Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo tham luận sử dụng năng lượng tiết kiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.58 KB, 7 trang )

UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THAM LUẬN

VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

I. Nhận thức về tư tưởng chỉ đạo:

- Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường là góp
phần thực hiện luật thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc Hội thông qua
ngày 09/12/2005. Trong luật này, tại điều 63 khoản 2 có nêu: “Nhà nước khuyến

1


khích toàn dân tiết kiệm trong sử dụng điện, nước sinh hoạt và tiêu dùng hàng
ngày”.

- Trong nhà trường, công tác giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách, hình thành thói
quen sống tiết kiệm, nhân ái với môi trường. Sử dụng năng lượng tiết kiệm là góp
phần ứng phó với biến đổi khí hậu, chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu, giữ lại
được sự tồn tại của nhiều Quốc gia.

- Xác định việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học


sinh phải bắt đầu ngay từ bậc học tiểu học, thông qua thực hành sử dụng nguồn
điện, nguồn nước sạch tiết kiệm, hiệu quả ngay trong cuộc sống thường nhật,
không được quan niệm rằng “trả tiền nhiều để được xài điện thoải mái”.

II. Căn cứ pháp lý để thực hiện việc giáo dục tiết kiệm năng lượng trong
ngành học phổ thông:

- Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về “Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả” đã nêu “giáo dục, đào tạo, phổ biến thông tin tuyên truyền cộng
đồng trong lĩnh vực phát triển, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ môi trường”.

2


- Đề án của chương trình mục tiêu Quốc gia về “Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả” theo quyết định số 79/2006/QĐ của Thủ tướng Chình phủ là đưa
các nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống
giáo dục quốc dân thông qua việc giảng dạy lồng ghép các kiến thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học từ tiểu học đến trung học phổ thông.

III. Mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

- Xây dựng cho học sinh ý thức, trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả gắn liền với việc bảo vệ sự tồn tại của môi trường sống của bản thân và
xã hội.

- Trang bị cho học sinh phổ thông những kiến thức khoa học cơ bản về năng
lượng và vai trò của năng lượng trong đời sống, cho các em biết được nguy cơ cạn
kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch trên toàn cầu, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi

trường của mỗi cá nhân để giảm thiên tai.

- Trang bị cho học sinh kiến thức khoa học của một số biện pháp thông
thường giúp sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng hiện
có, giáo dục để mỗi học sinh trở thành tuyên truyền viên về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong gia đình và cộng đồng.

3


- Góp phần đào tạo công dân có kỹ năng sống thân thiện cùng môi trường, có
năng lực giải quyết các vấn đề thiết yếu từ yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, gắn liền với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Quốc gia.

IV. Biện pháp thực hiện:

1. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức:

- Quán triệt trong đội ngũ tính cấp thiết của việc giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường và cộng đồng. Đồng thuận trong nhận
thức về vai trò quan trọng của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là
biện pháp hữu hiệu nhất, bền vững và kinh tế nhất.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để phổ biến sâu rộng trong giáo viên
và học sinh các nội dung:

+ Vai trò của các loại năng lượng trong cuộc sống hàng ngày.

+ Thực trạng của việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng trên thế giới
và ở Việt Nam.


+ Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch và ý nghĩa của sự sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4


+ Tiết kiệm năng lượng có nghĩa là “sử dụng đúng mức, không phí phạm”
chứ không phải là hạn chế sử dụng đến mức làm ảnh hưởng đến chất lượng công
việc và cuộc sống.

+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là yêu cầu quan trọng đảm bảo
nguyên tắc “phát triển bền vững” (đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không gây
ảnh hưởng, tổn hại cho tương lai).

2. Các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện yêu cầu sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong trường phổ thông:

2.1. Triển khai nội dung tập huấn dạy học tích hợp kiến thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả:

- Đối tượng tập huấn: giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên (bậc
tiểu học), các môn Hóa học, Sinh học, Địa lý, Công nghệ, Vật lý và Giáo dục công
dân.

- Nội dung tập huấn:

+ Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tích hợp, lồng ghép kiến thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
5



+ Phương pháp, nội dung và địa chỉ tích hợp giảng dạy sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả trong mỗi môn học.

+ Thiết kế các giáo án có nội dung tích hợp kiến thức sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, tổ chức dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm.

2.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả: giao cho Đội TNTP, Đoàn TNCSHCM lập kế hoạch thực
hiện các chuyên đề nhằm tuyên truyền phổ biến sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả, khuyến khích các em đề xuất các ý tưởng mới, sáng tạo chung tay cùng
cộng đồng giải quyết các vấn nạn của môi trường. Phát động các cuộc thi tìm hiểu
về mối quan hệ giữa việc khai thác nguồn năng lượng hóa thạch với việc bảo vệ
môi trường thiên nhiên.

2.3. Ban hành một số quy định nhằm thực hiện yêu cầu sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả

- Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn tiêu hao điện năng thấp (đèn huỳnh
quang T8- 36w) có chao chụp đèn , có nan chia quang để tăng hiệu suất sử dụng và
đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

- Không bật đèn khi có đủ ánh sáng trời (các phòng học tầng cao, không bị
che khuất ánh sáng tự nhiên).
6


- Chỉ dùng máy điều hòa hiệt độ khi thực sự cần thiết và không để máy hoạt
động ở mức dưới 25oC.


- Bố trí lịch sinh hoạt (tại hộ gia đình) để hạn chế dùng điện trong giờ cao
điểm.

- Tắt các thiết bị dùng điện khi rời phòng học, phòng làm việc.

- Sử dụng xe ôtô hết công suất, hạn chế tình trạng ít người đi xe nhiều chỗ.

2.4. Công tác quản lý, điều hành:

- Ban chỉ đạo “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch hoạt động giáo dục sử dụn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
đôn đốc thực hiện và đúc rút kinh nghiệm theo từng năm học.

+ Định kỳ 6 tháng, tổ chức kiểm tra các trang thiết bị trong đơn vị, thống kê
danh sách những thiết bị cũ, lạc hậu tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên liệu để
tham mưu kịp thời với hiệu trưởng cho thay thế các các sản phẩm có chỉ tiêu tiêu
hao năng lượng tiên tiến nhằm giảm mức tiêu hao năng lượng tại nhà trường.

- Đặt yêu cầu tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điện nói riêng
thành nội dung để xem xét trong đánh giá giáo viên và học sinh.
7



×