ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HOÀNG TUẤN HIỆU
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH:
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HOÀNG TUẤN HIỆU
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH:
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á
VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quố c tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS. Hà Văn Hội
TS. Nguyễn Anh Thu
Hà Nội – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ thực tế
nghiên cứu.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh
tế đã dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học tập để tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Văn Hội, ngƣời đã hết sức
tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên cứu, cơ sở lý
luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện viết luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH......................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển ngành du lịch ...........................5
1.1.1. Các nghiên cứu trên góc độ lý luận về phát triển ngành du lịch ................5
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển ngành du lịch của một số quốc gia trên thế
giới. .......................................................................................................................7
1.1.3. Các nghiên cứu về phát triển ngành du lịch ở Việt Nam. ................................7
1.1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc và xác định
hƣớng nghiên cứu. ..............................................................................................10
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển ngành du lịch .......................................................11
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển ngành du lịch .............................11
1.2.2. Phân loại du lịch .......................................................................................13
1.2.3. Vai trò của việc phát triển ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của
các quốc gia ........................................................................................................14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển ngành du lịch ...............................16
1.2.5. Nội dung phát triển ngành du lịch ............................................................22
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU ..................... 25
2.1. Khung khổ phân tích .......................................................................................25
2.1.1. Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch .......................................25
2.1.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch ........................................................25
2.1.3. Phát triển du lịch bền vững.......................................................................26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................27
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ..............................................................27
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê ..............................................................................29
2.2.3. Phƣơng pháp so sánh ................................................................................30
2.2.4. Phƣơng pháp case - study .........................................................................31
2.2.5 Phƣơng pháp kế thừa .................................................................................32
CHƢƠNG 3 : PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU
Á ................................................................................................................................................ 33
3.1. Phát triển ngành du lịch của Thái Lan ............................................................33
3.1.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành du lịch của Thái Lan ...............33
3.1.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển ngành du lịch .....................34
3.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Thái Lan ...................................36
3.1.4. Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Thái Lan. ....................47
3.2. Phát triển ngành du lịch của Indonesia ...............................................................50
3.2.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành du lịch của Indonesia. .............50
3.2.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch ................................51
3.2.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Indonesia...........................................54
3.2.4. Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Indonesia ....................68
3.3. Phát triển ngành du lịch của Trung Quốc .......................................................70
3.3.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành du lịch của Trung Quốc ..........70
3.3.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch ................................70
3.3.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Trung Quốc ..............................74
3.3.4. Đánh giá hoạt động phát triển ngành du lịch của Trung Quốc ................82
3.4. Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch và một số hàm ý cho Việt Nam .........85
3.4.1. Về đƣờng lối chính sách ...........................................................................85
3.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng. ...........................................................................88
