Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tìm hiểu công tác tổ chức dịch vụ sau bán hàng tại công ty cổ phần giám định địa TRUNG hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.08 KB, 34 trang )

1

môc lôc


2

LỜI MỞ ĐẦU
Giám định là công việc không thể thiếu sự phát triển của mỗi quốc gia và
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Nó tác động tích cực tới
việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở để mở rộng
và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán
ngoại thương. Với chính sách kinh tế mở, các công ty, xí nghiệp đã đẩy mạnh tiến
trình về thương mại, mà đặc biệt về việc buôn bán, vận chuyển hàng hoá và thanh
toán quốc tế.
Đối với Việt Nam, giám định hàng hoá đang trở thành một vấn đề hết sức
cấp thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, cũng như góp
phần nâng cao đời sống nhân dân.Để thúc đẩy xuất khẩu thì cần phải cải tiến nâng
cao, hoàn thiện quy trình giám định, các bước nghiệp vụ, do đó, đòi hỏi những
doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thực sự hiểu rõ, không ngừng học hỏi, nâng cao
trình độ và hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Quy trình giám định được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ phức tạp
như:Kiểm tra độ an toàn,giám định giá trị còn lại ,kiểm tra hàng,giám định số lượng
,khối lượng,chất lượng,chủng loại, Giao dịch và đàm phán để ký kết hợp đồng,
chuẩn bị hàng, làm thủ tục hải quan, nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải, thanh toán
tiền hàng...Sau khi nước ta gia nhập các tổ chức ASEAN,AFTA, APEC,WTO… đã
mở ra cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội cũng như những khó khăn,
thử thách.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần giám định ĐỊA TRUNG HẢI
được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các anh chị nhân viên công ty, đồng thời với sự hướng
dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo em đã lựa chọn chuyên nghành“Tìm hiểu công


tác tổ chức dịch vụ sau bán hàng tại Công ty cổ phần giám định ĐỊA TRUNG
HẢI” nhằm nắm bắt và hiểu rõ thêm về quy trình hoạt động giám định. Trên cơ sở
đó đóng góp đề xuất của mình nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
giám định của công ty.


3

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY GIÁM ĐỊNH ĐỊA TRUNG HẢI
1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty
Địa Trung Hải là một công ty giám định đa năng với phạm vi hoạt động rộng
lớn bao gồm các lĩnh vực giám định hàng hóa, giám định phi hàng hoá, giám định
công trình kiến trúc-xây dựng, giám định máy/thiết bị lẻ và đồng bộ, giám định
hàng hải, giám định container, giám định phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý
nhà nước, tư vấn về pháp luật về giám định, thương mại, tư vấn áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế ISO, HACCP, SA…
Tên công ty Cổ phần Giám định và Dịch vụ Địa Trung Hải
Viết bằng tiếng nước ngoài The Mediterranean control joint stock company
Tên công ty viết tắt MED CONTROL JSC
Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT
Họ và tên ĐÀM THANH TUẤN
Địa chỉ : Trụ sở chính Số 45P Trần Văn Lan khu B2 phường Cát bi
Quận Hải An thành phố Hải Phòng
Tel : (031)3728814
Điện thoại di động 0934061588
Để quản lý tốt nhất chất lượng dịch vụ, ngay từ năm 2012 Công ty đã xây
dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn ISO 9001:2008
và đã được tổ chức BVQI London sau đó là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng Việt nam (QUACERT) cấp Giấy Chứng nhận.
Sau nhiều năm hoạt động Địa Trung Hải xây dựng và quản lý có hiệu quả hệ

thống tổ chức.Địa Trung Hải đào tạo và tuyển chọn đội ngũ giám định viên đủ mọi
ngành nghề, nhiều kinh nghiệm thực tế hiện trường, có năng lực tổ chức thực hiện
vụ giám định trong và ngoài lãnh thổ Việt nam, nhằm đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu
của khách hàng.
Công Ty Cổ Phần Giám Định Và Dịch Vụ Địa Trung Hải được phép hoạt
động kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải
thủy bộ, phương tiện cơ giới chuyên dùng, dịch vụ giám định kỹ thuật, giá trị máy


4

móc, thiết bị dây chuyền sản xuất theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hải Phòng. Công Ty Cổ Phần Giám Định Và
Dịch Vụ Địa Trung Hải luôn luôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý trong kinh
doanh dịch vụ giám định theo quy định của các văn bản pháp luật sau:
Luật Thương mại năm 2005.
- Nghị Định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ về điều kiện
kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.
- Thông tư 45/2002/TT-KHCNMT ngày 25/07/2001 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Khoản 3 Điều 16 Nghị định 20 CP về
kinh doanh dịch vụ giám định.
- Thông tư 16/2002/TT-BKH-CN của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn
thực hiện Khoản 3 Điều 16 Nghị định 20 CP về kinh doanh dịch vụ giám định.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Giám đốc, kiêm chủ tịch HĐQT
ĐÀM THANH TUẤN

