Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên mô dule 17 18 19 22 thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.87 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

TRƯỜNG THCS NGƯ THỦY TRUNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngư Thủy Trung, ngày tháng năm

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN – NỘI DUNG 2
NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên:
Ngày sinh:
Trình độ chuyên môn:
Thuộc tổ chuyên môn:
Nhiệm vụ đảm nhiệm:

..................................
....................................
.....................................
Tự nhiên
..............................................................................

Thực hiện Công văn số 3670/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 30/5/2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm
học 2013- 2014; Công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc
Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ
thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 1459/SGDĐT-GDCN-TX ngày
22/7/2013 của Giám đốc Sở về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2013- 2014
cho giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông và GDTX; Công văn số 242/SGDĐTGDCN-TX ngày 19/2/2014 của Sở GD-ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn bổ sung
công tác BDTX năm học 2013- 2014; Công văn số 192/GDĐT-THCS ngày 25/2/2014


của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy về việc hướng dẫn thực hiện công tác BDTX năm học
2013- 2014;
Qua quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và
vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình
thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi đã tiếp thu được những nội dung BDTX nội
dung 2 như sau:
NỘI DUNG 1: PHÁT HUY HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY VÀ
HỌC THEO ĐẶC TRƯNG BỘ MÔN TOÁN
Với các môn học trong các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng;
Toán là môn học tiên phong, nòng cốt trong việc hình thành và phát triển tư duy cho
học sinh. Nếu học tốt môn Toán sẽ tạo tiền đề học tốt cho các môn học khác. Môn
Toán ở trường THCS là môn khoa học xã hội có tính hệ thống lôgíc, kế thừa và phát
triển những kết quả giáo dục của bậc Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cở sở,
đồng thời bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng suy luận lôgíc, hình
thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo
của tư duy.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giảng dạy môn Toán là làm thế nào để giúp học
sinh hứng thú trong giờ học, dễ hiểu bài và tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất,
các nội dung kiến thức của từng tiết, từng bài, từng chương. Từ đó biết vận dụng kiến
thức vào cuộc sống, vào khoa học và kĩ thuật. Đáp ứng được mục tiêu của giáo dục là
1


đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo… trở thành
người công dân có ích cho đất nước.
Ứng dụng CNTT đang chiếm vai trò quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực
của đời sống, xã hội; việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và giáo dục học sinh đang là
phương tiện hỗ trợ cần thiết và hiệu quả giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học
Thực tế quá trình giảng dạy môn Toán ở trường THCS Ngư Thủy Trung trong những
năm qua và năm học này đang đứng trước khó khăn đó là, vẫn còn một bộ phận học

