Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã xuân hòa, huyện vũ thư, tỉnh thái bình năm 2015 bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính với sự trợ giúp của phần mềm arcgis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.19 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

Ngô Thành Long

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT XÃ XUÂN HÒA, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH
THÁI BÌNH NĂM 2015 BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ VỚI SỰ TRỢ
GIÚP CỦA PHẦN MỀM ARCGIS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Địa chính

Hà nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

Ngô Thành Long

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT XÃ XUÂN HÒA, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH
THÁI BÌNH NĂM 2015 BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH XÃ VỚI SỰ TRỢ
GIÚP CỦA PHẦN MỀM ARCGIS



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Địa chính

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn
Th.S. Phạm Xuân Cảnh

Hà nội - 2015
2


Mục lục

Lời Cảm Ơn
----------

Để hoàn thành bài niên luận này em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô Khoa Địa Lý ngành Địa Chính trường Đại học khoa học tự
nhiên đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
3


PGS.TS Phạm Quang Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
bài niên luận này.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp K56- Địa chính đã động viên cho
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài niên luận này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

TP. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015

Sinh viên
Ngô Thành Long

DANH MỤC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH.

5


1. Mở đầu.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá vì vậy từ khi có nhà nước để đảm
bảo cho việc sử dụng nguồn tài nguyên này hiệu quả thì công tác quản lý nhà nước về
đất đai đã ra đời. Từ thời nhà Trần đã có tư tưởng thành lập hệ thống địa bạ để quản lý
đất đai. Vào thời nhà Hồ(1398-1402), Hồ Quý Ly đã cho đo đạc và lập sổ ruộng đất.
Đến thời nhà Lê cho đo đạc các thửa đất và làm sổ ruộng đất toàn quốc năm 1428, vẽ
bản đồ toàn quốc năm 1490. Ngày nay quản lý nhà nước nhà nước về đất đai vẫn là
một lĩnh vực quan trọng trong quản lý nhà nước và ngày càng phát triển, giúp nhà
nước quản lý tốt tài nguyên đất đai, tăng hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
Như chúng ta đã biết “Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên
đất; điều tra xây dựng giá đất” là một trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất
đai.Trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, được xây
dựng năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai quy định tại điều 34 của Luật
đất đai 2013 . Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian

(vị trí, hình dáng, kích thước), thuộc tính (loại đất,…) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý
cao để Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là
cơ sở để phục vụ cho công quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Với tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra một cách nhanh chóng đi
cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nó đi sâu vào mọi khía
cạnh của cuộc sống. Ngành quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự hướng dẫn nhiệt tình của khoa Địa lý và
6


những kiến thức đã được học tại trường em đã tiến hành nghiên cứu đề tài“Thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm
2015 bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính với sự trợ giúp của phần mềm
Arcgis ”..
2. Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
phần mềm Arcgis làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Xuân
Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2015 bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa
chính.
3. Nội dung nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất : Thông tư

28 ( tháng 6 năm 2014) Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất; Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; quyết định số 23/2007 của bộ
Tài nguyên và Môi trường về kí hiệu cho bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử
-

dụng đất.
Từ cơ sở thu thập được các tài liệu trên ta tiến hành phân tích tài liệu từ đó rút ra được

cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng phương

-

pháp sử dụng bản đồ địa chính.
Thu thập bản đồ địa chính xã Xuân Hòa năm 2014, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai

-

của xã Xuân Hòa, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Xuân Hòa.
Sử dụng tốt phần mềm Arcgis

7


4. Giới hạn nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã từ

-

bản đồ địa chính cơ sở.
Quy trình công nghệ các bước thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã bằng

-

bản đồ địa chính cấp xã.
Nghiên cứu, sử dụng phần mềm Arcgis để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Hòa

năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu.

a) Phương pháp điều tra, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu.
Sử dụng phương pháp này để thu thập nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đó là luật,các thông tư, nghị định, tài liệu
tham khảo,... Tuy nhiên việc thành lập bản đồ hiện trạng yêu cầu phải áp dụng những
văn bản pháp luật mới nhất có hiệu lực. Vì vậy sau khi đánh giá và xử lý tài liệu tôi đã
-

lọc được những tài liệu có liên quan sau:
Luật đất đai 2013.

