TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ CÚC
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA TẠI HUYỆN THANH OAI – TP. HÀ NỘI
Mã sinh viên: DC 0004455
Lớp: DH2DC1
Khoa: Quản lý đất đai
Người hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Huệ
Hà Nội, Năm 2016
1
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA TẠI HUYỆN THANH OAI – TP. HÀ NỘI
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Huệ
Cúc
Nguyễn Thị Huệ
Vũ Thị Cúc
Hà Nội, Năm 2016
2
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện được báo cáo thực tập tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị Huệ đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình
hoàn chỉnh báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý đào
tạo - Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Và tôi cũng xin trân thành cảm ơn các cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Thanh Oai – Tp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm báo cáo
Cúc
Vũ Thị Cúc
3
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
4
4
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là khâu bứt phá quyết định
mọi quan hệ sản xuất và ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi
quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây,
Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là Luật Đất
đai năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 2003 và gần đây nhất là Luật đất đai 2013. Theo đó
ruộng đất được chia đến tận tay người nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về
quyền sử dụng đất như vậy đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người
nông dân đã thực sự trở thành người chủ mảnh đất của riêng mình - đó là động lực cho sự
phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta sau giải phóng miền Nam. Điều đó đã đưa
Việt Nam từ một nước hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, vươn lên thành
một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan. Mặt khác các mặt hàng nông
sản như: cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản…tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều, khiến cho thu
nhập của người nông dân ổn định và đời sống của họ không ngừng được cải thiện…
Vai trò to lớn của sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như nói trên là không
thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nước đang trên đà phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông
nghiệp không những có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà
còn phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản
xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần của Nghị
định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ, chúng ta đã thực hiện phương
châm công bằng xã hội: ruộng tốt cũng như ruộng xấu, ruộng xa cũng như ruộng gần
được chia đều tính trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn đến tình trạng ruộng đất bị
phân tán manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông nghịêp trong
thời kỳ đổi mới.
Sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn
chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra,
5
5
tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Huyện Thanh Oai những năm gần đây sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ
khá, bình quân tăng hơn 5%/năm. Nhưng thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn hiện
nay cho thấy: ruộng đất chia quá nhỏ, trung bình mỗi hộ 6-8 sào nhưng thành 10- 15
mảnh ở các xứ đồng khác nhau. Ruộng đất bị xé lẻ cản trở việc chuyển giao áp dụng tiến
bộ kỹ thuật mới, nhất là khâu cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nên chi phí lao động
cao dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Để khắc phục được tình trạng này Huyện uỷ - Hội
đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân huyện Thanh Oai đã chỉ đạo thực hiện việc dồn điền
đổi thửa trên địa bàn theo Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2012 của UBND thành
phố Hà Nội về “Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2012-2015”.
Trước những vấn đề trên, với sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Huệ tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Thanh Oai
- Thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
-
Đánh giá hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Thanh Oai – thành phố
-
Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.
Đưa ra ưu nhược điểm cũng như thuận lợi khó khăn khi thực hiện công tác dồn
-
điền đổi thửa tại huyện Thanh Oai
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội.
2.2 Yêu cầu của đề tài
6
Tìm hiểu đúng thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai
Các số liệu điều tra, thu thập phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy
Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với địa bàn.
Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm
7
7
1.1.1.1 Khái niệm thửa đất
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc
được mô tả trên hồ sơ ( luật đất đai 2013)
1.1.1.2 Khái niệm manh mún ruộng đất
*Khái niệm manh mún ruộng đất được hiểu trên hai khía cạnh: một là sự manh mún
về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng
với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở nhiều xứ đồng. Hai là sự manh mún thể hiện trên
quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với
số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác.[3]
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp, khả
năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là vấn đề cơ giới hoá, thuỷ
lợi hoá trong nông nghiệp,...dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả. Vì thế người ta
luôn tìm cánh khắc phục tình trạng này.
