Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT nội bộ tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư SXTM TRƯỜNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.18 KB, 41 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGĐ
KTV
BCTC
CPĐTSX&TM
SXKD
TK
BHYT
BHXH
BTC
KSNB
DN
UBKS
CDDC
TSCĐ

Ban giám đốc
Kiểm toán viên
Báo cáo tài chính
Cổ phần đầu tư sản xuất và thương
mại
Sản xuất kinh doanh
Tài khoản
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bộ tài chính
Kiểm soát nội bộ


Doanh nghiệp
Ủy ban kiểm soát
Công cụ dụng cụ
Tài sản cố định

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG SƠN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1.


CPĐTSX&TM TRƯỜNG SƠN.
Cơ sở hình thành:
Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Trường Sơn tiền thân là

đội thi công xây dựng công trình được thành lập từ tháng 1 năm 1999 chuyên thi
công xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng…. Với đội ngũ cán


bộ công nhân đông đảo và hệ thống máy móc thiết bị đầy đủ đội đã là nhà thầu
cho rất nhiêu công ty, tổng công ty, xây dựng nhiều công trình lớn quan trọng…
Đến đầu năm 2007 do nhu cầu công việc và sự lớn mạnh không ngừng cũng như
đáp ứng yêu cầu của các đối tác, khách hàng truyền thống, ban lãnh đạo đã
quyết định thành lập công ty cổ phần lấy tên là Công ty Cổ phần Đầu tư , Sản
xuất và Thương mại Trường Sơn đặt trụ sở tại xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm,
Hà Nội..

Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Trường
Sơn ( ECOSON )
Trụ sở chính: Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội .
Nhà máy sản xuất: Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội.
MST: 0102184155.
Email:
Website:


Quá trình phát triển:

Xác định Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng và là nền tảng để phát triển sang
các nước trong khu vực. Trong năm 2009, Công ty CPĐTSX&TM Trường Sơn
đã đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất sản xuất 100 triệu lít sơn
và 60 ngàn tấn bột trét mỗi năm, kinh phí 14,5 triệu USD tại Khu Công Nghiệp
Duyên Thái, đây là nhà máy sản xuất sơn lớn nhất của công ty hiện nay.
Về nguyên liệu sản xuất, áp dụng nguyên tắc kiểm tra đầu vào nghiêm ngặt, hầu
hết nguyên liệu sản xuất của công ty được nhập khẩu từ những công ty hóa chất
nổi tiếng và có uy tín.
Về mặt kỹ thuật, với dây chuyền công nghệ hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia kỹ
thuật giàu kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu, phát triển sản phẩm, song song đó
ECOSON đã tiến hành hợp tác kỹ thuật, mua các phát minh mới từ nước ngoài,
chủ yếu là Mỹ và châu Âu kết hợp với nghiên cứu, cải tiến nhằm đưa ra sản
phẩm chất lượng cao, phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.


Hơn nữa, việc tích hợp hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004, và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã
khẳng định rằng Công ty ECOSON đã đề ra chính sách phù hợp và cũng định
hướng cho việc cải tiến liên tục các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu càng cao về sản

phẩm sơn của thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Chính vì thế, sơn lót, sơn nội thất, sơn ngoại thất, bột bả do công ty ECOSON
sản xuất luôn được giới chuyên môn, kiến trúc sư, kỹ sư, thầu thợ chuyên nghiệp
sử dụng và đánh giá cao
Được thành lập từ đầu năm 2007, trong thời gian này kinh tế Việt Nam
ngày càng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, vì thế thị trường ngành
vật liệu xây dựng và trang trí nội thất nói chung, ngành sơn trang trí nói riêng
cũng sôi động không kém. Nắm bắt được điều đó công ty CPĐTSX&TM
Trường Sơn ra đời, bằng những bước đi vững chắc dần dần thương hiệu
ECOSON đã trở nên thân thuộc với khách hàng trên khắp các vùng miền của đất
nước.


Các thành tựu đạt được:
Hiện nay công ty CPĐTSX&TM Trường Sơn đã tìm được cho mình chỗ

đứng thực sự trong lĩnh vực hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất Việt
Nam. Cho đến nay sơn nội,ngoại thất ECOSON–sơn sinh thái đã được tiêu thụ
rộng khắp ở Việt Nam thông qua hàng trăm nhà phân phối và hàng ngàn cửa
hàng bán lẻ .Sản phẩm ECOSON bao gồm những mặt hàng quen thuộc như sơn
lót kháng kiềm nội- ngoại thất,sơn mờ nội – ngoại thất,sơn bóng lau chùi nội –
ngoại thất ,bột bả nội – ngoại thất ,chống thấm hệ trộn xi măng. Sản phẩm của
chúng tôi đã tham gia hoàn thiện cho nhiều khu đô thị mới ,khu tái định cư ,khu
công nghiệp trên cả nước như : Hòa Vượng ,Dương Nội ,Phan Rang ,Hải
Dương,Duyên Thái ,….và rất nhiều các công trình dân dụng khác .
1.2.