sinh chưa tự giác tích cực trong việc tự học, tự rèn luyện; trên lớp chưa chú ý nghe
giảng, lời tham gia vào các hoạt động học tập, chưa hứng thú trong học tập. Do đó,
nếu giáo viên chỉ dừng lại ở việc dạy học theo phương pháp cổ điển hoặc chỉ dùng hệ
thống bảng phụ đơn thuần thì chưa tạo ra hứng thú cao cho học sinh.
Về phía giáo viên, ở trường THCS Ngư Thủy Trung đa số giáo viên nhiệt tình
có năng lực, chủ động sáng tạo trong dạy học. Cùng với cơ sở vật chất của nhà trường
có hệ thống máy chiếu, phòng vi tính… đáp ứng đủ cho giáo viên sử dụng công nghệ
thông tin vào dạy học.
Qua thực tế những giờ dạy có ứng dụng CNTT đã thu hút sự chú ý của học
sinh vào bài giảng, học sinh hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và đạt kết
quả cao hơn trong học tập. riển năng lực tự
* Vai trò hỗ trợ của CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học môn Toán
1. Hình thành kiến thức Toán cho học sinh
Thay vì việc tiếp thu tri thức qua bài giảng của giáo viên theo hình thức Thầy
giảng – Trò nghe – Trò viết, giáo viên sử dụng phần mềm hỗ trợ với các hiệu ứng
trình chiếu, tổ chức cho học sinh hình thành kiến thức bằng hoạt động học tập trong
môi trường kích hoạt phần mềm, khi đó các kĩ năng như mắt nhìn, tai nghe, miệng
thảo luận, tay viết, óc phán đoán được phát huy tăng cường hoạt động, do vậy học
sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Với khả năng minh hoạ sinh động (bằng mô hình trực quan, bằng đồ thị hoá,
bằng hình ảnh chuyển động,..) ứng dụng CNTT giúp học sinh nhẹ nhàng, nhanh chóng
tiếp thu những tính chất trừu tượng của các đối tượng, các chủ đề khó trong chương
trình Toán THCS.
Ở khâu truyền thụ kiến thức mới, ứng dụng CNTT (thông qua các phần mềm
với đặc tính mô hình hoá, biểu đồ hoá, trực quan hoá hoạt động) giúp cho học sinh
nắm bắt nhanh được kiến thức, hiểu được kiến thức, từ đó biết cách vận dụng kiến
thức vào làm bài tập một cách tích cực, sáng tạo.
2. Rèn luyện kĩ năng thực hành, củng cố kiến thức đã học
Nhiều chương trình về luyện tập thực hành trên máy tính, nhất là chương trình
trắc nghiệm, đưa tới cho học sinh một mức độ luyện tập không hạn chế cả về nội dung

lẫn thời gian. Tuỳ tốc độ giải quyết của học sinh, học sinh có thể tự ôn tập, tự rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học qua việc giải các bài tập trắc nghiệm, bài tập
điền khuyết; đến việc hình thành cách giải các bài tập tự luận khó hơn.
Qua việc ứng dụng CNTT với các phần mềm học tập, học sinh được thông báo
câu trả lời sai và gợi ý để học sinh sửa sai, từ đó các em tìm được câu trả lời đúng. Với
2


tốc độ hỏi - đáp tức thì, nội dung vấn đề hỏi - đáp phong phú đa dạng, tạo nên động
lực học tập và nhu cầu nắm vững nhiều kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề.
3. Rèn luyện và phát triển tư duy
Qua môi trường ứng dụng CNTT học sinh đươc rèn luyện các kĩ năng:
- Quan sát, mô tả, phân tích, so sánh.
- Mò mẫm, dự đoán, khái quát hoá, trừu tượng hoá
- Lập luận suy diễn chứng minh
Trong các phần mềm đại số (nhờ kĩ thuật vẽ đồ thị hay biểu đồ,...), phần mềm hình
học (nhờ sử dụng chương trình Geogebra, Cabri,... ), với khả năng xử lí nhanh, khả
năng liên kết động các đối tượng đã gợi mở cho học sinh phát hiện nhanh các đối
tượng, quá trình tìm hướng chứng minh được rút ngắn lại, do đó học sinh có điều kiện
tốt để phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy thuật toán.
4. Hình thành phẩm chất, đạo đức tác phong cho học sinh.
Qua ứng dụng CNTT vào bài giảng, học sinh được hình thành và rèn luyện
phong cách làm việc khoa học; gồm các đức tính độc lập học tập, chủ động sáng tạo
trong việc tự học, tự rèn luyện, say sa tìm tòi nghiên cứu, có thái độ nghiêm túc và kỉ
luật cao. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy, học sinh biết thao tác trên máy trong quá
trình học tập do đó góp phần đào tạo người lao động có tư duy công nghệ, thích nghi
với xã hội công nghiệp cao, có tác phong lao động trong thời đại mới.
* Tính hiệu quả khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Toán ở Trư ờng
THCS:
Với sự kết hợp khéo léo và sáng tạo giáo viên có thể ứng dụng CNTT vào tất

