Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

THỰC TRẠNG VÀ một số BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC tế của CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG hợp i VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.12 KB, 60 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
L/C : Tín dụng chứng từ
TTR: Trả tiền bằng điện
D/P : Nhờ thu giao chứng từ
D/A: Nhờ thu chấp nhận giao chứng từ


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC BẢNG
Lời mở đầu............................................................................................................................6
1.1.Giới thiệu về công ty........................................................................................................7
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................8
1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty. ...................................................................................9
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của từng bộ phận. .................................11
* Sơ đồ :Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.................................................................11
1.4 Tình hình nhân lực của công ty......................................................................................15
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty.......................................................................15
1.5 Tình hình vốn và tài sản của công ty..............................................................................16
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của công ty........................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM..................................20
2.1 Một số vấn đề về thanh toán quốc tế..............................................................................20
2.1.2: Phương tiện thanh toán quốc tế..................................................................................26
2.2 Thực trạng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Việt Nam...............................................................................................................................26
2.2.1 Tình hình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp I Việt Nam.............................................................................................................26
2.2.1.1 Các phương thức thanh toán được áp dụng tại doanh nghiệp .................................26


Bảng 5 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế ( 2011- 2013).........................29
B. Trong hoạt động nhập khẩu ............................................................................................33
Bảng 8: Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu tính theo
tỷ lệ % .................................................................................................................................33
2.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Việt Nam...............................................................................................................................35


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2. 2.2.1 Quy trình thanh toán đối với hàng xuất khẩu..........................................................35
2.2.2.2.Quy trình thanh toán đối với hàng nhập khẩu..........................................................41
2.3 Nhận xét và đánh giá thực trạng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam...........................................................................................46
2.3.1 Một số rủi ro mà công ty có thể gặp phải khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc
tế...........................................................................................................................................46
2.3.2 Nhận xét đánh giá ......................................................................................................50
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM.......................................................................52
3.1 Một số giải pháp đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam...........52
3.2 Một số kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan ...................................................57

Bảng 9: Đặc điểm các điều khoản thanh toán xí nghiệp 55


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Lời mở đầu............................................................................................................................6

1.1.Giới thiệu về công ty........................................................................................................7
1.2.Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................8
1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty. ...................................................................................9
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của từng bộ phận. .................................11
* Sơ đồ :Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.................................................................11
1.4 Tình hình nhân lực của công ty......................................................................................15
Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty.......................................................................15
1.5 Tình hình vốn và tài sản của công ty..............................................................................16
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của công ty........................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM..................................20
2.1 Một số vấn đề về thanh toán quốc tế..............................................................................20
2.1.2: Phương tiện thanh toán quốc tế..................................................................................26
2.2 Thực trạng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Việt Nam...............................................................................................................................26
2.2.1 Tình hình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp I Việt Nam.............................................................................................................26
2.2.1.1 Các phương thức thanh toán được áp dụng tại doanh nghiệp .................................26
Bảng 5 : Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế ( 2011- 2013).........................29
B. Trong hoạt động nhập khẩu ............................................................................................33
Bảng 8: Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu tính theo
tỷ lệ % .................................................................................................................................33
2.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Việt Nam...............................................................................................................................35


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2. 2.2.1 Quy trình thanh toán đối với hàng xuất khẩu..........................................................35
2.2.2.2.Quy trình thanh toán đối với hàng nhập khẩu..........................................................41

2.3 Nhận xét và đánh giá thực trạng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam...........................................................................................46
2.3.1 Một số rủi ro mà công ty có thể gặp phải khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc
tế...........................................................................................................................................46
2.3.2 Nhận xét đánh giá ......................................................................................................50
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM.......................................................................52
3.1 Một số giải pháp đối với công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam...........52
3.2 Một số kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan ...................................................57


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Lời mở đầu
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia đều cần đến nhau để cùng
phát triển, không thể tồn tại một nền kinh tế “tự cung, tự cấp” trong một xã hội phát
triển. Chính vì thế hoạt động ngoại thương giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển
của một đất nước.
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một điều kiện
rất thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, kích thích tăng
trưởng kinh tế quốc dân. Nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
xuất khẩu kinh doanh mở rộng thị trường.
Nhà nước đưa ra ngày càng nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu, đây
là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo, hoạt động
kinh doanh có lãi, nếu sẽ bị chính cơ chế thị trường hất ngã. Làm thế nào để hoạt

