Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Báo cáo thực tập tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.76 KB, 65 trang )

GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

MỤC LỤC

Bùi Thị Huệ

Page 1


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

VH – XH

Văn hóa-Xã hội



ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

XDCB

Xây dựng cơ bản

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

CBCC,VC

Cán bộ công chức, viên chức

QPAN

Quốc phòng an ninh

KCN

Khu công nghiệp

CĐT

Chủ đầu tư

PCI


Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PAPI

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công
cấp tỉnh

NSNC

Ngân sách nhà nước

Bùi Thị Huệ

Page 2


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Bùi Thị Huệ

Page 3


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh Thái Nguyên, tham mưu, giúp đỡ UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng

quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương;
quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu
thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các
vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ
công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Do đó sinh viên học chuyên ngành Quản lý công nghiệp của Đại học Kỹ thuật
Công nghiệp Thái Nguyên thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên là một
thuận lợi lớn bởi đây là cơ quan tổng hợp phù hợp với chuyên ngành, kiến thức đã học,
giúp cho sinh viên làm quen với thực tế, vận dụng kiến thức lý thuyết trên giảng đường
vào việc phân tích và xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố và nâng cao được
kiến thức mà sinh viên đã được trang bị trước đó.
Qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực tế quá trình hình thành phát triển,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư và của Văn phòng Sở trên
cơ sở kiến thức đã học tập và nghiên cứu tại trường cùng với sự giúp đỡn nhiệt tình của
các cô chú, anh (chị) thuộc Văn phòng Sở, dưới sự chỉ bảo của cô giáo Trần Thị Thu
Huyền. Tuy đã có sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do khả năng
có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, em rất mong cô giáo và các cô
chú, anh chị trong phòng đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Bùi Thị Huệ

Page 4


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Tên cơ quan: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN
Trụ sở: Số 18, đường Nha Trang, p. Trưng Vương, tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại văn thư: 02803.855.688.
Fax: 02803.851.363
Email:
Công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ quan
tâm từ những ngày đầu Cách mạng thành công. Trong không khí hào hùng sôi sục khí thế
Cách mạng, ngày 02/09/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh độc bản tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ ký sắc lệnh số 78/ SL thành lập Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết
quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hoá. Uỷ ban gồm các uỷ viên và tất
cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng và các Tiểu ban chuyên môn đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ
tịch Chính phủ.
Ngày 14/05/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh số 68/SL
thành lập Ban kinh tế Chính phủ (thay cho Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban
kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về
chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế và những vấn đề quan trọng khác.
Ngày 08/10/1955, hội đồng Chính phủ đã họp và ra Nghị quyết thành lập Ủy ban
Kế hoạch Quốc gia và xác định: “Ủy ban kế hoạch Quốc gia là một cơ quan của Chính
phủ để kế hoạch hóa công cuộc thiết kế kinh tế và văn hóa, tổ chức và chỉ đạo công tác
thống kê, kế toán trong cả nước”.
Ngày 07/12/1955, Ban chấp hành Thái Nguyên ra nghị quyết số 138/NQ-TN về
việc thành lập Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 17/12/1955, Ủy ban hành chính tỉnh Thái Nguyên ra Quyết nghị số 3116/HC
chỉ định danh sách thành viên Ban Kế hoạch Quốc gia tỉnh Thái Nguyên (Gồm có 03
thành viên).
I.


Bùi Thị Huệ

Page 5


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Ngày 23/03/1996, UBND tỉnh Bắc Thái ra Quyết định số 138/QĐ-UB V/v Thành
lập Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Thái trực thuộc UBND tỉnh (nay là tỉnh Thái
Nguyên).
Ngày 23/3/1996, UBND tỉnh Bắc Thái ra Quyết định số 138/QĐ-UB V/v Thành
lập Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Thái trực thuộc UBND tỉnh . Sau khi tách tỉnh Bắc
Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh được thành lập
và đi vào hoạt động đến nay.
Cùng với sự trưởng thành và phát triển của Ngành Kế hoạch và Đầu tư cả nước,
Ngành Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên cũng không ngừng được củng cố và ngày càng
phát triển. Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái
Nguyên ngày càng được bổ sung hoàn thiên. Từ một cơ quan chỉ làm nhiệm vụ kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm, Sở đã đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm
vujmowis như xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác kinh tế
dối ngoại, đăng ký kinh doanh, xúc tiến đầu tư, phát tiển bền vững,.... Thái Nguyên từ
một tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, đến nay đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế
chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng; năm 2015, tỷ trọng
CN – XD và dịch vụ đạt 83,2%, là địa phương có quy mô công nghiệp và dịch vụ phát
triển mạnh.
Những thành tích của tập thể Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên trong những
năm gần đây:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Nhì đã có thành tích trong công tác từ năm 2006 –
2010.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Ba đã có thành tích trong công tác từ năm 2001 –
2005.
- Vịnh dự được nhận bằng khen của Bộ quốc phòng năm 2014
- Vinh dự được tặng Cờ thi đua của Chính phủ năm 2004, 2006, 2008
- Và một số thành tích khác
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
căn cứ Thông tư liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Nội vụ số 05/2009/TTLTBKHĐT-BNV, ngày 5/8/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ
Bùi Thị Huệ