các các khâu của quá trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
Đặt vấn đề vào bài mới
Củng cố kiến thức và hướng dẫn về nhà
- Trình chiếu nhanh các kiến thức trọng tâm cần khắc sâu, ghi nhớ
- Đa ra những lu ý về kĩ năng cần rèn luyện thêm,..
- Hướng dẫn cách giải các làm bài tập ở nhà.
Qua thực tế các bài giảng bằng giáo án điện tử cho học sinh, chúng tôi nhận thấy:
- ứng dụng CNTT đã giúp học sinh hứng thú học tập thông qua việc hiển thị
lên màn hình các thông tin dạng văn bản, các đối tượng văn học biến đổi bằng hiệu
ứng các kênh hình, kênh chữ,...
- ứng dụng CNTT làm nổi bật trọng tâm bài giảng: Với chức năng hỗ trợ trực
quan hoá, minh hoạ, kiểm nghiệm, dưới dạng nhìn thấy được, trong đó có sự tham gia
của các mô hình, biểu bảng,... nhờ đó học sinh hiểu nhanh hơn và nhớ lâu kiến thức
trọng tâm của bài học.
- ứng dụng CNTT giúp giáo viên đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá học sinh
thông qua các nhiều bài tập đa dạng: bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng, trắc
nghiệm đúng/sai, bài tập giải ô chữ, bài tập kéo thả chữ, bài tập điền khuyết,...
- ứng dụng CNTT giúp học sinh biết cách thu thập thông tin, xử lí thông tin, từ
đó biết cách giải quyết vấn đề đặt ra bằng con đường ngắn nhất.
- ứng dụng CNTT giúp đổi mới cách ra bài tập và hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
3


- ứng dụng CNTT giúp cho giáo viên có thể tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học
sinh hoạt động học tập theo các nhóm bằng cách hiển thị lên màn hình các yêu cầu
hoạt động, các gợi ý, hướng dẫn thực hiện hoạt động một cách đồng thời, tiết kiệm
thời gian hơn so với sử dụng dùng bảng phụ học tập.
*. Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CNTT để giảng dạy môn Toán ở
trường THCS

a. Đối với giáo viên
- Thuận lợi:
+ Đa số giáo viên đều đạt trình độ chuẩn đào tạo, có ý thức, có trách nhiệm trong công
tác cũng như trong giảng dạy; thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm .
+ Hơn nữa giáo viên trong trường, trong tổ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, người
biết hướng dẫn giúp đỡ người chưa biết. Đến nay rất nhiều giáo viên trong tổ đã biết
soạn và dạy học bằng giáo án điện tử. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT vào bài giảng
thực tế ở trường chúng tôi còn một số khó khăn sau:
- Khó khăn:
+ Để chuẩn bị một giáo án điện tử cho mỗi bài giảng mất rất nhiều thời gian, do đó
một số giáo viên còn ngại soạn và sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy.
b. Đối với học sinh:
Phần lớn học sinh đã tích cực, say mê trong học tập. ở độ tuổi các em đang phát
triển trí tuệ, do đó các em dễ tiếp cận tiếp thu cái mới, nhất là việc ứng dụng máy vi
tính. Song còn một số ít học sinh lời học, trong lớp chưa chú ý nghe giảng. Để khắc
phục những nhược điểm trên, nhằm thu hút các học sinh có hứng thú và chú ý vào bài
học. Giáo viên chúng tôi đã thực hiện nhiều tiết dạy trên giáo án điện tử, qua những
tiết dạy đó đã thực sự có được kết quả một cách rõ rệt. Hầu hết các em của lớp tập
trung, chú ý vào bài giảng, hoạt động sôi nổi tích cực, nhận thức, tiếp thu bài nhanh
hơn.
*. Một số ví dụ về ứng dụng CNTT và minh hoạ bài giảng
Trong quá trình giảng dạy môn Toán, khi tổ chức các hoạt động học tập giáo
viên có thể khéo léo thay đổi hình thức học tập thông qua các dạng bài tập, các cách
thể hiện khác nhau nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và giúp học sinh khắc sâu
kiến thức bài học.
của tư duy.
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học là rất cần thiết, là phù hợp với sự phát triển
của xã hội, là phương tiện hỗ trợ tối u nhất để thực hiện đổi mới PPDH trong các nhà
trường hiện nay. ứng dụng CNTT giúp giáo viên truyền tải khối