8


-

Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014, “Quy định về thống

-

kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất”
Quyết định số 23/2007 QĐ-BTNMT:”Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

-

đồ quy hoạch sử dụng đất”.
Bản đồ địa chính xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Số liệu kiểm kê đất đai xã Xuân Hòa.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Hòa

b) Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.


Sau khi thu thập được những tài liệu đáng tin cậy và có giá trị trên, tiến hành

-

phân tích các nội dung có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Nội dung gồm:
Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Nội dung và các nguyên tắc lựa chọn nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Các phương pháp bản đồ dùng để thể hiện nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Ứng dụng phần mềm Arcgis trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Hòa, huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính xã Xuân Hòa.
c) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không tránh khỏi
những thiếu sót và có những biến động nhất định ngoài thực tế do vậy cần tiến hành
điều tra thực địa, đối soát bản đồ nhằm chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện bản đồ.
Nội dung phương pháp này bao gồm:
-

Hỏi cán bộ địa chính.

9


-

Đi thực địa theo tuyến đã định sẵn.


Ngoài ra phương pháp này còn thu thập các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã và một vài tài liệu khác liên quan đến khóa luận.
d) Phương pháp ứng dụng phần mềm Arcgis.

Phần mềm Arcgis là phần mềm mạnh trong thành lập, biên tập bản đồ. Việc sử
dụng phầm mềm Arcgis để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Hòa là
một giải pháp tốt.
Ứng dụng Arcgis để : hiển thị, chuẩn hóa dữ liệu từ bản đồ địa chính sang các
lớp dữ liệu trong Arcgis, khái quát hóa bản đồ, trình bày, biên tập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
6) Cấu trúc khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận- kiến nghị cấu trúc khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
Chương 2. Quy trình các bước thành lập đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
xã bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính với sự trợ giúp của phần mềm
Arcgis.
Chương 3. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Xuân Hòa, huyện
Vũ Thư năm 2015 từ bản đồ địa chính xã bằng phần mềm Arcgis

10


CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.
1.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
1.1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Theo cách hiểu khoa học thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề

được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế - xã
hội và cả nước. Trên đó thể hiện đầy đủ chính xác các thông tin về ranh giới, vị trí, số
lượng, diện tích của các loại đất và loại hình sử dụng đất tại thời điểm nhất định theo
luật đất đai 2013. Nội dung bản đồ chuyên đề bao gồm hai nội dung chính đó là cơ sở
địa lý và nội dung chuyên đề.
Trong đó nội dung chuyên đề được hiểu giống như “hiện trạng sử dụng đất”,
nó biểu thị ranh giới của các đơn vị sử dụng đất, phân loại sử dụng đất, biểu đồ cơ
cấu[5].
Theo định nghĩa của bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số
22/2007/QĐ-BTNMT: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện Bản đồ hiện
trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu
kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn
vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ,
1.1.2

-

trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ
Mục đích của việc thành lập bản đồ hiện trạng bản đồ sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý
nhà nước về đất đai. Vì vậy mục đích chính của nó bao gồm:
Nhằm thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định kỳ
hằng nằm và 5 năm, được thể hiện theo đúng vị trí, diện tích, đúng loại đất ghi trong

-

Luật Đất Đai năm 2013 trên các bản đồ thích hợp ở các cấp.
Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản lý nhà nước


-

về đất đai.
Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch hằng năm đã được phê duyệt.

