Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sơ lược lịch sử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.24 KB, 3 trang )

Sơ lược lịch sử Việt Nam
Cách đây khoảng 4.000 năm, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã dựng nước Văn
Lang, ông tự xưng Vua- gọi là Hùng Vương, kinh đô đóng ở Phong Châu (Phú Thọ). Nước Văn Lang tồn tại
2.621 năm và truyền được 18 đời vua.
Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Thủ lĩnh bộ lạc Âu Việt (sinh sống chủ yếu ở Việt Bắc) đã sát
nhập với Văn Lang lập ra nước Âu Việt. Ông xưng Vua lấy hiệu An Dương Vương và dời đô từ Phong Châu về
Phong Khuê (Đông Anh - Hà Nội). Nước Âu Lạc tồn tại được 50 năm bị bọn phong kiến phương Bắc xâm lược
(quân Triệu Đà và sau đó là nhà Trần) và cai trị suốt 246 năm (207 trước Công Nguyên- 39), sử gọi là thời kỳ
Bắc thuộc lần thứ I.
Tháng 3 năm 40, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã phát động khởi nghĩa ở Mê Linh, nhân dân theo
Hai Bà rất đông. Trong thời gian ngắn đã đánh đuổi bọn cai trị đứng đầu là Tô Định. Đất nước được độc lập,
Trưng Trắc được suy tôn làm Vua (Trưng Vương). Sau nhà Hán cử Mã Viện sang xâm lược. Hai Bà bị thất bại
phải nhảy xuống sông Hát tự vẫn (5/43). Đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc cai trị suốt 501 năm (43544), sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ II. Trong thời kỳ này, năm 248, Bà Triệu quê ở Thanh Hóa đã nổi dậy
khởi nghĩa làm cho bọn đô hộ hoảng sợ phải tập trung lực lượng để đối phó; sau Bà chết ở núi Tùng, khởi nghĩa
thất bại.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí quê ở Thái Bình đã phát động khởi nghĩa, quét sạch được bọn phong kiến
phương Bắc đô hộ giành lại độc lập cho Tổ quốc. Năm 544 Ông tuyên bố dựng nước Vạn Xuân, lên ngôi hoàng
đế và tự xưng là Nam Đế, đóng đô ở Long Biên. Sau đó Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) tiếp tục xây dựng
nước Vạn Xuân.
Năm 603, phong kiến Phương Bắc (nhà Tùy) lại xâm lược và cai trị nước ta suốt 336 năm (603 - 939),
sử gọi là thời kỳ bắc thuộc lần thứ III.
Năm 938, Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Hà Tây) đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng. Với chiến thắng này đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn 1000 năm. Một
thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc bắt đầu. Năm 944, sau khi Ngô Quyền mất thì xảy ra loại 12 sứ quân. Đến
năm 968, Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư (Ninh Bình) dẹp được loạn 12 sứ quân thống nhất lại đất nước, lập ta triều
đại nhà Đinh, ông lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng chết, triều đình đã suy tôn thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua, lập ra
triều đại Tiền Lê. Trong thời kỳ này có cuộc kháng chiến chống quân phong kiến phương Bắc xâm lược (nhà
Tống) thắng lợi.
Năm 1009, sau khi Lê Long Đỉnh chết, triều đình đã suy tôn 1 võ tướng cao cấp là Lý Công Uẩn, người
làng Cổ Tháp (Hà Bắc) lên làm vua, lập ra triều đại nhà Lý. Năm 1010 Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La


và đổi tên là Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt. Nhà Lý tồn tại 215 năm (1010 - 1225), truyền được 9 đời vua.
Trong thời kỳ này, năm 1077 Lý Thường Kiệt đã đánh thắng quân Tống xâm lược Sông Cầu, nền độc lập nước
ta được giữ vững.
Năm 1226, do sự bố trí của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Trần Cảnh lên ngôi Hoàng Đế, lập ra triều đại nhà Trần. Nhà Trần tồn tại 175 năm (1226- 1400), truyền được 13
đời vua, vẫn cứ lấy tên nước là Đại Việt kinh đô là Thăng Long.
Thời Trần, nhân dân ta đã ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược: lần thứ nhất năm 1258,
lần thứ II năm 1285, lần thứ III năm 1287.