lượng kiến thức bài giảng lớn trong khoảng thời gian rất ngắn, tiết kiệm được thời
gian thao tác trên lớp; do đó giáo viên có nhiều thời gian để khai thác bài giảng, khắc
sâu kiến thức. Bên cạnh đó ứng dụng CNTT còn giúp học sinh hứng thú, say mê
trong học tập, dễ tiếp thu kiến thức và tạo nên giờ học sinh động, sôi nổi hơn. Từ đó
các em hiểu bài hơn, vận dụng tốt hơn và đạt kết quả học tập tốt hơn.

4


Vỡ vy, yờu cu t ra trong ging dy mụn Toỏn l lm th no giỳp hc
sinh hng thỳ NI DUNG 2: CCH DY CC TIếT ÔN TậP CHƯƠNGn đổi
mn
I.MC CH
Nhm t chc, iu khin hc sinh ụn tp, tng kt, h thng húa v khỏi quỏt húa tri
thc, k nng sau khi hc xong mt chng, mt phn hay ton b chng trỡnh mụn
hc.
II. CU TRC
Loi bi ny thng gm cỏc bc sau (ng nhiờn khụng phi bi ụn tp no cng
u phi nh th).
1. T chc lp
2. nh hng mc ớch, nhim v hc tp
3. T chc cho hc sinh h thng húa, khỏi quỏt húa trờn c s ó c chun b trc
nhm xõy dng nờn nhng bng tng kt, cỏc s , biu ,...
4. Tng kt bi hc
5. Hng dn cụng vic nh.
III. MT S CH í KHI DY TIT ễN TP CHNG.
-Tit ụn tp khụng phi l nhc li cỏc kin thc ó hc. M l giỳp hc sinh tỡm
ra mch kin thc c bn ca mt ni dung c hc.
-Nờn cú cỏc bng h thng th hin mi liờn quan h thng ca kin thc.
- Nờn chn nhng bi tp cú ni dung tng hp liờn quan n nhiu kin thc cn ụn

tp, qua ú khc sõu, h thng v nõng cao cỏc kin thc ó hc.
- Luụn luụn thay i hỡnh thc ụn tp cho phong phỳ, a dng v hiu qu khong
15/20 phỳt cho mi hỡnh thc. Trong bt kỡ hỡnh thc no, HS cng phi c ch
ng tham gia vo quỏ trỡnh ụn tp kin thc
IV. CC HOT NG DY HC ễN TP
- Cú nhiu cỏch dy hc ụn tp, mt phng ỏn l: Hot ng húa ngi hc thụng
qua vic bi tp húa nhng kin thc c bn.
- Gi hc c thit k theo chựm 4 bi tp tng ng vi 4 loi i tng hc sinh
l: Gii - Khỏ - Trung bỡnh - Yu, kộm.
- Phng phỏp ch yu l mi i tng hc sinh c giao mt bi tp thớch hp
theo mc tng dn. Bi tp c chun b theo bng sau:
Mc
i tng
Ghi chỳ
Mc 1 Mc 2 Mc 3 Mc 4
Hc sinh Yu, kộm Bi 1.1
Bi 1.2
Bi 1.3
Bi 1.4
Hc sinh Trung bỡnh Bi 2.1
Bi 2.2
Bi 2.3
Bi 2.4
Hc sinh Khỏ
Bi 3.1
Bi 3.2
Bi 3.3
Bi 3.4
Hc sinh Gii
Bi 4.1

Bi 4.2
Bi 4.3
Bi 4.4
Ghi chỳ: Mc c tng dn t mc 1 n mc 4 (cú th phõn bc mn hn na
cng tt), trong ú:
Bi 1.4 tng ng bi 2.1
Bi 2.4 tng ng bi 3.1
5


Bài 3.4 tương đương với bài 4.1,...
Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự giác chiếm lĩnh tri
thức. Giờ học được diễn biến theo tiến trình:
Hoạt động Giáo viên giao nhiệm vụ bằng cách, yêu cầu mỗi đối tượng làm một bài
1
tập thích hợp. Tất nhiên là có sự hạn chế thời gian.


