Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.07 KB, 82 trang )

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1.1.

Một số thông tin chung về công ty



Tên Công ty: Công ty CP Bánh kẹo Hải Châu.



Tên giao dịch quốc tế: Hai chau confectionery joint – stock

company.


Tên viết tắt: HACHA CO., JSC.



Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng- Hà nội



Điện thoại: (04) 8624826



Fax




Webside:



Email: Haichau @ fpt.com



Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển-

: 04 8621520

HN


Mã số thuế: 01.001141184-1



Diện tích mặt bằng hiện nay:

Trong đó:

- Nhà xưởng:

23.000m2

- Văn phòng:


3.000m2

- Kho bãi:

5.000m2

- Phục vụ công cộng:


55.000m2

24.000m2

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu

-

Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo

-

Kinh doanh sản phẩm mỳ ăn liền

-

Kinh doanh bột gia vị

-


Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn


-

Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì ngành Công nghiệp thực

phẩm
-

Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng Công

ty kinh doanh
Công ty Bánh Kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng
Công ty Mía đường I - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Công ty được thành lập ngày 02/09/1965. Từ khi thành lập đến nay
Công ty không ngừng phát triển, liên tục đổi mới trong lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo, chế biến thực phẩm. Với công nghệ tiên tiến, thiết bị
hiện đại của CHLB Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc. Công ty có
đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế (chiếm tỷ trọng
10% lực lượng lao động) cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề
đã đưa quy mô sản xuất - kinh doanh của Công ty tăng trưởng bình
quân hàng năm với tốc độ 20%. Hiện nay số vốn pháp định của
Công ty trên 40 tỷ đồng, tổng sản phẩm các loại đạt trên 16 nghìn
tấn, doanh thu bình quân trên 140 tỷ đồng.
1.1.2.


Quá trình hình thành và phát triển của công ty


Thời kỳ đầu thành lập (1965 – 1975) nhà máy Hải Châu khởi

đầu bằng sự kiện ngày 16/11/1964, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ
ra quyết định số 305/QĐBT tách Ban Kiến thiết cơ bản ra khỏi Nhà
máy miến Hoàng Mai, thành lập Ban Kiến thiết và Chuẩn bị sản
xuất. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng
Hải và Quảng Châu sang, bộ Kiến thiết và Chuẩn bị sản xuất khẩn
trương vừa xây dựng vừa lắp đặt thiết bị cho một phân xưởng mỳ
sợi.


Tháng 3/1965, ngay đợt đầu tiên nhà máy đã tuyển 116 công nhân
cho phân xưởng mỳ và 95 công nhân cho phân xưởng kẹo. Cũng
tháng 3/1965 Bộ cử 17 cán bộ trung cấp sang Trung Quốc học quy
trình công nghệ sản xuất mỳ, bánh kẹo, chế biến thực phẩm.
Ngày 02/09/1965, xưởng kẹo đã có sản phẩm xuất xưởng bán ra thị
trường. Cùng ngày vẻ vang của cả nước (02/09) Bộ Công nghiệp nhẹ
thay mặt Nhà nước chính thức cắt băng khánh thành Nhà máy Hải
Châu.
Vốn đầu tư ban đầu: do chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên
Công ty không còn giữ được số liệu vốn ban đầu.
Năng lực sản xuất:


Phân xưởng sản xuất mỳ sợi: một dây chuyền sản xuất mỳ

thanh (mỳ trắng) bán cơ giới, năng suất 1 đến 1.2 tấn/ca sau nâng lên
1.5 đến 1.7 tấn/ca; thiết bị sản xuất mỳ ống 500 đến 800 kg/ca sau
nâng lên 1tấn/ca; hai dây chuyền mỳ vàng 1.2 đến 1.5 tấn/ca sau
nâng lên 1.8 tấn/ca.

Sản phẩm chính: mỳ sợi lương thực, mỳ thanh, mỳ hoa


Phân xưởng bánh: gồm một dây chuyền máy cơ giới công

suất 2.5 tấn/ca.
Sản phẩm chính: bánh quy, bánh lương khô.


Phân xưởng kẹo: gồm hai dây chuyền bán cơ giới công

suất mỗi dây 1.5tấn/ca.
Sản phẩm chính: kẹo cứng, kẹo mềm các loại.
-

Số cán bộ công nhân viên: bình quân 850 người/năm


-

Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ

(1972) nên một phần nhà xưởng, máy móc thiết bị bị hư hỏng. Công
ty được Bộ tách Phân xưởng kẹo sang Nhà máy Miến Hà Nội thành
lập nhà máy Hải Hà (nay là Công ty Bánh kẹo Hải Hà - Bộ Công
nghiệp).


