Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.88 KB, 22 trang )

Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

Đề bài số 26. Một số vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra.

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

1


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

I) ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngày càng nhiều các máy móc, thiết bị,
hóa chất…được phát minh ra nhằm phục vụ cuộc sống của con người. Tuy nhiên, trên
thực tế, có một số vật tự bản thân nó đã tiềm ẩn những mối nguy hiểm, mặc dù chủ sở
hữu, người chiếm hữu, người sử dụng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhưng
không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nó. Những vật
như vậy được gọi là nguồn nguy hiểm cao độ. Vậy những vật nào được coi là nguồn
nguy hiểm cao độ? Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được phát sinh trên cơ
sở những điều kiện gì và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra được giải quyết như thế nào? Sau đây bài làm của em sẽ giải quyết các vấn đề
trên.
Trong qua trình làm bài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô, em xin chân thành cảm ơn!
II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1) Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ


Chỉ cần nghe tên, chúng ta cũng có thể mường tượng ra đây là những thứ dễ có khả
năng gây nguy hiểm cho con người và gây thiệt hại đối với môi trường xung quanh. Cụ
thể, tại khoản 1 điều 623 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như sau: “Nguồn nguy hiểm
cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy
công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú
dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Điều luật này không
đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể các đối tượng này như sau:
+ Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: hiện nay chưa có văn bản nào chính thức đưa
ra khái niệm này tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đây là các phương tiện giao thông vận
tải cả ở đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
Theo khoản 18 điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

2


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”. Đây là những phương tiện giao
thông có gắn động cơ, khi tham gia giao thông có thể đạt vận tốc lớn, có khả năng gây
nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản người khác. Do vậy nó được quy định là
những nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ: một chiếc ôtô đang chạy đột nhiên bị đứt phanh
gây thiệt hại đến tính mạng của những người đi đường khác. Tuy nhiên, cũng có một số
phương tiện chưa từng được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ như: xe đạp
điện, xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. Nhưng khi xem xét kĩ thì ta thấy rằng

các phương tiện này cũng có tính nguy hiểm như các phương tiện giao thông đường bộ
khác. Do vậy cần quy định xe đạp điện, xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 là
nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo Luật giao thông đường thủy nội địa thì “phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền
và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên
đường thủy nội địa”. Và theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 thì: “Tàu biển là tàu
hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển”. Như vậy, các
phương tiện giao thông đường thủy cũng có tính nguy hiểm lớn, có thể rất dễ gây thiệt
hại cho tính mạng của con người. Ví dụ: một chiếc tàu du lịch bị kẹt bánh lái nên đã
đâm vào tảng băng, gây thiệt hại đến tính mạng của khách du lịch trên tàu…Do vậy
các phương tiện này cũng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
“Tàu bày là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không
khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết
bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề
mặt trái đất” (Khoản 1 điều 13 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006). Đây là
phương tiện giao thông mà nếu gặp trục trặc thì thiệt hại xảy ra là điều không thể tránh
khỏi là thiệt hại rất lớn, cả về tính mạng con người lẫn của của cải vật chất. Ví dụ một
chiếc máy bay đang bay đột nhiên động cơ gặp sự cố nên đã lao vào một tòa nhà. Do
vậy các phương tiện này cũng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Đối với phương tiện giao thông vận tải đường sắt, khoản 20 điều 3 Luật đường sắt
2005 quy định: “Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực,

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

3


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2


phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt”. Tuy nhiên, nếu các phương tiện
chuyên dùng thô sơ di chuyển trên đường sắt thì không coi là nguồn nguy hiểm cao độ.
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể để xác định phương tiện giao thông vận tải nào là
nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng phương tiện giao thông vận tải
chỉ có thể trở thành nguồn nguy hiểm cao độ khi nó đang hoạt động: có nghĩa là nó
đang di chuyển (cơ học hoặc điều khiển) hoặc không di chuyển nhưng thiết bị đã được
vận hành. Ví dụ xe nổ máy nhưng chưa di chuyển.
+ Hệ thống tải điện: được hiểu là dây truyền dẫn điện, môtơ, máy phát điện, cầu dao…
Đối với hệ thống tải điện, nó chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi có dòng điện
chạy qua.
+ Nhà máy công nghiệp như nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ…và chỉ
trong quá trình vận hành, sản xuất thì các nhà máy này mới được coi là nguồn nguy
hiểm cao độ.
+ Vũ khí bao gồm vũ khí quan dụng, vũ khí thể thao, súng săn, vũ khí thô sơ…(được
quy định tại “Quy chế quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” – ban hành kèm
theo Nghị định số 47/CP của chính phủ ngày 12/8/1996).
+ Chất cháy, chất nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn…dễ gây ra cháy nổ. Chất cháy có
đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của
các yếu tố khác ở nhiệt độ cao (ví dụ như: xăng dầu, phốt pho…). Chất nổ là chất có
khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (ví dụ thuốc nổ, thuốc súng…).
Đây là các chất rất nguy hiểm và rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe của
con người.
+ Chất độc là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của
con người, động vật cũng như môi trường xung quanh (ví dụ chất dioxin, ni-co-tin…).
+ Chất phóng xạ là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn
70 kilo Beccơren trên kilôgam. Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân
gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hóa học (urani, radi…), có khả năng
phát ra những chùm tia phóng xạ không nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với
người, động vật và môi trường sống.


Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

4


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

+ Thú dữ là những động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, to
lớn, rất dữ, có thể làm hại con người. Ví dụ: hổ, báo, sư tử, gấu…
Trên thực tế, những trường hợp như trâu điên, chó dại gây thiệt hại thì có được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ, là thú dữ hay không và có thể áp dụng quy định về bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được không? Đối với trường hợp chó dại,
trâu điên gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, mặc dù rất nguy
hiểm nhưng đây là những động vật đã được thuần hóa, không còn mang tính chất hoang
dã, không thể coi là “thú dữ”. Mặt khác, BLDS đã có riêng điều luật quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625) áp dụng đối với chủ sở hữu,
người quản lý súc vật nên không thể áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra được. Những trường hợp khác như ong bò vẽ, rắn độc tấn
công, chúng ta có thể thấy rằng đây không phải là thú dữ theo quy định của luật nhưng
cần được quy định là nguồn nguy hiểm cao độ vì những động vật này có tích chất hoang
dã cũng như gây nguy hiểm cho con người.
Điều 623 Bộ Luật Dân sự không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ
liệt kê nguồn nguy hiểm cao độ, do đó sẽ không thể đầy đủ được hết tất cả, hơn nữa có
thể trong tương lai sẽ xuất hiện các nguồn nguy hiểm cao độ mới. Do vậy điều luật có
đề cập “các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định” để dự phòng các
trường hợp xảy ra trong tương lai. Việc liệt kê này có ưu điểm là rõ ràng, thuận tiện cho
việc áp dụng tuy nhiên nó có nhược điểm là khó có thể đầy đủ, sẽ gây lúng túng khi

xuất hiện các nguồn nguy hiểm cao độ mới. Ví dụ như hiện nay có nhiều quả bóng bay
rất lớn bơm khí hiđrô được treo ở các hội chợ, các quả bóng này khi gặp tia lửa sẽ có
nguy cơ phát nổ, gây nguy hại đến cho nhiểu người. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy
định nào về quản lí việc buôn bán và sử dụng những nguồn nguy hiểm này cũng như
chưa quy định đây là nguồn nguy hiểm cao độ để các chủ sở hữu có các biện pháp sử
dụng, bảo quản an toàn.
2) Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra
1.1. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

5


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

Có thiệt hại xảy ra: Cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, trong
trường hợp này thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không có thiệt hại thì không bao giờ phát sinh trách
nhiệm bồi thường.
Một điểm cần lưu ý là sự kiện gây thiệt hại của tài sản phải có tính trái pháp luật.
Pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về “hành vi trái pháp luật” của con người mà
chưa có quy định về tính trái pháp luật khi tài sản gây thiệt hại. Theo tinh thần của Bộ
luật dân sự, mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về tính mạng, sức khỏe; quyền sở hữu của công dân được pháp luật thừa nhận và
bảo hộ. Vì vậy, về nguyên tắc, việc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác bị coi là trái pháp luật. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trường hợp

tài sản gây thiệt hại, và cần phải hiểu đây là sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật, vì thế
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được đặt ra. Tuy nhiên trên thực tế cũng có nhiều
trường hợp do đặc tính của nguồn nguy hiểm cao độ mà việc gây thiệt hại của những
phương tiện này không bị coi là trái pháp luật. Ví dụ để bảo đảm an toàn giao thông
đường sắt, những thiệt hại trên đường sắt do tàu hỏa gây ra cho các chủ thể khác không
bị coi là trái pháp luật và ngành đường sắt không có trách nhiệm bồi thường.
1.2. Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trên thực tế thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng. Tuy nhiên,
chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi
thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Thứ nhất: thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ
hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Đây là những trường hợp hoạt
động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự của con người và
tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do vậy cần áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ như: xe ô tô đang chạy với
tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp gây ra thiệt hại; cháy, chập đường
dây tải điện; cháy nổ trong nhà máy do trục trặc kỹ thuật…
Tuy nhiên trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do
“tác động của con người”, do hành vi của con người gây ra như: đặt mìn để đánh cá; lái
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

