Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tìm hiểu công tác quản lý tài nguyên và môi trường tại phòng tài nguyên và môi trường huyện na rì tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.52 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trường Đại Học
Tài nguyên và Môi trường trước khi kết thúc thời gian học tại trường. Một mặt là yêu
cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập làm
quen với công việc thực tế.
Để cho chúng em có thể nắm chắc kiến thức và tiếp cận với thực tế nhà trường đã
tạo điều kiện cho chúng em thực. Sau 8 tuần thực tập em nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo trong trường, các cô chú trong phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Na Rì cùng với sự góp ýcủa thầy Hoàng Ngọc Khắc, cho đến nay báo
cáo thực tập của em đã hoàn thành. Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh
nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và những ý kiến
đóng góp của các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hợn. Điều quan trọng là
những ý kiến của các thầy cô giáo sẽ giúp em có thể tiếp cận thực tế trong hoạt động
quản lý môi trường ngày càng tốt hơn và những kinh nghiệm phục vụ cho quá trình đi
làm sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Hoàng Ngọc Khắc đã giúp đỡ em trong quá
trình thực tập vừa qua.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa
và cũng xin cảm ơn các anh, chị các cô chú trong phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Na Rì. Đặc biệt cảm ơn chú Nguyễn Đình Lai Trưởng Phòng Tài Nguyên và
Môi Trường Huyện Na Rì đã tận tình hướng giúp đỡ em hoàn thiện bài báo cáo thực
tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LUC

2




DANH MỤC BẢNG

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề
Nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
công cuộc phát triển kinh tế đã tạo cho sự gia tăng phát triển trên mọi lĩnh vực của đời
sống. Từ khoa học công nghệ, các ngành công nghiệp đến đời sống, dịch vụ, nhu cầu
xã hội .tuy nhiên, sự gia tăng đó luôn tỉ lệ thuận với sức ép về các vấn đề môi trường.
chính vì thế yêu cầu đặt ra với xã hội nói chung và người làm công tác bảo vệ môi
trường nói riêng là rất lớn, trong đó đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ sư, cán bộ quản l ý
môi trường cho xã hội là đặc biệt quan trọng.
Với yêu cầu thực tiễn đó, Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Tài Nguyên và
Môi Trường Hà Nội đã rất chú trọng công tác tuyển sinh đào tạo, với những chương
trình ngày càng đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn .để củng cố cũng như áp dụng
kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập, mặt khác tiếp cận thực tế với người
làm công tác môi trường. Em đã được Khoa Môi Trường, Trường Đại Học Tài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Na Rì –
Tỉnh Bắc Kạn tạo điều kiện thực tập tại Phòng Môi Trường Huyện Na Rì trong thời
gian 8 tuần. Từ kết quả thực tập em đã thu được sau thời gian thực tập, em đã đúc kết
được những kiến thức quý báu để thực thiện bài báo cáo này.
II: Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu và nhiệm vụ của
chuyên đề:
1 ) Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu công tác quản lý tài nguyên môi trường ở Huyện Na Rì - Bắc Kạn
2) Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

a. Đối tượng thực hiện: Thực hiện chuyên đề “ tìm hiểu công tác quản lý tài nguyên
và môi trường tại phòng tài nguyên và môi trường Huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Kạn ” .
b. Phạm vi thực hiện:
- Chuyên đề được thực hiện tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì.
- Thời gian thực hiện chuyên đề: từ 09/2 /2015 đến 17/4/2015.
c. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội của địa phương,

4


- Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp này thực hiên thông qua trao đổi và thảo luận với các cán bộ địa
phương và giáo viên hương dẫn nhằm tháo gỡ vương mắc.
3) Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
Mục tiêu: hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt
động của cơ quan quản lý Môi Trường Huyện Na Rì – Tỉnh Bắc Kạn. Nắm được hiện
trạng môi trường và biện pháp quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường tại nơi thực tập , từ
đó đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ phù hợp .
Nhiệm vụ: hiểu được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt
động của cơ quan quản lý Môi Trường Huyện Na Rì – Tỉnh Bắc Kạn.
+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức cơ cấu đăng ký, xác nhận, kiểm tra và thực hiện cam
kết bảo vệ môi trường trên địa bàn.
+ Thu thập các số liệu môi trường trên địa bàn.
+ Các hình thức xử phạt và khắc phục.
+ Đưa ra đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm trên địa bàn.

5



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.

Vị trí và chức năng
Địa chỉ: Tổ 2B, thị trấn Yến Lạc huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
- Điện thoại 0281 3 884 165
- Địa chỉ Emai:
- Số điện thoại liên hệ của lãnh đạo phòng:
+ Điện thoại cơ quan: 0281 3 216 397
+ Điện thoại di động: 0979 554 523
a. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà
nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
b. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài
nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện
ban hành.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cấp xã.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền

sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp huyện.

6


- Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất
đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo phân
cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thống kê,
kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông
tin đất đai cấp huyện.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc
xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; thực hiện công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân cấp huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản (nếu có).
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và
đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ;
đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu
du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường
trên địa bàn; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều
kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.
- Điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc
thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
- Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện.