động kinh doanh có hiệu quả nhất luôn được doanh nghiệp đặt ra để
không ngừng phát triển. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam cũng đang đứng trước
các cơ hội và thách thức. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã nghiên cứu, tìm
hiểu thực tế tại công ty và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp với Chuyên đề : “THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP
I VIỆT NAM ”


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM.
1.1.Giới thiệu về công ty.
• Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng
hợp I Việt Nam.


Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: THE VIETNAM NATIONAL

GENERAL EXPORT - IMPORT JOINT STOCK COMPANY NO.1.


Tên công ty viết tắt: GENERALEXIM.,JSC.



Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011968 do Sở Kế hoạch và


Đầu tư Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 05 năm 2006.


Vốn điều lệ: 1.800.000.000 đồng.



Địa chỉ chi nhánh: Số 57 Điện Biên Phủ, quận Ngô Quyền, Thành phố Hải

Phòng, Việt Nam.


Địa chỉ trụ sở chính: Số 46 phố Ngô Quyền, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm,

Hà Nội.


Điện thoại: 031.3745835



Fax: (031) 3745927



Email:



Website: http//www.generalexim.com.vn




Người đại diện theo pháp luật công ty.

Họ và tên: Nguyễn Phạm Thiên Hương– Giám đốc.
Năm sinh: 27/12/1959.
Số CMND: 031335633


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển.
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam - tên giao dịch
GENERALEXIM, tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ tháng 12
năm 1981 theo Quyết định số 1356/TCCB. Với tên gọi ban đầu là Công ty Xuất
nhập khẩu Tổng hợp I, trực thuộc Bộ Ngoại thương, sau được thành lập lại theo
Luật Doanh nghiệp bằng Quyết định số 340 TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ
Thương mại.
- Theo Quyết định 858/TM-TCCB của Bộ Thương mại ngày 28/07/1993
Công ty Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu – Hà Nội hợp nhất vào Công ty
Xuất nhập khẩu Tổng hợp I.
- Tiếp theo đó, Bộ Thương mại có Quyết định số 918 TM/TCCB ngày
18/08/1993 và Quyết định số 955 BTM/TCCB ngày 27/08/1993 hợp nhất và đổi tên
chi nhánh Công ty Phát triển Sản xuất và Xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng thành Chi
nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I tại Đà Nẵng.
- Quyết định 972 BTM/TCCB ngày 30/08/1993 sáp nhập Xí nghiệp Sản xuất
chế biến hàng xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Công ty Phát triển Sản
xuất và Xuất nhập khẩu – Hà Nội vào Công ty XUẤT NHẬP KHẨUTổng hợp I và
đổi tên thành Chi nhánh Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I tại thành phố Hồ Chí

Minh.
- Tháng 05/2006 theo Quyết định số 3014/QĐ – BTM ngày 06/12/2006 và số
0417/QĐ – BTM ngày 02/03/2006 của Bộ Thương mại, Công ty chính thức chuyển
đổi thành Công ty cổ phần với hoạt động năng động, kinh doanh đa ngành nghề,
trong đó XUẤT NHẬP KHẨUchiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng
năm. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam đã có bước tiến vượt
bậc, thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức có uy tín tham gia đầu tư vốn như:
VinaCapital, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Công ty Chứng khoán Bảo
Việt…


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.


Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

- Kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp
phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến trong nước và nhập khẩu, các sản
phẩm dệt may;
- Kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây
dựng, hoá chất, phương tiện vận tải;
- Kinh doanh thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy hải sản, hóa chất và
giống phục vụ nuôi trồng thủy sản, cây giống phục vụ nông nghiệp, phân bón, trang
thiết bị y tế, dụng cụ dùng trong ngành y – dược;
- Kinh doanh thiết bị văn phòng, tạp phẩm, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ gia dụng,
điện máy, điện tử, điện lạnh, rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh
quán bar);
- Sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp; các mặt hàng dệt, may, đồ chơi, đồ gỗ, xe

