Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đóng trong container tại công ty TNHH xuất nhập khẩu kim hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.11 KB, 36 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1 LỜI MỞ ĐẦU
Theo xu hướng hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu
vực, Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới hoạt động kinh tế, đẩy mạnh việc
xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ tới rất nhiều nước trên thế giới. Như vậy,
giao nhận hàng hoá và dịch vụ sẽ là một phần rất quan trọng, là một mắt xích
không thể thiếu được khi nền kinh tế ngày càng phát triển.
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao vận
tải hàng hoá quốc tế đang là một yêu cầu cấp thiết đối với những cán bộ làm
công tác giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá. Trong ngành kinh tế vận
tải biển mà chúng em đang được học trong trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
thì giao nhận hàng hoá và dịch vụ cũng là bộ môn chuyên ngành vô cùng quan
trọng. Chính vì vậy, mỗi sinh viên luôn phải trang bị cho mình những kiến thức
cần thiết và không ngừng trau dồi những kiến thức thực tế và mới mẻ. Do đó mà
những đợt thực tập tại các công ty giao nhận vận tải là quan trọng để cho các
sinh viên bổ sung những kiến thức đã học trên ghế nhà trường.
Nhờ quá trình thực tập tại công ty TNHH Xuất nhập Khẩu Kim Hòa, em đã
phần nào hiểu hơn về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, có sự liên hệ giữa kiến
thức được thầy cô giảng dạy với khi bước chân vào lĩnh vực này. Em đã đúc kết
lại những gì mình tìm hiểu được qua bài báo cáo thực tập với đề tài: “Nghiệp vụ
giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đóng trong container tại công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Kim Hòa”.

1

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT


NHẬP KHẨU KIM HÒA
1. Khái quát chung về công ty

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU KIM HÒA
Địa chỉ: Số 16 ngách 57/88 đường Mễ Trì, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội


Tên giao dịch: KIM HOA IM-EX CO.,LTD



Mã số thuế: 0106015990



Giấy phép kinh doanh: 0106015990 - ngày cấp: 18/10/2012



Ngày hoạt động: 18/10/2012



Điện thoại: 0466592299 - Fax: (hide)



Giám đốc: VŨ THÚY HẠNH / VŨ THÚY HẠNH
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH


STT
1

Tên ngành
Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú


ngành
15110

2

Xây dựng nhà các loại

41000

3

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

4662

4

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

4933

5


Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

5229

6

Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng
chuyên doanh

47610

2

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7

Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa
hàng chuyên doanh

4771

8

Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong
các cửa hàng chuyên doanh


4772

9

Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

4773

10

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được
phân vào đâu

82990

11

May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

14100

12

Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

14200

13


Sản xuất bột giấy, giấy và bìa

17010

14

Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

4661

15

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4649

16

Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

4641

17

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

4210

18


Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

4511

19

Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)

45120

20

Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

4513

21

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

45200

22

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
khác

4530

23


Bán mô tô, xe máy

4541

24

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy

45420
3

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
25

Đại lý

46101

26

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động
vật sống

4620


27

Bán buôn gạo

46310

28

Bán buôn thực phẩm

4632

29

Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào
đâu

17090

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Kết quả hoạt động sản xuát kinh oanh của công ty năm 2015

4

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA

XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
XUẤT NHẬP KHẨU KIM HÒA
I. Tổng quan về công tác giao nhận
1

Khái niệm
Giao nhận là tập hợp các quá trình nghiệp vụ nhằm đưa hàng hóa từ tay

người sản xuất hay bán hàng và bàn giao hàng hóa đó cho người tiêu dùng hay
người mua hàng. Theo Luật thương mại Việt Nam thì “Dịch vụ giao nhận hàng
hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận
hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ
để giao hàng cho người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận
tải hoặc của người giao nhận khác”.
2

