DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn
ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh
nghiệp. Xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các
doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường của mình. Trong
đó có hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài. Đối với các nước
đang phát triển như Việt Nam, sự thiếu thốn về vốn, trình độ quản lý, tiến bộ khoa
học công nghệ thì gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là một bước để
tạo lập một nền công nghiệp hiện đại, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Thông qua phương thức gia công quốc tế mà các nước đang
phát triển với năng lực sản xuất hạn chế có cơ hội tham gia vào phân công lao động
quốc tế, khai thác được nguồn tài nguyên lao động sẵn có, qua đó có thể giải quyết
được vấn đề việc làm cho xã hội.
Trong những năm gần đây, hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước
ngoài ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
nền kinh tế của Việt Nam. Do đó vai trò quản lý của Nhà nước về Hải quan ngày
càng được đề cao và không ngừng hoàn thiện. Với vai trò quản lý Nhà nước về Hải
quan, Hải quan Việt Nam luôn đề cao việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu,
hoạt động thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động kiểm tra, giám sát về hải
quan, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước thực hiện đúng các quy định về
pháp luật hải quan trong quy trình thông quan hàng hóa. Qua đó nhằm tạo môi
trường thuận lợi cho hợp tác, thuonwh mại đầu tư, xuất nhập khẩu và tang cường
hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc
độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có hoạt động nhận gia công
cho thương nhân nước ngoài.
Để thông quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài một
cách nhanh chóng, chính xác, không để tồn đọng hợp đồng gia công thì nhiệm vụ
trước mắt đối với cơ quan Hải quan hiện nay là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát Hải quan. Bởi trong quá trình kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài hiện nay có rất
nhiều vướng mắc gây khó khăn cho cơ quan hải quan và bất lợi cho doanh nghiệp.
Nhận thức được điều đó, trong thời gian thực tập tại Cục Hải quan thành phố Hà
Nội và bằng những kiến thức đã học cùng với đó là sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, của các thầy cô trong khoa Thuế - Hải quan, các cô
chú cán bộ làm việc tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội em đã tìm hiểu công tác
kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước
ngoài và lựa chọn đề tài: “Công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội”
làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu:
•
Những vấn đề lý luận chung về công tác kiểm tra, giám sát hải quan
đối với hàng hoá nhận gia công cho thương nhân nước ngoài;
•
Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá nhận
gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
•
Giải pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng
hoá nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải quan thành phố Hà
nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
•
Đối tượng: Công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá
nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
•
Phạm vi nghiên cứu: Cục Hải quan thành phố Hà Nội
•
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2012 - 2014
4. Phương pháp nghiên cứu
•
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu
sử dụng trong luận văn là thuthập số liệu từ tài liệu tham khảo, một số tài liệu được
cung cấp từ Cục Hải quan thành phố Hà Nội,…
•
Phương pháp phân tích số liệu: Luận văn sử dụng các phương pháp
phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích qua hệ số, …
5. Nội dung chính của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận đề luận văn của em có nội dung
chính gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác kiểm tra, giám sát hải
quan đối với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải
quan thành phố Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với
hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục Hải quan thành phố
Hà Nội
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM
SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG
NHÂN NƯỚC NGOÀI
1.1. Một số vấn đề chung về hàng hóa nhận gia công cho thương nhân
nước ngoài
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng gia công
Gia công hàng hóa được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới
hay thực hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu
hay các bán thành phầm nào đó.
Theo nghĩa hẹp, hàng gia công là sản phẩm của quá trình gia công hàng hoá.
Theo đó, hàng gia công bao giờ cũng phải trải qua ít nhất 1 công đoạn của quá
trình sản xuất.