Trợ lý giám đốc

Phòng
kinh

doanh

Phòng
xuất
nhập
khẩu

Phòng
hàng
hải

Phòng
công
nghiệp

Phòng
nông
nghiệp và
khoáng
sản

Phòng hoá
chất nguy
hiểm

Phòng
nhân
sự

Phòng

tài
chính
kế toán

- Giám đốc :
Là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty,là người có
vốn góp nhiều nhất. Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng
năm, tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty


5

- Trợ lý đốc:
Là người thay mặt giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ giám
đốc trong quản lý và hoạch định.
- Phòng xuất nhập khẩu (XNK) bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng
từ. Đây là phòng có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực
tiếp nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác phân công cho các nhân
viên thực hiện.
- Phòng kinh doanh :
Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty , đồng thời có
nhiệm vụ nghiên cứu , khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng
mới.Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty, góp
phần mở rộng thị phần , đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.Họ là những
cán bộ trẻ, luôn nhanh nhạy nắm bắt tình hình và xu hướng biến động giá cước trên thị
trường để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tạo lợi thế trong cạnh tranh cho công ty.
- Phòng tài chính kế toán :
Bộ phận này chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tài chính của công ty,
theo dõi công nợ, kiểm soát chi phí làm hàng, định mức chi phí, thanh toán quyết

toán các kết quả sản xuất kinh doanh và các vấn đề tài chính liên quan đến hãng tàu
và chủ hàng. Tham mưu ban giám đốc trong việc tổ chức và phân công lao động
trong công ty, tính toán lương và bậc lương, mua trang thiết bị, văn phòng phẩm của
công ty.
Báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh
doanh liên tục và hiệu quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công
tác.
Ngoài ra công ty còn có các phòng ban chuyên nghiệp để kiểm tra giám định
phân loại hàng hoá đặc trưng như phòng hàng hải, phòng công nghiệp, phòng nông
nghiệp và khoáng sản, phòng hoá chất nguy hiểm và không thể thiếu được đó là
phòng nhân sự.


6

Tóm lại, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, trách nhiệm và quyền
hạn của các phòng ban, bộ phận được phân định rõ ràng, điều này giúp cho họ có
thể phát huy sự năng động và sáng tạo của mình góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện thông qua bảng sau:
TT
1
2
3
4

5

6

7

Chỉ tiêu
Vốn (triệu đ)
Lao động
(người)
Doanh thu
(triệu đ)
Lợi nhuận
(triệu đ)
Thu nhập bình
quân của
người lao
động (triệu đ)
Nộp ngân
sách (triệu đ)
Tỉ suất lợi

Kết quả kinh doanh hàng năm
So sánh
2011
2012
2013
2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013
29,743 29,843 29,713 36,090
1,003
0,995
1,214
51


53

54

56

1,039

1,018

1,037

32,271

33,271

35,823

46,707

1,030

1,076

1,303

6,550

6,557


6,654

9,754

1,001

1,014

1,465

2,850

2,900

3,800

4,100

1,017

1,310

1,078

8,100

8,106

8,821


9,663

1,000

1,088

1,095

4,420
4,426
5,001
5,743
1,001
1,129
1,148
nhuận
Nhìn vào bảng trên ta thấy : sự tăng trưởng của các năm luôn luôn tăng. Sự
tăng lên này chứng tỏ việc điều hành và quản lý rất hiệu quả. Công ty đã đầu tư máy
móc thiết bị, công nghệ hiện đại một cách hợp lý, kịp thời, đẩy nhanh các chiến
lược kinh doanh lên cao,tối đa hóa lợi nhuận.
Công ty luôn luôn đạt chỉ tiêu về doanh thu, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà
nước, thu nhập bình quân người lao động cao.
Tình hình sản phẩm và thị trường chính của doanh nghiệp theo thời gian
Công ty xác định tập trung giám định chuyên ngành với phương châm : "
Chính xác - Kịp thời - Tận tình – Sáng tạo” . Cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt


7

nhất và thời gian nhanh nhất, mở rộng phát triển dịch vụ kiểm định các thiết bị Đo

lường – Phân tích; giám định xuất khẩu và các sản phẩm khác .
Chiến lược phát triển trung và dài hạn :
o Xây dựng phương án thực hiện công tác giám định các sản phẩm . Đây là
bước đột phá cho sự phát triển bền vững của Công ty trên trong 5 -10 tiếp theo.
o Kiểm định thiết bị đo lường & phân tích đánh giá tác động môi trường.
Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, mô hình quản trị phù hợp, tiết kiệm chi
phí, nâng cao năng suất, chất lượng đảm bảo phát triển bền vững, Cải thiện tiền
lương, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động.
Mục tiêu chung là : AN TOÀN - ĐỔI MỚI – HIỆU QUẢ - PHÁT TRIỂN.
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty
* Chức năng: Chuyên giám định các mặt hàng sau:


Lương thực, nông sản, thực phẩm: Gạo, lac, sữa, bột mỳ, lúa mì, malt, dầu

thực vật, thuốc lá, rượu, các loại đồ uống, chè, rau quả xuất khẩu, đồ hộp,càfe ...