Hoạt động Giáo viên theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc cũng như
2
đưa ra những hướng dẫn hoặc gợi ý cho mỗi đối tượng, học sinh độc lập
làm bài.
Hoạt động Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép.
3
• Nếu học sinh nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được khen và được
thưởng (thông qua việc mời học sinh đó chữa bài cho cả lớp), giáo
viên đừng quên cho điểm.
• Còn với những học sinh chưa hoàn thành công việc trong thời gian
cho phép thì cần học tập lời giải của bạn và tự điều chỉnh.
Giáo viên cần giúp học sinh lấp được lỗ hổng trong kiến thức của họ.

Hoạt động Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Chú ý thông qua hoạt động này, giáo viên
4
giúp học sinh nắm được tri thức và tri thức phương pháp.
Các hoạt động được diễn ra và lặp lại cho đến khi hoạt động nhận thức được thực
hiện.
Cách dạy học ôn tập như thế có những ưu điểm, nhược điểm chính sau:
1. Ưu điểm
Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp
với trình độ nhận thức của mình.
2. Nhược điểm
Chuẩn bị vất vả, điều khiển giờ học phức tạp vì có nhiều học sinh hiểu không giống
nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng. Mặt khác,
trong quá trình tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn,
ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến
chán học.
Với đối tượng học sinh trung bình (diện đại trà) và học sinh yếu kém thì quá trình
dạy học ôn tập nên theo các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Giáo viên làm mẫu để học sinh bắt chước theo mẫu. Chú ý chỉ rõ cho
học sinh chương trình hành động (bước 1, bước 2,...).
* Giai đoạn 2: Học sinh tái hiện ngay tại lớp kiến thức vừa được học thông qua bài tập
tương tự. Lúc này, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành làm bài theo các bước đã
được chỉ ra.
* Giai đoạn 3: Giáo viên ra cho học sinh bài tập tương tự. Học sinh tự lực làm bài
không có sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết
được thực trạng nắm kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp kịp thời.
6


* Giai đoạn 4: Củng cố kiến thức thông qua bài tập. Có thể là một đề thi hoặc là một
bài tập về nhà thông thường.

Cách dạy học theo các giai đoạn như trên tuy chưa hoàn toàn phát huy được tính tích
cực cao độ của mỗi học sinh, song lại phù hợp với hình thức tổ chức dạy học như hiện
nay, phù hợp với cách dạy học đồng loạt trong khoảng thời gian 45 phút. Học sinh
được học dựa theo PPDH truyền thống nhưng có sự điều khiển hoạt động của Giáo
viên, được định hướng hành động thông qua các bước cụ thể để đạt kiến thức, bước
đầu góp phần hoạt động hóa người học. Quá trình đó được lặp đi lặp lại cũng góp
phần hình thành PPHT bộ môn cho học sinh. Cách dạy học như thế cũng giúp cho học
sinh nắm kiến thức một cách không hình thức.
NỘI DUNG 3: DẠY HỌC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH BỊ HỎNG KIẾN THỨC Ở
LỚP DƯỚI
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh cũng cố các kiến thức cơ bản từ các lớp dưới, bổ trợ các kiến
thức liên quan đến lượng kiến thức mà các em đang học hiện tại.
Giúp học sinh có thói quen độc lập trong suy nghĩ, tự giác trong học tập, có
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật.
Giáo viên có kế hoạch cụ thể, chi tiết, kết hợp phụ đạo ngoài giờ, kèm cặp thêm
trong giờ.
Giúp học sinh yếu củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức HS bị hỏng
kiến thức.
II. THỰC TRẠNG.
1. Về phía học sinh
Học sinh còn lười trong tư duy, chưa tự giác tìm tòi, liên hệ các kiến thức đã
được học từ lớp dưới.
Kĩ năng phân tích, giải quyết hiện tượng còn hạn chế, tính sáng tạo chưa cao.
Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng chưa cao.
Một số học sinh còn học vẹt, chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.
2. Giáo viên
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chăm lo tập trung vào chất lượng, tiến
trình bài dạy, đôi khi chưa chú trọng đến đối tượng học sinh còn yếu.
Do thời lượng của tiết dạy, yêu cầu thời gian cho từng phần.