máy, điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, nông, lâm, thủy hải sản;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở và văn phòng, cho thuê văn phòng, căn hộ,
kho, bãi, nhà xưởng, phương tiện vận tải, nâng xếp, bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ: chuyển khẩu, quá cảnh, khai thuê hải quan, giao nhận hàng hóa, vận
chuyển khách, vận tải hàng hóa;
- Kinh doanh bánh, kẹo, phụ tùng và thiết bị viễn thông (máy tổng đài và điện thoại
các loại), camera;
- Kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia
cầm;
- Kinh doanh các mặt hàng đường, sữa;
- Kinh doanh thiết bị điện tử, tin học.
- Bán buôn thực phẩm.Chi tiết: Bán buôn dầu, mỡ động thực vật.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Giao dịch và tiếp thị hàng Nông sản xuất khẩu.
* Chức năng nhiệm vụ của công ty.
- Là một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Bộ Thương mại trước
đây, kể từ giai đoạn sau cổ phần hóa (tháng 5/2006), Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Tổng hợp I Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc.
- Công ty đã đạt được vị thế đáng khích lệ trên thị trường xuất khẩu: mặt hàng cà
phê, hạt điều và hạt tiêu của Công ty nằm trong top 10 các doanh nghiệp dẫn đầu về
quy mô xuất khẩu lớn.
- Generalexim đã vinh dự xếp hạng 261 trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam và xếp hạng 41 trong Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam.Trong hoạt động kinh doanh công ty có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hoạt động Thương mại xuất nhập khẩu, bao gồm: sản xuất, xuất nhập khẩu và
dịch vụ, các mặt hàng đăng ký kinh doanh, trong đó lấy xuất nhập khẩu là hoạt
động chủ đạo.

- Đầu tư tài chính với nhiều hình thức như tham gia góp vốn và điều hành doanh
nghiệp khác, tham gia đấu giá IPO và/hoặc mua bán chứng khoán do Nhà nước,
doanh nghiệp khác phát hành, mua bán doanh nghiệp...
- Bất động sản: đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở và văn phòng và phát triển các
dịch vụ có liên quan đến bất động sản.
Là một công ty chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa, vì thế công ty không cần
quá nhiều nhân sự nhưng tất cả được liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi người được
phân bổ một nhiệm vụ rõ ràng cụ thể, kết nối công việc của từng người thành một
công việc. Hoạt động từng thành viên ở công ty đều được chỉ dẫn và giám sát của
giám đốc với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản mà hoạt động rất hiệu quả.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng của từng bộ phận.

* Sơ đồ :Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI

PHÓ GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

CHÍNH


KINH DOANH

PHÒNG QUẢN LÝ

PHÒNG TÀI

PHÒNG TỔ CHỨC

PHÒNG KINH

KỸ THUẬT

CHÍNH KẾ TOÁN

HÀNH CHÍNH

DOANH VẬN TẢI

PHÂN XƯỞNG

PHÒNG THƯƠNG

SỬA CHỮA

MẠI

* Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của công ty:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


*Ban giám đốc:
TT

Phòng

CHỨC VỤ

SỐ LƯỢNG

TRÌNH ĐỘ

1

Ban giám đốc

Giám đốc

01

ĐH

2

Ban giám đốc

Phó giám đốc

02


ĐH
Nguồn : Phòng nhân sự

Ban Giám đốc của Công ty bao gồm ba (03) người: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám
đốc. Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày
của Công ty. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
•Quản lý và điều hành các hoạt động, các công việc hàng ngày của Công ty thuộc
thẩm quyền của Giám đốc theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
•Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty;
•Ký kết và tổ chức thực hiện các Hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng
khác có giá trị nhỏ hơn 10% tổng số vốn điều lệ của Công ty;
•Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng người lao động theo quy định của Hội
đồng quản trị, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và nhu cầu sản xuất
kinh doanh của Công ty. Quyết định mức lương, phụ cấp (nếu có) cho người lao
động trong Công ty;
•Đại diện Công ty trước pháp luật, đại diện Công ty trong các tranh chấp có liên
quan đến Công ty;
•Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
Các phó giám đốc hỗ trợ công việc cho giám đốc giải quyết các vấn đề chủ yếu
trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách các phòng ban, phân xưởng có liên quan.
*Phó giám đốc kỹ thuật:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tổ chức, điều hành, quản lý về mặt kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy
móc, phương tiện thuộc quyền quản lý của công ty, đồng thời chỉ đạo thực hiện mọi
biện pháp để nâmg cao hiệu suất sử dụng thiết bị, máy móc, tiết kiệm nuyên vật
liệu.