Thời kỳ 1976 – 1985


Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến
tranh và đi vào hoạt động bình thường.
Năm 1976, Bộ Công nghiệp thực phẩm cho nhập Nhà máy Sữa Mẫu
Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng sấy phun. Phân xưởng này
sản xuất hai mặt hàng là sữa đậu nành (công suất 2.4 - 2.5 tấn/ngày)
và bột canh (công suất 3.5 - 4 tấn/ngày).
Năm 1978, Bộ Công nghiệp thực phẩm cho điều động bốn dây
chuyền mỳ ăn liền từ Công ty Sam Hoa (thành phố Hồ Chí Minh)
thành lập phân xưởng mỳ ăn liền.Công suất 1 dây: 2.5 tấn/ca.
Do nhu cầu thị trường và tình trạng thiết bị, Công ty đã thanh lý hai
dây chuyền. Hiện tại Công ty đã nâng cấp và đưa vào hoạt động một
dây chuyền.
Năm 1982: Do khó khăn về bột mỳ và Nhà nước bỏ chế độ độn mỳ
sợi thay lương thực. Công ty được Bộ Công nghiệp thực phẩm cho
ngừng hoạt động Phân xưởng Mỳ lương thực.
Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đầu tư 12 lò sản
xuất Bánh kem xốp công suất 240 kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên ở
phía Bắc.
Số cán bộ công nhân viên: bình quân 1250 người/ năm.


Thời kỳ 1986 – 1991:



Năm 1989 - 1990: Tận dụng nhà xưởng của Phân xưởng Sấy phun,
Công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất Bia với công suất 2000lít/ngày.
Năm 1990 - 1991: Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất
Bánh quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ,
công suất 2.5 - 2.8 tấn/ca.

Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 950 người/năm.



Thời kỳ 1992 – 2002:

Công ty đẩy mạnh sản xuất đi vào các mặt hàng truyền thống (bánh,
kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng
cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng.
Năm 1993: Mua thêm một dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của
CHLB Đức công suất 1 tấn/ca. Đây là một dây chuyền sản xuất bánh
hiện đại nhất ở Việt Nam.
Năm 1994: Mua thêm một dây chuyền phủ Sôcôla của CHLB Đức
công suất 500kg/ca. Dây chuyền có thể phủ Sôcôla cho các sản phẩm
bánh.
Năm 1996: Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một Công ty liên
doanh sản xuất Sôcôla sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu (70%).
Cũng trong năm này Công ty đã mua và lắp đặt thêm hai dây chuyền
sản xuất kẹo của CHLB Đức.
Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2400 kg/ca.
Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 3000 kg/ca.


Năm 1998: Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh Hải Châu công suất thiết kế 4 tấn/ca.
Năm 2001: Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp
(CHLB Đức) công suất thiết kế 1.6 tấn/ca. Cuối năm 2001 Công ty
đầu tư 1 dây chuyền sản xuất Sôcôla năng suất 200 kg/giờ.
Cuối năm 2002: Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mềm
công suất thiết kế 2.2 tấn/ca.

Số lượng công nhân viên: Bình quân hiện nay 1010 người/ca


Từ năm 2003 đến nay:

Từ ngày 03 tháng 2 năm 2005, công ty bánh kẹo Hải Châu đã chính
thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo
quyết định số 3635/QĐ - BNN – TCCB ngày 22 tháng 10 năm 2004
của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc chuyển công ty bánh kẹo Hải
Châu sang công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Giá trị vốn thực hiện
là 142 tỷ đồng 279.768.382 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn
Nhà nước tại công ty là 32 tỷ 225.359.774 đồng. Lao động của công
ty tại thời điểm cổ phần hoá có 1.069 người, trong đó chuyển sang
làm việc ở công ty cổ phần là 852 người, số còn lại 217 người được
giải quyết theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Vốn điều lệ của
công ty cổ phần là 30 tỷ đồng, tổng số vốn này được chia thành
300.000 cổ phần bằng nhau, mỗi cổ phần 100.000 đồng. Nhà nước
giữ 58%, người lao động trong công ty giữ 38,70% và cổ phần bán
cho các đối tượng bên ngoài công ty 3,30% vốn điều lệ. Công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Châu chính thức thực hiện chế độ hạch toán kinh
tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản giao dịch tại ngân


hàng theo quy định của pháp luật, hoạt động theo luật doanh nghiệp
và điều lệ của công ty cổ phần.
Trong giai đoạn này công ty tiến hành tinh giảm biên chế cho nên số
cán bộ công nhân viên không ngừng được giảm xuống.
1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo.
- Sản xuất và kinh doanh bột gia vị các loại.