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CPĐTSX&TM TRƯỜNG SƠN.



1.2.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty CPĐTSX&TM
Trường Sơn
a. Chức năng
Ngoài ngành nghề kinh doanh chính là sản suất sơn và vật liệu xây dựng công ty
còn kinh doanh thêm một số ngành khác như:
-

Đầu tư chứng khoán;
Chuyên lắp đặt thi công các công trình kiến trúc, nhà cửa
Đầu tư bất động sản;
Kinh doanh gạch ốp lát, các thiết bị vệ sinh.

b. Nhiệm vụ
Để đảm bảo thực hiện các chức năng trên công ty đã đề ra một số nhiệm vụ
trước mắt và lâu dài sau:
- Hoàn thành các chỉ tiêu đã dặt ra.
- Tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà
nước thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, các văn
bản mà công ty đã ký kết.
- không ngừng cải thiện điều kiện lao động và đời sống cho cán bộ nhân
viên nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đảm bảo các chế độ BHYT,
BHXH.
- Mở rộng các mặt hàng kinh doanh – sản xuất, lĩnh vực kinh doanh.
- Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có trình độ
và khả năng.
c. Quyền hạn
- Tạo điều kiện cho công ty , áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng
cao kết quả kinh doanh và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

- Công ty hạch toán độc lập đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên
tắc của chế độ kế toán hiện hành.


- tự tạo nhiệm vụ, sử dụng nhân viên đúng mục đíchvà có hiệu quả để
đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và đầu tư.
- Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đầy đủ
năng lực, trình độ và khả năng.
1.2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty
a. Môi trường kinh doanh
Sơn là vật liệu rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Các công trình kiến
trúc, thiết bị máy móc, các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu thuyền
xe máy,.. các vật liệu trong nhà, đồ chơi trẻ em đều dùng đến sơn. Sơn được
dùng rộng rãi để bảo vệ và trang trí bề mặt của kim loại, gỗ, giấy, da, vải, cao
su, chất dẻo...Sơn chiếm địa vị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Chính vì vậy trong quá trình trong quá trình hoạt động của công ty chịu ảnh
hưởng của các yếu tố:





Nhu cầu thị trường
Chính sách nhà nước
Đối thủ cạnh tranh
Các yếu tố đầu vào, ra của sản phẩm và nguyên vật liệu

* Nhu cầu thị trường
Như đã nói ở trên, với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định như

hiện nay thì nhu cầu xây mới, hoàn thiện các công trình và sửa nhà của người
dân đang tăng cao chính vì thế nhu cầu về sơn cũng tăng theo.
* Chính sách nhà nước
Cũng như các ngành kinh doanh khác, ngành sản xuất sơn cũng chịu ảnh
hưởng rất lớn từ các chính sách của Nhà nước. Đặc biệt đối với công ty
CPĐTSX&TM Trường Sơn các yếu tố như thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá và
chính sách đòn bẩy có tác động không nhỏ tới hoạt động của công ty.
- Về thuế quan: Nhà nước đã quy định thuế suất xuất khẩu của mặt hàng
sơn dép là 0%, vì vậy đã tạo điều kiện thúc đẩy việc xuất khẩu. Hơn nữa khi xuất


khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài, mặt hàng này còn được hưởng chế
độ thuế quan phổ cập GSP với mức thuế suất thấp.
- Hạn ngạch (quota): hạn ngạch là một công cụ phi thuế quan nhằm hạn
chế lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất
khẩu giầy dép nói riêng phụ thuộc rất lớn vào hạn ngạch do nước nhập khẩu quy
định.
- Tỷ giá và chính sách đòn bẩy: cũng như việc xuất khẩu nói chung, xuất
khẩu giày cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của tỷ giá hối đoái và chính sách đòn bẩy
có liên quan. Công ty còn trong giai đoạn hoạt động chưa ổn định, vì vậy việc
duy trì một chính sách tỉ giá hối đoái thuận lợi là rất cần thiết.
* Đối thủ cạnh tranh
Mặt hàng sơn luôn có mức tiêu thụ lớn. Với khoảng 60 thương hiệu sơn
đủ loại như: Donasa, Á Đông, Hải Phòng, Kova, và một số hợp tác với các hãng
nổi tiếng trên thế giới như Nippon, ICI Dulux, Spec, 4 Oranges... Trong đó, chỉ
có khoảng 10 nhà sản xuất sơn cao cấp nhưng đã chiếm đến 65% thị phần. Cụ
thể, các hãng sơn ngoại đang chiếm ưu thế và dẫn đầu ngành sơn Việt Nam gồm
các thương hiệu ngoại như AkzoNobel (Dulux), 4Oranges (với các nhãn hiệu sơn
Mykolor, Boss, Spec, Expo), Jotun hay Nippon. Và những đại gia này vẫn không
ngừng đầu tư để giữ vững vị thế của mình. Chính vì thế công ty luôn phải tìm ra

giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả để không bị thụt lùi so với
các doanh nghiệp khác.
* Thị trường các yếu tố đầu vào
- Thị trường vốn: bất kỳ một công ty nào muốn hoạt động đều phải có vốn để
sản xuất kinh doanh.Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại và khả năng
tiến vào những lĩnh vực mới. Tuy nhiên khi hoạt động không phải công ty nào cũng
có khả năng tuyệt đối về vốn. Vì vậy sự dồi dào về nguồn vốn vay trên thị trường sẽ
giúp công ty trong việc giải quyết các vấn đề tài chính.


- Thị trường nguyên vật liệu đầu vào: nguyên vật liệu được xác định là yếu tố
chính trong giá thành sản phẩm. Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thì
việc tập trung quan tâm đến vấn đề nguyên vật liệu là rất cần thiết. Với sản
phẩm chính của công ty hiện nay là sơn thì nguyên vật liệu chính là
+TiO2
+SiO2
+Chất kết dính (Nhựa Acrylic, nhũ tương EVA)
+ Nhựa phản ứng nhiệt
+Bột tan
Các NVL chủ yếu được nhập từ nước ngoài nên giá thành cao ảnh hưởng không
nhỏ đến giá thành và sự cạnh tranh của công ty với các đối thủ. Để giảm thiểu
chi phí công ty đã xây dựng một quy trình sản xuất thích hợp để kiểm soát tránh
gây lãng phí NVL.
- Thị trường lao động: do đặc điểm sản xuất chủ yếu bằng máy móc nên nhu cầu
về lao động có tay nghề là rất lớn mà lao động có trình độ ở trong nước còn hạn
chế nên lực lượng lao động cũng thường xuyên thay đổi.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty CPĐTSX&TM Trường
Sơn
a. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty


Hội đồng

Ban kiểm soát


Ban thường trực
HĐTV

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc 1

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phó tổng giám đốc 2

Phòng
kế tài
chính

Phòng
kinh
doanh

Sơ đồ 1: tổ chức bộ máy công ty
b. chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
* Hội đồng


Phòng
quản lý
nhân sự


-Có vị trí đứng đầu công ty, giữ vai trò quyết định những vấn đề lớn trong công
ty.
*Ban kiểm soát
-Trực thuộc Hội đồng thành viên, có vai trò soát xét mọi hoạt động trong Công
ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên.
*Ban thường trực
-Bao gồm một số thành viên của hội đồng thành viên, chịu trách nhiệm trước hội
đồng thành viên và thay mặt hội đồng thành viên giải quyết những công việc
quan trọng của công ty nhưng chưa đến mức cần thiết phải họp hội đồng thành
viên.
*Tổng giám đốc
-Người chịu trách nhiệm trước nhà nước, có trách nhiệm phát triển và bảo toàn
vốn,là người đứng đầu công ty và lãnh đạo công ty và các phòng ban.
*Phó tổng giám đốc 1
-Phụ trách kinh doanh, tham gia giám sát chỉ đạo các phòng ban và thực hiện các
hợp đồng kinh tế với các đối tác.
*Phó tổng giám đốc 2
-Phụ trách kinh doanh các mặt hàng, chỉ đạo các phòng và các cửa hàng thương
mại.
*Phòng tổ chức hành chính
-Phòng hành chính tổng hợp có nhiệm vụ quyết định về công tác tổ chức của
công ty, tổ chức nhân sự, công tác đào tạo, bảo vệ tài sản và cung cấp hậu cần
cho công ty, quản lý công văn đến và đi….
-Tham mưu cho ban giám đốc công ty về tổ chức bộ máy KD và bố trí nhân sự

phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
-Xây dựng các chương trình, kế hoạch quy hoạch cán bộ, tham mưu cho ban
giám đốc định việc đề bạt, miễn nhiệm và phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý
công ty thuộc thẩm quyền của ban giám đốc công ty.
-Quản lý các hoạt động lao động, tiền lương cùng với phòng kết toán xây dựng
công quỹ tiền lương, các định mức về lao động tiền lương trong toàn công ty.
-Quản lý công văn giấy tờ sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện việc lưu trữ
các tài liệu trong công ty.


