Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện” và “phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo yếu tố” của doanh nghiệp vận chuyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.28 KB, 65 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- --------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, muốn tồn tại và
phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Nhưng hoạt động kinh
doanh luôn luôn có những sự biến đổi do những biến động về tình hình kinh tế chính
trị xã hội. Muốn kinh doanh có hiệu quả yêu cầu các doanh nghiệp phải thường
xuyên tiến hành phân tích các hoạt động phân tích kinh tế .
Phân tích kinh tế là một hệ thống liên quan đến nghiên cứu các mối quan hệ
phụ thuộc của các hoạt động kinh tế dựa trên các tài liệu nghiên cứu. Thông tin kinh
tế nhằm đánh giá đúng đắn, khách quan, tìm hiểu việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch của Nhà nước cũng như của công ty. Vạch rõ xu hướng phát triển và quy luật
phát triển của các hiện tượng kinh tế, những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng
từ đó đề ra các biện pháp quản lý tốt.
Thông qua việc phân tích và thường xuyên phân tích hoạt động kinh tế có tác
dụng nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, của xã hội, của công ty, thông qua việc
phân tích kinh tế thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa khuynh hướng cục bộ không
lành mạnh, phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, mở rộng sản xuất. Qua tài liệu
phân tích giúp công ty thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình mà chỉ đạo sản xuất
cũng như quản lí tài chính của xã hội được thực hiện một cách có hiệu quả. Chính vì
vậy phân tích kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo và lãnh đạo
kinh tế.

Bài thiết kế này nhằm “phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản
lượng theo các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện” và “phân tích
tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo yếu tố” của doanh nghiệp vận
chuyển.

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương


Lớp: KTB53-ĐH1

1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- --------------------------------------

PHẦN I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
I.Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế :
Phân tích hoạt động kinh tế có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp
nói chung, cá nhân những người lãnh đạo nói riêng. Nếu phân tích hoạt động kinh
tế được tiến hành 1 cách thường xuyên với chất lượng tốt thì sẽ giúp cho các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về các yếu tố sản xuất của doanh
nghiệp, về tổ chức quản lý điều hành sản xuất, về các điều kiện kinh tế xã hội liên
quan….
II.Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế :
Phân tích hoạt động kinh tế vừa là kim chỉ nam của các hoạt động, vừa là
thước đo đánh giá kết quả của các hành động, hoạt động ấy. Mục đích chung của
phân tích hoạt động kinh tế bao gồm :
- Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua các chỉ tiêu kinh tế.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng & tính toán ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích.
- Phân tích chi tiết các trọng tâm, trọng điểm để xác định tiềm năng của
doanh nghiệp về các vấn đề tổ chức, quản lý, điều hành, sử dụng các yếu tố của quá
trình sản xuất, các điều kiện sản xuất.
- Đề xuất các biện pháp về kỹ thuật tổ chức…. khai thác tốt nhất những

tiềm năng của doanh nghiệp để áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển sản
xuất, nâng cao hiệu quả, đảm bảo các lợi ích doanh nghiệp, nhà nước, người lao
động.

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

2


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------- Làm cơ sở cho kế hoạch chiến lược về phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai & các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho những kỳ kế tiếp.

III.Nguyên tắc phân tích :
-Phân tích bao giờ cũng phải bắt đầu từ việc phân tích chung, đánh giá chung
rồi mới đến phân tích chi tiết cụ thể.
-Phân tích phải đảm bảo tính khách quan.
-Phân tích phải đặt hiện tượng trong sự vận động không ngừng.
-Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, sâu sắc, triệt để.
-Phân tích phải đặt hiện tượng trong quá trình vận động luôn có mối quan hệ
mật thiết với các hiện tượng & quá trình khác.
-Phải linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp phân tích.
IV. Các phương pháp phân tích :
1. Nhóm phân tích phản ánh cách thức phân tích :
a) Phân tích chi tiết theo thời gian :
- Nội dung hay hình thái biểu hiện :
Theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích trong 1 thời kỳ dài nhất định sẽ được
chia nhỏ theo từng giai đoạn, từng thành phần thời gian nhỏ hơn.

- Cơ sở lý luận :
Trong quá trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
nhiều chỉ tiêu phản ánh điều kiện & kết quả sản xuất kinh doanh trong 1 thời kỳ dài
là được hình thành trên cơ sở tích luỹ về mặt lượng của các giai đoạn, các thời kỳ
ngắn hơn theo thời gian. …
- Mục đích :
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

3


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Đánh giá biến động của chỉ tiêu phân tích, của các thành phần thời gian.
Phân tích chi tiết các nhân tố nguyên nhân theo thời gian để thấy được những
nguyên nhân chủ yếu ở mỗi giai đoạn, tiềm năng của mỗi giai đoạn trong đó đặc
biệt là xác định tính mùa vụ của sản xuất.
Đề xuất các biện pháp phù hợp, khả thi cho mỗi giai đoạn theo hướng khai
thác tốt nhất những tiềm năng ở từng giai đoạn, phù hợp hơn với các điều kiện, quy
luật khách quan, tập chung nguồn lực sản xuất cho các giai đoạn được coi là tính
mùa vụ.
b) Phương pháp chi tiết theo không gian, bộ phận, chủng loại:
- Nội dung hay hình thái biểu hiện :
Theo phưong pháp này chỉ tiêu phân tích sẽ được chia nhỏ thành các bộ phận
khác theo không gian, lĩnh vực, chủng loại …
- Cơ sở lý luận :
Trong quá trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta
thấy có những chỉ tiêu là kết quả được tổng hợp bởi các thành phần nhỏ hơn theo
không gian, chủng loại…