- Sản xuất và kinh doanh mỳ ăn liền (trước đây).
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và
không có cồn.
- Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì của ngành công nghiệp
thực phẩm.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh
doanh (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/9/1994) như: vật tư
nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác
xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty không còn kinh doanh các sản
phẩm nước uống có cồn và mì ăn liền nữa mà thay vào đó là những
mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm :
-

Bánh các loại: bánh Hương thảo, bánh Vani, Hướng

Dương, Hải Châu hương cam, Hải Châu hương dừa, bánh quy kem,
quy bơ, bánh Chocobis, bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ
sôcôla các loại, bánh trứng, bánh lương khô.


Các loại kẹo: kẹo cốm, kẹo sữa dừa, kẹo Sôcôla sữa,

-

kẹo Candy, kẹo xốp các loại, kẹo thảo hương, kẹo cứng các loại, kẹo
sôcôla, các loại kẹo hộp.
Bột canh các loại: bột canh iốt, bột canh cao cấp, bột

-


canh iốt ngũ vị, bột canh iốt gà, tôm.
1.3. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
gồm 6 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ.
+ Phân xưởng Bánh I sản xuất bánh hương thảo, lương khô,
bánh quy hoa quả trên dây chuyền của Trung Quốc.
+ Phân xưởng Bánh II sản xuất bánh kem xốp các loại, kem xốp
phủ sôcôla trên dây chuyền của CHLB Đức.
+ Phân xưởng Bánh III sản xuất bánh quy hộp, bánh Hải Châu,
bánh Marie, Petit, ... trên dây chuyền Đài Loan .
+ Phân xưởng bột canh chuyên sản xuất các loại bột canh
thường, bột canh iốt trên dây chuyền sản xuất bột canh của Việt
Nam.
+ Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo xốp
trên dây chuyền sản xuất của CHLB Đức.
+ Phân xưởng bánh mềm sản xuất bán mềm cao cấp trên dây
chuyền bánh mềm của Hà Lan.


Công ty CP Bánh
kẹo Hải Châu

FX
Bánh I

Bánh
quy

FX

Bánh II

Lương
khô

Bánh
quy

FX
Bánh III

Sôcôla

Lương
khô

FX Bánh
mềm

Kem
xốp

Bánh
custard

Kẹo
cứng

FX
Kẹo


Kẹo
mềm

Bánh
Tulip

BC
iốt

FX
Bột canh

Kẹo
xốp

BC
thường

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CP Bánh kẹo
Hải Châu
+ Phân xưởng phục vụ sản xuất (dịch vụ) đảm nhiệm sửa chữa,
bảo dưỡng máy,... phục vụ bao bì, in ngày tháng sản xuất, hạn sử
dụng của các sản phẩm.
Mỗi tổ trong các phân xưởng thường được chia làm 4 nhóm để làm
việc theo ca. Mỗi ca đều có trưởng ca chịu trách nhiệm chung các
công việc diễn ra trong ca.

Để quản lý phân xưởng, trong các phân xưởng còn có bộ phận
quản lý gồm có:

+ Quản đốc phụ trách hoạt động chung của phân xưởng


+ Phó quản đốc phụ trách về an toàn lao động, vật tư thiết bị.
+ Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật và
công nghệ sản xuất.
+ Nhân viên thống kê ghi chép số liệu phục vụ tổng hợp số liệu
trên phòng Tài vụ.

1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng Quản trị

Chi nhánh
TP.HCM

Phòng
Tổ chức

PX
Bánh 1,
2

Phòng
Hành
chínhh

Phân
xưởng

Bánh 3,
4

Ban Kiểm soát

Chi nhánh TP.Đà
Nẵng

Ban Giám đốc

Phòng
Kỹ
thuật

Phân
xưởng
Bột
canh

Phòng
KHVT

Phòng
Kế
toánT ài v ụ

Phân
xưởng
Kẹo


Phòng
KD - TT

Phân
xưởng
phục vụ

Ban Bảo
vệ

Trung
tâm
kinh
doanh

sản
phẩm
và dịch
vụ


Sơ đồ 2. Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty CP Bánh kẹo Hải
Châu
1.4.1.

