Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ xử LÝ CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT TẠI HUYỆN THANH HÀ TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.01 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI HUYỆN THANH HÀTỈNH HẢI DƯƠNG

Địa điểm thực tập

: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà

Người hướng dẫn

: Trần Văn Tâm
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà

Sinh viên thực hiện : Trịnh văn Hoàng
Lớp

: DH2QM1-Trường ĐH Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội


Thanh Hà ,tháng 4 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH


HOẠT TẠI HUYỆN THANH HÀTỈNH HẢI DƯƠNG

Địa điểm thực tập

: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà

Người hướng dẫn

: Trần Văn Tâm
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


Thanh Hà ,tháng 4 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức
cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan
trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên nói chung và sinh
viên trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường - Hà Nội hệ đại học nói riêng, đây là
khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức, lý thuyết đã được
học một cách có hệ thống, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn, xây dựng cách làm việc của một cán bộ môi trường chuyên nghiệp.

Trước thực tế đặt ra đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, trưởng
khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi có nguyện vọng về thực tập tại Phòng Tài nguyên
& Môi trường huyện Thanh Hà.Tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Ngọc Khắc
đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trưòng huyện Lục Ngạn đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi xin gửi lởi cảm ơn tới Ông
Trần Văn Tâm đã tạo điều kiện, không quản ngại khó khăn hướng dẫn tôi tìm hiểu
quy trình thực tế, chỉ bảo cho tôi hoàn thiện bài báo cáo.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế nhiều hạn chế,
bước đầu làm quen với thực tế công việc vì vậy bài thực tập của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô giáo để bài thực tập của
tôi hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới mọi người !



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

7

1.Lý do chọn chuyên đề thực tập

8

2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

8


3.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

10

1.1 Cơ sở thực tập

10

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài nguyên và môi trường

10

1.2.1 Vị trí, chức năng

10

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

10

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện
Thanh Hà và phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận

12

1.3.1 Về biên chế


12

1.3.2 Cơ cấu tổ chức

13

1.3.3. Nguyên tắc làm việc

13

1.4. Một số dự án môi trường đã và đang thực hiện
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

19

2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Hà

19

2.1.1.Vị trí địa lý

19

2.1.2.Địa hình, địa mạo

19

2.1.3.Khí hậu, thời tiết


20

2.1.4.Tài nguyên đất

20

2.1.5.Tài nguyên nước

20

2.1.6.Thực trạng môi trường.

20

2.2.Điều kiện kinh tế- xã hội

21

2.2.1Thực trạng phát triển kinh tê

21


2.2.2.Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

22

2.2.3.Thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn

22


2.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

23

2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội huyện Thanh Hà

24

2.3.Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Hà

25

2.3.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

25

2.3.2.Khối lượng,thành phần phát sinh

26

2.3.3.Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

29

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý CTR tại huyện Thanh Hà

33

2.4.1.Đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý


33

2.4.2.Những khó khắn, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý CTR

34

2.5. Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt phù hợp trên địa bàn
huyện Thanh Hà

35

2.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

35

2.5.2. Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải

36

2.5.3. Giải pháp đầu tư

37

2.5.4. Giải pháp về công nghệ

37

2.5.5. Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về chất thải rắn


38

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

40

1. Kết luận

40

2. Kiến nghị

41
Error:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Reference
source not
found



MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn chuyên đề thực tập
Trong những năm gần đây công tác bảo vệ môi trường đâng được Đảng và Nhà
Nưóc quan tâm.Nhưng ngày nay với sự phát triển của đô thị,quá trình công nghiệp
hoá,hiện đại hoá,sự lạm dụng trong quá trình sử dụng phân bó hoá học ,thuốc trừ
sâu trong sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm nguồn nưóc,đất,không khí...Và hiện nay
việc xây dựng khu công nghiệp, các nhà máy,xưởng sản xuất đang nằm xen kẽ trong

