Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Em yêu lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.7 KB, 5 trang )

Bài dự thi

CUỘC THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM
Họ tên :..........................................
Lớp:...............................................
Trường:.........................................
Câu 1: Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng
ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh (chị) hãy
cho biết đó là tín ngưỡng gì? Nêu những điều mà anh (chị) tâm đắc nhất về thời
đại là nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó.
Trả lời:
Ngày 6 - 12 - 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại.
Những điều tâm đắc nhất về thời đại Hùng Vương:
Truyền thuyết: Lạc Long Quân và Âu Cơ
Truyền thuyết kể rằng: Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh
ra Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc
Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau
lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con
về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự
nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên”. Hai người
từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên
của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua
nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười lăm bộ,
đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con
gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng
Vương. Là tổ tiên của dân tộc Việt cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng sâu nặng
tình nghĩa anh em một nhà.
Như vậy, nhân dân Việt Nam thờ chung một vị Vua Tổ, thể hiện đạo lý "Uống
nước nhớ nguồn"; "Ăn quả nhớ người trồng cây" thuỷ chung son sắt là điều em


tâm đắc nhất mà thế hệ tiền nhân đã gửi lại cho hậu thế hôm nay và cả mai sau.
Câu 2: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc.
Trả lời:
Cách mạng tháng 8 (19/8/1945) thành công là một sự kiện lịch sử trọng đại
nhất của dân tộc Việt Nam.
Cuộc mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Mặt trận Việt Minh
tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 19/8/1945.
Tuy sinh ra trong thời kỳ hoà bình độc lập, nhưng em hiểu rất rõ với cuộc sống


mưu sinh hằng ngày đã lắm vất vả, khó khăn huống hồ gì chiến đấu giành lại tự
do, độc lập cho dân tộc, cho đất nước còn khó khăn, gian khổ gấp bội phần.
Sách sử ghi lại rằng: Vào thời khắc lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời
kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta
hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa
cách mạng tháng tám thành công.
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của
Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở
nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam
và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An.
Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một
cuộc mit tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham
gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng
cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự
mit-tinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu:
- Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
- Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam.

- Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh
Việt Minh.
- Việt Nam hoàn toàn độc lập.
Cuộc mit-tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến
Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh.
Cuộc mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại
lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn.
Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh
giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi.
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản
tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể
thanh niên Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học tập để
xây dựng và bảo vệ những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả
xương máu mới có được ngày hôm nay.
Câu 3: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch
sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó.
Trả lời:
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, em yêu thích nhất là Bác Hồ, bởi vì: Bác Hồ
là một người đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19/5/1890 trong
một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Bác là cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh
Sắc và bà Hoàng Thị Loan.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị,


Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào
yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước
vào ngày 05 tháng 06 năm 1911.

Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, đến tháng 7/1920, Bác đọc tác phẩm của V.I.
Lênin: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa, đăng trên báo L'Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Người đã nói:
"Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng
biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi
nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng
ta!”.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và
nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước
Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Ngày 2/9/1969, Bác từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Chuyện kể về Bác thì có rất nhiều nhưng em thích nhất là chuyện “Quả táo của
Bác Hồ”. Qua câu chuyện này chứng tỏ rằng Bác rất quan tâm đến thế hệ chúng
em, thế hệ tương lai của đất nước.
Cuộc đời của Bác là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản
vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên
thế giới.
Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên
hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn"
(HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND
GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990.
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật
thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa
của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để

bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó?
Trả lời:
Quê hương em là tỉnh Bắc Kạn, ở đây có khu di tích lịch sử Nà Tu
Nà Tu là một di tích lịch sử cách mạng thuộc xă Cẩm Giàng, huyện Bạch
Thông (Bắc Kạn) nằm dọc bên Quốc lộ 3, cách thị xă Bắc Kạn 1km
Trong chiến tranh giặc Pháp luôn tăng cường máy bay bắn phá các tuyến giao
thông, trong đó trọng điểm nhất là đoạn Quốc lộ 3 đi qua Bắc Kạn. Do vậy lúc
này việc đảm bảo giao thông vận tải đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của quân
và dân Bắc Kạn. Ngay từ năm 1950, Trung ương Đảng đã chủ chương cho sửa
chữa, khôi phục lại quốc lộ 3 đoạn từ Thái Nguyên đi Cao Bằng nhằm phục vụ
cho kháng chiến.