-Xây dựng các nội quy, quy chế làm việc, lao động trong công ty, xây dựng các
chương trình làm việc, giao ban, hội họp theo quy định hoặc bất thường.
-Thực hiện các công tác về đoàn thể thanh tra, bảo vệ nội bộ bảo vệ ,ôi sinh, môi
trường, phòng cháy chữa cháy trong công ty.
*Phòng kế toán tài chính
-Có nhiệm vụ trợ giúp Ban giám đốc trong việc điều hành, quản lý công ty, theo
dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế toán,
thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ công nhân viên…
-Tổ chức hạch toán kế toán ké e toán toàn bộ HĐKD của công ty theo đúng
ppháp luật kinh tế của nhà nước.
-Lập báo cáo tổ chức thống kê phương thức HĐKD để phục vụ cho kiểm toán
thực hiện kế hoạch của công ty.
-Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn
vốn, giải pháp các nguồn phục vụ cho KD của công ty.
-Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất các kế hoạch th, chi tiền mặt và các hình
thức thanh toán khác. Thực hiện quyết toán thuế theo quý, tháng, năm theo đúng
thời hạn. -Thực hiện tốt các công tác hạch toán kết toán kế toán giúp BGĐ công
ty quản lý chặt chẽ NVKD.
-Quản lý, lưu trữ chặt chẽ các sổ sách, chứng từ, tài liệu thuộc lĩnh vực tài chính
của công ty, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê, kế toán cho đội

ngũ cán bộ làm công tác kế toán của công ty.
*phòng kinh doanh
- Hướng dẫn và chỉ đạo đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm, kế hoach dài
hạn và tổng hợp các báo cáo về tình hình kinh doanh trong toàn công ty.
- phối hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng tổ chức và thực hiện có
hiệu quả các kế hoạch sử dụng vốn hàng hóa, kế hoạch marketing, kế hoạch sản
xuất…
- Trực tiếp triển khai và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các kế hoạch kinh
doanh, xuất nhập khẩu…
- Chuẩn bị các thủ tục giúp giám đốc công ty giao kế hoạch và xét duyệt hoàn
thành kế hoạch hàng năm của đơn vị trực thuộc.
*Phòng quả lý nhân sự


- Quản lý các hồ sơ nhân sự toàn công ty, giải pháp các thủ tục và chế đọ tuyển
dụng, thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật…
- Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các nhânviên để tham mưu cho cấp trên
- Có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý mang lại hiệu quả cao.
1.2.3. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
CPĐTSX&TM Trường sơn
Trong gần 5 năm hoạt động, tình hình hoạt động của công ty ngày càng
phát triển, thị trường khách hàng ngày càng mở rộng. Doanh thu của Công ty
tăng nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sơn. Ta có thể thấy một số chỉ tiêu
phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 –
2013: (đơn vị : triệu đồng)
CHỈ TIÊU

2011

2012


2013

171.096

338.772

147.648

293.636

17.905

23.448

45.136

16

3.823

7.684

5. Chi phí tài chính

1.393

0

3.479


6. Chi phí bán hàng

1.176

115

181

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

5.897

4.607

11.473

8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

9.455

22.550

37.722

9. Thu nhập khác

1.986

2.195


2.679

10. Chi phí khác

286

782

41

11. Lợi nhuận khác

1700

1.413

2.638

11.155
2788,7

23.963

40.359

5990,75

10.089,75


17.972,25

30.269,25

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

131.59

vụ

3
113.68

2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
4. Doanh thu hoạt động tài chính