Page 6


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

quan chuyên môn về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên có:
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA SỞ KH&ĐT TỈNH THÁI
NGUYÊN
2.1 Cơ cấu tổ chức và biên chế
- Tống số: 59 cán bộ, công chức và hợp đồng.
- Được sắp xếp như sau:
-Ban giám đốc Sở (giám đốc và 03 phó giám đốc): 04 người
-Các phòng: Văn phòng: 9; Phòng Đăng ký kinh doanh: 6; Thanh tra Sở: 3; Phòng tổng
hợp: 6; Phòng văn hóa xã hội: 4; Phòng Kinh tế Công nông nghiệp: 5; Phòng hợp tác
và Kinh tế đối ngoại: 6; Phòng Kinh tế Giao thông xây dựng: 2 người.
-Văn phòng Một cửa liên thông: 2 người.
-Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm tư vấn & Xúc tiến đầu tư: 13 người.
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý


Giám đốc
Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Kinh tế
đối ngoại
Phòng
Kinhhợp
tế Giao thông
– Xây
dựng
Phòng
Kinh tế
Phòng
- Nông
Trung
Đăng
nghiệp

tâmKinh
tư vấn
doanh
và xúc tiến đ
Phòng
Văn hóaPhòng


hộiTổng
Văn
phòng
SởThanh
tra Sở

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Bùi Thị Huệ

Page 7


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Cơ cấu tổ chức của Sở cũng được căn cứ theo Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày
14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ và Thông tư liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư –
Bộ Nội vụ số 05/2009/TTLT-BKHĐT-BNV bao gồm:
2.2.1 Lãnh đạo Sở : 4 đồng chí ( 1 Giám đốc, 3 Phó giám đốc)
 Giám đốc: Hoàng Thái Cương.Là người đứng đầu Sở KH&ĐT quản lý và điều
hành cơ quan theo chế độ thủ trưởng, trực tiếp chỉ đạo các phòng: Tổng hợp, Văn
phòng, Kinh tế Giao thông xây dựng. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân và UBND tỉnh Thái Nguyên về toàn bộ các hoạt động của Sở Kế hoạch
và Đầu tư và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
 Phó giám đốc Dương Văn Lộc: Giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở về một số lĩnh vực công tác được phân công:
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực thuộc Phòng Văn hóa – Xã hội, Phòng Kinh tế
đối ngoại.
-


Chịu trách nhiệm thẩm định các văn bản liên quan đến các lĩnh vực thuộc Phòng
Văn hóa – Xã hội, Phòng Kinh tế đối ngoại.

-

Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trình UBND tỉnh quyết định.

-

Được Giám đốc Sở ủy quyền ký các văn bản xử lý có tính chất chuyên môn thuộc
lĩnh vực phụ trách.

-

Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở một số công việc khác khi
được phân công.

 Phó giám đốc Nguyễn Văn Thái: Giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước

Giám đốc Sở về một số lĩnh vực công tác được phân công:
-

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực thuộc Phòng Thanh tra và phòng Kinh tế Công –
Nông nghiệp

-

Chịu trách nhiệm thẩm định các văn bản liên quan đến các lĩnh vực thuộc Phòng

Thanh tra và phòng Kinh tế Công – Nông nghiệp

Bùi Thị Huệ

Page 8


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

-

Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trình UBND tỉnh quyết định.

-

Được Giám đốc Sở ủy quyền ký các văn bản xử lý có tính chất chuyên môn thuộc
lĩnh vực phụ trách.

-

Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở một số công việc khác khi
được phân công.

 Phó giám đốc Nguyễn Thanh Bình: Giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước

Giám đốc Sở về một số lĩnh vực công tác được phân công:
-

Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh và Trung tâm

tư vấn và Xúc tiến đầu tư.

-

Chịu trách nhiệm thẩm định các văn bản liên quan đến các lĩnh vực thuộc thuộc
Phòng Đăng ký kinh doanh và Trung tâm tư vấn và Xúc tiến đầu tư.