Hàng công nghiệp: Dăm gỗ các loại, nhựa thông



Hoá chất: Tân dược, hạt nhựa, xà phòng, phân bón và hoá chất các loại



Khoáng sản: Clinker, xi măng, thạch cao, than, nhựa đường, gạch chịu lửa,

vữa chịu nhiệt, quặng apatite, quặng kim loại…



Xăng dầu các loại: Jet A1, dầu gốc, gas hoá lỏng



Kim loại và sản phẩm: Sắt, thép các loại



Hàng công nghiệp và tiêu dùng: Vải, giày dép, quần áo, nguyên phụ liệu

ngành may, giấy các loại, hàng bách hoá, nguyên liệu sản xuất (ong, len, xơ,sợi),
đay tơ.


Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất



Phương tiện vận tải



Thẩm định giá : Công trình, nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị, dây

chuyền sản xuất và các loại tài sản cố định khác


Giám định container



8



Giám định khối lượng hàng rời bằng phương pháp đo mớn nước tàu, mớn

nước xà lan


Giám định khối lượng các loại hàng lỏng trên tàu và trên bồn (xăng dầu,

GAS lỏng, nhựa đường, hoá chất, dầu thực vật)


Dịch vụ kiểm đếm



Giám định tình trạng hàng hoá, tình trạng hầm tàu trước khi dỡ hàng



Giám sát quá trình dỡ hàng



Giám định bàn giao tàu (trước khi thuê/ khi trả)




Giám định an toàn phương tiện vận tải biển



Giám định tổn thất hàng hoá chuyên chở bằng đường biển



Giám định hầm tàu, kín chắc hầm tàu, nhiệt độ hầm tàu



Cặp chì hầm tàu


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU VÀ
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU
1.1 Hoạt động xuất khẩu.
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua hành
vi mua bán. Sự trao đổi đó là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các
quốc gia khác nhau trên thế giới.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn và là phương tiện thúc
đẩy phát triển nền kinh tế vì vậy Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành
kinh tế hướng theo xuất khẩu.
1.1.2 Đặc điểm

Xuất khẩu hàng hóa thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa học quản lý
kinh tế với nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác
của từng quốc gia như yếu tố luật pháp,kinh tế, văn hóa…Hơn nữa việc xuất khẩu
hàng hóa nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước, khai thác các nguồn lực cho
phát triển góp phần đẩy mạnh nhanh quá trình hội nhập, quốc tế hóa.Lợi thế so sánh
đó là các lợi thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở hữu phát minh sáng
chế.
Trong điều kiện hiện nay xuất khẩu hàng hóa ở nước ta đang là một trong những
mục tiêu cấp bách hàng đầu được chú trọng. Bởi nó mang lại lợi ích vô cùng to lớn
cho sự phát triển của nước nhà, tạo cho nhiều quốc gia có cơ hội thuận lợi trong
việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, ở
trong các môi trường và bối cảnh khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có
trình độ hiểu biết và kinh nghiệm để giao lưu và học hỏi khi xuất khẩu ra nước
ngoài. Vì vậy chúng ta không thể lấy kinh nghiệm trao đổi hàng hóa thông thường
trong một quốc gia để áp đặt hoàn toàn cho hoạt động trao đổi hàng hóa với nước
ngoài.


10

Hoạt động xuất khẩu có thể được tiến hành bởi tư nhân hoặc nhà nước. Đối với
doanh nghiệp nhà nước thì chính phủ có nhiều mục tiêu khác nhau như chính trị,
ngoại giao, văn hóa...Do đó kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ
có thể hiện hoặc không hoàn toàn hướng về lợi nhuận.
Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì mục đích của họ là tối đa hóa lợi nhuận, đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước.
1.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối
ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nó có vai trò vô cùng quan

trọng thể hiện ở các mặt sau:
_ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ nông nghiệp hóa đất
nước.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để
khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất
nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy
móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến…phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn
vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa,
đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt dộng du lịch, dịch vụ,xuất khẩu lao
động…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ hoặc viện trợ…tuy quan trọng nhưng
rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này, còn xuất khẩu lao
động thường không ổn định, ngoại tệ thu nhập từ các hoạt động du lịch dịch vụ thì
rất nhỏ vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước
chính là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
_ Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ, đó
là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.Sự chuyển dịch cơ