- Giải quyết những khó khăn, bất trắc về kỹ thuật hàng ngày.
- Nghiên cứu thiết bị máy móc, cải tiến ký thuật, công nghệ, không ngừng nâng cao
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ đạo và kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn
thành tốt kế hoạch sản xuất.
- Bảo đảm sản phẩm sản xuất ra đúng qui cách, đúng tiêu chuẩn, và chất lượng tốt.
*Phó giám đốc nội chính:
Tham mưu cho giám đốc các vấn đề nội chính và phụ trách phòng tài chính kế
toán, phòng tổ chức hành chính.
*Phó giám đốc kinh doanh:
Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kinh doanh và phụ trách phòng kinh doanh
vận tải, phòng thương mại.
*Phòng quản lý kỹ thuật:
Khi nhận được đơn hàng của khách hàng, phòng kỹ thuật có trách nhiệm dựa
trên những chỉ dẫn của khách hàng để thực hiện. Sau đó gửi cho khách hàng để
kiểm tra. Khi nhận được mail đồng ý của khách hàng thì phòng kỹ thuật sẽ lập
thành quy trình sản xuất để triển khai đồng bộ .
*Phân xưởng sửa chữa:
Khắc phục nhanh chóng các sự cố về máy móc, thiết bị, gia công các hạng mục
công việc khác phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
*Phòng tài chính kế toán:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TT

Phòng

Chức vụ


Số lượng

Trình độ

1

Tài chính kế toán

Trưởng phòng

01

ĐH

2

Tài chính kế toán

Nhân viên

04

1 ĐH , 3 CĐ
Nguồn : Phòng nhân sự

-

Thực hiện công tác kế toán tài chính đối với hoạt động kinh doanh của công ty


và kế toán tài chính văn phòng công ty.
-

Tổ chức công tác kế toán và tài chính doanh nghiệp, với chức năng phân phối và

tổ chức luân chuyển vốn.
-

Xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động cân đối vốn phục vụ có hiệu qủa cho

sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
-

Tổ chức hoạt động phân tích tài chính kinh tế.

-

Tổ chức kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra quyết toán và kiểm tra việc sử dụng

vốn và tài sản trong công ty.
-

Theo dõi, quản lý đề xuất biện pháp quản lý vốn của công ty tới các doanh

nghiệp khác có vốn góp của công ty.
- Thẩm định việc bảo lãnh của công ty cho các đơn vị thành viên khi có nhu cầu.
-

Thực hiện các công việc do lãnh đạo công ty giao phó.


-

Thống kê, làm báo cáo thuế, nộp nghĩa vụ ngân sách nhà nước.
*Phòng tổ chức hành chính:
Chịu trách nhiệm đối với công việc hành chính văn phòng và soạn thảo

công văn, hợp đồng, tài liệu, văn bản cũng như các chương trình cần thiết.
*Phòng kinh doanh vận tải:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Lên kế hoach kinh doanh, trợ giúp phó giám đốc trong việc hoạch định
nguồn vốn, lên kế hoạch tiếp cận thị trường, mở rông thị trường, quản lý hệ thông
vận tải của công ty.
*Phòng thương mại:
Thực hiện các công tác tiếp thị, lập hồ sơ,… Quản lý thực hiện các hợp
đồng kinh tế của công ty. Tổng kết tình hình sản suất kinh doanh của công ty.
- Khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đơn hàng, khách hàng.
- Thực hiện các thủ tục để ký kết hợp đồng.
- Hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu.
- Công tác Marketing, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, các đại lý, hội
chợ.
1.4 Tình hình nhân lực của công ty
Nhân tố con người là nhân tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, do đó, Công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản
xuất kinh doanh. Vì vậy, trong những năm qua, Công ty đã không ngừng chú trọng
tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.Điều này có thể
thấy qua bảng sau:

Tổng số lao động Công ty là 156 người, trong đó

Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động của công ty
Phân loại lao động

Số lượng

Tỷ lệ(%)

1. Trình độ đại học trở lên 81

51.92

2. Trình độ cao đẳng

50

32.05

3. Trình độ trung cấp

25

16.03

Tổng cộng

156

100



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nguồn : Phòng nhân sự

Nhận xét: nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động của công ty ngày càng
tăng qua các năm từ đó cho thấy yêu cầu đáp ứng nhân sự có trình độ cao của công
ty ngày càng gia tăng, điều này chứng tỏ công tác tuyển dụng của công ty ngày càng
được chú trọng. Qua đó ta thấy rằng đây cũng là cách đổi mới nhằm nâng xao chất
lượng quản lý của công ty vì do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu cho nên đòi hỏi nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn và phải có
trình độ ngoại ngữ để phù hợp với xu thế chung của ngành và phù hợp với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệpxuất nhập khẩu
1.5 Tình hình vốn và tài sản của công ty
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam là công ty tư nhân
lên nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn tự có và vốn vay. Do là doanh nghiệp tư
nhân cho nên công ty luôn chủ động lập ra kết hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
để có phương án huy động vốn một cách thích hợp tránh lãng phí. .Bảng cân đối kế
toán là một bảng báo cáo tổng hợp. Nó mô tả tình hình tài chính của một doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, được lập trên những thứ mà doanh nghiệp có
(tài sản) và những thứ mà doanh nghiệp nợ (nguồn vốn), dựa trên nguyên tắc cân


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

đối tài sản bằng nguồn vốn . Đây là một báo cáo đặc biệt quan trọng đối với người
sở hữu và cũng như nguời có sở hữu kinh doanh. Từ báo cáo tài chính của công ty
trong ba năm gần đây ta có bảng sau


Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của công ty
NĂM
2010

NĂM
2011

NĂM
2012

NĂM
2013

So sánh
2011/201
0

So sánh
2012/201
1

So sánh
2013/201
2

1.TÀI
SẢN

3958,
9


3834,
5

3756,
5

3627

103%

98%

97%

1.1 Tài
sản ngắn
hạn

2074,
3

2357,
2

2450,
8

2353,
4


88%

104%

96%

1.2 Tài
sản dài
hạn

1884,
6

1477,
3

1305,
7

1273,
6

128%

88%

98%

2.NGUỒ

N VỐN

3958,
9

3834,
5

3756,
5

3627

103%

98%

97%

496,2

334,1

218,9

260

149%

66%


119%

3642,
7

3490,
3

3537,
6

3367

104%

101%

95%

2.1 Nợ
phải trả
2.2 Vốn
chủ sở
hữu

Đơn vị tính : triệu đồng

(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Việt Nam)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty các năm qua có xu hướng
giảm nhẹ từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay từ bên ngoài điều này chứng tỏ công
ty đang có kế hoạch sử dụng nguồn vốn khá hiệu quả trong kinh doanh phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh
1. 6 Mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I là doanh nghiệp có quy mô thị
trường tương đối lớn, kinh doanh xuất nhập khẩu một danh mục hàng hóa phong
phú và đa dạng. Công ty luôn tìm hiểu thị hiếu của từng thị trường từ đó phát triển
loại mặt hàng sao phù hợp với từng thị trường. Nhưng công ty có thế mạnh về hàng
nông lâm thủy sản, sản phẩm công nghiệp và gia công hàng xuất khẩu, vì thế trong
thời gian qua công ty luôn phát huy lợi thế của mình về mặt hàng này sang các thị
trường lớn ở Châu Á, Châu Âu và thị trường EU…
Hàng nông lâm hải sản bao gồm cà phê, gạo, chè, hoa hồi, quế, tiêu, thanh
long, nước ép trái cây, bột sắn, mây tre, gỗ thông, tơ tằm, …. Trong đó ba mặt hàng
chủ đạo là cà phê, gạo và lạc. Trong thời gian tới đây, công ty vẫn tập trung phát
triển các mặt hàng này, vì đây là những mặt hàng truyền thống đã gắn liền uy tín
của công ty. Tuy nhiên một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như hạt điều, quế,
hồi… cũng được công ty quan tâm khi thị trường có nhu cầu.
Do công ty trước đây là công ty trực thuộc Bộ Thương Mại, nên nền
tảng về xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản là thế mạnh của công ty. Tuy nhiên,
các mặt hàng công nghệ cũng được công ty chú trọng phát triển nhằm đa dạng hóa
danh mục hàng hóa
Hàng công nghệ phẩm bao gồm hàng thủ công mỹ nghệ, bia, khăn bông,
bóng đèn, quạt, thiếc, áo T-shirt, hóa chất, văn phòng phẩm, bánh kẹo… Trong đó
hàng htur công mỹ nghệ, bóng đèn và quạt máy là các mặt hàng đem lại giá trị xuất
khẩu cao. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa phải là nước có thế mạnh về các mặt hàng

