Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả hỗ trợ điều trị của viên hoàn cứng MD – 07 ở bệnh nhân HIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.12 KB, 27 trang )

B GIO DC V O TO

B QUC PHềNG

VIN Y HC C TRUYN QUN I

đỗ thế lộc

NGHIấN CU TNH AN TON V HIU QU
H TR IU TR CA VIấN HON CNG
MD - 07 BNH NHN NHIM HIV/AIDS

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 62.72.02.01

TểM TT LUN N TIN S Y HC

H NI-2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUÂN ĐỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Nguyễn Văn Mùi
2. PGS.TS Phạm Vũ Khánh
Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Thị Phương
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trọng Chính
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Trọng Thông

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp


Viện vào hồi:

giờ

ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Viện Y học cổ truyền Quân đội
3. Thư viện Thông tin Y học Trung ương


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG LUẬN ÁN

1. Đỗ Thế Lộc, Trương Thị Huyền, Phạm Thị Vân Anh
(2014) “Nghiên cứu độc tính cấp và ảnh hưởng của viên hoàn MD07 lên các chỉ số huyết học trên thỏ thực nghiệm”, Tạp chí Y dược
học cổ truyền Quân sự số 2 tập 4, Viện Y học cổ truyền Quân đội
xuất bản, tr 36-42.
2. Đỗ Thế Lộc, Trương Thị Huyền, Phạm Thị Vân Anh
(2014) “Nghiên cứu ảnh hưởng của viên hoàn MD-07 lên chức năng
gan, thận thỏ thực nghiệm”, Tạp chí Y dược học cổ truyền Quân sự
số 3 tập 4, Viện Y học cổ truyền Quân đội xuất bản, tr 35-40.
3. Đỗ Thế Lộc, Nguyễn Văn Mùi, Phạm Vũ Khánh, Trương
Thị Huyền (2016) “Đánh giá tác dụng của viên hoàn cứng MD-07

trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS”, Tạp chí Y học thực hành
số 2 (997), Bộ Y tế xuất bản, tr 54-57.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) đang là một
trong những thách thức lớn nhất trong lịch sử loài người. Theo WHO
số người nhiễm HIV tiếp tục gia tăng hàng năm. Ở Việt Nam, tính
đến 30/12/2011 trên cả nước có: 197.335 người, 6 tháng đầu năm
2015, số người nhiễm mới HIV là 3204 người, số người nhiễm HIV
chuyển sang giai đoạn AIDS là 1326 người.
Điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus (Anti Retrovirus ARV) ở nước ta gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, việc
kết hợp Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ) trong
điều trị bệnh HIV/AIDS đã đem lại kết quả khả quan.
Dựa trên lí luận YHCT, dựa trên các nghiên cứu và kinh
nghiệm thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng bài thuốc MD-07. Kết quả
cho thấy MD-07 an toàn, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS có khả quan. Để
nghiên cứu chuyển thành dạng viên hoàn cứng, áp dụng được tiện lợi
trong cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của viên hoàn cứng
MD-07 trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS của viên
hoàn cứng MD-07 và xác định những tác dụng không mong muốn
của thuốc.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về một chế phẩm mới của Y
học cổ truyền có tên là MD-07 dùng trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.
2. Luận án đã cung cấp những kết quả nghiên cứu về độc tính, hiệu
quả hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS của viên hoàn cứng MD-07
và xác định những tác dụng không mong muốn của MD-07.

1


3. Kết quả nghiên cứu của đề tài minh chứng về vai trò của thuốc Y
học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS, cung cấp thêm một
chế phẩm thuốc Y học cổ truyền, góp phần làm phong phú thêm các
thuốc dùng trong chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án có 115 trang, 31 bảng và 02 biểu đồ, 01 sơ đồ, 101 tài
liệu tham khảo (39 tài liệu tiếng Việt, 23 tài liệu tiếng Anh, 39 tài liệu
tiếng Trung, 64 tài liệu được công bố từ năm 2005 trở lại đây). Ngoài
đặt vấn đề và kết luận, kiến nghi, luận án có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu

30 trang

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15 trang
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

33 trang

Chương 4: Bàn luận

32 trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan nghiên cứu điều trị HIV/AIDS theo y học hiện đại
1.1.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1.1 Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Theo WHO (12/2006), trên thế giới có khoảng 70 triệu người

nhiễm HIV/AIDS, 25 triệu người chết vì AIDS; 39,5 triệu người hiện
sống với AIDS. Năm 2008 ước tính 33.400.000. Đến năm 2010, số
người sống chung với HIV là 34.000.000 và số người tử vong do
AIDS là 1.800.000 người. Hiện có 40 triệu nguời nhiễm HIV. Mỗi
năm có khoảng 5 triệu người nhiễm mới virus HIV và 3 triệu người
tử vong vì AIDS.
1.1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Tính đến 30/12/2011, số người nhiễm HIV còn sống ở Việt Nam
trên cả nước có: 197.335 người. Đến ngày 31/12/2014, toàn quốc có
2


226.964 trường hợp nhiễm HIV và 71.368 trường hợp người nhiễm
HIV/AIDS đã tử vong. Trong 6 tháng đầu năm 2015, số người nhiễm
mới HIV là 3204 người, số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn
AIDS là 1326 người.
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.2.1. Nguyên nhân
Nhiễm HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) và AIDS
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một quá trình bệnh lý
do virus thuộc họ Retroviridae gây ra;làm suy giảm nặng TCD4, từ
đó gây ra suy giảm nghiêm trọng tình trạng miễn dịch dẫn đến bệnh
nhân mắc các nhiễm trùng cơ hội, ung thư, suy kiệt và tử vong.
1.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Virus HIV lây truyền qua đường máu. Phương thức lây truyền:
qua đường tình dục, qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con.
* Các đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS gồm:
Miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể, giảm TCD4 do cơ chế trực tiếp
và gián tiếp.
1.1.3. Triệu chứng và biến chứng