các khu dân cư làm ảnh hưỏng tới sức khoẻ con ngưòi và sinh vật.Chính vì vậy khi xã
hội càng phát triển ,quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh nên việc quản lý và bảo vệ môi
truờng của nhà nước rất khó khăn.
Khi xã hội phát triển thì vấn đề môi trưòng nảy sinh rất nhiều.Hiện nay trên địa
bàn huyện Thanh Hà đã và đang trong tình trạng môi trưòng bị ô nhiễm do sự phát
triển kinh tế không đồng bộ.Sự gia tăng dân số gây sức ép lên môi trường và tài
nguyên,ý thức và sự hiểu biết của con người về bảo vệ môi trường còn thấp.
Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn đã trở thành mối quan tâm chung của công
tác quản lý và cộng đồng dân cư. Vì vậy, quản lý và xử lý chất thải rắn là một vấn đề
cần thiết cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống cho con người. Để
hiểu thêm về công tác quản lý môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn
nói riêng em xin chọn đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Thanh Hà- tỉnh Hải Dương”, từ đó khắc phục những tồn tại,
hạn chế và phát huy những ưu điểm để công tác quản lý môi trường được tốt và đạt
hiệu quả hơn.
2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng thực hiện: công tác quản lý và các giải pháp quản lý, xử lý CTR
sinh hoạt phù hợp tại huyện Thanh Hà
- Phạm vi thực hiện:
+Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Thanh Hà, Phòng Tài Nguyên Môi
Trường huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương.
+Đề tài được thực hiện từ ngày 18 tháng 01 năm 2016 đến ngày 08 tháng 4 năm
2016
- Phương pháp thực hiện
8


+ Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Hà.
+Phương pháp thống kê, điều tra thực địa: Các số liệu thống kê, điều tra thực địa

là cơ sở để xây dựng các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường địa bàn
+ Phương pháp điều tra thực địa trực tiếp: điều tra tại các bãi rác tập trung, các cơ
sở sản xuất, các nhà máy công nghiệp, bệnh viện y tế trên địa bàn huyện Thanh Hà.
+ Phương pháp thu thập tài liệu , số liệu liên quan: Thu thập, phân tích các thông
tin hiện trạng môi trường, thu thập các số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội
tác động đến môi trường và công tác quản lý, bảo vệ môi trường
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Sử dụng các phần mềm word, exel
để tổng hợp, phân tích các số liệu. Phương pháp này nhằm đánh giá thông tin, số liệu
thu thập được một cách chuẩn mực và hiệu quả.
+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các cán bộ quản lý phòng tài nguyên
và môi trường huyện Thanh Hà, các thầy cô hướng dẫn, giảng viên có chuyên môn.
+ Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: tiến hành theo dõi việc tập
kết rác thải tại điểm tập kết rác thải của các xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong 1
ngày, giờ quy định để thu gom rác
3.Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
- Mục tiêu: Đề tài được xây dựng với mục tiêu là đưa ra được cái nhìn tổng quan
về hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn và ảnh hưởng của nó đến môi trường
sống. Đồng thời đề xuất được các giải pháp nhằm hạn chế sự phát sinh của chất thải
rắn. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, xử lý lượng
chất thải rắn phát sinh.
- Nội dung:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn huyện Thanh Hà
+ Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn huyện
+ Ảnh hưởng của CTR sinh hoạt đến môi rường và con người
+ Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
+ Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp

9



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1 Cơ sở thực tập
Tên cơ quan : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Hà
Địa chỉ : Thị trấn Thanh Hà- huyện Thanh Hà- tỉnh Hải Dương
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài nguyên và môi trường.
1.2.1 Vị trí, chức năng:
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân huyện; có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước
về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban
nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn :
Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện
các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và
môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện ban hành.
Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất xã, thị trấn.
Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân huyện.
Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện theo phân
cấp của Ủy ban nhân dân huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm
10



kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã,
thị trấn; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin
đất đai huyện.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong
việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản (nếu
có).
Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định
kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp,
khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi
trường trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn quy định về hoạt động
và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực
hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân
huyện.
Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính
phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên,
môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường theo quy định
của pháp luật.
Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác
được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và sở Tài nguyên và Môi trường.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên
và môi trường xã, thị trấn.