Hội đồng quản trị

Điều hành mọi hoạt động của công ty, ra các quyết định quản trị,
thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như chiến
lược phát triển của doanh nghiệp…

1.4.2.
-

Ban giám đốc

Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt

động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty.
-

Giám đốc kế hoạch vật tư: phụ trách công tác tiêu thụ sản

phẩm của công ty, kế hoạch sản xuất tác nghiệp, quản lý và chịu
trách nhiệm về việc cung cấp các loại vật tư, máy móc thiết bị, phụ
tùng...
-

Giám đốc kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên

cứu về sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến về mẫu mã bao bì, giúp
giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất và phụ trách khối sản xuất, cố
vấn khắc phục những vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình
sử dụng máy móc thiết bị.
-

Giám đốc kinh doanh: phụ trách về công tác sản xuất kinh

doanh của công ty giúp việc cho giám đốc các mặt sau:
+ Phụ trách về kế hoạch mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ
sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, theo dõi thực hiện các công việc

xây dựng và sửa chữa cơ bản, qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị
trường, thông báo cho giám đốc từ đó có quyết định điều chỉnh cơ


cấu sản phẩm và huy động, điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị
phục vụ nhu cầu đó.
+ Phụ trách công tác hành chính quản lý và bảo vệ của phòng hành
chính đời sống và ban bảo vệ.
1.4.3.
-

Các phòng ban

Phòng tổ chức: Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền

lương, giúp giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán
bộ quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động
trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào
tạo khác nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như cán bộ
quản lý.
-

Phòng hành chính: Quản lý công tác hành chính quản trị,

tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ
chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khoẻ, quản lý văn
thư, lưu giữ tài liệu.
-

Phòng kỹ thuật: Quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu


sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì.Đồng thời quản lý
toàn bộ máy móc thiết bị trong công ty, quản lý hồ sơ, lí lịch máy
móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư
dùng cho hoạt động sửa chữa, trình ban giám đốc và phòng KHVT
chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy
móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn công ty trong quá
trình sản xuất.
-

Phòng KHVT: xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác

nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng


các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp
các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình
sửa chữa máy móc thiết bị.
-

Phòng kế toán – tại vụ: quản lý công tác kế toán thống kê tài

chính, tham mưu cho giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài
chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí
sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu – chi với khách
hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, báo cáo
giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công
ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho phòng kế hoạch vật tư.
-


Phòng KD – TT: Quản lý các hoạt động kinh doanh và tiêu

thụ sản phẩm, tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng
chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của công ty, tổ chức thực
hiện kế hoạch tiêu sản phẩm công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu
thụ, thị trường, xúc tiến thương mại, chính sách thị trường, giá cả sản
phẩm, quản lý và tổ chức bán hàng trong và ngoài nước.
-

Ban bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ công ty, tham mưu cho

giám đốc về: công tác nội bộ, tài sản, tuần tra canh gác ra vào công
ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện,
bảo vệ, tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1.5. Một số đặc điểm cơ bản về hoạt động SXKD của công ty
1.5.1.

Đặc điểm về sản phẩm bánh kẹo

+ Sản phẩm bánh kẹo không phải dùng cho bữa ăn chính mà thuộc
vào nhóm đồ ăn nhẹ, có thể dùng để biếu xén, có giá trị đơn vị của
sản phẩm nói chung là nhỏ, là sản phẩm được phân phối rộng khắp


cả nước và tiêu thụ nhiều vào các dịp lễ tết. Chính đặc tính cầu về
sản phẩm này quyết định đến tốc độ và khả năng tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp.
+ Bánh kẹo là sản phẩm được chế biến từ nhiều nguyên vật liệu là
sản phẩm của ngành thực phẩm như: đường kính, đường glucôza, bơ,
sữa, trứng, hương liệu phụ gia khác. Do đặc điểm nguyên liệu dễ bị

vi sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có thời gian bảo quản ngắn, yêu
cầu vệ sinh công nghiệp cao. Đặc điểm này ảnh hưởng đến các quyết
định về phương thức bảo quản, vận chuyển, cách tổ chức hệ thống
kênh phân phối.
+ Thời gian sản xuất bánh kẹo ngắn, thường chỉ 3-4 giờ nên không
có sản phẩm dở dang. Công nghệ càng hiện đại thì sản phẩm tạo ra
càng có chất lượng cao, tỷ lệ phế phẩm nhỏ.
+ Việc tiêu thụ bánh kẹo mang tính chất thời vụ. Mặt khác sản phẩm
này có chu kỳ sống ngắn và chủng loại có thể thay thế lẫn nhau, do
đó đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng phát triển sản phẩm mới,
thường xuyên thay đỏi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng trong từng thời kỳ.
Sản phẩm của Công ty được chia làm 6 nhóm chính: bánh
quy, bánh kem xốp, bánh mềm, lương khô, kẹo các loại, và bột canh.
Bánh quy của công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau: bánh quy
Hải Châu, Hương Thảo, Hướng Dương, bánh quy sữa, bánh quy
hoa quả, quy Marie….
Bánh kem xốp là loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa
chuộng. Sản phẩm bánh kem xốp của công ty có kem xốp Canxi,