Theo nghĩa rộng: Hàng gia công được hiểu là toàn bộ hàng hóa được đưa
vào, đưa ra lãnh thổ hải quan nhằm thực hiện hoạt động gia công hàng hóa được
thể hiện cụ thể trên hợp đồng gia công. Bao gồm: nguyên liệu, phụ liệu gia công;
sản phẩm gia công (bán thành phẩm hoặc thành phẩm); phế liệu, phế phẩm gia
công;…
Từ khái niệm trên hàng gia công có các đặc điểm như sau:
- Hàng gia công kể cả nguyên liệu gia công và sản phẩm gia công đều thuộc
quyền sở hữu của bên đặt gia công.
- Mối quan hệ giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công được hình thành
trên cơ sở một hợp đồng cung ứng dịch vụ (hợp đồng gia công).
- Hàng gia công phải trải qua ít nhất một công đoạn trong quá trình sản xuất
hay nói cách khác hàng gia công là sản phẩm của quá trình gia công, cho dù yếu tố
đầu vào của quá trình gia công là nguyên liệu hay bán thành phẩm được cung cấp
bởi bên đặt gia công hay bên nhận gia công tự cung ứng.
- Hàng gia công có quy cách phẩm chất, có định mức nguyên vật liệu chính
cấu thành nên hàng gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công và được quy định
trong hợp đồng gia công.
- Việc xuất trả hàng gia công hoàn toàn tùy thuộc vào sự chỉ định của bên
đặt gia công thông qua hợp đồng gia công.
- Hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả
sản phẩm gia công được miễn thuế xuất khẩu.
1.1.2. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt
Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài nhận gia công hàng hóa tại
Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.
Loại hình gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài ngày đang phát triển và
trở thành lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó thể hiện bởi các ưu điểm
của loại hình này:
- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản
phẩm xuất khẩu.
- Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
- Giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.
- Học hỏi được kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì.
Cụ thể với ngành may mặc hiện nay kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn
thấp, chưa tạo được mẫu mã, nhẫn hiệu có uy tín riêng thì hình thức gia công này
giúp cho ngành may mặc của Việt Nam đưa ngay ra thị trường thế giới, mạng lại
lượng ngoại tệ cho đất nước.
1.1.3. Một số quy định chung về hoạt động gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài
Đối với hình thức gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài có một số
quy định sau:
Khi thương nhân Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước
ngoài thì giữa hai bên phải kí kết một hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công hàng
hóa cho thương nhân nước ngoài là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt gia công và
nhận gia công. Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổ chức kinh
doanh ở nước ngoài. Còn bên nhận gia công Việt Nam được hiểu là thương nhân
Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho các thương
nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng
gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng
xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp nhận
bằng văn bản của Bộ Công Thương.
Trên hợp đồng phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định. Hợp đồng
gia công là căn cứ để cơ quan hải quan làm thủ tục xuất, nhập khẩu và theo dõi
việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan tới hợp đồng gia công.
Việc làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia côngđược thực hiện tại một
Chi cục hải quan thuộc Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi có cơ sở sản xuất đang
thực hiện hợp đồng gia công hoặc nơi có trụ sở doanh nghiệp (trụ sở chính của
doanh nghiệp hoặc trụ sở của chi nhánh doanh nghiệp được thành lập theo quy
định của pháp luật). Trong trường hợp tại địa phương đó không có cơ quan hải
quan, doanh nghiệp được chọn một đơn vị hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục
hải quan.
Tất cả hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công đều phải làm
thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan và nộp lệ phí hải quan theo
quy định của pháp luật.
Tùy theo từng hợp đồng gia công, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức
đăng kí tờ khai từng lần cho từng lô hàng xuất, nhập khẩu hoặc lựa chọn hình thức
đăng ký tờ khai một lần để làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu
sản phầm cho cả hợp đồng và phụ kiện hợp đồng gia công. Trường hợp doanh
nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
nhưng không trực tiếp gia công mà thuê doanh nghiệp Việt Nam khác gia công
(gia công lại), thì doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước
ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công
với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp
đồng gia công này. Hàng hóa giao nhận giữa các doanh nghiệp Việt Nam không
phải làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia
công đã đăng ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm gia công cho
phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.