- Mục đích :
Đánh giá biến động của chỉ tiêu phân tích theo từng bộ phận không gian.
Phân tích chi tiết các bộ phân không gian đẻ nhận thức về năng lực & tiềm
năng của từng bộ phận không gian, nhận thức về các kinh nghiệm sản xuất, về tính
hiệu quả của các quyết định quản lý…
Đề xuất các bộ phận theo hương khai thác tốt nhất các tiềm nâưng ở những bộ
phận không gian, phổ biến kinh nghiệm sản xuất cho toàn doanh nghiệp, nhân rộng
điển hình nâng cao tính hiệu quả của các quyết định quản lý đối với từng bộ phận
không gian.
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

4


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------c) Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành :
- Nội dung hay hình thái biểu hiện :
Chỉ tiêu phân tích được phản ánh bằng phương trình kinh tế có quan hệ phức
tạp với 2 hay nhiều hơn các nhân tố khác.
- Cơ sở lý luận :
Trong phương thức hoạt động kinh tế doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu kinh tế
được hình thành là do sự tác động qua lại, phức tạp giữa nhiều nhân tố khác.
- Mục đích:
Đánh giá biến động của chỉ tiêu phân tích, các nhân tố. Tính toán mức độ ảnh
hưởng cụ thể của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích.
Phân tích chi tiết các nhân tố qua đó để nhận thức về các nguyên nhân ảnh
hưởng & mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân chủ yếu đối với từng nhân tố cụ
thể.

Đề xuất các biện pháp cụ thể, phù hợp với từng nhân tố nhằm khai thác hiệu
quả nhất tiềm năng của từng nhân tố trong mối quan hệ qua lại, phức tạp giữa các
nhân tố.
2. Nhóm phương pháp phản ánh biến động của chỉ tiêu & các thành phần, bộ phận,
nhân tố :
a) Phương pháp so sánh tuyệt đối :
- Về mô hình :

∆A = A1 – A0
∆A : Chênh lệch của chỉ tiêu, nhân tố A
A1, A0 : Trị số của chỉ tiêu, nhân tố A ở kỳ nghiên cức, kỳ gốc.

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Phản ánh xu hướng & mức độ biến động của chỉ tiêu, của nhân tố. Mức độ
biến động tuyệt đối phản ánh trung thực, mộc mạc sự thực khách quan về biến động
của chỉ tiêu , nhân tố.
b) Phương pháp so sánh tương đối :
- Nhằm xác định xu hướng & tốc độ biên động của chỉ tiêu, nhân tố :
Mô hình :

A1

TA = A * 100 %

0

- Nhằm xác định mức độ biến động tương đối :
Mô hình :

δA = A1 – A0 * k

δA : Mức độ biến động tương đối của chỉ tiêu A
k : Chỉ số có liên quan theo hướng quyết định quy mô của A
3. Nhóm các phương pháp phản ánh, tính toán mức độ ảnh hưởng của các thành
phần, bộ phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích :
a) Phương pháp cân đối :
Mô hình :
X=a+b+c–d+e
X0 = a0 + b0 + c0 – d0 + e0
X1 = a1 + b1 + c1 – d1 + e1

∆X = X1 – X0 = ( a1 + b1 + c1 – d1 + e1 ) – ( a0 + b0 + c0 – d0 + e0 )

b) Phương pháp thay thế liên hoàn :
Mô hình :

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

-------------------------------------- --- -------------------------------------X = a *b * c
X0 = a0 * b0 * c0
X1 = a1 * b1 * c1

∆Xa = a1 * b0 * c0 – a0 * b0 * c0
∆Xb = a1 * b1 * c0 – a1 * b0 * c0
∆Xc = a1 * b1 * c1 – a1 * b1 * c0

c) Phương pháp số chênh lệch :
Dùng để xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu
phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ tích số, thương số hay tích số, thương số
két hợp với tổng số, hiệu số.
Biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố bằng một phương
trình kinh tế có chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố. Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối
của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính băng cách lấy chênh lệch của nhân
tố đó nhân với trị số kì nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị số kì gốc của
các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế.
Mô hình công thức:
Cho phương trình kinh tế với trật tự sắp xếp đúng:
X = a.b.c.d.e
Ta có: X0 = a0.b0.c0.d0.e0
X1 = a1.b1.c1.d1.e1
Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố được xác định như sau:
∆X a = (a1 − a 0 ).b0 .c0 .d 0 .e0
∆X b = (b1 − b0 ).a1 .c 0 .d 0 .e0
∆X c = (c1 − c 0 ).a1 .b1 .d 0 .e0

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1


7


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------∆X d = (d1 − d 0 ).a1 .b1 .c1 .e0
∆X e = (e1 − e0 ).a1 .b1 .c1 .d1

d) Phương pháp hệ thống chỉ số :
Mô hình :
X = a *b * c
X0 = a0 * b0 * c0
X1 = a1 * b1 * c1

∆Xa = a1 * b0 * c0 – a0 * b0 * c0
∆Xb = a1 * b1 * c0 – a1 * b0 * c0
∆Xc = a1 * b1 * c1 – a1 * b1 * c0

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

8


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- --------------------------------------

PHẦN II :
NỘI DUNG PHÂN TÍCH


Chương 1 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU
SẢN LƯỢNG THEO CÁC CHỈ TIÊU KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG PHƯƠNG TIỆN