công nghệ, do đó đây cũng mới là các mặt hàng tiềm năng của công ty.
1.7 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Việt Nam trong một số năm gần đây
Báo cáo kết quả kinh doanh là những báo cáo tổng hợp nhất, phản ánh về tình
hình tài sản, công nợ, vốn cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh 2010-2013


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chỉ
tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013


So sánh
2011/201
0 (%)

So sánh
2012/201
1 (%)

So sánh
2013/201
2 (%)

1

Tổng
nguồn
vốn

3958,
9

3834,
5

3756,
5

3627

97%


98%

97%

2

Tổng
doanh 10117
thu

6931,
8

8399,
5

9840,
7

69%

121%

117%

3

Tổng
doanh

thu /
Nguồ
n vốn

2,56

1,81

2,24

2,71

71%

124%

121%

4

Lợi
nhuận

792,8

589,8

637,1

798,9


74%

108%

125%

5

Lợi
nhuận
/
Tổng
doanh
thu

0,08

0,09

0,08

0,08

109%

89%

107%


(Nguồn: Báo cáo phòng tài chính kế hoạch)
Theo kết quả báo cáo trên đây cho ta thấy doanh thu của công ty cổ phần
xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam trong một số năm gần đây luôn giữ mức cao,
điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rấtlớn của toàn bộ cán bộ và công nhân viên trong công
ty. Năm 2012: doanh thu tăng 1.489 triệu đồng (tăng 21.43%), năm 2013 giảm
2.788 triệu đồng (giảm 33.04%). Việc giảm của doanh thu là do tình hình kinh tế


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, giữ được doanh thu ở mức cao là một
cố gắng rất lớn của công ty.
Căn cứ vào những điều thực tế trên ta thấy hoạt động xuất nhập khẩu của
chúng ta đóng góp một phần đáng kể vào tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam,
trong đó những công ty thực hiện xuất nhập khẩu giữ một vị trí quan trọng trong
hoạt động xuất nhập khẩu. Cũng như tất cả các hoạt động kinh tế khác thanh toán
quốc tế là khâu rất quan trọng trong việc thực hiện quá trình mua bán trong hoạt
động xuất nhập khẩu. Hiện nay với nhều phương thức thanh toán như thế thì việc
lựa chọn phương thức nào để vừa hiệu quả, tận dụng được lợi thế của doanh
nghiệp , tranh thủ được vốn , vừa làm vừa lòng đối tác là điều hết sức đáng quan
tâm. Trên cớ sở đó chúng ta dựa vào những cơ sở lý luận về các phương thức thanh
toán quốc tế được trình bày dưới đây để tìm hiểu quá trình thanh toán thực tế tại
một doanh nghiệp chuên hoạt động xuất nhập khẩu , từ đó tìm ra những biện pháp
để nang cao hiệu quả hoạt động thanh toán của xí nghiệp này

.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM
2.1 Một số vấn đề về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông
qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các quan hệ phát sinh giữa