Vai trò lợi ích của dịch vụ giao nhận
Giao nhận đối với hàng hóa nội địa thì không phức tạp nhưng đối với Hàng

hóa XNK thì vô cùng quan trọng vì nó là toàn bộ khâu tổ chức thực hiện hợp
đồng thương mại từ việc đóng gói, phân loại, đánh kí mã hiệu, làm thủ tục để
xuất nhập khẩu hàng đến việc lưu kho, thuê phương tiện vận tải, chuyển tải, các
thủ tục bảo hiểm hàng hóa, nhập kho, khiếu nại...đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn cao, và nhiều kinh nghiệm. Sau đây ta đi sâu vào nghiên cứu công tác giao
nhận hàng hóa XNK. Nhờ người giao nhận các công ty XNK sẽ có lợi như sau:
a

Đối với người xuất khẩu
Giảm được nhân sự trong đơn vị đối với việc giao nhận hàng hóa không
thường xuyên.

Giảm thiểu được rủi ro đối với hàng hóa và tiết kiệm thời gian giao nhận
do chưa có kinh nghiệm.
5

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực hiện đúng thời hạn giao hàng như hợp đồng hoặc tín dụng thư (LC)
quy định. Tránh được bị phạt, không thanh toán hoặc hàng bị trả về do giao
hàng chậm.
Thực hiện được các việc chuyển tải (trans-shippment), quá cảnh (transit)
hàng hóa...tại nước thứ 3 được dễ dàng mà không cần phải có đại diện.
Tìm được người vận chuyển có uy tín, phục vụ tốt, giá cước hợp lí, có thiết
bị phù hợp với hàng hóa xuất khẩu của mình.
b

Đối với người nhập khẩu
Gảm nhân sự, tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm thời gian do chuẩn bị thủ tục,
tránh rủi ro cho hàng hóa. Chuẩn bị các chứng từ hợp lệ để rút hàng nhanh tránh
tiền lưu kho, lưu container... hoặc để khiếu nại, đòi bồi thường đối với các
trường hợp mất mát thiếu hụt.

3

Phạm vi hoạt động của công tác giao nhận

a


Thay mặt người gửi hàng

-

Chọn tuyến đường phương tiện vận tải phù hợp

-

Thuê chở hàng hóa đối với người chuyên chở đã chọn ( kí Booking note)

-

Tiếp nhận hàng hóa và cung cấp chứng từ như hợp đồng giao nhận, chứng nhận
vận chuyển vv..

-

Nghiên cứu các điều khoản quy định trong L/C và các quy định liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu để chuẩn bị các chứng từ cần thiết như xin giấy phép xuất
khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận an toàn vệ sinh môi trường,
Chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa...

-

Đóng gói phân loại hàng hóa và đưa đến nơi quy định để làm các thủ tục cần
thiết như kiểm dịch, giám định, khử trùng.
6

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Cân đo đong đếm hàng hóa

-

Lưu ý chủ hàng mua bảo hiểm cho lô hàng hoặc mua bảo hiểm nếu có yêu cầu.

-

Vận chuyển hàng tới của khẩu xuất và làm thủ tục Hải quan. Giao hàng cho
người chuyên chở.

-

Trả các loại cước phí, lệ phí, thuế (nếu có), kể cả cước vận chuyển nếu cước trả
trước (FREIGHT PREPAID).

-

Tiếp nhận vận đơn (B/L) từ người chuyên chở giao cho chủ hàng hoặc cấp vận
đơn của người Giao nhận cho chủ hàng (House Bill of lading).

-

Tổ chức chuyển tải hàng hóa nếu cần.


-

Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa qua đại diện của người vận tải hoặc đại
lí của mình tại nước ngoài để thông báo cho chủ hàng hoặc người nhận hàng.

-

Hỗ trợ khách hàng (nếu người Giao nhận là đại lí) hoặc trực tiếp khiếu nại với
người vận tải, bảo hiểm trong trường hợp mất mát hư hỏng hàng hóa trong quá
trình vận chuyển..

-

Thông báo cho người nhận hàng biết thời gian hàng đến và lập các chứng từ cần
thiết để thanh toán tiền bán hàng.

b

Thay mặt cho người nhận hàng
Giám sát việc di chuyển của hàng hóa, nhận và kiểm tra mọi chứng từ liên
quan đến việc di chuyển này
Nhận hàng từ người vận tải, trả cước vận tải nếu cần
Sắp xếp việc kê khai Hải quan, làm các thủ tục nhập khẩu, trả thuế, phí và
các lệ phí khác cho các đơn vị liên quan nếu có.