11

cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của
kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá
nhu cầu nội địa.Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như
nước ta sản xuất về cơ bản còn chưa đủ để tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ ở sự

“thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp.Sản
xuất và sự thay đổi kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức
sản xuất.Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để
tổ chức sản xuất điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển.Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở chỗ :
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển
ngành sản xuất nguyên liệu như bông,sợi,thuốc nhuộm…
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát
triển và ổn định.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực
sản xuất trong nước. Xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật
công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của
đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
+ Thông qua xuất khẩu hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới về giá cả, chất lượng.Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải
tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
+ Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn thiện công việc
quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.


12

_ Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống của nhân dân.
Việc xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ra thị trường quốc tế phải cần một lượng lớn
nhân công để sản xuất đã tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập không thấpvà thu về

một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống và
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
_ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước
ta.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau.
Xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và ngược lại chính
các quan hệ đó lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế
một quốc gia gắn chặt với nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động
quốc tế.
1.1.4 Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động thương mại, chính vì thế hoạt động xuất
khẩu cũng phải tuân thủ theo đúng pháp luật và quy định của nhà nước.Việc xuất
khẩu hàng hóa phải dựa trên những cơ sở pháp lý như sau:
Luật thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó quy định
các quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh thương mại quốc tế.
Căn cứ vào Nghị định 57/1998-NĐ-CP ra ngày 31/7/1998 quy định và hướng dẫn
chi tiết về việc thực hiện bộ luật Thương Mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Căn cứ này cụ thể hóa việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm pháp lý
của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Để xác định về mặt hàng xuất nhập khẩu cũng như chủ trương và mức độ ưu đãi,
chính sách thuế của chính phủ đối với từng mặt hàng đã nêu trong danh mục hàng
hoá xuất nhập khẩu.
Các doanh nghiệp căn cứ vào nghị định 12 CP-NĐ của Thủ tướng Chính Phủ ký
ngày 23/01/2006 về việc quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khâu và chính


13

sách mặt hàng ban hành kèm theo quy định danh mục mặt hàng hóa tạm nhập tái

xuất.
Ngoài ra các để thực hiện hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp cần căn cứ vàocác
văn bản pháp quy khác của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động XNK
Đồng thời để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cần dựa trên các kết quả nghiên cứu
thị trường trong và ngoài nước của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty:
về tình hình cung cầu, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, bạn hàng, chính sách pháp
luật về xuất nhập khẩu cũng như quan hệ buôn bán giữa hai bên.

1.2 Quy trình xuất khẩu
1.2.1 Khái niệm
Quy trình xuất khẩu là một chuỗi các hoạt động từ khâu ký kết hợp đồng, chuẩn bị
hàng hóa, làm các thủ tục giấy tờ, giao hàng cho khách hàng cho đến khi nhận được
tiền bán hàng.
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của quy trình xuất khẩu.
Quy trình xuất khẩu có đặc trưng là tất cả các hoạt động trong quy trình luôn theo
một thứ tự, luôn ăn khớp với nhau. Ví dụ như hoạt động làm thủ tục hải quan không
thể thực hiện trước hoạt động chuẩn bị hàng hóa…
Đối với những loại hình hàng hóa xuất khẩu khác nhau thì các bước trong quy trình
khác nhau và cùng một loại hình hàng hóa nhưng ở các công ty khác nhau thì quy
trình xuất khẩu cũng khác nhau.
1.2.3 Quy trình xuất khẩu ở 1 số doanh nghiệp.
Tương ứng với mỗi 1 doanh nghiệp, mỗi loại mặt hàng thì quy trình xuất khẩu lại
có sự khác nhau. Nhưng vẫn giữ nguyên bản chất của 1 quy trình xuất khẩu.
Dưới đây là quy trình xuất khẩu của 1 số doanh nghiệp, để chỉ ra sự khác biệt đó:
1 .Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản tại công ty Thái Sơn