6


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn; dùng nguồn điện để gài bẫy trộm… Những trường
hợp này thiệt hại hoàn toàn do hành vi có chủ ý của con người chứ không phải do tự

thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do vậy chỉ cần áp dụng nguyên tắc chung
của trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ hai: Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng
vận hành, hoạt động như: phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham gia giao
thông trên đường hoặc tuy chưa di chuyển nhưng đã nổ máy; cháy, chập hệ thống tải
điện; nhà máy công nghiệp đang hoạt động… Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn
nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ví dụ: cột điện bị đổ trong lúc đang thi công,
chưa có điện; thú dữ chết thối rữa gây dịch bệnh hay xe máy đã tắt máy đổ vào người
em bé…
Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
trách nhiệm đối với sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ
không phải thiệt hại do hành vi của con người.
1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn
nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu,
nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của
hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra. Vì trên
thực tế có thể thiệt hại do nhiều nguyên nhân gây ra, do vậy cần xác định đâu là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại để từ đó xác định trách nhiệm bồi thường cho chính xác
nhất.
1.4. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”
Nguồn nguy hiểm cao độ do tính chất nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất
kỳ ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, những người không có liên quan
đến nguồn nguy hiểm cao độ… Có những chủ thể do mối quan hệ sở hữu, lao động mà
họ trực tiếp tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Đối với chủ sở hữu, họ phải tự chịu
mọi rủi ro đối với thiệt hại do tài sản của mình gây ra. Đối với người bị thiệt hại trong
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608


7


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động, họ sẽ được hưởng bồi
thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho
những “người xung quanh” − là những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ lao
động hoặc sở hữu liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhằm để bảo vệ quyền được
bồi thường cho những người này.
1.5. Bàn về điều kiện lỗi đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
chỉ cần thoả mãn bốn điều kiện được nêu ở phần trên. Điều kiện về lỗi không có ý nghĩa
đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bởi đây là
loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”, thậm chí kể cả khi chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ không có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luật quy định (Khoản
3, Điều 623).
Theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra
khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền
lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu
cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Điều kiện này trong
nhiều trường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy ra không phải do
lỗi của ai cả. Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên ý niệm lỗi nhiều
khi không bảo đảm được một cách hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi
thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng.

Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quan
điểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát
sinh mà không cần điều kiện lỗi. Thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan
nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với
sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của con người. Nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người
bị hại dẫn chứng lỗi thì không khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường thiệt hại
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

8


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

của nạn nhân. Vì vậy, khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi
thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó,
trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi. Khoản 3
Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi”.
Quy định này được hiểu như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm
cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của
con người trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thì không
áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung (Ví
dụ: một người say rượu lái xe gây tai nạn…). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có thể có một

phần lỗi của người quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ
nhưng hành vi của người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải
nguyên nhân có tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu
nguồn nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong
trường hợp họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận
hành nguồn nguy hiểm cao độ. Bởi lẽ yếu tố lỗi không phải là một điều kiện tiên quyết
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Dấu
hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm
cao độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt
động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con
người (như xe đang chạy trên đường bất ngờ nổ lốp trước dẫn đến đổi hưởng đột ngột
gây thiệt hại) hoặc cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên
lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứ yếu đối với thiệt hại (như lái xe thấy lốp mòn nhưng chưa
thay do chủ quan nghĩ rằng xe vẫn vận hành tốt…). Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do
lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách
nhiệm này mà áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung.
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

9


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

3) Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Về việc xác định chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra, tại khoản 2 điều 623 BLDS 2005 có quy định như sau: “Chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở
hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường,

trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Đồng thời cũng tại khoản 4 điều này có quy định
thêm: “Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi
thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”. Kết hợp với sự
hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006, chúng ta có thể hiểu
trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được
áp dụng với các chủ thể sau:
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ.
Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
- Chủ sở hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản theo ý chí của mình. Việc thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu không
được gây tổn hại tới lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì
vậy, nếu nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác trong trường hợp chủ sở
hữu đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
- Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm
cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo ý chí của chủ sở hữu.
Khi cho thuê, cho mượn hay chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao
động, mặc dù chủ sở hữu không trực tiếp khai thác công dụng của tài sản nhưng đó
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