*Nguyên nhân dẫn đến manh mún: Manh mún đất đai xẩy ra ở nhiều nơi, nhiều
nước khác nhau trên thế giới và ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển. Những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng: có thể là do đặc điểm bề mặt phân bố địa lý, do
sức ép dân số,...nhưng cũng có thể là do ý thức của con người như tính chất tiểu nông của
nền sản xuất còn kém phát triển, đặc điểm tâm lý của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả
của một hay nhiều chính sách ruộng đất, kinh tế xã hội hay sự quản lý lỏng lẻo kém hiệu
quả của công tác địa chính,...
Tình trạng manh mún đất đai là một trong những nhược điểm của nền nông nghiệp nhiều
nước, nhất là các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, manh mún đất đai rất phổ biến, đặc
biệt là ở miền Bắc. Theo số liệu thống kê năm 2004 cho thấy toàn quốc có khoảng 75 100 triệu thửa, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7 - 8 thửa. Manh mún đất đai được
coi là một trong những rào cản của phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông
nghiệp, nhất là trồng trọt, cho nên rất nhiều nước đã và đang thực hiện chính sách khuyến
khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần
đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực
khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để
8
8
các nguồn lực này được sử dụng ở các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể
nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai
1.1.1.3 Khái niệm dồn điền đổi thửa
Bản chất quá trình dồn điền đổi thửa là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn,
sắp xếp qui hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ
chức thiết kế lại đồng ruộng. hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng; nâng cao hệ số sử
dụng đất; đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển kinh
tế hộ và trang trại, củng cố quan hệ sản xuất, thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông
thôn. [3]
1.1.2
9
Các bước thực hiện công tác dồn điền đổi thửa
9
Bước 1: Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm 2011-2015.
Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban dồn điền đổi thửa ở các xã, thị trấn.
Ban chỉ đạo của các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa, phân công các
thành viên trong Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn.
UBND xã quyết định thành lập các tiểu ban thực hiện công tác dồn điền đổi thửa ở các
thôn do đồng chí Bí thư Chi bộ hoặc Trưởng thôn làm Trưởng tiểu ban, thành viên là vác
đồng chí Trưởng các ban, ngành và một số người dân của thôn tham gia.
Bước 3: Xây dựng đề án dồn diền đổi thửa:
Tiến hành rà soát lại toàn bộ số hộ, số nhân khẩu được giao đất theo Nghị định
64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ thông báo công khai và niêm yết tại trụ
sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hoá thôn.
Điều tra phân tích toàn bộ diện tích đất giao tại từng hộ đang quản lý sử dụng, lưu ý các
trường hợp có biến động tăng giảm so với mức giao trước đây (cần làm rõ diện tích tăng
giảm), lý do chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế hay lấn chiếm
hoặc bị thu hồi.Dựa vào địa hình và điều kiện thực tế của từng thôn tiến hành phân loại
tổng quỹ đất nông nghiệp hiện có theo từng vùng, từng xứ đồng cụ thể theo 2 loại sau:
Loại khó khăn trong quá trình canh tác; Loại thuận lợi trong quá trình canh tác.
Tiến hành khảo sát, quy hoạch chi tiết tổng thể hệ thống kênh mương tưới, tiêu, đường
giao thông nội đồng trên toàn bộ các xứ đồng của thôn, sơ bộ đánh giá tổng thể diện tích
đất cần thiết cho việc xây dựng mới hệ thống tưới, giao thông nội đồng, dự kiến hệ số
điều chỉnh diện tích đất cho việc chênh lệch về yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình
canh tác để thông qua toàn thể nhân dân. Đề xuất cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu, đường
giao thông nội đồng để báo cáo BCĐ xã, sau đó BCĐ xã trình UBND huyện quyết định
phê duyệt lượng kinh phí hỗ trợ.
10
10
Tổ chức Hội nghị họp dân để báo cáo toàn thể nhân dân trong thôn về kết quả điều tra
phân tích thống kê tổng hợp, phân loại đất theo từng vùng từng xứ đồng, khảo sát hệ
thống mương tưới, tiêu trên địa bàn, đường giao thông nội đồng ... lấy ý kiến của toàn dân
chốt biên bản họp dân, báo cáo cụ thể các nội dung đã thực hiện về BCĐ xã để làm căn cứ
xây dựng phương án chuyển đổi cho từng thôn, đồng thời xây dựng chế độ chính sách
chung cho việc chuyển đổi ruộng đất của xã.
