ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------
NIÊN LUẬN
KHÓA: 2012 - 2016
Đề tài:
VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH
QUẢNG BÌNH
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Duy Phương
Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Hiền
Lớp
: Luật Dân Sự - K36A
Mã số sinh viên
: 1250110105
2
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được bài niên luận này, trước
tiên em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các thầy
cô là Giảng Viên Đại học Luật – Đại Học Huế đã
truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng làm
nền tảng căn bản trong những năm qua. Đặc biệt,
em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới PGS.TS.
Nguyễn Duy Phương, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong thời gian qua để em có thể hoàn
thành một cách tốt nhất bài niên luận của mình.
Em xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe,
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống để tiếp
tục sự nghiệp trồng người thiêng liêng và vinh quang
mà đảng và nhân dân giao phó.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia
đình, bạn bè đã luôn theo sát em trong thời gian qua,
làm động lực cho em hoàn thành tốt bài niên luận
của mình. Là sinh viên còn nhiều hạn chế về khả
năng trong việc tiếp cận với các thông tin tài liệu
nên chắc chắn niên luận của em sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất đònh. Em rất mong muốn
mọi sự góp ý, nhận xét, đánh giá của thầy, cô
giáo, các bạn sinh viên và những ai quan tâm đến
bài niên luận này để bài niên luận ngày càng
được hoàn thiện hơn.
3
Em xin chaõn thaứnh caỷm ụn !
Sinh vieõn
Hoaứng Thũ
Hien
4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPGDTX,P,TT
BPXLHC
UBTVQH
UBND
LXLVPHC
TT
NĐ
TAND
:
:
:
:
:
:
:
:
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Biện pháp xử lý hành chính
Ủy ban thường vụ quốc hội
Ủy ban nhân dân
Luật xử lý vi phạm hành chính
Thông tư
Nghị định
Tòa án nhân dân
6
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới thì
hệ thống các quy định pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp
luật, vi phạm đạo đức, bảo vệ và đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng
của công dân và sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đất nước
thành công. Đồng thời góp phần to lớn trong việc giáo dục người có hành
vi vi phạm trở thành những công dân tốt cho xã hội.Vấn đề vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực hành chính là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên
thế giới đặc biệt là ở Việt Nam.Từ khi luật Xử lý vi phạm hành chính được
Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2013 thì đây cũng là một bước phát triển mới về cơ chế pháp lý bảo
đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta. Áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước
nhằm duy trì trật tự, kỉ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng
ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Hiện nay
vấn đề này còn gặp nhiều bất cập, khó khăn trong việc áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Vì thế cần phải
tìm ra những biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào cho phù hợp với
những yêu cầu mới hiện nay của pháp luật về vật chất lẫn tinh thần, bảo
đảm lợi ích chung của cộng đồng, phù hợp với thực tế cuộc sống. Chúng
ta cần đặt ra những câu hỏi: Vậy pháp luật về áp dụng các biện pháp đã
được áp dụng như thế nào trong thực tế? Đã để lại những ưu điểm, nhược
điểm gì ? Có phù hợp với thực tế không ? Đưa ra những giải pháp tốt nhất
để phù hợp với người dân mà không trái với quy định của pháp luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính tại huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình.
Nêu lên những bất cập, khó khăn về việc áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính đó. Thông qua đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm
góp phần tìm hiểu và hoàn thiện những quy định của pháp luật về các biện
pháp xử lý hành chính để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
•
Nêu những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
•
Nghiên cứu về thực tiễn về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại
huyện Lệ Thủy.
•
Phân tích những bất cập về áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy
định của pháp luật.
•
Đề ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính tại huyện Lệ Thủy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật.
Ngoài ra sử dụng các phương pháp khác như phân tích, phương pháp
so sánh, thống kê, phương pháp xã hội học pháp luật.