1.1.3.1. Biểu hiện lâm sàng (phân giai đoạn lâm sàng ở người lớn)
Giai đoạn 1: Không triệu chứng, hạch to toàn thân dai dẳng.
Giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ: Sút cân mức độ vừa (<10%).
Nhiễm trùng hô hấp trên tái diễn. Zona (Herpes zoster), phát ban dát
sẩn, ngứa; viêm da bã nhờn, nấm móng, viêm miệng.
Giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển: Sút cân nặng (>10%).
Tiêu chảy, sốt kéo dài hơn 1 tháng, nấm Candida, bạch sản dạng lông
ở miệng; Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm quanh răng; Lao phổi,
nhiễm trùng nặng do vi khuẩn. Thiếu máu (Hb,80g/l), giảm bạch cầu
trung tính (<0.5x109/l), và/hoặc giảm tiểu cầu mạn tính (<50x109/l).
3


Giai đoạn 4: Triệu chứng nặng: Hội chứng suy mòn do HIV,
viêm phổi, lao ngoài phổi; nhiễm Herpes simplex, nhiễm Candida
thực quản, bệnh do nấm lan toả, Sarcoma Kaposi; Bệnh do
Mycobacteria avium complex (MAC) lan tỏa... Bệnh lý não do HIV;
bệnh lý thận, viêm cơ tim do HIV...Nhiễm trùng huyết; U lympho;
Ung thư biểu mô cổ tử cung xâm nhập...
1.1.3.2. Phân loại giai đoạn miễn dịch qua chỉ số TCD4
Mức độ
TCD4
1. Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể
> 500
2. Suy giảm nhẹ
350 - 499
3. Suy giảm tiến triển
200 - 349
4. Suy giảm nặng
< 200

1.1.4. Điều trị HIV/AIDS
1.1.4.1. Điều trị bằng thuốc kháng virus
* Mục đích của điều trị ARV
- Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu
ở mức thấp nhất.
- Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội.
- Cải thiện chất lượng sống, tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
* Các phác đồ điều trị ARV
- Phác đồ bậc 1: (Tenofovir) TDF+(Lamivudine) 3TC+(Effavirenz) EFV
hoặc (Tenofovir) TDF + (Lamivudine) 3TC + (Nevirapine) NVP
- Phác đồ thay thế: Zidovudine(AZT)+Lamivudine(3TC)+Effavirenz (EFV)
hoặc

Zidovudine (AZT) + Lamivudine (3TC) + (Nevirapine) NVP
* Lựa chọn phác đồ bậc 2 như:
Phác đồ bậc 1

Phác đồ bậc 2

TDF + 3TC + NVP/EFV

AZT + 3TC

AZT + 3TC + NVP/EFV

TDF + 3TC
4

+ LPV/r hoặc ATV/r



* Tác dụng không mong muốn của thuốc ARV
- Nhẹ: có thể tự khỏi, bao gồm: Buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu,
mệt mỏi, nổi mẩn nhẹ, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt…
- Tác dụng không mong muốn khác: Phản ứng quá mẫn, thiếu
máu, giảm bạch cầu hạt, bệnh lý cơ, loạn dưỡng mỡ, bệnh thần kinh
ngoại vi, độc tính đối với gan, độc tính thần kinh trung ương…
1.1.4.2. Dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội
1.1.4.3. Chăm sóc về tâm lý, dinh dưỡng, y tế nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống, giảm nhẹ những triệu chứng bệnh do HIV/AIDS.
1.2. TỔNG QUAN HIV/AIDS THEO QUAN NIỆM CỦA YHCT
1.2.1. Bệnh danh:
Thuộc phạm trù “Dịch bệnh”, “Phục khí ôn bệnh”, “Hư lao”,
“Ngũ lao tổn thương” v.v...
1.2.2. Nguyên nhân
- Ngoại nhân: gồm Ngoại cảm dịch độc, Thấp ôn tà khí, Phục tà
- Nội nhân: gồm Chính khí hư suy, Thất tình tổn thương
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của HIV/AIDS theo YHCT
Chính hư tà thực, hư thực thác tạp là cơ chế bệnh sinh cơ bản
nhất, một số cơ chế bệnh sinh của các tác giả: Nguyên khí (Thận âm,
Thận dương) hư tổn là chủ yếu; Thận hư phát bệnh; HIV trước tiên
làm tổn thương tạng Tỳ; Khí hư và huyết ứ.
1.2.4. Các thể lâm sàng theo YHCT (Theo các tác giả Trung Quốc)
1.2.4.1. Giai đoạn không triệu chứng
Bao gồm: Lây nhiễm dịch độc; Chính khí hư suy, tà khí lưu
luyến; Can uất khí trệ.
1.2.4.2. Giai đoạn các hội chứng liên quan đến HIV/AIDS
Bao gồm: Phát nhiệt (Phát sốt), tiết tả (Tiêu chảy), khái thấu
(ho), loa lịch (sưng hạch), đầu thống (đau đầu), khẩu sang (viêm loét

khoang miệng), triền yêu hỏa đơn (Bệnh Zona thần kinh).
5


1.2.4.3. Giai đoạn AIDS: Có thể chia thành các thể sau:
Đàm nhiệt ủng Phế, Phế âm hư, Thấp độc ủng thịnh, Khí trệ
huyết ứ, Khí huyết hư suy, Tỳ Thận lưỡng hư, Âm dương muốn thoát
1.2.6. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu MD-07
1.2.6.1. Xuất xứ bài thuốc
Bài thuốc được thành lập trên cơ sở lý luận của YHCT, kế thừa
thành tựu các nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm lâm sàng. Nghiên
cứu ở giai đoạn 1 thuốc ở dạng sắc bước đầu cho thấy MD-07 an
toàn, có tác dụng hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS hiệu quả.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu chuyển dạng thuốc sắc sang dạng
viên hoàn cứng.
1.2.6.3. Thành phần viên hoàn cứng MD 07
Hồng sâm
60 gam
Chỉ thực
Hoàng kỳ
75 gam
Ngũ vị tử
Nhục quế
20 gam
Sinh địa
Đương quy
75 gam
Mạch môn
Cam thảo
20 gam

Lô hội
Sa nhân
30 gam
Kim ngân hoa
Thiên hoa phấn
75 gam
Cỏ lưỡi rắn
Huyền sâm
50 gam
Phi đao kiếm