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi
chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và
môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định
của pháp luật.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công
tác được giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài

7


nguyên và môi trường cấp xã.
- Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo
quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Tổ chức thực hiện các dịch công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa
phương theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.

8


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Để thực hiện nội dung này em đã đọc, tham khảo và chọn lọc thông tin từ cổng

thông tin điện tử huyện Na Rì (phụ lục 1), và niên giám thông kê năm 2010 huyện Na
Rì. Kết hợp với trao đổi và thảo luận với các cán bộ địa phương và giáo viên hướng
dẫn nhằm tháo gỡ vương mắc.
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích
tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và
01 thị trấn với 232 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ khoảng 21 0 55’ đến 220 30’ vĩ
độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách thị xã
Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và Quốc lộ 3. Đời
sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như
đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà
nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.
1.1.2. Địa hình
Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng
hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500 m,
cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193 m, thấp nhất ở xã Kim Lư
với độ cao 250 m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng
thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc.
Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ
thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở
vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối
bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.


9


1.1.3. Thủy văn
Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và
sông Na Rì.
- Sông Bắc Giang: bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200 m thuộc xã Thượng
Quan (huyện Ngân Sơn) ở độ cao 1.100 m chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển
sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc sang tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na
Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6 km trên địa bàn các xã Lương Thượng, Lạng San,
Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư rồi đổ vào hệ thống sông Kỳ
Cùng (Lạng Sơn). Chiều rộng lòng sông trung bình (40 - 60 m), độ chênh cao giữa
sông và mặt ruộng khoảng 4 - 5 m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm đạt 24,2 m 3/s,
nhưng có năm vào mùa lũ lưu lượng lên tới 2.100 m 3/s (năm 1979, 1986). Ngoài ra,
thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như: suối Khuổi Súng,
suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung cấp lượng dòng chảy
đáng kể cho sông chính.
- Sông Nà Rì: bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850 m thuộc xã Yên Cư
(huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân
Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pác Cáp (xã
Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5 km, diện tích lưu vực 540 km 2, độ dốc bình
quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m 3/s. Sông Nà Rì là hợp lưu của một số suối chính:
suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo (xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã
Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với diện tích lưu vực 88 km 2 và lưu lượng dòng
chảy Q = 1,46 m3/s; suối Cư Lễ với diện tích lưu vực 15 km 2 và lưu lượng dòng chảy
Q = 0,25 m3/s.
Do ảnh hưởng của địa hình và cấu tạo địa chất đã chi phối mạng lưới sông suối
khá phức tạp trên địa bàn huyện. Phần lớn đồi núi sát thềm sông, thềm suối đã khống
chế quá trình bồi tụ phù sa, chính vì vậy trong huyện không có những cánh đồng rộng
lớn mà chỉ có những dải đất bồi tụ phù sa nhỏ, hẹp dọc theo các triền sông, triền suối.

Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều
ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào
mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác
sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một

10


phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Nhìn chung đất đai Na Rì
cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của
huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng
cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất.
1.2.2. Tài nguyên nước
1.2.2.1. Nước mặt
Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn
nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên
khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác
thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát
triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.
Tỷ lệ số dân đô thị và nông thôn được cấp nước sạch: 100% dân số thị trấn và
30% dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
Lượng thải các chất chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt đối với mỗi nguồn
nước tiếp nhận: chủ yếu là rác thải sinh hoạt, rác do khai thác, chế biến khoáng sản số
lượng ít vì trên địa bàn huyện chỉ có khu vực thị trấn Yến Lạc có hệ thống thu gom tập
trung vận chuyển rác thải. Các xã lân cận tự phát đổ rác ra kênh mương, sông suối.
Đối với nuôi trồng thủy sản: trên địa bàn huyện ô nhiễm nước với nuôi trồng
thủy sản hầu như là không có, vì sông suối ao hồ có nguồn gốc tự nhiên, ít bị ô nhiễm.

Đối với sản xuất nông nghiệp: chủ yếu bị ô nhiễm bởi phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Các vấn đề khác: nước thải từ các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, nông sản
và sửa chữa ô tô xe máy, số lượng ít nên tác động đến môi trường mặt ít, hoặc không
đáng kể.
1.2.2.2. Nước ngầm
Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua
tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở
các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Hiện nay, huyện có 66.949,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự
nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ
chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp. Rừng được
phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.

11


Rừng của Na Rì ngày nay liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên
và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy
tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, trong điều kiện hiện tại
thuộc tính phòng hộ của rừng đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa
đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rõ rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa
hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong
phú. Tuy nhiên, trong những năm qua, do rừng bị khai thác không theo quy hoạch
nhằm đáp ứng các nhu cầu trước mắt của người dân nên diện tích rừng đang bị suy
kiệt mạnh, diện tích rừng nhất là rừng gỗ quý hiếm giảm nhanh chóng và diện tích đất
trống đồi núi trọc tăng lên. Kể từ khi có chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường
giao đất, giao rừng cho nông dân nên diện tích rừng của huyện đã được phục hồi theo
hướng tích cực, độ che phủ rừng ngày càng được nâng cao. Đến nay độ che phủ rừng
của huyện đã đạt 66%. Thảm thực vật rừng của huyện được chia thành 2 dạng sau:

* Thảm thực vật tự nhiên
Rừng tự nhiên ở Na Rì chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt
đới, được phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều
tầng và nhiều loài có độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có
diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của huyện, của tỉnh mà
còn chung của cả nước. Các khu rừng này đã và đang được quy hoạch thành các vườn
rừng quốc gia, rừng đầu nguồn để bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái và các loài
động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam
thắng cảnh.
Các kiểu rừng khác ở Na Rì có diện tích không lớn, được phát triển trên địa hình
đồi lượn sóng và trên nhiều loại đất với cây tiêu biểu là khộp, có nơi xen kẽ khộp và
le, trúc, tre, nứa,... Đây là kiểu rừng thưa, cây lá rộng thường có một tầng duy nhất,
cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển được.
Rừng non tái sinh và cây bụi là kết quả của việc khai thác qua nhiều năm, rừng
cây lá rộng đã nhường lại cho cây non phát triển, cây cao từ 2 - 15 m, phân bố ở hầu
khắp các vùng trên địa bàn huyện, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với
thảm thực vật chủ yếu là các cây họ dầu, đậu, xoan, dẻ, gai, sim, cỏ lau... Hiện nay loại
rừng này là đối tượng bị khai thác mạnh nhất do việc chuyển mục đích sử dụng sang
trồng cây nông nghiệp.
Thảm cỏ tự nhiên: loại hình này là kết quả của nhiều lần khai phá, đốt nương làm
rẫy, các loại cây gỗ bị phá bỏ nhường chỗ lại cho thảm cỏ tự nhiên phát triển.

12


* Thảm thực vật trồng
Bên cạnh sự phong phú về thảm thực vật tự nhiên, thảm thực vật trồng ở Na Rì
cũng hết sức đa dạng về chủng loại với nhiều loại cây nhiệt đới điển hình như các loại
cây ăn quả... và nhiều loại cây lương thực khác.
Nhìn chung, Na Rì là huyện có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng

với nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do nạn phá
rừng cùng với công tác quản lý chưa được chặt chẽ đã làm cho nguồn tài nguyên
phong phú này có nguy cơ bị cạn kiệt.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng điểm,
tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn với các khoáng sản sau:
- Vàng (vàng sa khoáng): phân bố chủ yếu ở các xã Lương Thượng, Kim Hỷ và
Lạng San (xung quanh khối đá vôi dọc theo sông Bắc Giang), đây là loại khoáng sản
có trữ lượng tương đối lớn của Na Rì.
- Nhôm: phân bố chủ yếu tại xã Kim Hỷ.
- Atimon: được phát hiện tại khu Khum Mằn (xã Kim Lư); Khuổi Luông (xã
Lam Sơn) trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Loại khoáng sản này chưa được
nghiên cứu, thăm dò cụ thể nên chưa xác định được trữ lượng và chất lượng.
- Thủy ngân: theo điều tra trên địa bàn huyện có 2 điểm quặng tại khu vực Nà
Piệt và Tân An trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Tuy nhiên các điểm quặng này
có quy mô nhỏ, khả năng khai thác không cao.
- Đá vôi xây dựng: tập trung tại khu vực núi đá vôi Kim Hỷ, loại khoáng sản này
có trữ lượng lớn. Hiện tại đang được khai thác và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu
cầu xây dựng của nhân dân.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả về
chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại trên địa bàn đã có một số mỏ đang được khai thác,
trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khai thác hợp lý, khoa học và bảo vệ môi
trường sinh thái.
1.2.5. Tài nguyên du lịch
Huyện Na Rì có một số tài nguyên du lịch thiên nhiên rất kỳ vĩ, hứa hẹn đem lại
nhiều sự hấp dẫn cho du khách như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên
huyền bí và thác Nà Đăng cùng với thảm thực vật da dạng. Bên cạnh đó, khi kinh tế

13



phát triển, nhu cầu cần phát triển văn hóa chưa tương xứng, vì vậy, việc phục hồi và
xây dựng lễ hội Lồng Tồng được xem là bước khởi đầu cho chặng đường phát triển
văn hóa mới ở huyện Na Rì.
1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,… (trong
đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng). Trong suốt chiều dài lịch sử, Na Rì
luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Các lễ
hội văn hóa truyền thống phi vật thể vẫn được tổ chức thường xuyên như: Hội chợ
truyền thống Xuân Dương (ngày 23/5 âm lịch), lễ hội Lồng Tồng (ngày 8/01 âm lịch),
… Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù,
chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi
lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội, trong xu hướng hội nhập; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp
lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
xây dựng huyện Na Rì giàu, đẹp, văn minh.
1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường
Na Rì là huyện có địa hình cao, nhiều dãy núi, nhiều thác ghềnh, hang động. Đan
xen là những sông, suối, những dải đồi, những khu rừng tự nhiên, những vùng cây
công nghiệp đan xen với những đồng lúa tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng,
phong phú. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên, những bản,
làng đặc trưng của người dân tộc vùng cao như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động
Nàng Tiên huyền bí, thác Nà Đăng,...
Tuy nhiên, môi trường tự nhiên của Na Rì cũng đã và đang bị xâm hại, diện tích
rừng bị suy giảm trong một thời gian dài. Cùng với sự mất rừng là sự suy giảm tới
mức báo động các lâm sản và động vật quý hiếm, dẫn đến sự suy giảm sinh thái, xói
mòn đất. Nguồn nước của các con sông lớn trong mùa khô thường bị cạn kiệt, hiện
tượng lũ, lụt gây sạt lở đất và lũ quét đôi khi xảy ra.
Na Rì có tốc độ đô thị hóa chậm, các hoạt động công nghiệp chưa phát triển. Tại
các điểm dân cư tập trung có mật độ xây dựng lớn, các khu chợ, các khu dịch vụ, khu