kem xốp vừng, kem xốp trắng, kem xốp hoa quả, kem xốp
sôcôla…
Sản phẩm lương khô của công ty gồm 6 loại: Lương khô ca cao,
lương khô đậu xanh, lương khô dinh dưỡng, lương khô tổng hợp,
lương khô 702 và lương khô 307.
Kẹo gồm có kẹo cứng, kẹo mềm với nhiều hương vị đặc sắc (cam
táo, dâu, nho, ổi…) và kẹo sôcôla có nhân phục vụ người có thu
nhập cao.
Công ty sản xuất 2 loại bột canh là bột canh thường và bột canh

iốt có các hương vị khác nhau như tôm, gà.
Sản phẩm của Công ty Bánh kẹo Hải Châu chủ yếu dành cho đối
tượng có thu nhập thấp và trung bình.
1.5.2.

Đặc điểm về quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty bánh kẹo Hải Châu giống
như nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, đó là sản xuất theo
quy trình sản xuất giản đơn. Công ty có nhiều phân xưởng, mỗi phân
xưởng có một quy trình sản xuất riêng biệt và cho ra những sản
phẩm khác nhau, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản
xuất nhiều loại sản phẩm thuộc cùng một chủng loại. Trong từng
phân xưởng, việc sản xuất được tổ chức khép kín, riêng biệt và sản
xuất là sản xuất hàng loạt, chu kì sản xuất rất ngắn , hầu như không
có sản phẩm dở dang, sản lượng ổn định. Sau khi sản phẩm của phân
xưởng sản xuất hoàn thành sẽ kiểm tra để xác nhận chất lượng của
sản phẩm. Dưới đây là ví dụ về quy trình công nghệ sản xuất kẹo:


Phối liệu

Nấu

Làm lạnh

Quật kẹo

Máy gói


Vuốt kẹo

Máy lăn
côn

Sàng, làm
nguội

Chặt miếng

Cán kẹo

Đóng
túi to

Sơ đồ 3. Quy trình công nghệ sản xuất kẹo mềm
1.5.3.

Đặc điểm về lao động

Tính đến đầu năm 2005, Công ty có 1072 người, trong đó công nhân
ký hợp đồng lao động trên 1 năm là 928 người. Lực lượng lao động
của Công ty được chia làm 2 bộ phận:
Lao động gián tiếp: 172 người chiếm khoảng 16%, trong đó khối
hành chính sự nghiệp là 100 người chiếm 58% tổng số lao động gián
tiếp và xấp xỉ 9% lao động toàn công ty. Lực lượng này có trình độ
từ cao đẳng trở lên, có phòng 100% số nhân viên có bằng đại học.
Tỷ lệ lao động gián tiếp như vậy là tương đối cao, ảnh hưởng đến
tính cạnh tranh của Công ty do đội giá thành lên. Lao động trực tiếp:
900 người chiếm khoảng 84% tổng số lao động toàn Công ty. Tỷ lệ

lao động nữ chiếm khoảng 70%. Tỷ lệ này tương đối là cao nhưng
phù hợp với công việc sản xuất bánh kẹo ở các khâu bao gói thủ công,
vì công nhân nữ thường có tính bền bỉ, chịu khó và khéo tay. Tuy
nhiên công nhân nữ nhiều cũng có mặt hạn chế do ảnh hưởng về nghỉ


chế độ thai sản, nuôi con ốm... làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Biẻu 1. Cơ cấu lao động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Đơn vị: người
Số
Lao