Từ cuối thế kỷ XIV, triều Trần suy vong, phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi. Trước tình
hình đó, Hồ Quý Ly - một quý tộc trong triều đã ép vua Trần nhường ngôi cho mình để lập ra triều Hồ. Hồ Quý
Ly, lên ngôi Hoàng đế - đặt tên nước là Đại Ngu (đóng đô ở Tây Đô - Thanh hóa). Sau đó bọn phong kiến
Phương Bắc (nhà Minh) lại kéo 20 vạn quân xâm lược nước ta. Hồ Qúy Ly bị bắt và bị giải về Trung Quốc. Nhân
dân ta không chịu khuất phục, năm 1416 đã theo Lê Lợi làm cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khởi nghĩa Lam Sơn
thắng lợi, Lê Lợi lập ra triều đại nhà Lê. Nhà Lê tồn tại 99 năm (1428- 1527), truyền được 11 đời vua, đặt tên
nước là Đại Việt, kinh đô là Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Đô.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung - một võ quan triều Lê đã cướp ngôi, lập ra triều nhà Mạc, nhưng nhiều
cựu thần nhà Lê không chịu thuần phục và nổi dậy khắp nơi. Năm 1533, Nguyễn Kim đã tìm dòng dõi nhà Lê tôn
lên làm Vua, lập ra nhà Hậu Lê. Nhà Hậu Lê tồn tại được 255 năm (1533 - 1789), truyền được 17 đời Vua.
Nhưng Vua chỉ bù nhìn, quyền hành trong tay Nguyễn Kim, khi Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay con rễ
là Trịnh Kiểm. Con trai của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã vào phía nam tập hợp lực lượng, đến năm 1627 thì
không thuần phục họ Trịnh nữa, vì vậy xảy ra cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Kết quả không tiêu diệt được
nhau, họ Trịnh - Nguyễn chia cắt đất nước thành hai miền, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Tình trạng này kéo dài
hàng trăm năm.
Năm 1771 ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đã phát động cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn. Năm 1783 tiêu diệt được tập đoàn họ Nguyễn ở đàng trong; năm 1788 lật đổ được tập đoàn họ Trịnh nhà
hậu Lê ở đàng ngoài. Đất nước trở lại thống nhất. Khi triều đại Tây Sơn mới thành lập, tháng 11 năm 1788 nhà
mãn Thanh đã sai Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi
Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức kéo quân thần tốc ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Ngày

30/01/1789 Quang Trung đã tiêu diệt quân địch ở Ngọc Hồi, Khương Thượng rồi tiến vào thành Thăng Long. Tôn
Sĩ Nghị hoảng hốt kéo quân ra sông Hồng, Khương Thượng rồi tiến vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng
hốt kéo quân ra Sông Hồng, tháo chạy thục mạng về nước. Cuộc xâm lược của Mãn Thanh bị đập tan. Triều đại
Tây Sơn tồn tại 14 năm, truyền được 13 đời vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huê).
Trong khi Quang Trung tiến hành xây dựng lại đất nước thì con cháu nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh đã
cầu viện nước Pháp chống lại nhà Tây Sơn. Đến năm 1802 thì lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra triều đại nhà
Nguyễn. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (1802- 1945), truyền 13 đời vua, đóng đô ở Phú Xuân nhưng đổi tên là
Huế, đặt tên nước là Việt Nam.
Ngày 1/9/1858 thực dân pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đến năm 1884 chúng chiếm xong nước ta. Ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nổi dậy đấu tranh, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám
thành công năm 1945, kết thúc hơn 80 năm nô lệ cho thực dân Pháp.
Ngày 02/9/1945 Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta lần nữa. Nhân dân Việt
Nam nghe theo tiếng gọi của Đảng và Bác Hồ kiên trì đấu tranh trong cuộc kháng chiến 9 năm (1945 - 1954), từ
ngày 18/3 đến 07/5/1954 quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn ở Điện Biên phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200
tên địch, bắt sống Tướng Đờ Cáttơri, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Genève về Đông Dương. Hòa bình
lập lại nhưng nước ta còn tạm thời chia cắt hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến. Nhân dân miền Nam kiên trì
đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Nhân dân miền Bắc đã đánh tan chiến tranh phá hoại
bằng không quân của đế quốc Mỹ. Tháng 3/1975, từ chiến thắng ở Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên đến các chiến
thắng ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, ngày 30/4/1975, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã chiếm dinh
Độc Lập, giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giành được thắng lợi cuối cùng, quét sạch
lũ cướp nước và bán nước ra khỏi bờ cõi, đất nước thống nhất.
Năm 1976, Quốc hội đã đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đang vững bước trên con đường đổi mới với mục tiên “ Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh”.





×