10



Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

cũng là một hình thức chủ sở hữu thực hiện quyền sử dụng tài sản, cụ thể là khai thác
lợi ích kinh tế từ tài sản. Bộ luật dân sự 2005 quy định “nếu chủ sở hữu đã giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác”. Tuy nhiên, nếu cho rằng khi chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn
nguy hiểm cao độ cho người khác là chủ sở hữu hoàn toàn hết trách nhiệm, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại thuộc về người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
là không hợp lý.
Trên thực tế, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể chuyển giao quyền chiếm
hữu, sử dụng tài sản thông qua hai hình thức sau:
+ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa
vụ lao động.
Trong trường hợp này, người được chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ là những
người làm công, ăn lương, được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ để
thực hiện nhiệm vụ mà người chủ lao động giao cho. Giữa chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ và người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan
hệ lao động, được xác lập qua tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao động. Mặc dù
người lao động là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
nhưng hoàn toàn dưới sự quản lý, điều hành của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ và vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải coi đây giống như trường hợp chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, theo đó, chủ sở hữu
phải chịu trách nhiệm khi tài sản của mình gây thiệt hại cho người khác. Ví dụ như:
A là quản lí một đội chuyên cắt cỏ thuê, A mua rất nhiều máy cắt cỏ, sau đó thuê thêm
nhiều người khác và phát các máy cắt cỏ này cho các thành viên trong đội. Trong quá
trình cắt cỏ đã có một máy bất ngờ bị văng đĩa, gây thiệt hại cho người xung quanh.
Như vậy, ta thấy rằng trong trường hợp này tuy A đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng
máy cắt cỏ cho các thành viên khác trong đội, tuy nhiên họ làm việc dưới sự quản lí của

A, vì lợi ích của A. Như vậy trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải
đặt ra đối với A chứ không phải với người làm công kia.
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác chiếm hữu,
sử dụng theo một giao dịch dân sự.
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

11


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
cho chủ thể khác thông qua hợp đồng: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… tài sản hoặc ủy
quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Đây là những hợp đồng dân sự được
xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, vì vậy sự cam kết thỏa thuận được coi như
pháp luật đối với các bên. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên không có thỏa
thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật.
Bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những
người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ có các quyền và nghĩa
vụ pháp lý nhất định, trong đó có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ,
không để tài sản mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp nguồn nguy
hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ, họ bị coi là
có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, Bộ luật
dân sự 2005 phân định thành 2 trường hợp.
+ Nếu chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn
không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật

thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy
hiểm cao độ sẽ được giải trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã
tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ trong việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao
độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
- Ngoài những trường hợp pháp luật quy định, trên thực tế có trường hợp chủ sở hữu bắt
buộc phải chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác theo quy định của pháp
luật, ví dụ: người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trưng dụng tài sản của các cá
nhân, tổ chức khi cần thiết để bảo vệ lợi ích chung; hoặc tạm thu giữ tài sản theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Trong những trường hợp này, chủ sở hữu,
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

12


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ bắt buộc chuyển giao quyền chiếm
hữu, sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy
pháp luật nên quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được chuyển giao cho cơ
quan nhà nước đó.
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây thiệt hại thì ai có trách nhiệm
bồi thường: ví dụ thú dữ trong rừng tấn công gây thiệt hại cho người đi rừng? Theo quy
định hiện nay, những tài sản như vậy là một loại tài nguyên thiên nhiên và là tài sản
thuộc sở hữu nhà nước, thuộc sự quản lý của bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, trên

thực tế, chưa có văn bản nào quy định cơ quan quản lý Nhà nước phải bồi thường và vì
vậy, không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường trong những trường hợp này. Đây cũng
là một điểm chưa hợp lí cần được sớm sửa đổi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người bị thiệt hại một cách kịp thời, khắc phục nhanh hậu quả bị thiệt hại.
4) Một số vụ việc cụ thể có liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ.
* Vụ việc thứ nhất:
Trưa ngày 31 tháng 12 năm 2008, một sợi dây điện cáp của đường dây hạ thế 0,4 KV
thuộc công trình lưới điện tại thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, Phú Yên bất
ngờ bị đứt, rơi xuống vắt ngang sân nhà ông Nguyễn Thanh Sang. Không may, đứa
cháu nội gần ba tuổi của ông bị vướng vào dây và bị điện giật ngã nhào. Trong cơn
hoảng loạn, vợ ông Sang chạy ra kéo tay đứa cháu và sau đó cả hai đều chết.
Ông Nguyễn Thanh Sang cho rằng đơn vị quản lý kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà
phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trên, đã nộp đơn yêu cầu chính quyền địa phương xử
lý.
Tháng 7 năm 2009, trả lời đơn khiếu nại của ông Sang, thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn
- Trưởng công an huyện Sơn Hòa cho biết không thể xử lý ai cả. Bởi tai nạn xảy ra là
do sự chủ quan, thiếu hiểu biết của gia đình nạn nhân. Thấy dây cáp điện bị đứt, rơi
trước sân nhà nhưng gia đình không cảnh giác đề phòng, không báo trước cho người có
trách nhiệm và có biện pháp an toàn cho người ở gần khu vực trên biết để đề phòng tai
nạn. Khi cháu bé bị vướng dây cáp điện, bà nội không đủ tỉnh táo để tìm vật liệu cách
điện cứu cháu mà trực tiếp nắm tay nên cũng bị điện giật chết. Cũng theo thượng tá
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