Bài 1: Mục đích, ý nghĩa
a. Mục đích
- Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu sản lượng.
- Thông qua phân tích chỉ tiêu sản lượng để xác định tiềm năng của doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất. Từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm khai thác tốt
những tiềm năng đó.
- Là cơ sở cho những dự báo, dự đoán về sản xuất trong tương lai. Đồng thời làm
cơ sở cho việc hoạch định những chiến lược phát triển và cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch khác.
- Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển nhằm tìm ra nguyên nhân
gây biến động các trị số của các chỉ tiêu khai thác, sử dụng phương tiện. Từ đó
dẫn đến biến động chỉ tiêu sản lượng. Qua đó đề ra các biện pháp nhằm khai thác,
sử dụng có hiệu quả phương tiện vận chuyển.
b. Ý nghĩa
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

9


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Phân tích chỉ tiêu sản lượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phân

tích kinh tế của doanh nghiệp. Nó là một nội dung phân tích không thể thiếu khi phân
tích tình hình SX-KD của doanh nghiệp. Nếu phân tích đạt yêu cầu sẽ giúp doanh
nghiệp nhận thức đúng đắn về các phương án SX-KD, về việc đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật, về lao động... và về việc sử dụng hợp lý, hiệu quả các yếu tố của quá trình
sản xuất. Qua đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao kết
quả và hiệu quả sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản xuất. Trên cơ sở đó phát
triển lợi nhuận không ngừng cho doanh nghiệp.

Bài 2: Phương trình kinh tế & lập bảng tính các chỉ tiêu phân
tích
Phương trình kinh tế của Bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng
theo các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện:

∑ Ql = φ.T

cl

.ε vd .ε vh .VKT .δ .Dt .α

(T.hải lý)

Trong đó: ΣQl : tổng sản lượng luân chuyển trong kì (T. hải lý)

φ

: Số tàu có bình quân (chiếc)
Tcl: thời gian công lịch Tcl = 365 (ngày)

ε vd : hệ số vận doanh bình quân


ε vh

: hệ số vận hành bình quân

V KT

: tốc độ khai thác bình quân

δ

: hệ số lợi dụng quãng đường có hàng bình quân

Dt : trọng tải thực chở bình quân

α : hệ số lợi dụng trọng tải bình quân
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Bảng số liệu phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo các chỉ tiêu
khai thác và sử dụng phương tiện (ở trang bên).

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

11



ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- --------------------------------------

Bài 3 : Nhận xét chung qua bảng
Qua bảng ta thấy tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển biến động tăng: kỳ
gốc là 2.033.271.162 TKm, trong khi đó kỳ nghiên cứu là 2.573.878.416 TKm, bằng
126,60 % so với kỳ gốc. Chênh lệch giữa 2 kỳ là 540.607.254 TKm.
Thực chất của sự biến động này là do ảnh hưởng của các chỉ tiêu khai thác và
sử dụng phương tiện. Cụ thể:
Trọng tải thực chở bình quân biến động tăng nhiều nhất trong kỳ, kỳ nghiên
cứu là 8.640 , chênh lệch 849 so với kỳ gốc, tăng 10,10%. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng
nhiều nhất đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 260.043.790 TKm và ảnh hưởng tương
đối là 12,79 %.
Số tàu có bình quân biến động tăng, kỳ nghiên cứu có 11 tàu, tăng 1 tàu so với
kỳ gốc. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 203.327.116 Tkm
và ảnh hưởng tương đối là 10%.
Hệ số vận hành bình quân biến động tăng, kỳ nghiên cứu là 0,36, chênh lệch
0,01 so với kỳ gốc, tăng 2,86%. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt
đối là 6 3.151.010TKm và ảnh hưởng tương đối là 3,10%.
Tốc độ khai thác bình quân biến động tăng, kỳ nghiên cứu là 467, chênh lệch 16
so với kỳ gốc, tăng 3,55%. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối
là 80.654.062 TKm và ảnh hưởng tương đối là 3,10%
Hệ số lợi dụng quãng đường có hàng bình quân biến động tăng, kỳ nghiên cứu
là 0,74, chênh lệch 0,01 so với kỳ gốc, tăng 1,37%. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến
ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 32.247.814 TKm và ảnh hưởng tương đối là 1,59%.

Trong khi đó, Hệ số lợi dụng trọng tải bình quân biến động giảm nhiều nhất, kỳ

nghiên cứu là 0,71, chỉ bằng 97,26% so với kỳ gốc, chênh lệch giữa hai kỳ là -0,02.
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

12


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là -72.503.617 TKm và ảnh
hưởng tương đối là -3,57%.
Hệ số vận doanh bình quân biến động giảm trong kỳ, kỳ nghiên cứu là 0,84 ,
giảm 0,01 với kỳ gốc (bằng 98,82 % so với kỳ gốc). Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến
ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là -26.312.921 và ảnh hưởng tương đối là -1,29%.

Bài 4 : Phân tích
φ

1. Số tàu có bình quân trong kì ( )
Số tàu có bình quân trong kì là một chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp
vận chuyển, nó được xác định theo công thức sau:

φ=

∑φ .T
i

Tcl

coi


(chiếc)

Trong đó:
φi: số tàu có loại i (chiếc)
Tcó i:thời gian có mặt của tàu loại i (ngày)
Tcl: thời gian công lịch (ngày)

Số tàu có bình quân biến động tăng, kỳ nghiên cứu có 11 tàu, tăng 1 tàu so
với kỳ gốc. Chỉ có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 203.327.116 Tkm và
ảnh hưởng tương đối là 10 %.
Sự biến động tăng của chỉ tiêu này có thể là do các nguyên nhân sau:
1. Đầu tư mua thêm 1 tàu mới.
2. Nhận thêm tàu từ cấp trên
3 - Nguồn hàng nhiều và phong phú nên doanh nghiệp bổ sung tàu để đáp
ứng yêu cầu của vận chuyển.
4- Doanh nghiệp đầu tư mua tàu mới với mục đích trẻ hoá đội tàu
Nguyên nhân số (1): Đầu tư mua thêm 1 tàu mới.
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

