Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ CưƠNG MÔN HỌC Nhân học và Phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trƣờng Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
Nhân học và Phát triển
Anthropology and Development
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Nguyễn Văn Chính
Chức danh: Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Địa điểm làm việc: Văn phòng Khoa Lịch sử,
Địa chỉ liên hệ: Nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 5586588; Di động: 0913049653
E - mail:
Các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử nhân loại học
- Phương pháp nghiên cứu trong nhân loại học
- Nông thôn và nông dân Châu Á so sánh
- Lao động, di dân, đói nghèo và phát triển
- Bản sắc tộc người và các truyền thống địa phương
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Nhân học và Phát triển
- Mã môn học: HIS 8062
- Số tín chỉ: 02.
- Môn học:
- Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Dân tộc học và Nhân học, Khoa Lịch sử,
Tầng 3 Nhà B, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức:
Chuyên đề này nhằm giúp người học sử dụng các kiến thức và phương pháp nhân học trong
việc đánh giá tình trạng nghèo khổ, những thách thức đối với người nghèo trong việc tiếp cận


các nguồn tài nguyên căn bản và tìm kiếm các giải pháp cải thiện tình hình kinh tế, xã hội và
chính trị của họ. Trọng tâm của chuyên đề nhấn mạnh vào ý nghĩa của khái niệm phát triển và
vai trò của nhân học.
- Mục tiêu kỹ năng:
1


Cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp nhân học và ứng dụng các kiến thức ấy vào
việc tìm hiểu tình trạng kém phát triển và quá trình chuyển đổi của xã hội.
Làm quen với các kỹ năng phân tích có tính phê phán để xác định các vấn đề của
tình trạng đói nghèo và kém phát triển.
Nhận biết các vấn đề và khó khăn gặp phải trong quá trình vận dụng các lý luận và
phương pháp nhân học vào những hoàn cảnh cụ thể.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Chuyên đề này đặc biệt nhấn mạnh đến các phương pháp mà trong đó nhà nhân học “lý thuyết
hoá” sự chuyển biến kinh tế - xã hội cũng như tìm kiếm những ngụ ý cho các hoạt động thực
tiễn và sự can thiệp vào quá trình phát triển. Các chủ đề chính được thảo luận trong môn học
này bao gồm mối liên hệ giữa các quá trình kinh tế - chính trị, các bản sắc đang thay đổi, và
hơn thế, mối liên hệ giữa quyền lực, tri thức và sự phản kháng thường được phản ánh sinh
động trong các mô tả dân tộc học. Chuyên đề tập trung vào các nội dung chính sau đây: 1)
bản chất và các vấn đề của tình trạng đói nghèo; 2) lý thuyết nhân học về phát triển; 3) vận
dụng các kiến thức nhân học vào việc tìm kiếm các giải pháp thực tiễn của phát triển.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Nội dung

Hình thức tổ chức dạy và học
Lên lớp:


Bài


Thảo

Thực
hành,

thuyết

tập

luận
5

điền


Chương 1. Nghiên cứu phát triển
và vai trò của nhân học

Tổng

Tự học, tự
nghiên
cứu
25

30

2


10

12

1

10

11

1.1. Lý thuyết nhân học về phát
triển
1.2. Bản chất và các vấn đề của
tình trạng đói nghèo
1.3. Tương đối luận và nhân học
ứng dụng trong nghiên cứu
phát triển
Chương 2. Phương pháp tham
gia trong nghiên cứu phát triển
2.1. Khái niệm về phát triển có
sự tham gia của cộng đồng
2.2. Kiến thức bản địa và nhân
học về sinh thái
2


2.3. Các nguồn tài nguyên và
xung đột trong sử dụng tài
nguyên
2.3. Sinh kế, dân số và sức khoẻ

2.4. Giới và phát triển
Chương 3. Ứng dụng nhân học
vào phân tích một số trường hợp
cụ thể của Việt nam

2

5

7

3.1. Đánh giá tình trạng đói
nghèo có sự tham gia của cộng
đồng tại các khu vực đô thị, nông
thôn và vùng dân tộc thiểu số
3.2. Kế hoạch hoá gia đình và
sức khoẻ sinh sản
3.3. Định canh định cư, di dân và
tái định cư
3.4. Biến đổi, thích ứng và bảo
tồn bản sắc văn hoá trong phát
triển
6. Học liệu
6.1. Giáo trình môn học
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1 .Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
1. Paul Sillitoe, Các nhà nhân học chỉ cần ứng dụng: Các thách thức của nhân
học ứng dụng. Tạp chí Royal Anthropology, No.13:147-165. Bản dịch tiếng
Việt của Nguyễn Xuân Thơm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tiến vào thế kỷ 21: Các trụ cột của sự phát

triển. Hà Nội: Ngân hàng Thế giới, 2000.
3. Nhóm hành động chống đói nghèo, Đánh giá nghèo theo vùng. Vùng miền
núi phía Bắc (TậpI); Vùng đồng bằng sông Cứu Long (Tập 2). Hà Nội:
UNDP & DFID, 2003.
4. Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, Báo cáo đánh giá về nghèo khổ với sự tham
gia của cộng đồng. Hà Nội: Quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, 1999.
5. Marc Lammerink & Ivan Wolffers, Một số ví dụ chọn lọc về nghiên cứu
tham dự. Hà Nội: Chương trình Nghiên cứu Việt nam – Hà Lan, 2001.
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
3


6. Nguyễn Văn Chính, Định canh định cư và tác động của nó lên biến đổi văn
hoá ở người Khmu Việt Nam. Tạp chí Journal of Vietnamese Studies,
University of California Berkelly, 2008.
7. Nguyễn Văn Chính, Nhà nước, các cộng đồng luật tục và quản trị rừng
bền vững ở vùng núi Việt nam. Bài viết trình bày tại Hội thảo quốc tế
“Beyond Hills and Plains, State and Societies in Southeast Asian Massif ”,
Đại học Quốc gia Singapore, 2007.
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Thi hết môn:
+ Hình thức: Viết và bảo vệ chuyên đề trước hội đồng chuyên môn.
+ Điểm và tỷ trọng: 100 %.

Phê duyệt của Trƣờng

Chủ nhiệm khoa

PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế


4

Ngƣời biên soạn

PGS.TS. Nguyễn Văn Chính



×