11


Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định
của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công
của Uỷ ban nhân dân huyện.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại
địa phương theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Thanh Hà
và phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận.
1.3.1 Về biên chế

Trưởng phòng Tài
Nguyên và Môi Trường
Đ/C Phạm Đức Ban

Phó trưởng phòng Tài Nguyên và Môi Trường Đ/C Trần Văn Tâm
Phó trưởng phòng Tài Nguyên và Môi
Trường Đ/C Đồng Văn Thành
Các chuyên viên và cán bộ

- Biên chế phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Thanh Hà gồm: 1 Trưởng
phòng,2 Phó trưởng phòng và các chuyên viên.
- Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ

tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiên chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
12


- Phó trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy
nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
1.3.2 Cơ cấu tổ chức
1.

Cơ cấu tổ chức của phòng Tài nguyên - Môi trường gồm hai bộ phận chính ( phòng
địa chính và văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất ) đặt dưới sự hướng dẫn chỉ đạo
trực tiếp và toàn diện của Trưởng phòng và các Phó phòng cùng các bộ phận :

1.

Bộ phận quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, thẩm tra hồ sơ đất đai và cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.

2.

Bộ phận giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai.
- Bộ phận quản lý môi trường (gồm cán bộ môi trường cấp huyện và cán bộ môi
trường tăng cường cho các xã, thị trấn)
- Bộ phận quản lý tài nguyên nước và khí tượng thủy văn.
- Bộ phận định giá đất.
-Bộ phận kế toán, thủ quỹ, văn thư, lưu trữ
1.3.3. Nguyên tắc làm việc

- Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Thanh Hà làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, cá nhân phụ trách, bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề
quan trọng, phức tạp để đảm bảo phát huy quyền hạn, trách nhiệm trí tuệ của tập thể
cán bộ, công chức, viên chức của phòng.
- Mọi cán bộ công chức, viên chức của phòng phải nghiên cứu và chấp hành theo
luật cán bộ, công chức năm 2009 , thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công chỉ đạo
chung, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ cơ quan.
- Nguyên tắc làm việc đã thể hiện cơ bản sự phân công công việc và mối quan hệ
giữa các cán bộ, công chức của phòng. Nguyên tắc này được thực hiện trên thực tế là
hoạt động của phòng Tìa nguyên – Môi trường như:
+ Hàng tuần vào sáng thứ 2, lãnh đạo phòng hội ý công việc , cán bộ phụ trách
khu có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác và tình hình giải quyết công việc ở cơ
sở, những vụ việc phát sinh tại địa bàn phụ trách và đề xuất những giải pháp thực hiện
+ Mỗi tháng vào ngày 15, phòng đều tổ chức họp với cán bộ địa chính – xây
dựng để giao ban công việc và triển khai, chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn.
13


- Trưởng phòng thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với chi bộ , công
đoàn,đoàn thanh niên và điều tiết các mối quan hệ về công việc giao cho công chức,
viên chức trong phòng nhằm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ chung.
- Việc đảm bảo nguyên tắc làm việc sẽ giúp cho các hoạt động của phòng Tài
nguyên - Môi trường được diễn ra liên tục và hiệu quả. Qua đó thực hiện tốt chức năng
tham mưu đề xuất ý kiến cho lãnh đạo UBND huyện giải quyết những vấn đề thuộc
thẩm quyền của UBND cấp huyện.
- Để tổ chức hoạt động hiệu quả, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, ý thức
trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức ngày 28 tháng 12 năm 2009,
Trưởng phòng tài nguyên đã ra quyết định số 62 ban hành kèm theo quy chế làm việc
của phòng Tài nguyên – Môi trường nhiệm kỳ 2009-2014. Với những quy định cụ thể
về trách nhiệm chung và phạm vi giải quyết công việc đã tạo điều kiện cho cán bộ,