động

Số

Tỷ

lượng trọng
lượng trọng
gián
100% Lao động trực
100%

tiếp
Ban giám đốc
Tổ chức
Kế hoạch vật tư
Kế hoạch

Tài vụ
Hành chính
Ban XDCB
Trung tâm KDDV
Chi nhánh HCM
Chi nhánh Đà

172
4
9
36
12
12
14
3
37
15

Nẵng
12
Bộ phận phục vụ
sx

Tỷ

tiếp
2.3% PX Bánh I
5.2% PX Bánh II
20.9% PX Bánh III
7%

PX Kẹo
7%
PX Bột canh
8.1% PX Bánh mềm
1.7% PX phục vụ
21.5%
8.7%
7%

900
137
145
110
185
138
160
25

15.2%
16.1%
12.2%
20.6%
15.3%
17.8%
2.8%

18.6%

32


Mặt khác, là một Công ty sản xuất bánh kẹo chủ yếu, do yêu cầu của
thị trường nên Công ty phải sản xuất theo mùa vụ. Cuối năm và đầu
năm thị trường đòi hỏi cần có nhiều sản phẩm nên Công ty phải tăng
năng lực sản xuất, cần thêm lao động. Do đó, Công ty phải tuyển
thêm lao động thời vụ. Số lao động hợp đồng này có tay nghề không
cao, không đủ để đảm bảo sản xuất, đã làm ảnh hưởng xấu tới chất
lượng sản phẩm. Đây là điểm yếu trong lực lượng lao động của Công


ty. Tuy nhiên biện pháp này cũng góp phần tiết kiệm chi phí nhân
công khi sản phẩm tiêu thụ chậm.
Về chất lượng lao động, tất cả các cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật đều
có đại học hoặc trung cấp, hầu hết các công nhân có trình độ cao, bậc
thợ trung bình là 4/7. Công ty không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn cho công nhân thông qua việc thường xuyên mở các lớp
đào tạo tại doanh nghiệp hoặc gửi đi học về quản lí kinh tế và an
toàn lao động ở bên ngoài.
1.5.4.

Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên liệu dùng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty rất đa dạng.
Một số chiếm tỷ trọng lớn như: đường, bột mỳ, nha, gluco, sữa, váng
sữa, bơ, hương liệu ... và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm: kẹo cứng 73,4%, kẹo mềm 71,2%, bánh 65%.
Chất ngọt: Đây là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm của
công ty đặc biệt là với sản phẩm kẹo (kẹo chứa 60-90% ngọt). Có
hai loại: đường kính và mật tinh bột. Công ty chỉ dùng loại 1 để đưa
vào sản xuất. Loại nguyên liệu này được công ty mua hầu hết ở trong
nước, riêng mật tinh bột có một số loại đặc chủng được công ty nhập

từ nước ngoài
Chât béo: bơ nhạt, dầu bơ ... được công ty nhập từ nước ngoài.
Sữa: sữa đặc, sữa bột và váng sữa. Sữa đặc có đường được công ty
mua từ công ty sữa Vinamilk, còn sữa bột và váng sữa được công ty
nhập từ nước ngoài.
Bột mì: là nguyên liệu chính để sản xuất bánh. Vì trong nước chưa
sản xuất được nên công ty cũng nhập từ nước ngoài.


Các phụ gia thực phẩm: chất tạo xốp, chất tạo màu, chất tạo hương
và chất bảo quản được công ty nhập từ các công ty lớn có uy tín trên
thế giới được đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm rất cao. Đặc
biệt với các chất tạo màu và chất bảo quản nếu dùng nhiều có hại
cho sức khoẻ cuả con người được công ty sử dụng rất hạn chế.
Do nguyên liệu dễ bị vi sinh vật phá huỷ nên bánh kẹo có thời
gian bảo quản ngắn, yêu cầu vệ sinh công nghiệp cao.
1.5.5.

Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ

Khách hàng chủ yếu của công ty chủ yếu là các đại lý cấp 1,chỉ một
phần nhỏ là bán lẻ ở quầy giới thiệu sản phẩm.
Biểu2. Số lượng đại lý tại các vùng thị trường phía bắc.
Vùng