13


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Trong kỳ doanh nghiệp có tàu cũ phải chuyển về khai thác nội địa và có 1 tàu
thanh lý nên doanh nghiệp mua thêm 1 tàu mới phục vụ quá trình kinh doanh. Khi
đưa tàu vào khai thác doanh nghiệp đã ký được hợp đồng vận chuyển mặt hàng mới
– kỳ trước do không có tàu phù hợp nên công ty không thể nhận vận chuyển. Mặt

hàng này có giá cước cao nên đã mang lại lợi nhuận lớn cho công ty, góp phần tăng
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên nhân này tác động làm tăng khối
lượng hàng hóa luân chuyển của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác
động tích cực.
- Biện pháp: Để hiệu quả kinh doanh lớn, doanh nghiệp cần phải đổi mới cơ
cấu đội tàu để bố trí tàu cho phù hợp với mặt hàng vận chuyển và tuyến khai thác.
Nguyên nhân số (2): Nhận thêm tàu từ cấp trên.
Để ngành vận tải biển trong nước phát triển mạnh mẽ, có sức cạnh tranh với
các công ty vận tải biển nước ngoài, trong kỳ này tổng công ty vận tải biển Việt Nam
đã cấp thêm tàu cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhằm cung cấp phương
tiện tốt, góp phần mở rộng qui mô của ngành vận tải biển trong nước. Và doanh
nghiệp cũng nhận được tàu từ cấp trên giao xuống. Vì vậy mà số phương tiện vận tải
của công ty tăng lên, góp phần nâng cao sản lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Nguyên nhân này tác động làm tăng khối lượng hàng hóa luân chuyển của
doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực.
Nguyên nhân số (3): Hiện nay, xu hướng của các nước là hội nhập toàn cầu. Hàng

hoá ngày một nhiều, mức sống của người dân tăng cao thì nhu cầu vận chuyển càng
tăng. Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn chào hàng hơn so với kì
gốc, hàng hoá cũng phong phú và đa chủng loại hơn. Doanh nghiệp đã nghiên cứu
rất kỹ tình hình nhu cầu thị trường và quyết định bổ sung thêm tàu cho đội tàu của
mình. Với con tàu mới, doanh nghiệp đã kí thêm được một số hợp đồng vận chuyển
có giá trị lớn, góp phần làm tăng sản lượng và doanh thu vận chuyển cho doanh
nghịêp. Đây là một nguyên nhân khách quan có tác động tích cực. Doanh nghiệp nên
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

14



ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------tổ chức khai thác tàu một cách hiệu quả, tích cực giảm thời gian tàu phải chạy rỗng
bằng cách điều tàu hợp lý, tận dụng cả trọng tải và dung tích chở hàng của tàu để đạt
được doanh thu tối đa. Ngoài ra doanh nghiệp phải tích cực chủ động tìm kiếm
nguồn hàng, giành quyền kí các hợp đồng vận chuyển, tránh tình trạng tàu nằm chờ
hàng làm tăng chi phí do tàu không hoạt động.
Nguyên nhân số (4): Tình trạng chung của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam

là sở hữu một đội tàu mà đa phần là tàu già. Doanh nghiệp mà ta đang tiến hành khảo
sát cũng không nằm ngoài số đó. Muốn tăng sức cạnh tranh và củng cố uy tín trên
thương trường, doanh nghiệp đã tiến hành nhiều công tác giúp làm trẻ hoá đội tàu
của mình như đưa tàu lên đà sửa chữa, cạo vỏ, thay thế một số máy móc thiết bị cũ,
năng suất thấp... đáng chú ý nhất là trong kì doanh nghiệp đã huy động vốn đầu tư để
mua thêm tàu mới, hiện đại hơn. Nhờ có sự tham gia vào khai thác của con tàu mới
này mà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, do tàu hiện đại nên giảm bớt
nguy cơ gặp sự cố, tốc độ khai thác đạt tối đa, rút ngắn thời gian tàu chạy mà mức
tiêu hao nhiên liệu lại thấp... Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan có tác động
tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Biện pháp ở đây là khai thác tàu
mới cũng như cũ một cách triệt để nhất về sức chở, công suất máy... đồng thì thực
hiện tốt công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị trên tàu, thực hiện bảo dưỡng và sửa
tàu định kì và thường xuyên để duy trì tình tạng kĩ thuật của tàu, đảm bảo tàu luôn ở
tình trạng tốt nhất. Có như vậy doanh nghiệp mới có được đội tàu mạnh có khả năng
cạnh tranh, đem lại kết quả kinh doanh cao. Ngược lại, doanh nghiệp cũng có cơ hội
để tăng quân số của đội tàu mình lên hơn nữa.

2. Hệ số vận doanh bình quân (

ε vd )


-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Hệ số vận doanh bình quân là tỉ số giữa thời gian khai thác và thời gian công
lịch, được tính theo công thức:

ε vd =

∑ D .T
∑ D .T
i

vdi

i

coi

Trong đó:
Di: Trọng tải của tàu i
Tvdi: thời gian vận doanh của tàu i: Tvd = Tcó - Tsc - Ttt - Tkhác (ngày)
Tsc,Ttt, Tkhác: thời gian sửa chữa, thời gian ngừng khai thác do
thời tiết và do nguyên nhân khác (ngày )
Hệ số vận doanh bình quân biến động giảm, kỳ nghiên cứu là 0,84, chênh lệch
-0,01 so với kỳ gốc, giảm 1,18%. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng

tuyệt đối là -26.312.921 TKm và ảnh hưởng tương đối là -1,29%.
Sự biến động giảm của chỉ tiêu này có thể là do các nguyên nhân sau:
1. Thời tiết không thuận lợi.
2. Ở kỳ gốc thị trường cước vận tải tăng.
3- Một số tàu vừa qua sửa chữa lớn tiếp tục vẫn chưa được đưa vào khai thác
làm giảm số chuyến đi.
4. Phát sinh thêm hạng mục sửa chữa.
Nguyên nhân số (1): Đọi tàu lâu được sửa chữa lớn , làm tăng ảnh hưởng thời
tiết. Đội tàu của công ty không thường xuyên được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Và
trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp có chuyển một số tàu cũ về hoạt động tuyến nội
địa. Cùng với đội ngũ thuyền viên có một số thành viên chưa có nhiều kinh nghiệm ,
đội tàu của doanh nghiệp chưa khai thác hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu, làm
tăng thời gian thời tiết ảnh hưởng. Do đó đã làm giảm thời gian khai thác, giảm hệ số
vận doanh và có tác động chưa tốt đến hiệu quả kinh doanh cho công ty. Nguyên
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

16


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------nhân này tác động làm giảm khối lượng hàng hóa luân chuyển của doanh nghiệp.
Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tiêu cực.
-Biện pháp: Muốn triệt tiêu loại thời gian không khai thác, tức là muốn tăng
thời gian khai thác thì doanh nghiệp phải có một đội tàu tốt: đội ngũ thuyền viên
giỏi, trang thiết bị tốt và hiện đại để đảm bảo khai thác trong điều kiện thời tiết xấu.
Đồng thời tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo chất lượng
phương tiện trong quá trình khai thác.
-


Nguyên nhân số (2):

Ở kỳ gốc có sự tăng về thị trường cước vận tải nên doanh nghiệp ít tiến hành
lên đà sửa chữa lớn một số tàu nên ở kỳ này thời gian sửa chữa tăng mạnh, nó
làm cho thời gian khai thác tàu giảm góp phần làm giảm trong việc thực hiện chỉ
tiêu tổng sản lượng, giảm doanh thu. Sự giao động này làm khả năng kinh doanh
của đội tàu tăng ở kỳ gốc, nếu trong tương lai mà có sự biến động tăng về cước
như vậy sẽ có ảnh hưởng tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của ngành nói
chung và của doanh nghiệp nói riêng. Có thể nói đây là nguyên nhân khách quan
có tác động tích cực đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguyên nhân số (3): Khi tàu hành hải trên các vùng biển thì không tránh khỏi các

sự cố hỏng hóc bất thường hoặc tai nạn đâm va gây tổn thất, thiệt hại cho tàu. Trong
kì gốc, một tàu của doanh nghiệp đã gặp sự cố làm cho tàu bị hỏng hóc nặng nề, phải
đưa về xưởng để sửa chữa. Do một số trục trặc với các bên cung ứng vật tư, máy
móc thiết bị, cùng với máy móc sửa chữa hiện đại, nên thời gian sửa chữa tàu mất lâu
hơn. Và vào đầu kì nghiên cứu, doanh nghiệp chưa đưa tàu đó trở lại khai thác. Vì
vậy, thời gian vận doanh của kì nghiên cứu giảm so với kì gốc, tạo điều kiện để tàu
giảm số chuyến đi trong kì, làm giảm khả năng vận chuyển của tàu, từ đó làm giảm
doanh thu vận chuyển. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tiêu cực đối với
doanh nghiệp. Do thời gian vận doanh phụ thuộc nhiều vào thời gian sửa chữa lớn
hay nhỏ, doanh nghiệp không chỉ trang bị tốt cho tàu mà còn phải trang bị tốt cho cả
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------các xưởng sửa chữa, để khi có tàu vào sửa chữa (sửa chữa lớn hay sửa chữa thường
xuyên) thì có thể tiến hành sửa chữa ngay, không phải chờ vật tư, máy móc, đồng
thời còn phải không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sửa chữa để họ
làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Một biện pháp nữa là giữ mối quan hệ tốt với các
nhà cung ứng vật tư thiết bị, để khi cần có thể huy động một cách dễ dàng, nhanh
chóng.
Nguyên nhân số (4): Hiện nay, xu hướng của các nước là hội nhập toàn cầu. Hàng

hoá ngày một nhiều, mức sống của người dân tăng cao thì nhu cầu vận chuyển càng
tăng. Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn chào hàng hơn so với kì gốc, hàng hoá
cũng phong phú và đa chủng loại hơn. Đội tàu của doanh nghiệp phải hoạt động hết
công suất trong một thời gian dài.Trong kì doanh nghiệp mới cho tàu đi sửa chữa lớn
nhưng do lâu ngày tàu chưa được sửa chữa lớn nên phát sinh một số hạng mục sửa
chữa so với dự định nên thời gian sửa chữa tàu tăng lên dẫn đến thời gian vận doanh
của kì nghiên cứu giảm so với kì gốc, tạo điều kiện để tàu giảm số chuyến đi trong
kì, làm giảm khả năng vận chuyển của tàu, từ đó làm giảm doanh thu vận chuyển.
Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp. Do thời
gian vận doanh phụ thuộc nhiều vào thời gian sửa chữa lớn hay nhỏ,
3. Hệ số vận hành bình quân (

ε vh

)

Mỗi con tàu khi đưa vào khai thác có 2 trạng thái: chạy hoặc đỗ, hệ số vận hành
bình quân nói lên tỉ lệ giữa thời gian chạy với thời gian khai thác (chạy và đỗ). Hệ số
vận hành được xác định theo công thức:

ε vh = ∑


Di .Tvhi

∑ D .T
i

vdi

Hệ số vận hành bình quân biến động tăng trong kỳ, kỳ nghiên cứu là 0,36,
chênh lệch 0,01 so với kỳ gốc, tăng 2,86%. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng nhiều nhất
đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 63.151.010 TKm và ảnh hưởng tương đối là 3,1 %.
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sự biến động tăng của chỉ tiêu này có thể là do các nguyên nhân sau:
1. Thời gian chờ đợi trong cảng giảm.
2. Doanh nghiệp thuê thêm thuyền viên mới có nhiều kinh nghiệm.
3. Quãng đường chạy rỗng tăng.
4. - Công tác của người môi giới và đại lí có hiệu quả cao, tàu mất ít thời gian
để chờ hàng, làm giảm thời gian đỗ phụ.
Nguyên nhân số (1): Thời gian chờ đợi trong Cảng giảm. Trong kỳ gốc, khi
tàu đến các cảng để xếp dỡ hàng thì thành phần thời gian chờ cầu bến, hoa tiêu rất
lớn. Do công tác và thủ tục hành chính ở các cảng này diễn ra phức tạp kéo dài đã
làm tăng thời gian tàu chờ hoa tiêu cũng như phải chờ cầu bến để vào xếp dỡ hàng…
Nhưng điều này đã được cải thiện rất nhiều trong kỳ nghiên cứu. Do nhà nước các

bên đã có các chính sách hỗ trợ, thêm vào nữa là các Cảng đến đã hiện đại hóa các
công tác và quy trình. Điều này đã làm cho thời gian chờ đợi trong cảng giảm., làm
tăng hệ số vận hành. Nguyên nhân này tác động làm tăng khối lượng hàng hóa luân
chuyển của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực.
Nguyên nhân số (2): Doanh nghiệp thuê thêm thuyền viên mới có nhiều kinh
nghiệm. Trong kì doanh nghiệp phải thuê thêm một đội ngũ thuyền viên để phục vụ
cho việc vận hành tàu vận chuyển mới. Trong số đó, có một số thuyền viên là những
người có tuổi nghề lâu năm, dạn dày kinh nghiệm. những điều đó khiến cho công tác
vận hành tàu gặp thuận lợi nên thời gian vận hành bình quân ở kì nghiên cứu tăng lên
so với kì gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đối với doanh
nghiệp.
-Biện pháp: là bố trí xem lẫn thuyền viên có thâm niên công tác cao này cùng
làm việc với đội ngũ thuyền viên trẻ. Như vậy vừa tận dụng được sức trẻ và sức khoẻ
của thuyền viên mới, vừa có cả sự hướng dẫn, giám sát họ thực hiện bởi những
thuyền viên có kinh nghiệm hơn. Qua đó đội ngũ trẻ tuổi vừa rèn luyện được ý thức
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

19


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------chấp hành kỉ luật trên tàu, vừa tích luỹ học hỏi được thêm kinh nghiệm để bổ sung
cho vốn kiến thức của mình.
Nguyên nhân số (3): Một số hợp đồng được ký kết có cảng xếp hàng xa với các tàu

cuả doanh nghiệp đang tự do, tàu phải chạy balat đến các cảng xa để lấy hàng, do đó
làm tăng đáng kể thời gian chạy của tàu, làm tăng lượng nhiên liệu hao phí, tác động
tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan

tiêu cực.
Nguyên nhân số (4):

Nguyên nhân tiếp theo là một số tàu mất ít thời gian cho công tác làm thủ tục ra
vào cảng xếp dỡ hàng hóa. Bất cứ tàu nào cũng phải làm thủ tục khi ra vào cảng, đặc
biệt là các cảng nước ngoài. Trong kì, doanh nghiệp chỉ có một số ít tàu là tàu chợ,
những tàu chợ này chạy trên các tuyến cố định qua các cảng nhất định, vì vậy công
đoạn làm thủ tục trong quá trình thực hiện chuyến đi được đơn giản hoá không phải
thực hiện. Còn phần lớn tàu của doanh nghiệp được khai thác theo hình thức tàu
chuyến, không hoạt động trên tuyến cố định nào cả, phải chủ động tìm kiếm nguồn
hàng. Những cảng mà các tàu này ghé vào xếp dỡ không phải là điểm đỗ xễp dỡ
thường xuyên, nên tàu vẫn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục ra vào cảng. Đại lý
được chỉ định làm tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, thời gian làm thủ tục giảm
xuống. Kết quả là thời gian vận hành tăng. Nó đồng nghĩa với việc là giảm thời gian
tàu đỗ không xếp dỡ trong kì, do đó rút ngắn thời gian chuyến đi, giảm chi phí đỗ
không làm hàng, tăng số chuyến và vì thế mà doanh thu tăng. Chi phí giảm trong khi
doanh thu tăng là lợi nhuận cũng tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan, mang tính tích
cực.

4. Tốc độ khai thác bình quân (

V KT

)

Tốc độ khai thác bình quân là tốc độ tàu thực hiện được trên một quãng đường
trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1


20


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- --------------------------------------

VKT =

∑ L .D
∑ D .T
ci
i

i

vhi

(Km/ngày)

Trong đó: Lci: quãng đường tàu chạy (Km)
Vận tốc khai thác bình quân biến động tăng trong kỳ, kỳ nghiên cứu là 467
km/ngày, bằng 103,55% so với kỳ gốc, chênh lệch giữa hai kỳ là 16 km/ngày. Chỉ
tiêu này có ảnh hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 80.654.062 TKm và ảnh
hưởng tương đối là 3,97%.
Sự biến động tăng của chỉ tiêu này có thể do các nguyên nhân sau:
1. Do rong rêu, hà bám ít vào vỏ tàu, làm tăng tốc độ tàu.
2. Doanh nghiệp mới bố sung thêm đội tàu mới nên có thể chạy với vận tốc
tối đa.
.3 - Điều kiện hải văn trên một số tuyến thuận lợi cho tàu hoạt động.