11


-

Làm tài liệu cơ bản và thống nhất để các ngành khác sử dụng, xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt các

ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp,...
1.1.3 Yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Có 5 yêu cầu chính trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đó là:
1. Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01 tháng 01 hàng năm.
2. Đạt được độ chính xác cao.
3. Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đạt được độ chính xác cao. Phải
được xây dựng theo tất cả các cấp hành chính với hệ thống lần lượt từ các cấp dưới lên
các cấp cao hơn: bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là cấp xã, tiếp theo là đến cấp huyện, lên đến
cấp tỉnh, cao hơn là cấp vùng, và cuối cùng là cả nước.Phải đảm bảo được tính đồng
bộ và hiệu quả đối với công tác kiểm kê và quy hoạch sử dụng đất: tên gọi và mã số
các loại hình sử dụng đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thống nhất
với các kết quả của công tác kiểm kê và quy hoạch sử dụng đất tại cùng thời điểm, tỷ
lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất
cùng cấp (trừ cấp xã) được quy định rõ trong luật 2013.[8]
4. Phải đảm bảo được tính đồng bộ và hiệu quả đối với công tác kiểm kê và quy hoạch sử
dụng đất (tên gọi các loại hình sử dụng đất, mã số), tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải

cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp.
5. Về mặt thời điểm thực hiện và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
Thời điểm kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất định kỳ 05 năm
được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số tận cùng là 4
Thời điểm hoàn thành và nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất định kỳ 05 năm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân
dân cấp huyện trước ngày 01 tháng 6 của năm sau;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 7 của năm sau;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài
nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 9 của năm sau;
d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Thủ
tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 11 của năm sau.[4]
1.2 Nội dung và các nguyên tắc lựa chọn nội dung của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
12


1.2.1
1.
-

Các yêu cầu chung khi xác định nội dung của bản đồ hện trạng sử dụng đất.
Phải liệt kê đầy đủ các yếu tố của nội dung bản đồ, trong đó phải liệt kê :
Các yếu tố cơ sở địa lý. Bao gồm cơ sở toán học và các yếu tố nền.
Nội dung hiện trạng sử dụng đất. Bao gồm: khoanh đất theo mục đích sử dụng, ranh

giới và biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất.

2. Chọn hế thống phân loại và các thuộc tính cho các yếu tố nội dung.
3. Xác định hệ thống ký hiệu cho bản đồ.
4. Xác định các phương pháp thể hiện và các quy định kỹ thuật đối với các yếu tố nội
dung.[7]
1.2.2 Nội dung của bản đồ hiện trạng.

Bao gồm 2 nội dung chính đó là nội dung về cơ sở địa lý và nội dung về hiện
trạng sử dụng đât. Trong đó:
• Nội dung cơ sở địa lý gồm:
- Cơ sở toán học : hệ quy chiếu, lưới chiếu, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, độ chính xác
- Các yếu tố nền : biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp, ranh giới

các khoanh đất, địa hình, thủy hệ, giao thông, các trung tâm hành chính kinh tế xã
hội, các địa vật độc lập mang tính định hướng.
• Nội dung hiện trạng sử dụng đất bao gồm khoanh đất, ranh giới khoanh đất, biểu đồ cơ
cấu, diện tích các loại đất chính.
1.2.3 Các nguyên tắc lựa chọn nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
1) Cơ sở toán học.
a) Hệ quy chiếu.
Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại Quyết định số 83/2000/QĐTTg ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ
quốc gia Việt Nam; Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng
hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia
Việt Nam-2000.
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ 1994 và
được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây:
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai
hệ:
13



- Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa
là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng phương pháp thủy
chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn. Cao độ một điểm mặt đất
bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn H γ, theo phương dây
dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
- Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84 được
định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
+ Bán trục lớn:

a = 6 378 137 m.

+ Độ lệch tâm thứ nhất:

e2 = 0.00669437999013

(hay độ dẹt α (f) = 1 / 298.257223563)
+ Vận tốc góc quay quanh trục: ω = 7292115x10-11rad/s -11rad/s
+ Hằng số trọng trường Trái đất:

fM=3986005.108m3s-2

Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, Tổng
cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
b) Lưới chiếu.

Theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường, mỗi vùng đều có quy định
riêng về lươid chiếu. Điều đó được quy định cụ thể trong bảng sau[4]:
Bảng 01. Quy định về lưới chiếu cho từng cấp.
Cấp xã, huyện,tỉnh
Cấp vùng kinh tế- xã hội


14

Cả nước


Tất cả tỷ lệ từ 1:1000 đến 1:
100000
Thành lập trên mặt phẳng
chiếu hình, múi chiếu 30 có hệ
số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng
chiều dài ko = 0,9999. Kinh
tuyến trục của từng tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung
ương quy định tại Phụ lục số
04 Thông tư 28 của bộ
TN&MT.

Tỷ lệ 1: 250000 ta sử dụng
lưới chiếu hình trụ ngang
đồng góc với múi chiếu 60,
có hệ số điều chỉnh tỷ lệ
biến dạng chiều dài: ko =
0,9996.

Tỷ lệ 1: 1000000 ta
sử dụng lưới chiếu
hình nón đồng góc
với hai vĩ tuyến
chuẩn 110 và 210, vĩ

tuyến gốc là 40, kinh
tuyến Trung ương là
1080 cho toàn lãnh
thổ Việt Nam.

Tỷ lệ
Căn cứ vào diện tích tự nhiên và quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn
vị hành chính các cấp, các vùng kinh tế, toàn quốc do bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định, tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp được quy định trong bản
sau[4]:
Bảng 02. Quy định về tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của từng cấp.
Đơn vị hành chính
Diện tích tự nhiên (ha)
Tỷ lệ bản đồ
Dưới 120
1: 1000
Từ 120 đến 500
1: 2000
Cấp xã
Trên 500 đến 3.000
1: 5000
Trên 3.000
1: 10000
Dưới 3.000
1: 5000
Từ 3.000 đến 12.000
1: 10000
Cấp huyện
Trên 12.000
1: 25000

Dưới 100.000
1: 25000
Từ 100.000 đến 350.000
1: 50000
Cấp tỉnh
Trên 350.000
1: 100000
c)

15


Cấp vung
Cả nước

1: 250000
1: 1000000

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất có hình
dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ
lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây.

d) Nguyên tắc biểu thị lưới .

Nguyên tắc biểu thị lưới áp dụng cho từng cấp vùng với các tỷ lệ khác nhau.
Điều này được quy định cụ thể trong bảng sau[4]:
Bảng 03. Nguyên tắc biểu thị lưới

Huyện
Tỉnh

Tỷ lệ từ
Tỷ lệ 1:5000 Tỷ lệ 1:25000
1:1000 đến 1: và 1: 10000
biểu thị lưới
10000 ta chỉ
ta sử dụng
kilômet với kích
biểu thị lưới
kích thước ô
thước ô vuông
kilômet với
vuông lưới
lưới kilômet là
kích thước ô kilômet
8x8 cm. Tỷ lệ
vuông lưới
10x10cm. Tỷ 1:50000 và 1:
kilômet
lệ 1: 25000 sử 100000 chỉ biểu
10x10cm
dụng kích
thị lưới kinh vĩ
thước ô
tuyến. Tỷ lệ 1:
vuông lưới
50000 kích thước
kilômet 8x8
là 5’x5’, tỷ lệ
cm
1:100000 kích

thước là 10’x10’
16

Vùng
Tỷ lệ 1:250000
biểu thị lưới
kinh vĩ tuyến
với kích thước
là 20’x20’.

Quốc gia
Tỷ lệ
1:1000000 biểu
thị lưới kinh vĩ
tuyến với kích
thước là 1°x1°.


e) Độ chính xác.