1.2. Sự cần thiết và yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối
với hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
1.2.1. Sự cần thiết của công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng
hoá nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
Hiện nay, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài đang là một lợi
thế của các doanh nghiệp Việt Nam. Để quản lý đối với hàng gia công và đảm bảo
cho môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, bảo vệ
sản xuất trong nước phát triển thì cần thiết phải có hệ thống pháp luật đầy đủ để cơ
quan hải quan và các cơ quan quản lý áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả.
Trong quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động gia công, cơ quan hải quan
cũng như các cơ quan quản lý có liên quan bị điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm
pháp luật. hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp nhất đối với hoạt động
gia công, bao gồm hai quá trình: Nhập nguyên liệu từ nước ngoài vào Việt Nam và
xuất trả sản phẩm gia công cho nước ngoài đối với việc thương nhân Việt Nam là
người nhận gia công và quản lý xuất nguyên vật liệu, vật tư, máy móc và nhập
khẩu sản phẩm đối với việc thương nhân Việt Nam thuê nước ngoài gia công. Do
vậy cần phải có sự quản lí chắt chẽ của nhà nước về hải quan và thực hiện tốt công
tác kiểm tra giám sát đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài. Công
tác kiểm tra giám sát thực hiện tốt và hài hòa đó sẽ là một yêu tố tạo nên môi
trường thuận lợi cho loại hình gia công phát triển. Việt Nam sẽ thu hút được nhiều
đối tác, tăng kim ngạch xuất khẩu... Ngược lại, nếu thực hiện không tốt công tác
kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài sẽ
tạo nên các kẽ hở cho gian lận thương mại, nhập lậu nguyên liệu vào thị trường
Việt Nam để trốn thuế nhập khẩu và dẫn tới sản xuất trong nước không thể phát
triển.
Việc thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công cho
thương nhân nước ngoài bao giờ cũng được dựa trên những cơ sở pháp lý nhất
định. Để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa gia
công cho thương nhân nước ngoài nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản
pháp quy. Bao gồm:
- Luật hải quan năm 2014 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014
- Luật Thương mại năm 2005 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005
- Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2005 ban hành ngày 14 tháng 06 năm
2005
- Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2008 ban hành ngày 03 tháng 06
năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 ban hành
ngày 19 tháng 06 năm 2013
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 ban hành ngày 14 tháng 11 năm
2008 và luật sửa đổi, bổ sung luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014 ban hành ngày
26 tháng 11 năm 2014
- Các Hiệp định và cam kết quốc tế về trị giá Hải quan, phân loại hàng hóa,
sở hữu trí tuệ.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 03 năm 2015 quy
định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2015 quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,
kiểm soát hải quan
Và một số văn bản khác của Tổng cục hải quan
1.2.2. Yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá
nhận gia công cho thương nhân nước ngoài
Gia công là hình thức kinh doanh xuất khẩu đặc thù, do đó chịu sự điều
chỉnh bởi nhiều ngành luật và dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Vì vậy, các
quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động gia công đảm bảo việc thực thi
đúng những yêu cầu của các luật trên và phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Và để
thực hiện tốt vai trò quản lí nhà nước về hải quan đối với hàng háo gia công cho
thương nhân nước ngoài thì công tác kiểm tra giám sát phải đảm bảo được các yêu
cầu như:
- Tạo điều kiện thông quan hàng hóa nhanh.
- Ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại đối với hàng hóa gia công
cho thương nhân nước ngoài.
- Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức hải quan có kỉ luật.
- Trung thực, chuyên môn nghiệp vụ cao, chuyên nghiệp có tinh thần trách
nhiệm, có tinh thần phục vụ văn minh lịch sự.
- Hoàn thành các phương án đầu tư, địa điểm thông quan theo quy hoạch
chuẩn của mô hình quản lý hải quan hiện nay.