13


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2


Tuấn, mặc dù có hậu quả xảy ra chết người nhưng đây là tai nạn ngoài ý muốn, không
có lỗi trực tiếp của người nào, kể cả nhân viên quản lý, vận hành lưới điện.
Căn cứ vào công văn này, UBND xã cũng đã có biên bản từ chối thanh toán
chi phí mai táng cho hai nạn nhân. Hiện ông Sang tiếp tục kiện hợp tác xã Quản lí kinh
doanh điện nông thôn Sơn Hà ra Tòa để đòi bồi thường thiệt hại.
- Ý kiến cá nhân của em về vụ việc này như sau: Đầu tiên em không đồng tình đối với
những kiến giải trên của người đại diện cơ quan pháp luật địa phương ở đây cụ thể là
thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng công an huyện Sơn Hòa.
+ Thứ nhất: Thượng tá Tuấn cho rằng: “Tai nạn xảy ra là do sự chủ quan, thiếu hiểu
biết của gia đình nạn nhân” là không chính xác. Bởi trước hết, có thể nhận thấy trong
trường hợp này, mặc dù tai nạn xảy đến có một phần nguyên nhân là do sự thiếu hiểu
biết của người nhà ông Sang nhưng nguyên nhân trực tiếp của tai nạn này vẫn là do
dây điện bị đứt, rơi xuống sân nhà ông Sang. Hơn nữa, người bị thiệt mạng trong tai
nạn này là một người già và mội cháu bé ba tuổi. Nếu như trong tình huống này không
có sự tham gia của bà vợ ông Sang thì cháu bé vẫn bị thiệt mạng. Như vậy trách nhiệm
sẽ quy về ai khi không thể đưa ra nguyên nhân của cái chết là do sự thiếu hiểu biết?
Một cháu bé mới ba tuổi thì hiểu biết gì về vấn đề an toàn điện thế?
+ Thứ hai: Thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn cũng cho rằng: “Mặc dù có hậu quả xảy ra
chết người nhưng đây là tai nạn ngoài ý muốn, không có lỗi trực tiếp của người nào cả
kể cả nhân viên trực tiếp vận hành lưới điện nên không thể bồi thường” là không hợp
lý. Theo quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS về vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra có ghi rõ như sau: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có
lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
b. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy có thể thấy, theo quy định này của pháp luật thì mặc dù Hợp tác xã Quản lí
kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà không có lỗi thì vẫn phải bồi thường thiệt hại, vì họ

là đơn vị được giao quản lí đường dây điện này. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

14


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

như: người trèo lên cột điện bắt tổ chim bị điện giật chết…(Thiệt hại xảy ra hoàn toàn
do lỗi cố ý của người bị thiệt hại) hoặc sét đánh làm dây điện bị đứt rơi xuống đường
gây thiệt hại cho người đi đường…(Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng)
thì họ mới không phải bồi thường thiệt hại mà thôi.
Trong vụ việc trên, tuy Hợp tác xã Quản lí kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà không
có lỗi trực tiếp trong việc gây ra vụ tai nạn nói trên nhưng họ vẫn có lỗi gián tiếp. Bởi
trong trường hợp này, dây điện không thể tự nhiên bị đứt. Nguyên nhân dẫn đến sự cố
này có thể do lâu ngày không được bảo quản hoặc do sự lơ là , không làm đúng phận sự
của nhân viên trực tiếp quản lý và vận hành lưới điện nói riêng cũng như của Hợp tác
xã Quản lí kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà nói chung. Chính vì vậy mới khiến cho
dây điện bị đứt và gây ra một vụ tai nạn thương tâm. Tóm lại, trong vụ việc này, những
giải thích và xử lý của cơ quan pháp luật địa phương chưa thỏa đáng, em xin đưa ra
cách thức giải quyết cho vụ việc trên như sau:
+ Thứ nhất: về cái chết của cháu nội ông Sang do nguyên nhân trực tiếp là do vướng
vào dây điện và bị giật chết. Nguồn điện là một nguồn nguy hiểm cao độ, do vậy cơ
quan có trách nhiệm quản lí nguồn nguy hiểm cao độ này phải bồi thường. Việc cá nhân
có thẩm quyền cho rằng cháu bé chết là do sự thiếu hiểu biết của gia đình là không
chính xác. Bởi nếu lúc đó không có ai cứu thì cháu bé vẫn bị điện giật chết, do vậy cơ
quan có trách nhiệm quản lí nguồn điện - ở đây cụ thể là Hợp tác xã Quản lí kinh doanh
điện nông thôn Sơn Hà phải có trách nhiệm bồi thường. Thiệt hại trong trường hợp này

