Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

khảo sát tình hình bệnh Viêm Não Nhật Bản trên huyện Gia Lâm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.1 KB, 8 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN LỢN NUÔI
TẠI HUYỆN GIA LÂM
SURVEY INFECTED SITUATION OF JAPANESE ENCEPHALITIS IN PIGS IN GIA LAM
DISTRICT
Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thị Dung, Nguyễn Hồng Thái, Hoàng Cảnh Lâm, Trần Thị Vân
Anh
Khoa thú y, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Địa chỉ tác giả liên hệ:
Tóm tắt
Phương pháp RT-PCR (Reverse transcription polymerase chain reaction) được ứng dụng
để kiểm tra sự có mặt của virus viêm não Nhật Bản (VNNB) trong các mẫu huyết thanh lợn thu
thập trên địa bàn huyện Gia Lâm nhằm tìm hiểu vai trò của lợn trong chu trình truyền bệnh trong
tự nhiên. Tổng số 80 mẫu huyết thanh được thu thập từ 5 xã thuộc địa bàn nghiên cứu đã chỉ ra
tỷ lệ dương tính với VNNB là 6,25% (5/80) mẫu. Trong đó, ở lợn nái có tỷ lệ dương tính với
VNNB cao nhất chiếm 10,71% so với lợn đực giống và lợn thịt. Bên cạnh đó, hình thức chăn
nuôi quy mô trang trại có tỷ lệ dương tính với VNNB chiếm 5,88% thấp hơn so với hình thức
chăn nuôi quy mô hộ gia đình chiếm 6,52%. Trình tự nucleotide của đoạn gen E của các chủng
VNNB nghiên cứu có kích thước 1500 bp và tương đồng với nhau khoảng 96,13% - 98,07%;
mức độ tương đồng về axit amin dao động từ 98,8% - 99,8%. 5 chủng virus VNNB nghiên cứu
có cùng nguồn gốc phát sinh với các chủng Thái Lan và các chủng Việt Nam đã phân lập trước
đây và thuộc genotype 1. Nghiên cứu góp phần chỉ ra tình hình nhiễm bệnh VNNB trên lợn ở địa
phương nghiên cứu giúp đưa ra biện pháp phòng và khống chế có hiệu quả bệnh do VNNB gây
ra.
Từ khóa: Viêm não Nhật Bản, RT-PCR, Tình hình nhiễm bệnh,…
Summary
A RT-PCR method (Reverse transcription polymerase chain reaction) was established to
detect the presence of Japanese encephalitis virus (JEV) in sera from pigs belonging to Gia Lam
district and determining the role of pigs in the natural infection cycle. The results showed that
6,25% (5/80) of sera collected from 5 communes were positive for JEV. In which, sows had the
highest positive for JEV was 10.71% than boars and porkers. Addition to, the form of farms had
positive fori JEV was 5.88% lower than the form of household was 6.25%. The result the length


of E gene was 1500 nucleotides and the homologies were from 96,13% to 98,07%; the
similarities of amino acid range from 98,8% to 99,8%. Our phylogenetic tree showed that five
isolated JEV strains were the same group with isolated strain from Thailand and Vietnam before
and were genotype 1. This study contributed to show the infected situation of JEV in pigs in
local research and helping prevention and controlling disease caused by JEV.
Key words: Japan encephalitis, RT-PCR, Infected situation,...
1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi lợn là một trong những ngành quan trọng hàng đầu cung
cấp nguồn thực phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về số lượng và quy mô thì
ngành chăn nuôi lợn đang phải liên tục đối mặt với các bệnh dịch nguy hiểm như: lở mồm long
móng, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản,... gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cũng như
nền phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta. Bên cạnh đó có rất nhiều bệnh truyền lây nguy hiểm giữa
lợn và người như: bệnh xoắn khuẩn, bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh cầu trực khuẩn,... Trong đó,
virus viêm não Nhật Bản (VNNB) là một trong số virus gây viêm não lây truyền qua muỗi, nguy
hiểm nhất trên người. Hằng năm, trên thế giới ước tính có từ 30000 – 50000 trường hợp mắc