vực khai thác mỏ… đặc biệt một số khu vực ở sông Bắc Giang, nước sông bị ô nhiễm
nặng do việc khai thác mỏ vàng sa khoáng, cát, sỏi bừa bãi và chưa được xử lý
nghiêm. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp, những tập quán
sinh hoạt của đồng bào dân tộc,… cũng gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ.
Từ các đặc điểm trên, trong giai đoạn tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn

14


lợi để phát triển kinh tế - xã hội cần có các biện pháp bảo vệ và trồng rừng, quản lý
khai thác các nguồn tài nguyên, tổ chức xử lý chất thải, nước thải trên từng địa bàn đặc
biệt ở các khu khai thác khoáng sản, cụm, điểm công nghiệp và đô thị.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NA RÌ
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Bắc Kạn trong những năm qua, nền
kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan
trọng về nhiều mặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi, trường học,
bệnh viện, các công trình văn hóa phúc lợi; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
được nâng cao.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 317 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 16 tỷ
đồng, bình quân mỗi năm tăng 3,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010
của huyện đạt 8,5 triệu đồng/người.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010 đạt
9%/năm. Trong đó:
+ Khu vực kinh tế nông nghiệp tăng 7,00%;
+ Khu vực kinh tế công nghiệp tăng 22,9%;
+ Khu vực kinh tế dịch vụ tăng 15,4%.
Trong năm 2010 tổng nguồn thu nhân sách trên địa bàn huyện đạt 32.400
triệu đồng, tăng so với năm 2009 là 8,424 triệu đồng.

Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2005 - 2010
Năm 2005
Chỉ tiêu

Giá trị

Năm 2010
Cơ Cấu Giá trị

Cơ Cấu

(tỷ đồng) (%)

(tỷ đồng)

(%)

Giá trị sản xuất (giá hiện hành)

153,7

100

317

100

Khu vực kinh tế nông nghiệp

102


58.9

175

55

Khu vực kinh tế công nghiệp

28,1

16,2

60

19

Khu vực kinh tế dịch vụ

23,6

24,8

82

26

15



Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi khá đều theo hướng tích cực ở
cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hướng, phù hợp với xu
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và của cả nước và phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp tăng khá
nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất của huyện, cùng với đó
cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện, đặc biệt là giao thông, giáo dục, y tế,
bưu chính viễn thông,... đã giúp huyện Na Rì phát triển trở thành một huyện hiện
đại trong tương lai không xa.
Tuy nhiên sự tăng trưởng của khu vực kinh tế công nghiệp vẫn còn chậm và chưa
ổn định. Các nhóm ngành kinh tế cần phải được sắp xếp lại để dịch vụ nông nghiệp
phát triển nhằm phát huy thế mạnh theo định hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường sinh thái.
2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc
ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua, các cấp
Ủy, Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư phát triển
các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp, nên ngành nông - lâm
nghiệp của Na Rì phát triển khá toàn diện. Trong năm 2010 giá trị sản xuất của khu
vực kinh tế nông nghiệp đạt 55% giá trị sản xuất xuất của toàn huyện.
2.2.1.1. Ngành sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Đến nay ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ đạo của huyện, cây trồng
chính là lúa ruộng và ngô. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2010 thực hiện được
8.724 ha, tăng so với năm 2009 là 373 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
28.000 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 879 kg/người/năm. Giá trị tăng thêm
ngành nông nghiệp đạt 8 tỷ đồng, hệ số sử dụng đất cả năm đạt 1,71%. Thành tựu nổi
bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa
bàn huyện. Trong đó sản xuất nông nghiệp, trồng trọt giữ vai trò chính, sau là chăn

nuôi và cuối cùng là dịch vụ.
Bảng 2: Diện tích, sản lượng một số sản phẩm nông sản chủ yếu năm 2010

16


TT

Loại sản phẩm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Lúa

3.471,70

15.598

2

Ngô

3.414,90

11.938,49


3

Đậu tương

297,72

289,27

4

Lạc

239,7

253,90

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 huyện Na Rì)
* Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được coi trọng, đáp ứng được nhu cầu về sức kéo,
thực phẩm và dần trở thành hàng hóa. Công tác thú y được quan tâm, đặc biệt như
triển khai công tác tiêm phòng dịch cúm gia cầm, phun thốc khử trùng tiêu độc trên địa
bàn huyện.
Đàn gia súc, gia cầm phát triển nhanh nhưng chưa thật ổn định, tổng đàn năm
2010 giảm so với cùng kỳ năm 2009. Tổng đàn năm 2010 có:
- Trâu: có 13.428 con, giảm so với năm 2009 là 837 con;
- Bò: có 1.509 con, giảm so với cùng kỳ năm 2009 là 400 con;
- Ngựa: có 575 con, tăng so với năm 2009 là 178 con;
- Dê: có 671 con, giảm 263 con;
- Lợn: có 24.132 con, tăng 1.386 con.
- Tổng đàn gia cầm hiện có 277.055 con, tăng so với cùng kỳ năm 2009 là