-

Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
trình UBND tỉnh quyết định.

-

Được Giám đốc Sở ủy quyền ký các văn bản xử lý có tính chất chuyên môn thuộc
lĩnh vực phụ trách.

-

Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở một số công việc khác khi
được phân công.

2.2.2 Các phòng nghiệp vụ: 8 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 1 trung tâm.
 Văn phòng Sở: Là bộ phận giúp Giám đốc thực hiện chức năng tổng hợp, điều phối

các hoạt động của các đơn vị thuộc Sở theo chương trình, kế hoạch làm việc và
thực hiện công tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của đơn vị Sở. Văn
phòng Sở có các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu với Giám đốc Sở về việc điều hành thực hiện kế hoạch công tác của
Sở; Đối nội, đối ngoại, công tác tổ chức cán bộ và quản lý hành chính của cơ

quan.
Bùi Thị Huệ

Page 9


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

-

-


-

-

-

-

-

Tổng hợp và tham mưu về công tác Thi đua khen thưởng, kỷ luật CBCC, VC và
quản lý lao động tiền lương; Các loại bảo hiểm; Bảo vệ sức khỏe... cho CBCC,
VC.
Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan, đảm bảo các phương tiện, cơ sở vật chất
làm việc cho lãnh đạo Sở, CBCC, VC theo quy định.
Quản lý kiểm tra, in ấn, các tài liệu, văn bản của cơ quan; tiếp nhận, quản lý và
cung cấp hồ sơ tài liệu và lưu trữ, bảo mật tài liệu theo quy định của Nhà nước.

Quản lý bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "Một cửa"
Phối hợp với các phòng tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho CBCC của ngành; Các hội thảo do Sở chủ trì.
Chủ trì soạn thảo, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện về kỷ luật lao
động, nội quy, quy chế hoạt động nội bộ, quy định và kế hoạch công tác hàng
tháng của cơ quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý Nhà nước các lĩnh vực kế
hoạch, quy hoạch phát triển KTXH, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổng hợp quy hoạch, nghiên cứu xây dựng đề xuất kế hoạch trung hạn, hàng năm
và định hướng phát triển bền vững ở tất cả các ngành, các huyện, thành, thị trong
toàn tỉnh.
Tổng hợp, cân đối kế hoạch KT - XH và đầu tư XDCB, các chương trình mục tiêu
quốc gia trên cơ sở đề xuất từ các phòng chuyên môn khác để báo cáo Lãnh đạo
tham mưu cho tỉnh.
Tham mưu xây dựng, đề xuất và cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về công tác kế
hoạch của Nhà nước ở địa phương.
Tham mưu về việc thẩm định các dự án, thẩm định và trình duyệt kế hoạch chỉ
định thầu các dự án thuộc lĩnh vực phòng theo dõi. Đề xuất chủ trương về quy mô,
nguồn vốn đầu tư các Dự án.
Đề xuất chủ trương lập dự án, báo cáo đầu tư xây dựng trụ sở các huyện, thành
phố, thị xã và an ninh quốc phòng.
Báo cáo hoạt động giám sát, đánh giá các công trình thuộc lĩnh vực mà phòng theo
dõi.
Trực tiếp hướng dẫn xây dựng và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch KT-XH ở các
huyện, thành phố và thị xã; hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kế hoạch cho các
phòng TC-KH cấp huyện.
Phối hợp xây dựng và tổng hợp kế hoạch thu, chi ngân sách và các nguồn vốn khác
do nhà nước quản lý.


Bùi Thị Huệ

Page 10


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Tổng hợp kế hoạch quốc phòng an ninh (QPAN).
Tổng hợp để soạn thảo các báo cáo về KT-XH, ANQP, XDCB... theo yêu cầu của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Bộ, Ngành trung ương.
- Tổng hợp hoạt động của các ban chỉ đạo do Sở làm thường trực.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Trực tiếp giao.
 Phòng Kinh tế Công - Nông nghiệp: Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý Nhà
nước về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư các ngành nông nghiệp, tài nguyên,
môi trường và công nghiệp; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng hợp và đề xuất về quy hoạch, kế hoạch các chương trình, các dự
án phát triển kinh tế trên địa bàn. Đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến các
ngành nghề.
- Tổng hợp, đề xuất cân đối về vật chất chủ yếu nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu
KH thuộc chức năng quy định.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, tổng hợp và thực hiện các chỉ tiêu
KH đối với lĩnh vực các ngành thuộc phòng quản lý, theo dõi.
- Theo dõi các hoạt động kinh tế, đầu tư của các đơn vị kinh tế Trung ương đóng
trên địa bàn, các doanh nghiệp nhà nước, địa phương thuộc lĩnh vực kinh tế; Theo
dõi hoạt động các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
 Phòng Kinh tế Giao thông - Xây dựng (Tên cũ là Phòng Thẩm định, giám sát,
đánh giá đầu tư) :có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc quản lý Nhà nước về lĩnh
vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư các ngành xây dựng, giao thông, các cơ quan
Đảng - đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và giám sát, đánh giá đầu tư; Trực

tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm đầu mối tổng hợp giám sát đầu tư, giám sát cộng đồng và đánh giá đầu tư các
dự án, công trình do các phòng chuyên quản và chủ đầu tư gửi đến từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước theo các quy định hiện hành; Làm thư kí Hội nghị tư vấn thẩm
định (nếu có).
- Đề xuất chủ trương lập, thẩm định và trình duyệt các dự án; Thẩm định và trình
duyệt kế hoạch chỉ định thầu, đấu thầu và Giám sát, đánh giá đầu tư các công trình,
dự án thuộc phòng quản lý, theo dõi.
- Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý đầu tư và xây dựng
phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
- Phối hợp với Văn phòng và các phòng chuyên môn khác để tổ chức và phổ biến,
tập huấn Luật đấu thầu, các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và xây dựng.
-

Bùi Thị Huệ

Page 11


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Cung cấp các số liệu cho các phòng liên quan đến lĩnh vực mà phòng quản lý khi
cần thiết.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
 Phòng Văn hóa - Xã hội: Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý Nhà nước về lĩnh
vực kế hoạch, đầu tư các ngành trong khối văn hóa - Xã hội (VH-XH); Trực tiếp
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tham mưu và đề xuất về quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành
thuộc lĩnh vực VH-XH; Hướng dẫn lập, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp công tác quy
hoạch, kế hoạch; Theo dõi và đề xuất việc thực hiện các chính sách xã hội; Đề xuất

các chương trình phát triển, cơ chế chính sách liên quan tới lĩnh vực VH-XH.
- Đề xuất chủ trương lập, thẩm định và trình duyệt các dự án; Thẩm định và trình
duyệt kế hoạch chỉ định thầu, đấu thầu và giám sát, đánh giá đầu tư các công trình,
dự án thuộc phòng quản lý, theo dõi.
- Tổng hợp và đề xuất cân đối, các biện pháp đảm bảo cho phát triển của các ngành,
các chương trình mục tiêu của Quốc gia, các đề án, chương trình, công trình trọng
điểm thuộc phạm vi phòng quản lý, theo dõi, nắm hoạt động chung về đầu tư các
đơn vị Trung ương trên địa bàn và các doanh nghiệp Nhà nước địa phương thuộc
lĩnh vực VH-XH.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Trực tiếp giao.
 Thanh tra Sở: Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư được thành lập năm 2004, có
nhiệm vụ: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về thanh tra.
Đồng thời, trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thanh tra sau khi
Giám đốc phê duyệt.
- Tổ chức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp dân, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền của đơn vị.
- Thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra theo quy định của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
 Phòng Kinh tế đối ngoại: Phòng Kinh tế đối ngoại (tên cũ là Phòng Hợp tác và
Kinh tế đối ngoại) có nhiệm vụ: Tham mưu cho Giám đốc quản lý Nhà nước về
lĩnh vực hợp tác và kinh tế đối ngoại; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Bùi Thị Huệ

Page 12



GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

-

-

-

-

-



-

-

Nghiên cứu tham mưu và đề xuất về quy hoạch, kế hoạch các chương trình dự án
ưu tiên sử dụng và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hướng dẫn các đơn vị
xây dựng dự án giới thiệu và gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu mối tổng hợp kế hoạch hàng năm các dự án sử dụng vốn nước ngoài, tổng
hợp kế hoạch đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư về hoạt động viện trợ và thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh (cả trong và ngoài KCN).
Đề xuất chủ trương lập, thẩm định và trình duyệt các dự án; thẩm định và trình
duyệt kế hoạch kế hoạch chỉ định thầu, đấu thầu và giám sát, đánh giá đầu tư các