12. Tổng lợi nhuận trước thuế
13. Thuế TNDN phải nộp
14. Lợi nhuận sau thuế

8

5
8.366,2


Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gai đoạn 2011 – 2013
Từ bảng trên có thể thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có

sự tăng trưởng nhanh và mạnh.
Trước hết là sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế: năm 2012 lợi nhuận sau
thuế tăng so với năm 2011 một lượng là 9.606,25 triệu đồng (tăng 114,82%).
Sang năm 2013 lợi nhuận của công ty lại tăng lên với mức cao ( tăng 12.297
triệu đồng tương đương 68,42%). Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế thì
đây là mức tăng trưởng rất cao
Tổng doanh thu: so với năm 2011, doanh thu thuần tăng 39.503 triệu đồng,
tương đương với tỉ lệ tăng là 30.02 %. Trong khi đó tỉ lệ tăng của năm 2013 so
với 2012 là 98 %. Tuy tỉ lệ tăng vượt trội, sự gia tăng cũng cho thấy công ty
đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất.
Tổng chi phí: năm 2011 tăng 1.896 triệu đồng, tức là tăng 30,2 %. Tỉ lệ
tăng tương ứng của năm 2012 so với 2011 chỉ là 8,9%. So với tốc độ tăng của
doanh thu thì tốc độ tăng của chi phí là lớn hơn. Vì vậy công ty cần chú ý quản
lý các nguồn chi phí sao cho đạt được tỉ suất lợi nhuận cao nhất.
Nhằm thực hiện phương châm: Luôn đi cùng sự phát triển của doanh nghiệp và
mục tiêu hoạt động của mình, trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng
các loại hình dịch vụ của mình với mục tiêu tăng tỷ trọng doanh thu trong lĩnh
vực sản xuất đầu tư, xác định giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư trên
nghiên cứu để có những sản phẩm an toàn và chất lượng nhất, xây dựng chương
trình phần mềm phục vụ công tác sản xuất và công tác quản lý Công ty, xây
dựng và quản lý trang Web phục vụ hoạt động quảng cáo và tiếp thị tới khách
hàng.
Kế hoạch phát triển của công ty trong những năm tới: phấn đấu trở thành
một trong thương hiệu đáng tin cậy cho các nhà thầu xây dựng tại Việt Nam và
là địa chỉ cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.



CHƯƠNG II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÔNG TY CPĐTSX&TM TRƯỜNG SƠN

2.1. TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách và thủ tục
nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm
việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm hiệu quả của các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ cung cấp một cách đầy đủ về việc xây dựng và thực hiện các quy
chế kiểm soát trong doanh nghiệp, từ đó giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro
kiểm soát, xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán
cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong đơn vị và bên
ngaoì đơ vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ
liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát là nền tảng của
các yếu tố khác trong hệ thống kiểm soát nội bộ và tạo nên màu sắc riêng của
một tổ chức.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan
điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong
doanh nghiệp. Trên thực tế, tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát
trong các hoạt động của một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý tại
doanh nghiệp. Nếu các nhà quản lý cho rằng công tác kiểm tra, kiểm soát là
quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi hoạt động trong đơn vị thì mọi
thành viên của đơn vị đó sẽ nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm tra, kiểm
soát và tuân thủ mọi quy định cũng như chế độ đề ra. Ngược lại, nếu hoạt động
kiểm tra, kiểm soát bị coi nhẹ từ phía các nhà quản lý thì chắc chắn các quy
chế về kiểm soát nội bộ sẽ không được vận hành một cách có hiệu quả bởi các
thành viên của đơn vị.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát:


Tư duy quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý công ty
Ban giám đốc công ty luôn coi kiểm soát là quan trọng và thông qua hoạt

động của mình cung cấp những mệnh lệnh rõ ràng cho các nhân viên về sự quan
trọng của kiểm soát giúp những thành viên khác trong tổ chức sẽ nhận thức được
điều đó và tuân theo một cách cẩn thận HTKS đã được thiết lập và hoạt động có
hiệu quả cao nhất.
Công tác kế hoạch
Cách thức điều hành là công tác kế hoạch. Hệ thống kế hoạch trong đơn
vị thường bao gồm: kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kế hoạch tiêu thụ; kế hoạch
khai thác, chăm sóc khách hàng; kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu; kế hoạch
đầu tư; kế hoạch tài chính; kế hoạch giá thành... Kế hoạch là mục tiêu để phấn
đấu, là căn cứ để ra các quyết định quản lý, đánh giá kết quả công việc và quan
trọng là căn cứ kiểm soát các hoạt động của đơn vị, như kiểm soát thực hiện kế
hoạch doanh thu, kiểm soát chi phí thực tế theo doanh thu thực hiện. Hệ thống
kế hoạch được xây dựng tốt thể hiện cách thức điều hành khoa học của người
quản lý DN.
Tính trung thực và các gía trị đạo đức do công ty xây dựng
Ban giám đốc luôn làm gương để giảm và xoá bỏ những động cơ và sự
cám dỗ mà có thể khiến cho các nhân viên sẽ không trung thực, phi pháp, hoặc
có những hành động phi đạo đức. Chúng cũng bao gồm giá trị truyền đạt thông
tin của một đơn vị và chuẩn mực cư xử với nhân viên thông qua việc thiết lập
các chính sách, điều lệ quản lý v.v...Người lãnh đạo gương mẫu, có hành vi cư
xử liêm chính, chuẩn mực trong việc ra các quyết định quản lý và cư xử với
nhân viên, nhân viên luôn tuân thủ và làm theo những quy định, nền nếp và văn
hóa của DN.
Cơ cấu tổ chức tại công ty


