số lớn.
- Sức khoẻ cộng đồng :
Sức khoẻ cộng đồng trong những năm gần đây được các ban ngành đặc biệt quan
tâm. Trong đó phải kể đến ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Các trương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, y tế cộng
đồng được triển khai đồng bộ. Công tác quản lý ghành nghề y dược tư nhân, công tác
tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được
đẩy mạnh.
3. Đánh giá nhưng thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tới
bảo vệ môi trường
Thuận lợi
- Ưu thế về địa giới hành chính, thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng tương đối phát
triển, mạng lưới giao thông đường bộ hoàn thiện.
- Nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, phong phú thuận lợi cho sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
- Nền kinh tế của xã những năm qua phát triển mạnh đóng góp lớn vào nguồn ngân
sách huyện và bộ mặt của toàn huyện.
- Nguồn nhân lực dồi dào, lao động trẻ khỏe, người dân chịu khó lao động và đã biết
vận dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
● Khó khăn
- Lượng nước thải từ sinh hoạt và sản xuất còn lớn và chưa được xử lý
- Lượng rác thải ngày càng tăng, hiệu suất thu gom còn hạn chế, số còn lại thải bỏ bừa
bãi ra ngoài môi trường
- Cán bộ làm công tác môi trường còn mỏng và thiếu chuyên môn về môi trường
- Nhận thức và ý thức chấp hành vệ sinh môi trường của một bộ phận dân cư còn chưa
cao
- Kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế gây khó khăn cho công tác
quản lý
15
III. Hiện trạng rác thải sinh hoạt của xã.
1. Nguồn gốc
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của xã qua các năm.
STT
Loại chất thải rắn
Đơn vị tính
2012
2013
2014
1
Tổng lượng chất thải
rắn sinh hoạt
Tấn/năm
312
368
422
Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
Khu nhà ở
Cơ quan trường học
Chợ
Rác thải
Giao thông
Xây dựng
Nơi vui chơi
Trạm y tế
Nhà máy, công sưởng
Trong 03 năm gần đây nền công nghiệp trên đại bàn xã phát triển mạnh, các nhà
máy được mọc nên. Chất thải phát sinh tại các nhà máy, xí nghiệp đa số được thu gom
để tái sử dụng ngay trong nội bộ nhà máy. Một phần lượng chất thải rắn công nghiệp
được thu hồi và bán lại cho một số đơn vị có nhu cầu để làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất khác, một phần lượng thải được lưu tại nhà máy, môt phần được hợp đồng thu
gom lẫn với rác thải sinh hoạt. Việc quản lý rác thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn
xã gặp nhiều kho khăn do nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
Lượng rác thải nguy hại chưa có phương án xử lý thích hợp, nhiều nơi tự chôn lấp.
Trong tương lai, công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới
môi trường.
IV. Thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt tai xã Vật Lại.
16
Công tác quản lý rác thải trên địa bàn Xã ở mức thấp. Do vậy, không có biện
pháp quản lý hoạt động của đội thu gom cũng như không theo dõi được tình hình phát
sinh rác thải của thị trấn.
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt:
Các nguồn phát sinh rác thải chủ yếu từ:
+ Hộ gia đình: thực phẩm thừa, carton, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thuỷ tinh, nilon,
lon, các chất thải đặc biệt (đồ điện hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe…)
+ Thương mại (quán ăn, chợ, trạm xăng dầu, gara,…): giấy, carton, , các loại rác
đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe,…), các chất độc hại,…
+ Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính,…): giấy, carton,
nhựa, thức ăn thừa, thuỷ tinh
+ Xây dựng di dời (các địa điểm xây dựng mới, sủa chữa đường xá, di dời nhà
cửa,…): gỗ, thép, gạch, bê tông, vữa, bụi, ximăng,…
+ Công nghiệp (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ,…): chất thải không phải từ
các quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã,…
+ Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại,…): các chất thải nông
nghiệp như rơm rạ,… các chất thải độc hại như chai, lọ, bao bì đựng thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật,…
Trong đó, nguồn phát sinh chủ yếu và lớn nhất là tại các hộ gia đình
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào rác thải sinh hoạt
phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn xã Vật Lại, vì đây là nguồn phát sinh rác thải
sinh hoạt lớn nhất, bên cạnh đó thành phần rác thải đa dạng và khó phân loại.