Dự kiến quy hoạch chi tiết giao thông nội đồng, hệ thống mương tưới, tiêu, hệ số điều
chỉnh chênh lệch các loại đất khó khăn, đặc biệt khó khăn trong quá trình canh tác.
Bước 4: Tổ chức học tập, thảo luận đóng góp và phê duyệt đề án dồn điền đổi
thửa
Trước hết các xã, thị trấn phải tuyên truyền vận động tổ chức học tập cho cán bộ đảng
viên và nhân dân nắm vững chủ trương, chính sách và lợi ích của việc dồn điền đổi thửa,
gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đó thống nhất tư tưởng và hành động
quyết tâm hoàn thành việc dồn điền đổi thửa.
Đảng uỷ xã họp thảo luận, đóng góp vào đề án dồn điền đổi thửa.
Tổ chức Hội nghị Đảng bộ, các đoàn thể... đóng góp ý kiến vào đề án dồn điền đổi thửa
và ra Nghị quyết lãnh đạo đảng viên và nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa.
Tiểu ban các thôn họp quán triệt các nghị quyết kế hoạch chỉ đạo của các cấp, bàn biện
pháp cụ thể ở cơ sở mình.
Ban chỉ đạo xã, thị trấn tổng hợp tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh lại đề án dồn điền
đổi thửa, xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện.
Tổ chức họp thôn hoặc đại hội xã viên để thông qua dự thảo đề án dồn điền đổi thửa.
Đề án (hoặc phương án) dồn điền đổi thửa thông qua HĐND xã, thị trấn sau đó trình
UBND huyện phê duyệt.
Bước 5: Tổ chức giao ruộng tại thực địa cho các hộ xã viên
Tổ chức ra quân làm thuỷ lợi. Hình thành cơ bản các tuyến đường giao thông nội đồng, hệ
thống mương tưới, tiêu theo đúng quy hoạch, kế hoạch đúng tiến độ thời gian, đảm bảo
chất lượng.
Căn cứ Đề án (hoặc phương án) dồn điền đổi thửa được phê duyệt để giao ruộng cho các
hộ trên thực địa.
11
11
Tuỳ tình hình và điều kiện cụ thể từng cơ sở để có các hình thức tổ chức thực hiện khác
nhau sao cho phù hợp với địa phương và có hiệu quả.
Khuyến khích các hộ, nhóm hộ chuyển đổi ruộng cho nhau để tiện canh tạo thành vùng
sản xuất lớn.
Khuyến khích các hộ không có nhu cầu hoặc chưa có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì
chuyển nhượng hoặc cho các hộ có điều kiện thuê quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển
sản xuất.
Bước 6: Tổ chức sản xuất trên vùng đất đã được chuyển đổi
Các hộ sản xuất phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Hộ nông dân được phép cải tạo đồng ruộng để phục vụ sản xuất có hiệu quả, không được
tự ý làm biến dạng hay huỷ hoại đất.
Bước 7: Hoàn thiện các hồ sơ địa chính cho phù hợp
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có trách nhiệm hướng dẫn việc lập hồ sơ việc sử
dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Xác định công tác dồn điền đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong những năm
qua và năm 2013 huyện Thanh Oai đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để vận
động nhân dân thực hiện tốt công việc này. UBND huyện đã ban hành Quyết định số
699/QĐ-UBND ngày 18/5/2013 v/v thành lập các tổ công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai (21 tổ). Các tổ công tác
có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các xã, thị trấn triển khai xây dựng kế hoạch cụ
thể trong công tác xây dựng nông thôn mới, công tác dồn điền đổi thửa, giải đáp những
vướng mắc trong quá trình triển khai tại các địa phương. Ngoài ra phòng Tài nguyên &
Môi trường đã phân công các đồng chí cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên theo dõi,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đưa trình tự, thủ tục, các tài liệu tham khảo về
công tác dồn điền lên hộp thư của đơn vị để tiện việc khai thác thông tin.
1.2 Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật đất đai 2013
12
12
-
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 7, văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
lần thứ 2 (khóa VII), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa
VIII) và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 1999.