Trong tiết dạy, để tập trung vào chất lượng tiết dạy, một số giáo viên chỉ chú
trọng vào đối tượng học sinh giỏi.
Đôi khi giáo viên chưa mạnh dạn tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng,
chưa đánh giá đúng thực chất chất lượng lớp mình giảng dạy.
3. Về phía phụ huynh
Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần thấp, thái độ học tập của học sinh, chất lượng học
tập cho thấy nhận thức và thái độ của phụ huynh trong việc hợp tác với nhà trường là
chưa cao.
Qua đó cho thấy một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm, chăm lo và đôn đốc
7


con em mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.
1. Tình hình chung
Trong giảng dạy, giáo viên cần tập trung vào đối tượng học sinh còn yếu, rèn
luyện thêm kĩ năng làm bài tập, vận dụng lí thuyết cho đối tượng học sinh này.
Đối với tiến trình soạn giảng, cần xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp cho các
đối tượng học sinh trong lớp.
Có biện pháp động viên kịp thời trước câu trả lời hoặc bài giải đúng của đối
tượng học sinh còn yếu.
Đối với một tiết lên lớp cụ thể, khi dạy kiến thức liên quan đến nội dung kiến
thức mà các em bị hỏng, giáo viên cần chi tiết, phối hợp, sử dụng phương pháp hợp lí,
dẫn dắt, gợi mở, có thể kết hợp với đối tượng học sinh khá, giỏi để hướng các em
cùng nhắc lại kiến thức cũ liên quan.
Nếu là kiến thức liên quan đến bài tập, nên vận dụng các dạng bài tập có yêu
cầu nhắc lại lượng kiến thức cũ để một lần nữa các em vận dụng và khắc sâu.
2. Đối với bộ môn Toán, một yếu tố quan trọng là giáo viên phải chú trọng rèn
luyện kĩ năng viết, cảm thụ văn chương, đặc biệt là các học sinh bị hỏng kiến thức,
giáo viên cần linh động thời gian cũng cố bài để rèn luyện thêm kĩ năng này, động

viên, khuyến khích các em mạnh dạn trình bày sau khi có sự hướng dẫn của giáo viên.
NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Nguyễn Thị Huệ

8


PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

TRƯỜNG THCS NGƯ THỦY TRUNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngư Thủy Trung, ngày 23 tháng 04 năm 2014

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN – NỘI DUNG 1
NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên:
Ngày sinh:
Trình độ chuyên môn:
Thuộc tổ chuyên môn:
Nhiệm vụ đảm nhiệm:
BDGTQM 9.