là thiệt hại về tính mạng do vậy cần áp dụng quy định tại điều 610 BLDS về xác định
thiệt hại.
+ Thứ hai: Về cái chết của vợ ông Sang tuy nguyên nhân gây ra cái chết là do điện giật
nhưng khi bà cứu cháu, do quá hoảng loạn nên đã không chọn được phương án tốt nhất
để có thể vừa cứu được cháu, vừa không nguy hiểm đến mình. Khi lao vào cầm tay
cháu, bà nhận thức được rằng điện sẽ giật cả mình, nhưng bà vẫn chọn cách đó dẫn đến
hậu quả là cả hai bà cháu đều chết. Sự tự lựa chọn cách này - một sự lựa chọn không
hợp lí một phần do sự thiếu hiểu biết. Do vậy trong trường hợp này, Hợp tác xã Quản lí
kinh doanh điện nông thôn Sơn Hà không có trách nhiệm về cái chết của vợ ông Sang.
Tuy nhiên xét về mặt truyền thống đạo đức thì người gây thiệt hại ở đây (Hợp tác xã
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

15


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

quản lý doanh nghiệp điện nông thôn Sơn Hà) cũng có thể hỗ trợ gia đình ông Sang một
phần nào đó trong việc ma chay cho vợ ông Sang.
* Vụ việc thứ hai:
Ngày 13/3/2011, anh Trần Văn Tư và anh Hà Văn Thuật (cùng 37 tuổi, ở thôn 2b, xã
Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk) từ rẫy đi bộ về nhà. Khi đến khu vực giáp
ranh giữa huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) và xã Ia Mơr (Gia Lai) thì một con voi to lớn, có
ngà bất ngờ xuất hiện cách 2 anh chỉ chừng vài mét. Vừa thấy bóng người, con voi dữ
gầm lên rồi xông vào tấn công. Anh Thuật chạy vào rẫy trốn được, còn anh Tư chạy
theo đường mòn nên bị con voi đuổi theo giẫm chết.
Hiện nay hàng trăm hộ dân ở xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo) đang hết sức hoang mang
sau vụ voi rừng giẫm chết người, trong khi hằng ngày họ vẫn phải ra vào vùng voi dữ

để sản xuất, thu hoạch. Theo ông Lê Trọng Trinh, Chủ tịch UBND xã Ea H’leo cho
biết: “Tình trạng voi rừng phá hoại hoa màu, lán trại của người dân đã kéo dài nhiều
năm nay”. Trước tình hình trên, chính quyền và kiểm lâm địa phương chỉ trợ giúp
người dân bằng động thái cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn chung chung cách phòng
tránh voi dữ…
Qua vụ việc trên, ta thấy rằng voi là một loài thú dữ, được xác định là một nguồn
nguy hiểm cao độ. Đồng thời đây cũng là một loài động vật hoang dã, quý hiếm, là tài
sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, được nhà nước giao cho các Cơ quan quản lý
động vật hoang dã thuộc về cơ quan kiểm lâm, Chi cục kiểm lâm tại các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW trực tiếp quản lý. Như vậy, đây là một tài sản thuộc quyền sở hữu của
Nhà nước, tuy nhiên khi tài sản của Nhà nước gây thiệt hại thì lại không hề đặt ra trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây. Tại khoản 2 điều 623 có quy định rất rõ: “Chủ sở
hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại cả khi không có lỗi…”. Như vậy ở đây nảy sinh một điều rất bất cập,
dường như Nhà nước là người đặt ra pháp luật nhưng lại là chủ thể đứng ngoài cuộc,
không chấp hành pháp luật do chính mình lập ra. Thực tế, trong các trường hợp tài sản
của Nhà nước gây hại như trên, Nhà nước có thể “hỗ trợ một phần” thiệt hại cho người
bị thiệt hại mà không hề đặt ra trách nhiệm bồi thường. Vì theo quy định, bồi thường

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

16


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

thiệt hại là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây
ra chứ không phải là “một phần”.