Cũng tại thời điểm này Chính phủ đã phát động chiến dịch cầu đường ở 3 tỉnh
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên đồng thời tăng cường cho Bắc Kạn nhiều liên
phân đội thanh niên xung phong. Tổng đội thanh niên xung phong đã chọn Nà
Tu để đóng quân. Mặc dù còn thiếu thốn nhiều thứ, lại phải lao động nặng nhọc
mà thời gian máy bay địch bắn phá thh ì nhiều thanh niên xung phong làm việc
ngày đêm rất nguy hiểm nhưng họ đã cùng quân và dân Bắc Kạn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao phó. Thật vinh dự thay trong lúc khó khăn vất vả, ác liệt đó
ngày 28/3/1951 trong một chuyến đi công tác Bác Hồ đã đến Nà Tu để thăm hỏi
sức khoẻ, động viên thanh niên và nhân dân ở đây. Bác nhắc nhở Ban chỉ huy
công trường, cán bộ phải tổ chức lao động thật khoa học, đoàn kết yêu thương
lẫn nhau. Trước khi ra về Bác đã đọc tặng lực lượng thanh niên xung phong 4
câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Như vậy tại địa danh Nà Tu đã là nơi ra đời 4 câu thơ bất hủ của Bác và Nà Tu

ngày nay đã trở thành khu di tích lịch sử. Từ đó cùng với nhịp độ phát triển của
cách mạng, lời dạy của Bác trong 4 câu thơ trở thành nguồn động viên cho các
thế hệ trẻ, củng cố lòng quyết tâm đạp bằng mọi trở lực làm nên chiến thắng.
Cho đến hôm nay khi đã được sống trong hoà bình tự do nhân dân thôn Nà Tu –
Cẩm Giàng vẫn không thể nào quên những lời dạy sâu sắc của Bác và coi đây là
kim chỉ nam cho mọi hành động.
Nhằm phát huy phẩm chất anh hùng trong chiến tranh, trong thời bình nhân
dân Nà Tu cùng nhau thực hiện tốt đường lối chủ chương của Đảng và Nhà
nước, tích cực tham gia lao động sản xuất góp phần xoá đói giảm nghèo. Bà con
các dân tộc trong thôn động viên nhau từ bỏ hủ tục lạc hậu cùng tham gia xây
dựng đời sống văn hoá mới. Nếu ai đó một lần đến Nà Tu thì xin hãy dừng chân
lại nơi đây để cùng nhau suy ngẫm lại câu thơ của Bác và để thấy được lòng
người nơi đây vô cùng chân thật, đầm ấm và tình người biết bao.
* Để bảo tồn các di sản văn hoá cần phải:
- Triển khai, tuyên truyền phổ biến Luật Di Sản Văn Hoá đến mọi người dân,
đặc biệt là lớp trẻ, học sinh, sinh viên,… để mọi người nhận thức được giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học… của di sản văn hoá và không quên về cội nguồn dân
tộc
- Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các
di sản văn hoá ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn
hoá chưa được Nhà nước công nhận.
- Trùng tu, tôn tạo các di sản văn hoá xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng
ban đầu không phá vỡ tính chất “cổ” của di sản.
- Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các
di sản văn hoá.
- Tổ chức tham quan, học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hoá cho
mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có
chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
- Đào tạo tầng lớp kế thừa các di sản văn hoá phi vật thể, các nghệ nhân phải
có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hoá đó.



- “Xã hội hoá” công tác bảo tồn các di sản văn hoá để có nguồn kinh phí cho
hoạt động bảo tồn di sản.
* Để phát huy giá trị các di sản văn hoá cần phải:
- Hoàn hiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu
giải trí kèm theo các di sản văn hoá lớn.
- Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet,
mạng xã hội,… về các di sản văn hoá đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, món ăn đặc sản vùng miền, … giá cả
hợp lý. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hoá liên quan,…
- Phối hợp chặc chẽ với ngành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trật tự, nề
nếp, an toàn hấp dẫn du khách và bạn bè quốc tế.
- Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ
chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm
thuần phong mỹ tục…
Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ
đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử?
Trả lời:
Hai câu thơ trên là của Bác Hồ.
Ý nghĩa là:
Bác Hồ dạy chúng ta phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích
lịch sử nước nhà Việt Nam. Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là yêu cầu của
Bác với toàn thể nhân dân Việt Nam mà cốt lõi là Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phải
có quyết định rõ ràng làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam mà đặc biệt là thế hệ
học sinh phải hiểu rõ được lịch sử Việt Nam, bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về
quá khứ nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết” quá khứ
để rút kinh nghiệm mà vận dụng cho hiện tại và tương lai.

Để người học yêu thích môn lịch sử thì trước hết:
- Người dạy phải là người yêu thích lịch sử.
- Dạy lịch sử cần phải liên hệ với thực tế những địa danh trong lịch sử đó bây
giờ ở đâu? Tên gọi đã thay đổi như thế nào? Những vật dụng thời xa xưa thay
đổi như thế nào qua thời gian? Nếu có hình ảnh minh hoạ trực quan thì càng tốt.
- Người dạy phải hướng người học vào câu chuyện lịch sử, dẫn giải từng bước
giống như một đoạn phim ngắn trong một tập phim dài, luôn làm cho người học
háo hức chờ đợi đến hồi kế tiếp.
- Và cuối cùng là đưa môn lịch sử vào môn dạy học chính



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×