3.4.3. Phát triển nguồn nhân lực .........................................................................90
3.4.4. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch quốc tế ....................................92
CHƢƠNG 4 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................................................................................... 96
4.1. Khái quát về phát triển ngành du lịch của Việt Nam ............................................96
4.1.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ngành du lịch của Việt Nam ..............96
4.1.2. Chính sách của chính phủ đối với phát triển du lịch ................................97
4.1.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch của Việt Nam ..................................99
4.2. Một số hàm ý cho Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch ................108
4.2.1. Nhóm giải pháp đối với các yếu tố sản xuất ..........................................108
4.2.2. Nhóm giải pháp đối với điều kiện về cầu ...............................................112
4.2.3. Nhóm giải pháp đối với các ngành hỗ trợ và liên quan .........................114
4.3.4. Nhóm giải pháp đối với chiến lƣợc, cơ cấu và cạnh tranh ngành .........116
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 121
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Tên tiếng Anh đầy đủ
Tiếng Việt
Asia-Pacific Economic
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Cooperation
châu Á – Thái Bình Dƣơng
Association of Southeast Asian
Hiệp hội các quốc gia
Nations
Đông Nam Á
1
APEC
2
ASEAN
3
CĐ
Cao đẳng
4
ĐH
Đại học
5
ECOSOC
6
United Nations Economic and
Hội đồng Kinh tế và Xã hội
Social Council
Liên Hiệp Quốc
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
7
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
8
GNP
Gross National Product
Tổng sản lƣợng quốc gia
9
ICT
10
ILO
11
KH - XH
12
MICE
Information and Communications
Technology
International Labour Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
Khoa học – xã hội
Meeting – Incentives –
Conventions – Exhibitions/event
Thỏa thuận thừa nhận lẫn
13
MRAs
nhau trong ASEAN về
nghề du lịch
i
Nghiên cứu và phát triển
14
NC&PT
15
NTA
16
NXB
Nhà xuất bản
17
QP - AN
Quốc phòng – An ninh
18
R&D
19
SARs
20
SWOT
21
TAT
22
TCEB
23
UNWTO
Global Code of Ethics for Tourism
24
USD
United Stated Dollor
Đồng đô la Mỹ
25
VAT
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
26
WTO
World Trade Organization
National Technical Association
Research & development
Nghiên cứu và phát triển
Severe Acute Respiratory
Syndrome
Strengths – Weaknesses –
Opportunities – Threats
Tourism Authority of Thailand
Tổng cục du lịch Thái Lan
Thailand convention exhibition
Cục hội nghị và triển lãm
bureau
Thái Lan
ii
Tổ chức thƣơng mại thế
giới
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
3.1
Khách du lịch quốc tế đến Indonesia 2015
57
2
3.2
Mục đích chi tiêu của khách nƣớc ngoài tại
62
3
4.1
4
4.2
5
4.3
Indonesia 2013
Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
99
1995 - 2008
Số lƣợt khách du lịch Việt Nam từ 2010 -
100
2016
Chất lƣợng đào tạo của nguồn nhân lực du lịch
Việt Nam 2016
iii
103
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
3.1
Top 10 đất nƣớc thu hút nhiều khách du lịch nhất
37
thế giới 2016
2
3.2
Top 10 thành phố đón lƣợng khách quốc tế nhiều
38
nhất 2016
3
3.3
Doanh thu từ du lịch quốc tế đến Thái Lan từ
39
1998 - 2016
4
3.4
Các quốc gia trong khu vực ASEAN thu hút
55
khách du lịch quốc tế 2014
5
3.5
GDP cho R&D tại một số quốc gia ASEAN 2011
59
6
3.6
Bảng xếp hạng 10 quốc gia dẫn đầu về lƣợng du
75
khách năm 2016
7
4.1
Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2000 - 2016
101
8
4.2
Cơ sở lƣu trú du lịch giai đoạn 2000 – 2015
105
9
4.3
Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch từ 3 – 5 sao (2013 –
105
2015)
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, du lịch đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu,
phát triển với tốc độ cao, thu hút đƣợc nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to
lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày nay, xu hƣớng quốc tế hóa và toàn cầu
hóa dịch vụ nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã trở thành một ngành dịch vụ
quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia.
Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét. Theo hội
đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã
chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vƣợt trên công nghiệp ô tô,
thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động chiếm hơn
12% lao động trên thế giới. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vƣợt trội so
với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai
khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính.
Theo công bố tại Hội nghị Bộ trƣởng du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 05
năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) thế giới, tƣơng đƣơng 6 nghìn tỷ USD. Du lịch là một trong những ngành
kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh
tế thế giới tăng trƣởng không mấy tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới
vẫn tăng 4,6% đón đƣợc 982 triệu khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du
lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trƣởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1,8
tỷ lƣợt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới, ngành công nghiệp này sẽ tăng trƣởng
trung bình 4% một năm, đóng góp 10%GDP toàn cầu (tƣơng đƣơng 10 nghìn tỷ
USD).