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

các quốc gia với nhau. Trong thanh toán quốc tế ngân hàng đóng vai trò trung gian
thanh toán giúp cho quá trình thanh toán được diễn ra an toàn nhanh chóng , tiện lợi
giảm bớt chi phí thay vì thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các đối tác với
nhau.
[2/323]
2.1.1 Các phương thức thanh toán quốc tế thường được sử dụng
Có nhiều phương thức thanh toán trong hoạt động mua bán ngoại thương nên
hai bên mua bán khi ký kết hợp đồng thương mại phải lựa chọn và quy định một
phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên và đảm bảo hiệu quả kinh doanh
cao nhất. Trong thanh toán quốc tế người ta thường sử dụng nhiều phương thức
thanh toán quốc tế khác nhau như: Phương thức thanh toán nhờ thu, Phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán chuyển tiền.
Trong các phương thức kể trên có những phương thức có lợi cho người bán
có những phương thức có lợi cho người mua. Do đó, việc nắm vững các phương
thức thanh toán quốc tế để áp dụng biện pháp nào là rất quan trọng cho các doanh
nghiệp.
a.

Phương thức thanh toán nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương pháp thanh toán trong đó, người bán sau

khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến
hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu nợ số tiền của người mua trên cơ sở
hối phiếu của người bán lập ra. Phương thức nhờ thu có hai loại sau:

- Nhờ thu phiều trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán
uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua trên cơ sở hồi phiếu của người bán
lập ra, còn chứng từ mua bán thì gửi thẳng cho người mua không thông qua ngân
hàng. Nếu người bán lựa chọn phương thức thanh toán này thì phải


sự tin tưởng lẫn nhau, vì người bán sẽ chịu nhiều bất lợi do việc thanh toán

hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người mua, tốc độ thanh toán chậm
và ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó người bán
ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người mua không những căn cứ vào hối
phiếumà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá kèm theo, với điều kiện nếu người
mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền theo hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng
từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng. So với hình thức nhờ thu phiếu trơn thì
phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo an toàn hơn cho người bán trong việc
thu tiền hàng.
b.

Phương thức thanh toán chuyển tiền
Theo phương thức này, người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng

của

mình chuyển một số tiền cho người chủ nợ (người xuất khẩu) hưởng. Ngân


hàng thực hiện ủy nhiệm này nhờ vào Ngân hàng đại lý của mình ở
nước ngoài

hưởng (người

xuất khẩu). Chuyển tiền



thể thực hiện

bằng điện TT (Telegraphic Transfer) hoặc bằng thư MT (Mail Transfer). Phương
thức này nên được áp dụng một cách cẩn thận trong thanh toán xuất khẩu hàng
hóa. Rủi ro cho người nhập khẩu và xuất khẩu khi thời điểm chuyển
tiền và thời điểm giao nhận hàng không trùng nhau.
c.
-

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong

đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng (Người
yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng
lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm
vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp với những quy định trong thư tín dụng.
[3/245]
-

Quy trình nghiệp vụ

2

Ngân hàng mở L/C
(Issuing bank)

5

Ngân hàng thông báo
(Advising bank)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

6

8

7

1

6

5

3

HĐMBNT
Người yêu cầu mở
8

L/C (Applicant)

7

1

Người hưởng lợi
4
(Beneficiary)

Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ mua bán cho hàng hoá mà không mua bán cho
dịch vụ
(1) Người nhập khẩu viết giấy yêu cầu một ngân hàng bất kỳ do người nhập khẩu chọn
hoặc do đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán ngoại thương mở L/C với tên người
hưởng lợi là người xuất khẩu.
(2) Ngân hàng được yêu cầu hay ngân hàng phát hành L/C sẽ xem xét các yêu cầu mà
người nhập khẩu đưa ra và phát hành L/C để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, sau đó
thông báo cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng mà có mối quan hệ thương mại với
ngân hàng phát hành L/C hoặc là ngân hàng chi nhánh của ngân hàng phát hành L/C
được gọi là ngân hàng thông báo.
(3) Ngân hàng thông báo sẽ gửi bản gốc của L/C cho người hưởng lợi hay người xuất
khẩu
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì
đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng,
xuất trình bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở thông qua ngân hàng thông báo.
(6) Ngân hàng mở kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì tiến hành trả tiền
cho người xuất khẩu còn thấy không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và gửi tra lại
toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(7) Ngân hàng mở L/C xuất trình chứng từ đòi tiền người yêu cầu mở L/C hay người
nhập khẩu sau khi đã thay mặt người NHẬP KHẨU đứng ra trả tiền cho người XUẤT
KHẨU (người hưởng lợi).
(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì chấp nhận trả tiền và
ngược lại thì từ chối trả tiền.
-