34.201 con.
Mặc dù góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
của huyện trong thời gian qua, song tốc độ phát triển chăn nuôi nhìn chung còn chậm
và mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, chưa tạo
ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn và ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến
trong huyện cũng như trong vùng.
* Dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển. Dịch vụ mới phát triển trong lĩnh vực
làm đất, tưới tiêu nhưng ở mức độ hạn chế. Các mặt dịch vụ khác trong nông nghiệp
như: sản xuất cung ứng giống, vật tư trong nông nghiệp tính trong lĩnh vực lưu thông.
Dịch vụ khoa học trong nông, lâm nghiệp không tính hết vì thế giá trị dịch vụ nông
nghiệp đạt thấp.

17


2.2.1.2. Ngành lâm nghiệp
Công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng thường xuyên được quan
tâm, tuy nhiên tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ quí hiếm vẫn xảy ra và ngày càng
phức tạp, đặc biệt là tại khu rừng giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ với
các huyện khác. Năm 2010 tổng diện tích trồng rừng đạt 1.324,23 ha, tăng so với năm
2009 là 817,90 ha. Trong đó:
- Trồng rừng theo dự án 661 được 848,04 ha: trong đó có 55,08 ha là trồng rừng
phòng hộ và 792,96 ha là trồng rừng sản xuất.
- Trồng rừng nguyên liệu đạt 110,55 ha (trong đó dân tự bỏ vốn trồng rừng là
365,60 ha).
Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện trong những năm gần đây có xu hướng
tăng, năm 2010 đạt 18 tỷ đồng.
Công tác bảo vệ, quản lý rừng được chú trọng. Diện tích rừng bị phá giảm nhiều
so với những năm trước. Công tác chăm sóc và tu bổ rừng được thực hiện thường

xuyên, hiện nay một số diện tích rừng trồng có thể khai thác gỗ, bổ sung nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất mộc dân dụng.
Tóm lại, ngành lâm nghiệp của huyện Na Rì trong thời gian qua đã đạt được một
số kết quả quan trọng, song nhìn chung chưa phát triển mạnh. Mặc dù rừng và nghề
rừng có liên quan đến gần 70% dân cư trong huyện (đặc biệt ở vùng cao và vùng xa
cuộc sống của gần 100% dân cư liên quan trực tiếp đến rừng), song rừng chưa tạo
được nhiều việc làm thường xuyên, thu nhập của những người làm nghề rừng còn
thấp, kinh tế rừng chưa thực sự đóng góp tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo.
Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa bảo đảm được chức năng
phòng hộ của khu vực.
2.2.1.3. Ngành nuôi trồng thủy sản
Là một huyện miền núi nên ngành thủy sản không phát triển mạnh. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, trên cơ sở tận dụng mặt nước sông, các công trình thủy lợi,
hồ, đập, việc nuôi cá nước ngọt được chú trọng và phát triển, góp phần vào chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Trong năm 2010 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 284 ha, tăng so
với năm 2005 là 52,50 ha. Trong đó diện tích ruộng là 22 ha, diện tích ao là 261,73 ha.
Sản lượng cá ước đạt 390,6 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 2.345,93 triệu
đồng, tăng 788,22 triệu đồng so với năm 2005, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

18


8,13%/năm.
Nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa
bàn huyện là đúng hướng, có hiệu quả, tạo cơ hội phát triển kinh tế với tốc độ nhanh.
Huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tuyên
truyền đưa giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng; mở rộng các hoạt
động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cung ứng giống, phân bón, thuốc thú
y, thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên nhiều vùng vẫn còn mang tính quảng canh, sản

xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt và
chăn nuôi còn hạn chế. Một yếu tố cần nhấn mạnh là thời tiết không thuận đã ảnh
hưởng tới năng suất nông nghiệp.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: khai thác kim loại
(vàng), điện năng, sản xuất gạch, vôi, đá, cát sỏi, đồ mộc, may mặc tiếp tục được
duy trì. Tổng giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh là 10.738,51 triệu đồng (theo
giá hiện hành), trong đó giá trị công nghiệp khai thác đạt 2.079,5 triệu đồng, giá trị
công nghiệp chế biến đạt 8.502,557 triệu đồng, giá trị sản xuất phân phối điện nước
đạt 156,45 triệu đồng.
Sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện được sản xuất
trực tiếp từ các nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu nông - lâm sản tại chỗ,
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất tại địa phương. Tuy nhiên, để sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu tại chỗ cần có những cơ sở chế
biến. Điều này đòi hỏi có cơ chế thông thoáng hơn để thu hút vốn đầu tư và công nghệ
từ bên ngoài, nâng cao hơn nữa giá trị sản xuất tại chỗ.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp đã mạnh dạn mở rộng sản xuất
đáp ứng một phần nhu cầu của địa phương, góp phần làm tăng đáng kể giá trị sản xuất
công nghiệp cũng như thu hút thêm lao động, tạo việc làm trong lĩnh vực công nghiệp
trên địa bàn huyện.
Công nghiệp cơ khí của huyện chậm phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu phục
vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản. Các cơ sở cơ khí, tiểu thủ công
nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là gia công công cụ cầm tay, sửa chữa công cụ, kim khí tiêu
dùng. Các làng nghề truyền thống còn rất hạn chế, chưa được quan tâm khôi phục và
phát triển.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Thương mại, dịch vụ ngày càng có nhiều chuyển biến, các chợ trên địa bàn