40 gam
60 gam
60 gam
50 gam
20 gam
60 gam
50 gam
50 gam

CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm:
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu:
2.1.1.1. Viên hoàn cứng MD-07:
Hoàn cứng MD-07 được sản xuất tại khoa Dược và bào chế
thuốc, Bệnh viện YHCT Bộ Công an. Đạt yêu cầu chất lượng theo
Tiêu chuẩn cơ sở tại Trung tâm kiểm nghiệm - Sở y tế Hà Nội
6



2.1.2. Đối tượng nghiên cứu trên thực nghiệm
* Nghiên cứu độc tính cấp: Chuột nhắt trắng chủng Swiss, trọng
lượng 18-22g do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp
* Nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Thỏ chủng Newzealand
White, trọng lượng 1,8 - 2,2 kg do Trung tâm chăn nuôi và cung cấp
động vật thực nghiệm Đan Phượng, Hà Nội cung cấp.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu trên thực nghiệm
* Nghiên cứu độc tính cấp: bằng phương pháp LitchfieldWilcoxon và WHO: Chuột được chia thành các lô, uống dung dịch
MD-07 với liều tăng dần, xác định liều thấp nhất gây chết chuột
hoàn toàn (100%) và liều cao nhất không gây chết chuột (0%).
Theo dõi tình trạng của chuột và số lượng chuột chết ở mỗi lô
trong 72 giờ sau khi uống thuốc và đến hết ngày thứ 7.
* Phương pháp nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Các thỏ
chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng: uống dung môi nước cất 3
ml/kg/ngày. Lô trị 1: uống MD-07 liều 0,72g/kg. Lô trị 2: uống MD07 liều 2,16g/kg. Uống 12 tuần, 01 lần/ngày. Theo dõi tình trạng
chung của thỏ. Đánh giá chức năng tạo máu, chức năng gan, thận, mô
bệnh học. Theo dõi trước, sau 4 tuần, 8 tuần và sau 12 tuần
2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.2.1. Chất liệu nghiên cứu
2.2.1.1. Viên hoàn cứng MD-07
2.2.1.2. Thuốc hóa dược
+ Tenofovir (TDF), 300mg/lần/ngày trước khi đi ngủ
+ Lamivudine (3TC), 150mg x 02 lần/ngày hoặc 300mg/lần/ngày
+ Zidovudine (AZT), 300mg/lần x 02 lần/ngày
+ Efavirenz (EFV), 600mg/ ngày, trước khi đi ngủ.

7



+ Nevirapine (NVP), 200mg/ngày trong 02 tuần, sau đó tăng lên
200 mg x 02 lần/ngày
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu trên lâm sàng
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Người nhiễm HIV không phân biệt giới tính, nghề nghiệp. Tuổi
từ 18 - 60 tuổi. Điều trị tại Bệnh viện 09. Đáp ứng được các tiêu
chuẩn về lâm sàng và cận lâm sàng như sau: Có có số lượng TCD4 ≤
350 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng hoặc nhiễm HIV
ở giai đoạn lâm sàng 3, 4; không phụ thuộc số lượng TCD4.
- BN chưa điều trị ARV trước đây. Tuân thủ các nguyên tắc điều trị.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền: BN thuộc
các thể: Thể chính khí hư suy, tà khí lưu luyến; Thể Phế âm hư, Thấp
độc ủng thịnh, Thể khí huyết hư suy, Tỳ thận lưỡng hư.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu:
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh gan, thận nặng, có các bệnh mạn
tính kết hợp khác. Đang điều trị các thuốc kháng lao. Bệnh nhân đã
được điều trị bằng các thuốc chống Retrovirus – ARV hoặc các thuốc
tăng cường miễn dịch.
- Không dùng thuốc đủ liều; Không đầy đủ các xét nghiệm cần
thiết; Không hợp tác nghiên cứu.
- Phụ nữ có thai. BN có các chống chỉ định với thuốc kháng virus.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mở, thử nghiệm lâm sàng, so sánh
trước - sau điều trị và so sánh với nhóm chứng.
- Cỡ mẫu: 120 bệnh nhân chia 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Nhóm chứng (n= 60)
* Sử dụng thuốc ARV bậc 1:
8



Tenofovir (TDF) + Lamivudine (3TC) + Efavirenz (EFV)
Hoặc: Tenofovir (TDF) + Lamivudine (3TC) + Nevirapine (NVP)
* Phác đồ thay thế:
Zidovudine (AZT) + Lamivudine (3TC) + Efavirenz (EFV)
Hoặc: Zidovudine (AZT) + Lamivudine (3TC) + Nevirapine (NVP)
Thời gian sử dụng thuốc 06 tháng.
+ Nhóm 2: Nhóm nghiên (n=60)
Uống hoàn cứng MD-07, ngày 2 lần, mỗi lần 6g. Uống sau bữa ăn
2h với nước đun sôi để nguội.
Kết hợp thuốc ARV bậc 1 theo phác đồ đã mô tả ở trên.
Thời gian sử dụng thuốc: 06 tháng.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu: Tuổi, giới, nghề nghiệp, yếu
tố nguy cơ lây nhiễm.
* Lâm sàng:
- Các triệu chứng toàn thân: Hạch to toàn thân, gầy sút cân, sốt
kéo dài, tiêu chảy kéo dài, các bệnh nhiễm trùng cơ hội (Viêm da,
loét miệng, zona, viêm đường hô hấp tái diễn).
- Phát hiện các biểu hiện nhiễm trùng cơ hội mới.
- Đánh giá lại giai đoạn lâm sàng.
Bệnh nhân được tổng kết đánh giá sau điều trị 15 ngày, 30 ngày
và mỗi tháng 1 lần trong suốt 6 tháng điều trị.
* Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm huyết học: trước điều trị và sau 3, 6 tháng điều trị
- Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, creatinin, AST, ALT, theo dõi
trước điều trị và sau 3, 6 tháng điều trị.
- Miễn dịch: Đếm số lượng tế bào lympho TCD4, theo dõi trước
điều trị và sau 6 tháng điều trị.
9