1


trong đó có 10000 – 15000 ca chết (Ghosh và cs., 2009; Saxena, 2008). Viêm não do virus
VNNB đặc biệt quan trọng vì thường là viêm não cấp, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30% và
khoảng 50% bệnh nhân sống sót bị di chứng thần kinh. Ở nước ta, từ năm 1960 bệnh có chiều
hướng gia tăng và trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng (Đỗ Quang Hà
và cs., 1994). Các ca viêm não trên người thường ở dạng viêm não cấp tính ở Việt Nam, và ở
miền nam Việt Nam có 1,9 ca mắc trong 100 000 người trong giai đoạn 1998 - 2007, với tỷ lệ
trung bình các ca tử vong là 6,4% (Yen NT và cs., 2010). Do tính chất nguy hiểm nên bệnh
không chỉ là mối quan tâm lớn của ngành y tế mà đối với cả ngành thú y… Bệnh viêm não Nhật
Bản là bệnh truyền lây từ động vật sang người do Flavivirus gây ra. Trong tự nhiên, virus được
duy trì và truyền lây qua chu trình bao gồm muỗi (chủ yếu là muỗi Culex), chim và động vật có
vú. Lợn được coi là động vật cảm nhiễm cao nhất và là ký chủ chính cho sự nhân lên của virus

VNNB. Ở những vùng có bệnh lưu hành, virus gây rối loạn sinh sản (chết phôi, thai khô, thai
chết và vô sinh) trên lợn.
Theo kết quả khảo sát trong nghiên cứu của Hồ Việt Thị Thua và cộng sự (2007) thì có tới
10/11 loài động vật nuôi và hoang dã ở Cần Thơ nhiễm virus VNNB, trong đó có thể heo là loài
động vật có vai trò quan trọng nhất trong chu trình truyền bệnh này ở trong vùng. Sự hiện diện
của virus VNNB không những là tác nhân làm giảm năng suất sinh sản của đàn heo mà còn là
mối đe dọa đến sức khỏe con người trong vùng. Do vậy, nhằm tạo cơ sở để đưa ra được các biện
pháp phòng và khống chế có hiệu quả bệnh do VNNB gây ra trên người, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản trên lợn nuôi tại huyện
Gia Lâm”.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu
- Mẫu máu của lợn nghi nhiễm VNNB được lấy các xã Phù Đổng, Dương Xá, Lệ Chi, Trâu Quỳ,
Dương Quang thuộc địa bàn huyện Gia Lâm.
- Hóa chất cho phản ứng RT – PCR: Kít tách chiết RNA tổng số (QIAamp), kit dùng phản ứng
RT-PCR,..
- Các trang thiết bị, máy móc khác phục vụ cho nghiên cứu tại phòng thí nghiệm trọng điểm
Công nghệ sinh học khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh lý, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công
nghệ sinh học khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu: từ 09/2013 đến 09/2014
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu về tổng đàn, cơ cấu đàn, tình hình chăn nuôi và
dịch bệnh trong khu vực nghiên cứu được thu thập từ trạm thú y huyện Gia Lâm. Số liệu được xử
lý bằng phần mềm Microsoft Excel version 2003.
- Phương pháp lấy mẫu máu lợn: Các lợn trong các trang trại và nông hộ chăn nuôi được đánh số
ngẫu nhiên, sau đó được tiến hành lấy máu ở vịnh tĩnh mạch cổ sau đó đưa về phòng thí nghiệm
để chắt huyết thanh và bảo quản ở -200C trước khi xét nghiệm.
- Phương pháp RT-PCR: RNA của virus được tách chiết bằng kit QIAamp để tiến hành phản ứng

RT- PCR. Quy trình tách chiết RNA của virus theo hướng dẫn của nhà sản xuất Kit. Cặp mồi sử
dụng cho phản ứng RT-PCR gồm mồi xuôi Ef (5’-TGYTGGTCGCTCCGGCTTA- 3’) và mồi
ngược Er (5’-AAGATGCCACTTCCAYCTC- 3’) nhằm khuyếch đại đoạn gien E dài 1500 bp
(Hồ Thị Việt Thu và Phan Thị Ngà, 2012).