-
Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nước ta 10 năm (2001 - 2010), trong đó nông nghiệp nông thôn được quan tâm đặc
biệt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay là tình trạng đất đai manh mún, phân
tán đã gây trở ngại cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
-
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương Đảng Khóa IX về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “....Khuyến
khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh
mún. Quá trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy
hoạch, kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương
trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thông qua việc nhận
chuyển nhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”.
-
Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy việc
thực hiện Nghị quyết Trung ương (khóa IX) về kinh tế tập thể: “ ...Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc "dồn điền, đổi
thửa" trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ
-
chức quy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả...”.
Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương Đảng IX: “....Về đất đai: Điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện
cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai như: Khuyến
khích nông dân "dồn điền, đổi thửa"; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử
-
dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh...”.
Nghị quyết số 26/NQ-TW Ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X về nông nghiệp nông dân nông thôn;
13
13
-
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành luật đất đai; Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/04/2010 của UBND
thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 định hướng
-
đến năm 2030;
Hướng dẫn số 29/HD-SNN ngày 14/5/2012 của Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn thành phố Hà Nội về quy trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đất sản
-
xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành uỷ Hà Nội, Chương trình
số 07-CTr/HU ngày 15/11/2011 của Huyện uỷ Thanh Oai về “Phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn
2011-2015”; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2012 của UBND Thành phố
Hà Nội về “Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai
-
đoạn 2012-2013”.
Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 07/5/2013 của Huyện uỷ Thanh Oai V/v Tiếp tục
lãnh đạo thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
-
trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2015.
Chỉ thị số 49-CT/HU ngày 11/4/2013 của Huyện uỷ Thanh Oai V/v tiếp tục tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa đất sản xuất nông
-
nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai năm 2013.
Kế hoạch số 122/KH-UBND, ngày 20/8/2012 kế hoạch dồn điền đổi thửa đất sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2012 - 2013 và Hướng dẫn số 121/HDUBND ngày 20/8/2012, Hướng dẫn quy trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa
-
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai.
Kế hoạch 149/KH-UBND ngày 8/5/2013 của UBND huyện Thanh Oai về thực
hiện dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất
-
nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 - 2015.
Quyết định 517 - QĐ/UBND ngày 8/5/2013 của UBND huyện Thanh Oai về việc
giao chỉ tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp giai
-
đoạn 2015-2020.
Quyết định 518 - QĐ/UBND ngày 08/5/2013 của UBND huyện Thanh Oai về giao
một số chỉ tiêu dồn điền đổi thửa năm 2013.
14
14
-
Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 18/5/2013 v/v Thành lập các tổ công tác chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Thanh Oai (gồm 21 tổ).
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Tình hình dồn điền đổi thửa của các nước trên thế giới
15
15
1.3.1.1 Nhật Bản:
Để chấn hưng nền nông nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính
sách nông nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn. Để thực hiện mục
tiêu này Bộ Nông nghiệp đề ra "sự nghiệp xây dựng ruộng đất với ba mục tiêu: rộng,
chắc chắn, sâu".
- Rộng: nâng kích thước thửa ruộng lên 0,3 ha.
- Chắc chắn: cải tạo nền đất yếu, nhiều bùn, hay lún trên cơ sở thiết kế xây dựng thoát
nước cho từng thửa ruộng và từng khu vực để có thể sử dụng máy móc cho thuận lợi.
- Sâu: cải tạo tầng canh tác ruộng đất đảm bảo độ dầy khoảng 1m.
Để làm được các yêu cầu nêu trên cần phải làm được hai việc:
+ Về mặt hành chính: xử lý chuyển đổi từ các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
+ Về mặt kỹ thuật: gắn liền với việc xử lý kích thước thửa ruộng là việc xây dựng hệ
thống tưới tiêu và san ủi mặt bằng.
Công tác dồn điền đổi thửa, xử lý ruộng đất như nêu trên là khó khăn phức tạp vì đất đai
thuộc sở hữu tư nhân và việc chuyển đổi phải tiến hành với một số biện pháp như công
tác quy hoạch sử dụng đất...mới phát huy hiệu quả trong sử dụng đất. Kết quả là khoảng 2
triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước ở Nhật Bản đã được chuyển đổi. Trước
chuyển đổi, bình quân có 3,4 thửa /hộ, sau chuyển đổi bình quân có khoảng 1,8 thửa /hộ.