7

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Vận chuyển hàng hóa về kho chủ hàng, sắp xếp việc lưu kho quá cảnh hay
vận chuyển quá cảnh nếu cần.
Giao hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan cho ngườn nhận
Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành các thủ tục khiếu tố, đòi bồi thường đối
với việc mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc giao không đúng theo hợp đồng nếu
cần; hoặc giúp đỡ trông việc phân phối hàng nếu cần.
c

Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ trên tùy theo yêu cầu của khách hàng người giao nhận
còn làm các dịch vụ khác như dịch vụ gom hàng lẻ tại các trạm CFS (Container
Freight station). Dịch vụ liên quan đến hàng dự án (project cargoes), các dự án
chìa khóa trao tay (turkey Project) bao gồm cả việc tổ chức vận chuyển những
loại hàng hóa đặc biệt như hàng siêu trường, siêu trọng, cồng kềnh, hàng nguy
hiểm hay các dịch vụ liên quan đến hàng hóa Triển lãm, hàng tham dự hội chợ.
Nó đòi hỏi người giao nhận phải sẵn sàng cung cấp đầy đủ các phương tiện, thiết
bị vận chuyển phù hợp với đặc điểm, tính chất của các loại hàng hóa kể trên.

4

Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận

a

Cơ sở pháp lí về người giao nhận
Đối với nước theo luật thông thường (Common Law) hay tập quán.
Người giao nhận là đại lí của người ủy thác, tức là người gủi hay nhận hàng
trong việc sắp đặt vận chuyển hàng cho người ủy thác và người giao nhận tuân

theo các quy tắc truyền thống về đại lí như phải chăm sóc cẩn thận khi thực hiện
nhiệm cụ của mình, và phải trung thực với người ủy thác, phải tuân theo các chỉ
dẫn hợp lí của người ủy thác, và phải có khả năng tính toán toàn bộ việc giao
dịch.

8

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Khi hoạt động với tư cách đại lí (Agent), người giao nhận có quyền bảo vệ
các giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lí, nhưng nếu người đại
lí đảm nhận vai trò của người ủy thác và kí một hợp đồng đảm nhận trách nhiệm
với tên riêng của mình thì không được hưởng quyền lợi trên. Và lúc này người
giao nhận sẽ chịu trách nhiệm thực hiện thực hiện toàn bộ nghiệp vụ vận chuyển
bao gồm cả quá trình hàng hóa đang nằm trong tay người vận chuyển hoặc các
đại lý khác. Tuy nhiên trong thực tế vị trí thường thay đổi theo các loại hình dịch
vụ mà người giao nhận thực hiện. Ví dụ như khi người giao nhận làm dịch vụ
với chủ hàng thì là Đại lí nhưng khi gom hàng, cấp vận đơn của mình cho chủ
hàng thì

lại trở thành người ủy thác.

Đối với các nước theo dân luật (Civil Law)ở các nước này quy chế pháp lí,
quyền lợi và nghĩa vụ của người giao nhận thay đổi từ nước này qua nước khác,
theo quy tắc tổng quát người giao nhận ở các nước nói trên lấy danh nghĩa của
mình trong giao dịch thương mại và công ciệc của người ủy thác và đối với
người vận tải thì họ là người ủy thác. Tuy nhiên có sự khác biệt về trách nhiệm

vận chuyển của người giao nhận. Ví dụ ở Pháp, ngoài trách nhiệm về các hoạt
động giao nhận của mình còn có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng vận tải
đã kí về mặt này người giao nhận được coi như là người vận tải (Carrier)
b

Quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ của người giao nhận
B1) khi người giao nhận là người mua, người bán hàng hoặc Chủ
tàu(Liner Agent)
Khi người giao nhận làm đại lý thì quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm sẽ
được giới hạn trong phạm vi khuôn khổ hoạt động dịch vụ mà người đại lý ủy
thác, tức là chỉ được hưởng tiền hoa hồng hoặc tiền thỏa thuận theo hợp đồng
giao nhận...Lúc này người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những sai sót do
bản thân anh ta hay người làm công của anh ta gây ra trong các trường hợp sau:
-

Giao hàng không đúng theo chỉ dẫn
9

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Không mua bảo hiểm hàng hóa nếu đã có yêu cầu

-

Vận chuyển hàng hóa sai tuyến đường, sai địa điểm giao hàng theo quy định


-

Tái xuất những hàng hóa không phù hợp với những thủ tục nhập khẩu nhằm trốn
thuế hoặc trốn tránh trách nhiệm (hàng lậu, hàng cấm...)

-

Giao hàng không có vận đơn gốc (hoặc vận đơn không có kí hậu của ngân hàng
khi có quy định) Hoặc giao hàng không theo quy định của người chuyên chở.

-

Người giao nhận còn phải chịu sự khiếu nại từ người thứ ba về những sai sót của
mình gây ra như xếp lên phương tiện vận tải những hàng hóa có khuyết tật ẩn tỳ,
hàng nguy hiểm độc hại mà không thông báo cho người thứ ba biết...Hoặc
những trường hợp xảy ra cho hàng hóa trong quá trình mình đang quản lí (như
vận tải tuyến nội địa, tuyến ngắn, chuyển tải...)

-

Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những hành động sai sót do người
thứ ba gây ra (người vận tải, Đại lý phụ...) và những trường hợp chứng minh
được không phải do lỗi của mình.
B2) khi người giao nhận là người ủy thác (PRINCIPALS)
Khi nay người giao nhận chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ hoạt động
giao nhận, vận tải hàng hóa hoạt động dưới tên đã được đăng kí của mình, được
quyền thỏa thuận giá cả cho mọi hoạt động giao nhận, vận tải, được quyền cho
thuê tàu, chỉ định đại lý cho riêng mình chứ không phải chỉ nhận tiền hoa hồng
đại lý cho mỗi nghiệp vụ phát sinh. Ngoài những quyền hạn, nghĩa vụ và trách

nhiệm như trường hợp người giao nhận là đại lí thì còn phải chịu trách nhiệm
rộng hơn kể cả trách nhiệm đối với người thứ ba. Nếu như làm dịch vụ trọn gói
lúc này người giao nhận được điều chỉnh trách nhiệm bởi những quy định do
phòng thương mại và công nghiệp quốc tế quy định cho việc vận tải đa phương
thức và cũng có quyền được giới hạn trách nhiệm sang cho bên thứ 3 khi họ có
10

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
lỗi ngay cả việc có quyền cầm giữ hàng hóa theo luật Thương Mại, Hàng hải
quốc tế quy định để đảm bảo tiền cước, tiền bồi thường hoặc tiền phạt,...
c

Quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận theo luật thương mại Việt
Nam

o

Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

-

-Được hưởng tiền công và các thu nhập hợp lí khác

-

-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng (giữa người giao nhận và

khách hàng)

-

-Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của khách
hàng có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo
ngay cho khách hàng.

-

-Sau khi kí hợp đồng nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến không thực hiện toàn
bộ hoặc một phần các chỉ dẫn của khách hàng, phải thông báo ngay cho khách
hàng biết để chỉ dẫn thêm

-

Trong trường hợp nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể
thực hiện các nghĩa vụ với khách hàng, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình
trong thời gian hợp lý.

-

Có quyền cầm giữ số hàng nhất định và các chứng từ liên hệ đến hàng để đòi nợ
đã đến hạn của khách hàng và thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng

-

Sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày cầm giữ hàng hoặc liên quan đến hàng, nếu
khách không trả tiền nợ, người giao nhận có quyền định đoạt hàng hoặc chứng
từ đó theo pháp luật và phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. Mọi

chi phí cầm giữ và định đoạt đó do khách hàng chịu

11

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Người giao nhận được dùng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng để thanh
toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí liên quan số tiền còn lại
phải được chuyển trả cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, người giao nhận hết
trách nhiệm đối với hàng hóa và chứng từ đã được định đoạt

o

Trách nhiệm của người giao nhận

-

Trong mọi trường hợp trách nhiệm của người gioa nhận không vượt quá giá trị
của hàng hóa nếu không có sự thỏa thuận khác trong hợp đồng.