2


- Kỹ thuật giải trình tự gene: Sử dụng cặp mồi (Ef và Er) để giải trình tự gen E của virus JEV
bằng máy giải trình tự gen tự động Beckman Coulter CEQ 8000 (Mỹ) tại phòng thí nghiệm trọng
điểm CNSH khoa Thú y. Kết quả thu được xử lý bằng phần mềm Seq 8000. Blast, ngân hàng gen
(GenBank) () và xử lý kết quả bằng MEGA6 và genetyx version 5.0.
- Phân tích, xây dựng cây sinh học phân tử: Từ các trình tự gen E, chúng tôi tiến hành truy cập
Ngân hàng gen để có thông tin gen E của các chủng virus tham chiếu và tiến hành so sánh đặc
điểm di truyền và thiết lập cây sinh học phân tử bằng phần mềm MEGA6.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin về số
lượng lợn trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2014 từ trạm thú y. Kết quả được trình
bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lượng lợn của một số xã thuộc huyện Gia Lâm trong giai đoạn 2011– 2014
Số lượng lợn ( con)

Năm

STT


Năm 2011


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Phù Đổng

3830

3454

3443

3420

2

Dương Xá

1720

1820

2062

2037


3

Lệ Chi

2850

3550

3205

3605

4

Trâu Quỳ

2297

1764

2224

1928

5

Dương Quang

3075
3650

4700
8040
(Theo số liệu thống kê của trạm thú y huyện Gia Lâm)
Qua bảng 3.1, số lượng lợn có xu hướng chung là tăng mạnh ở các xã Dương Xá
(+18,43%), Lệ Chi (+26,49%), Dương Quang (+161,46%), nhưng ở hai xã Phù Đổng (-10,7%)
và Trâu Quỳ (-16,06%) có xu hướng giảm khi so sánh giữa năm 2014 và năm 2011. Nhìn chung,
tình hình chăn nuôi có xu hướng tăng lên cả về số lượng và quy mô chăn nuôi và có chiều hướng
chuyển dịch theo định hướng phát triển chăn nuôi theo từng xã dẫn đến sự sai khác ở các xã
trong huyện Gia Lâm.
3.2. Hồ sơ mẫu sử dụng trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã tiến hành thu thập các mẫu máu từ 5 xã trên địa bàn huyện Gia Lâm sau
đó được chắt huyết thanh và bảo quản ở -20 0C tại phòng thí nghiệm. Các thông tin về nguồn gốc
các mẫu máu được ghi chép và hệ thống lại trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thông tin mẫu được sử dụng trong nghiên cứu
Số lượng
STT

Đối tượng lợn
Ghi chú
mẫu máu
Tiêm phòng 4 bệnh đỏ
1
Phù Đổng
15 Lợn thịt, lợn nái
2
Dương Xá
7 Lợn thịt, lợn nái
Tiêm phòng 4 bệnh đỏ
Lợn thit, lợn nái, lợn đực Tiêm phòng 4 bệnh đỏ, PRRS
3

Lệ Chi
18
giống
Lợn thịt, lợn nái, lợn đực Tiêm phòng 4 bệnh đỏ, PRRS,
4
Trâu Quỳ
15
giống
FMD
5
Dương Quang
25 Lợn thịt
Tiêm phòng 4 bệnh đỏ

3


Tổng
80
Từ bảng 3.2, cho thấy các mẫu huyết thanh được lấy ngẫu nhiên từ các nhóm lợn riêng
biệt ở nhiều độ tuổi khác nhau. Và các lợn này đều chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh
Viêm não Nhật Bản.
3.3. Tình hình nhiễm bệnh VNNB trên lợn tại huyện Gia Lâm
3.3.1. Tình hình nhiễm bệnh theo địa bàn các xã nghiên cứu
Từ các mẫu huyết thanh thu thập được, chúng tôi tiến hành kiểm tra sự có mặt của virus
VNNB bằng phản ứng RT-PCR với cặp mồi đặc hiệu với gen E của virus VNNB. Kết quả các
mẫu huyết thanh được chẩn đoán dương tính bằng phản ứng RT-PCR của các xã nghiên cứu
được trình bày ở bảng 3.3.