công trình, dự án thuộc phòng quản lý, theo dõi và tham mưu trong việc trình
UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư các Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI).
Hướng dẫn việc triển khai và theo dõi việc thực hiện dự án ODA và việc triển khai
giấy phép đầu tư các dự án FDI, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư khi
dự án kết thúc.
Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về thu hút, quản lý và sử
dụng vốn nước ngoài, các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào
địa bàn tỉnh (cả trong và ngoài KCN).
Quản lý chương trình phát triển bền vững, Hội nhập kinh tế quốc tế và vay thương
mại nước ngoài.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở trực tiếp giao.
Phòng Đăng ký Kinh doanh: Phòng Đăng kí kinh doanh được thành lập theo Quyết
định 01/QĐ-TT, ngày 14/01/1992 của Trọng tài kinh tế tỉnh Bắc Thái (nay là Thái
Nguyên) với chức năng tham mưu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
các loại hình doanh nghiệp, Hợp tác xã; Tham mưu cho Sở trình UBND tỉnh cấp
Giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, Phòng đã tham mưu cho Sở tình UBND tỉnh cấp Giấy
chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án, thu hút hàng ngàn tỷ đồng, với nhiều hình
thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư, đồng thời Phòng luôn chú trọng và tăng cường công
tác kiểm tra, hướng dẫn và uốn nắn các doanh nghiệp chấp hành các quy định của
pháp luật trong quá trình thực hiện đầu tư kinh doanh.
Phòng đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế một
cửa liên thông trong việc giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế,
đăng ký con dấu giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và Công an tỉnh, tạo

Bùi Thị Huệ

Page 13



GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

mọi điều kiện thuận lợi, không gây phiền hà cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Thời gian giải quyết đăng ký doanh nghiệp chỉ có 5 ngày làm việc trong đó bao
hàm cả thời gian cấp mã số doanh nghiệp tại cục Thuế.
 Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư: Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh
Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường
xuyên, trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng để hoạt động, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà
nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có chắc năng tham mưu giúp Giám đốc Sở tổ chức và thực hiện
các hoạt động xúc tiến đầu tư và tư vấn đầu tư, tham gia đề xuất cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
* Lĩnh vực xúc tiến đầu tư:
Giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thực hiện các chương trình
xúc tiến đầu tư thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư theo kế hoạch của tỉnh;
Tập hợp các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, phản ánh và đề xuất biện pháp giải
quyết.
Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, phối hợp thông tin và truyền thông quảng bá tiềm
năng, các cơ hội đầu tư của tỉnh tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Tổ chức vận
động giới thiệu tìm đối tác đầu tư, nhằm thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh vào tỉnh; Biên tập và
phát hành các tài liệu quảng bá đầu tư, bản tin Kinh tế - Xã hội - Đầu tư của tỉnh.
Liên hệ, chắp nối, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan và lãnh đạo tỉnh với
các nhà đầu tư hoặc giữa các nhà đầu tư với nhau để thực hiện tiến trình hợp tác đầu tư.
Đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy đầu tư từ các nhà đầu tư
trong tỉnh, đề xuất các biện pháp vận động, các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư từ
tỉnh ngoài vào tỉnh nhằm thu hút đầu tư có hiệu quả.
Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư và các
doanh nghiệp như các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển trừng

ngành, từng lĩnh vực cụ thể của tỉnh, các quy định của nhà nước và của tỉnh về những cơ
chế, chính sách ưu đãi đầu tư và quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh;
Tư vấn cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, địa điểm đầu tư trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Hoạt động dịch vụ có thu thông qua Tư vấn đầu tư:

Bùi Thị Huệ

Page 14


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Tư vấn lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, các thủ
tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Tư vấn lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, hồ sơ mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
Xây dựng đề án về sắp xếp, tổ chức và quản lý cho các doanh nghiệp.
Tư vấn các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư như:
• Tư vấn lập dự án đầu tư trong các lĩnh vực, báo cáo đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật;
Tư vấn lập hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình; Tư vấn giám sát thi công
công trình; Lập các thủ tục về cấp điện, nước, phòng cháy, chữa cháy; Chắp nối với
các đơn vị lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, lập phương án đền bù giải phóng mặt
bằng, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhằm giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi
phí, thời gian trong thực hiện thủ tục đầu tư.
• Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, tư vấn xét thầu.
• Đào tạo, liên kết mở lớp đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp theo yêu cầu.
• Dịch vụ phiên dịch, dịch thuật các tài liệu liên quan đến đầu tư.
Trong đó, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư là một đơn vị độc lập, tồn tại với tư
cách pháp nhân (có con dấu riêng và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Giám
đốc Sở KH & ĐT)