5. Bố cục bài niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung gồm:
•
Chương 1: Lý luận chung về các biện pháp xử lý hành chính theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
•
Chương 2: Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính
•
Chương 3: Những đề xuất, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện việc áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
1.1.1. Khái niệm của biện pháp xử lý hành chính
Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển vững mạnh khi có sự ổn định
về trật tự an toàn xã hội. Trật tự đó được quy định bởi hệ thống chế tài, các
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các
hành vi vi phạm hết sức đa dạng, phức tạp. Bên cạnh các biện pháp cưỡng
chế hình sự, dân sự và kỉ luật, các biện pháp cưỡng chế hành chính có vai
trò quan trọng trong việc đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật, duy trì
ổn định xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hiệu quả quản lí nhà
nước. Cưỡng chế hành chính gồm các biện pháp cưỡng chế khác nhau.
Dựa vào cơ sở áp dụng, cưỡng chế hành chính bao gồm: biện pháp cưỡng
chế hành chính được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra và biện
pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng trong trường hợp không có vi
phạm hành chính nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành
chính hoặc vì mục đích an ninh quốc gia; bảo vệ cộng đồng, phòng
tránh thiên tai.
Các biện pháp xử lý hành chính được xem là biện pháp cưỡng chế
hành chính đặc biệt, sở dĩ được xem là đặc biệt vì nó khác các biện
pháp cưỡng chế hành chính thông thường khác như đã phân tích trên và nó
mang những đặc trưng về mức độ nghiêm khắc cao hơn so với các biện
pháp cưỡng chế hành chính thông thường. Về thực chất biện pháp xử lý
hành chính hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất định
với hình thức như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục,
đưa vào cơ sở chữa bệnh, không thua kém các biện pháp tư pháp hình sự
về tính chất khắc nghiệt, trừng phạt; hoặc biện pháp có tính chất tác động
xã hội cao như giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Biện pháp này có đặc
trưng là thời gian cưỡng chế dài từ ba tháng đến hai năm, người bị áp
dụng phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của các cơ quan hành
chính nhà nước, tổ chức xã hội, các đoàn thể…Đối tượng bị áp dụng các
biện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn. Vì thế, biện pháp xử lý hành
chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, theo
thẩm quyền, thủ tuc được pháp luật hành chính quy định, bao gồm biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
1.1.2.1. Đặc điểm chung
- Tính pháp lí: Các biện pháp xử lý hành chính cũng như các biện
pháp cưỡng chế hành chính được pháp luật hành chính quy định cụ thể về
loại biện pháp, thẩm quyền, trường hợp, đối tượng, thủ tục và phạm vi
áp dụng. Hiện nay, thẩm quyền quy định về các biện pháp này thuộc về
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định những căn cứ chung để áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính khác làm khung pháp luật; Chính phủ không
thể đặt ra các biện pháp mới mà chỉ quy định một cách cụ thể cách thức áp
dụng đối với mỗi loại biện pháp. Đặc điểm này chủ yếu được phân biệt
với các biện pháp cưỡng chế hình sự (được pháp luật hình sự và tố tụng
hình sự quy định) và cưỡng chế dân sự (được pháp luật dân sự và tố tụng
dân sự quy định).
- Các biện pháp xử lý hành chính do các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng. Nghĩa là, không phải
bất kì cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền áp dụng mà chỉ
những chủ thể nhất định được Nhà nước trao quyền.
- Các biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong cả trường hợp có
vi phạm hành chính hoặc chưa đủ dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính
nhưng vì mục đích ngăn chặn, phòng ngừa, giáo dục.
- Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng theo thủ tục
hành chính chặt chẽ, công khai, minh bạch do các quy phạm thủ tục hành
chính quy định. Thủ tục này được pháp luật hành chính quy định một cách
chặt chẽ qua nhiều khâu, quy trình khác nhau tuy nhiên ngắn gọn và đơn
giản hơn so với thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự, cưỡng chế
dân sự được áp dụng theo thủ tục tư pháp.