Luôn xác định rõ, đầy đủ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ
thống, mối quan hệ phối hợp và sự phân chia quyền lực và trách nhiệm rõ ràng.
Với công việc kiểm soát, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát của các cấp
kiểm soát trong đơn vị, như nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế hoạch, phòng kế

toán và lãnh đạo đơn vị trong việc kiểm soát quá trình mua vật tư nguyên liệu và
xuất vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh.
Chính sách nhân sự
Doanh nghiệp đã xây dựng được chính sách thích hợp, thỏa đáng về đánh
giá, đào tạo, thăng chức và đối đãi nhân sự để có được những nhân viên có năng
lực đáng tin cậy, giúp tạo ra môi trường làm việc thân thiện an toàn các nhân
viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình.
Môi trường bên ngoài
Đó là những tiến bộ công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành; thói quen
của người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụ; xuất hiện yếu tố cạnh tranh không
mong muốn ảnh hưởng đến giá cả và thị phần; đạo luật hay chính sách mới ...
Để tránh bị thiệt hại do các tác động từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, công ty
thường xuyên xác định mức độ rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, phân tích ảnh hưởng
của chúng, kể cả tần suất xuất hiện, từ đó vạch ra các biện pháp quản lý và giảm
thiểu tác hại của chúng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và truyền thông nội bộ
của công ty được tổ chức có thể bảo đảm tính chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác
thực, dễ nắm bắt và đến đúng người có trách nhiệm.
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán tài chính của công ty gồm 5 người được tổ chức theo mô
hình kế toán như sau:


Kế toán trưởng

Kế toán
vốn bằng
tiền và
thanh

toán

Kế

Kế

Kế

Kế

Toán

Toán

Toán

Toán

Tiêu

Hàng

TSCĐ,

Tiền

Thụ

Tồn


CCDC

Lương

kho

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán
*) Chức năng của phòng kế toán
Là công cụ quản lý điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế,
tài chính, kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn, kiểm tra tính hiệu quả trong
việc sử dụng vốn, bảo đảm chủ động trong sử dụng vốn. Theo dõi tình hình
biến động tài sản trong công ty, các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán
phản ánh đầy đủ chi phí và kết quả kinh doanh trong công ty, cung cấp thông
tin cho giám đốc. Qua đó đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh một cách
hiệu quả.


*) Nhiệm vụ của phòng kế toán
Tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán, vận dụng đúng đắn hệ thống
tài khoản kế toán, tổ chức hình thức ghi sổ hợp lý. Hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra
các bộ phận có liên quan việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép hạch toán ban
đầu hệ thống tài khoản kế toán, hình thức ghi sổ … Phản ánh chính xác, kịp
thời số lượng, chất lượng và giá thực tế từng loại NVL, CCDC…
Ngoài ra bộ máy kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản,
kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ kế toán của công ty theo quy
định.
2.2.1.1. Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
Đứng đầu phòng kết toán là kế toán trưởng và các nhân viên kế toán phụ
trách từng phần hành kế toán cụ thể, công việc của từng kế toán được phân công
cụ thể như sau:

a.

Kế toán trưởng
Chịu trách nhiệm điều hành chung công tác tổ chức kế toán của công ty.
Là người trực tiếp thông tin lên ban giám đốc công ty và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và chịu trách nhiệm về các thông số số liệu báo cáo, giúp ban giám
đốc lập các phương án dự trù tài chính.

b.

Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Kế toán căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra đối chiếu chứng
từ đảm bảo tính chính xác và trung thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trên
cơ sở chứng từ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định về chứng từ kế
toán của bộ tài chính quy định. Sau đó, tiến hành lập chứng từ thanh toán trình
kế toán trưởng và lãnh đạo duyệt.
Ghi chép tổng hợp và chi tiết các khoản vay, công nợ. Làm công tác thanh

c.

toán, kiển tra và hoàn chỉnh các bộ chứng từ gửi ra ngân hàng.
Kế toán tiêu thụ
Ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tình hình tiêu thụ:
doanh thu bán hàng, giá vốn, chi phí sản xuất… của công ty.’


-Theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, các khoản nợ phải trả, các
d.

khoản doanh thu, phân tích tình hình tiêu thụ.

Kế toán hàng tồn kho
Quản lý ghi chép về tình hình xuất nhập hàng hóa của doanh nghiệp, đồng

e.

thời cuối kỳ phải kiểm kê theo phương pháp đã chọn.
Kế toán tiền lương
-Tổ chức kiểm tra ghi chép số lượng lao động, thời gian lao động, khối
lượng công việc, kết quả lao động của từng người.
-Tính tiền lương BHXH phải trả cho từng người theo đúng chế độ quy
định, tính toán chính xác chi phí tiền lương, các khoản trích lương phân bổ cho
từng đối tượng hạch toán chi phí.
- Lập áo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phân

f.

tích tình hình lao động, tình hình thực hiện quỹ lương.
Kế toán TSCĐ, CCDC
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về việc mua sắm, sử
dụng, nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại TSCĐ,
lập bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ. Theo dõi tình hình biến động TSCĐ theo
các chỉ tiêu phù hợp. theo dõi sát sao sự thuyên chuyển TSCĐ giữa các nghiệp
vụ để tính đúng, tính đụci phí khấu hao TSCĐ một cách thích hợp nhất theo
phương pháp đã chọn.
2.2.1.2. Tổ chức hạc toán kế toán
a. chính sách kế toán
-Hình thức ghi sổ kế toán: hình thức nhật ký chung
-Niên độ kế toán của công ty là một năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01
tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm
-Đơn vị tiền tệ VNĐ ( việt nam đồng)

-Phương pháp kế toán TSCĐ: nguyên giá được xác định theo đúng
nguyên giá thực tế và khấu hao TSCĐ được xác định theo phương pháp khấu
hao bình quân theo thời gian.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
phương pháp hạch toán hàng tồn kho được áp dụng là phương pháp kê khai
thường xuyên.
-Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.


Chứng từ gốc

Sổ chi tiết

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ quỹ

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối tài khoản

Sơ đồ 3: quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
2.2.1.3 Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ theo quyết định
15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006

a) Các chứng từ về tiền tệ gồm:
- Phiếu thu: là căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp
tài khoản 111- Tiền mặt.

Báo cáo tài chính

- Phiếu chi: là căn cứ để thủ quỹ chi tiền, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp
tài khoản 111-Tiền mặt
- Biên bản kiểm kê quỹ: xác nhận số tiền tồn quỹ thực tế tại thời đIểm


kiểm kê.
b) Các chứng từ về tài sản cố định gồm:
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Biên bản bàn giao tài sản cố định
- Hoá đơn VAT
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
c) Các chứng từ về lao động tiền lương gồm:
- Bảng thanh toán tiền lương: là căn cứ để thanh toán tiền lương và phụ
cấp cho người lao động và đồng thời là căn cứ để thống kê tiền lương và lao
động trong Công ty. (bảng 3- trang 2)
- Bảng theo dõi chấm công: Theo dõi thời gian làm việc, nghỉ việc, nghỉ
BHXH, BHYT, làm căn cứ để tính lương và đóng BHXH, BHYT theo quy
định hiện hành của Nhà nước cho công nhân viên (bảng 2 – trang 1)
d) Các chứng từ về bán hàng gồm:
- Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT
- Bảng kê bán hàng
- Sổ chi tiết bán hàng

e) Các chứng từ về vật tư, hàng hoá gồm:
- Thẻ kho: làm căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Thủ kho có
nhiệm vụ ghi số lượng và thẻ kho. Mỗi loại vật tư được mở một thẻ kho riêng.
- Phiếu nhập kho: Là căn cứ để thủ kho nhập vật tư, hàng hóa, và là căn cứ
để kế toán ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 152, 153, 155, 156.
- Phiếu xuất kho: là căn cứ để thủ kho xuất kho vật tư, hàng hoá, ghi thẻ
kho và là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 152, 153, 155,
156.