STT

1
2
3
4
5

Bảng 3.3.Tình hình nhiễm bệnh VNNB ở một số xã nghiên cứu
Số mẫu
Số mẫu
Số mẫu dương Tỷ lệ dương tính

xét nghiệm
âm tính
tính
(%)
Phù Đổng
15
15
0
0
Dương Xá
7
7
0
0
Lệ Chi
18
16
2
11,11

Trâu Quỳ
15
15
0
0
Dương Quang
25
22
3
12,0
Tổng
80
75
5
6,25

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ nhiễm VNNB ở các xã nghiên cứu chiếm 5/80 mẫu
(6,25%). Riêng ở 3 xã Phù Đổng, Dương Xá và Trâu Quỳ không có mẫu huyết thanh nào có mặt
của virus VNNB. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Hồ Thị Việt
Thua,b và cộng sự (2008) khi chỉ ra tỷ lệ dương tính với virus VNNB là 8,33% ở các mẫu não thu
thập từ heo con, thai sẩy, thai chết lưu tại An Giang và Vĩnh Long.
3.3.2. Tình hình nhiễm bệnh theo các nhóm lợn.
Sau khi thu được thông tin các mẫu được chẩn đoán dương tính với VNNB bằng phương
pháp RT-PCR theo các xã, chúng tôi tiếp tục hệ thống thông tin các mẫu theo 3 nhóm lợn chính:
lợn nái, lợn đực giống, lợn thịt. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tình hình nhiễm bệnh VNNB theo các nhóm lợn.
STT
Nhóm lợn
Số mẫu máu Số mẫu âm tính Số mẫu dương Tỉ
lệ

(%)
xét nghiệm
tính
dương tính
1
Lợn nái
28
25
3
10,71
2
Lợn đực giống
23
22
1
4,35
3
Lợn thịt
29
28
1
3,45
Tổng
80
75
5
6,25
Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Trong 3 nhóm lợn thì ở lợn nái cho tỷ lệ dương tính với
VNNB cao nhất chiếm 10,71%, sau đó tới lợn đực giống và lợn thịt lần lượt là 4,35% và 3,45%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở các nhóm lợn có sự sai khác với nghiên cứu của Hồ Thị Việt

Thua và cộng sự (2008) khi chỉ ra tỷ lệ dương tính với virus VNNB ở lợn nái là 14,63%. Đặc
biệt, lợn nái có nhiều cơ hội phơi nhiễm virus VNNB hơn so với lợn đực giống và lợn thịt nên
khả năng nhiễm VNNB là nguy cơ hơn.
3.3.3. Tình hình nhiễm bệnh theo hình thức chăn nuôi

4


Các mẫu huyết thanh được thu thập từ các đàn lợn được chăn nuôi theo các quy mô khác
nhau được chẩn đoán bằng phương pháp RT-PCR. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

STT
1
2

Bảng 3.5. Tình hình nhiễm bệnh VNNB theo hình thức chăn nuôi
Quy mô chăn
Số mẫu xét
Số mẫu dương
Tỷ lệ dương tính
Số mẫu âm tính
nuôi
nghiệm
tính
(%)
Hộ gia đình
46
43
3
6,52

Trang trại
34
32
2
5,88
Tổng
80
75
5
6,25

Từ kết quả ở bảng 3.5, chúng tôi nhận thấy có sự sai khác giữa hai hình thức chăn nuôi
quy mô hộ gia đình và trang trại. Trong đó, chăn nuôi quy mô trang trại có tỷ lệ dương tính với
virus VNNB thấp hơn so với chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Điều này có thể được lý giải là do
các trại chăn nuôi lợn hiện đại có công tác vệ sinh thú y phòng bệnh, diệt trừ ruồi muỗi cũng như
thiết kế chuồng nuôi đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mật độ đàn nuôi hợp lý nên giúp hạn
chế tỷ lệ mắc bệnh VNNB so với các lợn được chăn nuôi theo hộ gia đình. Trong nghiên cứu của
Hồ Thị Việt Thub và cộng sự (2008) đã chỉ ra các yếu tố như bụi rậm (nơi trú ẩn của muỗi
Culex), môi trường có nhiều ao nước tù đọng (nơi sinh sản của muỗi Culex) cũng có thể là yếu tố
quan trọng làm tăng nguy cơ nhiễm virus VNNB. Điều này giúp giải thích cho kết quả nghiên
cứu của chúng tôi khi tỷ lệ nhiễm bệnh VNNB cao hơn ở hộ chăn nuôi.
3.3.4. Kết quả giải trình tự gen của các chủng virus VNNB
Từ 5 mẫu huyết thanh được chẩn đoán dương tính bằng RT-PCR (hình 3.1), chúng tôi
tiến hành đặt tên cho các chủng virus VNNB (Japanese encephalitis virus - JEV) tương ứng lần
lượt