- Sinh học phân tử: Xét nghiệm tải lượng virus (VL) trước điều
trị, sau 6 tháng điều trị.
- Các xét nghiệm thường quy khác
2.3.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của viên hoànMD-07
- Đánh giá về lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trị 15 ngày, sau
điều trị 30 ngày và mỗi tháng 1 lần trong suốt 6 tháng điều trị.
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu thực nghiệm thực hiện tại Bộ môn Dược lý trường
Đại học Y Hà Nội.
Thời gian: Tháng 01/2013 -03/2013
- Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện 09 Hà Nội.
Thời gian: Tháng 10/2012-09/2015
2.5. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y sinh học trên máy vi
tính dưới sự trợ giúp của phần mềm. Sử dụng phần mềm Stata 12.0.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm
3.1.1. Độc tính cấp
Chuột được uống thuốc thử theo liều tăng dần đến liều cao nhất:
0,25 ml/10g, 3 lần/24 giờ, mỗi lần cách nhau 2 giờ. Không có chuột
nào chết, không xuất hiện triệu chứng bất thường trong 72 giờ sau
uống thuốc và trong 7 ngày. Chưa xác định được LD 50 trên chuột nhắt
trắng trên đường uống bằng phương pháp Litchfield –Wilcoxon.
3.1.2. Độc tính bán trường diễn
Không thấy biểu hiện gì đặc biệt ở 3 lô thỏ trong thời gian
nghiên cứu. Không làm thay đổi kết quả các xét nghiệm đánh giá
chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của thỏ. Không gây tổn

10



thương hình thái đại thể các cơ quan và cấu trúc vi thể gan, thận của
thỏ. Thuốc thử MD-07 không gây độc tính bán trường diễn trên thỏ.
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi ≥ 36 chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuổi < 25 chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Tuổi trung bình của hai nhóm tương đương nhau (p> 0,05). Nam/nữ
là 3,8 lần. Lây nhiễm qua tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ cao (70,0 %
và 76,66%). Lây qua đường tình dục chiếm tỷ lệ thấp hơn (28,33%
và 16,67%); không rõ đường lây 1,67% và 6,67%.
Bảng 3.17. Phân loại giai đoạn lâm sàng bệnh nhân HIV/AIDS
GĐ1
GĐ2
GĐ3
GĐ4
Giai đoạn bệnh
Nhóm
n
%
n
%
n
%
n
%
Nhóm NC (n=60)
05 8,3
05 8,3 38 63,4 12 20,0
0

Nhóm chứng (n=60)
6,67 06 10,0 44 73,3 06 10,0
4
pNC-C
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu ở giai đoạn 3 và 4, chiếm tỷ lệ cao
Bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn 1,2 chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 3.18: Các thể bệnh theo YHCT
Các thể bệnh theo YHCT
Nhóm NC (n=60) Nhóm Chứng (n=60)
n
%
n
%
Chính khí hư suy, tà khí lưu luyến
4
6,67
4
6,67
Phế âm hư
12
20,0
13
21,67
Khí huyết hư suy
16
26,67

20
33,33
Thấp độc ủng thịnh
18
30,0
15
25,0
Tỳ thận lưỡng hư
10
16,67
8
13,33
Thể Khí huyết hư suy và Thấp độc ủng thịnh chiếm tỷ lệ tương
đương và cao nhất ở cả hai nhóm. Tiếp theo là Phế âm hư, Tỳ thận
lưỡng hư. Chính khí hư suy, tà khí lưu luyến chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 3.19: Phân thể hàn nhiệt theo YHCT ở nhóm nghiên cứu
11


Các thể
Hàn và thiên hàn
Nhiệt và thiên nhiệt

n
27
33

%
45
55


Trong nhóm NC, tỷ lệ bệnh nhân thể nhiệt và thiên nhiệt chiếm
55%, tỷ lệ bệnh nhân thể hàn và thiên hàn chiếm tỷ lệ thấp hơn: 45%.
3.2.2. Hiệu quả điều trị trên lâm sàng và cận lâm sàng
Bảng 3.20. Thay đổi lâm sàng bệnh nhân HIV/AIDS
Triệu
T0
T3
T6
Nhóm
chứng
n (%)
n (%)
n (%)
Nhóm chứng (n=60) 27(45,0) 14(23,3) 10(16,7)
Hạch to Nhóm NC (n= 60)
24(40,0) 12(20,0)
6(10,0)
toàn thân
pNC-C
>0,05
>0,05
>0,05
dai dẳng Nhóm chứng (n=60) 20 (33,3) 12 (20,0) 6 (10,0)
Viêm da, Nhóm NC (n= 60)
18 (30,0) 9 (15,0)
0 (0,0)
loét
pNC-C
>0,05

>0,05
<0,05
miệng
Nhóm chứng (n=60) 12 (20,0) 08 (13,3)
4 (6,7)
Zona
Nhóm NC (n= 60)
15 (25,0) 10 (16,7)
2 (3,3)
pNC-C
>0,05
>0,05
>0,05
Sút cân Nhóm chứng (n=60) 24 (40,0) 20 (33,3) 9 (15,0)
<10% Nhóm NC (n= 60)
22 (36,7) 12 (20,0)
0 (0,0)
TLCT
pNC-C
>0,05
>0,05
<0,05
Nhóm chứng (n=60) 10(16,7)
8(13,3)
8(13,3)
Sút cân
Nhóm NC (n= 60) 12(20,0)
6(10,0)
4(6,7)
>10%

pNC-C
>0,05
>0,05
>0,05
TLCT Nhóm chứng (n=60) 14 (23,3) 12 (20,0) 10 (16,7)
Viêm
Nhóm NC (n= 60)
18 (30,0) 10 (16,7)
4 (6,7)
đường hô
pNC-C
>0,05
>0,05
>0,05
hấp tái diễn Nhóm chứng (n=60) 19 (31,7)
4 (6,7)
0 (0,0)
Sốt kéo Nhóm NC (n= 60)
21 (35,0)
2 (3,3)
0 (0,0)
dài > một
pNC-C
>0,05
>0,05
tháng Nhóm chứng (n=60) 17 (28,3) 7 (11,7)
0 (0,0)
Tiêu chảy Nhóm NC (n= 60)
18 (30,0)
3 (5,0)