Theo điều tra thực tế trung bình một hộ gia đinh trong xã có 4 người với lượng
rác thải trung bình là 2kg/hộ/ngày
Tương đương với lượng rác thải :
2 kg/hộ/ngày/4 người= 0,5 kg/người/ngày
V. Hiện trạng khả năng đáp ứng của công tác thu gom rác thải sinh hoat.
1 - Hiện trạng công tác thu gom rác thải của xã :
Ở xã hiện nay có rất ít phương tiện thu gom rác thải. Rác thải sinh hoạt, rác thải
sản xuất bị vứt bừa bãi, bất cứ chỗ nào cũng trở thành điểm tập kết rác từ bờ ao, bờ
ruộng, sau nhà, ngoài vườn...
17
Hầu hết các thôn,xóm trong xã là các thôn,xóm thuần nông, nông dân chủ yếu là
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh mới
đạt 35 -40%. Việc thu gom, xử lý rác thải từ trước do từng hộ dân tự xử lý,chỉ có ba
xóm thực hiện thu gom chất là Tân phú mỹ,Vật lại, Vật phụ. Nhận thức của người dân
về việc thu gom, xử lý rác thải trong quá trình chăn nuôi và sinh hoạt lại chưa cao, xác
súc vật chết đều đổ ra khe, sông gần nhà và quanh vườn; nhà tiêu không đảm bảo vệ
sinh... Đây là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh
trên địa bàn huyện thời gian qua, ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, phá huỷ cân bằng
môi trường.
- Công tác thu gom rác chỉ được thục hiện tại 3 thôn xóm trong đó:
+ Xóm Vật lại công tác thu gom do hội phụ nữ thực hiện, mỗi ngày xẽ chỉ đinh
2-3 người mang xe gác đi thu gom từng hộ và mang ra bãi rác đổ. Mỗi hộ xẽ nộp
12000 đồng 1 tháng cho hội phụ nữ hội xẽ lấy số tiền này cho công tác chi phí của hội.
+ xóm Tân phú mỹ và Vật phụ thì do công ty môi trường huyện ba vì thu gom,
mỗi hộ gia đỉnh mỗi tháng sẽ nộp 13.000 đồng một tháng.
- Công tác thu gom vận chuyển rác cũng gặp rất nhiều bất cập. Theo phản ánh
của người dân địa phương, tình trạng hố rác thải đã đầy ắp nhiều ngày, cũng thường
xuyên xảy ra, thỉnh thoảng thì xe của công ty môi trường cũng phải vài ngày mới tới,
gây nên tình trạng tồn ứ.
2 - Phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt:
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom và tập kết tại 1 điểm tập kết của xã tiếp
tục được xe rác chuyên dụng tiếp tục đưa tới bãi rác để xử lý.
Thời gian xe bắt đầu chạy là từ 16h chiều.
Trong quá trình vận chuyển các xe chuyên dụng này đều được che đậy cẩn thận
đảm để đảm bảo không gây ảnh hương tới môi trường xung quanh.
VI. Hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt của xã.
- Trên địa bàn xã hiện giờ chưa có cơ sở xử lý rác thải đạt chuẩn.
Lượng rác thải thu gom được thì xe được mang đi đến các bãi rác để xử lý. Còn
phần lớn lượng rác thải không được thu gom thì được người dân vứt ra các kênh
rạch,ao, hồ, một số thì được người dân tiêu hủy bằng phương pháp đốt luôn trong
vườn nhà mình.
- Số lượng các hộ dân trong xã sử dụng hầm Biogas để sử lý chất thải trong trăn
nuôi cũng như sinh hoạt đang có xu hướng tăng mạnh.
18
+Hầm ủ khí sinh học: Biogas là một loại năng lượng sinh học có được sự nén
hoặc khử hay lên men trong điều kiện yếm khí của vật chất có nguồn gốc hữu cơ như
phân chuồng ,bùn của hệ thống cống rãnh,rác phế thải của hộ gia đình, hoặc các loại
rác hữu cơ có thể bị phân hủy.Các chất thải được cho vào hầm kín( hay túi ủ), ở đó các
vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành mùn khí, khí này được thu lại qua hệ thống dẫn
tới lò để đốt, phục vụ cho hộ gia đình.Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong
hầm kín( hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của
hệ thồng Biogas có thể tưới cho cậy trồng. Hầm ủ khí sinh học được sử dụng để xử lý
chất thải rắn và chất thải lỏng trong chăn nuôi.Phương pháp này phù hợp với địa
phương làm nông nghiệp và chăn nuôi.