2.2.1.4 Báo cáo kế toán tại công ty
Các báo cáo tài chính được lập tại công ty theo quyết định 15/QĐ - BTC.
Là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công
nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm có :
- Bảng cân đối kế toán (theo quý, năm)
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (theo quý, năm)
- Bảng lưu chuyển tiền tệ (theo năm)
- Thuyết minh báo cáo tài chính (theo cuối năm)
Các báo cáo trên được gửi tới các cơ quan sau :
- Chi cục tài chính doanh nghiệp
- Cục thống kê
- Cục thuế
- Các nhà đầu tư, và các đối tượng quan tâm khác...
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nội bộ như : Báo cáo
các khoản phải thu, phải trả, tình hình công nợ, tình hình xuất nhập khẩu các
sản phẩm, hàng hóa, phân tích kết quả về tài chính và các hoạt động sản xuỏt
kinh doanh trong xuất nhập khẩu các mặt hàng của công ty... Các báo cáo này
sẽ được gửi tới Ban giám đốc công ty


2.2.2. Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty
Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên do hội đồng cổ đông bầu ra
-Trưởng ban kiểm soát: ông Nguyễn Văn Hưng – cử nhân quản trị kinh doanh,
cử nhân luật.
-Ủy viên kiểm soát:
• Bà Bùi Thị Bích – cử nhân kế toán tài chính
• Bà Nguyễn Thị Vân Anh – cử nhân kế toán tài chính
Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát


1, Trưởng Ban Kiểm soát
Trưởng Ban Kiểm Soát có quyền và trách nhiệm: Triệu tập cuộc họp ban
kiểm soát; Yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc và cán bộ quản lý khác
cung cấp các thông tin liên quan để báo cáo ban kiểm soát; Lập và báo cáo của
ban kiểm soát sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để trình Đại
hội cổ đông.
2, Các thành viên trong ủy ban kiểm soát
Thành viên trong ủy Ban Kiểm Soát có trách nhiệm: Đề xuất lựa chọn công
ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề có liên quan; Thảo luận
với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu
việc kiểm toán; Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn pháp lý và
đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm
trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu cần thiết; Kiểm tra
báo cáo tài chính năm; Thảo luật những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ
các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán
viên độc lập muốn bàn bạc; Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và
ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty; Xem xét báo cáo của công ty về các
HTKSNB trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận; Xem xét những kết quả điều
tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.
Kiểm soát quản lý

Kiểm soát tính kinh tế và hiệu quả của cơ chế quản lý
Kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu: Đảm bảo tài sản cho đơn vị, đảm bảo độ
tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế đố pháp lý và đảm bảo
-

hiệu quả hoạt động và năng lực nhà quản lý.
Đảm bảo về tài sản của đơn vị: Kiểm soát tài sản cố định và tài sản vô hình, tài
sản phi vật chất tránh bị lạm dụng đánh cắp sử dụng vào mục đích khác gây tổn
hại đến tài sản của công ty.


-

Đảm bảo độ tin cậy của thông tin: Đảm bảo cung cấp các thông tin kịp thời về
thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trang hoạt động, phản ảnh đầy đủ

-

khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tê, xã hội.
Đảm bảo thực hiện các chế độ pháp lý: Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các
chính sách liên quan đến hoạt động của công ty; Ngăn chặn và phát hiện kịp thời
cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của công ty; Đảm
bảo việc ghi chép đầy đủ, chính xác cũng như việc lập báo cáo tài chính trung

-

thực, khách quan.
Đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý và năng lực quản lý: Các quá trình
kiểm soát trong công ty được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết
của các tác nghiệp. Định kỳ nhà quản lý đánh giá kết quả hoạt động trong công

ty với cơ chế giám sát của hệ thống nội bộ của công ty nhằm nâng cao khả năng
quản lý, bộ máy điều hành.
Kiểm soát về hoạt động nhân sự
Kiểm soát các chính sách do nhà quản lý đề ra, đảm bảo các mục tiêu đề ra
của kiểm soát nội bộ. Kiểm soát bộ phận nhân sự, kiểm soát tuyển dụng nhân sự,
kiểm soát báo cáo tình hình nhân sự, lập sổ, hồ sơ nhân sự. Đảm bảo việc đề
xuất, lập kế hoạch, phương án tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực thích hợp
theo các chế độ, chính sách về người lao động do Bam Giám Đốc ký duyệt và tổ
chức thực hiện. Đảm bào việc đào tạo nhân viên có ý thức và trách nhiệm với
công ty, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp để đưa
công ty phát triển.
Kiểm soát về chất lượng, công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai dự án

-

Kiểm soát việc thực hiện thiết kế: Mục tiêu kiểm soát là đảm bảo các định mức
chi phí thiết kế thuộc các dự án phù hợp với định mức theo quy định của nhà
nước và phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng công trình; đảm bảo chỉ tiêu
kỹ thuật do nhân viên kỹ thuật tính toán và thiết kế; đảm bảo giá cả vật tư sử
dụng để xây dựng phù hợp với định mức của nhà nước và với giá cả trên thị
trường.


×