Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của công ty sửa chữa phương tiện thủy VINAWACO 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.28 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, sự cạnh

tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt. Để đứng vững trên thị trường, để có
được các quyết định kinh doanh đúng đắn, bất cứ một doanh nghiệp (DN) nào cũng đều
quan tâm đến tình hình tài chính, nó được đặt lên hàng đầu vì ổn định tình hình tài chính
là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của DN. Tình trạng khó khăn về vốn của DN trong
năm 2012 sẽ còn tiếp diễn trong năm nay, mặc dù ngân hàng không thiếu vốn cũng như
lãi suất cho vay đã giảm. Hàng loạt DN đều gặp khó khăn vì thiếu vốn.
Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các DN đã có sự quan tâm
thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính, đặc biệt là phân tích tình hình cấu
trúc vốn của DN. Việc phân tích tình hình tài chính giúp cho thông tin cung cấp trên các
Báo cáo tài chính thực sự có ý nghĩa với người sử dụng. Qua phân tích họ có căn cứ để
đánh giá tốt hơn tình hình sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của DN, xác định
được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến
kết quả kinh doanh, từ đó có thể đưa ra cấu trúc vốn hoàn thiện nhất đối với DN. Bên
cạnh đó việc phân tích cấu trúc vốn còn cho ta biết được nguồn vốn đơn vị đang sử dụng
được hình thành từ những nguồn tài trợ nào? Trong điều kiện như thế nào thì DN cần huy
động thêm nguồn vốn cho hoạt động của mình? Đồng thời, phân tích cấu trúc vốn sẽ giúp
ta đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như mức rủi ro mà DN có thể gặp phải, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tránh các rủi ro có thể gặp phải ấy,làm gia
tăng giá trị cho DN.
Tóm lại, cấu trúc vốn có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của DN. Một
cấu trúc vốn hợp lý, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn trong khoảng 40 - 60% sẽ giúp
DN có nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Trường hợp DN đã lâm
vào cảnh khó khăn vì khoản vay nợ quá lớn, thì cần tái cấu trúc vốn, thay vì chỉ thực hiện
giải pháp tài chính ngắn hạn. Tái cấu trúc vốn quyết liệt bao gồm bán tài sản trả nợ,


1


thương thảo với chủ nợ để chuyển một phần vốn vay sang vốn góp với điều kiện ưu
đãi…, giúp DN có một cấu trúc vốn tốt hơn để khởi động tiến trình kinh doanh mới.
Trong phạm vi kiến thức của mình, em thực hiện đề tài Hoàn thiện cầu trúc vốn

trong doanh nghiệp, qua đó khảo sát sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty. Hy vọng rằng, bài phân tích sẽ giúp làm rõ hơn vấn đề trên!
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về cấu trúc vốn, tiến hành hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ

bản, đánh giá thực trạng cấu trúc vốn của Công ty sửa chữa phương tiện thủy
VINAWACO 3 từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách tài trợ, đề xuất
một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn, đưa đến xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc vốn của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng
Đạt
Phạm vị nghiên cứu:
• Phạm vi không gian: Thị trường, địa điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
• Phạm vi thời gian: Báo cáo tài chính của Công ty trong 3 năm, 2012, 2013, 2014
• Phạm vi nội dung: Nghiên cứu thực trạng cấu trúc vốn và chính sách tài trợ của
Công ty
4.


Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được tiến hành thông qua các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh
Phương pháp loại trừ
Phân tích tỷ số tài chính
5.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Lý luận chung về cấu trúc vốn trong DN
Chương 2: Phân tích cấu trúc vốn tại công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng
Đạt
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện cấu trúc vốn tại tại công ty TNHH đầu tư thương
mại dịch vụ Hoàng Đạt

2


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC VỐN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái quát về cấu trúc vốn trong DN

1.1.1.

Quan điểm về cầu trúc vốn
Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình


thành nên nguồn vốn để DN có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt
động kinh doanh.
Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ
phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một
doanh nghiệp
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu một Công ty nào đó có thể tác động đến giá trị và chi
phí sử dụng vốn của nó bằng cách thay đổi cấu trúc vốn hay không? Và quyết định đầu
tư hay không đầu tư vào một dự án nào đó có thay đổi không và thu nhập của cổ đông
thay đổi hay không? Mục tiêu của bài này là xem xét và phân tích sự ảnh hưởng của cấu
trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp và thu nhập của cổ đông.
1.1.2.

Các bộ phận cấu thành của cấu trúc vốn
Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, và vốn

cổ phần được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một DN. Việc xác định một cấu
trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một DN là một vấn đề vô cùng quan trọng trong tài
chính DN.
♦ Vốn chủ sở hữu (VCSH): Một trong những điểm không thuận lợi của VCSH đó là giá
thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Tất nhiên, vì không người đầu tư nào
bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của
công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất
không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Điều này này dẫn tới một
điểm không thuận lợi khác, là khi VCSH càng cao, số người chủ sở hữu càng nhiều, thì áp

3


lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành
công ty càng lớn. Tuy vậy VCSH sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng

với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạng tài chính lành mạnh.
♦ Nợ phải trả: Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu
đó là lãi suất mà DN phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình
thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta
thay VCSH bằng nợ thì sẽ giảm được thuế DN phải trả, và vì thế tăng giá trị của DN lên.
Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. Nói đơn giản là lãi
suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu
tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao
lợi nhuận, cũng như giá trị của công ty.
1.2.Phân tích cấu trúc vốn trong doanh nghiệp
1.2.1.Phân tích khái quát cấu trúc vốn tại công ty
Nếu xét từ góc độ quyền sở hữu là vốn thuộc sở hữu thì vốn kinh doanh của DN
được hình thành từ hai nguồn: nguồn VCSH và các khoản nợ phải trả. Trong đề tài này,
cấu trúc vốn sẽ được phân tích dưới theo bảng sau.
Bảng 1.1: Cấu trúc vốn của công ty
Kỳ gốc
CHỈ TIÊU
Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Kỳ phân tích

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

CHÊNH LỆCH

Kỳ phân tích/Kỳ gốc
Số tiền

%

Tỷ trọng

A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN

4


Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không có một DN nào hoạt động sản xuất
kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó
nguồn vốn vay được sử dụng đáng kể.
Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài và phải thanh toán các khoản vay
theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn
vốn vay mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc mở rộng sản xuất kinh doanh của DN
nợ ngắn hạn: Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm, lãi suất thấp, thường được bổ
sung vốn lưu động.
nợ dài hạn: Thời gian đáo hạn dài hơn một năm, lãi suất cao, thường được bổ sung
cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố định.
Bảng 1.2: Cấu trúc nợ phải trả của công ty
Kỳ gốc