thị Số

Vùng

thị Số đại Vùng


thị Số đại

trường

đại

trường



trường



Hà Nội
Hải Phòng
Hà Giang
Cao Bằng
Lai Châu


6
6
1
3
3

Phú Thọ
Vĩnh phúc

Quảng Ninh
Bắc Giang
Bắc Ninh

2
2
3
1
1

Ninh Bình
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng

2
4
5
3
1
6
1

Lào Cai
Tuyên

2
2


Hà Tây
Hải Dương

2
2

Bình
Quảng Trị
Đắc Lắc

Quang
Lạng Sơn
Bắc Cạn

3
1

Hưng Yên
Hoà Bình

2
3

Đà Nẵng
Quảng

4
1

1


Nam
Quảng

2

Thái

2

Hà Nam


Nguyên
Yên Bái
Sơn La
Tổng

2
4
35

Nam Định
Thái Bình
Tổng

4
3
26


Ngãi
Nha Trang 1
Huế
2
Tổng
32

Để đưa sản phẩm tiêu thụ trên mọi mièn đất nước, Công ty Bánh kẹo
Hải Châu đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ trên cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam. Trong đó thị trường miền Bắc vẫn là thị trường trọng điểm của
Công ty, sự tham gia của 2 thị trường miền Trung và miền Nam vẫn
tồn tại ở mức còn hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì miền Bắc có mùa
lạnh, mùa tiêu thụ bánh kẹo cao nhất trong năm. Khối lượng tiêu thụ
của thị trường này luôn chiếm khoảng 70% tổng khối lượng tiêu thụ
trong cả năm. Cụ thể cấc khu vực thị trường của Công ty:
Khu vực miền Bắc: Hà Nội, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên
Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn
La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà
Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hoà Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Khu vực miền Trung: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị, Lâm Đồng.
Khu vực miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông
và miền Tây.
Thị trường ngoài nước là rất nhỏ chỉ chiếm 0,53% tổng sản lượng
tiêu thụ toàn Công ty (Năm 2004: 132,99 tấn sản phẩm.). Sản phẩm
của Công ty bánh kẹo Hải Châu chủ yếu được xuất sang các nước
Châu á như Lào, Campuchia, Trung Quốc và một số nước Châu Âu.


Về đối thủ cạnh tranh, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân

sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nên đã cạnh tranh rất mạnh với Hải
Châu. hai đối thủ cạnh tranh mạnh nhất lúc nay là Công ty Bánh kẹo
Hải hà và công ty CP Kinh Đô. Hải Hà cạnh tranh mạnh về kẹo
trong khi đó Kinh Đô lai cạnh tranh về các sản phẩm Bánh cao cấp.
Sản phẩm ma Hải Châu còn giữ được vị thế độc tôn là Bột Canh I-ôt.
1.6. Những thành tựu chủ yếu mà công ty đã đạt được
Biểu 3. Một số chỉ tiêu kết quả của Hải Châu qua các năm.
T

Chỉ tiêu

T
1

Giá trị tổng sản 13639 15193 17889 16153 16383

2

3

4

2001

2002

2003

1
3

107 % 103%
111 % 118%

2004

lượng
So kế hoạch
So năm trước

3
105%
113%

Doanh thu

%
14871 17885 18249 18773 19027

So kế hoạch
So năm trước

6
96%
102.9

6
98%
101.3

Nộp ngân sách

So kế hoạch
So năm trước

%
%
16552 18286 19745 16383
110% 117% 100% 102%
106% 110.5 108% 83%

%
15278
99%
93.25

%
400.4

9
105%
102%

7
95%
101.4

0
109%
117%

Lợinhuận thực hiện 499.4


5
115%
120.3

1
99%
90%

2005

121

97.4

%
100.2

Công ty Hải Châu đã chú ý khai thác thế mạnh của mình trong cơ
chế cạnh tranh mạnh để phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng có
hiệu quả, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường sản xuất


và tiêu dùng bánh kẹo nước ta. Trong thời gian qua Công ty đã đạt
được những thành tựu đáng chú ý sau:
Thứ nhất: Công ty đã biết chăm lo và phát huy các nhân tố nội lực
để tăng khả năng cạnh tranh. Trong quá trình phát triển Công ty thực
hiện đa dạng hoá sản phẩm, coi trọng sản phẩm truyền thống để đáp
ứng nhu cầu trong nước. Khi mức sống của người dân được cải thiện
thì nhu cầu về các sản phẩm bánh kẹo mới có chất lượng cao ngày

càng tăng nhanh, Công ty mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ
hiện đại để có sản phẩm mới như dây chuyền sản xuất bánh mềm
công nghệ Hà Lan, dây chuyền sản xuất kẹo sôcôla của CHLB Đức.
Thứ hai: Để có thể cạnh tranh về giá bán, Công ty đã chủ động áp
dụng đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hạ giá thành, tăng năng lực
cạnh tranh như tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào, tăng
năng suất lao động khâu gói kẹo và tiết kiệm chi phí quản lý...Đây là
một điểm mạnh rất cơ bản về khai thác các yếu tố nội lực của Công
ty trong những năm qua.
Thứ ba: Để tạo ra lợi thế cạnh tranh dài hạn, thúc đẩy khả năng tiêu
thụ, Công ty luôn đảm bảo tiến độ giao hàng với mạng lưới phân
phối rộng khắp cả nước, nhất là miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh
đó là các dịch vụ bán hàng với phương thức giao dịch, thanh toán
thuận lợi, chế độ khen thưởng kịp thời phù hợp với các loại mặt hàng
của Công ty.
Thứ tư: Để có thế mạnh trong cạnh tranh Công ty luôn quan tâm đến
việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý,