công chức, viên chức trong phòng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
* Đánh giá, nhận xét:
- Qua quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên - Môi trường với thời gian gần 2
tháng , em đã có dịp được quan sát các chuyên viên của phòng làm việc, được bước
đầu làm quen với công việc tại các bộ phận chuyên môn thuộc phòng Tài nguyên Môi trường. Với những kiến thức đã học kết hợp với những kiến thức thực tế, em xin
đưa ra những nhận xét của mình về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cán bộ công chức, viên chức phòng Tài nguyên – Môi trường như sau:
- Về sự phân công công việc: Cùng với Quyết định của UBND huyện Thanh Hà
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài nguyên – Môi trường,
Quy chế làm việc được ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2009 đã cụ thể hóa trách
nhiệm và phạm vi công việc cần giải quyết cho từng cán bộ, công chức, viên chức của
phòng. Sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa Trưởng phòng, Phó phòng và các chuyên
viên một mặt đã tránh được sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến hạn chế
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà thực tế nhiều cơ quan đang gặp phải. Mặt
khác, sự phân công rõ ràng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, công việc với trách nhiệm. Trong
tất cả các bộ phận chuyên môn của phòng đều được treo bảng Quy chế nhằm lấy đó
như một động lực cho các cán bộ làm việc tích cực có hiệu quả.
- Thực tế quá trình làm việc, cán bộ trong phòng đều chấp hành nghiêm chỉnh
Quy chế làm việc và những quy định của pháp luật hiện hành. Phòng Tài nguyên - Môi
trường đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, vai trò của thủ trưởng luôn được
14


đề cao và coi trọng, đồng thời những ý kiến đóng góp của chuyên viên đều được đưa
ra họp bàn công khai, dân chủ. Từ những quy định cụ thể rõ ràng phòng Tài nguyên Môi trường trong những năm qua đã luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao , các
cán bộ, công chức, viên chức đều xác định rõ động lực làm việc vì lợi ích chung của
phòng và lợi ích của người dân.
- Về môi trường làm việc, bầu không khí tâm lý, mối quan hệ đồng nghiệp, mối
quan hệ giữa Thủ trưởng và nhân viên...

- Do đặc thù phải quản lý một khối lượng công việc khá lớn liên quan đến tài
nguyên và môi trường nên phòng Tài nguyên – Môi trường được chia thành các bộ
phận trực thuộc. Tại từng bộ phận của mình các chuyên viên vừa thực hiện nhiệm vụ
vừa chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các chuyên viên khác để công việc diễn ra thuận
lợi. Lợi ích của tập thể và lợi ích của nhân dân là động lực phấn đấu của mỗi cán bộ,
công chức, viên chức
- Không khí làm việc trong phòng vừa nghiêm túc vừa vui vẻ, thoải mái đã
không tạo áp lực cho các nhân viên mới, tạo được sự đoàn kết thống nhất trong toàn
phòng.
- Các đồng chí Trưởng phòng và Phó phòng thường xuyên xuống các bộ phận
chuyên môn để trao đổi về công việc và nhắc nhở những vấn đề cần thiết cho từng
chuyên viên. Sự quan tâm chỉ đạo sát sao đó giúp Thủ trưởng nắm bắt được việc thực
hiện nhiệm vụ chung của phòng, tâm tư, nguyện vọng của các chuyên viên và kịp thời
có những biện pháp đôn đốc, nhắc nhở thể hiện được vai trò của người lãnh đạo trong
cơ quan quản lý nhà nước.
- Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động của phòng Tài nguyên –
Môi trường cũng tồn tại những hạn chế nhất định:
+ Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn trong khi đó công việc cần giải quyết lại
gồm nhiều hồ sơ, giấy tờ nên không có nơi bố trí lưu trữ, bảo quản tài liệu quan trọng.
+ Việc phối hợp công việc trong nhiều trường hợp còn lỏng lẻo, dẫn đến thủ tục
phiền hà làm mất nhiều thời gian công sức của người dân.

15


1.4. Một số dự án môi trường đã và đang thực hiện
** Dự án khu xử lý rác thải huyện Thanh Hà
1. Tên dự án: Khu xử lý rác thải huyện Thanh Hà ;
2. Giấy chứng nhận đầu tư: số 01121001044 do UBND huyện Thanh Hà cấp ngày
11/11/2015.

3. Địa điểm: Thôn Lại Xá 2,xã Thanh Thủy,huyện Thanh Hà
4. Quy mô dự án :
- Quy mô về diện tích: 32.458 m2;
- Quy mô về công suất: 100 tấn/ ngày đêm ;
5. Các hạng mục chính của Dự án:
- Nhà điều hành khối sản xuất ;
- Nhà trưng bày và bán sản phẩm ;
- Nhà làm việc trụ sở công ty ;
- Nhà điều hành hệ thống kho ;
- Nhà thường trực lớn ;
- Nhà thường trực nhỏ ;
- Nhà điều hành hệ thống xe rác ;
- Nhà phân loại rác thô ;
- Nhà sản xuất gạch block ;
- Kho gạch block + phân compost;
- Kho gạch block + phân compost (ngắn);
16