Không nằm ngoài xu thế đó, ngành du lịch của một số quốc gia trong Châu Á
cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia này. Tiêu biểu đó là
Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, những đất nƣớc du lịch với những điểm du lịch
đặc sắc thế giới mang đậm văn hóa dân tộc. Ngành du lịch tại các quốc gia này rất
phát triển và đặc biệt là du lịch quốc tế. Hàng năm có tới hàng triệu lƣợt khách quốc
tế tìm đến Thái Lan cho sự lựa chọn về một điểm đến ở Đông Nam Á. Ngành du
1
lịch Thái Lan thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn – ngành công nghiệp ―không khói‖
đóng góp 9% GDP của Thái Lan, đối với Việt Nam chỉ có 4,6% (năm 2013). Ngành
du lịch là ngành thu đƣợc nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất
khác của Thái Lan. Mặc dù phải đƣơng đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình
chính trị bất ổn nhƣng ngành du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng
kinh ngạc khi năm 2013 đã có 26,5 triệu lƣợt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10
tỷ USD, đứng thứ 10 trong số các điểm du lịch thu hút đƣợc nhiều khách du lịch
quốc tế nhất năm 2013.
Indonesia đã cán mốc 10 triệu khách du lịch năm 2015 bất chấp sự ảnh
hƣởng từ việc sân bay ở Java và Bali đã bị đóng cửa do tro bụi của núi lửa. Trong
tháng 08 năm 2015, Indonesia đón đƣợc 6.32 triệu khách quốc tế. So với cùng thời
điểm năm 2014, số khách đã tăng lên 2.87% và tăng 4.46% so với tháng 07/2015.
Bộ du lịch Indonesia có kế hoạch để cán đích 20 triệu khách du lịch vào năm 2019.
Để đạt đƣợc mục tiêu này, chính phủ Indonesia đã nới lỏng visa cho vài quốc gia
trên thế giới, bộ du lịch tăng cƣờng chiến dịch quảng cáo du lịch quốc gia đến các
thị trƣờng nƣớc ngoài.
Đối với Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2016, số du khách và doanh thu từ
du lịch tăng vững và là động lực mới thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng. Trong đó số
khách du lịch trong nƣớc tăng 10,47% so với cùng kỳ năm ngoái, số khách du lịch
xuất cảnh và nhập cảnh đạt 127 triệu lƣợt ngƣời, tăng 12,4%. Đáng chú ý là trong
tình hình kinh tế đang đứng trƣớc sức ép đi xuống khá lớn, đầu tƣ và tiêu dùng
trong ngành du lịch vẫn duy trì tăng trƣởng khá nhanh. Số liệu cho biết năm 2015,
Trung Quốc hoàn thành đầu tƣ 1.007 tỷ 200 triệu nhân dân tệ vào ngành du lịch,
tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng nhƣ một số quốc gia nhƣ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, hoạt động
kinh doanh du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển. Việt Nam đƣợc đánh giá là
một đất nƣớc rất an toàn, ổn định về chính trị, xứng đáng là ‗điểm đến của thiên
niên kỷ mới‘. Xét về tài nguyên du lịch tự nhiên, dù rằng diện tích của Việt Nam
nhỏ hơn cả ba quốc gia trên nhƣng sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng nhƣ hệ
thống động thực vật của chúng ta lại có phần nhỉnh hơn trong một vài mặt. Thế
nhƣng tại sao Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển du lịch, trong khi
2
tiềm năng phát triển ngành của Việt Nam không hề thua kém các quốc gia trên?
Những kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc là gì?
Và những kinh nghiệm đó có gì tƣơng đồng và hữu ích đối với Việt Nam?
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng nhƣ những
hiệu quả của việc học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan,
Indonesia, Trung Quốc đối với Việt Nam hiện nay, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển ngành du lịch: Kinh nghiệm của một số nước Châu Á và hàm ý cho
Việt Nam ”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát
triển du lịch của ba quốc gia trong khu vực Châu Á là Thái Lan, Indonesia, Trung
Quốc, từ đó đƣa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về phát triển ngành du lịch
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của ba quốc gia trong khu
vực Châu Á là Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.