-

Không được miễn trách nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng
hoặc giao chậm hàng không phải là do lỗi của mình gây ra.


-

Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị của hàng hóa trên hóa đơn và các
khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. ( Nếu hóa đơn không ghi giá trị hàng hóa thì
tiền bồi thường được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời điểm mà
hàng hóa được giao cho khách hàng theo giá thị trường. Nếu không có giá thị
trường thì tính theo giá thông thường của hàng cùng loại và cùng chất lượng.

o

Không phải chịu trách nhiệm trong các trường hợp sau:

-

Người giao nhận không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời gian 14
ngày kể từ ngày giao hàng không tính ngày lễ chủ nhật.

-

Không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại trọng tài hoặc tòa
án trong thời hạn 9 tháng kể từ ngày giao hàng

-

Do lỗi của khách hàng hoặc do khách hàng ủy quyền

-

Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách ủy
quyền


-

Khách hàng đóng gói hàng không phù hợp

-

Do khuyết tật của hàng
12

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Do có đình công

-

Các trường hợp bất khả kháng

5

Mối liên hệ giữa người giao nhận với bên liên quan
Trong quá trình làm dịch vụ cho khách hàng ngoài mối liên hệ với khách
hàng, người giao nhận còn phải thường xuyên liên hệ với người thứ ba, đó là:

-


Cơ quan Hải quan để khai Hải quan

-

Cơ quan Cảng để làm thủ tục thông qua cảng

-

Ngân hàng Trung Ương để kiểm tra hối đoái

-

Lãnh sự quán để xin giấy phép lãnh sự hoặc Phòng thương mại và công nghiệp
để xin giấy phép xuất xứ

-

Các cơ quan kiểm soát mậu dịch XNK như Bộ thương mại, Bộ Kế hoạch đầu tư

-

Các cơ quan cấp giấy phép vận tải (Giao thông), Giấy phép xuất khẩu Văn hóa,
kiểm dịch, Phòng cháy chữa cháy...
II. Giới thiệu hoạt động hóa bằng giao nhận hàng container
Trong thập niên vừa qua nền kinh tế Việt Nam tang trưởng nhanh chóng
dẫn đến những dịch vụ trong ngoại thương cũng gia tăng. Trong đó ngành
nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu cũng đóng góp một phần quan trọng
trong sự phát triển của nền kinh tế.


13

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Khái niệm và lợi ích của vận tải container:
a. Khái niệm:
Container chở hàng, theo đúng định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
(ISO) là một thiết bị vận tải:
-

Có tính chất bền lâu, chắc chắn, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.

-

Được thiết kế đặc biệt để tạo thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa theo một
hay nhiều phương thức vận tải mà không phải chất xếp lại giữa chừng.

-

Dễ nhồi đầy và rút rỗng, có thể tích bên trong lớn hơn 1m 3. VD: cont 20’ là
33,18 m3, cont 40’ là 67,67 m3…
b. Lợi ích của vận tải container:



Đối với người có hàng:


-

Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm
ướt, nhiễm bẩn.

-

Tiết kiệm chi phí bao bì. Có nhiều loại hàng do vận chuyển bằng container bớt
được khá nhiều gỗ và carton dùng để đóng kiện.

-

Thời gian xếp dỡ hàng ở các cảng thấp, vòng quay tàu nhanh hơn, hàng luân
chuyển nhanh, đỡ tồn đọng, vận chuyển thuận lợi, thúc đẩy mua bán phát triển
hơn.