- Kho gạch block + phân compost (vuông);
- Kho gạch block + phân compost (nhỏ);
- Nhà khử trùng và sơ chế kim loại ;
- Trạm cân xe;
- Trạm rửa xe;
- Nhà bảo vệ;
6. Mục tiêu đầu tư: Xử lý rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, rác thải y tế và các loại
rác thải khác phù hợp với công nghệ của dự án;
7. Hình thức đầu tư: Trực tiếp theo phương thức xã hội hóa;
8. Dây chuyền công nghệ: Sử dụng công nghệ đốt Plasma PJMI do Nhà thầu Công ty
TNHH Một thành viên ứng dụng công nghệ mới và du lịch cung ứng.

9. Đơn vị tư vấn thiết kế bản vẽ thi công – dự toán: Công ty TNHH tư vấn kiến trúc và
xây dựng Ý tưởng (IDEA VIET NAM);
10. Thời gian dự kiến đưa nhà máy vào vận hành: Tháng 12/2017;

**Dự án xây dựng vườn hoa và cây xanh quảng trường huyện Thanh Hà
UBND huyện Thanh Hà cho phép thầu xây dựng thiết kế vườn hoa – công trình
kỷ niệm 25 thành lập huyện.
Diện tích: khoảng 1.00 m2
Vị trí: thuộc Khu 1- thị trấn Thanh Hà, nằm sát Huyện Ủy – UBND huyện Thanh Hà.
Ngoài các dự án trên, huyện Thanh Hà đã thực hiện việc xã hội hóa công tác
bảo vệ môi với nhiều dự án khu vui chơi, công viên, vườn hoa và trồng cây xanh trên
địa bàn các xã.
** Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước thị trấn Thanh Hà công suất gia đoạn 1:
1.500m3/ngày
17


1.

Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy nước thị trấn Thanh Hà, công suất 3.500
m3/ngày đêm, giai đoạn 1: 1.500m3/ngđ;

2.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cấp huyện Thanh Hà.

3.

Đơn vị thiết kế lập dự án: Công ty CP thiết kế, chế tạo thiết bị xử lý nước
PECOM.


4.

Mục tiêu của Dự án:
Xây dựng mới hoàn chỉnh nhà máy xử lý nước công suất 3.500 m3/ngày, giai
đoạn 1: 1.500 m3/ngày đáp ứng một phần nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho
người dân, nâng cao điều kiện sống, cải thiện sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật do
sử dụng nước không hợp vệ sinh.
Chất lượng nước sạch sau xử lý đảm bảo đạt chất lượng nước ăn uống theo
Quy chuẩn QCVN01:2009-BYT.

5.

Qui mô đầu tư:
Đầu tư xây dựng nhà máy đến năm 2015 đạt công suất giai đoạn 1:
1500m3/ngđ; giai đoạn 2 đến năm 2016 công suất nhà máy đạt 3500m3/ngđ.

6.

Thời gian dự kiến triển khai thi công:

-

Thời gian bắt đầu Dự án: 2013.

-

Thời gian kết thúc dự án: 05/2014.

7.


Địa điểm thực hiện Dự án:Khu 10-thị trấn Thanh hà-huyện Thanh Hà.

Diện tích sử dụng đất 13000m2 nhà máy xử lý nước sạch và 40m2 trạm bơm cấp
1.
8. Tổng vốn đầu tư cho Dự án: 8.154.090.000 đ
Trong đó:

Chủ đầu tư:
Vốn vay:

5.000.000.000 đồng
3.154.090.000 đồng

18


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Hà
2.1.1.Vị trí địa lý;
Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, trung tâm huyện lỵ
cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Hải Dương) khoảng 20 km và có địa giới hành
chính của huyện bao gồm:
1.

Phía bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Kim Thành.

2.

Phía đông giáp huyện Kim Thành và Thành phố Hải Phòng.


3.

Phía nam giáp huyện Tứ Kỳ.

4.

Phía tây giáp huyện Tứ Kỳ và Thành phố Hải Dương.