VII. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt.
1. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt tới môi trường:
Rác thải sinh hoạt làm ảnh hưởng tới môi trường một cách đáng kể. Nó tác
động xấu đến tất cả môi trường đất, nước và môi trường không khí.
- Với môi trường không khí: Những đống rác công cộng để lâu ngày rác bị phân
huỷ gây mùi hôi thối rất khó chịu làm ảnh hưởng đến môi trường không khí, làm cho
môi trường không khí xung quanh ngày càng trở nên ô nhiễm. Nhất là rác thải có
nguồn gốc hữu cơ bị vi khuẩn phân huỷ thành các chất gây mùi hôi như H 2S, NH3,
CH4… Khi ngửi phải các khí này con người bị kích thích đường hô hấp, đau đầu, viêm
kết mạc, mất ngủ, đau mắt, suy hô hấp. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự vận
chuyển Oxy, làm hại các mô thần kinh, thậm chí gây tử vong.
Tại các trạm bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và
các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi
hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
- Với môi trường đất: rác thải sinh hoạt mang nhiều thành phần khác nhau, mỗi
chất lại tác động tới môi trường đất không giống nhau. Rác thải vứt trên đất làm mất
cân bằng hoặc làm mất hệ vi sinh vật trong đất, thay đổi thành phần trong đất, làm mất
tính chất của đất từ đây làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng cũng như sự sống của
sinh vật sống trên và trong đất.
Hiện nay, túi nilon có trong rác thải sinh hoạt là rất phổ biến, mà theo tính toán
của các nhà khoa học chất liệu này có thể tồn tại hàng trăm năm trong đất. Hơn nữa,
các chất nguy hại từ các đồ vật thải bỏ trong gia đình cũng làm cho đất trở thành độc
hại.
19
Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon…
nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu đât, đất trở nên
khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
- Với môi trường nước: rác thải làm ô nhiễm môi trường nước không kém gì
môi trường không khí và đất. Hiện tượng rác thải sinh hoạt của người dân vứt bừa bãi
không đúng nơi quy định, rác đổ và các khu đất trống, thậm chí đổ tràn lan tại các khu
dân cư, cống rãnh làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ theo
dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi,
gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ
sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có
nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng Oxy hòa tan trong nước
giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới
khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các
bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì
cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Không chỉ ở thành thị mà tình trạng ô nhiễm môi trường nước đã diễn ra cả ở
khu vực nông thôn, do không có nơi đổ rác nên mọi người thường đổ ra đồng ruộng, ra
đường, ra các con sông, con suối… làm chất lượng nước ở đây suy giảm một cách
nghiêm trọng
Đối với hệ sinh thái: Nước thải từ chăn nuôi có nồng độ ô nhiễm rất cao khi thải
trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng đén môi trường nước sinh hoạt khu vực nông
thôn, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Bên cạnh đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường. Các bãi rác hoạt động không
đúng quy trình vận hành. Thu gom không phân loại đổ tập chung, không có hoá chất,
chủng vi sinh vật phân huỷ… Gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường. Một số bãi
rác quy hoạch không phù hợp nên ảnh hưởng tới môi trường nước ngầm, nước mặt.
20
Khái quát về tác động môi trường của các hoạt động phát triển liên quan tới
tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động phát
Tác động môi trường tích
triển
cực
Xây
dựng
nền Tài nguyên được sử dụng Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá
kinh tế theo cơ hợp lý bảo vệ tích cực.
chế
Tác động môi trường tiêu cực
do chạy theo cơ chế thị trường trước
thị
trường Trách nhiệm quản lý tài mắt.
định hướng xã nguyên rõ ràng, cụ thể hơn Do thuận lợi trước mắt một số đã sử
hội chủ nghĩa với trước.
dụng các hoá chất nông nghiệp nguy
nhiều thành phần.
Môi trường, cảnh quan một hại cho môi trường và sức khoẻ con
số vùng nông thôn được cải người .
thiện.
Chuyển đổi cơ Nâng cao năng suốt và chất Phát triển cơ cấu sản xuất nông
cấu sản xuất nông lượng sử dụng tài nguyên, nghiệp không hợp lý, chạy theo lợi
nghiệp.
nâng cao thu nhập và đời nhuận tạm thời trước mắt,gây tác hại
sống của nhân dân.
lâu dài về môi trường và khó khăn về
kinh tế cho nhân dân.