- Hàm ý đối với Việt Nam nhằm phát triển du lịch dựa trên những bài học
kinh nghiệm từ ba quốc gia trên.
3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển ngành du lịch của
Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động phát triển du lịch của Thái Lan, Indonesia,
Trung Quốc và Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây (từ 1995 – 2016).
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Phát triển du lịch có vai trò nhƣ thế nào đối với nền kinh tế của
mỗi quốc gia?
Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển du lịch của Thái Lan, Indonesia, Trung
Quốc nhƣ thế nào?
3
Câu hỏi 3: Việt Nam có thể rút ra đƣợc bài học gì từ kinh nghiệm phát triển
du lịch từ ba quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc?
5. Những đóng góp của luận văn
Làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển ngành du lịch của Thái Lan,
Indonesia, Trung Quốc theo hai hƣớng: chiều rộng và chiều sâu. Từ đó, đánh giá
tổng quát ba quốc gia trên đã tận dụng đƣợc hết những lợi thế so sánh của mình
trong ngành du lịch? Những bài học phát triển du lịch cần đƣợc học hỏi, những bài
học cần đƣợc rút kinh nghiệm.
Đƣa ra một số hàm ý chính sách nhằm phát triển du lịch tại Việt Nam từ các
bài học kinh nghiệm của Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng.
Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát triển
du lịch.
Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Chƣơng 3: Phát triển du lịch của một số quốc gia Châu Á
Chƣơng 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển du lịch.
4
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển ngành du lịch
1.1.1. Các nghiên cứu trên góc độ lý luận về phát triển ngành du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến trên
thế giới và có xu hƣớng phát triển nhanh. Vì vậy, có không ít sách, báo và tài liệu
tham khảo về vấn đề này :
Công trình: ―Managing Tourism‖ (Quản lý du lịch) [38] đƣợc giáo sƣ S.
Medlik viết vào năm 1991, đƣợc NXB Butterworth - Heinemann Ltd tái xuất bản
vào năm 1995. Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: ―Tƣơng lai Phân tích - Kế hoạch‖, trong đó tác giả phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng
đóng góp của các cuộc nghiên cứu tƣơng lai đối với chính sách về du lịch, vòng đời
của khu vực du lịch liệu có thể đƣợc kiểm soát? Tác giả đã cho rằng: Trong du lịch,
các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và
các đối tƣợng về không gian. Những đối tƣợng này phải đƣợc đặt vào một khuôn
khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt đƣợc mục tiêu với
những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách
trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát
triển thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.
Ngoài ra, công trình còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành
hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng
nhƣ thách thức đối với ngành du lịch.
Tác giả Đình Trung Kiên với Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (2008) [16], Đại
học Quốc Gia Hà Nội, đã trình bày những khái niệm về du lịch và du khách, đƣa ra
các giai đoạn hình thành và phát triển du lịch, nhu cầu du lịch, các loại hình du lịch
và tính thời vụ của du lịch, những điều kiện phát triển du lịch và các tác động của
du lịch cũng đƣợc đề cập.
Tác giả Nguyễn Văn Hƣu với Thị trường du lịch (2009) [14], Đại học Quốc
Gia Hà Nội, đã đƣa ra lý luận tổng quan về thị trƣờng du lịch bao gồm : khái niệm,
5
bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trƣờng du lịch, thị trƣờng du lịch thế
giới, thị trƣờng du lịch ASEAN và thị trƣờng du lịch Việt Nam.
Đề tài cấp Bộ (2008):―Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du
lịch Bắc Trung Bộ‖ [19] do PGS, TS. Phạm Trung Lƣơng chủ nhiệm, Viện NC &
PT Du lịch chủ trì. Nội dung của đề tài hƣớng vào những vấn đề:
+ Đánh giá vị trí và vai trò của du lịch đảo ven bờ trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát
triển du lịch EWEC.
+ Phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch và các nguồn nhân lực có liên quan
đến phát triển du lịch tại các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Đánh giá thực
trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, xác định
những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch đảo ven
bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo bền vững, bao gồm
các nhóm giải pháp sau:
(i) Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiểu biết của du lịch đảo;
(ii) Nhóm giải pháp về chính sách;
(iii) Nhóm giải pháp về quy hoạch;
(iv) Nhóm giải pháp về đầu tƣ;
(v) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm - thị trƣờng du lịch biển đảo;
(vi) Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo;
(vii) Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực;
(vii) Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch biển - đảo;
(viii) Nhóm giải pháp phát triển du lịch biển gắn với đảm bảo QP - AN.
- Đề tài cấp Bộ (2011) ―Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch
biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ‖[9], do Viện NC & PT Du lịch chủ trì,
TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. Các tác giả của đề tài đã tập trung nghiên cứu
làm rõ cơ sở lý luận về du lịch biển và phát triển khu du lịch biển quốc gia. Nêu
khái niệm mới về sản phẩm du lịch của khu du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là
tập hợp tất cả các cảm xúc đơn lẻ đem lại cho du khách ấn tƣợng đặc trƣng nhất về
một khu du lịch biển.
6
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển của một số khu du lịch biển quốc
gia nƣớc ngoài, đề tài đã đƣa ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm và từ những bài
học kinh nghiệm đó, nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra
những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển các khu du lịch biển
quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ; đề xuất các định hƣớng và giải pháp phát triển các
khu du lịch biển quốc gia tại vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020.
1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển ngành du lịch của một số quốc gia trên thế
giới.
Hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz trong Công trình:―The Business of
Rural Tourism International Perspectives‖ (1997) [39], do NXB International
Thomson Business Press đã đề cập đến những vấn đề chính nhƣ: chính sách, kế
hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thƣơng mại du lịch tại khu vực nông
thôn, trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng nhƣ quảng bá cho du lịch
tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nƣớc nhƣ Mỹ,
Canada, Trung Quốc, Đức, Úc… và một số tác động đối với việc phát triển loại
hình du lịch tại khu vực này.
Tác giả Vũ Thị Hạnh Quỳnh với Văn hóa du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất
nước của nụ cười ) (2007) [22], NXB Thế Giới, đã mang lại cho ngƣời đọc một cái
nhìn tổng quan về Thái Lan, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và du lịch. Cuốn
sách thực sự là cẩm nang hữu ích cho khách du lịch tại Thái Lan. Tuy nhiên, sách
chỉ dừng lại ở việc mô tả mà chƣa tập trung nhiều vào phân tích thực trạng du lịch ở
Thái Lan, những điểm mạnh và yếu của Thái Lan.
Tác giả Trần Vĩnh Bảo với Vòng quanh các nước : Thái Lan (2005) [1],
NXB Văn hóa thể thao, phân tích tổng quan về Thái Lan ở nhiều khía cạnh trong đó
tập trung phân tích sâu về du lịch Thái Lan và các điều kiện tự nhiên phát triển du
lịch.
1.1.3. Các nghiên cứu về phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.
Luận án của tác giả Chu Văn Yêm : Các giải pháp tài chính nhằm phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2010 [28], Học viện Tài chính (2004) đã góp phần khẳng
định vị trí kinh tế - xã hội của ngành du lịch, các hoạt động du lịch và nhấn mạnh
vai trò của tài chính đối với phát triển du lịch nói chung. Luận án đã phân tích
7
khách quan về du lịch Việt Nam và tập trung vào việc đề xuất các giải pháp về tài
chính nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt Nam đến năm
2010.
Đề án: ―Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung Tây Nguyên‖ (2001) [24] của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Nội dung đề án đã phác
họa bức tranh về đặc điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai
trò và vị trí của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; nêu ra các cơ sở để đề xuất chủ
trƣơng và giải pháp nhƣ: tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Miền Trung - Tây
Nguyên; thực trạng phát triển du lịch Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và
thách thức của du lịch Miền Trung - Tây Nguyên.