VNUA_Vetlab_JEV01,
VNUA_Vetlab_JEV02,
VNUA_Vetlab_JEV03,
VNUA_Vetlab_JEV04, VNUA_Vetlab_JEV05. Sản phẩm thu được sau khi tiến hành phản ứng

RT-PCR được tinh sạch, sau đó chạy phản ứng PCR sequence với mồi đơn (Ef hoặc Er). Tiến
hành tinh sạch sản phẩm phản ứng PCR sequence với hóa chất và hướng dẫn sử dụng của nhà
sản xuất (Beckman Coulter), sau đó tiến hành giải trình tự gen. Trình tự nucleotide được xử lý
bằng phần mềm Seq 8000 và genetyx version 5.0 trên máy tính cho kết quả đoạn gen dài 1500
bp. Trình tự nucleotide của 5 chủng virus JEV đã được khẳng định chính xác lại bằng việc tham
chiếu từ ngân hàng gen thông qua chương trình Blast ().
1500 bp

Hình 3.1. Kết quả điện di sản phẩm phản
ứng RT-PCR.
(Thang chuẩn Maker:2000bp; giếng từ 1-5
là mẫu của 5 chủng virus JEV nghiên cứu;
giếng 6 là đối chứng dương; giếng 7 là đối
chứng âm).

3.3.5. Kết quả so sánh trình tự nucleotide đoạn gen E giữa các chủng JEV nghiên cứu
Kết quả so sánh trình tự nucleotide của 5 chủng JEV nghiên cứu cho thấy chúng có sự sai
khác nhau ở 89 vị trí nucleotide (44, 73, 75, 87, 99, 107, 114, 123, 186, 198, 210, 240, 243, 249,
258, 294, 297, 306, 341, 368, 411, 425, 450, 451, 458, 477, 501, 516, 522, 540, 546, 570, 585,
588, 796, 810, 826, 837, 852, 867, 870, 912, 951, 987, 996, 1002, 1005, 1017, 1029, 1080, 1087,
1092, 1134, 1143, 1146, 1176, 1178, 1179, 1191, 1212, 1218, 1221, 1236, 1248, 1320, 1326,
1332, 1338, 1347, 1353, 1359, 1387, 1401, 1407, 1415, 1424, 1444, 1445, 1447, 1450, 1454,

5


1465, 1481, 1497, 1500) (minh họa ở hình 3.2) và có mức độ tương đồng nucleotide từ 96,13% 98,07% giữa các chủng nghiên cứu.

Hình 3.2. So sánh trình tự nucleotide đoạn gen ORF1 của 5 chủng virus JEV nghiên cứu ở vị trí
243, 249, 258, 294, 297. Chú giải: Sai khác về nucleotide ký hiệu là các nucleotide ở ngoài

đường giới hạn đỏ.
3.3.6. Kết quả so sánh trình tự amino acid của các chủng JEV nghiên cứu
Sau khi tiến hành so sánh trình tự nucleotide, chúng tôi tiếp tục so sánh trình tự axit amin
bằng phần mềm genetyx (version 5.0) chỉ ra có 6 vị trí sai khác axit amin (15, 36, 81, 123, 142,
151) (minh họa ở hình 3.3) và có mức độ tương đồng về axit amin dao động từ 98,8% - 99,8%
giữa các chủng nghiên cứu.