Hiện tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ban hành ngày 18 tháng 6 năm
2009 mới chỉ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức
bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố
tụng, thi hành án. Thiết nghĩ, Nhà nước cần sớm có các quy định cụ thể về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước trong trường hợp tài sản của Nhà nước gây thiệt hại. Như vậy
mới tạo sự công bằng giữa các chủ thể thực hiện pháp luật, đồng thời cũng là để bồi
thường thiệt hại cho những chủ thể bị thiệt hại – khi mà thiệt hại hoàn toàn không phải
lỗi do họ.
5) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật dân sự về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Mặc dù Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành bộ luật này (như Nghị
quyết 03/2006/NQ-HĐTP) đều dành ra những quy định riêng về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định
bất cập, gây ra những tranh cãi, quan điểm khác nhau trên thực tế áp dụng. Sau khi
tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia pháp lý cùng với ý kiến của em, em xin đưa ra
một số điểm bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Thứ nhất: Về khái niệm thế nào là nguồn nguy hiểm cao độ. Như đã phân tích trong
phần trên, khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ được quy định trong Khoản 1 Điều 623
theo hướng liệt kê, vì vậy không đầy đủ, thậm chí không thống nhất với các quy định
trong các văn bản pháp luật khác. Vì vậy, không nên định nghĩa nguồn nguy hiểm cao
độ theo hướng liệt kê mà chỉ cần xác định tiêu chí chung để được coi là nguồn nguy
hiểm cao độ. Ví dụ có thể định nghĩa như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật
chất nhất định mà trong quá trình sử dụng, hoạt động, vận hành… luôn tiềm ẩn nguy
cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối.
- Thứ hai: Vấn đề giải thích luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường do tài sản gây
thiệt hại. Hiện tại Điều 623 BLDS năm 2005 được được hướng dân áp dụng tại
NQ03/2006/NQ – HĐTP ngày 8/7/2006, Trong đó có qui định” Chủ sở hữư; người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608


17


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật ( không tuân thủ hoặc tuân thủ không
đầy đủ các qui định về bảo quản, trông dữ, vân chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ theo qui định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Như vậy sụ hướng
dẫn ( giải thích) cũng chỉ dùng lại ở múc độ rất chung . Thế nào là không tuân thủ, tuân
thủ không đầy đủ các qui định về bảo quản, trông dữ…Trong khi đó tại Thông tư số 03TANDTC ngày 05/04/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề bồi thường thiệt hại
trong tai nạn ô tô hướng dẫ khá cụ thể: không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các
qui định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo qui định của
pháp luật được thể hiện: không khoá xe, không tắt máy trước khi rời xe, khoá xe mà vẫn
để chìa khoá ở trên xe hoặc không có biện pháp bảo vệ cần thiết. Có thể nói đây là sự
giải thích khá cụ thể mặc dù chưa đầy đủ. Để pháp luật phá huy được vai trò điều chỉnh
và thực sự đi vào cuộc sống thì qui định chung của pháp luật cần phải được cụ thể hoá
bằng các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành
- Thứ ba: Về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra. Hiện nay chưa có quy định nào phân định cụ thể: khi nào áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng không
thống nhất trên thực tế. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường hợp cứ thấy thiệt hại có liên
quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là Tòa án cũng như một số chuyên gia pháp lý áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bất kể nguyên
nhân gây thiệt hại là do con người hay do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ví dụ
như vụ xe ôtô bị lũ cuốn trôi ở địa bản tình Hà Tĩnh vào tháng 10/2010 gây ra cái chết
thương tâm cho 20 hành khách, khi được hỏi ý kiến, luật sư Nguyễn Minh Thuận –

Công ty Luật hợp danh Sài Gòn Việt Nam cho rằng đây là trường hợp tai nạn do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra – tức là chiếc xe ôtô kia. Tuy nhiên, vụ tai nạn trên không phải
do tự thân chiếc xe gây ra thiệt hại, mà đó là do nước lũ cộng với sự vi phạm của lái xe
khi cố tình cho xe vượt trạm kiểm soát cấm xe qua đoạn quốc lộ đang bị ngập. Từ thực
tiễn trên cần có quy định rõ ràng về việc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