0 (0,0)
kéo dài >
pNC-C
>0,05
>0,05
một tháng

12

p(T0-T6)

<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05


Triệu chứng LS lần lượt theo tỷ lệ % là hạch to toàn thân, sút cân

< 10%, viêm da loét miệng, sốt kéo dài >1 tháng, viêm đường hô hấp
tái diễn, tiêu chảy kéo dài > 1 tháng, zona thần kinh, sút cân > 10%.
Bảng 3.21. Cân nặng trung bình của 2 nhóm trước và sau điều trị
Nhóm Nhóm NC (n=60) Nhóm Chứng (n=60)
Cân nặng (kg)
X ±SD
X ±SD
Trước ĐT (T0)
50,7 ± 7,3
50,2 ± 6,9
>0,05
Sau ĐT 3 tháng (T3)
51,2 ± 6,9
50,7 ± 7,3
>0,05
>0,05
>0,05
p(T0-T3)
Sau ĐT 6 tháng (T6)
54,1 ± 7,3
52,2 ± 6,8
>0,05
<0,05
>0,05
p(T0-T6)
Sau 6 tháng, cân nặng trung bình của 2 nhóm đều tăng, có ý nghĩa ở
nhóm nghiên cứu (p<0,05), không có ý nghĩa ở nhóm chứng (p>0,05)
3.2.3. Kết quả nghiên cứu trên cận lâm sàng
Bảng 3.22. Thay đổi số lượng TCD4 ở hai nhóm trước và sau ĐT 6 tháng
TCD4

Nhóm Trước ĐT (T0) Sau ĐT (T6)
p(T0-T6)
3
(TB/mm )
n
%
n
%
Chứng
1
1,67
10
16,67 <0,05
Suy giảm nhẹ
NC
1
1,67
12
21,7
<0,05
≥350
pNC-C
>0,05
>0,05
Chứng
10
16,67
13
21,67 >0,05
Suy giảm tiến

NC
13
21,67
10
16,7
>0,05
triển 200<350
pNC-C
>0,05
>0,05
Chứng
49
81,67
37
61,67 <0,05
Suy giảm
NC
46
76,67
37
61,67 <0,05
nặng <200
pNC-C
>0,05
>0,05
Sau ĐT 6 tháng, tỷ lệ bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhẹ tăng và tỷ
lệ bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng giảm (p<0,05). Tỷ bệnh nhân
suy giảm miễn dịch tiến triển thay đổi không có ý nghĩa (p>0,05).
Bảng 3.23. TCD4 trung bình của hai nhóm trước và sau ĐT 6 tháng
TCD4(TB/mm3) Trước ĐT (T0) Sau điều trị (T6) Mức chênh p(T0-T6)

13


Nhóm
X ±SD
Nhóm NC (n=60)
109,8 ± 114,2
Nhóm Chứng (n=60) 106,5 ± 93,6
pNC-C
>0,05

X ±SD
200,4 ± 167,3
166,4 ± 112,3
>0,05

(T0)- (T6)
90,6±100,5
59,9 ± 53,4
<0,05

<0,05
<0,05

Số lượng TCD4 sau điều trị cao hơn có ý nghĩa so với trước điều
trị ở cả hai nhóm (p<0,05). Mức chênh về số lượng TCD4 của nhóm
NC cao hơn nhóm chứng (p<0,05).
Bảng 3.24: Kết quả trung bình TCD4 của các thể hàn và nhiệt theo
YHCT của nhóm nghiên cứu
Các thể


Thời gian

Hàn và thiên hàn
(n=27)
Nhiệt và thiên nhiệt
(n=33)

Trước ĐT (T0) Sau ĐT (T6)
( X ±SD)
( X ±SD)

Mức chênh
( X ±SD)

p(T0-T6)

113,1±109,5 184,9±135,4

71,8±64,6

<0,05

107,2±119,6 213,2±190,5 106,0±121,3

<0,01

TCD4 trung bình sau điều trị ở cả 2 thể Hàn và thiên hàn, Nhiệt và thiên
nhiệt đều tăng cao hơn so với trước điều trị (p<0,05). Mức chênh TCD4
trung bình ở thể Nhiệt và thiên nhiệt cao hơn thể Hàn và thiên hàn.

Bảng 3.26: Trung bình tải lượng virus của 2 nhóm trước và sau ĐT 6 tháng
TB tải lượng virus Trước ĐT (T )
Sau ĐT (T6)
0
p(T0-T6)
(1000 copies)
X ± SD
X ± SD
Nhóm
Nhóm NC (n=60)
1100,0±2265,9
96,6±241,1
<0,05
Nhóm chứng (n=60)
907,5±1368,3
377,9±705,3
<0,05
pNC-C
>0,05
<0,05
Sau ĐT 6 tháng tải lượng virus của 2 nhóm đều giảm (p<0,05); nhóm
nghiên cứu giảm nhiều hơn nhóm chứng (p<0,05).
Bảng 3.27: Trung bình tải lượng virus ở các thể theo YHCT của nhóm NC
Thời gian Trước ĐT (T0) Sau ĐT(T6) Mức chênh
p(T0-T6)
Các thể
( X ±SD)
( X ±SD)
( X ±SD)
Hàn và thiên hàn

(n=27)

866,2±2088,2
14

98,5±256,0 383,9±1489,2 <0,01


Nhiệt và thiên nhiệt
1291,3±2416,6 94,8±232,3 598,1±1817,0 <0,01
(n=33)
Tải lượng virus trung bình sau điều trị ở cả 2 thể Hàn và thiên
hàn, nhiệt và thiên nhiệt đều giảm so với trước điều trị (p<0,01). Mức
chênh về tải lượng virus trung bình ở thể Nhiệt và thiên nhiệt cao hơn
ở thể Hàn và thiên hàn.
3.2.3. Tác dụng không mong muốn
3.2.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Bảng 3.30. Tác dụng không mong muốn của hai phác đồ điều trị

TC

Nhóm nghiên cứu
2
tuần T1 T2 T3 T4
T5 T6
đầu
n
n
n
n

n
n
n
(%) (%) (%) (%) (%) (%) (%)