Hình 3.3. So sánh trình tự axit amin của đoạn gen E của 5 chủng virus JEV nghiên cứu ở vị trí
123, 142, 151. Chú giải: Sai khác về axit amin ký hiệu là các axit amin ở ngoài đường giới hạn
đỏ.
3.3.7. Kết quả xây dựng cây sinh học phân tử của các chủng virus JEV trong nghiên cứu
Sau khi so sánh mức độ tương đồng về nucleotide giữa các chủng virus JEV, dựa vào
phần mềm MEGA6 chúng tôi tiến hành xây dựng cây sinh học phân tử để xác định nguồn gốc
phát sinh của 5 chủng virus nghiên cứu. Kết quả ở hình 3.4 cho thấy 5 chủng virus JEV cùng
nằm trong 1 nhánh phát sinh nhưng không cùng nhánh phát sinh với các chủng virus JEV của
Malaysia (1970), Indonesia (1981), Singapore (1952), Nhật Bản (1935), Trung Quốc (1949), Ấn
Độ (1956), Hàn Quốc (1987). Chủng VNUA_Vetlab_JEV01 nằm trong cùng một nhánh với
chủng AB728498 (Hà Tây, 2006) và chủng VNUA_Vetlab_JEV02 nằm trong cùng một nhánh
với chủng AB728499 (Kon Tum, 2007). Ba chủng VNUA_Vetlab_JEV03,
VNUA_Vetlab_JEV04, VNUA_Vetlab_JEV05 nằm trong cùng một nhánh phát sinh với 3 chủng
DQ343290 (Thái Lan, 2006), AB728501 (Tây Ninh, 2008), HQ009266 (Cần Thơ, 2005) nhưng
ở nhánh khác với nhánh của 2 chủng khác VNUA_Vetlab_JEV01 và VNUA_Vetlab_JEV02.
Qua kết quả phân tích cây sinh học phân tử của 5 chủng virus JEV trong nghiên cứu đều thuộc
genotype 1 và khác với các nhánh phát sinh của các genotype khác như genotype 2, 3, 4, 5. Điều
này đã chứng minh có sự lây truyền mầm bệnh giữa các quốc gia trên thế giới (có thể do nhiều
nguyên nhân).

6



AY376465 VN22/Viet Nam/2002/Swine blood

62

AY376464 VN88/Viet Nam/2001/Swine blood
AB728498 VNHT /07/2006 Culex t ritaeniorhynchus

49 70

VNUA Vetlab JEV01

76

KC196115 CNS769/Lao/2009/Homo sapiens 2009
83
7884

GU108335 09P141/Japan/2009/Serum swine
DQ404094 SC04-25/China/2004/Culex sp.
VNUA Vetlab JEV02
AB728499 VNKT /479/2007 Culex vishnui

71 80

GU556217 JX61/China/2008/pig

74

KJ000037 ZJ1311/China/2013/Culex trit aeniorhynchus


92

DQ404100 SH03-124/China/2003/Culex t ritaeniorhynchus

84
60

51

Genotype 1

97 FJ185146 JaNAr13-04/Japan/2004/mosquito
GQ415355 JE91/Korea/1991/mosquito
AY377578 95-91/Japan/1995/Swine blood

97

AB471669 JEV/sw/Okinawa/377/2008 Sus scrofa
DQ343290 JEKK1116/T hailand/2006

98

VNUA Vet lab JEV03
74

98
100
100

AB728501 VNT N/04/2008 Culex trit aeniorhynchus

VNUA Vetlab JEV04
VNUA Vetlab JEV05

81

HQ009266 CT -MO-P7 pig

97

FJ185155 LAH 2079-05 mosquito

100

U70391 B2239/T hailand/1984/Pig
U70421 WT P-70-22/Malaysia/1970/Mosquito
U70406 JKT 5441/Indonesia/1981/Mosquit o

100
41
82

98
60

Genotype 2

AY376463 VN50/Viet Nam/1989/Human brain
AY376461 VN207/Viet Nam/1986/Human brain
U34927 K87P39/Korea/1987/Culex t ritaeniorhynchus
U14163 SA14/China/1954


51

U70417 PhAn1242/t he Philippines/1984/Pig/serum

50

U70403 826309/India/1982/Human
U70394 G8924/India/1956/Mosquito

100
99
65
19
35

Genotype 3

L48961 Beijing/China/1949
U70420 VN118/1979/Vietnam/Mosquit o

88

U03696 Saigon
U03694 Japan/Nakayama/1935
S47265 Japan/1966
U70409 JKT 9092/Indonesia/1981/Mosquit o

