Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIÁO dục GIÁ TRỊ SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.1 KB, 10 trang )

GIÁO D Ụ
C GIÁ TR Ị S Ố
N G, K Ĩ N Ă
NG S Ố
NG
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà việc dạy sao cho chúng nên người
thực sự là một thách thức. Con trẻ ngày nay luôn bị bủa vây bởi game online,
Internet, cùng những chương trình ti-vi với đầy rẫy những bộ phim đầy ắp các
cảnh quay bạo lực, sex, lừa lọc.
Làm bậc cha mẹ, chắc hẳn các bạn cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi bởi bạn
đang cố gắng xây dựng cho con những đức tính tốt như trung thực, biết tôn
trọng bản thân và những người xung quanh khiêm tốn, dũng cảm và rộng
lượng. Thách thức mà bạn đang đối mặt cũng là thách thức mà từ bao lâu nay,
các nhà triết học, tâm lý học đeo đuổi và tìm cách giải quyết.
Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ cần được trang bị các kỹ năng như: ý
thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán
đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định,
ứng phó với cảm xúc và stress v.v..
Bên cạnh đó, Các giá trị sống mà cha mẹ cũng cần truyền cho con cái trong
suốt cuộc đời như: sự chân thật, công bình, cảm thông, yêu thương và sự tự
tin. Dù chưa biết nói, trẻ vẫn có thể tiếp thu những tinh hoa của giá trị sống
chủ yếu nhờ năm giá trị sống này, trẻ có thể sống tốt khi trưởng thành.

Chính vì thế ngoài việc học cách để làm (doing) nhằm chuẩn bị mưu sinh cho
cuộc sống, con người cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế
nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử
với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối
quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được
trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi



phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.

Mặt khác, nếu con người không có nền tảng GTS rõ ràng và vững chắc, dù cho
được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng nguồn
tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội. Không có
nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người
khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình đoàn
kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có khi
còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng mình có.

Thiếu nền tảng GTS vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những giá trị
vật chất và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống, đôi khi đưa
đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. GTS giúp chúng
ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những GTS tích cực là chiếc neo giúp
chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể sẽ
không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được mà không cảm thấy bị thua
thiệt, mất mát.

Xã hội vận động & phát triển không ngừng đòi hỏi nhiều khía cạnh khác ngoài
kiến thức, tài năng. Khái niệm “kỹ năng sống” được nhắc đến như một yếu tố
“đủ” mang đến thành công trong đời với số liệu phân tích hẳn hoi nêu lên tỷ
trọng của các kỹ năng mềm (trí tuệ xúc cảm) quyết định đến 85% sự thành
đạt trong sự nghiệp của một người so với chỉ 15% còn lại cho kỹ năng cứng (trí
tuệ logic). Theo World Bank, thế kỷ XXI được gọi là “Kỷ nguyên của kinh tế dựa
vào kỹ năng” (Skills Based Economy). Kỹ năng sống (bao gồm kỹ năng mềm) ở
đây là năng lực tâm lý xã hội, tính thích ứng giúp cá nhân đối phó, giải quyết
hiệu quả trước các nhu cầu (sinh sống, học tập, lao động) và thách thức (tệ
nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) hay biến cố nào đó xảy ra trong cuộc sống.



Vậy thì, yếu tố “cần” của kiến thức đặt cạnh yếu tố “đủ” của kỹ năng có thực
đã đủ cho đích đến thành công nếu bản thân thiếu hẳn nền tảng cốt lõi của
chuẩn mực, quy chuẩn đạo đức được xã hội thừa nhận hay nói cách khác thiếu hẳn giá trị sống đúng đắn nhằm mang lại cảm giác ý nghĩa, hạnh phúc
trước thành công đạt được? Câu hỏi khác, một tài năng giỏi kỹ năng phải
chăng lúc nào cũng hữu ích đối với xã hội? Không chắc. Nếu tài năng, kỹ năng
ấy phát huy dựa trên cơ sở của “đức”, khi ấy mới thực hiền tài. Ngược lại, xã
hội sẽ có thêm một nhân tố nguy hại khi cái tài bị bóp méo, đi chệch hướng.
Bởi vậy, không quá lời khi cho rằng gốc gác của mọi thành bại trong cuộc sống
của con người chính từ chữ “tâm” - nơi những chuẩn mực xuất phát từ tiềm
thức và định hình giá trị bản thân mỗi người.

Có thể nói, tuy KNS là thái độ và hành vi phản hồi phù hợp với tác động từ môi
trường bên ngoài nhưng tiền đề để kỹ năng sống phát triển lại đến từ nhận
thức về giá trị sống. Nếu thiếu nền tảng giá trị sống, con người sẽ không biết
cách tôn trọng cũng như nhận định đúng cái “tôi” và “chúng ta”. Giá trị sống,
đơn giản – nằm ở chính ý nghĩ, thái độ, hành vi theo quy chuẩn của đạo đức.
GTS sẽ trả lời cho câu hỏi “Vì sao? Tại sao?” một người nên hay không nên làm
điều gì đó. Thế nên, kỹ năng sống phải hình thành theo hướng tích cực dựa
trên giá trị sống song song bổ trợ cho kiến thức mới có thể mang lại thành tựu
sự nghiệp lẫn cảm nhận thành công.


Trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, các em còn cần cảm nhận rõ
ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với các giá trị.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là kĩ năng sống ? Giá trị sống ? Kĩ
năng sống là cụm từ được sử dụng rộng rãi cho mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực
hoạt động. Đó có thể hiểu là năng lực tâm lí xã hội để đáp ứng và đối phó với

những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Hay có thể hiểu nôm
na rằng: Kĩ năng sống là những kĩ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích
cực, cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng
ngày. Theo các tổ chức giáo dục thì kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo
dục, đó là:
- Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,
ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…
- Học để làm: gồm các kĩ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như kĩ
năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, …
- Học để cùng chung sống: gồm các kĩ năng xã hội như giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông,…
- Học để làm người: gồm các kĩ năng như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát
cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…

Như vậy, có thể nói, kĩ năng sống là tất cả những kĩ năng cần có giúp cá nhân
học tập, làm việc có hiệu quả và sống tốt hơn.

Bên cạnh những kĩ năng sống, các giá trị sống cũng được hình thành. Giá trị
sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là có ý nghĩa đối với cuộc sống
mỗi con người phù hợp với chuẩn mực mà chúng ta đang sống. Đó là một hình
thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối
quan hệ giữa con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những qui
tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc
sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống có vị trí to lớn trong đời sống,
định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp
với chuẩn mực của xã hội.

Kĩ năng sống và giá trị sống có mối quan hệ tương tác với nhau. Giá trị sống là
nền tảng để hình thành kĩ năng sống. Ngược lại, kĩ năng sống là công cụ hình
thành và thể hiện giá trị sống.



Ông Trần Văn Rũng – Hiệu trưởng Trường Tiểu Học & Trung Học Tây Úc trong buổi hội thảo
chuyên đề

“ Dạy con Kỹ năng sống & Giá trị sống “ ngày 17-06-2012

Bên cạnh việc học cách để làm (doing) nhằm chuẩn bị mưu sinh cho cuộc
sống, con người cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Nghĩa là làm thế nào
để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với
mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan
hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không được
trang bị sẵn vốn sống, chúng ta khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi
phải đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ dàng bị sa ngã, bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống.


Các trò chơi rèn luyện kỹ năng sống tại trường tiểu học Tây Úc

Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc,
dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử dụng
nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.
Không có nền tảng giá trị, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và
người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình
đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay,
có khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình.


Các trò chơi rèn luyện kỹ năng sống tại trường tiểu học Tây Úc


Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi
những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích
sống, đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân.
Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị
sống tích cực là chiếc neo giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến
động của cuộc đời, có thể sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được
mà không cảm thấy bị thua thiệt, mất mát.


Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội giúp học sinh
truyền đạt những điều họ biết (Kiến thức), những gì các em suy nghĩ hay cảm
nhận (Thái độ) và những gì họ tin (Giá trị) trở thành khả năng thực tiễn về
những gì cần làm và làm như thế nào.
Thanh thiếu niên phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao
nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống của
thanh thiếu niên, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được
những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực
tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em.
Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, người học cần
cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân ấy đối với
các giá trị.
Thực chất kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động và ngược lại với
kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng
cố các giá trị.
Để cảm nhận được sâu sắc các giá trị, ở người học cần phải phát triển những
kỹ năng nhất định. Chính vì thể, song song với giáo dục giá trị, cần trang bị
cho người học cách tiếp nhận và chuyển tải các giá trị ấy – đó chính là kỹ năng
sống.
Tuy nhiên, cũng xin khuyến cáo, nếu quá tập trung vào các kỹ năng sống dưới

góc độ “kỹ thuật hành vi” và không chứa đựng giá trị nhân văn tốt đẹp thì giáo
dục kỹ năng sống kiểu này có thể dẫn đến phi đạo đức, không phù hợp với
mục đich giáo dục tốt đẹp của chúng ta.
Vậy, làm thế nào cho các em có thể lĩnh hội, hình thành những kĩ năng sống,
giá trị sống tốt đẹp?


Thứ nhất, cần phải hiểu rằng, việc rèn luyện hay giáo dục kĩ năng sống, giá trị
sống cho học viên không phải ngày một ngày hai là có thể nhìn thấy được
thành quả của nó. Từ việc giúp các em nhận thức đến việc các em tự ý thức
hình thành những kĩ năng sống, giá trị sống thể hiện ra bằng những hành vi cụ
thể là cả một hành trình dài và vô cùng gian nan mà không phải học sinh nào
cũng dễ dàng đạt đến đích.

Một trong những nội dung và phương pháp rèn luyện kĩ năng sống, giá trị
sống cho các em là giáo dục học khả năng tự lập: tự nhận thức, đánh giá được
chính bản thân mình; biết vạch ra kế hoạch, thời gian biểu học tập cho bản
thân và biết định hướng được nghề nghiệp cho tương lai. Điều này dễ hiểu bởi
một yếu tố đã trở thành đặc thù của hệ bổ túc văn hóa mà ai cũng biết, và tôi
cũng đã trình bày ở trên, đó là xuất phát điểm, là ý thức đạo đức, kỉ luật, là
học lực của học viên,... Nếu mỗi cá nhân thông qua chương trình học càng
hiểu về bản thân mình tốt thì họ có thể dễ dàng thay đổi.
Chỉ khi nào nhận thức rõ, hiểu rõ về mình, cá nhân đó mới nhận ra được điều
gì chưa phù hợp để hướng đến thay đổi, thích ứng. Trong nền kinh tế tri thức
như hiện nay đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự phát triển để có thể theo kịp với
những thay đổi không ngừng của xã hội. Những câu hỏi dạng như: Mình là ai ?
Mình đang ở đâu ? Mình muốn gì ? Mình sẽ đi đâu ?... nếu được hiểu và nhận
thức đúng đắn sẽ giúp các em hiểu được bản chất con người mình và sẽ vững
vàng hơn trước những thay đổi để lựa chọn cho mình những mục tiêu của cuộc
đời phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.



Tâm Như Hạnh ( tổng hợp)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×