CHỈ TIÊU

Số tiền

CHÊNH LỆCH

Kỳ phân tích

Tỷ
trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Kỳ phân tích/Kỳ gốc

Số tiền

%

tỷ trọng

A. NỢ PHẢI
TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
1.2.3. Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu

Nói đến nguồn VCSH là nói đến nguồn vố đầu tiên mà DN huy động được. Bởi vì
đối với DN, trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN phải có vốn điều lệ
(vốn góp nếu là DN cổ phần hoặc vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là DN nhà nước) tỷ
trọng nguồn vốn sở hữu trong tổng tài sản phản ánh sự phụ thuộc về mặt tài chính của
DN. Khi DN mới được thành lập thì VCSH do các thành viên đóng góp và hình thành vốn
điều lệ.
Ngoài ra VCSH có thể được hiểu theo các cách sau: Là cổ phần hoặc bất cứ loại
chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông. Trên bảng cân đối Kế toán,
VCSH là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được (hoặc trừ đi

5


khoản bị mất). Trong Chứng khoán, giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản
vay từ công ty môi giới. Trong Bất động sản, VCSH là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại
trên thị trường của tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tàn sản ấy phải trả. Vì vậy VCSH sẽ
là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp. Ta sẽ
phân tích cấu trúc VCSH theo bảng sau.
Bảng 1.3: Cấu trúc VCSH của công ty
Kỳ gốc

CHỈ TIÊU

Số tiền

CHÊNH LỆCH

Kỳ phân tích

Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ
trọng

Kỳ phân tích/Kỳ gốc

Số tiền

%

tỷ trọng

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí và quỹ
dự phòng khác
1.2.4. Một số chỉ tiêu phản ánh tác động của cấu trúc vốn đến tình hình tài chính doanh
nghiệp.
1.2.4.1.

Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ tự chủ của công ty
Hệ số VCSH của công ty là xem xét đến mức độ độc lập tài chính của công ty.

Hệ số VCSH = (VCSH/ tổng tài sản)* 100
Chỉ tiêu này cho biết để tài trợ cho một đồng tài sản thì cần đóng góp bao nhiêu
đồng VCSH. Tỷ số này cũng cho biết mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính.
Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 50% thì DN độc lập về mặt tài chính và ngược lại.

Hệ số nợ cho biết mức độ tài trợ của tài sản trong DN, tức là cho biết bao nhiêu
phần trăm tài sản được hình thành bằng nợ phải trả. Khi tỷ suất nợ càng cao thì mức độ
phụ tuộc về mặt tài chính của DN càng lớn.
Hệ số nợ = (nợ phải trả/ tổng tài sản)* 100
Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà DN đang sử dụng
có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ. Tương tự, hệ số VCSH phản ánh trong
một đồng vốn kinh doanh mà DN đang sử dụng có mấy đồng vốn của chủ sở hữu.
6


Để phản ánh mối quan hệ giữa hai nguồn vốn này người ta còn dùng hệ số đảm
bảo nợ: Hệ số đảm bảo nợ = Nguồn VCSH / nợ phải trả
Hệ số này phản ánh cứ một đồng vốn vay nợ có mấy đồng VCSH đảm bảo; thông
thường hệ số này không nên nhỏ hơn 1. Mặt khác do các khoản nợ và nguồn VCSH hợp
thành tổng nguồn vốn kinh doanh nên mối quan hệ giữa hai nguồn vốn này còn được
phản ánh qua công thức:
Hệ số nợ = 1 - Hệ số vốn VCSH
Tỷ suất nợ trên VCSH (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức
là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của DN trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị
VCSH trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của DN. Công
thức tính như sau:
Tỷ số nợ trên VCSH = 100% x
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và VCSH. Tỷ số này
nhỏ chứng tỏ DN ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý DN
chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ DN chưa biết cách vay nợ để kinh
doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần
so sánh tỷ số của một DN cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành.
1.2.4.2.

Các chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn tài trợ


Để đảm bảo có đủ tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, DN cần phải tập hợp
các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động nguồn vốn. Nhu cầu vốn của DN tại
bất cứ thời điểm nào cũng chính bằng tổng số tài sản DN cần phải có để đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Có thể phân nguồn vốn (nguồn tài trợ) thành hai loại:
Nguồn tài trợ thường xuyên (nguồn tài trợ dài hạn): là nguồn mà DN được sử
dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và
nguồn vốn vay-nợ dài hạn, trung hạn (trừ nợ quá hạn).
Tỷ suất nguồn tài trợ thường xuyên =

VCSH + Vay và nợ dài hạn
7


tổng vốn
Nguồn tài trợ tạm thời (nguồn vốn ngắn hạn): là nguồn mà DN tạm thời được sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn
tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay-nợ quá hạn
(kể cả vay- nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán và
cán bộ công nhân viên chức.
Các khoản khoản chiếm dụng+ Vay và nợ ngắn hạn hạn
tổng vốn
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tính ra và

Tỷ suất nguồn tài trợ tạm thời =

so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu iện có và nguồn vốn vay-nợ dài
hạn. Nếu tổng số nguồn có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì DN cần sử dụng
số thừa này một cách hợp lý, tránh bị chiếm dụng. Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp
ứng đủ nhu cầu về tài sản thì DN cần phải có biện pháp để huy động và sử dụng phù hợp,

tránh bị chiếm dụng bất hợp pháp.
1.2.4.3.

Tỷ suất sinh lợi của VCSH
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là Tỷ suất sinh lợi của VCSH (ROE).

Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ
phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE=100% x

LNST
VCSH bình quân

Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm
gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một số cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa
nợ phải trả với VCSH trong điều kiện nhất định. Khi tính cơ cấu nguồn vốn người ta đặc
biệt chú ý tới tỷ trọng giữa các khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn (gọi là hệ số nợ ) và
tỷ trọng giữa nguồn vốn của chủ sở hữu với tổng nguồn vốn (gọi là hệ số VCSH).
Cơ cấu nguồn vốn của DN thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có
thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu. Vì vậy việc xem xét lựa chọn điều
chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là một trong các quyết định tài chính quan trọng của
chủ DN. Nhìn vào các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn có thể cho thấy một cách khái
8


quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh, mức độ an toàn hoặc rủi ro trong kinh doanh như
thế nào. Những nội dung này sẽ được trình bày trong phần tiếp theo về đòn bẩy tài chính.