Độ chính xác số hóa, chuyển vẽ, khoanh vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ kết
quả điều tra kiểm kê bao gồm
- Bản đồ số hóa phải bảo đảm sai số kích thước các cạnh khung trong của bản
đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết không vượt quá 0,2 mm và đường chéo
không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các khoanh đất không vượt quá ± 0,5 mm tính theo
tỷ lệ bản đồ hiện trạng;
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không được
vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng.[4]
2) Các yếu tố nền


a) Biên giới quốc gia và đường địa giới hành chính các cấp: Đối với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất của vùng kinh tế - xã hội dạng giấy chỉ thể hiện đến địa giới
hành chính cấp huyện; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước dạng giấy chỉ thể
hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng
nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.Trường hợp không thống nhất
đường địa giới hành chính giữa thực tế đang quản lý với hồ sơ địa giới hành chính thì
trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính thực tế
đang quản lý. Trường hợp đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện đường địa giới hành chính khu vực đang tranh
chấp theo ý kiến của các bên liên quan[4];
b) Địa hình: Thể hiện đặc trưng địa hình của khu vực (không bao gồm phần địa
hình đáy biển, các khu vực núi đá và bãi cát nhân tạo) và được biểu thị bằng đường
bình độ, điểm độ cao và ghi chú độ cao. Khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị
đường bình độ cái và điểm độ cao đặc trưng[4].
c) Thủy hệ và các đối tượng có liên quan phải thể hiện gồm biển, hồ, ao, đầm,
phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối. Đối với biển thể hiện theo đường mép
nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm; trường hợp chưa xác định được
đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác định theo đường
17


mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê để thể hiện. Các yếu tố thủy hệ khác có
bờ bao thì thể hiện theo chân phía ngoài đường bờ bao (phía đối diện với thủy hệ);
trường hợp thủy hệ tiếp giáp với có đê hoặc đường giao thông thì thể hiện theo chân
mái đắp của đê, đường phía tiếp giáp với thủy hệ; trường hợp thủy hệ không có bờ bao
và không tiếp giáp đê hoặc đường giao thì thể hiện theo mép đỉnh của mái trượt của
thủy hệ[4].
d) Giao thông và các đối tượng có liên quan thể hiện phạm vi chiếm đất của
đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông trên hệ thống đường đó được quy

định trong bảng sau[4]:

Bảng 04. Quy định biểu thị đường giao thông cho các cấp.

Tỷ lệ từ 1:1000
đến 1: 10000 ta thể
hiện tất cả các loại
đường giao thông các
cấp, kể cả đường trục
chính trong khu dân cư,
đường nội đồng, đường
mòn tại các xã miền
núi, trung du.

f)

Huyện

Tỉnh

Tỷ lệ từ 1:
5000 đến 1: 25000
đường bộ biểu thị
từ đường liên xã trở
lên; khu vực miền
núi phải biểu thị cả
đường đất nhỏ.

Tỷ lệ từ
1:25000 đến 1:

1: 100000 biểu
thị từ đường
liên huyện trở
lên.

Vùng kinh tế
và cả nước.
Tỷ
lệ
1:
250000

1:1000000 biểu thị
từ đường tỉnh lộ trở
lên, khu vực miền
núi phải biểu thị cả
đường liên huyện.

Biểu thị các nội dung khác như:các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng
và công trình kinh tế, văn hóa – xã hội, ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính
giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết.
18


3) Nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất.
a) Loại đất.

Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường hợp
khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc

đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa
sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định theo mục đích sử dụng đất
mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã
đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử dụng chính
của khoanh đất.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích xác định theo thông tư số 28/2014
TT-BTNMT.

b) Khoanh đất

Khoanh đất là đơn vị của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định trên
thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín. Trên bản đồ hiện trạng
sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo
hiện trạng sử dụng khoanh đất đó.
Nguyên tắc biểu thị khoanh đất cho từng cấp được quy định cụ thể trong bảng
sau[4].
Bảng 05. Nguyên tắc biểu thị khoanh đất của từng cấp


Huyện

Tỉnh

Vùng kinh tế và
quốc gia

Tỷ lệ từ 1:1000 đến
1: 10000 phải biểu thị
những khoanh đất có

diện tích ≥ 16 mm2

Tỷ lệ 1:5000 và
1:10000 biểu thị
những khoanh đất có
diện tích ≥16 mm2.
Tỷ lệ 1: 25000 biểu
thị những khoanh đất
≥9 mm2

Tỷ lệ từ 1:25000
đến 1: 100000
biểu thị những
khoanh đất ≥9
mm2.