Phát triển tiểu thủ Nâng cao thu nhập tạo việc Có thể tạo lên những vấn đề ô nhiễm
công nghiệp tiểu làm, tận dụng hợp lý nông môi trường phức tạp trong nông thôn.
thủ CN dịch vụ ở sản phẩm.
Ô nhiễm trong các lò mổ gia súc vật ở
nông thôn.
nông thôn.
Gây xung đột môi trường trong cộng
đồng.
Phát triển mạnh Tạo điều kiện môi trường Nếu không tính được các yếu tố môi
hệ thốn kết cấu cần thiết cho CNH, HĐH, trường có thể gây len việc lãng phí,
hạ tầng về giao nâng cao thu nhập, cải thiện nguy hại tài nguyên, gây ô nhiễm
thông thuỷ lợi, đời sống vật chất và tinh nghiêm trọng đến môi trường, làm
điện
lực,viễn thần của nhân dân.
suy giảm đa dạng đa dạng sinh học.
thông…Đưa tiến
bộ khoa học kỹ
thuật vào nông
21
thôn.
Xoá
đói
giảm Có tác động rất tốt về môi Một số dự án, giải pháp cụ thể có thể
nghèo tạo công trường xã hội, giảm sức ép có tác động tiêu cực tới tài nguyên và
ăn việc làm ở của
nông thôn.
đói
nghèo
lên
tài môi trường, nếu không lồng ghép hợp
nguyên và môi trường.
lý các vấn đề này.
Chính sách phát Có tác động rất tốt về môi Một số dự án, giải pháp cụ thể có thể
triển
gioá
dục, trường xã hội, nâng cao có tác động tiêu cực tới tài nguyên và
đào tạo văn hoá, nhận thức của nhân dân về môi trường, nếu không lồng ghép hợp
nâng cao dịch vụ môi trường truyền bá kiến lý các vấn đề này.
y tế, vệ sinh môi thức và kỹ năng về sử dụng
trường
thôn.
ở
nông hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
Kế hoạch hoá dân Giảm bớt sức ép về dân số
số, kiểm soát di đối với tài nguyên và môi
cư ở nông thôn.
trường.
Tránh tàn phá tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Hợp lý hoá các luồng di cư
nông thôn vào đô thị.
2. Rác thải ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Một số dự án, giải pháp cụ thể có thể
có tác động tiêu cực tới tài nguyên và
môi trường, nếu không lồng ghép hợp
lý các vấn đề này.
Bất kì một sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường bên ngoài, con người cũng vậy. Nhưng khi các môi trường sống (đất, nước,
không khí) đều đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi thì chắc chắn sức khoẻ của con
người sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Ví dụ: các hợp chất hữu cơ bền một
trong những dạng chất thải nguy hại được xem là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con
người và môi trường - những hợp chất hữu cơ này vô cùng bền vững, tồn tại lâu trong
môi trường, có khả năng tích luỹ sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các
nguồn nước, mô mỡ của động vật gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm đối với con
người, phổ biến nhất là bệnh ung thư. Thế nhưng, các hợp chất hữu cơ trên lại được sử
dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các
thiết bị điện gia dụng trong gia đình, các thiết bị trong ngành điện như máy biến thế, tụ
điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế, chất làm mát trong truyền nhiệt,
trong các dung môi chế tạo mực in... Do vậy, rác thải ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư gần làng nghề, gần khu công
nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm rác thải.
22
Kết quả phân tích các mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của các
loại hợp chất trên. Tác hại nghiêm trọng của chúng cũng đã thể hiện khá rõ nét thông
qua hình ảnh thực tế những em bé dị dạng, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tim
mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn do rác thải gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng
gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị gặp rất nhiều
khó khăn.
Đối với sức khoẻ cộng đồng: Các loại chất thải như : Nước thải từ các nhà máy, ô
nhiễm tiếng ồn, bụi… ảnh hưởng chính đến khu sinh hoạt dân cư tác động trực tiếp
đến sức khoẻ cộng đồng. Điều đáng lưu ý là hầu hết các hoạt động sản xuất diễn ra
ngay ở từng hộ gia đình hoặc khu dân cư, với điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém và hầu
như không có các biện pháp bảo vệ môi trường. Người lao động làm việc trong điều
kiện không an toàn, nhà xưởng hệ thống điện nước tạm bợ, các điều kiện về ánh sáng,
thông gió, mặt bằng chật chội, thời gian lao động quá dài trong môi trường độc hại và
hầu như không có dụng cụ bảo hộ lao động, khu vực bị ô nhiễm dẫn đến gia tăng tai
nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp như bệnh về đường hô hấp ngoài da…
VIII. Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải tại xã Vật Lại.