14

Do không phải là nhà sản xuất ra mặt hàng thủy sản mà chỉ đơn thuần là đơn vị

thuần tuý tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá nên sẽ tiến hành ký
hợp đồng mua thủy sản của các đơn vị cung ứng thủy sản trong nước.
Bước 1 : Thỏa thuận,ký kết hợp đồng
Bước 2 : Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Bước 3 : Thuê phương tiện vận tải
Bước 4 : Mua bảo hiểm hàng hóa
Bước 5 : Làm thủ tục hải quan
Bước 6 : Giao hàng
Bước 7 : Thanh toán
2. Quy trình xuất khẩu vải thành phẩm của công ty TCEvina.
Sản phẩm vải do công ty sản xuất ra
Bước 1:chuẩn bị hàng theo đơn đặt hàng
Bước 2 :đóng gói ,làm danh mục hàng hóa.(packing list)
Bước 3 :kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Bước 4: làm thủ tục hải quan.
Bước 5 : Kiểm tra hải quan( kiểm tra thực tế)
Bước 6 : Làm thủ tục thực xuất
Bước 7: Hoàn thuế nhập khẩu.
1.2.4 Vai trò của quy trình xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu.
Quy trình xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng, nó bao gồm tất cả các bước
trong hoạt động xuất khẩu một lô hàng.Lập nên một quy trình xuất khẩu là bước
khởi đầu quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của
doanh nghiệp.
Một quy trình xuất khẩu phải khả thi dựa trên những nghiên cứu thực tế về thị
trường trong và ngoài nước cũng như khả năng của doanh nghiệp và đối tác nước
ngoài.
Một quy trình xuất khẩu đầy đủ, phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với công ty,
quyết định đến hoạt động của công ty trong giai đoạn tiếp theo cũng như ảnh hưởng



15

đến doanh thu lợi nhuận. Nếu quy trình đó không phù hợp với mặt hàng, điều kiện
của công ty sẽ gây ra những thiệt hại không chỉ cho chính bản thân doanh nghiệp
mà còn cho rất nhiều tổ chức và cá nhân có liên quan khác.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẠI THIÊN QUÝ
2.1 Quá trình phát triển của công ty
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH Đại Thiên Quý là 1 công ty tư nhân với 100% vốn trong
nước.Công ty được thành lập vào năm 2005 theo giấy phép kinh doanh số
0202002990 đăng ký ngày 04/10/2005.
Tên giao dịch tiếng Việt : Công ty TNHH Đại Thiên Quý
Tên giao dịch quốc tế : DaiThienQuy Co.,Ltd
Vốn điều lệ : 5.000.000.000 VNĐ
Trụ sở chính : Số 163B Đà Nẵng- Lạc Viên- Ngô Quyền- Hải Phòng
Tel : 0084-313761519/ Fax : 0804-313651036
Email:
Tel kho : 0804-313758666/ Fax kho : 0804-313758159
Mã số thuế : 0200648398


16

Tài khoản ngân hàng :
1-VNĐ số 2111211002095 Tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn
Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
2-VNĐ số 102010000544991 Tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Hải
Phòng
3-USD số 003137020239527 Tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh

Hải Phòng
Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam Hai Phong Branch 11
Hoang Dieu, Hai Phong, S/WPT : BFTV : VNVX 003
4-VNĐ số 0505000001946 tại Ngân hàng VTD PUBLLK 55 Điện Biên Phủ, Hải
Phòng
5-VNĐ số 004638320001 tại Ngân hàng Đông Á
Ngoài trụ sở chình công ty còn có thêm 1 chi nhánh tại Quảng Ninh :
Địa chỉ: Số 18 Lý Tự Trọng- Hòa Lạc - Móng Cái – Quảng Ninh
Tel : 0332212397/ Fax : 0333884788
Đại diện : Ân Hiền Quân
2.1.2 Quá trình phát triển
Công ty TNHH Đại Thiên Quý là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng, hạch toán độc lập. Công ty luôn lấy phương châm : “đảm bảo uy
tín, phục vụ nhanh chóng, an toàn chất lượng, mọi lúc mọi nơi” làm phương châm
phục vụ khách hàng.Chính vì thế sau hơn 6 năm hoạt động công ty đã tạo cho mình
một vị thế khá vững trong ngành dịch vụ giao nhận, tạm nhập tái xuất và đã được
nhiều khách hàng lớn cả trong và ngoài nước tin cậy, chọn lựa.Với mục tiêu xây
dựng công ty TNHH Đại Thiên Quý phát triển bền vững và lớn mạnh.Đến nay,
công ty đã khẳng định được mình trong lĩnh vực giao nhận vận tải.Cùng với sự
nhiệt tình, giàu kinh nghiệm của anh chị em cán bộ công ty đã tìm được chỗ đứng
trên thị trường và ngày càng phát huy năng lực của mình.

2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2.1 Cơ sở vật chất


17

Với đặc thù của một công ty giao nhận, vận tải cơ sở vật chất tương đối gọn nhẹ.
Trụ sở làm việc chính của công ty có diện tích100m2 với một kho hàng 3000m2 và

văn phòng kho nằm trong bãi.Về phương tiện làm việc thì các phòng ban đều được
trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng cần thiết. Công ty có 5 xe chở container và 4
xe tải đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý
a) Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Ban giám đốc