1.2.4.4.


Tác động của đòn bẩy đến doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của cơ cấu tài sản đến cấu trúc vốn được thể hiện thông qua cơ chế đòn
bẩy hoạt động. Nếu như đòn bẩy tài chính là tận dụng nợ để tạo ra sự gia tăng của thu
nhập trên cổ phiếu thì đòn bẩy hoạt động chính là tận dụng chi phí cố định để gia tăng thu
nhập trước thuế và lãi cho DN. Đòn bẩy hoạt động (DOL) được đo lường bằng công thức:
DOL = Q(P-V)/Q(P-V)-F
Trong đó: DOL: mức độ của đòn bẩy hoạt động
Q: Sản lượng tiêu thụ
P : Giá bán
V : Chi phí biến đổi
F : Chi phí cố định
Do vậy, nếu trong cơ cấu tài sản của DN, tỷ trọng tài sản cố định lớn, chắc chắn chi
phí cố định sẽ tăng. Khi đó, bằng việc gia tăng chi phí cố định, DN stạo ra tốc độ tăng
trưởng của EBIT nhanh hơn so với Doanh thu. Ví dụ, DN có DOL bằng 1,5 nghĩa là 1%
thay đổi doanh thu sẽ tạo ra 1,5 thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT). Đến
lượt mình, khi EBIT của DN tăng, bằng việc tận dụng đòn bẩy tài chính (tận dụng nợ) thu
nhập trên cổ phiếu (EPS) của doanh nhgiệp sẽ tăng.
Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL) được xác định qua công thức sau:
DFL = EBIT/EBIT-I = Q(P-V)-F/ Q(P-V)-F-I
Trong đó: DFL : mức độ của đòn bẩy tài chính
Q : Sản lượng tiêu thụ
P : giá bán
V : Chi phí biến đổi
F : Chi phí cố định
I : lãi vay

9



Như vậy, qua công thức xác định độ lớn của đòn bẩy tài chính, có thể thấy chi phí cố
định hay tỷ trọng tài sản cố định có tác động đến độ lớn của đòn bẩy tài chính. Nói cách
khác, cơ cấu đầu tư tài sản và đòn bẩy hoạt động có tác động đến đòn bẩy tài chính. Tuy
nhiên, tác động là cùng chiều hay ngược chiều trên các số liệu thống kê băng các mô hình
kinh tế lượng thích hợp.
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1.

Chính sách thuế
Thuế là một công cụ điều tiết nền kinh tế rất quan trọng của Nhà nước. Tuy nhiên,

nếu doanh nghiệp hiểu và biết cách vận dụng linh hoạt thì sẽ tânh dụng tác động tích cực
của thuế trong việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu. Mô hình cấu trúc vốn tối ưucủa
M.Miller cũng nghiên cứu tác động của thuế đến cấu trúc vốn. Theo mô hình này, cấu
trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp được thiết lập khi cấu trúc vốn đó có chi phí vốn nhỏ
nhất. Khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ, do tác động của thuế thu nhậo doanh
nghiệp, chi phí nợ sẽ được điều chỉnh thành chi phí nợ sau thuế, doanh nghiệp được
hưởng phần tiết kiệm nhờ thuế.
Do vậy, nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) càng cao thì DN sẽ tạo
ra được đòn bẩy tài chính dương, dẫn đến tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng.
1.3.1.2.

Mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trường tài chính
Thị trường tài chính phát triển sẽ đảm bảo mức độ hiệu quả của thông tin trên thị

trường. Mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trường tài chính được đo lường bởi lý

thuyết thị trường hiệu quả. Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng tất cả các thông tin tác
động đến giá thị trường của các trái phiếu, cổ phiếu đều sẽ được sử dụng để định giá các
chứng khoán này. Một thị trường hiệu quả không để lãng phí thông tin. Theo lý thuyết thị
trường hiệu quả, thị trường tài chính không bỏ qua bất lì thông tin nào có thể tạo ra lợi
nhuận, do vậy, không một hoạt động mua bán nào diễn ra mà không có lợi nhuận.
Thị trường hiệu quả được chia làm 3 dạng:
♦ Thị trường hiệu quả yếu: là nơi mà giá hiện tại của các tài sản tài chính chứa đựng tất cả
10


các thông tin về các giao dịchh trong quá khứ của các tài sản này mà người mua và bán
đều có thể có được. Hơn thế nữa, chi phí để có được các thông tin này là rất rẻ. Không ai
có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận tăng thêm từ các tài sản này tương ứng với rủi ro có sẵn từ
việc mua hay bán chúng với giá trong quá khứ.
♦ Thị trường hiệu quả trung bình: là thị trường mà giá hiện tại của các chứng khoán phản
ánh tất cả các thông tin về giá quá khứ, khối lượng giao dịchh, tình trạng tài chính của các
tổ chức phát hành, các dự báo và điều kiện kinh tế, các thông tin liên quan. Tấ cả người
mua và bán đều tự do sử dụng các thông tin công khai để định giá các tài sản tài chính.
♦ Thị trường hiệu quả cao: là thị trường mà giá hiện tại của các tài sản tài chính phản ánh

tất cả các thông tin công khai và cá nhân liên quan đến giá trị của các tài sản tài chính,
bao gồm các thông tin sở hữu bởi những người ở bên trong tổ chức như: các quan chức,
giám đốc, những người nắm giữ chứng khoán ban đầu hay thậm chí cả nhân viên kế toán,
những người đã từng làm việc, tiếp cận với các thông tin cá nhân.
Như vậy, sự phát triển của thị trường tài chính sẽ giúp cho các DN xác định chính
xác và đầy đủ các nhân tố bên trong và bên ngoài DN tác động đến việc lựa chọn cấu trúc
vốn của DN. Thông tin càng đầy đủ thì các quyết định của giám đốc càng chính xác.
1.3.1.3.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành

Những DN nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của vốn chậm thì cấu trúc vốn

sẽ nghiêng về VCSH (hầm mỏ, khai thác, chế biến…) Ngược lại những ngành nào có
mức nhu cầu về loại sản phẩm ổn định, ít thăng trầm vòng quay của vốn nhanh (dịchh vụ,
bán buôn…) thì vốn được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng lớn.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1.
Cơ cấu tài sản của DN