Đối với người chuyên chở:

-

Giảm thời gian xếp dỡ và chò đợi ở cảng, phương tiện vận tải quay vòng nhanh
hơn. Người ta đã tính toán trên một tuyến tàu định tuyến, nhờ sử dụng container,
chi phí xếp dỡ hạ từ 55% xuống 15% trong tổng chi phí kinh doanh.

-

Tận dụng được dung tích tàu do giảm những khoảng trống trên tàu.


-

Giảm trách nhiệm về khiếu nại tổn thất hàng hóa.



Đối với người giao nhận:
14

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Có điều kiện sử dụng container để làm dịch vụ thu gom hàng, chia lẻ hàng hóa
và thực hiện vận tải đa phương thức, đưa hàng từ cửa tới cửa.
-

Đỡ tranh chấp khiếu nại do tổn thất hàng hóa giảm bớt.

2. Các phương pháp gửi hàng bằng container:
a. Phương pháp gửi hàng nguyên container (FCL/FCL – Full container load)
FCL: là hàng xếp trong nguyên một container, người gửi hàng và người
nhận hàng chịu trách nhiệm xếp hàng và dỡ hàng ra khỏi container.
Khi người gửi hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đồng nhất chưa đủ
chứa đầy một hay nhiều container thì áp dụng phương pháp gửi hàng nguyên
container. Thông thường là hàng của một chủ.
Người gửi hàng yêu cầu người vận chuyển cung cấp vỏ container hoặc thuê

vỏ container mang về kho của mình đóng hàng, làm thủ tục hải quan và niêm
phong lại.
Sau đó đưa container đến giao cho người vận chuyển tại bãi container
(container yard – CY) của họ hoặc đưa đến bến cảng xếp hàng lên tàu theo chỉ
dẫn của họ.
Tiếp sau, hàng được chở đến cảng đích.Người vận chuyển đưa container về
bãi container (CY) của mình hoặc bãi cảng để giao cho người nhận hàng.Người
nhận hàng làm thủ tục hải quan và nhận hàng.
Như vậy, người chuyên chở chịu trách nhiệm từ khi nhận nguyên container
nguyên vẹn cho đến khi giao nguyên vẹn container.
b. Phương pháp gửi hàng lẻ bằng container (LCL/LCL – Less Than A
Container Load):
Phương pháp gửi hàng lẻ - LCL (Less than container Load) là những lô
hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng (người chuyên chở
hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng vào – ra
15

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ
hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng
(consolidator) sẽ tập hợp những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp,
phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo
quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan, bốc container từ bãi chứa cảng gửi
xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích và giao cho người nhận
hàng lẻ.

* Trách nhiệm của người gửi hàng.
- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao
cho người nhận hàng tại trạm đóng container (CFS – Container Freight Station)
của người gom hàng và chịu chi phí này.
- Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng
hóa, vận tải và quy chế thủ tục hải quan.
- Nhận vận đơn của người gom hàng (House Bill of Lading) và trả cước
hàng lẻ.
* Trách nhiệm người chuyên chở.
Người chuyên chở hàng lẻ có thể là người chuyên chở thực - tức là các
hãng tàu và cũng có thể là người đứng ra tổ chức việc chuyên chở nhưng không
có tàu.
+ Người chuyên chở thực:
Là người kinh doanh chuyên chở hàng hóa lẻ trên danh nghĩa người gom
hàng. Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ rnhư đã nói ở
trên, ký phát vận đơn thực (LCL/LCL) cho người gửi hàng, bốc container xuống
tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả

16

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở
cảng đi.
+ Người tổ chức chuyên chở hàng lẻ.
Là người đứng ra tổ chức chuyên chở hàng lẻ, thường do các công ty giao
nhận đứng ra kinh doanh trên danh nghĩa người gom hàng. Như vậy trên danh

nghĩa, họ chính là người chuyên chở chứ không phải là người đại lý (Agent).Họ
chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng lẻ tại cảng
gửi cho đến khi giao hàng xong tại cảng đích. Vận đơn người gom hàng (House
Bill of Lading). Nhưng họ không có phương tiện vận tải để tự kinh doanh
chuyên chở vì vậy người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế
để chở các lô hàng lẻ đã xếp trong container và niêm phong, kẹp chì.
Quan hệ giữa người gom hàng lúc này là quan hệ giữa người thuê tàu và
người chuyên chở.
Người chuyên chở thực bốc container lên tàu, ký phát vận đơn chủ cho
người gom hàng (Master Ocean of Bill Lading), vận đơn cảng đích, dỡ
container, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc đại diện của
người gom hàng ở cảng đích.
* Trách nhệm của người nhận hàng lẻ
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người
gom hàng để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS).
III.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển
1. Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container:
a. Vận đơn theo cách gửi hàng nguyên container:

17

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chứng từ này do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở
ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã được niêm

phong kẹp chì để chuyên chở.
Thông thường vận đơn này được ký phát trước khi container được xếp
lên tàu do đó thuộc dạng vận đơn nhận hàng để xếp (nếu thanh toán theo phương
thức L/C thường ngân hàng không chấp nhận thanh toán trừ khi trên L/C có ghi
“chấp nhận vận đơn nhận để xếp” (Received for B/L acceptable). Vì vậy, khi
container được bốc lên tàu, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác nên yêu
cầu người chuyên chở ghi chú thêm vận đơn: Ship on board và có ký xác nhận.
Lúc này vận đơn trở thành “vận đơn đã xếp hàng” (Shipped on board B/L) và
được ngân hàng chấp nhận làm chứng từ thanh toán.
b. Vận đơn theo cách gửi hàng lẻ:
Nếu người gửi hàng lẻ do người gom hàng đứng ra tổ chức nhận hàng và
chuyên chở thì sẽ có hai loại vận đơn được ký phát.
-

Vận đơn của người gom hàng hay người giao nhận (House B/L)
Người gom hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở sẽ ký phát cho chủ
hàng lẻ của mình.Trong vận đơn này cũng có đầy đủ thông tin chi tiết cần thiết
về người gửi hàng (người xuất khẩu), người nhận hàng (người nhập khẩu).
Người nhận hàng lẻ sẽ xuất trình vận đơn của người gom hàng lẻ cho người đại
diện hoặc đại lý của người gom hàng tại cảng đích để được nhận hàng. Vận đơn
người gom hàng có thể dùng trong thanh toán, mua bán và giao dịch. Song để
tránh trường hợp ngân hàng không chấp nhận vận đơn của người gom hàng là
chứng từ thanh toán, người xuất khẩu nên yêu cầu người nhập khẩu ghi trong
L/C “vận đơn người gom hàng được chấp nhận” (House B/L acceptable).

-

Vận đơn của người chuyên chở thực sự (Mater B/L)
Người chuyên chở thực sự sau khi nhận được container hàng hóa của người
gom hàng theo cách gửi hàng nguyên container. Trên vận đơn người gửi hàng là

18

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
người gom hàng, người nhận hàng là người đại diện hoặc đại lý của người gom
hàng tại cảng đích. Thông thường, người chuyên chở sẽ gửi cho chủ hàng hoặc
đại lý của chủ hàng bản Draft Bill (bản nháp) để các bên thống nhất hoàn toàn
các thông tin trên vận đơn thì lúc đó người chuyên chở mới cấp Mater B/L cho
chủ hàng hoặc đại diện của chủ hàng.
2. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển:
a. Đối với hàng xuất khẩu:


Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng:

Đây là hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các
nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để lại tại các kho riêng của mình chứ không
qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy
thác có thể giao trực tiếp cho tàu.Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với
hàng qua cảng.
-

Đưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành.

-

Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu.

Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tàu

xếp dỡ:
+ Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch…
+ Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu
+ Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
+ Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao
nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp
hàng lên tàu và ghi vào Tally sheet (phiếu kiểm kiện)
+ Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu (là
cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch.
19

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng
ký, đóng dấu.
+ Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định.
+ Thông báo cho người mua biết về việc giao hàng và phải mua bảo hiểm
cho hàng hóa (nếu cần).
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có).
Đối với hàng phải lưu kho bãi của cảng:



Đối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại
thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó tiến

hành giao hàng cho tàu.
• Giao
-

hàng XK cho cảng bao gồm các công việc:

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản
hàng hóa với cảng.