Phòng kinh
doanh

Phòng XNK

Bộ phận
giao nhận

Phòng tài
chính_kế toán

Bộ phận
chứng từ

b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Như sơ đồ trên ta nhận thấy cơ cấu tổ chức của công ty như là 1 hệ thống được liên
kết 1 cách chặt chẽ. Đứng đầu công ty là Ban giám đốc, dưới Ban giám đốc là các
phòng ban.
Theo mô hình quản lý trên thì các vấn đề phát sinh trong các bộ phận chức năng sẽ
do cán bộ phụ trách chức năng quản lý.Ban giám đốc sẽ là người đưa ra phương
hướng giải quyết cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Hiện nay công ty bao gồm 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc và gần 40 nhân viên năng
động, nhiều kinh nghiệm, thích ứng nhanh với môi trường, có trình độ lao động và

tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng .Cụ thể :
_ Giám đốc :


18

Là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty,là người có vốn
góp nhiều nhất. Có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm, tổ
chức thực hiện, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
_ TRỢLÝ GIÁM đốc:
Là người thay mặt giám đốc điều hành công việc theo chỉ đạo trực tiếp của Giám
đốc, có trách nhiệm đôn đốc thực thi các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ giám đốc
trong quản lý và hoạch định.
_ Phòng xuất nhập khẩu (XNK) bao gồm bộ phận giao nhận và bộ phận chứng từ.
Đây là phòng có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, trực tiếp
nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác phân công cho các nhân viên
thực hiện.
.
.
_ Phòng kinh doanh :
Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty , đồng thời có nhiệm
vụ nghiên cứu , khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng mới.Phòng kinh
doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty, góp phần mở rộng thị
phần , đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty.Họ là những cán bộ trẻ, luôn
nhanh nhạy nắm bắt tình hình và xu hướng biến động giá cước trên thị trường để
kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tạo lợi thế trong cạnh tranh cho công ty.
_ Phòng tài chính_kế toán :
Bộ phận này chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về tài chính của công ty, theo dõi
công nợ, kiểm soát chi phí làm hàng, định mức chi phí, thanh toán quyết toán các
kết quả sản xuất kinh doanh và các vấn đề tài chính liên quan đến hãng tàu và chủ

hàng. Tham mưu ban giám đốc trong việc tổ chức và phân công lao động trong
công ty, tính toán lương và bậc lương, mua trang thiết bị, văn phòng phẩm của công
ty.


19

Báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, theo dõi và tổ chức cho hoạt động kinh
doanh liên tục và hiệu quả, chi tạm ứng cho nhân viên giao nhận hoàn thành công
tác.
Ngoài ra công ty còn có một đội ngũ công nhân với sức khỏe, năng lực và độ tin cậy
cao làm việc tại kho hàng.
Tóm lại, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, trách nhiệm và quyền
hạn của các phòng ban, bộ phận được phân định rõ ràng, điều này giúp cho họ có
thể phát huy sự năng động và sáng tạo của mình góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.3 Chức năng và tình hình hoạt động của công ty.
2.3.1 Chức năng của công ty:
Với chức năng chính là tạm nhập hàng hóa từ các thị trường trên thế giới như :
Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản… và tái xuất khẩu sang Trung Quốc,
Nhật Bản… công ty còn đảm nhận thêm những dịch vụ khác như :
_ Tổ chức thực hiện đại lý vận tải nhận sự uỷ thác của chủ hàng và các công ty đại
lý nước ngoài làm công việc đại lý vận tải đưa hàng từ cửa đến cửa,
_ Dịch vụ kho bãi, hàng hoá đã thông quan chờ xuất khẩu, hàng nhập khẩu vào nội
địa, đang chờ thông quan, hàng tạm nhập tái xuất và các hàng hoá khác. Với kho
hàng rộng 3000m2 đáp ứng nhu cầu về kho chứa hàng của khách hàng.
_ Làm đại lý, dịch vụ cho các công ty khác.
_ Thông qua việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao
nhận, chuyên chở hàng hoá bằng các phương tiện an toàn trên các luồng, các tuyến

vận tải đảm bảo hàng hoá an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty.
2.3.2 Tình hình hoạt động của công ty.


20

Cụ thể về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số chi tiêu kinh tế khác của công ty
thể hiện trong các bảng số liệu sau :

* Nhận xét :
Trải qua hơn 6 năm xây dựng trưởng thành, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Đại Thiên Quý luôn đạt hiệu quả kinh tế và mức tăng trưởng hàng năm đều
tăng. Tiềm lực công ty được khai thác hiệu quả, địa bàn hoạt động ngày càng được
mở rộng trong nước và quốc tế tạo được nhiều uy tín với khách hàng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm
2010 đạt 9.692.781.717 VNĐ. Với giá vốn bán hàng là 9.096.318.347 VNĐ, lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 596.463.370 VNĐ.
Doanh thu từ hoạt động tài chính là 3.148.761 VNĐ. Tổng cộng số tiền thu được
là : 596.463.370 + 3.148.761 = 599.612.131 VNĐ. Sau khi trừ đi phần chi phí tài
chính, chi phí lãi vay và chi phí quản lý kinh doanh phần lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh đạt : 101.929.663 VNĐ
Trừ đi 1 số chi phí khác, Vậy :
Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 101.834.072 VNĐ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp : 25.458.518 VNĐ