Trước đây công tác quản lý hải quan còn tiến hành quản lí bằng phương
pháp thủ công gặp rất nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức của công
chức hải quan và phái doanh nghiệp. Hiện nay công tác hải quan điện tử đã được
áp dụng hầu hết ở các Cục và các Chi cục hải quan góp phần tạo điều kiên thuận
lợi, rút ngắn được thời gian tiến hành thủ tục và công tác kiểm tra giám sát hải
quan đối với hàng hóa gia công. Hiện nay, số lượng chủng loại hàng hóa hỏi trình
độ tay nghề cao như các sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí máy móc cho đến các
sản gia công xuất khẩu hết sức phong phú và đa dạng, bao gồm các mặt hàng đòi
phẩm đòi hỏi trình độ ở mức độ thấp như may mặc, da giày, thủy sản, đồ gỗ,...
Chính sự đa dạng và phong phú về mặt hàng gia công đặt ra nhiều khó khăn trong
công tác quản lý của cơ quan hải quan trong việc xác định chính xác giữa số
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đảm bảo phù hợp đúng với số sản phẩm xuất khẩu.
Vì thế, mục đích của công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa gia
công cho thương nhân nước ngoài là tiến hành một cách chính sách minh bạch,
chính xác, rõ ràng, tạo điều kiện cho các hợp đồng gia công được tiến hành thuận
lợi và hàng hóa được thông quan nhanh. Kiểm soát được lượng nhập, lượng xuất
của doanh nghiệp để phát hiện các sai sót, gian lận thương mại xảy ra và có các
biện pháp sử lí ngăn chặn kịp thời. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp cũng có thể
nắm được lượng nhập, lượng xuất của mình để tránh những sơ xuất trong thực hiện
hợp đồng gia công.
1.3. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
nhận gia công cho thương nhân nước ngoài.
Công tác kiểm tra, giám sát hải quan là các bước công việc mà các công
chức hải quan phải tiến hành để quản lý hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công, đảm
bảo cho việc thực hiện pháp pháp luật hải quan.
Công tác kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương
nhân nước ngoài được thực hiện qua các công việc sau:
- Tiếp nhận thông báo cơ sở gia công
- Kiểm tra cơ sở gia công, địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hóa
nhập khẩu
- Kiểm tra, giám sát đối với lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
- Kiểm tra, giám sát đối với lô hàng xuất khẩu sản phẩm gia công
- Báo cáo quyết toán
1.3.1. Tiếp nhập thông báo cơ sở gia công
Thông báo cơ sở gia công là trách nhiệm của doanh nghiệp khi nhận gia
công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
- Tiếp nhận thông báo cơ sở gia công, sản xuất, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật
tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu.
- Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận văn bản thông báo, công
chức hải quan kiểm tra các tiêu chí ghi trong văn bản thông báo; trường hợp tổ
chức, cá nhân thể hiện chưa đầy đủ các tiêu chí thì phản hồi thông tin trên Hệ
thống để tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung.
- Thực hiện kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất đối với các trường hợp phải
kiểm tra theo qui định.
- Thực hiện kiểm tra địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất
khẩu ngoài cơ sở sản xuất trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tổ chức, cá nhân
khônglưu giữ nguyên liệu, vật tư và sản phẩm xuất khẩu tại địa điểm đã thông báo
với cơ quan hải quan.