1.1.2.2. Đặc điểm riêng
- Thứ nhất: Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là
cá nhân - công dân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh
trật tự, an toàn xã hội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa đến mức phải xử
lý hình sự, nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, ngăn ngừa nguy cơ
tái phạm và tạo điều kiện cho họ trở thành công dân có ích. Các biện pháp
xử lý hành chính khác hạn chế quyền nhân thâncủa cá nhân, vì vậy không
thể áp dụng với tổ chức vi phạm pháp luật.
Các biện pháp xử lý hành chính chỉ có thể áp dụng với cá nhân
là công dân Việt Nam, trong khi đó các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính được áp dụng đối với cả cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam, cá nhân tổ
chức nước ngoài vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản
lý hành chính Nhà nước.
- Thứ hai: Các biện pháp xử lý hành chính vừa do chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp và vừa do Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết
định, do đó thẩm quyền xử lý hành chính giao cho những chủ thể có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật. Mặt khác thẩm quyền áp dụng các biện
pháp cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự lại chỉ thuộc về cơ quan,
người tiến hành tố tụng. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính cũng thuộc về các chủ thể có thẩm quyền bao gồm: cơ
quan quản lý nhà nước và cơ quan tố tụng.
- Thứ ba: Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng theo thủ tục
hành chính. Khác với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
được pháp luật quy định đơn giản, nhanh chóng, biện pháp xử lý hành
chính khác tiến hành một cách chặt chẽ, qua nhiều khâu xét duyệt với sự
tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau.
Bởi việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với các đối
tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cá
nhân. Vì vậy, pháp luật cần phải quy định chính xác, minh bạch trong quá
trình xử lí để vừa đảm bảo xử lý nghiêm những hành vi phạm pháp luật,
đồng thời đảm bảo được quyền tự do dân chủ của công dân.
- Thứ tư: Kết quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thể
hiện bằng quyết định áp dụng các biện pháp xử lý và đối tượng bị áp
dụng chịu sự quản lý và hạn chế trực tiếp một số quyền tự do nhất định.
Thực chất việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là quá trình xem
xét, truy cứu trách nhiệm hành chính nhằm xác định những hậu quả pháp lý
bất lợi mà các cá nhân vi phạm phải gánh chịu trước Nhà nước. Những hậu
quả pháp lý này cần ghi nhận một cách chính thức, rõ ràng trong một quyết
định xử lý, và không dừng tại đó, quyết định này phải được tổ chức thực
hiện một cách nghiêm túc trên thực tế. Kết quả, các đối tượng vi phạm phải
chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát, chữa bệnh…của các cơ quan có thẩm
quyền trong một thời gian nhất định. Đó là nét đặc thù của các biện pháp xử
lý hành chính.
1.2. Mục đích, vai trò của các biện pháp xử lý hành chính
Xác định mục đích của một loại biện pháp cưỡng chế cần xuất phát
từ chính vai trò của nó đối với xã hội, đồng thời căn cứ vào đối tượng áp
dụng của các biện pháp đó. Các biện pháp xử lý hành chính có vai trò to
lớn trong việc giáo dục, cảm hóa, chữa bệnh và tạo điều kiện cho người vi
phạm pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, góp
phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ vững trật tự quản lý hành
chính nhà nước.
Các biện pháp xử lý hành chính áp dụng nhằm hướng đến những mục
đích sau:
- Thứ nhất: Các biện pháp xử lý hành chính có mục đích giáo
dục, chú ý cải tạo tư tưởng, coi trọng các mối quan hệ của người bị áp
dụng với cộng đồng, gia đình và xã hội. Giáo dục là mục đích quan trọng
đầu tiên của biện pháp xử lý hành chính khác, bắt nguồn từ bản chất nhân
đạo sâu sắc của xã hội ta luôn tạo điều kiện hoàn thiện nhân cách con
người, biết tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Mục đích giáo dục ở đây
không chỉ giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm mà
còn cảm hóa, giáo dục cả về đạo đức, lối sống, cũng như phục hồi sức
khỏe tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lương
thiện, có ích cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng. Đó là mục đích quan
trọng và có ý nghĩa to lớn nhất của các biện pháp xử lý hành chính khác.