19



huyện hoạt động đều, nguồn thu trong năm tại chợ huyện đạt 322 triệu đồng năm
2010. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển; hàng hóa
đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng giá trị kinh
doanh thương mại dịch vụ trong năm đạt 34,10 tỷ đồng.
Thị trường hàng hóa phong phú, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và phục vụ đời
sống của nhân dân trên địa bàn huyện, giá cả mặt hàng tương đối ổn định, các mặt
hàng chính sách xã hội được niêm yết công khai giá bán theo quy định.
2.3. Thực trạng phát triển dân số, lao động, việc làm
2.3.1. Dân số
Hiện nay toàn huyện Na Rì có 37.351 người, trong đó dân số nam có 19.086
người, chiếm 51,10% dân số toàn huyện, dân số thành thị có 3.402 người, chiếm
9,14% dân số toàn huyện.
Mật độ dân số bình quân của huyện là 37 người/km 2, phân bố không đồng đều.
Trên địa bàn huyện gồm có các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông,..., tốc độ tăng
dân số tự nhiên là 1,85%.
2.3.2. Lao động việc làm
Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 23.777 người, chiếm 61,14% tổng
dân số toàn huyện, trong đó lao động trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp có 18.075
người, chiếm tỷ lệ lớn 48,60%; lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ còn thấp
như: lao động khai thác mỏ có 35 người, lao động công nghiệp chế biến có 291 người,
xây dựng có 239 người....
Nhìn chung số lao động tham gia vào lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện chưa thật sự hợp lý. Nguồn lao động dồi dào song số lao động qua đào tạo
chưa cao. Tình trạng không có việc làm ðối với thanh niên học sinh mới ra trýờng
cũng là vấn ðề bức xúc cần giải quyết, ðặc biệt là trong khi chuyển dịch cõ cấu kinh tế
còn chậm, cơ cấu lao động chưa cân đối nặng nề về sản xuất nông nghiệp, các ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển chậm gây hạn chế
rất lớn đến khẳ năng khai thác nguồn nhân lực của huyện.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của huyện với
diện tích 421,45 ha, chiếm 0,50% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị có 3.402
người, chiếm 9,14% dân số toàn huyện, bình quân diện tích đất đô thị là 806

20


người/km2. Trong đó: đất ở đô thị có 21,52 ha, tương ứng với bình quân diện tích đất ở
mỗi hộ là 165,54 m2; đất nông nghiệp trong đô thị còn 289,49 ha, đất xây dựng đô thị
có 56,28 ha.
Trong những năm qua bộ mặt của thị trấn đã có nhiều thay đổi, các công trình
xây dựng cơ bản đã và đang được đầu tư xây dựng. Mạng lưới giao thông, điện chiếu
sáng, hệ thống thoát nước, mạng lưới thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình,... cơ
bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
2.4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm địa hình và lịch sử phát triển, Na Rì là một huyện miền núi với
nhiều dân tộc anh em sinh sống nên khu dân cư nông thôn được phát triển với nhiều
hình thức khác nhau, tùy thuộc và địa hình, múc sống của từng khu vực, với các điểm
dân cư truyền thống như làng, bản. Huyện có 21 xã với diện tích 808,52 ha, chiếm 0,95% diện
tích tự nhiên, với dân số là 33.949 người, bình quân 239,63 m2 /người dân nông thôn.
Khu dân cư nông thôn được hình thành trên cơ sở các dòng họ, làng, bản phụ thuộc chủ
yếu vào nông - lâm nghiệp. Quy mô làng bản cũng phụ thuộc vào dân tộc, điều kiện địa hình để
có thể đảm bảo được cuộc sống của người dân. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực
nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý
chặt chẽ nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Việc bảo vệ môi trường ở các khu dân cư nông
thôn còn nhiều hạn chế, chất thải (đặc biệt là chất thải của gia súc, gia cầm,...), rác thải sinh hoạt
chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, chưa cố định cụ thể gây ô nhiễm nguồn
nước, không khí, môi trường đất,...
Trong những năm qua, được sự đầu tư của cấp ngành trong tỉnh, hiện trạng cơ sở hạ tầng

của khu vực nông thôn ngày một được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của
nhân dân, đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc thiểu số.
2.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
2.5.1. Giao thông
Na Rì có một hệ thống giao thông đối ngoại gắn liền với các trục đường quan trọng của
khu vực vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các trục này nối các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với
Đồng Bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quốc lộ 3B chạy qua huyện Na Rì
và đi Lạng Sơn là tuyến đường quan trọng liên kết các Quốc lộ 1, 2 và 3 thành một hệ thống.
Tỉnh lộ 279 từ phía Bắc tỉnh Tuyên Quang qua các huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Đây là
tuyến đường có điều kiện thuận lợi, liên kết kinh tế Na Rì với các địa bàn phát triển khác, giúp
khai thác tốt những thế mạnh của huyện, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi rừng, du
lịch và các cơ hội phát triển bên ngoài.