4. Tình trạng kĩ thuật của đội tàu tốt.
Nguyên nhân số (1): Do rong rêu, hà bám ít vào vỏ tàu. Trong năm nghiên
cứu, tàu thường khai thác ở vùng biển có độ mặn thấp hơn và lạnh, và thời gian đỗ
trong năm cũng ít hơn kỳ trước. Do đó lượng hà bám vào phần ngâm nước của vỏ tàu
giảm, làm giảm độ nhám của vỏ tàu, giảm sức cản và giảm trọng tải không cần thiết
cho tàu. Rong rêu, hà ít bám vào vỏ tàu làm giam ma sát đối với tàu, làm tăng tốc độ
khai thác tàu và ảnh hưởng tốt đến quá trình khai thác của doanh nghiệp. Đây là
nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
Nguyên nhân số (2): Tàu mới nên có thể chạy với vận tốc tối đa. Vào đầu năm
nay, doanh nghiệp mới đóng và mua thêm tàu mới để mở rộng quy mô sản xuất .
chính vì thế tốc độ bình quân của tàu tăng rõ rệt. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác
động tích cực đến doanh nghiệp.

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

21


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------Nguyên nhân số (3): Ta đã biết thời tiết là 1 yếu tố tự nhiên có tác động to lớn
đến việc thay đổi tốc độ của tàu thì điều kiện hải văn cũng vậy. Trong kì, doanh
nghiệp có chuyển 2 tàu sang hoạt động trên tuyến Đông Á. Ở vùng biển này chịu
ảnh hưởng của dòng hải lưu nóng chảy từ bờ biển châu Á lên phía Bắc rồi theo bờ
biển về châu Mĩ quay về xích đạo tạo thành một vòng kín và dòng hải lưu lạnh chảy
ngược từ Bắc Mĩ về phía Nam theo bờ biển châu Á. Dòng hải lưu này khonong ảnh
hưởng nhiều mà còn giúp thuyền xuôi gió lên tốc độ tàu nhanh Mặt khác vùng biển
này còn ảnh hưởng của chế độ nhật triều víới biên độ dao động 2m, sóng ở đây rất

yếu. Tàu thuyền hành hải trên vùng biển này thì tốc độ thương tăng . Tốc độ khai
thác tăng làm rút ngắn thời gian tàu chạy, giảm thời gian chuyến đi, tức là làm tăng
số chuyến trong kì. Mặt khác, điều kiện hành hải thuận lợi làm tàu không gặp phải
sự cố trên biển . Như vậy đây là yếu tố khách quan có tác động tích cực. Để tăng hơn
nữa bằng cách bồi dưỡng thêm năng lực khai thác và sử dụng phương tiện của sĩ
quan thuyền viên, đồng thời tiến hành sửa chữa và bảo dưỡng tàu thường xuyên để
tăng tính vững vàng cho tàu trước sức mạnh của tự nhiên.
Nguyên nhân số (4): Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, nhưng đối với những
tàu mới, tình trạng kĩ thuật tốt, máy móc thiết bị hiện đại luôn đạt được tốc độ khai
thác như mong muốn. Nên vấn đề trẻ hoá đội tàu đang được doanh nghiệp rất quan
tâm và coi trọng, nhưng việc thay đổi cơ cấu đội tàu không thể một sớm một chiều
có thể thực hiện được. Vì một con tàu mới dù trọng tải nhỏ cũng có giá trị lớn, để có
thể bổ sung, thay thế tàu mới và hiện đại đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và huy động
trong nhiều năm mới thực hiện được. Trong kì, dù doanh ngiệp có bổ sung tàu nhưng
cũng chỉ là loại tàu lớn. Qua thời gian, chất lượng đội tàu càng đạt được chỉ tiêu đề
ra nâng cao đầu tư trang bị và sửa chữa cho những tàu . Với chất lượng rất tố, doanh
nghiệp duy trì tốc độ khai thác bình quân như ở kì gốc. Tốc độ khai thác bình quân
tăng làm tăng thời gian tàu chạy trên biển, làm tăng số chuyến đi trong kì của đội tàu.
Như vậy, đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực. Để nâng cao hơn nũa,
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

22


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------doanh nghiệp cần tăng cường công tác bảo dưỡng cho tàu, trang bị lại những vật tư
máymóc cần thiết để tàu có thể vận hành với công suất cao hơn đạt tốc độ lớn hơn
nữa.


5. Hệ số lợi dụng quãng đường có hàng bình quân ( δ )
Hệ số lợi dụng quãng đường có hàng bình quân là tỉ số giữa số tấn trọng tải và
quãng đường tàu chạy có hàng và số tấn trọng tải quãng đường tàu chạy.