Việc chuyển đổi, xử lý đất nông nghiệp đã tăng sức sản xuất của đất đai, tăng năng suất
lao động của người nông dân; việc áp dụng máy móc vào sản xuất được thuận tiện và hiệu
quả,...tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trong
nông nghiệp. Vì vậy cùng với các yếu tố khác, việc chuyển đổi và xử lý đất nông nghiệp
đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ha/năm năm 1960 lên 6.000 kg
gạo/ha/năm năm 1992 (Nguyễn Sinh Cúc, 1998).
1.3.1.2 Đài Loan:
16
16
Sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra. Lúc đầu chính quyền
Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều
ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ
rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại gia đình quy mô
nhỏ. Năm 1953, hòn đảo này đã có đến 679.000 trang trại với quy mô bình quân là 1,29
ha/trang trại. Đến năm 1991 số trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ
còn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau
này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… nhưng do người Đài Loan
coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường
nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển
sang làm những nghề phi nông nghiệp). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan
công bố Luật Phát triển nông nghiệp trong đó công nhận phương thức sản xuất uỷ thác
của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở hữu đất đai,
ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng
đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến
hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông
nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
1.3.1.3 Indonesia:
17
17
Đồng bằng Java của Indonesia, ruộng đất cũng bị manh mún. Năm 1963, số trang
trại có diện tích đất nhỏ hơn 0,5 ha chiếm trên 52% trong tổng số 7,9 triệu nông hộ; trang
trại có từ 0,5 đến 1,0 ha chiếm 27%, chỉ có 0,4% loại trang trại có 4 đến 5 ha. Trong khi
đó, 40% số trang trại do người làm công quản lý chứ không do chủ đất quản lý. Tình
trạng này đã ảnh hưởng nhiều đến việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng
xanh thời đó. Ở Indonesia nói riêng và Đông Nam Á nói chung có sự gia tăng áp lực dân
số trên ruộng đất nhưng ít xẩy ra phân cực giữa các loại nông hộ, các trang trại quy mô
lớn đến hàng chục ha chỉ là cá biệt, mặc dù số nông dân không có ruộng đất vẫn tăng lên.
Như vậy ruộng đất vẫn không tập trung được vào một số trang trại lớn mà chỉ được trao
đổi giữa các chủ nhỏ. Thậm chí, quy mô ruộng đi thuê ở tất cả các nhóm hộ đều giảm
xuống. Giá ruộng đất (địa tô) vẫn tăng lên, nhưng lãi từ việc đầu tư thêm lao động giảm
xuống, làm thay đổi một loạt các thể chế nông thôn, chủ yếu là gia tăng số hộ cho thuê
đất. Như vậy thị trường ruộng đất đã không vận hành hoàn toàn theo nguyên lý kinh tế
(Chu Mạnh Tuấn, 2007).
1.3.1.4 Châu Âu và các nước phát triển khác:
Kể từ sau cách mạng nông nghiệp lần thứ 2 (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), một
loạt các trang trại nhỏ, manh mún năng suất thấp đã bị loại thải, thay vào đó là các trang
trại quy mô vừa, năng suất lao động cao. Ví dụ ở Pháp năm 1955 có xấp xỉ 2,3 triệu nông
hộ có quy mô 14 ha/hộ, đến năm 1993 chỉ còn 800 ngàn nông hộ với quy mô 35 ha/hộ. Ở
Mỹ, năm 1950 cả nước có 5,65 triệu nông hộ với quy mô bình quân 86 ha/hộ, đến năm
1992 chỉ còn 1,92 triệu nông hộ với quy mô 198,9 ha/hộ. Nhìn chung, tiến trình tích tụ
ruộng đất và vốn nhanh chóng của các nông hộ ở Châu Âu chủ yếu là nhờ thành tựu khoa
học công nghệ phát triển trong quá trình cơ giới hoá nông nghiệp của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 2 (Chu Mạnh Tuấn, 2007).