Cơ cấu tài sản của DN là tỷ trọng tài sản cố định (tài sản dài hạn) trong tổng tài
sant của DN. Giữa cơ cấu tài sản và cấu trúc vốn có mối quan hệ mật thiết, phản ánh sự
phù hợp về kỳ hạn vốn và tài sản. Một DN có tỷ trọng tài sản cố định cao chứng tỏ hoạt
động kinh doanh của DN mang tính đầu tư dài hạn, tiềm ẩn rủi ro, nên khi đó, một giám
đốc mạo hiểm sẽ tận dụng nợ để tạo rá đòn bẩy tài chính dương. Ngược lại, một giám đốc

11


bảo thủ lại thích sử dụng VCSH để đầu tư với phương châm tối thiểu hoá rủi ro.
Như vậy, cơ cấu đầu tư, thể hiện ở cơ cấu tài sản khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến cấu
trúc vốn của DN. Việc lựa chọn một cấu trúc vốn như thế nào, cuối cùng vẫn phụ thuộc
vào quyết định chủ quan của ban lãnh đạo DN.
1.3.2.2.

Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
Rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của DN được gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh

doanh của DN càng cao thì tỷ lệ yêu cầu lãi suất trên tổng tài sản càng cao, trong điều
kiện các nhân tố khác không đổi, chi phí vốn của DN càng cao. Rủi ro tài chính xuất hiện
nếu DN sử dụng toàn bộ VCSH, khi bắt đầu huy động nợ, chi phí VCSH sẽ tăng, các cổ

đông sẽ phải gánh chịu thêm nợ vay.
Mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp nhận
mạo hiểm có nghĩa là phải chấp nhận sự rủi ro, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội
để gia tăng lợi nhuận (mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng
lớn). Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm, bởi lẽ chỉ cần một sự thay
đổi nhỏ về doanh thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh
toán mất thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ hiện thực.
1.3.2.3.

Chi phí phá sản của DN.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ của các DN là chi phí

phá sản. Khi hệ số nợ trên VCSH tăng, và cũng có nghĩa là khả năng DN không thanh
toán cho các trái chủ sẽ tăng. Khi đó, quyền sở hữu DN sẽ bị chuyển từ các cổ đông sang
các trái chủ. Về nguyên tắc, doanh nhgiệp sẽ phá sản khi giá trị tài sản của DN tương
đương giá trị các khoản nợ. Giá trị VCSH sẽ bằng 0, và các cổ đông sẽ chuyển giao quyền
sở hữu doanh nhgiệp sang cho các trái chủ. Trên thực tế, khi chuyển nhượng như vậy các
trái chủ sẽ mất một khoản chi phí, đó là chi phí phá sản. Có hai loại chi phí phá sản: chi
phí phá sản trực tiếp và chi phí phá sản gián tiếp.
1.3.2.4.

Các yếu tố quản lý
Năng lực quản lý của lãnh đạo DN có tác động rất lớn đến cấu trúc vốn của DN.

Để có thể nghiên cứu, xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu, đòi hỏi giám đốc DN phải am

12


hiểu rất sâu sắc về các nhân tố sẽ tác động đến chi phí vốn của DN như: lãi suất thị

trường, chi phí phát hành, mức độ rủi ro của ngành, sự thay đổi các chính sách kinh tế…
Hơn thế, giám đốc DN phải có khả năng dự báo được những thay đổi của các yếu tố này
để lường trước được ảnh hưởng của chúng đến chi phí vốn, từ đó, tác động đến cấu trúc
vốn của DN. Để hỗ trợ cho lãnh đạo DN trong việc xây dựng chính sách quản lý vốn, một
hệ thống phần mềm với các chương trình chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm lượng hóa
các tác động của các yếu tố này dẫn đến sự thay đổi chi phí vốn, từ đó, thay đổi cấu trúc
vốn. Do vậy các giám đốc DN phải rất am hiểu các tính năng, cấu trúc cũng như các ứng
dụng của các chương trình quản lý vốn đã được tin học hóa.
Sự bảo thủ hay phóng khoáng của lãnh đạo DN cũng ảnh hưởng đến tính chủ quan
của họ khi cân nhắc sử dụng nợ hay VCSH. Bên cạnh cơ sở xác định cấu trúc vốn là chi phí
vốn, còn cơ sở thứ hai là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu lãnh đạo DN dám mạo
hiểm, chấp nhận rủi ro thì việc sử dụng nợ sẽ tận dụng được đòn bẩy tài chính, làm cho tỷ
suất sinh lời trên VCSH tăng lên. Tuy nhiên nếu đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực sẽ
làm suy giảm khả năng sinh lời của DN nhiều hơn so với DN không sử dụng nợ, ảnh hưởng
tiêu cực đến khả năng thanh toán của DN.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN TẠI CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG ĐẠT
Khái quát về công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức

13



2.1.3.

Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty giai đoạn 2012 - 2014
Để đánh giá một cách khái quát nhất về tình hình tài chính cũng như công tác quản

lý tài chính của Công ty, ta cũng xem xét, đánh giá, phân tích, tình hình Tài sản, Nguồn
vốn, doanh thu, chi phí lợi nhuân của công ty trong giai đoạn 2012-2014.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng
Đạt giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Việt Nam Đồng (VND)
Năm 2012
CHỈ TIÊU

Số tiền

Năm 2013
Số tiền

Năm 2014
Số tiền

CHÊNH LỆCH
Năm 2013/Năm
2012
Số tiền

%

Năm 2014/Năm

2013
Số tiền

%

14


tổng doanh thu

1.253.349.396.785

1.949.504.953.095

2.135.334.571.983

696.155.556.310

55,5

185.829.618.888

9,53

tổng chi phí

1.185.621.085.561

1.919.816.443.417


2.124.256.239.285

734.195.357.856

61,9

204.439.795.868

10,6

29.688.509.678

11.078.332.698

-38.039.801.546

-56,2

-18.610.176.980

-62,7

801.159.523

886.947.995

-14.214.549.465

-94,7


85.788.472

10,7

17.736.044.605

20.927.220.942

2.352.191.726

15,3

3.191.176.337

18

tổng lợi nhuận kế
67.728.311.224
toán trước thuế
Nộp ngân sách
15.015.708.988
nhà nước
Tiền lương trả
người lao động 15.383.852.879
bình quân