quan tâm chăm lo đảm bảo thu nhập cho người lao động. Bộ máy
quản lý hiện tại của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, phần lớn cán bộ
quản lý đều có trình độ đại học, cao đẳng, năng lực quản lý và điều
hành tốt, đội ngũ lao động có tay nghề cao và có tinh thần trách
nhiệm, kỷ luật lao động cao là nhân tố quan trọng đảm bảo cho năng
lực cạnh tranh của Công ty trong tương lai.
Thứ năm: trong mấy năm gần đây tuy hoạt động quảng cáo của
Công ty còn yếu kém song Công ty đã quan tâm hơn nhiều đến hoạt
động này, thể hiện ở chi phí dành cho hoạt động quảng cáo không
ngừng tăng. Trong năm 2004 Công ty cũng đã có chiến dịch quảng
cáo và giới thiệu sản phẩm với tổng chi phí 5348 triệu đồng, trong đó

riêng với sản phẩm bánh mềm là 2784 triệu đồng.


Chương 2: Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần
bánh kẹo Hải Châu
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty
1.1. Đặc điểm sản phẩm
Trước hết, thấy rằng bánh kẹo được sản xuất từ các loại nguyên liệu
thực phẩm như đường, sữa, trứng,… và các lọai phụ gia, hương liệu
nên thời gian bảo quản thường ngắn, có thể từ vài tháng đến một hai
năm tùy vào từng loại. Khi mua hàng, ngoài chất lượng sản phẩm,
khách hàng cũng thường rất quan tâm đến hạn sử dụng ghi trên bao
bì. Vấn đề bảo quản do đó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng có nhiều sản phẩm có thời
gian sử dụng lâu thì càng được lợi trong khâu tiêu thụ, cũng trong
cùng một lọai sản phẩm, nếu Doanh nghiệp cố gắng kéo dài được
thời gian bảo quản thì càng tốt. Hạn sử dụng sản phẩm lại phụ thuộc
rất nhiều vào loại nguyên vật liệu sử dụng, công nghệ sản xuất và
công nghệ bảo quản (chủ yếu là bao bì) nên Doanh nghiệp càng có
công nghệ sản xuất và bảo quản hiện đại thì càng được lợi.
Thứ hai, bánh kẹo không phải là loại sản phẩm thiết yếu, sử dụng
nhiều trong các dịp lễ tết, hay các vụ việc. Khả năng tiêu thụ phụ
thuộc nhiều vào chất lượng, mẫu mã và tính đa dạng của sản phẩm.
Đặc biệt là hiện nay, khi mức sống của dân cư ngày càng cao thì yêu
cầu về hàng hóa càng khắt khe. Sản phẩm sản xuất ra càng có chất
lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại nhiều thì càng đáp ứng được nhu


cầu của khách hàng do vậy mà có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với
các đối thủ cạnh tranh.

1.2. Lợi thế về chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến hầu hết các ngàng chứ không phải chỉ
riêng ngành sản xuất bánh kẹo. Hiện nay có rất nhiều Doanh nghiệp
sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nhưng các sản phẩm lại hầu như
giống nhau cả về mẫu mã lẫn chất lượng, vì vậy khách hàng sẽ quan
tâm nhiều đến giá bán. Giá bán được xác định dựa vào chi phí sản
xuất và giá của đối thủ cạnh trạnh. Thông thường chi phí sản xuất có
quan hệ tỷ lệ thuận với giá bán, vì vậy để giảm giá bán thì Doanh
nghiệp cần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Mối
quan hệ giữa chi phí sản xuất với khả năng cạnh tranh của Doanh
nghiệp qua đó được xác lập, tức là Doanh nghiệp có chi phí sản xuất
thấp sẽ cạnh tranh tốt hơn so với những Doanh nghiệp có chi phí sản
xuất cao.
1.3. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Chất lượng sản phẩm ở đây bao gồm giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm
mang lại, mùi vị cũng như bao gói và nhãn mác cho sản phẩm. Bánh
kẹo là loại sản phẩm dùng một lần, nhưng người tiêu dùng lại dùng
nhiều lần trong đời và dễ dàng cảm nhận, đánh giá được chất lượng
sản phẩm. Khi sử dụng các sản phẩm bánh kẹo nếu thấy không ngon
thì xác suất để sử dụng nhãn hiệu cũ là rất thấp. Vì vậy, chất lượng
sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm về lâu
dài. Ngày nay, khi mà đời sống của người dân càng tăng thì yêu cầu
về chất lượng sẽ ngày càng cao và quyết định nhiều đến khả năng


×