21

Lợi nhuận sau thuế : 76.375.554 VNĐ
So sánh với năm 2009 thì lợi nhuận trước và sau thuế của công ty đều cao tăng đáng

kể. Cụ thể :Lợi nhuận trước thuế tăng 13.273.987 VNĐ tương ứng tăng 13%
Lợi nhuận sau thuế tăng 3.313.484 VNĐ tương ứng tăng 4,3 %
Như vậy công ty đã luôn khẳng định vị thế của mình, bằng chứng là doanh thu, lợi
nhuận qua các vẫn không ngừng tăng.
Tóm lại đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đại
Thiên Quý, ta thấy trong những năm qua công ty thực hiện tốt các chỉ tiêu lợi
nhuận, chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, chỉ tiêu tiền lương. Có thể nói những
thành công đó góp phần thúc đẩy công ty trong quá trính phát triển mở rộng, hội
nhập với khu vực và quốc tế.

2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty.
2.4.1 Thuận lợi
Hoạt động tích cực trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất, giao nhận vận tải gần 6 năm
Đại Thiên Quý đã có được những lợi thế nhất định :
_ Công ty có 1 ban lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm trong công tác xuất nhập khẩu,
giao nhận, vận tải quốc tế, có mối quan hệ rộng rãi với các khách hàng trong và
ngoài nước.Bạn hàng của công ty rất đông đảo, trong đó những khách hàng lớn và
thường xuyên của công ty như Foreign Trade Company of Qinzhou City Guang Xi
China, công ty TNHH Syuwa Production của Nhật Bản, Công ty TNHH Phát Triển
Quốc tế Ever Fortune Hong Kong,…
Cho đến nay công ty đã có quan hệ với nhiều hãng tàu lớn như WANHAI,
VINALINES CMA-CGM, TS.Lines…tạo điều kiện cho công ty giao dịch nhanh
chóng, hiệu quả.
_ Công ty nằm tại đất cảng Hải phòng, trên con đường Đà Nẵng, con đường dẫn ra
nhiều như cảng Chùa Vẽ, Cảng Đoạn Xá, Cảng Đình Vũ, Cảng Viconship…thuận
lợi cho việc giao nhận hàng hóa đường biển trong hoạt động của công ty. Bên cạnh
đó công ty còn có 1 chi nhánh nằm tại cửa khẩu Móng Cái giúp công ty dễ dàng


22


trong việc hợp tác xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc- một đối tác làm ăn
chính của công ty.
_ Công ty đã đào tạo được 1 đội ngũ nhân viên năng động, nhiều kinh nghiệm, có
trình độ và chất lượng cao, quan hệ rộng rãi với hải quan, cảng và hãng vận tải,
nhạy bén với thị trường để có thể nhanh chóng hoàn tất thủ tục với 1 chi phí phù
hợp nhất với thời gian nhanh nhất.
_ Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất, với những mặt hàng
không chịu thuế VAT và nhiều mặt hàng có thuế xuất nhập khẩu bằng 0 đã giúp cho
công ty tiết kiệm được 1 khoản chi phí không nhỏ.
_ Công ty cũng đã thực hiện việc khai báo hải quan điện tử, giúp khai báo dễ dàng,
thuận tiện, giảm thời gian, chi phí làm thủ tục, giải phóng hàng hóa nhanh chóng.
Nhân viên công ty chỉ việc khai báo trên máy tính và truyền dữ liệu tới nơi tiếp
nhận. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan sẽ tự động kiểm tra tờ khai của
doanh nghiệp
2.4.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn:
_ Trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đó là những công ty giao nhận,
dịch vụ xuất nhập khẩu trên cả nước. Công ty phải cạnh tranh gay gắt về giá cả,
cước phí vận chuyển, chất lượng dịch vụ. Hơn thế các đối thủ gần đây mới xâm
nhập vào thị trường hoạt động dựa theo kinh nghiệm của những người đi trước nên
tốn ít thời gian, công sức và tiền bạc, có nhiều điều kiện thuận lợi để sửa chữa sai
lầm và hoàn thiện hơn. Chính điều này đã gây nhiều sức ép đến các hoạt động của
công ty.
_ Mặt khác với chính sách toàn cầu hóa dịch vụ các công ty lớn có thể chấp nhận lỗ
tại 1 vài tuyến để đạt được hiệu quả và dành được những khách hàng lớn trên những
tuyến khác. Vì vậy những chính sách cạnh tranh theo hình thức này cũng gây ra
những khó khăn không nhỏ cho công ty.