21


Trong những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư nâng cấp và
được đánh giá có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, đầu tư toàn diện, đặc biệt đối với vùng
định canh định cư, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có
đường ô tô đến trung tâm.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những tuyến đường liên xã, liên thôn, bản rất dày đặc
với chiều dài 348 km. Tuy nhiên, khả năng khai thác của các tuyến đường này còn nhiều hạn
chế, do chất lượng đường còn xấu, hạn chế việc đi lại của người dân trong huyện, đặc biệt là
những tuyến đường vào các thôn, bản trong mùa mưa. Trong thời gian tới cần được đầu tư và
nâng cấp để đảm bảo việc đi lại của người dân trong cả năm.
2.5.2. Thủy lợi
Trong những năm qua, hệ thống thủy lợi của huyện được tỉnh và huyện chú
trọng đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đã xây dựng được những công trình thủy lợi
phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân, xây dựng hồ chứa, đập dâng, kiên cố
hóa kênh mương, sửa chữa những đập bị hư hỏng, đầu tư công trình thủy lợi vừa và

nhỏ vùng đồng bào định canh, định cư, phục vụ tưới, tiêu và chống xói mòn cho
hàng trăm ha ruộng.
Trên địa bàn huyện Na Rì hiện có 108 công trình thủy lợi, trong đó có 13 hồ
chứa nước; 92 đập kênh kiên cố hóa; 03 công trình trạm bơm; tổng chiều dài kênh
mương được kiên cố hóa là 125.881 m. Với các công trình thủy lợi trên thì hàng năm
trên địa bàn huyện Na Rì đã có 2.264,40 ha đất nông nghiệp được tưới bằng hệ thống
công trình thủy lợi trên.
Được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và từ các nguồn vốn
khác, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất
lương thực trên địa bàn huyện. Nhiều công trình đã hoàn thành, bàn giao và được đưa
vào sử dụng. Nguồn vốn thuộc các Chương trình 135, 120 đã đầu tư xây dựng các
công trình thủy lợi cho những diện tích đất nông nghiệp trước đây chỉ sản xuất 1 vụ
lên 2 vụ, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống đồng bào vùng cao.
2.5.3. Giáo dục đào tạo
Công tác giáo dục ngày càng được quan tâm và chú trọng, chất lượng giáo dục
ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục được đầu tư
ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng. Qua các chương trình, dự án cùng với sự
đóng góp của nhân dân trong huyện, hệ thống trường học đã được hoàn thiện một
bước. Tính đến năm 2010, hiện trạng cơ sở vật chất các cấp học trên địa bàn toàn
huyện như sau:

22


- Khối mẫu giáo: có 20 trường, 153 lớp, 2.111 cháu, 140 phòng học và 163 giáo viên.
- Khối tiểu học: có 13 trường, 194 lớp, 248 phòng học, 2.368 học sinh và 266
giáo viên.
- Khối trung học sơ sở: có 14 trường, 107 lớp, 144 phòng học, 2.604 học sinh và
có 225 giáo viên.
- Khối trung học phổ thông: có 01 trường, 30 lớp, 19 phòng học, 1.241 học sinh

và 62 giáo viên.
2.5.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Mạng lưới y tế đã được xây dựng từ huyện xuống tới xã đảm bảo chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân. Đến nay trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa với 100 giường
bệnh và 22 trạm y tế xã, thị trấn trong đó có 03 trạm Y tế đa khoa khu vực. Toàn ngành có
185 cán bộ y tế trong đó có 26 bác sỹ, 61 y sỹ, 74 y tá nữ hộ sinh và có 8 cán bộ dược với
01 dược sỹ cao cấp, 06 dược sỹ trung cấp, 01 dược tá.
Ngành y tế chỉ đạo chủ động nắm tình hình trong phòng, chống dịch bệnh; duy trì
thường xuyên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân; củng cố mạng lưới y tế cơ sở
và duy trì các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; giám sát việc triển khai thực hiện các
chương trình mục tiêu y tế quốc gia trên địa bàn; thường xuyên tuyên truyền giáo dục
kiến thức về sức khoẻ, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm…Từ đầu năm
đến nay trên địa bàn huyện chưa có dịch bệnh lớn xảy ra. Đã tổ chức khám bệnh ở cả 2
tuyến cho 60.596 lượt người, so cùng kỳ giảm 7.685 lượt người; trẻ em dưới 1 tuổi
được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin phòng bệnh đạt 100%, uống vitamin A đạt
100%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 99%. Chủ động triển khai thực hiện các
biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm A/H1N1.
Thường xuyên theo dõi biến động dân số; triển khai thực hiện chiến dịch kế
hoạch hóa gia đình đến vùng khó khăn theo kế hoạch, đạt kết quả khá; quan tâm
công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, triển khai thực hiện tháng hành động vì
trẻ em. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịt lễ tết. Tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng toàn huyện giảm còn 17% so với cùng kỳ năm 2009.
2.5.5. Văn hóa thể dục thể thao
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao nhân dịp các ngày truyền
thống và lễ lớn của đất nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tổ chức
thành công Đại hội thể dục thể thao huyện lần thứ 4; tham gia Hội chợ triển lãm
thương mại Tỉnh và các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Bắc