18


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

nguy hiểm cao độ gây ra chỉ phát sinh khi thiệt hại là do sự tác động tự thân của nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
- Thứ tư: Cần phân định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp chủ sở hữu đã chuyển giao nguồn nguy hiểm
cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng, cụ thể là trường hợp chuyển giao theo quan
hệ lao động và chuyển giao theo quan hệ dân sự. Cụ thể:
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác theo nghĩa vụ
lao động: Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong quá trình người lao
động quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nhiệm vụ được giao thì trách
nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu người được giao
quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động nhưng lại sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ vào mục đích khác không theo nhiệm vụ mà gây thiệt hại thì
họ phải tự chịu trách nhiệm.
+ Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho người khác chiếm hữu,
sử dụng theo một giao dịch dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên khi giao kết hợp
đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng
nguyên tắc chung của pháp luật, bên mượn, thuê, nhận cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy
quyền quản lý tài sản là những người chiếm hữu, sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật, vì
vậy họ có nghĩa vụ trông coi, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, không để tài sản mình
quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
khi đang thuộc quyền chiếm hữu, quản lý của họ thì họ phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
- Thứ năm: Pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
đối với những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây ra cho các chủ
thể khác. Thiết nghĩ, về nguyên tắc ai được xác định là chủ sở hữu và đang khai thác, sử
dụng để hưởng lợi từ tài sản đó phải trực tiếp chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên
hiện nay có khá nhiều trường hợp tài sản của Nhà nước gây thiệt hại nhưng Nhà nuwocs
lại không có trách nhiệm bồi thường, ví dụ như vụ việc voi tấn công người như trong vụ
việc đã nêu ở trên. Đây là "điểm trống" cần phải được " khoả lấp" kịp thời. Một mặt
Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

19


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

nâng cao tinh thần trách nhiệm của "người" quản lý, mặt khác, bảo đảm quyền lợi chính
đáng của người bị thiệt hại một cách kịp thời, khắc phục nhanh hậu quả bị thiệt hại.
- Thứ sáu: Pháp luật cần bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

đối với những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp nguồn nguy hiểm
cao độ đó bị trưng dụng theo mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ

như: xe vận tải bị huy động phục vụ những yêu cầu đột xuất của Nhà nước như: chống
bão lụt, dịch bệnh, tập trung vận tải những hàng hoá hoặc vận tải cho quốc phòng…
Trường hợp này cũng cần xác định nguồn nguy hiểm cao độ đã được chuyển giao vì lúc
này mục đích sử dụng xe là để phục vụ cho lợi ích chung cho xã hội, cho cộng đồng
chứ không phải cho bản thân chủ sở hữu xe, mặt khác trong trường hợp này là họ bắt
buộc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền
- Thứ bảy: liên quan đến việc chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ, hiện nay, pháp
luật dân sự mới chỉ dự liệu những nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao thông qua
các giao dịch dân sự như thuê, mượn, cầm cố, thế chấp mà chưa dự liệu trường hợp khi
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao kết hợp đồng mua bán nhưng người mua chưa
hoàn tất thủ tục sang tên nhưng đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, gây thiệt hại cho
những người xung quanh thì trách nhiệm lúc này thuộc về người bán hay người mua.
Trong trường hợp này phải xem xét đến lỗi của người bán hay người mua trong
việc thực hiện thủ tục pháp lý chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua hay là lỗi của cả
hai bên. Pháp luật dân sự nên quy định cụ thể về vấn đề này để xác định ai là người phải
chịu trách nhiệm BTTH trong từng trường hợp cụ thể.
III) KẾT LUẬN

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

20


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1)

“Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB

CAND năm 2006.
2)

“Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập hai” , TS.Lê Đình Nghị, NXB Giáo Dục,

2009.
3)

Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.

4)

Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP ban hành ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS2005 về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
5)

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” TS. Vũ Thị

Hải Yến − Giảng viên Khoa Luật Dân sự − Trường Đại học Luật Hà Nội.
6)

“Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. TS.

Lê Đình Nghị − Giảng viên Khoa Luật Dân sự − Trường Đại học Luật Hà Nội.

7)

“Tổng quan về trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại − Vấn đề lí luận và

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

21


Bài tập lớn học kì

Môn Luật Dân sự Việt Nam modul 2

thực tiễn”. TS. Trần Thị Huệ − Giảng viên Khoa Luật Dân sự − Trường Đại học Luật
Hà Nội.
8)

“Những bất cập trong quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường do tài

sản gây thiệt hại và hướng hoàn thiện” TS. Trần Thị Huệ − Giảng viên Khoa Luật Dân
sự − Trường Đại học Luật Hà Nội.
9)

Một số trang web khác.

Sinh viên: Vũ Ngọc Bằng. MSSV: 342608

22




×