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Sở gồm: Giám đốc, quản lý điều hành chung, trực tiếp
chỉ đạo các phòng: Tổng hợp, Văn phòng, Kinh tế Giao thông xây dựng; 01 phó giám đốc
trực tiếp chỉ đạo điều hành phòng Đăng ký kinh doanh và Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến
đầu tư; 01 phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo điều hành phòng Hợp tác và kinh tế đối ngoại
và Phòng văn hoá, xã hội; 01 phó giám đốc phụ trách phòng Kinh tế Công nông nghiệp,
Thanh tra Sở .
Trong việc vận hành bộ máy của Sở, các phòng Tổng hợp, Kinh tế Công nông
nghiệp, Văn hoá xã hội và phòng Hợp tác và kinh tế đối ngoại có thể xếp vào một nhóm.
Nhóm này có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả
ngắn hạn và dài hạn, huy động các nguồn lực, cân đối các nguồn vốn đầu tư.
Trên đây là cơ cấu tổ chức và quan hệ giữa lãnh đạo với các phòng ban, quan hệ
giữa các phòng ban với nhau trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của Sở KH & ĐT tỉnh
Thái Nguyên. Phần tiếp theo sẽ trình bày về chức năng nhiệm vụ của Sở Kế hoạch & Đầu
tư và đánh giá về năng lực thực hiện các nhiệm vụ đó.
2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở KH & ĐT tỉnh Thái Nguyên

Bùi Thị Huệ

Page 15


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

2.3.1 Vị trí, chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh Thái Nguyên, tham mưu, giúp đỡ UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương;
quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu
thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các

vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ
công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
2.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật
về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương; kế
hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó
có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
- Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp
tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà
nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vừa thuộc các thành
phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý
của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bùi Thị Huệ

Page 16



GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

- Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối
với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng, Phòng Tài chính - Kế hoạch
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính theo phân công
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ
chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.
 Về quy hoạch và kế hoạch:
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
- Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh
giao.
- Hướng dẫn các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung
của tỉnh đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngan sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho
các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
 Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
- Chủ trì, quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư cho UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp
huyện) và các sở, ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách
nhiệm hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định phân cấp đó.

- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương. Trong đó có chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trên địa bàn tỉnh
và các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, sử
dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 Về quy hoạch và kế hoạch:
- Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế
hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương,
Bùi Thị Huệ

Page 17


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu
dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
- Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
- Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi,
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm để báo cáo UBND tỉnh điều
hòa, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được
UBND tỉnh giao.
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của
tỉnh đã được phê duyệt.
- Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các sở, ban, ngành và quy hoạch, kế hoạch
của UBND cấp huyện đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho
các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh.
 Về đầu tư trong nước và ngoài nước:
- Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về
danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài
cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
- Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về
tổng mức vốn đầu tư của toàn tỉnh về bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh
vực; bố trí danh mục dự án đầu tư và mức vốn cho từng dự án thuộc ngân sách nhà
nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước hàng năm, vốn
góp cổ phần và liên doanh của nhà nước; tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư
và vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự
án khác do tỉnh quản lý trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan giám sát,
kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương
trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý.
- Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo phân cấp.

Bùi Thị Huệ

Page 18


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

-


-


-


-

-


-

-


-

Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực
tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt
động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm
quyền.
Về quản lý vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ phi chính phủ:
Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn
viện trợ phi chính phủ của tỉnh, hướng dẫn các sở, ban, ngành xây dựng danh mục
và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính
phủ; tổng hợp các danh mục chương trình dự án sử dụng vốn ODA và các nguồn
viện trợ phi chính phủ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và nguồn viện
trợ phi chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính với Sở Kế

hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA
và nguồn viện trợ phi chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện
và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng ODA
và các nguồn viện trợ phi chính phủ.
Về quản lý đấu thầu:
Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu
thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt
và tình hình thực hiện đấu thầu.
Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thẩm định và trình UBND
tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND
tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý
đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa
phương.
Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh chương trình,
kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản

Bùi Thị Huệ

Page 19


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

-


-

-










lý, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước
và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa
bàn tỉnh.
Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ
chức lại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp
xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm
quyền của Sở; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn
quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo
dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh
doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin
về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách
phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và
báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh tế hợp

tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của
UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn;
theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy
định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự
nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao
theo quy định với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền
quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư ở địa
phương.

Bùi Thị Huệ

Page 20


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

 Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy

định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
 Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.