Nguồn: Phòng kế toán , Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt
Bảng 2.1 cho thấy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (LNTT) giảm mạnh qua các
năm 2012 đến 2014. Cụ thể, năm 2013, giảm hơn 38 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm
là 56,2% so với năm 2012. Đến năm 2014, tuy giá trị của LNTT giảm ít hơn năm 2013,

cụ thể là giảm hơn 18.6 tỷ đồng, nhưng tốc độ giảm thì lại lớn hơn năm 2013, giảm
62,7%. Điều này cho thấy tinh hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có phần sa sút.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động giảm này là do sự biến động của 2 yếu tố tổng doanh
thu và tổng chi phí. Ta sẽ phân tích từng yếu tố để chỉ ra đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến sự suy giảm của LNTT.
Tổng doanh thu của công ty tăng dần qua các năm 2012, 2013 và 2014. Và đặc biệt
năm 2013 có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, cụ thể là hơn 696 tỷ đồng, tương ứng với tốc
độ tăng là 55.5% so với năm 2012. Đến năm 2014, vẫn giữ trạng thái tăng nhưng tốc độ
tăng đã giảm đáng kể. Năm 2014, tổng doanh thu tăng gần 186 tỷ đồng tương ứng với tốc
độ tăng là 9,53% so với năm 2013. Điều này cho thấy phần nào quy mô sản xuất kinh
doanh của công ty đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Các hoạt động tiêu thụ và tài
chính đang có xu hướng đạt hiệu quả cao. Qua đó cũng cho ta thấy, ban lãnh đạo công ty
có xu hướng chú trọng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vào năm 2013 nhiều hơn
năm 2014.
Cùng với biến động tăng của tổng doanh thu, tổng chi phí cũng có tốc độ tăng khá
cao. Năm 2013, tăng hơn 734 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 61,9% so với năm
2012. Đến năm 2014, tương tự như phần tổng doanh thu, tổng chi phí vẫn giữ trạng thái
tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm chỉ còn 10,6 % tương ứng với hơn 204 tỷ đồng. Điều

15


này cho thấy công ty trong giai đoạn 2012-2014 đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát các
khoản chi phí khiến yếu tố này tăng một cách đột biến. Tuy nhiên đến năm 2014, công ty
đã phần nào khắc phục được khó khăn này. Mặc dù vậy, chi phí vẫn tăng thì vẫn là điều
đáng lo ngại cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Ta thấy được rằng, cả doanh thu và chi phí đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của tổng
chi phí lại cao hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu. Vì vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra sự
biến động giảm của LNTT là yếu tố tổng chi phí. Nếu công ty không kiểm soát được sự
biến động tăng và tốc độ tăng quá nhanh của chi phí sẽ dẫn đến hậu quả là lợi nhuận

không đủ để công ty có thể tiếp tục tồn tại.
Tuy nhiên, nếu xét theo chiều hướng tích cực, có thể phần nào thấy được LNTT
giảm đồng nghĩa với việc giá trị thuế TNDN cũng giảm theo. Phải chăng, công ty đang áp
dụng đòn bẩy kinh doanh và “lá chắn thuế”? Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trong các
phần tiếp theo của bài phân tích.
Trong bảng 2.1 cũng cho thấy yếu tố nộp ngân sách nhà nước, hay nói cách khác là
thuế và các khoản phải nộp về nhà nước. Trong đó chiếm đa phân khoản thuế TNDN. Để
giải thích tại sao nói công ty đang cố tạo ra cho mình một “lá chắn thuế” thì hãy xem sự
biến động của yếu tố nộp ngân sách nhà nước như thế nào.
Năm 2013, thuế giảm hơn 14 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 94,7% so với
năm 2012. Năm 2013, do không kiểm soát được yếu tố chi phí nên LNTT của công ty
giảm mạnh. Như đã nói ở trên, LNTT giảm 56,3%, kéo theo sự biến động giảm của thuế
TNDN. Điều này cho thấy, “lá chắc thuế” đã được xây dựng và hoạt động khá tốt. Đến
năm 2014, mặc đã kiểm soát được quá trinh tăng mạnh của chi phí, nhưng LNTT vẫn
giảm mạnh. Tuy nhiên các khoản phải nộp lại có xu hướng tăng, tăng hơn 85,7 triệu đồng,
tương ứng với tốc độ tăng là 10,7%, nguyên nhân là do LNTT giảm ít về giá trị.
Yếu tố cuối cùng cần phân tích là Tiền lương trả người lao động bình quân. Nhìn
chung trong 3 năm từ 2012 đến 2014, yếu tố này có xu hướng tăng. Năm 2013, tăng hơn
2,3 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 15,3% so với năm 2012. Đến năm 2014, vẫn
duy trì trạng tháy tăng, tăng hơn 3 tỷ đồng tương ứng với 18%. Mặc dù lợi nhuận mà

16


công ty thu được có sự suy giảm nhưng công ty vẫn bảo đảm được khả năng thanh toán
lương cho người lao động, thậm chí còn có sự tăng lương, cũng như trả lương cho nhưng
công nhân viên được thêm vào trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh.
Như vậy, ta đã đánh giá được một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty TNHH đầu tư
thương mại dịch vụ Hoàng Đạt trong giai đoạn 2012-2014. Có thể đưa ra một vài đánh giá
khái quát như sau. Trong giai đoạn này, công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản

xuất kinh doanh. Khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như dịchh vụ có sự chuyển biến khá
tốt. Tuy nhiên, khả năng kiểm soát các khoản chi phí vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Lợi
nhuân thu được giảm khá mạnh, đây là một đáng lo ngại. Và có thể công ty đang lợi dụng
ưu thế của việc tăng chi phí đế tạo ra “lá chắn thuế”. Ta sẽ cùng phân tích cấu trúc vốn
của công ty để làm ro vấn đề.
2.2.
2.2.1.