1
Phát
5
0
ban (8,3) (1,67)
2
Mệt
10
0
mỏi (16,67) (3,34)

Đau
đầu

3
(5,0)

0

Nhóm chứng
2
tuần T1
đầu
n
n

(%) (%)

T2

T3

T4

T5

T6

n
n
n
n
n (%)
(%) (%) (%) (%)

0

0

0

0

6
4
(10,0) (3,34)


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

11
5
2

(18,34) (8,3)(3,34)

0

0

0

0

0

5
2
0
(8,3) (3,34)

0

0

0

0

4
(6,67)

0


0

0

0

Buồn
nôn

3
6
(5,0)
(10,0)

0

0

0

0

0

Mất
ngủ
Chóng
mặt
Tiêu
chảy

Đau

Thiếu
máu

2
7
(3,34)
(11,67

0

0

0

0

0

9
6
2
(15,0) (10,0)(3,34)

0

0

0


0

0

0

0

0

0

10
2
0
(16,6) (3,34)

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

Tê bì
chân tay

5
(8,3)

0

1
4
(6,67) (1,67)
4
0
(6,67)

3

0
(5,0)

5
1
0
(8,3) (1,67)
2
0
0
0
(3,34)

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

15

0

2
1
(3,34)(1,67)


Các tác dụng không mong muốn chiếm tỷ lệ thấp ở cả hai
nhóm, giảm nhanh và hết hoàn toàn trong nhóm nghiên cứu sau 2

tháng điều trị. Ở nhóm chứng, sau 2 tháng điều trị có một tỷ lệ thấp
bệnh nhân xuất hiện thêm triệu chứng tê bì chân tay mức độ nhẹ,
triệu chứng này hết hoàn toàn sau 4 tháng điều trị.
3.2.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng
Bảng 3.28. Thay đổi một số chỉ số công thức máu trước và sau ĐT 6 tháng
Trước ĐT (T0) Sau ĐT (T6)
p(T0-T6)
Thông số
Nhóm
X ± SD
X ± SD
Nhóm NC (n=60)
4,0 ± 0,9
4,5 ± 0,8
<0,05
Hồng cầu
Nhóm Chứng (n=60)
3,9 ± 0,7
4,3 ± 0,9
<0,05
(T/l)
pNC-C
>0,05
>0,05
Nhóm NC (n=60)
4,9 ± 2,2
5,7 ± 1,7
<0,05
Bạch cầu
Nhóm Chứng (n=60)

5,4 ± 2,0
6,1 ± 2,0
>0,05
(G/l)
pNC-C
>0,05
>0,05
Nhóm NC (n=60)
112,2 ± 26,5 133,7 ± 22,2 <0,05
Hemoglobin
Nhóm Chứng (n=60) 112,4 ± 27,7 120,4 ± 27,0 >0,05
(G/l)
pNC-C
>0,05
<0,05
Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hemoglobin sau điều trị ở
nhóm nghiên cứu tăng so với trước điều trị (p<0,05). Ở nhóm chứng
chỉ có số lượng hồng cầu thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.29. Một số chỉ số sinh hóa máu trước và sau ĐT 6 tháng
Trước ĐT (T0) Sau ĐT (T6)
Thông
p(T0-T6)
Nhóm
số
X ± SD
X ± SD
Nhóm NC (n=60)
44,4 ± 45,1
52,2 ± 32,2 >0,05
ALT

Nhóm Chứng (n=60)
45,4 ± 44,8
54,6 ± 48,3 <0,05
(U/L)
pNC-C
>0,05
>0,05
Nhóm NC (n=60)
55,3 ± 38,4
59,2 ± 37,1 >0,05
AST
Nhóm Chứng (n=60)
56,3 ± 47,1
72,0 ± 43,4 <0,05
(U/L)
pNC-C
>0,05
>0,05
Nhóm NC (n=60)
75,4 ± 21,1
75,3 ± 20,8 >0,05
Creatinin
Nhóm Chứng (n=60)
69,2 ± 16,4
76,6 ± 19,0 <0,05
(µmol/l)
pNC-C
>0,05
>0,05
16



Sau điều trị, cả 3 chỉ số ALT, AST, Creatinin đều tăng cao hơn
so với trước điều trị. Tuy nhiên tăng không có ý nghĩa ở nhóm nghiên
cứu (p>0,05); tăng có ý nghĩa ở nhóm chứng (p<0,05).
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Tính an toàn của viên hoàn cứng MD-07 trên thực nghiệm
Kết quả nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn đã khẳng định
chế phẩm MD-07 an toàn cao, có thể sử dụng lâu dài trên lâm sàng.
4.2. Ý nghĩa phối ngũ của bài thuốc
- Ba nhóm A-B-C hợp thành “Tân phương” trên cơ sở biện chứng
luận trị của YHCT, có tác dụng Công bổ kiêm trị.
- Nhóm A: Hồng sâm, Mạch môn, Ngũ vị tử, Hoàng kỳ, Cam
thảo, Đương quy: bổ khí, bổ âm, bổ huyết.
- Nhóm B: Bạch hoa xà thiệt thảo, Hoa kim ngân, Phi đao kiếm, Lô
hội, Thiên hoa phấn, Huyền sâm, Sinh địa: thanh nhiệt giải độc, thanh
nhiệt lương huyết, kháng virus, điều hòa miễn dịch.
- Nhóm C: Nhục quế, Sa nhân, Chỉ thực: bổ khí ôn trung kiện Tỳ,
chỉ tả, lý khí, kháng loét, giảm đau, chống dị ứng.
4.3. Về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu:
Nhóm tuổi 25-35 chiếm tỉ lệ 47%. Nhóm tuổi ≥36 chiếm tỷ lệ
cao hơn 51,67%. Có thể là do giảm dần số bệnh nhân nhiễm mới HIV
và sự già hóa độ tuổi của các bệnh nhân đã nhiễm cũ.
Tỷ lệ nam/nữ là 3,8. Nam giới dễ có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Lây nhiễm do tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ cao nhất, người
nghiện ma túy thường là nam giới và ở độ tuổi còn rất trẻ, là quần thể
nhiễm HIV cao nhất trong tất cả các nhóm có nguy cơ. Lây nhiễm
qua đường tình dục chiếm tỷ lệ thấp hơn (28,33% và 16,67%).
17