Tỷ lệ 1:250000 và
1:1000000 biểu
thị những khoanh
đất ≥4mm2.

*) Lưu ý:

19


Riêng những trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên đây
theo tỷ lệ bản đồ thì thể hiện theo hai cách như sau:
+ Những khoanh đất nhỏ hơn theo quy định nhưng không quan trọng thì được phép khái
quát hóa, xóa bỏ ranh giới và nhập diện tích vào các khoanh đất lớn hơn liền kề.

+ Những khoanh đất nhỏ hơn theo quy định nhưng quan trọng do những khoanh đất đó
có giá trị cao về mặt kinh tế hoặc thông qua chúng phản ánh tính chất đặc thù của điều
kiện tự nhiên thì yêu cầu bắt buộc phải thể hiện trên bản đồ bằng cách phóng tonhưng
không quá 1,5 lần; biểu thị trên bản đồ bằng nét đứt; phóng to nhưng phải đảm bảo
tính tương ứng về mặt hình thể của khoanh đất.
c) Ranh giới khoanh đất
Đối với cấp xã: Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện
ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai;
Đối với cấp huyện, cấp tỉnh, các vùng kinh tế -xã hội và cả nước: Ranh giới các
khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện theo các chỉ tiêu tổng hợp đã
được quy định tại thông tư số 42/2014/TT-BTNMT.
Nhãn khoanh đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp chỉ thể hiện mã loại
đất.
1.2.4 Các thuộc tính của các nhóm đất và loại đất theo mục đích sử dụng.
1. Nhóm đất nông nghiệP (NNP).

Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp(SXN)
Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây
lâu năm.
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm(CHN)
Đất trồng cây hàng năm làđất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây có thời
gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất
sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng
năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm(CLN)
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo

trồng tới khi thu hoạch là trên một năm; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây
hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho, v.v.
20


Các loại cây lâu năm bao gồm:
- Cây công nghiệp lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch
không phải là gỗ, được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải
qua chế biến mới sử dụng được như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa, v.v;
- Cây ăn quả lâu năm: Gồm các cây lâu năm có sản phẩm thu hoạch là quả để
ăn tươi hoặc kết hợp chế biến;
- Vườn tạp là vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen
lẫn cây hàng năm mà không được công nhận là đất ở;
- Các loại cây lâu năm khác không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và
cây ăn quả lâu năm, chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô
thị, khu dân cư nông thôn.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh
dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê
thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả
hai mục đích đó).

1.2 Đất lâm nghiệp(LNP)
Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu
chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được
trồng rừng hoặc trồng kết hợp khoanh nuôi tự nhiên. Riêng đất đã giao, cho thuê để
khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên mà chưa đạt tiêu
chuẩn rừng thì chưa thống kê vào đất lâm nghiệp mà thống kê theo hiện trạng (thuộc
nhóm đất chưa sử dụng).
Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc

dụng.
Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản,
kinh doanh dịch vụ dưới tán rừng thì ngoài việc thống kê theo mục đích lâm nghiệp
còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì
thống kê cả hai mục đích phụ đó).

1.2.1 Đất rừng sản xuất(RSX)
21


Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
1.2.2 Đất rừng phòng hộ(RPH)
Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo
vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng
ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
1.2.3 Đất rừng đặc dụng(RDD)
Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm
khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích
lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản(NTS)
Đất nuôi trồng thủy sảnlà đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng
thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
1.4 Đất làm muối(LMU)
Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
1.5 Đất nông nghiệp khác(NKH)
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp

trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp(PNN)

Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sử dụng vào mục đích không
thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo,
tín ngưỡng; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi,
kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;đất phi nông nghiệp khác.
2.1 Đất ở(OCT)
Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống;
đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả
trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao
gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
22


Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê
theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp.