Phân tích cấu trúc vốn tại công ty
Phân tích khái quát cấu trúc vốn tại công ty

17


Bảng 2.2: Cấu trúc nguồn vốn của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: VND
2012

2013

2014

CHÊNH LỆCH
2013/2012

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)


D

%

Tỷ
trọng

D

%

Tỷ
trọng

63,93

715.468.865.089

69,18

106.743.745.788

23,46

6,58

153.783.197.545

27,38


5,25

527.101.107.822

93,84

653.858.424.171

91,39

89.479.467.850

20,45

-2,35

126.757.316.349

24,05

-2,45

3,81

34.584.559.722

6,16

61.610.440.918


8,61

17.264.277.938

99,68

2,35

27.025.881.196

78,14

2,45

338.322.484.528

42,65

316.848.331.484

36,07

318.689.134.801

30,82

-21.474.153.044

-6,35


-6,58

1.840.803.317

0,58

-5,25

I. Vốn chủ sở hữu

338.322.484.528

100

316.848.331.484

100

318.689.134.801

100

-21.474.153.044

-6,35

0

1.840.803.317


0,58

0

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN

793.264.406.284

100

878.533.999.028

100

1.034.157.999.89
0

100

85.269.592.744

10,75

0

155.624.000.862

17,71


0

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

A. NỢ PHẢI TRẢ

454.941.921.756

I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn

CHỈ TIÊU

B. VỐN
HỮU

CHỦ

SỞ

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)


57,35

561.685.667.544

437.621.639.972

96,19

17.320.281.784

2014/2013

Nguồn: Phòng kế toán , Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt

18


Bểu đồ 2.1: Biểu đồ cấu trúc vốn của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ
Hoàng Đạt

Theo biểu đồ trên, nếu coi tổng vốn của công ty trong giai đoạn 2012-2014 là
100% thì trung bình trong 3 năm bộ phận nợ phải trả chiếm 63% còn bộ phận VCSH chỉ
chiếm có 37%. Có thể nói, sự chênh lệch về tỷ trọng của 2 bộ phận này là khá lớn, càng
nhấn mạnh rằng, công ty đang phụ thuộc khá nhiều về mặt tài chính. Tổng nguồn vốn của
công ty có xu hướng tăng tính đến cuối năm 2014. Cụ thể là năm 2013 tăng một lượng
khoảng hơn 85 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 10,75% so với năm 2012. Đến
năm 2014 tiếp tục tăng và tăng vượt trội, tăng khoảng hơn 155 tỷ đồng tương ứng với
17.71%. Điều này cho thấy phần nào công tác huy động vốn của DN có sự tăng trưởng
khá ổn định qua các năm, mục đích là do DN đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động tổng nguồn vốn là do yếu tố nợ phải
trả có xu hướng tăng và tăng khá mạnh, trong khi đó, yếu tố VCSH lại không ổn định. Cụ
thể, nợ phải trả năm 2013 tăng gần 107 tỷ đồng so với 2012, tương đương 23,46% và tỷ
trọng cũng tăng 6,58% . Tốc độ tăng trưởng này tiếp tục được duy trì đến năm 2013 và
còn tăng trưởng mạnh hơn, tăng hơn 154 tỷ đồng, tương đương 27,38% còn tỷ trọng tăng
5,25% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, VCSH năm 2013 giảm hơn 21 tỷ đồng
tương ứng với tốc độ giảm 6,35% và giảm về tỷ trọng là 6,58% so với năm 2012, nhưng
đến năm 2014 lại có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể, chỉ tăng hơn
1,8 tỷ đồng tương ứng với 0,58% , tuy vậy, tỷ trọng lại giảm 5,25% so với năm 2013.
Mặc dù trong giai đoạn 2013-2014, yếu tố VCSH cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc
độ tăng này quá nhỏ so với tốc độ tăng của yếu tố nợ phải trả cùng kỳ. Thêm vào đó,
trong khi bộ phận nợ phải trả tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng thì bộ phận VCSH lại có xu
hướng giảm về tỷ trọng và tăng rất nhẹ về mặt giá trị. Sở dĩ tuy tăng về giá trị nhưng tỷ
trọng trong tổng vốn của bộ phân VCSH vẫn giảm là do tốc độ tăng của nợ phải trả rất
nhanh và giá trị tăng lại lớn. Qua đây, ta càng khẳng định được rằng, nguyên nhân chính

19


của sự biến động tăng tổng vốn là do sự biến động tăng của yếu tố nợ phải trả. Điều này
còn được thể hiện rõ ràng qua xu hướng tăng về tỷ trọng của nợ phải trả và VCSH.
Điều này khẳng định công ty đang có xu hướng tăng tỷ trọng bộ phận nợ phải trả
và giảm tỷ trọng VCSH, nhằm thực hiện các mục đích được đưa ra từ phần 1.2.4 là lợi
dụng tác động của đòn bảy tài chính. Muốn làm rõ vì sao có thể lợi dụng được tác động
của đòn bẩy ta sẽ phân tích trong các phần tiếp theo.
Nếu như tổng nguồn vốn là 100% thì bộ phận VCSH và nợ phải trả có tỷ trọng
khá chênh lệch nhau. Tỷ trọng của bộ phận nợ phải trả luôn lớn hơn khá nhiều so với tỷ
trọng của bộ phận VCSH, và sự chênh lệch này đang có xu hướng tăng từ năm 2012 trong
giai đoạn 2012-2014. Điều này cũng cho thấy nguồn vốn được huy động của công ty chủ
yếu được tài trợ bằng vốn vay. Như vậy công ty phần đang khá phụ thuộc về mặt tài

chính, sự phụ thuộc này tồn tại trong suốt 3 năm từ 2012 đến 2014 và khó có thể đảm bảo
cho các khoản vay nợ.
2.2.2. Phân tích cấu trúc nợ phải trả trong DN

Ta sẽ phân tích từng thành phần trong bộ phận nợ phải trả theo bảng sau đây

20


Bảng 2.3: Phân tích cấu trúc nợ phải trả của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: VND
Năm 2012
CHỈ TIÊU

Số tiền

Năm 2013
Tỷ
trọn
g
(%)

Số tiền

Năm 2014
Tỷ
trọn
g
(%)


Số tiền

CHÊNH LỆCH
Năm 2013/Năm 2012

Tỷ
trọn
g
(%)