δ=∑

Di .Lhi

∑ D .L
i

i

Trong đó: Li: tổng quãng đường tàu chạy (Km)
Lhi: quãng đường tàu chạy có hàng (Km)
Hệ số lợi dụng quãng đường bình quân biến động tăng trong kỳ, kỳ nghiên cứu
là 0,74 , tăng 0,01 so với kỳ gốc (bằng 101,37% so với kỳ gốc). Chỉ tiêu này có ảnh
hưởng đến ΣQl, ảnh hưởng tuyệt đối là 32.247.814 TKm và ảnh hưởng tương đối là
1,59%.
Sự biến động tăng của chỉ tiêu này có thể do các nguyên nhân sau:
1- Nguồn hàng đều đặn và phong phú.
2- Một số tàu được đưa vào khai thác theo hình thức tàu chợ.
3- Doanh nghiệp có uy tín trên thị trường vận tải.
4- Khai thác triệt để nguồn hàng trên các tuyến.
Nguyên nhân số (1): - Nguồn hàng đều đặn và phong phú.
Nền kinh tế được phục hồi, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cộng thêm uy tín
của doanh nghiệp được củng cố khiến nguồn hàng khá ổn định. Trong kỳ doanh
nghiệp đã đóng mới và mua thêm nhiều tàu chuyên dụng, làm đa dạng hóa nguồn


-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

23


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------hàng vận chuyển. Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực làm tăng
nguồn hàng hóa vận chuyển.
Nguyên nhân số (2): - Một số tàu được đưa vào khai thác theo hình thức tàu
chợ.
Trong kì doanh nghiệp đó bổ sung tàu vào hoạt động và khai thác theo hình
thức tàu chợ, chủ yếu là tuyến trong nước và tuyến Việt nam - Đông Nam Á. Theo
hình thức khai thác này thì tàu luôn luôn sử dụng hết trọng tải và dung tích trên tất cả
các chuyến. Đó là lí do đó làm cho hệ số lợi dụng quãng đường có hàng tăng, góp
phần tăng về việc thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng. Hình thức này không chỉ tiết
kiệm được các chi phí phát sinh như: Chi phí thời gian tàu đỗ bến, chi phí thủ tục ở
cảng...Góp phần hạ giá thành vận chuyển, tăng doanh thu. Quyết định này của doanh
nghiệp là hoàn toàn hợp lí với xu thế hiện nay, và hình thức này thường vận chuyển
những loại hàng có giá trị tương đối lớn nên cước phí không những cao mà lại cũng
ổn định. Nguyên nhân này có ý nghĩa lớn trong việc tăng hiệu quả của sản xuất king
doanh. Vậy đây là nguyên nhân chủ quan mang tính chất tích cực. Vấn đề đặt ra là để
duy trì được tác dụng tích cực của nguyên nhân này thì doanh nghiệp cần phải chú
trọng đến chế độ phục vụ và chăm sóc hàng hóa vận chuyển của chủ hàng.Thêm vào
đó cần phải có những chế độ ưu đãi đối với khách hàng quen thuộc có như vậy mới
nâng cao được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tàu chợ. Đồng thời luôn luôn
kiểm tra tình trạng hoạt động của tàu trên tuyến chợ để đảm bảo mức độ an toàn cao
trong vận chuyển.
Nguyên nhân số (3): - Doanh nghiệp có uy tín trên thị trường vận tải.

Hiện nay có rất nhiều công ty tàu hoạt động cả tư nhân lẫn Nhà nước, họ cạnh
tranh nhau cả về giá cước lẫn chế độ phục vụ mục đích cũng là để giành lấy những
nguồn hàng có lợi. Trong kì, nhờ vào uy tín của doanh nghiệp mà nguồn hàng trở lên
phong phú, các hợp đồng mới thường xuất hiện nối tiếp ngay sau hợp đồng cũ và
cảng xếp của hợp đồng mới lại chính là cảng dỡ của hợp đồng cũ. Sự thuận lợi này
-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

24


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
-------------------------------------- --- -------------------------------------đó làm giảm đáng kể quãng đường chạy rỗng từ cảng tự do đến cảng xếp. Điều đó
chứng tỏ đội tàu của doanh nghiệp nhờ sự uy tín sẵn có mà nguồn hàng ngày càng
nhiều và được khai thác một cách triệt để, làm tăng hệ số lợi dụng quãng đường tàu
chạy có hàng, tăng tổng sản lượng vận chuyển, tăng doanh thu, tăng hiệu quả sản
xuất. Uy tín này có thể mất bất cứ lúc nào, chỉ cần doanh nghiệp có một chút sơ suất
nhỏ, nó phụ thuộc vào thị phần vận tải mà doanh nghiệp đó xây dựng từ lâu Đây là
nguyên nhân chủ quan có tác dụng tích cực đến chỉ tiêu ΣQL. Biện pháp là doanh
nghiệp vẫn phải luôn lấy chữ tín hàng đầu trong các mối quan hệ bằng cách luôn
thực hiện đúng các điều khoản đó được kí kết trong hợp đồng, có thưởng phạt
nghiêm minh đề cao ý thức thưởng phạt của các thủy thủ và thuyền viên trên tàu, làm
tốt công tác bảo quản và xếp dỡ hàng hóa.
Nguyên nhân số (4): - Khai thác triệt để nguồn hàng trên các tuyến.
Cán bộ phòng khai thác thương vụ có trình độ chuyên môn cao, bố trí tuyến hợp
lý và vận dụng khai thác tối đa đơn hàng. Tàu luân chuyển hàng hóa giữa nhiều cảng.
Khai thác đa chuyến nên đã làm tăng quãng đường tàu chạy có hàng so với kỳ gốc.
Đây là nguyên nhân mang tính chủ quan tích cực cho công ty.


6. Trọng tải thực chở bình quân (

Dt

)

Trọng tải thực chở của tàu là chỉ tiêu quan trọng trong các chỉ tiêu khai thác và
sử dụng phương tiện, được xác định bằng công thức:

Dt =

∑ D .T
∑φ .T
ti

i

coi

coi

(T)

Trọng tải thực chở bình quân biến động tăng nhiếu nhất trong kỳ, kỳ nghiên
cứu là 8640 (TTT/chiếc), 849 (TTT/chiếc) so với kỳ gốc (bằng 110,90% so với kỳ

-------------------------------------- --- -------------------------------------Sinh viên: Lê Thị Hương
Lớp: KTB53-ĐH1

25



×