100


U70408 JKT 7003/Indonesia/1981/Mosquito

Genotype 4
Genotype 5

KM677246 T engah/Singapore/1952/Homo sapiens

0.02

Chú giải:

Hình 3.4. Cây sinh học phân tử của 5 chủng virus JEV nghiên cứu
Chú giải:
: Ký hiệu cho các chủng JEV nghiên cứu
: Ký hiệu cho các chủng JEV đã phân lập trước đây ở Việt Nam

4. Kết luận
Bằng phương pháp RT-PCR đã chỉ ra tỷ lệ nhiễm VNNB ở các xã nghiên cứu chiếm
6,25%. Trong đó, ở lợn nái có tỷ lệ dương tính với VNNB cao nhất chiếm 10,71% so với lợn đực
giống và lợn thịt. Bên cạnh đó, hình thức chăn nuôi quy mô trang trại có tỷ lệ dương tính với
VNNB chiếm 5,88% thấp hơn so với hình thức chăn nuôi quy mô hộ gia đình chiếm 6,52%.
Trình tự nucleotide của đoạn gen E của các chủng JEV nghiên cứu có kích thước 1500 bp và
tương đồng với nhau khoảng 96,13% - 98,07%; mức độ tương đồng về axit amin dao động từ
98,8% - 99,8%. 5 chủng virus JEV nghiên cứu có cùng nguồn gốc phát sinh với các chủng Thái
Lan (DQ343290) và các chủng Việt Nam đã phân lập trước đây (AB728498, AB728499,
AB728501, HQ009266) và đều thuộc genotype 1.
5. Tài liệu tham khảo.
a. Hồ Thị Việt Thua, Huỳnh Ngọc Trang, Trần Thị Hoàng Oanh, Trần Đình Từ, Châu Bá Lộc
(2007), “Khảo sát tỷ lệ lưu hành kháng thể viêm não Nhật Bản trên một số loài động vật nuôi và
hoang dã ở Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV, số 3, trang 10-13

b. Hồ Thị Việt Thub, Huỳnh Kim Loan, Huỳnh Ngọc Trang, Vũ Thị Quế Hương, Trần Đình Từ
(2007), “Khảo sát tính chất mùa bệnh viêm não Nhật Bản trên heo tại thành phố Cần Thơ”, Tạp
chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV, số 3, trang 14-19.

7


c. Hồ Thị Việt Thua, Huỳnh Kim Loan, Huỳnh Ngọc Trang, Trần Đình Từ (2008), “Chẩn đoán
bệnh viêm não Nhật Bản trong hội chứng rối loạn sinh sản trên heo”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật
thú y, tập XV, số 1, trang 5-12.
d. Hồ Thị Việt Thub, Huỳnh Kim Loan, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Huỳnh Ngọc Trang, Trần
Đình Từ (2008), “Ứng dụng kỹ thuật Mac-ELISA để xác định tỷ lệ mới nhiễm virut viêm não
Nhật Bản trên heo tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XV, số 1, trang
13-18.
e. Hồ Thị Việt Thu, Phan Thị Ngà (2012), “Phân tích di truyền của virut viêm não Nhật Bản
chủng CTMP-7”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIX, số 3, trang 10-17.
f. Do Quang Ha, Vu Que Huong, Huynh Kim Loan, Dinh Quoc Thong, Vincent D. (1994),
“Current situation of Japanese encephalitis in the South of Vietnam, 1976-1992”, Tropical
Medicine, 36 (4), pp. 202-214.
g. Ghosh D, Basu A (2009): Japanese Encephalitis-Pathological and Clinical Perspective, PloS
Negl Trop Dis, 3; e437
h. Saxena SK (2008): Japanese encephalitis: perspectives and new developments. Future Neurol;
3:515-521.
i. Yen NT, Duffy MR, Hong NM, Hien NT, Fischer M (2010). Surveillance for Japanese
Encephalitis in Vietnam, 1998-2007. Am J Trop Med Hyg 83:816-819.

8




×