Số tiền

A. NỢ PHẢI TRẢ

454.941.921.756

I. Nợ ngắn hạn

437.621.639.972

96,19

527.101.107.822

93,84

653.858.424.171

91,39


89.479.467.850

1. Vay và nợ ngắn hạn

348.889.726.438

79,72

421.986.216.442

80,06

475.375.511.812

72,70

73.096.490.004

561.685.667.544

715.468.865.089

106.743.745.788

2. Phải trả người bán

16.144.868.363

3,69


66.011.070.866

12,52

87.172.140.568

13,33

49.866.202.503

3. Người mua trả tiền trước

40.043.226.052

9,15

23.818.697.335

4,52

75.204.734.392

11,50

-16.224.528.717

4. Thuế và các khoản phải nộp

15.015.708.988


3,43

801.159.523

0,15

886.947.995

0,14

-14.214.549.465

5. Phải trả người lao động

1.983.915.724

0,45

1.996.176.076

0,38

2.631.392.941

0,40

12.260.352

6. Chi phí phải trả


744.790.039

0,17

461.794.623

0,09

459.118.623

0,07

-282.995.416

9. Phải trả, phải nộp khác

8.062.920.547

1,84

7.193.780.149

1,36

9.168.187.068

1,40

-869.140.398


11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

6.736.483.821

1,54

4.832.212.808

0,92

2.960.390.772

0,45

-1.904.271.013

II. Nợ dài hạn

17.320.281.784

3,81

34.584.559.722

6,16

61.610.440.918

8,61


17.264.277.938

3. Phải trả dài hạn khác

3.736.440.918

21,57

3.736.440.918

10,80

3.736.440.918

6,06

0

4. Vay và nợ dài hạn

13.200.620.000

76,21

30.422.145.300

87,96

57.800.000.000


93,82

17.221.525.300

6. Dự phòng trợ cấp mất việc

383.220.866

2,21

351.973.504

1,02

0

-31.247.362

0

74.000.000

0,21

0,12

-

8. Doanh thu chưa thực hiện


74.000.000

%

tỷ
trọn
g

20,95
308,8
7
-40,52
-94,66
0,62
-38,00
-10,78
-28,27
99,68
0,00
130,4
6
-8,15
-

tỷ
trọng

Số tiền

%


153.783.197.545

27,38

-2,35

126.757.316.349

24,05

-2,45

0,33

53.389.295.370

12,65

-7,35

8,83

21.161.069.702

32,06

0,81

-4,63


51.386.037.057

215,7
4

6,98

-3,28

85.788.472

10,71

-0,02

-0,07

635.216.865

31,82

0,02

-0,08

-2.676.000

-0,58


-0,02

-0,48

1.974.406.919

27,45

0,04

-0,62

-1.871.822.036

-38,74

-0,46

2,35

27.025.881.196

78,14

2,45

10,77

0


0

-4,74

11,75

27.377.854.700

89,99

5,85

-1,19

-351.973.504

-100

-1,02

0,21

0

0

-0,09

0,00
20,45


Năm 2014/Năm 2013

Nguồn: phòng kế toán, Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt
21


Trong bộ phân nợ phải trả bao gồm hai thành phần là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Cả 2 bộ phận này cũng đều có xu hướng tăng tính đến năm 2014. Năm 2013, nợ ngắn hạn
tăng một lượng là hơn 73 tỷ đồng, tương ứng với 20,45% nhưng lại giảm vể tỷ trọng là
2,35% so với năm 2012, và năm 2014 tăng hơn 53 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng
12,65% và tiếp tục như năm 2013, tỷ trọng lần này lại giảm 2,45%. Mức tăng của công ty
năm 2014 là ít hơn so với năm 2013, cho thấy công ty đang bớt tăng cường sử dụng vay
nợ ngắn hạn trong năm này. Điều này còn được thể hiện khi giá trị nợ ngắn hạn vẫn tăng
còn tỷ trọng trong bộ phân nợ phải trả lại giảm. Nguyên nhân hoàn toàn là do bộ phận nợ
dài hạn tăng lên về tỷ trọng, cụ thể
Trong nợ ngắn hạn, chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất là 79,72%,
các chỉ tiểu còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tỷ trọng này được duy trì khá tương
đối vào năm 2013. Cụ thể, nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so
với nợ dài hạn, nợ ngắn hạn chiếm 93,84% còn nợ dài hạn chỉ chiếm có 6,16%.
Trong bộ phận nợ ngắn hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất là yếu tố Vay và nợ ngắn hạn,
và tỷ trọng này có biến động không ổn định trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, yếu tố
vay và nợ ngắn hạn chiếm 79,72%, đến năm 2013, tỷ trọng này tăng lên 0,33% thành
80,06%. Nhưng đến năm 2014, tỷ trọng này lại giảm đi 7,35% chỉ còn 72,7% trong tổng
số nợ ngắn hạn. Về giá trị thì yếu tố vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng trong 3 năm.
Năm 2013, vay và nợ ngắn hạn tăng hơn 73 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 20,95%
so với năm 2012. Năm 2014, yếu tố này vẫn tăng nhưng tăng không nhanh bằng năm
2013. Cụ thể, vay và nợ ngắn hạn tăng hơn 53,3 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là
12,65%. Điều này cho thấy, công ty vẫn đang tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay để tiếp tục
duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc chi tiêu vay và nợ ngắn hạn tăng về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng
là do chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo sau vay và nợ ngắn hạn biến động tăng, đó là
chỉ tiêu phải trả người bán. Năm 2012, tỷ trọng của chỉ tiêu phải trả người bán chiếm
3,69% trong tổng số nợ ngắn hạn. Năm 2013, con số này tăng lên 8,83% thành 12,52% và
năm 2014 con số này tăng nhẹ là 0,81% thành 13.33%. Không chỉ tăng về tỷ trọng mà chỉ
tiêu phải trả người bán còn tăng cả về mặt giá trị. Năm 2013, tăng khá mạnh, tăng hơn