(Nguồn: UBND huyện Thanh Hà)
2.1.2.Địa hình, địa mạo;

19


Nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ nên Thanh Hà có địa hình thấp dần từ bắc
xuống nam và từ đông sang tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Do hệ thống sông
ngòi bao bọc và chia cắt đã tạo nên nhiều tiểu vùng địa hình có tính chất thổ nhưỡng
khác nhau.
2.1.3.Khí hậu, thời tiết;
Huyện Thanh Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió
đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83 - 85%..
2.1.4.Tài nguyên đất;
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thanh Hà là: 15.908,74 ha chiếm 9,63%
tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hải Dương. Đất đai của huyện Thanh Hà được hình
thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Thái Bình.
2.1.5.Tài nguyên nước;
5.


Nguồn nước mặt: Huyện Thanh Hà có 72,15 km sông tự nhiên bao bọc là sông
Thái Bình và sông Rạng, sông Văn úc và có 20 km sông Hương chạy suốt 10 xã khu Hà
Bắc, khu Hà Tây và khu Hà Nam. Ngoài ra các ao hồ trong khu dân cư, các mặt nước
trong các vùng chuyển đổi được quản lý sử dụng tương đối tốt. Toàn bô hê thống
sông ngòi, ao hồ đó đã làm phong phú nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

6.

Nguồn nước ngầm: Trữ lượng lớn song chất lựợng còn hạn chế và đang có dấu
hiệu bị ô nhiễm.
2.1.6.Thực trạng môi trường.
Thanh Hà cơ bản vẫn là một huyện thuần nông nghiệp. Trên địa bàn huyện
không có khu công nghiệp lớn mà chỉ có các điểm tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhỏ
lẻ nên mặt trái của công nghiệp hoá, đô thị hoá - nguy cơ ô nhiễm môi trường - tác
động không lớn.
Bên cạnh đó, sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp, các ngành, các địa phương
trong huyện và đặc biệt là nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường
được nâng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm hạn chế ô nhiễm môi
trường.
20


Tuy nhiên, ở bất cứ địa phương nào áp lực của các vấn đề xã hội lên đát đai và
môi trường là không thể không có. Chính vì vậy, không thể khẳng định huyện Thanh
Hà không tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. Những nguy cơ ô nhiễm môi
trường thể hiện ở một số lĩnh vực sau:
Tập quán dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa đúng, chưa

7.


khoa học. Hiện tượng dùng lạm phát thuốc, dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn
của cơ quan BVTV vẫn còn xảy ra phổ biến gây dư thừa hàm lượng thuốc BVTV trong
đất, trong nông sản phẩm.
Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ở một số ít địa phương chưa

8.

được tốt. Quy cách của các nghĩa trang, nghĩa địa về khoảng cách với khu dân cư, về
độ cao của khu hung táng, về phân bố các khu trong nghĩa địa đa phần là chưa phù
hợp.
9.

Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư ỏ một số
địa phương chưa tốt.

10.

Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong khu dân cư với số
lượng lớn, không có biện pháp xử lý chất thải triệt để đã gây ô nhiễm nguồn nước,
không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng, rất nguy hiểm đặc biệt là
trong giai đoạn cả thế giới phòng chống dịch cúm gia cầm như hiện nay.
2.2.Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.1.Thực trạng phát triển kinh tê
2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và dich chuyển cơ cấu kinh tê
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9%/năm. Giá trị sản xuất (theo giá hiện
hành) ước đạt 2.118 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2013. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 13,71 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm trọng nông nghiệp: tỷ trọng nông
nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Dịch vụ là 36% - 32,80% - 31,20%

2.2.1.2Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
1.Kinh tế nông nghiệp

1.

Ngành trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng thực hiện là 10.236 ha, trong đó:
cây lương thực 7.620 ha. Năng suất lúa 2 vụ ước đạt 119,6 tạ/ha; Đối với cây vải diện
tích 4.950 ha, sản lượng quả đạt 26.350 tấn. Diện tích cây ăn quả khác 2.510 ha, sản
21


lượng đạt khoảng 42.500 tấn. Diện tích gieo trồng cây vụ đông 1000 ha. Hệ số sử
dụng đất bình quân đạt khoảng 2,5 lần.
2.

Ngành chăn nuôi: Theo số liệu điều tra đàn lợn: 66.000 con; đàn trâu: 419 con;
đàn bò: 779 con; gia cầm: 765.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 13.200 tấn.