Từ những kinh nghiệm của các nước đi trước trong khu vực Việt Nam đã tiến hành
dồn điền đổi thửa theo nguyên tắc “sinh không tăng, tử không giảm” nhằm giảm tình
trạng manh mún về ruộng đất và đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông
nghiệp.
1.4 Tình hình dồn điền đổi thửa tại Việt Nam
18
18
Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình vào năm 1986. Mục tiêu của
chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 là bước ngoặt cơ
bản. Nội dung chính của chính sách này là công nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế
tự chủ, tự do hoá thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cũng như các tư liệu sản xuất
khác (ngoại trừ đất đai) và giao đất sử dụng ổn định, lâu dài cho người dân. Chính sách
mới này đã dẫn đến xoá bỏ hợp tác hoá trong nông nghiệp.
Cũng theo chính sách này, nông dân được giao đất nông nghiệp trong 15 năm và ký
hợp đồng sử dụng các đầu vào, sử dụng lao động và sản phẩm mà họ sản xuất ra. Các chỉ
tiêu trong hợp đồng được ổn định trong 5 năm. Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất
(máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nông nghiệp
Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định.
Tuy nhiên, thời gian giao đất còn quá ngắn và một số quyền sử dụng đất khác chưa
được luật pháp hoá. Điều này dẫn đến nông dân có thể ít có động cơ đầu tư dài hạn trên
đất. Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã giải quyết được những vấn đề nêu trên. Theo đó
nông dân được giao đất ổn định và lâu dài. Họ được giao 5 quyền sử dụng đất bao gồm:
quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Nguyên tắc quan trọng
nhất trong việc giao đất là duy trì sự công bằng.
Thông thường ở nhiều nơi trên miền Bắc, đất đai được chia bình quân theo định suất
(hoặc bình quân theo nhân khẩu). Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét khi giao đất
là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng cách đến thửa ruộng
và khả năng luân canh cây trồng. Đất cây hàng năm ở Việt Nam được chia thành 6 hạng.
Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường được giao nhiều thửa với nhiều
hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai ở
Việt Nam. Nguyên nhân của manh mún đất đai do giao đất nông nghiệp công bằng đã
được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu thảo luận và phân tích những năm gần đây.
Manh mún có nhiều mức độ khác nhau, ở một số vùng tình trạng manh mún có thể
nghiêm trọng hơn ở những nơi hoặc vùng khác.
19
19
Theo số liệu của Tổng cục Địa chính năm 1998, bình quân 1 hộ vùng đồng bằng sông
Hồng có khoảng 7 - 8 thửa trong khi ở vùng núi phía Bắc con số này còn cao hơn 10 - 20
thửa. Số liệu điều tra từ 42.167 nông hộ ở tỉnh Hà Tây cho thấy sau khi giao đất năm
1993, trung bình một hộ có 7,6 thửa.
Vào năm 1998, Chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích nông dân đổi ruộng cho nhau
để tạo thành những thửa có diện tích lớn hơn. Từ đó, các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là vùng
ĐBSH đã thành lập các hội đồng thực hiện thí điểm công tác dồn điền, đổi thửa.
Theo báo cáo, trên toàn quốc có khoảng trên 700 xã ở 18 tỉnh đã và đang thực hiện dồn
điền, đổi thửa, tuy nhiên tiến trình vẫn còn rất chậm. Trên thực tế ở những vùng này đất đai
được chia lại cho các hộ nông dân với mục tiêu là giảm số thửa ruộng. Ví dụ: Ở tỉnh Thanh
Hoá số thửa ruộng đã giảm 51% trong 3 năm thực hiện chính sách này (1998 - 2001).
Trung bình số thửa ruộng của một hộ đã giảm từ 7,8 thửa xuống còn 3,8 thửa. Trong các
báo cáo gửi Chính phủ và UBND tỉnh, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền, đổi thửa, các
địa phương đều đưa ra kết luận công tác dồn điền, đổi thửa nên áp dụng ở những vùng mà
manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai.