1.3.2. Kiểm tra cơ sở gia công, địa điểm lưu giữ nguyên liệu, vật tư và
hàng hóa nhập khẩu
a, Các trường hợp kiểm tra
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu;
- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro thực hiện hợp đồng gia
công;
- Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản
xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản
xuất.
b, Thủ tục kiểm tra
- Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/KTCSSX/GSQL phụ lục V ban hành
kèm thông tư 38/2015/TT-BTC được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho
người khai hải quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất
05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
- Việc kiểm tra được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành
quyết định kiểm tra, thời hạn kiểm tra không qua 05 ngày làm việc.
c, Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra đia chỉ cơ sở gia công, sản xuất: kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công,
sản xuất ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hoặc ghi trên giấy
chứng nhận kinh doanh;
- Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị:
Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt
bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị;
Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết
bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công, sản
xuất, kiểm tra tình trạng hoạt động , công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng
hóa nhập khẩu (trong trường hợp nhập khẩu); hóa đơn, chứng từ mua máy móc,
thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp
đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng
(trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà
xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu
lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
- Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp
đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động;
- Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phầm mềm
quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vât tư, máy móc, thiết bị.
d, Lập Biên bản kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất
Kết thúc quá trình kiểm tra công chức hải quan lập Biên bản ghi nhận kết
quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất theo mẫu số 14/BBKT-CSSX/GSQL Phụ lục
V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Nội dung Biên bản ghi nhận kết quả
kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra
và phải xác định rõ:
- Tổ chức cá nhân có hoặc không có quyền sử dụng hợp pháp về mặt bằng
nhà xưởng, mặt bằng sản xuất;
- Tổ chức, cá nhân có hoặc không có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp
pháp đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại cơ sở gia công, sản xuất
(máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất do tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư) và
phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;
- Số lượng máy móc, thiết bị, số lượng nhân công.
Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện
việc kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
e, Xử lý kết quả kiểm tra
Trường hợp không có cơ sở gia công, sản xuất thì tổ chức, cá nhân phải nộp
đầy đủ các loại thuế, tiền chậm nộp kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu
đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định đối với số lượng
nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu không được ưu đãi thuế theo quy định;
Trường hợp có đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật
tư, máy móc, thiết bị vượt quá năng lực sản xuất hoặc không phù hợp với ngành
nghề trên giấy phép kinh doanh thì cho phép tổ chức, cá nhân được giải trình,
chứng minh; trường hợp tổ chức, cá nhân ko giải trình hoặc giải trình, chứng minh
không hợp lý thì thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành theo
quy đinh.
Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất, năng lực gia công được cập nhật
vào hệ thống.
1.3.3. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với lô hàng nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để gia công
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công bao gồm: Nguyên liệu, bán thành
phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình gia công; nguyên
liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình gia công; hàng mẫu nhập khẩu để gia
công…
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công với thương
nhân nước ngoài thực hiện theo các quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu thương mại (trừ việc kiểm tra tính thuế). Đối với việc nhập khẩu nguyên
liệu vật tư nếu áp dụng hình thức chuyển cửa khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn tại
quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Sau khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, nộp và xuất trình chứng ttừ cơ
quan hải quan tiến hành kiểm sự đồng bộ, đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ. Ngoài
ra công chức hải quan kiểm tra đối chiếu các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu vật tư
nhập khẩu để gia công; mã số theo danh mục HS; loại nguyên liệu, vật tư; số lượng
từng loại nguyên liệu vật tư; đơn vị tính; hình thức cung cấp; xuất xứ ghi trên hợp
đồng gia công với thực tế lo hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì thực hiện đăng ký hợp đồng gia công
và thông quan lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công cho thương nhân
nước ngoài. Vào sổ tiếp nhận và theo dõi thực hiện hợp đồng gia công
- Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ thì trả hồ sơ cho
doanh nghiệp kèm phiếu ghi rõ lý do để doanh nghiệp thực hiện.
1.3.4. Kiểm tra, giám sát đối với lô hàng xuất khẩu sản phẩm gia công
Sau kết thúc quá trình gia công hàng hóa, tùy theo các hình thức doanh nghiệp
xuất trả thành phẩm ra nước ngoài cho bên đặt gia công, xuất khẩu tại chỗ để làm
nguyên liệu, kinh doanh nội địa hay gia công chuyển tiếp...mà tiếp tục thực hiện
các thủ tục hải quan khác nhau.