- Thứ hai: Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng nhằm mục
đích trừng phạt đối với người vi phạm. Tính trừng phạt được xem là
một thuộc tính vốn có của các biện pháp cưỡng chế. Mục đích trừng phạt
của các biện pháp xử lý hành chính khác được hiểu theo nghĩa là tác
động sâu sắc về mặt xã hội hoặc sự hạn chế một phần quyền tự do cá
nhân của đối tượng bị áp dụng. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính thường là những đối tượng thực hiện những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, thường xuyên vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, tính trừng phạt của các biện pháp xử lý
hành chính thể hiện rất nghiêm khắc, buộc họ phải gánh chịu hậu quả bất
lợi là hạn chế một phần quyền tự do và chịu sự quản lý, giám sát của các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Thứ ba: Các biện pháp xử lý hành chính được áp dụng nhằm
mục đích phòng ngừa, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ. Mục đích
phòng ngừa ở đây bao gồm cả phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng,
chú ý loại trừ nguyên nhân thực hiện hành vi trái pháp luật và tạo điều
kiện cho người bị áp dụng tái hòa nhập cộng đồng. Như đã nói ở trên, các
đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thường là những đối
tượng nguy hiểm, mức độ tái phạm thường xuyên, cần phải hạn chế quyền
tự do đối với họ, cần sự giám sát và quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa khả
năng vi phạm trở lại của họ. Mục đích phòng ngừa được thực hiện thông
qua sự kết hợp giữa giáo dục và trừng trị,lôi cuốn các lực lượng trong xã
hội tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm, thúc đẩy dư luận xã
hội. Hơn nữa, nó cũng là biện pháp răn đe, giáo dục mọi người tinh thần
tôn trọng, tuân thủ pháp luật.
- Thứ tư: Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính có vai trò
to lớn trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, khôi phục trật tự quản lí nhà nước, trật tự
pháp luật.
1.3. Các biện pháp xử lý hành chính
1.3.1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một biện pháp xử lý
hành chính được áp dụng đối với một số đối tượng có hành vi vi phạm
pháp luật nhằm mục đích để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú. Đây là
biện pháp xử lý hành chính không thiên về cưỡng chế mà mang tính giáo
dục cộng đồng, kết hợp sự giáo dục của chính quyền cơ sở với sự giáo dục
của các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư ở địa phương và của gia đình
đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Người bị áp dụng biện pháp
này phải chịu sự giáo dục của chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương
tại nơi cư trú, không bị cách ly khỏi cộng đồng xã hội.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3
tháng 6 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
-
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành
vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định;
-
Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ
quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc
người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06
tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
-
Những đối tượng quy định trên mà không có nơi cư trú ổn định thì được
giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý,
giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn.
1.3.2. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với người có hành vi vi phạm nhằm mục đích để họ lao động, học văn
hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 06
tháng đến 24 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
-
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình
sự.
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước
đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
-
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực
hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các
trường hợp sau đây:
-
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
-
Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
-
Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
1.3.3. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp
dụng đối với người có hành vi vi phạm nhằm mục đích để rèn luyện, tu
dưỡng, lao động, học văn hóa, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ
sở giáo dục để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Đối tượng bị
áp dụng biện pháp này sẽ được đưa vào các cơ sở giáo dục do Bộ Công an
thành lập và quản lý.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 6 tháng
đến 24 tháng.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
-
bao gồm:
Người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc
nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của
người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 6
tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp
này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với
các trường hợp sau đây:
-
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
Người chưa đủ 18 tuổi;
Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
-
Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
1.3.4. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp
dụng đối với người có hành vi vi phạm nhằm mục đích để chữa bệnh, lao
động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là từ
12 tháng đến 24 tháng.