22


49,8 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 308,87% so với năm 2012. Năm 2014, tăng
hơn 21 tỷ đồng, nhưng tốc độ tăn so với năm 2013 là không đáng kể, chỉ tăng 32,6%.
Điều này cho thấy, công ty đang gia tăng các khoản mà công ty đi chiếm dụng của nhà
cung cấp, đây cũng là một khoản nợ trong ngắn hạn. Các khoản phải trả lớn và có xu
hướng tăng sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc
chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn.
Bộ phận nợ dài hạn cũng tăng trong 3 năm và xu hướng tăng này khá mạnh. Cụ
thể là năm 2013 tăng hơn 17 tỷ đồng, tương ứng với 99,68% so với 2012, đến năm 2013
tăng hơn 27 tỷ đồng,tương ứng với 78,14%. Tốc độ tăng của nợ dài hạn so với nợ ngắn
hạn là là chênh lệch nhau khá nhiều. Điều này cho thấy trong chiến lược sử dụng nguồn
vốn đi vay thì công ty sử dụng nguồn vốn vay và nợ dài hạn là chủ yếu. Điều này cũng
cho thấy, công ty đang tạo cho mình một “lá chắn thuế” khá ổn định. Tuy nhiên, khoản
vay dài hạn tăng đột biến rất dễ gây ra áp lực cho công ty, tăng gánh nặng nợ sẽ ảnh
hưởng đáng kể tới bộ máy vận hành sản xuất kinh doanh.
Trong bộ phận nợ dài hạn. chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản vay và nợ dài hạn.
Năm 2012 chiếm 76,21%, năm 2013, chiếm 87,96% và năm 2014 chiếm 93,82% trong
tổng nợ dài hài. Từ bảng 2.2 có thế thấy yếu tố vay và nợ dài hạn không chỉ tăng về mặt
tỷ trọng mà mặt giá trin cũng tăng cao. Năm 2013, tăng hơn 17,2 tỷ đồng, tương ứng với
tốc độ tăng là 130,46% so với năm 2012, kéo theo tăng về tỷ trọng là 17,75. Năm 2013,
công ty đã tăng mức vay nợ dài hạn của mình lên khá nhiều. và mức tăng này còn được

tiếp tục trong năm 2014. Vay và nợ dài hạn về tỷ trọng tăng không mạnh bằng năm 2013,
nhưng về giá trị thì mức tăng khá lớn là hơn 27,3 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là
gần 90% trong khi đó, mức tăng về tỷ trọng chỉ là 5,85. Qua đó ta thấy được rằng công ty
đang trong quá trình chuyển từ vay nợ ngắn hạn sang vay nợ dài hạn để có thể có được
khoản vay lớn, thời gian vay lâu dài, tăng chi phí lãi vay và hệ số nợ để lợi dụng tác động
của đòn bẩy và “lá chắn thuế”
Yếu tố chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là các khoản phải trả dài hạn, hay nói cách
khác là các khoản công ty đi chiếm dụng của khách hàng và các tổ chức khác. Khoản này

23


tuy không thay đổi qua các năm 2012-2014 nhưng lại giảm về tỷ trọng do có sự biến động
tăng của yếu tố vay nợ dài hạn. Năm 2012, các khoản phải trả dài hạn chiếm 21,57%, đến
năm 2013, con số này giảm 10,77% chỉ còn khoảng 10,8%, đến năm 2014, tiếp tục giảm
4,74% chỉ còn khoảng hơn 6%. Việc các khoản phải trả không thay đổi qua 3 năm cho
thấy, công ty đang đi chiếm dụng vốn của khách hàng hoặc các tổ chức tài chính mà chưa
thanh toán cho họ. Vi yếu tố này không thay đổi cũng cho thấy phần nào khả năng quản
lý các khoản phải trả khá tốt của công ty.
Ngoài ra còn một vài yếu tố chiếm tỷ trọng nhỏ trong bộ phận nợ dài hạn mà biến
động của nó cũng không đáng kể như yếu tố dự phong trợ cấp mất việc làm và doanh thu
chưa thực hiện. Như vậy, công ty đang trong quá trình thay đổi cấu trúc nợ phải trả,
chuyển dần từ hoạt độngnợ ngắn hạn sang dài hạn. Hay nói cách khác, công ty đang điều
chỉnh nguồn tài trợ từ tạm thời sang thường xuyên.
2.2.3.

Phân tích cấu trúc VCSH trong doanh nhiệp
Nói đến nguồn VCSH là nói đến nguồn vố đầu tiên mà DN huy động được. Bởi vì

đối với DN, trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN phải có vốn điều lệ

(vốn góp nếu là DN cổ phần hoặc vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là DN nhà nước) tỷ
trọng nguồn vốn sở hữu trong tổng tài sản phản ánh sự phụ thuộc về mặt tài chính của
DN.

24


Bảng 2.4: Phân tích cấu trúc VCSH của công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: VND
Năm 2012
CHỈ TIÊU

Số tiền

Năm 2013
Tỷ
trọn
g

Số tiền
316.848.331.48
4
316.848.331.48
4
125.948.570.00
0

Năm 2014
Tỷ
trọn

g

Số tiền

100

318.689.134.80
1
318.689.134.80
1
125.948.570.00
0

CHÊNH LỆCH
Tỷ
trọn
g

Năm 2013/ Năm 2012
Số tiền

%

-21.474.153.044

0

100

-21.474.153.044


-6,35

39,52

0

tỷ
trọng

Năm 2014/ Năm 2013
tỷ
trọng

Số tiền

%

1.840.803.317

0,58

0

1.840.803.317

0,58

0


0

2,52

0

0

-0,2

B. VỐN CHỦ SỞ
HỮU

338.322.484.528

I. Vốn chủ sở hữu

338.322.484.528

100

125.948.570.000

37,23

17.055.546.923

5,04

17.055.546.923


5,38

17.147.588.054

5,38

0

0

0,34

92.041.131

0,54

0

3. Vốn khác của chủ
sở hữu

3.892.413.877

1,15

6.708.503.470

2,12


6.708.503.470

2,11

2.816.089.593

72,3
5

0,97

0

0

-0,01

4. Cổ phiếu quỹ

-2.172.860.000

-0,64

-13.297.350.769

-4,20

-981.900

0


-11.124.490.769

511,
9

-3,55

13.296.368.86
9

-99,9

4,20

11.010.357.503

3,25

2.427.743.687

0,77

0

-8.582.613.816

-77,9

-2,49


-2.427.743.687

-100

-0,7

117.509.228.147

34,73

133.260.491.89
1

42,06

133.260.491.89
1

41,82

15.751.263.744

13,4

7,33

0

0


-0,2

8. Quỹ dự phòng tài
chính

17.416.883.125

5,15

23.049.062.312

7,27

24.735.247.692

7,76

5.632.179.187

32,3
4

2,13

1.686.185.380

7,32

0,49


10. LNSTchưa phân
phối

47.662.344.953

14,09

21.695.763.970

6,85

10.889.715.594

3,42

-25.966.580.983

-54,4

-7,24

10.806.048.37
6

-49,8

-3,4

1. Vốn đầu tư của chủ

sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ
phần

6. Chênh lệch tỷ giá
hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát
triển

39,75

Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Đạt

25


×