Khi xuất khẩu sản phẩm gia công được thực hiện theo quy định về thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại, trừ việc kiểm tra tính thuế (riêng
trường hợp sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư tự cung ứng mua tại thị trường
Việt Nam thì phải tính thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư này (nếu có). Đối
với việc xuất khẩu sản phẩm gia công nếu áp dụng hình thức chuyển cửa khẩu thì
việc thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình nghiệp vụ quản lý Hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
Sau khi doanh nghiệp nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan các giấy tờ cần
thiết để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, công chức hải quan kiểm tra, đối
chiếu hàng hóa với những mà hàng ghi trong tờ khai hàng hóa xuất khẩu.
Đối với các lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải
quan ngoài việc kiểm tra tên hàng, số lượng hàng, các chủng loại hàng hóa... như
đối với một lô hàng xuất khẩu kinh doanh thương mại còn phải lấy mẫu đối chiếu
thực tế nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu do doanh
nghiệp đã thông báo trừ trường hợp nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm bị biến
đổi trong quá trình gia công thì không phải đối chiếu.
Đối với trường hợp kiểm tra lô hàng xuất khẩu bằng máy soi container thì đối
chiếu mẫu nguyên liệu, bảng định mức do doanh nghiệp xuất trình nếu phát hiện lô
hàng có nghi vấn thì chuyển sang kiểm tra thủ công.
Khi quá trình kiểm tra hải quan lô hàng xuất khẩu nếu có nghi vấn về nguyên
liệu cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu (chất liệu, phẩm chất, xuất xứ) không phù
hợp với nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm xuất
khẩu không phù hợp về tên gọi, chủng loại với nguyên liệu trong bảng định mức
do doanh nghiệp xuất trình thì lấy mẫu sản phẩm hoặc chụp ảnh mẫu sản phẩm, lập
biên bản chứng nhận ghi rõ kích thước, trọng lượng sản phẩm và niêm phong mẫu
sản phẩm theo quy định; thực hiện tiếp tục thủ tục xuất khẩu cho lô hàng; đề xuất ý
kiến trình lãnh đạo để có chỉ đạo xử lý, nếu cần có thế trưng cầu giám định của cơ
quan quản lý chuyên ngành.
1.3.5. Báo cáo quyết toán
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài
chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu,
vật tư, máy móc và hàng hóa xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Thứ nhất, tiếp nhận báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư,
máy móc, thiêt bị nhập khẩu do người khai hải quan nộp
Thứ hai, kiểm tra báo cáo quyết toán
Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán:
- Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu
- Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với Hệ
thống của cơ quan hải quan
- Kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở
người nộp thuế
- Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá
tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân
- Đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc kiểm tra báo cáo quyết toán thực
hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng chế độ ưu tiên trong
việc thực hiện thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp.
Trường hợp tại thời điểm kiểm tra báo cáo quyết toán phát sinh việc kiểm tra
trước khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, Cục
trưởng Cục Hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp kiểm tra hoàn
thuế, không thu thuế.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo thẩm
quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện như sau:
a, Thẩm quyền quyết định kiểm tra
Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định kiểm tra. Chi cục trưởng Chi
cục Hải quan quản lý tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
b, Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (đối với trường
hợp kết hợp kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế), báo cáo quyết toán, chứng
từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
nhập kho, xuất kho và các chứng từ khác người khai hải quan phải lưu theo quy
định;
- Kiểm tra định mức sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác liên quan đến
việc xây dựng định mức;
- Kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm xuất khẩu với nguyên liệu, vật tư đã
nhập khẩu;
- Trường hợp qua kiểm tra các nội dung trên mà cơ quan hải quan phát hiện
có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì thực hiện:
Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bi trên dây chuyền sản xuất;
Kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn trong kho;
Kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.
c, Thời gian kiểm tra
Việc kiểm tra được thực hiện không quá 05 ngày làm việc tại cơ sở sản
xuất, trụ sở của tổ chức cấ nhân. Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải
quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm
việc.