Từ đó, đề án đã đƣa ra những giải pháp phát triển mạnh du lịch Miền Trung Tây Nguyên, cụ thể:
i, Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các điểm du lịch trong
khu vực Miền Trung - Tây Nguyên;
ii, Về đầu tƣ phát triển du lịch: cần huy động các nguồn lực phát triển du lịch
Miền Trung – Tây Nguyên;
iii, Về tài chính: cần tạo nguồn vốn phát triển du lịch nhƣ cho phép phát hành
trái phiếu, kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sử dụng quỹ đất, ―đổi đất lấy hạ tầng‖,
tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu của địa phƣơng;
iv, Về xúc tiến, quảng bá du lịch và đa dạng hóa sản phẩm: tăng cƣờng công
tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nƣớc và quốc tế; đa dạng hóa sản phẩm du
lịch là công việc xuyên suốt trong quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển du lịch
của Miền Trung - Tây Nguyên;
v, Phát triển nguồn nhân lực du lịch;
vi, Sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp;
vii, Tăng cƣờng hoạt động của các Hiệp hội Du lịch: thành lập đƣợc Hội du
lịch của các doanh nghiệp và nhà quản lý trong vùng Miền Trung - Tây Nguyên
nhằm ngày càng xây dựng và quảng bá, xúc tiến thƣơng hiệu du lịch ―Con đƣờng di
sản‖, ―Thành phố Xanh‖ v.v…
Luận án của tác giả Lê Thị Lan Hƣơng: Một số giải pháp nâng cao chất
lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ
8
hành trên địa bàn Hà Nội [12], Đại học Kinh tế quốc dân (2005), đã nêu ra những
vấn đề lý luận cơ bản về chất lƣợng chƣơng trình du lịch. Tác giả đã phân tích, đánh
giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình du lịch.
Tác giả cũng đề cập đến kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc trong hoạt động
này nhƣng chƣa tập trung phân tích sâu các kinh nghiệm đó để rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Đề tài cấp Bộ (2007): ―Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế‖ [23], của nhóm tác giả do TS. Đỗ Cẩm Thơ
làm chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. Đề tài đã phân tích có chọn lọc
những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản
lý Nhà nƣớc và kinh tế vĩ mô.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam : Rà
soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu
thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch.
+ Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị
trƣờng du lịch khu vực và quốc tế : Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch
của các nƣớc cạnh tranh trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung
Quốc, Indonesia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra
định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.
+ Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam : đánh giá
một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm
du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm nhƣ: Sản phẩm du
lịch biển đảo; Sản phẩm du lịch văn hoá; Sản phẩm du lịch sinh thái;
+ Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế
+ Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị
trƣờng du lịch Việt Nam
+ Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trƣờng khách quốc tế đối với sản
phẩm du lịch Việt Nam
+ Đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cƣờng tính cạnh tranh của sản
phẩm du lịch Việt Nam hiện tại
9
+ Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến
2015.
Báo cáo: ―Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030‖ (2013) [2] của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch.
Nội dung Báo cáo đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu:
+ Một là, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng
Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của vùng.
+ Hai là, quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đƣa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu
phát triển du lịch, đã đƣa ra một số định hƣớng phát triển về các mặt nhƣ: sản phẩm
du lịch, thị trƣờng khách du lịch, xây dựng hình ảnh, phát triển thƣơng hiệu và xúc
tiến quảng bá, tổ chức không gian phát triển du lịch, đầu tƣ phát triển du lịch, bảo
vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch vùng.
+ Ba là, các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó, bao gồm các
giải pháp: nhóm giải pháp đầu tƣ và huy động vốn đầu tƣ, giải pháp phát triển
nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức, quản lý; ứng dụng KH - CN; liên kết
vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch vùng và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
1.1.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và xác định
hướng nghiên cứu.