Về phân loại giai đoạn lâm sàng:
Đa số bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 3 (65,0% và 68,33%).
Chỉ có 8,33% và 6,67% bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn 1, do không
triệu chứng nên khó phát hiện, chủ yếu phát hiện tình cờ. Giai đoạn 2
chiếm tỷ lệ thấp (8,33% và 10,0%). Giai đoạn 4 là 18,33% và 15,0%.
Chênh lệch tỷ lệ là do: Giai đoạn 3 có triệu chứng lâm sàng dai dẳng,
bệnh nhân vào viện chủ yếu do các triệu chứng này. Giai đoạn 4 có
triệu chứng lâm sàng nặng, tỷ lệ này thấp hơn chứng tỏ việc kiểm
soát điều trị tốt nên hạn chế bệnh nhân chuyển sang giai đoạn cuối.
Về phân loại bệnh nhân theo thể bệnh YHCT:
Bệnh nhân thể chính khí hư suy, tà khí lưu luyến chiếm tỷ lệ thấp
ở cả hai nhóm (6,67%). Thể Khí huyết hư suy chiếm tỷ lệ 26,67% và
33,33%, gặp nhiều ở giai đoạn 3, 4 theo phân loại YHHĐ. Có thể do
bệnh diễn biến dài, dịch độc tiềm ẩn, lâu ngày làm chính khí hư suy.
Thể thấp độc ủng thịnh chiếm tỷ lệ là 30,0% và 25,0%; lâm sàng
thường có hạch to toàn thân, viêm da, loét miệng, zona thần kinh,…
Bệnh nhân phế âm hư chiếm 20,0% và 21,67% ở 2 nhóm, gặp hầu
hết ở bệnh nhân sốt kéo dài > 1 tháng và viêm đường hô hấp tái diễn.
Thể Tỳ thận lưỡng hư chiếm tỷ lệ thấp hơn (16,7% và 13,3%) xuất
hiện ở giai đoạn sau của bệnh, tương ứng với giai đoạn 3, 4 theo
YHHĐ. Phân thể bệnh theo hàn nhiệt: thể hàn và thiên hàn chiếm
45%, thể nhiệt và thiên nhiệt chiếm tỷ lệ cao hơn 55%
4.4. Tác dụng hỗ trợ điều trị HIV/AIDS của viên hoàn cứng MD- 07
4.4.1. So sánh tác dụng trên lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu
Không còn bệnh nhân sốt và tiêu chảy sau 6 tháng điều trị. Do
nhóm thuốc A có tác dụng bổ khí sinh huyết dưỡng âm, kết hợp
nhóm B có các vị thuốc thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giải độc;


18


thích hợp trường hợp âm hư sốt kéo dài, háo khát. Nhóm A kết hợp
nhóm C tác dụng bổ khí bổ dương, ôn trung kiện tỳ cầm ỉa chảy
Tỷ lệ bệnh nhân gày sút cân < 10% trọng lượng cơ thể đều giảm
ở cả hai nhóm, giảm nhiều hơn ở nhóm nghiên cứu (0%) (p<0,05).
Bệnh nhân gầy sút cân ≥ 10% trọng lượng cơ thể cũng giảm nhiều ở
nhóm nghiên cứu (p>0,05). Chế phẩm MD-07 điều trị tốt triệu chứng
sốt và tiêu chảy kéo dài, nguyên nhân chính dẫn đến gày sút cân.
Ngoài ra còn có rất nhiều vị thuốc bổ khí huyết, giúp nâng cao thể
trạng; lý giải tác dụng cải thiện triệu chứng gày sút cân.
Triệu chứng hạch to toàn thân, zona thần kinh giảm sau 6 tháng
điều trị p>0,05. Triệu chứng viêm da, loét miệng sau điều trị 6 tháng
còn 10,0% ở nhóm chứng và 0% ở nhóm nghiên cứu (p<0,05). Tác
dụng này là do nhóm A tập hợp các vị thuốc bổ âm, bổ huyết, dưỡng
phế nhuận phu, có tác dụng giảm thân nhiệt, chữa lở loét, mụn nhọt.
Nhóm B với các vị có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết.
Viêm hô hấp tái diễn giảm không nhiều sau 3 tháng. Giảm rõ rệt
ở nhóm nghiên cứu sau 6 tháng, chỉ còn 6,7% trong khi ở nhóm
chứng vẫn là 16,7%. Theo YHCT, viêm đường hô hấp tái diễn trong
bệnh lý HIV/AIDS thường thuộc thể Phế âm hư. Trong bài thuốc
nhóm A và B có các vị có tác dụng bổ âm, dưỡng phế nhuận phu.
Trong và sau điều trị 6 tháng không xuất hiện thêm các nhiễm
trùng cơ hội.
Sau 3 tháng, cả hai nhóm đều tăng cân nhưng chưa thể hiện rõ
rệt p>0,05. Sau 6 tháng điều trị, cân nặng trung bình tăng rõ rệt hơn.
Nhóm nghiên là 53,9±7,3 kg so với nhóm chứng là 52,2±6,8 kg. Chế
phẩm MD-07 giúp tăng thể trạng bệnh nhân HIV/AIDS.