Điều đó có nghĩa dồn điền, đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên
quan đến đất đai. Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền, đổi thửa là các hộ nông dân
tự nguyện đổi đất cho nhau để tạo thành những thửa lớn hơn. Tuy nhiên, ở rất nhiều tỉnh
quá trình giao lại đất đã xảy ra, trong đó các hộ nông dân được tham gia rất ít vào quá
trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng đất và xác định hệ số trao đổi giữa các hạng
đất. Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu toàn dân, do đó các hộ nông dân cho rằng họ không
có quyền tham gia vào quá trình giao lại đất hoặc thảo luận về kế hoạch hoá sử dụng đất
(Viện Quy hoạch và Phát triển nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
2003).
*Tình hình dồn điền đổi thửa tại một số tỉnh
- Đã có 18 tỉnh, thành phố, gần 80 huyện và trên 700 xã, phường, thị trấn tiến hành
vận động nhân dân thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa (Tổng cục địa chính, 1997).
20
20
- Đã có 11 tỉnh vùng ĐBSH với 50/69 huyện, thành thị (52,1%) với 766/2001 xã,
phường thị trấn (38,1%) tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa; ở Phú Thọ đã có 13/13
huyện, thị với 253/274 xã, phường, thị trấn tiến hành dồn điền đổi thửa (Bộ nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2003).
- Về số thửa: hầu hết ở các địa phương sau thực hiện DĐĐT, số thửa đều có sự
thay đổi theo chiều hướng tích cực, cụ thể: ở Hà Nội (cũ), trước dồn đổi bình quân có 6
thửa/hộ, sau dồn đổi còn 4,8 thửa/hộ; ở Hà Tây (cũ) chỉ tiêu này là 9,5 và 4,8; ở Hải
Dương là 9,2 và 3,7 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
- Về diện tích mỗi thửa: ở Hà Nội (cũ), trước dồn đổi bình quân diện tích/thửa là
286,9 m2, sau dồn đổi là 357 m2/thửa; Hà Tây (cũ) chỉ số này là 216 m 2 và 425 m2; Hải
Dương là 283 m2 và 684 m2; Thái Bình là 320 m 2 và 960 m2...Kết quả trên cho thấy, diện
tích thửa đất lớn đã tiết kiệm được diện tích đắp bờ, chia ranh giới thửa đất ( Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003).
- DĐĐT đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc như thu hồi nợ đọng của hộ xã viên,
giải quyết tình trạng trang chấp, lấn chiếm đất đai, những nghi kỵ, ngờ vực do việc giao
đất không công bằng; tạo được không khí hồ hởi, phấn khởi, đoàn kết trong thôn, xóm,
khích lệ sản xuất, làm giàu chính đáng.
- DĐĐT đã tạo động lực cho sản xuất phát triển; huy động được nguồn lực kinh tế
của hộ nông dân; phát huy tính tự chủ của đơn vị cơ sở, hộ có điều kiện đầu tư thâm canh,
bố trí lại cơ cấu sản xuất, thời vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào đồng ruộng để tăng vụ, tăng năng suất, lao động, tạo ra nhiều sản phẩm
đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu báo cáo của các địa phương, sau thực hiện dồn điền
đổi thửa một vài vụ, năng suất cây trồng tăng 15 - 20%, giá trị thu nhập tăng từ 13 triệu
đồng/ ha/năm lên 18 triệu đồng/ ha/năm và có nhiều diện tích đạt tới 25 - 30 triệu đồng/
ha/năm. Nhiều địa phương sau thực hiện dồn điền đổi thửa đã sắp xếp lại lực lương lao
động, rút được lao động dư thừa sang làm ngành nghề khác như sản xuất tiểu thủ công
nghiệp ở Thọ Xuân (Thanh Hoá), Từ Sơn, Tiên Du (Bắc Ninh) (Tổng cục địa chính,
1997).