23



Kạn. Phối hợp kiểm tra và quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá trên địa
bàn, tuy nhiên công tác kiểm tra chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Duy trì cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, năm 2010
toàn huyện có 26 làng văn hoá (duy trì 11 làng, đang đề nghị công nhận năm thứ hai 6
làng, công nhận mới 22 làng); 89 khu dân cư tiên tiến và 4.859/8.325 gia đình đạt danh
hiệu gia đình văn hoá.
Thường xuyên duy trì tiếp sóng các chương trình của Đài Truyền hình, Đài Tiếng
nói Việt Nam và phát lại các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền
hình tỉnh Bắc Kạn theo lịch quy định. Phản ánh kịp thời hoạt động trên các lĩnh vực
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện.
2.5.6. Bưu chính viễn thông
Ngành bưu chính viễn trong trong những năm qua đã có những phát triển nhất
định, đảm bảo được yêu cầu lãnh đạo và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
liên lạc của nhân dân. Trong năm đã phủ sóng hòa mạng di động Vinaphone cho 07
trạm BTS tại 07 xã. Hiện nay, 22/22 xã, thị trấn đã được phủ sóng phát thanh, 9/22 xã,
thị trấn đã được phủ sóng truyền hình, 22/22 xã thị trấn có trạm truyền thanh. Tính đến
nay trên toàn huyện có 8.031 thuê bao điện thoại cố định, bình quân đạt 21,57 thuê
bao/100 dân. Mạng lưới internet cũng từng bước được đầu tư phát triển, tính đến nay
toàn huyện có 511 thuê bao.
2.5.7. Năng lượng
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước phát triển nhanh
góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, điện khí hóa nông
thôn. Đến nay tất cả 22/22 xã, thị trấn đã có điện, số hộ sử dụng điện, đạt tỷ lệ 83%.
Nhìn chung công tác triển khai mạng lưới điện trên địa bàn huyện có phát
triển, số hộ dùng điện tăng đáng kể, hiện nay tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện đều có lưới điện góp phần vào việc hình thành sự phát triển của các ngành
nghề trong nông thôn.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG

1. Thuận lợi
Na Rì có các tuyến Quốc lộ 3B và Quốc lộ 279 đi từ các tỉnh miền núi phía Bắc,
chạy qua nối với các tuyến Quốc lộ 1, 2, 3 và khu vực biên giới với các tỉnh đồng bằng
sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nhiều địa bàn phát triển khác.

24


Các điều kiện về kết cấu hạ tầng, đất và nước (nước mặt, nước ngầm), cũng như
các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn nguyên liệu nông - lâm thổ sản phong phú…
là những lợi thế lớn để Na Rì tiếp tục phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Cùng với hệ thống giao thông đang được hoàn thiện, nguồn tài nguyên du lịch
phong phú (động Nàng Tiên và nhiều danh lam thắng cảnh khác) có điều kiện để liên
kết với những tuyến, điểm du lịch quan trọng trong tỉnh và các tỉnh lân cận hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước. Ngoài nông - lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch là hướng
phát triển đầy tiềm năng và có thể đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế của huyện.
2. Những khó khăn thách thức
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã hình thành về cơ bản
nhưng cũng nhiều yếu kém, hạn chế. Bên cạnh đó, do dân cư còn thưa, các ngành công
nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
Khai thác những lợi thế của khu vực I (khai khoáng, nông - lâm sản) đang đem
lại những thành tựu ban đầu cho phát triển kinh tế. Trong tương lai sự đóng góp của
chúng sẽ hạn chế, đồng thời khai thác các mỏ quặng sẽ có những tác động xấu tới môi
trường sinh thái của huyện. Để nâng cao giá trị của các ngành lợi thế, Na Rì cần hướng
vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhằm tăng thêm giá trị tại chỗ của các
mặt hàng nông - lâm sản, khoáng sản, đảm bảo thương hiệu trên thị trường, khai thác
tiềm năng du lịch. Trong điều kiện hiện nay, đây là một thách thức lớn cần có thời gian
và môi trường đầu tư thuận lợi (để có thể thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, hệ
thống kết cấu hạ tầng cần được xây mới và nâng cấp..).
Sự đồng nhất về các sản phẩm nông - lâm nghiệp ở khu vực Miền núi phía Bắc,

làm cho các sản phẩm sản xuất trên địa bàn huyện sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn,
đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, sức ép này sẽ càng lớn hơn.
Tập trung khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ môi trường bị
suy thoái, độ che phủ của rừng bị giảm. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng và
phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra đối với Na Rì.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; số lao động có kỹ thuật đang làm việc có
năng lực trình độ chuyên môn không theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế vẫn
còn nhiều.
IV. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
Tổ chức bộ máy của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì:

25


×