19


4.4.2. So sánh tác dụng trên chỉ số TCD 4 và tải lượng virus của
hai nhóm nghiên cứu:
4.4.2.1. So sánh về chỉ số TCD4
Sau điều trị 6 tháng, tỷ lệ bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng
giảm (p<0,05), bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiến triển thay đổi
không có ý nghĩa (p>0,05), bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhẹ tăng
(p<0,05). Chỉ số TCD4 trung bình của 2 nhóm đều tăng (p<0,05).
Tăng cao hơn ở nhóm nghiên cứu 200,4±167,3 TB/mm3 so với
166,5±112,3 TB/mm3 ở nhóm chứng (p>0,05). Mức chênh TCD4
trung bình của nhóm nghiên cứu là 90,6±100,5 TB/mm 3, cao hơn ở
nhóm chứng: 59,9±53.4 TB/mm3 (p<0,05), cho thấy MD-07 có tác
dụng hỗ trợ tăng số lượng TCD 4. Theo YHHĐ, thành phần hóa học
của một số vị thuốc có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa tế bào, kích
thích các trung tâm miễn dịch: tủy xương, tuyến ức, hạch lympho.
Trong nhóm nghiên cứu, chỉ số TCD4 ở cả hai thể Hàn và
thiên hàn, Nhiệt và thiên nhiệt đều tăng sau 6 tháng điều trị
(p<0,05). Mức chênh trung bình TCD4 ở thể Nhiệt và thiên nhiệt là
106,0±121,3 TB/mm3; cao hơn ở thể Hàn và thiên hàn là 71,8±64,6
TB/mm3. Chứng tỏ viên hoàn cứng MD-07 có tác dụng rõ rệt hơn ở
thể Nhiệt và thiên nhiệt, phù hợp với thành phần bài thuốc đã phân
tích.
4.4.2.2. So sánh về tải lượng virus HIV giữa hai nhóm
Sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân có tải lượng virus HIV>10.000
copies/ml và < 500 copies/ml giảm đáng kể ở nhóm nghiên cứu so
với ở nhóm chứng (p<0,05).
Sau điều trị 6 tháng tải lượng virus trung bình của cả hai nhóm
đều giảm (p<0,05). Nhóm nghiên cứu giảm tốt hơn (từ 1100,0 ±

2265,9 Copies/ml xuống còn 96,6 ± 241,1 Copies/ml) (p<0,05).
20


Ở nhóm nghiên cứu, mức chênh về tải lượng virus trung bình ở
thể Nhiệt và thiên nhiệt là 598,1±1817,0 Copies/ml, cao hơn ở thể
Hàn và thiên hàn là 383,9±1489,2 Copies/ml. Kết quả này chứng
minh MD-07 có hỗ trợ kháng virus tốt hơn ở nhóm bệnh nhân thuộc
thể Nhiệt và thiên nhiệt.
4.4.3. Tác dụng của MD-07 trên các thể bệnh theo YHCT
Thể Khí huyết hư suy chiếm tỷ lệ cao nhất (26,67% và 33,33% ở
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng), do viên hoàn cứng MD-07 dùng
Hồng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy để đại bổ khí huyết làm cho khí
vượng huyết sinh, có thể thấy viên hoàn cứng MD-07 có tác dụng bổ
khí huyết rõ rệt trên lâm sàng.
Thể thấp độc ủng thịnh chiếm (30,0% và 25,0% nhóm nghiên
cứu và nhóm chứng); triệu chứng thường gặp: hạch to toàn thân,
viêm da, lở loét miệng, zona thần kinh,…Các triệu chứng này đều
được cải thiện do trong nhóm B có các vị thuốc tác dụng trực tiếp
kháng virus, điều hòa miễn dịch, tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh
phế chỉ khái, lương huyết; phối ngũ với nhau làm tăng khả năng
thanh nhiệt giải độc cho cả bài thuốc.
Thể phế âm hư chiếm 20,0% và 21,67% ở 2 nhóm, gặp hầu hết
ở các bệnh nhân sốt kéo dài > 1 tháng và viêm đường hô hấp tái diễn.
Trong thành phần MD-07 có các vị có tác dụng dưỡng âm thanh Phế,
thanh nhiệt lương huyết, tư âm giáng hỏa, giải độc lợi yết.
Thể Tỳ thận lưỡng hư chiếm 16,67% và 13,33%, chứng trạng
nổi bật là tiêu chảy kéo dài, biểu hiện khá nặng. Trong bài thuốc có
các vị ích khí kiện Tỳ, hóa thấp khai Vị, ôn Tỳ chỉ tả, lý khí. Ngoài ra
Nhục quế có tác dụng bổ hỏa trợ dương, tán hàn chỉ thống, ôn kinh

thông mạch.

21


Thể chính khí hư suy, tà khí lưu luyến chiếm tỷ lệ thấp ở cả hai
nhóm, đều bằng 6,67%. Đây là giai đoạn không có chứng trạng lâm
sàng, hoặc có một số chứng trạng thoáng qua.
4.5. Tác dụng không mong muốn của viên hoàn cứng MD-07
Theo nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy viên hoàn cứng
MD-07 không độc và không có tác dụng không mong muốn.
4.5.1. Theo dõi các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Các triệu chứng không mong muốn xuất hiện sau 2 tuần đầu
điều trị ở hai nhóm với tỷ lệ tương đương, giảm nhanh hơn và hết
hoàn toàn trong nhóm nghiên cứu sau 2 tháng điều trị. Ở nhóm
chứng, sau 2 tháng điều trị vẫn còn bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi,
mất ngủ và xuất hiện thêm bệnh nhân có triệu chứng tê bì chân tay
mức độ nhẹ, triệu chứng này hết hoàn toàn sau 4 tháng điều trị. So
sánh trên có thể chứng minh viên hoàn cứng MD-07 không có tác
dụng không mong muốn trên lâm sàng mà còn có tác dụng hạn chế
các tác dụng không mong muốn của thuốc hóa dược gây ra.
4.5.2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn trên các thông số
xét nghiệm máu
Công thức máu: Sau 6 tháng điều trị, số lượng hồng cầu, tiểu
cầu, hàm lượng Hemoglobin ở cả hai nhóm đều tăng, tuy nhiên ở
nhóm nghiên cứu tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong khi ở
nhóm chứng chỉ có số lượng hồng cầu tăng có ý nghĩa. Chứng tỏ tác
dụng hỗ trợ điều trị của MD-07 và tác dụng hạn chế sự giảm các tế
bào máu ngoại vi do ảnh hưởng bởi các tác dụng không mong muốn
của thuốc hóa dược.

Hóa sinh máu: ALT, AST sau điều trị 6 tháng ở nhóm chứng
tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với trước điều trị. Trái lại bệnh
nhân ở nhóm nghiên cứu men gan tăng không có ý nghĩa thống kê
22


×