21
21
- Phần lớn các hộ nông dân sau khi DĐĐT đã tiết kiệm được thời gian lao động,
giảm chi phí, giảm công "chạy đồng" trước đây từ nhiều xứ đồng, nhiều thửa ruộng nay
tập trung đầu tư cho 2 - 5 thửa thuộc 2 - 3 xứ đồng, có điều kiện để cải tạo đất, làm kỹ
hơn các khâu canh tác, chăm sóc đồng ruộng và ứng phó kịp thời để phòng chống thiên
tai và những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. (Tổng cục Địa chính, 1998)
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai;
- Hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa của huyện Thanh Oai;
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: các tài liệu thu thập trong giai đoạn 2010- 2015
- Phạm vi không gian: tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Thanh Oai
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thanh Oai
2.3.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai
2.3.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trước khi dồn điền đổi thửa
2.3.4 Kết quả đạt được sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa
2.3.5 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện chính sách dồn điền đổi
thửa trên cơ sở các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường
2.3.6 Ý kiến người dân và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa trên
địa bàn huyện
- Ý kiến người dân
- Những mặt đã đạt được trong công tác DĐĐT
- Những khó khăn gặp phải trong công tác DĐĐT
22
22
2.3.7 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi
thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: đó là những thông tin, số liệu có liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức
ở các cấp, ngành. Các thông tin đó chủ yếu gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội; hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các năm; bản đồ hiện trạng sử dụng đất; các văn
bản về chính sách đất đai, các chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các thông tin, số
liệu khác.
- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: các thông tin được thu thập qua kết quả phỏng
vấn nông hộ về tác động của công tác dồn điền đổi thửa tới sử dụng đất và các đánh giá
của hộ về công tác dồn điền đổi thửa. Thông tin được thu thập từ các phiếu điều tra hộ.
Chọn ra 3 xã điển hình và chọn điểm lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ/xã để phỏng vấn. Tổng
số hộ được phỏng vấn là 90 hộ.
2.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích,tổng hợp số liệu
Phân tích số liệu thu thập các chỉ tiêu về cơ cấu, diện tích, tốc độ phát triển để thấy
được thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, những yếu tố thuận lợi và khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế người dân huyện Thanh Oai;
những số liệu về thửa, diện tích phản ánh hiện trạng đất nông nghiệp trước khi dồn điền
đổi thửa để thấy được sự cần thiết của công tác dồn đổi ruộng đất.
2.4.3 Phương pháp so sánh
So sánh sự thay đổi về quy mô diện tích, số thửa của các hộ nông dân trước và sau
khi thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. So sánh giá trị gia tăng thu nhập của các hộ
trước và sau dồn điền đổi thửa.
2.4.5 Phương pháp điều tra thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành đi khảo sát thực địa tại địa phương
nhằm tìm hiểu về thực trạng sau dồn điền đổi thửa đã đem lại những hiệu quả như thế
nào, ảnh hưởng đến đời sống của người dân ra sao.
23
23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai
3.1.1 Điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có
vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài
cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc.
Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 12.385,56 ha và
dân số là 176.336 người (tính đến tháng 12 năm 2013). Huyện có địa giới hành chính tiếp
giáp như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hà Đông;
- Phía Đông giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì;
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;
Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh
Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận
lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề
truyền thống.
3.1.1.2 Địa hình
Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng
đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc
xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và
điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển.
24
24
Với đặc điểm địa hình như vậy huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất
đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ.
3.1.1.3 Khí hậu
Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí
quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa Hè nắng nóng,
mưa nhiều, mùa Đông lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm 1.600 - 1.700 giờ.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9
và các tháng này thường hay có gió, bão. Lượng mưa bình quân năm của huyện khoảng
1.600 - 1.800 mm, lượng mưa tập trung vào mùa hè với khoảng 80% tổng lượng mưa cả
năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
3.1.1.4 Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông
Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương ...
Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,50 km với độ rộng
trung bình từ 100 - 125 m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống
nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân
lũ cho sông Hồng. Tuy nhiên kể từ năm 1971 trở về đây, việc sinh hoạt và sản xuất của người
dân trong phạm vi phân lũ không bị ảnh hưởng bởi việc phân lũ, nhưng trong những năm tới
xem xét mối quan hệ giữa các vùng sản xuất, bố trí sử dụng hợp lý đất đai để đảm bảo cho
sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng được ổn định và bền vững.
Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng
để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sông
như Liên Châu, Mỹ Hưng ... và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi
La Khê.
3.1.1.5 Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi
đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ
nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), có diện tích 2.250,30 ha, chiếm 18,17% diện
tích đất tự nhiên: Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông
25
25