Tổng quan các nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch đã nêu đƣợc : Một
số vấn đề về lý luận về du lịch nhƣ khái niệm, đặc điểm, những nhân tố tác động tới
ngành du lịch ; Đúc rút một số kinh nghiệm về phát triển du lịch của các nƣớc trong
khu vực và thế giới ; Đƣa ra nhóm giải pháp vĩ mô về phát triển du lịch trong thời
gian tới. Tuy nhiên, khung lý thuyết về ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch
nói riêng chƣa đƣợc đề cập một cách toàn diện và có hệ thống, đánh giá thực trạng
phát triển du lịch chủ yếu dựa vào các số liệu thứ cấp, các giải pháp đƣa ra chủ yếu
phù hợp với điều kiện trƣớc năm 2010 và chƣa đồng bộ.
Luận văn sẽ nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn về cả lý luận và thực
tiễn về thực trạng phát triển du lịch của ba quốc gia trong khu vực Châu Á là Thái
10
Lan, Indonesia, Trung Quốc nhằm đánh giá những chính sách, chiến lƣợc phát triển
du lịch của quốc gia đó. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với những
nét tƣơng đồng trong phát triển du lịch của Việt Nam. Thông qua nghiên cứu phát
triển du lịch của Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, luận văn sẽ đƣa ra những điểm
mới trong chiến lƣợc phát triển của ba quốc gia trên, từ đó nhấn mạnh những ƣu
điểm cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại trong chiến lƣợc phát triển du lịch của các quốc
gia. Và từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cho Việt Nam
trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển ngành du lịch
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến phát triển ngành du lịch
1.2.1.1. Khái niệm du lịch
Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đề cập đến các khái niệm về du lịch
nhằm xây dựng các chính sách phát triển du lịch của quốc gia, địa phƣơng và doanh
nghiệp. Khái niệm về du lịch đƣợc xem xét dƣới các góc độ khác nhau, đó là trên
giác độ văn hoá, cốt lõi của hoạt động du lịch là văn hoá, giác độ xã hội du lịch là
một dạng nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời, dƣới giác độ kinh tế, du lịch là một
ngành dịch vụ..v.v. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng ― có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa về du lịch‖. Trên quan điểm của
nhà kinh doanh, ngƣời ta xem xét du lịch trên ba bộ phận cấu thành của nó đó là :
khách du lịch, tài nguyên du lịch và các hoạt động du lịch trên cơ sở của Pháp luật
hiện hành.
Về khái niệm về du lịch, Luật du lịch đƣợc Quốc hội thông qua năm 2005 đã
đƣa ra khái niệm: ―Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định‖. Từ những khái
niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch sau:
-
Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên.
-
Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian
-
Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ
ngắn.
dƣỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và
11
nghiên cứu thị trƣờng, nhƣng không vì mục đích định cƣ hoặc tìm kiếm việc làm để
nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.
-
Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng
các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phƣơng và dân cƣ ở địa phƣơng.
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành
du lịch. Các nhà nghiên cứu về du lịch đƣa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể
kích thích động cơ du lịch của khách du lịch đƣợc ngành du lịch tận dụng để sinh ra
lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều đƣợc gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách
khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút đƣợc khách du
lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao
quát, rất thiết thực. Ngƣời ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh..v.v,
có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con ngƣời.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và
tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con ngƣời tạo ra qua
nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật..v.v. Tài
nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân
tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống..v.v.
- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá,
xã hội do con ngƣời đƣơng đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du
lịch. Ví dụ nhƣ : các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu
vực, các hội nghị chính trị-kinh tế nhƣ : Hội nghị APEC, Hội nghị thƣợng đỉnh
ASEAN….v.v.
Các nhà khoa học cũng chia ra làm tài nguyên du lịch hiện thực (tức là có
khả năng khai thác) và tài nguyên du lịch tiềm năng còn chƣa khai phá. Chỉ có tài
nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và mới có thể phát triển ngành du
lịch.
Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các nhà kinh doanh du
lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du lịch.Khu du lịch: Khu du lịch là đơn
vị cơ bản của công tác quy hoạch và quản lý du lịch, là không gian có môi trƣờng
12
đẹp, cảnh vật tƣơng đối tập trung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm
chính. Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn đƣợc hai điều kiện: Thứ nhất, tài
nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tƣơng đối tập trung. Thứ
hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch nhƣ: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi giải trí,
mua sắm của khách du lịch…
Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực
vật; là kết quả sáng tạo do con ngƣời xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di
tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nƣớc, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo
hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn
về mặt du lịch tại các điểm đó.
Xây dựng một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm
sau:
- Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa
phƣơng.
- Đảm bảo gìn giữ đƣợc các giá trị văn hóa, tín ngƣỡng và phong tục tập
quán đang tồn tại ở địa phƣơng.
- Giữ gìn đƣợc môi trƣờng sinh thái.
- Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.
1.2.1.2. Khái niệm phát triển du lịch
Phát triển du lịch là sự phát triển về quy mô, số lƣợng, năng lực kinh doanh
của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, kết hợp với sự tăng trƣởng về doanh thu,
số lƣợng khách du lịch đến thăm quan và lƣu trú. Đồng thời, chất lƣợng các dịch vụ
du lịch ngày càng đƣợc hoàn thiện và nâng cao. Các sản phẩm du lịch, các loại hình
du lịch ngày càng đƣợc đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng
cao trong tổng cơ cấu chung của toàn ngành dịch vụ.
1.2.2. Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu
chí đƣa ra. Hiện nay các loại hình du lịch đƣợc phân chia theo các tiêu chí cơ bản
dƣới đây :
Phân chia theo môi trƣờng tài nguyên : Du lịch thiên nhiên, Du lịch văn hóa
13
Phân chia theo mục đích chuyến đi : Du lịch tham quan, Du lịch giải trí, Du
lịch nghỉ dƣỡng, Du lịch khám phá, Du lịch thể thao, Du lịch lễ hội, Du lịch tôn
giáo, Du lịch nghiên cứu, Du lịch hội nghị, Du lịch thể thao kết hợp, Du lịch kinh
doanh, Du lịch thăm thân.
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động : Du lịch quốc tế, Du lịch nội địa, Du lịch
quốc gia.
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch : Du lịch miền biển, Du lịch
núi, Du lịch đô thị, Du lịch thôn quê
Phân loại theo lứa tuổi du lịch : Du lịch thiếu niên, Du lịch thanh niên, Du
lịch trung niên, Du lịch ngƣời cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi : Du lịch ngắn ngày, Du lịch dài ngày
Phân loại theo hình thức tổ chức : Du lịch tập thể, Du lịch cá thể, Du lịch gia
đình
Phân loại theo phƣơng thức hợp đồng : Du lịch trọn gói, Du lịch từng phần
1.2.3. Vai trò của việc phát triển ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của
các quốc gia
Dựa vào định nghĩa chúng ta thấy về phƣơng diện kinh tế, du lịch là một
ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có chất lƣợng
cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Vì vậy, du lịch ngày nay không chỉ là ngành
kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của
các ngành kinh tế khác, tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế, là phƣơng diện quan
trọng để thực hiện các chính sách mở cửa, là chiếc cầu nối giữa thế giới bên ngoài
và bên trong.
Du lịch có ảnh hƣởng rất rõ nết tới sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc
thông qua việc tiêu dùng của du khách. Và để hiểu rõ vai trò của du lịch trong quá
trình tái sản xuất xã hội trƣớc hết, ta quan tâm tới việc tiêu dùng của du lịch, đó là
nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh thƣ giãn,
nghỉ ngơi… Du lịch nhằm thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng các hàng hóa vật chất
và các hàng hóa phi vật chất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ rất đƣợc du khách quan
tâm. Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng du lịch và tiêu dùng
các mặt hàng khác là việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một lúc, cùng nơi
14