Bùi Thị Huệ

Page 21


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẨU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN
I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.1 Phân tích tình hình lao động và tiền lương
1.1.1 Tình hình lao động
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái
Nguyên không ngừng được củng cố, nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức bộ
máy của ngành hiện nay gồm 8 phòng, 1 Trung tâm trực thuộc Sở và 9 phòng Tài chính –
Kế hoạch thuộc các huyện, thành phố, thị xã được sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở.
Tình hình lao động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên được thể hiện
tổng quát qua bảng sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên năm 2015
Phân loại lao động

ĐVT

Số lượng

Tỷ trọng(%)

Theo giới tính

- Nam
- Nữ
- Giới tính khác

Người
Người
Người

39
20
0

66,1
33,9
0

Trình độ học vấn
- Trên đại học
- Đại học – Cao đẳng
- Trình độ khác

Người
Người
Người

13
44
2

22

74,6
3,4

Theo lứa tuổi
≤ 29
30 – 39
40 – 49
≥ 50

Người
Người
Người
Người

12
28
15
4

20,3
47,5
25,4
6,8

Tổng cộng

Người

59


100

Nhìn vào bảng cơ cấu nhân sự trên đây, đánh giá tổng quát hiện trạng nguồn lao động của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên như sau:
Bùi Thị Huệ

Page 22


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

* Trong tổng số 59 cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan thì:
- Theo giới tính: Nam giới là 39 người (chiếm tỷ lệ 66,1%) trong tổng số lao động, còn
lao động nữ giới là 20 người (chiếm tỷ lệ 33,9%). Ta thấy tỷ lệ lao động Nam nhiều hơn
tỷ lệ lao động nữ là 32,2 % tương ứng với 19 người, do Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên là
cơ quan quản lý Nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển... nên tỷ lệ giữa lao động nữ
chiếm khoảng 1/3 trong tổng số lao động là tương đối phù hợp với cơ cấu nhân sự.
- Theo trình độ học vấn thì có 57 người có trình độ Đại học trở lên (chiếm 96,6%); trong
đó có 13 người có trình độ Thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 22%), 44 người có trình độ Đại học
(chiếm tỷ lệ 74,4%); đặc biệt, có 20 người có từ 2 văn bằng Đại học trở lên (chiếm tỷ lệ
33,8%); Và chỉ có 2 người có trình độ khác (Chiếm tỷ lệ 3,4 %; 1 người làm lái xe, 1
người làm nhân viên phục vụ đang theo học Đại học). Trình độ học vấn của cán bộ, công
chức, viên chức trong Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên khá cao đáp ứng cho công việc
mang nặng đặc điểm lao động trí óc và những công việc cần sự linh hoạt trong tư duy,
nhạy bén, chính xác trong xử lý công việc.
- Theo lứa tuổi: Đa số tuổi đời lao động là từ 30 đến 39 tuổi (chiếm tỷ lệ 47,5%), tiếp sau
đó là độ tuổi từ 40 – 49 (chiếm tỷ lệ 25,4%), độ tuổi ≤ 29 tuổi (chiếm tỷ lệ 20,3%). Độ
tuổi ≥ 50 tuổi chiểm tỷ lệ rất ít chỉ chiếm 6,8%. Như vậy, Sở KH&ĐT có đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức tương đối trẻ. Điều này khá phù hợp với yêu cầu tính chất công
việc, hoạt động tại Sở, phù hợp với nhiệm vụ trẻ hóa cán bộ. Mặt khác còn thuận lợi để

Sở hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ do UBND, HĐND tỉnh giao
Trên đây là thực trạng lao động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, qua
bảng 2.1 ta thấy lao động các tiêu thức như vậy là tương đối hợp lý.
1.1.1.1 Tình hình sử dụng thời gian lao động
Cũng như các cơ quan hành chính khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái nguyên
có mức thời gian lao động theo quy định tại Bộ Luật lao động 2012 như sau:
- Đối với Thủ trưởng, cán bộ, công chức viên chức, lái xe làm việc tại Sở, một ngày
thường làm việc không quá 8 tiếng, 48 tiếng trong một tuần, nghỉ các ngày thứ bảy, chủ
nhật, ngày lễ, tết theo quy định. Trường hợp cần thiết Lãnh đạo quyết định làm thêm ngày
Thứ 7, Chủ nhật (không quá 200 giờ/1 người/1 năm).
+ Buổi sáng: từ 7 giờ 30 - 11 giờ 30
+ Buổi chiều: từ 13 giờ - 17 giờ.
- Đối với nhân viên phục vụ làm việc tại văn phòng:
+ Buổi sáng: từ 7 giờ - 10 giờ 30
Bùi Thị Huệ