3.

Ngành thuỷ sản: Khai thác có hiệu quả diện tích ao hồ, đầm, mặt nước để phát
triển thủy sản, cụ thể diện tích nuôi thả cá trong toàn huyện năm 2014 là 650 ha, sản
lượng cá thu được là 2.700 tấn.
2.Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu từ lĩnh
vực công nghệ chế biến (chế biến nông sản, thực phẩm, may mặc, xay sát lương thực,
các ngành nghề cơ khí, dịch vụ sửa chữa cơ khí,..). Giá trị sản suất của công nghiệp
chế biến chiếm tới 96,6% toàn ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm. Triển khai các công
trình: cải tạo công trình phụ trợ Nhà làm việc Huyện ủy, sửa chữa nhà làm việc

HĐND&UBND huyện, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Đông thị trấn Thanh
Hà. Các công trình, dự án do cấp xã quản lý, triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ theo
kế hoạch.
3. Kinh tế Dịch vụ - Thương mại
Hoat đông thương mại - dịch vụ được duy trì và mở rộng; các doanh nghiệp, hộ
gia đình kinh doanh đã phát huy sự năng động, mở rộng giao lưu hàng hóa, dịch vụ,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.2.2.Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số toàn huyện là 154.500 người, trong đó dân số đô thị 7.416 người, dân
số nông thôn 147.084 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,5%.
Tổng số lao động là 94.399 người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm 61
10% dân số của huyện. Lao động trong độ tuổi có việc làm là 86.504 người, chiếm
89,8% số người trong độ tuổi lao động.
Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 13,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 6,8%/năm.
2.2.3.Thực trạng phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn
22


2.2.3.1.Thực trạng phát triển đô thị
Tổng diện tích đất đô thị là 526,86 ha, chiếm 3,31% diện tích tự nhiên của
huyện, trong đó đất ở tại đô thị là 107,91 ha. Dân số đô thị là 7.416 người, chiếm
4,80% tổng dân số toàn huyện. Bình quân diện tích đất ở đô thị là 68,99 m 2/người
dân đô thị.
2.2.3.2.Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Toàn huyện có 24 xã thuộe vùng nông thôn, với 87 thôn và điểm dân cư, bình
quân 3,63 thôn, khu/xã. Nhìn chung, cơ sở vật chất của các thôn, khu dân cư như:
đường giao thông, điện, nước sạch, hệ thống tiêu thoát nước, các thiết chế văn hoá,
giáo dục, thể thao...được quan tâm phát triển và phục vụ có hiệu quả nhu cầu của
nhân dân.


2.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
2.2.4.1.Giao thông
Trong những năm qua huyện Thanh Hà đã nâng cấp 3 tuyến đường huyện lên
đường tỉnh quản lý, 2 tuyến đường xã lên đường huyện quản lý; hoàn thành đưa vào
sử dụng tuyến đường nhánh số 5 thị trấn Thanh Hà; cơ bản hoàn thành dự án xây
dựng đường nút giao lập thể tại điểm giao cắt giữa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng,
quốc lộ 5 với đường tỉnh 390, huyện Thanh Hà; triển khai dự án xây dựng cải tạo,
nâng cấp đường 390 (đoạn chợ Nứa- nhà máy nước). Xây dựng được 59,2km đường
GTNT. Tiếp tục triển khai đề án phát triển GTNT giai đoạn 2011- 2015.
2.2.4.2.Thuỷ lợi và đê điều
Cônp tác tu bổ đê điều và các công trình thủy lợi trên địa bàn được coi trọng,
đã nạo véc được 64.160 m3 kênh dẫn, mương nội đồng; triển khai xây dựng tuyến đê
điểu mẫu thuộc tuyến đê tả sông Thái Bình, với tổng chiều dài 17,6 km.
2.2.4.3.Giáo dục và đào tạo:
Tổng số trường đạt chuẩn toàn huyện là 36 trường; công tác vệ sinh ATTP của
bếp ăn bán trú tại các trường học được đảm bảo an toàn; trang thiết bị dạy học hiện
đại được quan tâm đầu tư. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS,
23