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
-
bao gồm:
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện
pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với
các trường hợp sau đây:
-
Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
1.4. Các văn bản pháp luật quy định về xử lý vi phạm hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Luật này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định
thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết
định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 6
tháng 6 năm 2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Công
an Quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người
tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử
lý hành chính giáo dục tại xã, phường,thị trấn.
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính trong đời sống xã hội
Việc đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và việc áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính đối với các đối tượng vi phạm có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống xã hội của nước ta hiện nay, chúng liên quan đến việc
đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững
an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà
nước, lợi ích xã hội và nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không chỉ là một hoạt động xử lý
vi phạm hành chính thông thường mà ít nhiều có liên quan đến sự hạn chế
quyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất định.Đây cũng là các biện
pháp nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng có hành vi
vi phạm hành chính, giáo dục, chữa trị và tạo điều kiện cho người vi phạm
pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa
khả năng tái phạm ở họ. Nên trong thời gian vừa qua Nhà nước ta đã ban
hành nhiều quy định về các biện pháp xử lí hành chính để việc áp dụng
được dễ dàng, thuận tiện và có hiệu quả.Đồng thời nhằm tăng cường hiệu
lực và hiệu quả quản lí Nhà nước.
Luật XLVPHC được ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những
hạn chế, bất cập của Pháp lệnh XLVPHC; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ
cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối
với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình
trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện
các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế; đáp ứng
đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong giai
đoạn phát triển mới.
2.2.Tình hình áp dụng quy định của pháp luật về các biện pháp
xử lý hành chính
Huyện Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình. Có quốc lộ
1A chạy qua và phía nam giáp với huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị ; phía
bắc giáp với huyện Quảng Ninh và phía tây giáp tỉnh Khammouan của
Lào cuối cùng phía đông giáp với biển Đông. Huyện Lệ Thủy là một
huyện gồm có 2 thị trấn và 26 xã với nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp,
con người hiền hòa, chất phác. Nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã
hội nơi này có thể gọi là tương đối ổn định.Trong thời gian qua, việc áp
dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đã góp phần quan trọng
trong công tác phồng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi
phạm hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lí Nhà
nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giữ
vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Công tác lập hồ sơ, xét duyệt, quyết định áp dụng các biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn nói riêng và các biện pháp xử lý hành chính nói
chung trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình đảm bảo thực hiện
đúng đối tượng, đúng pháp luật, kịp thời đưa đối tượng chấp hành quyết
định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh
trật tự của chính quyền cơ sở và nhận sự đồng tình của người dân, cộng
đồng xã hội cũng như người bị xử lý và thân nhân gia đình của họ.
Pháp luật Việt nam đã quy định cụ thể về các biện pháp xử lý vi
phạm hành chính nói chung và các biện pháp xử lý hành chính nói
riêng.Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều bất cập, khó khăn khác nhau
như các quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ,năng lực của
cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, ý thức pháp luật của người dân chưa cao...
nên đã dẫn đến trình trạng việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
kém hiệu quả.Tình trạng vi phạm pháp luật hành chính hiện nay diễn ra rất
nhiều và diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản
lí Nhà nước.Thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại huyện
Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình Từ năm 2012 đến năm 2014 đã chứng minh
cho nhận định này.
Bảng 1. Tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình
Năm
2012
2013
2014
Tổng 3 năm
Số lượng
140
105
85
330
Tỷ lệ (%)
42,4
31.8
25.8
100
Qua bảng trên cho thấy, mỗi năm Huyện Lệ Thủy đã đưa nhiều đối
tượng có hành vi vi phạm pháp luật vào áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn.Tính từ năm 2012 đến năm 2014 đã đưa 330 đối tượng
vào áp dụng biện pháp này.
Năm 2012 trên địa bàn huyện đã có 140 đối tượng bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chiếm tỷ lể 42,4%.Trong đó có 75
đối tượng được giáo dục có tiến bộ, 65 đối tượng được giáo dục không
tiến bộ, đang trong thời gian giáo dục thì tiếp tục vi phạm pháp luật hoặc
sau khi hết thời gian chấp hành thì tiếp tục tái phạm.