Các bên liên quan
Người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu

ủy thác cho một người khác.
+ Nghĩa vụ: Viết giấy đề nghị mở L/C theo mẫu với cơ sở là hợp đồng giữa người
XUẤT KHẨU và người NHẬP KHẨU; nộp các chứng từ mà ngân hàng yêu cầu; trả
phí; ký quỹ mở L/C; nhận hàng; kiểm tra bộ chứng từ mà ngân hàng xuất trình, nếu phù
hợp với L/C thì trả tiền và ngược lại.
+ Quyền lợi: Được ngân hàng đứng ra thay mặt mình cam kết trả tiền cho người
XUẤT KHẨU. Được ngân hàng cấp tín dụng trong trường hợp kí quỹ nhỏ hơn 100%
hoặc ngân hàng cho vay uy tín trong trường hợp ký quỹ bằng 100%. Được ngân hàng
đứng ra kiểm tra bộ chứng từ mà người XUẤT KHẨU xuất trình.
Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác
mà người xuất khẩu chỉ định.
+ Nghĩa vụ: Kiểm tra L/C trước khi giao hàng; giao hàng theo L/C; lập và xuất
trình chứng từ đến ngân hàng mở qua ngân hàng thông báo, chứng từ đó phải phù hợp
với L/C.
+ Quyền lợi: Đựơc ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết trả tiền (được ngân hàng
trả tiền & chấp nhận trả tiền tuỳ loại L/C). Có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi thư tín dụng
thông qua người NHẬP KHẨU.

Ngân hàng mở L/C (Issuing Banhập khẩu/Openning Bank): là ngân hàng của người
nhập khẩu, ngân hàng này cấp tín dụng cho người nhập khẩu.


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ngân hàng ngày thường ở nước người NHẬP KHẨU, có trách nhiệm mở thư
tín dụng theo yêu cầu của người NHẬP KHẨU. Sau khi mở thư tín dụng ngân hàng
phải chuyển bản gốc đến cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo, nhận
và kiểm tra chứng từ do người xuất khẩu xuất trình. Tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra
mà ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền. Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì trả tiền và
ngược lại. Sau khi trả tiền người xuất khẩu ngân hàng sẽ xuất trình L/C đòi tiền người
NHẬP KHẨU, nếu người NHẬP KHẨU trả tiền thì trao chứng từ cho người NHẬP
KHẨU ngược lại ngân hàng có toàn quyền xử lý lô hàng đó.
Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở
thư tín dụng ở nước người hưởng lợi.
+Quyền lợi: Ngân hàng sẽ được thu lệ phí, được miễn trách nhiệm trong trường
hợp bất khả kháng. Trụ sở của ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu &
thường có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C. Nếu trường hợp không có quan hệ
đại lý với ngân hàng mở thì phải thông qua ngân hàng thứ 3 có quan hệ đại lý với cả
2 bên.
+Nghĩa vụ: Ngân hàng thông báo không có nhĩa vụ dịch bản gốc của L/C mà
chỉ nhận và chuyển bản gốc của L/C đến người hưởng lợi (người XUẤT KHẨU); có
nghĩa vụ kiểm tra tính chân thật của L/C trước khi chuyển; nhận chứng từ của người
XUẤT KHẨU gửi đến ngân hàng mở L/C. Khi ngân hàng mở L/C trả tiền (chấp
nhận) hoặc từ chối thì ngân hàng thông báo sẽ chuyển tiền hoặc thông báo cho người
XUẤT KHẨU. Trong trường hợp được uỷ quyền của ngân hàng mở thì ngân hàng
thông báo có thể kiểm tra L/C và trả tiền cho người XUẤT KHẨU.
Ngoài 4 đối tượng trên trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn
có thể có thêm các ngân hàng như ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tín dụng xác

nhận; là ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín dụng không trực tiếp thanh
toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho người xuất khẩu; ngân hàng
thương lượng; ngân hàng chuyển nhượng.


×