- Biện pháp quản lý:
Với dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu
cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại xã chính vì vậy cần phải có những biện
pháp quản lý thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi
trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công
cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm
nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn thị trấn.
+ Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được
tình hình môi trường chung của thôn,xóm nâng cao hiệu quả quản lý
Mỗi thôn có người phụ trách quản lý về môi trường.
Tổ chức tập huấn cho đội thu gom rác thải về kĩ thuật thu gom, phân loại rác, có
trách nhiệm trong công việc của mình và chịu sự quản lý của cán bộ quản lý môi
trường của từng thôn.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ môi trường để nâng cao trình độ chuyên môn, khả
năng quản lý mình.
23
+ Thực hiện quản lý chung cả xã chứ không quản lý riêng từng thôn,xóm như
hiện nay. Như vậy sẽ nắm bắt được tình hình phát sinh rác của thị trấn và cũng sẽ dễ
dàng lựa chọn biện pháp quản lý thích hợp.
+ Tăng ngân sách nhà nước cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường,
phải có quỹ môi trường để chi trả cho các hoạt động khuyến khích và giải quyết sự cố
môi trường ngay tại địa phương.
+ Công nhân trực tiếp làm việc thu gom rác phải được xếp ở ngành lao động độc
hại từ đó có chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động cho phù hợp.
+ Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống
văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi. Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo
dục nên hướng đến là: trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp,
cửa hàng, trung tâm thương mại..; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân
dân trong huyện. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói
riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng,
nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường
trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của
toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được.
+ Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân
loại rác thải trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce
- giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế).
+ Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia
đình có ý thức trách nhiêm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và
những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị lêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.
- Biện pháp đầu tư:
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì mới có một lò đốt rác bằng khí tự nhiên
SANKYO 120..chỉ sử dụng một lò đốt này thì không đủ xử lý được hết rác trên địa
bàn huyện vì vậy việc cấp bách hiện nay là xây dựng thêm lò đốt rác. Ngoài ra một số
xã chưa có thùng rác.Vì vậy để đảm bảo công tác thu gom vận chuyển RTSH đạt hiệu
quả cần phải đặt các thùng rác hợp lý phù hợp với chức năng và nhiệm vụ vủa từng
đơn vị.
Để làm được việc này cần kinh phí không hề nhỏ.Vì vậy phải kết hợp chặt chẽ
giữa chính quyền và người dân.Cần ưu tiên đầu tư vốn cho công tác bảo vệ môi
trường, đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ thu gom rác để đạt hiệu quả cao
hơn….
24
- Biện pháp xử lý:
Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và
tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối
lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp.
- Việc đầu tiên là chính quyền xã cần phải xây dựng gấp một bãi rác hợp vệ sinh,
đúng với quy định. Có thể theo mô hình nhà chứa rác mà rất nhiều nơi đã áp dụng.
- Một số phương pháp sử lý chất thải rắn
+ Phân loại và xử lý cơ học
Các công nghệ dùng để phân loại và xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt,
nghiền, sàng, tuyển từ, truyền khí nén.
+ Công nghệ thiêu đốt
Đốt là quá trinh oxy hoá chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để
xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn
dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt
chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.
+ Công nghệ xử lý hoá- lý.
Mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi
trường. Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại
chất thải nguy hại như: dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi…\
Một số biện pháp hoá-lý thông dụng trong xử lý chất thải như sau: Trích ly,
chưng cất, kết tủa, trung hoà, oxi hoá-khử.
+ Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.
Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu huỷ chất thải được áp dụng rất rộng rãi
trên thế giới.- Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
dạng rắn hoặc sau khi đãcố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất
hai lớp lót chống thấm,có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí,
có giếng khoan để giám sát khả năngảnh hưởng đến nước ngầm.- Việc xây dựng hố
chôn lấp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống
thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas.
+ Đối với rác thải hữu cơ như: thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp…
Sử dụng biện pháp làm phân ủ: đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều
tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể kết hợp
phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được
25