Năm 2013 thì số lượng đối tượng bị vi phạm pháp luật bị đưa vào
ADBPGDTX,P,TT là 105 đối tượng chiếm tỷ lệ 31,8% và so với năm
2012 thì có giảm là 35 đối tượng.Trong đó có 61 đối tượng được giáo dục
có tiến bộ, 44 đối tượng được giáo dục không tiến bộ.
Đến năm 2014 trên địa bàn toàn huyện có 85 đối tượng bị áp dụng
biện pháp này, chiếm tỷ lệ là 25,8%. Trong đó có 35 đối tượng được giáo
dục có tiến bộ, 50 đối tượng được giáo dục không tiến bộ.Đây là năm có
số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp này thấp nhất.
Bảng 2. Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
tại huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình
Năm
2012
2013
2014
Tổng 3 năm
Số lượng
20
15
5
40
Tỷ lệ (%)
50
37,5
12,5
100
Dựa vào bảng số liệu trên thì từ năm 2012 đến năm 2014 trên địa bàn
huyện Lệ Thủy đã có 40 đối tượng từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào trường
giáo dưỡng.Trong đó:
Năm 2012, toàn huyện có 20 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, chiếm tỷ lệ 50%.Các đối tượng bị áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng chủ yếu là đối tượng không có nghề nghiệp ổn
định.Trong tổng số 20 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng thì có 5 đối tượng có độ tuổi từ 12 đến dưới 15 tuổi và 15 đối tượng
có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Năm 2013, số lượng đối tượng bị áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng
là 15 đối tượng, chiếm tỷ lệ 37,5%.Số hồ sơ được lập để áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong 2013 là 42 hồ sơ trong đó có 15 hồ
sơ được duyệt. Có 10 đối tượng có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Năm 2014 là năm có số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng thấp nhất trong 3 năm chỉ còn 5 đối tượng, chiếm tỷ lệ 12,5%.
Như vậy trong tổng số 3 năm thực hiện biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng thì tỷ lệ đối tượng bị áp dụng biện pháp này giảm dần.
Bảng 3. Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình
Năm
2012
2013
2014
Tổng 3 năm
Số lượng
21
14
6
41
Tỷ lệ (%)
51,3
34,1
14,6
100
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy qua 3 năm có 41 đối tượng bị áp
dụng biện pháp này.Cụ thể:
Năm 2012 toàn huyện có 21 đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào
-
cơ sở giáo dục bắt buộc, chiếm tỉ lệ 51,3%.Về thành phần nghề nghiệp có:
Sinh viên: 02 đối tượng chiếm 5,4%
Cán bộ công nhân viên chức nhà nước: 01 đối tượng chiếm 2,7%
Nghề nghiệp không ổn định: 18 đối tượng, chiếm 91,9%
Năm 2013 thì số đối tượng bị áp dụng biện pháp này là 14 đối tượng,
chiếm 34,1% giảm so với năm 2012 là 7 đối tượng.Thành phần nghề
-
nghiệp có:
Sinh viên: 01 đối tượng chiếm 14,2%
Nghề nghiệp không ổn định: 6 đối tượng, chiếm 85,8%
Năm 2014 thì số đối tượng bị áp dụng biện pháp này là 6 đối tượng,
chiếm 14,6%. Qua 3 năm thì số lượng đối tượng bị áp dụng giảm dần theo
các năm.
Bảng 4. Tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc
tại huyện Lệ Thủy – tỉnh Quảng Bình
Năm
2012
2013
2014
Tổng 3 năm
Số lượng
12
6
0
18
Tỷ lệ (%)
66,7
33,3
0
100
Trong 3 năm, trên địa bàn Huyện Lệ Thủy có 8 đối tượng bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cụ thể:
Năm 2012, có 12 đối tượng bị áp dụng biện pháp này, chiếm tỉ lệ