2.1.1 Đất ở tại nông thôn(ONT)
Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất
ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã,
thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.
2.1.2 Đất ở tại đô thị(ODT)

Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị
trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các
quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn do xã quản lý.
2.2 Đất chuyên dùng(CDG)
Đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước; đất xây dựng công
trình sự nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng.
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan(TSC)
Đất xây dựng trụ sở cơ quan là đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở hoặc
văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2.2.2 Đất quốc phòng(CQP)
Đất quốc phòng là đất được sử dụng làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; đất sử
dụng xây dựng căn cứ quân sự; đất sử dụng xây dựng công trình phòng thủ quốc gia,
trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng; đất sử dụng làm ga, cảng quân sự; đất
xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ
trực tiếp cho quốc phòng; đất sử dụng xây dựng kho tàng quân sự; đất làm trường bắn,
thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn
luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công vụ của quân đội; đất xây dựng cơ sở giam
giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.
Trường hợp đất quốc phòng được phép kết hợp sử dụng vào các mục đích phụ gồm
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp thì ngoài việc thống kê vào mục đích quốc phòng phải thống kê theo mục đích phụ
là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

23


2.2.3 Đất an ninh(CAN)
Đất an ninh là đất được sử dụng làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; đất sử dụng
xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về an ninh; đất

xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ
trực tiếp cho an ninh; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
đất xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công
vụ của công an; đất xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Công an quản lý.
Trường hợp đất an ninh được phép kết hợp sử dụng vào các mục đích phụ gồm sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp thì ngoài việc thống kê vào mục đích an ninh phải thống kê theo mục đích phụ là
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp(DSN)
Đất xây dựng công trình sự nghiệp làđất xây dựng các công trình sự nghiệp
công lập, ngoài công lập thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế,
giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao
và các công trình sự nghiệp khác.
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp(CSK)
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là đất làm mặt bằng để xây dựng
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở
sản xuất phi nông nghiệp (kể cả trụ sở, văn phòng đại diện, sân kho và nhà kho của tổ
chức kinh tế); đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm.
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng(CCC)
Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào các mục đích giao
thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt
cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình
bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và công trình công cộng khác.
2.3 Đất cơ sở tôn giáo(TON)
Đất cơ sở tôn giáolà đất có các công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà
nguyện,thánh thất, thánh đường, niệm phật đường,tu viện, trường đào tạo riêng của tôn
giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước
cho phép hoạt động.

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng(TIN)
24


Đất cơ sở tín ngưỡnglà đất có các công trình tín ngưỡng gồm đình, đền, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ.
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng(NTD)
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng là đất để làm nơi mai
táng tập trung, đất có công trình làm nhà tang lễ và công trình để hỏa táng.
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối(SON)
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn
dạng tuyến không có ranh giới khép kín để tạo thành thửa đất được hình thành tự nhiên
hoặc nhân tạo phục vụ cho mục đích thoát nước, dẫn nước.
Trường hợp đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có kết hợp sử dụng vào
mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào
mục đích chuyên dùng còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản
và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng(MNC)
Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn
dạng ao, hồ, đầm có ranh giới khép kín để hình thành thửa đất, thuộc phạm vi các đô
thị và các khu dân cư nông thôn hoặc ngoài khu đô thị, khu dân cư nông thôn nhưng
không sử dụng chuyên vào mục đích chuyên nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, thủy lợi.
Trường hợp sông cắt ngang các hồ chứa nước thì cần xác định phần diện
tích sông theo dòng chảy liên tục; diện tích hồ sẽ không gồm phần đã tính vào
diện tích sông.
Trường hợp đất mặt nước chuyên dùng có kết hợp sử dụng vào mục đích nuôi
trồng thủy sản, kinh doanh - dịch vụ du lịch thì ngoài việc thống kê vào mục đích
chuyên dùng còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất nuôi trồng thủy sản và đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.


2.8 Đất phi nông nghiệp khác(PNK)
Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động
trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng
công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công
trình đó không gắn liền với đất ở.

25


×