23

_ Thời gian thanh toán tiền hàng của khách hàng nhận hàng xuất của công ty còn
chậm, trong khi đó các chi phí mà công ty bỏ ra rất lớn như tiền cược container, tiền
vận chuyển…Điều đó đã tạo nên khó khăn trong vấn đề tài chính của công ty.
2.4.3 Phương hướng phát triển của công ty.
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu tạo ra nhiều thách thức và cơ hội cho các doanh
nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp phải nhận ra được đâu là cơ hội cần nắm bắt
và đâu là những thách thức mà cần phải vượt qua. Cũng giống như bao doanh
nghiệp khác công ty TNHH Đại Thiên Quý cũng không nằm ngoài sự tác động của
việc hội nhập đó.
Sau gần 6 năm ra đời và phát triển công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường các
công ty tạm nhập tái xuất, làm dịch vụ giao nhận và đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Trong những năm sắp tới công ty đang tiếp tục đào tạo, đầu tư nâng cao chất
lượng của nhân viên cũng như cơ sở vật chất, phương tiện vận tải để đảm bảo cạnh
tranh thắng lợi và cung cấp dịch vụ có hàm lượng chất xám cao hơn.
Đào tạo và chuyên môn hóa lực lượng lo thủ tục Hải quan, lo phần thủ tục chứng
từ.Công ty đang duy trì mức lương hợp lý và các khoản ưu đãi để nhân viên yên
tâm công tác, có mức thưởng xứng đáng cho những thành viên hoàn thành xuất sắc
công việc được giao. Công ty hiện có một quy trình nghiệp vụ hợp lý, nhanh gọn.
Luôn luôn đào tạo nhân viên theo hướng hiện đại hoá và song hành cùng những
thay đổi của thị trường, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập
nhật thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế.
Công ty cũng luôn có chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực
tiễn hoạt động ngành xuất nhập khẩu, hoạt động giao nhận hiện nay ở Việt Nam và
trên thế giới cho sinh viên. Tạo điều kiện cho sinh viên có một môi trường làm quen
việc đi thực tế, đóng góp vào việc xây dựng thế hệ tương lai cho đất nước.
Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây
dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành này ở nước ta trong điều kiện hội
nhập WTO.



24

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MỘT LÔ HÀNG CERIUM
OXIT BỘT CỦA CÔNG TY TNHH ĐẠI THIÊN QUÝ
3.1 Quy trình xuất khẩu Cerium Oxit bột

Thỏa thuận kí kết
hợp đồng

Làm thủ tục
thanh toán

Chuẩn bị
hàng hóa

Giao hàng lên tàu

Làm thủ tục
hải quan

Kiểm tra
hàng hóa


25

1) Thỏa thuận ký kết hợp đồng
Vì đặc thù của công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất nên

hợp đồng xuất khẩu thường được ký kết cùng lúc hoặc trước hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa.
Công ty Đại Thiên Quý đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài cùng với các đối tác nước
ngoài, đặc biệt là với Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong lần giao dịch này công ty đã ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng cerium oxit bột
của Foreign Trade Company of Qinzhou City Guang Xi China và xuất khẩu hàng
hóa đó sang công ty TNHH Syuwa Production của Nhật Bản.
Qua thời gian đàm phán giao dịch qua thư tín và kết hợp với việc gặp trực tiếp ngài
giám đốc tại số 18 Đại lộ Phát Triển, Khâm Châu, Quảng Tây, Trung Quốc công ty
đã ký kết hợp đồng mua hàng và đã nhận hàng tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh.
Về phía đối tác Nhật Bản công ty cũng đã giao dịch qua thư tín và ký kết hợp đồng
xuất khẩu lô hàng cerium oxit bột với ngài Zhu Hu Xiang vào ngày 10/03/2011
cùng ngày ký kết hợp đồng với bên Trung Quốc.
Với thỏa thuận của 2 bên bán với số lượng 60,00 MT với giá bán 4,310USD/MT
công ty sẽ thu về tổng trị giá là 258,600.00 USD.
Các điều khoản về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, đóng
gói và các điều kiện khác đều đã được quy định rõ ràng trong bản hợp đồng số
24RE.09/QVF ngày 10/03/2011.
2) Chuẩn bị hàng hóa
Do công ty không phải là nhà sản xuất ra mặt hàng này mà chỉ đơn thuần là đơn vị
thuần tuý tiến hành hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hoá nên trong quá
trình chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu, công ty phải thực hiện các công việc sau:
_ Tập trung hàng hoá :
Căn cứ vào điều khoản được quy định trong hợp đồng xuất khẩu , công ty đã tiến
hành ký hợp đồng mua cerium oxit bột của Trung Quốc.


×