NGUYỄN THỊ HUỆ
23/09/1988
ĐH Toán
Tự nhiên

Dạy toán 9, toán 6, tin 9, tin6, dạy ôn 9, BDHSG 6,

Thực hiện Công văn số 3670/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 30/5/2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm
học 2013- 2014; Công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc
Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ
thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 1459/SGDĐT-GDCN-TX ngày
22/7/2013 của Giám đốc Sở về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2013- 2014
cho giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông và GDTX; Công văn số 242/SGDĐTGDCN-TX ngày 19/2/2014 của Sở GD-ĐT Quảng Bình về việc hướng dẫn bổ sung
công tác BDTX năm học 2013- 2014; Công văn số 192/GDĐT-THCS ngày 25/2/2014
của Phòng GD-ĐT Lệ Thủy về việc hướng dẫn thực hiện công tác BDTX năm học
2013- 2014.
Qua quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và
vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình
thực hiện nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi đã tiếp thu được nội dung 3 (Khối kiến thức
tự chọn cho môn Toán) như sau:
1. Đối với modun 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng
* Nội dung 1: Những thông tin cơ bản phục vụ bài giảng.
- Khi tìm kiếm khai thác thông tin phục vụ bài giảng giáo viên cần chọn lọc để tìm ra
những thông tin chính xác.
- Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh chương trình.

9


- Lựa chọn những thông tin mở rộng thêm cho HS tham khảo phù hợp trình độ học
sinh.
* Nội dung 2: Các bước cơ bản trong thực hiện phương pháp tìm kiếm thông tin
phục vụ bài giảng.
- Theo tôi các bước cơ bản để tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng là:

1. Xem trước nội dung Sách giáo khoa, Sách giáo viên, chuẩn kiến thức và hướng dẫn
điều chỉnh.
2. Hình thành ý tưởng cho bài giảng.
3. Tham khảo các ý tưởng từ mạng Internet đặc biệt là các bài giảng ở trang Web
violet.vn và sách thiết kế bài giảng.
4. Hoàn thiện bài giảng.
* Nội dung 3: Khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng thông tin tìm kiếm trên Internet phục vụ bài giảng cần phải xử lí để đàm
bảo tính chính xác và phù hợp với đối tượng học sinh mà mình đang dạy.
2. Đối với modun 18: Phương pháp dạy học tích cực:
* Nội dung 1: Dạy học tích cực
Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : Thế nào là phương pháp dạy
học tích cực và những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực.
- Tôi hiểu rằng dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học này đang
được chú ý nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong
cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.
- Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực đó là:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
+ Dạy học chú trọng vào rèn luyện phương pháp tự học cho người học
10


+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Như vậy, với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò
đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập,
chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
* Nội dung 2: Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:

Ở nội dung này cung cấp cho giáo viên một số phương pháp dạy học tích cực, đó
là: phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp; phương pháp dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề; phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ; phương pháp dạy học trực
quan; phương pháp dạy học “Luyện tập và thực hành”; phương pháp dạy học bằng
bản đồ tư duy. Ở mỗi phương pháp đều nêu rõ bản chất của phương pháp, quy trình
thực hiện, những ưu điểm, hạn chế của mỗi phương pháp và những lưu ý khi sử dụng
từng phương pháp.
* Nội dung 3: Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Nội dung này chỉ ra những vận dụng cụ thể việc sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.
Cá nhân tôi, với đặc trưng bộ môn giảng dạy là Toán, trong quá trình vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tôi đặc biệt chú ý sử dụng 4
phương pháp là: dạy học gợi mở - vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hoạt
động nhóm và dạy học trực quan. Cá nhân tôi nhận thấy, việc kết hợp sử dụng hợp lý
các phương pháp dạy học tích cực trên tạo hiệu quả bài dạy cao, học sinh hứng thú,
tích cực học tập, không khí lớp học cũng đỡ nhàm chán và chất lượng học tập của học
sinh được cải thiện đáng kể, nhất là với những bộ môn công cụ học sinh thường ngại
học như môn Toán.
Tùy theo mức độ của đối tượng qua tìm hiểu tôi áp dụng các phương pháp truyền đạt
khác nhau cho phù hợp với tình hình học tập, khả năng tiếp thu của mỗi lớp.
3. Đối với modun 19: Dạy học với công nghệ thông tin
* Nội dung 1: Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học
11


Nội dung này cho chúng ta biết được vai trò to lớn của công nghệ thông tin trong dạy
học. Nó góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học người dạy cần thiết phải sử dụng các
thiết bị dạy học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cộng cụ hỗ trợ
đắc lực cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu

quả trong dạy học, giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng thực hành,
kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học
sinh..
* Nội dung 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng một số phương
tiện dạy học áp dụng công nghệ thông tin như:
-

Bài giảng điện tử Powerpoint

-

Phần mềm vẽ hình như Sketpach.

Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thực tế tôi đặc biệt chú ý sử
dụng bài giảng điện tử Powerpoint. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, bài giảng
điện tử Powerpoint giúp tôi dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, hình thành kĩ
năng, tiết kiệm thời gian và giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn đặc biệt là trong Hình
học. Phần mềm Sketpach giúp tôi minh họa hình vẽ cho Học sinh một cách trực quan
hơn. Tôi còn vận dụng một số phần mềm khác như phần mềm Yenka giúp học sinh
học tốt hơn trong phần hình học không gian. Trong thực tế năm học vừa qua tôi đã
soạn giảng và tiến hành trên lớp khoảng 200 tiết học có sử dụng bài giảng điện tử
Powerpoint, và tôi nhận thấy hiệu quả bài giảng được tăng lên rõ rệt, học sinh hứng
thú và rất tích cực trong bài học.
4. Đối với modun 22: Sử dụng một số phần mềm dạy học
* Nội dung 1: Một số phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học
Một số phần mềm dạy học chung:
- Phần mềm soạn thảo văn bản: Microsoft Word.
- Chương trình bảng tính: Microsoft Excel.
- Phần mềm trình chiếu: Microsoft PowerPoint.

12


Một số phần mềm hỗ trợ dạy học Toán
- Phần mềm Mathtype 6.5 dùng để hỗ trợ gõ các công thức Toán học.
- Phần mềm Sketchpath dùng để vẽ hình.
- Phần mềm Yenka giúp quan sát một số hình không gian
* Nội dung 2: Sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học
Trong thực tế giảng dạy bộ môn Toán ở trường THCS, với tinh thần đổi mới phương
pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học vào bài dạy, tôi rất chú
ý việc sử dụng kết hợp cả thiết bị dạy học truyền thống như khai thác và sử dụng các
đồ dung dạy học như com pa, thước thẳng, ê ke để rèn luyện cho học sinh các thao tác
vẽ hình, sử dụng bảng phụ để khai thác tối đa giờ học trên lớp tạo điều kiện cho học
sinh hoạt động nhiều hơn, hoạt động tích cực và có hiệu quả.. bên cạnh đó để thiết kế
và thực hiện bài giảng Powerpoint trên lớp, tôi cần sự hỗ trợ của những phần mềm
như sketchpath, Yenka giúp vẽ hình, vẽ đồ thị nhanh và chính xác, tiết kiệm thời gian
đặc biệt là với môn Toán tôi cần sử dụng phần mềm MathType để gõ công thức toán
học trong giáo án điện tử cũng như trong bài giảng PowerPoint Thực tế giảng dạy
giúp tôi nhận ra rằng các phần mềm dạy học có rất nhiều lợi thế khi truyền đạt nội
dung kiến thức, hình thành kĩ năng cho học sinh. Điều quan trọng là phải đảm bảo các
nguyên tắc khi sử dụng các phần mềm đó là: đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ và
đúng mức độ, cường độ. Không nên quá lạm dụng một phần mêm dạy học nào.
***************************************
Trên đây là những thu hoach của tôi sau một năm thực hiện bồi dưỡng thường
xuyên và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở tổ khoa học tự nhiên, trường THCS Ngư
Thủy Trung. Tôi cho rằng công việc này cần được tiến hành thường xuyên, có đầu tư
về thời gian, tâm sức thì sẽ đạt hiệu quả tích cực trong việc giảng dạy và thực hiện
các nhiệm vụ năm học. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá và các phản hồi từ phía
tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng
thường xuyên của tôi đạt được hiệu quả tốt hơn.

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH
Nguyễn Thị Huệ
13



×