Page 23


GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

+ Buổi chiều: từ 13 giờ - 16 giờ 30
1.1.1.2 Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hoạt động của một doanh nghiệp cũng như
một cơ quan quản lý, do đó Sở luôn chú trọng quan tâm, phát triển một cách triệt để, cụ
thể ở một số mặt sau:
- Công tác quản lý công chức viên chức thực hiên theo nguyên tắc Quản lý Nhà
nước, triển khai chế độ thực hiện chính sách kịp thời, đáp ứng đầy đủ thông tin,
vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước vào công tác kế hoạch. Thực
hiện tốt đề án giảm biên chế đã được UBND tỉnh duyệt và thực hiện đúng chỉ tiêu

biên chế giao năm 2015. Thực hiện ‘Trẻ hóa đội ngũ cán bộ” một cách nghiêm túc.
Đảm bảo quyền lợi về chế độ cho cán bộ, viên chức trong các ngày nghỉ lễ, nghỉ
tết, ngày nghỉ thông thường.
- Thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc và dân chủ theo quy định của cơ quan.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, kiến thức nghiệp kế hoạch
đầu tư công, giám sát đầu tư cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh, thành phố khi cần
thiết, đúng lúc, kịp thời. Trong hai ngày 18,19/03/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ
kế hoạch, đầu tư công, giám sát đầu tư cho cán bộ công chức tại hội trường Ủy ban
nhân dân tỉnh. Tham dự lớp học có 350 học viên là các cán bộ, công chức thuộc
các sở, ban, ngành và các đơn vị trên toàn tỉnh.
- Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ,
công chức viên chức: Trong 6 tháng cuối năm 2015, Sở đã cử 04 cán bộ tham gia
lớp bồi dưỡng chuyên viên chính tại Sở Nội vụ và 02 cán bộ học lớp cao cấp lý
luận chính trị tại trường chính trị tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời tổ chức rà soát,
hướng dẫn các phòng, đơn vị thuộc Sở cử cán bộ lãnh đạo và trong diện quy hoạch
làm các thủ tục để đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn quy định. Ngoài ra, để đáp ứng
yêu cầu công việc trong tình hình mới trên một số lĩnh vực chuyên môn, Sở còn cử
cán bộ, công chức tham dự nhiều khóa tập huấn ngắn hạn khác do tỉnh và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư tổ chức. và một số đồng chí sẽ tham gia lớp đào tạo trình độ đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo thông báo số 710/UBND-VX của UBND
tỉnh Thái Nguyên ngày 16/3/2016.
- Khen thưởng 15 đồng chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành Kế
hoạch và Đầu tư (31/12/1945 – 31/12/2015) . Nâng lương thường xuyên 6 tháng
đầu năm 2016: 05 người.
Bùi Thị Huệ

Page 24



GVHD: Ths. Trần Thị Thu Huyền

Công tác thi tuyển nhân viên vào Sở được thực hiện nghiêm ngặt để tuyển chọn
những người thực sự có năng lực, trình độ, đủ đức đủ tài vào làm việc cho Sở.
- Công tác học tập nghiên cứu đã đi vào nề nếp, các vấn đề vướng mắc về chuyên
môn đã được trao đổi bàn bạc đi đến thống nhất, phấn đấu thi đua hoàn thiện tốt
nhiêm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.
1.1.1.3 Một số đánh giá chung về tình hình lao động
Thông qua tình hình phân tích ở trên ta thấy có những mặt thuận lợi như:
 Nguồn nhân lực của Sở: Nguồn nhân lực của Sở là tương đối trẻ, có trình độ học
vấn khá cao
 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực:
- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng, nghiệp vụ cho CBCC,VC.
Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn ...
- Có chính sách khen thưởng, nâng lương kịp thời
- Về độ tuổi lao động của Sở tương đối hợp lý
- Về thời gian làm việc, tuyển dụng công chức đều theo quy định của Nhà nước
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như:
- Một số ít nhân viên còn thiếu kinh nghiệm
- Chưa có chính sách phúc lợi xã hội hợp lý
1.1.2 Phân tích tiền lương
1.1.2.1 Quy định trả lương của Sở
- Người làm công việc gì được hưởng lương theo chức danh công việc đó; riêng đối với
người do yêu cầu công việc được công ty điều chuyển đến vị trí có hệ số lương thấp hơn
thì được hưởng hệ số lương mới bằng hoặc tương đương hệ số lương cũ đang hưởng.
Trường hợp đặc biệt khác do Hội đồng lương xem xét và trình Giám đốc công ty quyết
định.
- Thời gian thử việc: người lao động được hưởng 80 % lương của chức danh công việc
thử việc
- Thời gian tập sự: người lao động được hưởng 90% lương chức danh công việc tập sự và

theo “Quy chế tuyển dụng” của Sở.
- Những ngày nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ do tai nạn lao động, nghỉ theo chế độ có
lương khác: hưởng mức lương làm cơ sở đóng Bảo hiểm Xã hội theo quy định của nhà
nước.
-

Bùi Thị Huệ

Page 25


×