d, Trình tự, thủ tục kiểm tra
Việc kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư hoặc kiểm tra tồn kho
nguyên liệu, vật tư tại trụ sở người khai hải quan được thực hiện theo Quyết định
của Cục trưởng Cục hải quan giao cho Chi cục hải quan quản lý kiểm tra và gửi
cho tổ chức, cá nhân biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và thực
hiện kiểm tra chậm nhất trước 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi quyết định;
Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhiều cơ sở sản xuất hoặc thuê gia công lại
tại một hoặc nhiều cơ sở sản xuất thì thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho
nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu tại tất cả các cơ sở sản
xuất để xác định số lượng hàng hóa tồn kho;
Việc kiểm tra được thực hiện đúng đối tượng, đúng thời gian quy định,
không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức, cá nhân;
Các nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng các biên bản kiểm tra giữa đại
diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân và đoàn kiểm tra.
e, Xử lý kết quả kiểm tra
Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị nhập khẩu phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, phù hợp với thông tin
thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông tin, chứng từ,
tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn (trong kho, trên dây chuyền sản xuất, bán thành
phẩm, thành phẩm dở dang…) phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, phù hợp
với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thì chấp nhận số liệu
cung cấp, ban hành kết luận kiểm tra và cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;
Trường hợp kiểm tra xác định việc sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc,
thiết bị nhập khẩu không phù hợp với sản phẩm sản xuất xuất khẩu, không phù hợp
với thông tin thông báo cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất; kiểm tra xác định thông
tin, chứng từ, tài liệu, số lượng hàng hóa còn tồn (trong kho, trên dây chuyền sản
xuất, bán thành phẩm, thành phẩm dở dang…) không phù hợp với chứng từ kế
toán, sổ kế toán, không phù hợp với hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì yêu
cầu tổ chức, cá nhân giải trình.
- Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của tổ chức,
cá nhân thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này;
- Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của tổ
chức, cá nhân hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân không giải trình thì cơ quan căn cứ
quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định
xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người
có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật.
Trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán kết hợp việc kiểm tra hồ sơ hoàn
thuế, không thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu tại trụ sở người khai hải quan, ngoài trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định,
cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra và kết luận về tính chính xác, trung thực
của hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế và việc đáp ứng các điều kiện quy định về các
trường hợp được hoàn thuế, không thu thuế của tổ chức, cá nhân.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC
NGOÀI TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung Cục hải quan thành phố Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục hải quan thành phố Hà Nội
Ngày 02/4/1955, ông Phan Anh – Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Nghị
định số 34/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Thành phố Hà Nội (trực thuộc Sở
Hải quan Trung ương). Đây là tiền thân của Cục Hải quan thành phố Hà Nội để
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan trên địa bàn Thủ đô và
nhiều vùng lân cận.
Ngày 22/6/1955, Bộ Công Thương đã ra Nghị định số 154/BCT/KB/NĐ sát
nhập Sở Hải quan Hà Nội vào Sở Hải quan Trung ương.
Thời kỳ 1960 – 1975, Sở Hải quan Trung ương, sau này là Cục Hải quan
Trung ương (được đổi tên theo Quyết định số 490/BNT-QĐ-TCCB ngày
17/02/1962 của Bộ Ngoại Thương) đã triển khai tổ chức Phòng Hải quan Hà Nội
để theo dõi, quản lý toàn bộ hoạt động của các đơn vị Hải quan trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Từ năm 1976 - 1985, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Bộ Ngoại
thương quyết định hợp nhất lực lượng Hải quan hai miền, đánh dấu sự mở đầu một
giai đoạn phát triển mới của ngành Hải quan. Ngày 03/8/1985, Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan (ông Nguyễn Tài) đã ký Quyết định số 101/TCHQ/TCCB
thành lập Hải quan Thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan để thống nhất
quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan trên địa bàn Hà Nội.