phổ cập giáo dục Tiếu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Hoạt động khuyến học, khuyến tài từ huyện tới cơ sở tiếp tục được duy tri.
2.2.4.5.Y tế
Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt nên không có dịch bệnh
lớn, bệnh dịch nguy hiểm xảy ra. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai có
hiệu quả, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ.
2.2.4.6.Văn hóa, thể thao, thông tin tuyên truyền
Các công trình văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng, mức hưởng thụ văn
hóa của các tầng lớp nhân dân ngày một nâng lên. Phong trào Thể dục thể thao quần

chúng được củng cố, duy trì. Công tác phát thanh, truyền thanh tiếp tục được đôi
mới về nội dung chương trình; kịp thời tuyên truyền, truyền tải các chủ trương chỉ
thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội huyện Thanh Hà
2.2.5.1.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường.
Thanh Hà có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội như:
gần Quốc lộ 5, tiếp giáp với trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Hải Dương, có đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua.
Huyện tiếp giáp với 3 mặt là các sông: sông Thái Bình, sông Rạng, Sông Văn Ưc
với chiều dài khoảng 72 km và cổ hệ sông Hương dài khoảng 20 km chạy suốt 10 xã
trong huyện. Đây là yếu tố thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy với các
cách vận chuyển hàng hóa, khai thác và vận chuyển vật liệu.
Đất đai hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình, phù hơp
với trồng lúa và một số loại cây ăn quả, đặc biệt là vải thiều. Khu vực Hà Đông, đất
đai bị nhiễm mặn nhẹ, ảnh hưởng tới việc trồng lúa nhưng lại rất thích hợp với việc
nuôi trồng, bảo vệ một số loại thủy sản nước lợ như: Rươi, cáy, cà ra...
Chất lượng môi trường vẫn còn tương đối tốt song đã tiềm ẩn những nguy cơ
gây ô nhiễm.
2.2.5.2.Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội.
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của huyện đã tăng đáng kể
nhưng đánh giá chung Thanh Hà vãn là huyện nghèo trong tỉnh. Cơ cấu kinh tế đã
chuyển dịch đúng hướng. Mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch đúng
24


hướng nhưng tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm. Nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu
vào nông nghiệp và thủy sản, đóng góp của khối ngành công nghiệp và xây dựng vẫn
còn thấp.
Thanh Hà là huyện có dân số và mật độ dân số ở mức trung bình của tỉnh, thấp
hơn so với một số huyện lân cận. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm tương đối thấp (khoảng

0,79%). Đây là một lợi thế rất lớn của huyện sức ép của dân số lên đất đai và các Yấn
đề xã hội không quá gay gắt.
Lực lượng lao động tương đối dồi dào chiếm khoảng 61% dân số. Tỷ lệ lao
động có việc làm thường xuyên đạt xấp xỉ 90%. Mặc dù huyện chưa có các khu, cụm
công nghiệp song trong những năm vừa qua, sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao
động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ là rất mạnh mẽ. Tuy nhiên,
tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh
nghiệp dẫn đến sức cạnh tranh của lao động trong huyện thấp hơn so với nhiều địa
phương khác trong tỉnh.
Do chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của huyện nên thu nhập của người
dân vẫn còn thấp so với bình quân chung của tỉnh và so với các huyện lân cận.

2.3.Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Hà.
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của đời sống nhân dân ngày một
cao , lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều. Chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh: chất thải rắn sinh hoạt
từ các hộ gia đình chủ yếu là các loại rau, củ, quả, giấy, lá cây, chai lọ, thức ăn thừa,
xương động vật, than, thuỷ tinh, kim loại, vỏ hoa quả, nhựa. Các hộ gia đình làm nghề
mỳ trong chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày có thêm đầu mỳ thừa, túi nilon. Các cơ sở
kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu hiện chủ yếu là kinh doanh các loại mặt hàng phục
vụ cuộc sống hàng ngày của người dân như: bán hàng tạp hoá, bán hàng nước, bán
hàng thực phẩm nên thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở này chủ yếu là:
túi bóng, hộp giấy, xương động vật, các loại rau củ quả. Trong các cửa hàng may có
thêm vải vụn, chỉ. Trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy,
ôtô chất thải rắn hàng ngày từ các cửa hàng này chủ yếu là: kim loại, nhựa, rẻ lau, lốp
25



×