-

Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ:
+ Danh mục hàng hóa XK (cargo list)
+ Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (shipping order) nếu cần
+ Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)

-

Giao hàng vào kho, bãi cảng



Cảng giao hàng cho tàu:

-

Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải:
+ Làm các thủ tục lien quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm
(nếu có)…
+ Báo cho cảng ngày, giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR

+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng.
20

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Tổ chức và giao hàng cho tàu:
+ Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp
hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nêếu
cần.
+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân
cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng
giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong một
tàu, ghi vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả
vào Tally Sheet.Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm
kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền
phó (Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L).

-

Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên
giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ,
xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì
bộ chứng từ phải phù hợp với L/C và phải phù hợp với nhau, phải xuất trình

trong thời gian hiệu lực của L/C.

-

Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa
(nếu cần).

-

Thanh toán các chi phái cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển,
bảo quản, lưu kho…

-

Tính thưởng phạt xếp dỡ, nếu có.



Đối với hàng XK đóng trong container:



Nếu gửi hàng nguyên (FCL):
21

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào Booking note và
đưa cho đại diện hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục XK (cargo
list).

-

Sau khi đăng kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để
củ hàng mượn.

-

Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình.

-

Mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến
kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sauk hi đóng xong
nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container.

-

Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định, trước khi
hết thời hạn quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8
tiếng trước khi tàu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container để
chở.

-


Sau khi container đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn.



Nếu gửi hàng lẻ (LCL):

-

Chủ hàng gửi booking note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung
cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng XK. Sauk hi booking note
được chấp nhận, chủ hàng sẽ thỏa thuận với hãng tàu về ngầy, giờ, địa
điểm giao nhận hàng.

-

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến nơi giao cho
người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD quy định.

-

Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việc
đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng.
Sauk hi hải quan niêm phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt
thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.

-

Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chung chủ.
22


Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến.

b. Đối với hàng nhập khẩu:


Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng:

Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra
giao nhận trực tiếp với tàu.
-

Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tài đến vị trí hoa tiêu, chủ
hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
+ Bản lược khai hàng hóa (2 bản)
+ Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
+ Chi tiết hầm hàng (2 bản)
+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)

-

Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu.

-


Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình
nhận hàng như:
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách
nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt.
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)…

-

Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải
quan kiểm hóa. Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải mời hải
quan áp tải về kho.
23

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
-

Làm thủ tục hải quan

-

Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa



Đối với hàng phải lưu kho, bãi tại cảng:



Cảng nhận hàng từ tàu:

-

Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)

-

Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận
phải cùng lập)

-

Đưa hàng về kho, bãi cảng.



Cảng giao hàng cho các chủ hàng:

-

Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc,
giấy giới thiệu cơ quan, chứng minh thư nhân dân đến hãng tàu để nhận
lệnh giao hàng (D/O). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3

bản D/O cho người nhận hàng.

-

Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.

-

Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đóng
gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí
hàng, tại đây lưu 1 bản D/O.

-

Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận đẻ làm phiếu xuất
kho. Bộ phận này giữ 1 bản D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.

-

Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ:


Tờ khai hàng nhập khẩu



Giấy phép nhập khẩu




Bản kê chi tiết
24

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Lệnh giao hàng của người vận tải



Hợp đồng mua bán ngoại thương



Một bản chính và một bản sao vận đơn



Giấy chứng nhận xuất xứ



Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có




Hóa đơn thương mại

+ Hải quan kiểm tra chứng từ
+ Kiểm tra hàng hóa
+ Tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong
vòng 30 ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan.
-

Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang
ra khỏi cảng và chở về kho riêng.



Hàng nhập bằng container:



Nếu là hàng nguyên (FCL)

-

Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.

-

Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa (chủ hàng
có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan

nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).

-

Sauk hi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng
cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.

-

Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.


Nếu là hàng lẻ (LCL)
25

Họ và tên: Ngô Thị Kỳ Duyên– KTB53-DH2
MSV: 47162


×