Thời kỳ 1986-1990, Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý
kinh tế, trọng tâm là quản lý xuất nhập khẩu và đầu tư (Luật thuế xuất nhập khẩu,
Luật đầu tư nước ngoài, điều lệ quản lý ngoại hối, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính và một loạt quy định cụ thể về xuất nhập khẩu phi mậu dịch, kiểm tra chất
lượng hàng hoá… ).
Từ năm 1990 sau khi đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ, Trung quốc, các
nước EU và ASEAN nước ta thoát khỏi thế bao vây, cô lập, đường lối đổi mới và
hội nhập của Đảng ta đã thúc đẩy quan hệ đối ngoại đặc biệt là quan hệ kinh tế,
thương mại phát triển nhanh chóng. Để đáp ứng kịp nhu cầu hoạt động XNK ngày
càng mở rộng và phát triển trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận, Tổng cục Hải
quan đã cho thành lập một loạt đơn vị Hải quan mới trực thuộc Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội: Hải quan Thị xã Hà Đông, Hải quan Bắc Ninh, Hải quan Vĩnh
Phúc, Hải quan Việt Trì, Sát nhập Hải quan Yên Bái và Hải quan Việt Trì, Hải
quan Gia Thụy, Hải quan làm thủ tục hàng Đầu tư - Gia công.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
Cục Hải quan Thành phố Hà nội có 1 cục trưởng và 4 phó cục trưởng. Cục
được tổ chức thành khối cơ quan cục và các chi cục trực thuộc
Khối cơ quan cục:
1.
Văn phòng
2.
Phòng Tài vụ - Quản trị
3.
Phòng Tổ chức cán bộ
4.
Phòng Thanh tra
5.
Phòng Giám sát quản lý về hải quan
6.
Phòng Thuế xuất nhập khẩu
7.
Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm
8.
Phòng Quản lý rủi ro
9.
Trung tâm dữ liệu & công nghệ thông tin
10.
Đội Kiểm soát Hải quan
11.
Đội Kiểm soát phòng, chống ma tuý
12.
Chi cục kiểm tra sau thông quan
Các chi cục trực thuộc gồm:
1.
Chỉ cục Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài
2.
Chỉ cục Hải quan Bưu điện TP Hà Nội
3.
Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội
4.
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, gia công
5.
Chi cục Hải quan Gia Lâm
6.
Chi cục Hải quan Gia Thuỵ (ICD Gia Thuỵ)
7.
Chi cục Hải quan ga Đường sắt quốc tê Yên Viên
8.
Chi cục Hải quan khu công công nghiệp Bắc Thăng Long
9.
Chi cục Hải quan Hà Tây
Trong khối cơ quan cục phòng giám sát quản lý về Hải quan là đơn vị tham
mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan Thành Phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính
về Kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước
ngoài.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa
nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài tại Cục hải quan thành
phố Hà Nội thời gian qua.
2.2.1. Những kết quả đạt được.
Những năm qua, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tập trung thực hiện cải
cách hành chính, hiện đại hóa thủ tục hải quan. Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ
Tài Chính, Tổng cục hải quan, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội, Đảng ủy và lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, thực hiện các nhóm
nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả cao. Cùng với đó, Cục Hải quan thành phố Hà Nội
không ngừng nâng cao chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong đơn vị, học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” để
nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị; thực hiện nghiêm túc Quyết định của Tổng
cục hải quan về “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” của ngành hải quan. Cục chú
trọng việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy thủ tục hải quan điện tử, đạt chỉ tiêu
100% số các chi cục, kiện toàn bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính
theo cơ chế “một cửa”. Công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp đã thể
hiện sâu sát với công việc.
Những thành tích mà Cục đã đạt được trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
trong các năm gần đây được thể hiện qua bảng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục
tăng qua các năm(xem Bảng 2.1)