Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Những kỷ năng mềm cần thiết cho sinh viên khoa việt nam học, đại học ngoại ngữ huế tham gia vào một số công việc thuộc lĩnh vực du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.04 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------------

LÊ HÙNG PHÁP

NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT
CHO SINH VIÊN KHOA VIỆT NAM HỌC,
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ THAM GIA VÀO
MỘT SỐ CÔNG VIỆC THUỘC LĨNH VỰC DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
Ngành học: VIỆT NAM HỌC
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - DU LỊCH
Cán bộ hướng dẫn:

ThS. DƯƠNG THỊ NHUNG

Huế, Khóa học 2011 - 2015

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung



Để


hoàn

thành

khóa

luận

này,

ngoài nỗ lực phấn đấu của bản thân,
đề tài đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Đề tài xin gửi đến ThS. Dương Thò
Nhung lời cám ơn chân thành nhất vì sự
tận tình hướng dẫn, đònh hướng nghiên
cứu, động viên và khích lệ đề tài trong
quá trình thực hiện đề tài.
Đề tài xin được bày tỏ lòng trân
trọng, biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
giáo trong khoa Việt Nam học trường Đại
học Ngoại Ngữ Huế, Thư viện Tổng hợp
SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung


Huế đã tạo mọi điều kiện để đề tài
hoàn thành khóa luận này.
Sinh viên
Lê Hùng Pháp

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình.
Những kết quả và nhận định khái quát về sự những kỹ năng mềm
cần thiết cho sinh viên khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại Ngữ huế được
trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.

Sinh viên

Lê Hùng Pháp

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung


MỤC LỤC

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

DANH MỤC BẢNG

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú
trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay.
So với các ngành kinh tế khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ
của Việt Nam, đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn
nghề nghiệp và trình độ quản lý. Du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm, song mục
đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuận kinh tế, điều quan trọng và căn bản
hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam đối với
các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Qua du lịch, khách muôn phương có
dịp hiểu hơn về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Việt Nam. Muốn vậy, du lịch
Việt Nam phải trở thành một sứ giả của hòa bình và hữu nghị…

Để phát triển ngành du lịch cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực
được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của ngành và
sinh viên là một trong những đối tượng chủ yếu đóng góp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho đất nước. Nhân lực cho du lịch hiện nay đang thiếu rất nhiều nhưng sinh viên
ra trường vẫn không xin được việc. Nhiều đại biểu tham dự buổi hội thảo khoa học
toàn quốc “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hoá - du lịch trong xu thế và hội nhập”
diễn ra tại TP HCM ngày 24/11/2009 cho rằng, nguyên nhân sinh viên, học sinh khối
ngành này sau khi tốt nghiệp không xin được việc là do lỗ hổng về kiến thức và thiếu
nghiêm trọng về kỹ năng mềm.
Ngày nay, trình độ học vấn và bằng cấp chưa phải là yếu tố chính để quyết định
trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và
giao tiếp của mỗi người lao động, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm”
(Soft skill). Kỹ năng sống hay còn gọi là kỹ năng mềm là hành vi ứng xử của mỗi con
người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Kỹ năng này
thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại,
SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

đây được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Chính vì vậy, ngoài kiến thức
chuyên môn được đào tạo chính quy, các bạn sinh viên cũng cần phải trang bị cho
mình một số kỹ năng mềm để có thể dễ dàng tìm được những công việc phù hợp sau
khi tốt nghiệp như những kỹ năng: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý xung đột và
khủng hoảng, làm chủ bản thân, thuyết trình…
Là một sinh viên năm cuối đã có cơ hội được làm việc và tiếp xúc với thực tế tại
công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bạn Đồng Hành (Tên tiếng anh A – Travel

Mate Co., Ltd), mặc dù trong thời gian học tại nhà trường bản thân đã chú ý tự bồi
dưỡng kỹ năng mềm cho mình bằng cách tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các
câu lạc bộ (CLB) (CLB Sao Bắc Đẩu, CLB Báo Chí, CLB Bản Sắc Việt), tự tìm hiểu
trên báo, tạp chí hay internet, tuy nhiên khi vào thực tế bản thân nhận thấy còn thiếu
rất nhiều những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Vì vậy qua phần nghiên cứu
của mình đề tài muốn định hướng cho sinh viên khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại
Ngữ Huế bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết nhất để có thể thích nghi dễ dàng hơn
với công việc. Đây cũng là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài “Những kỷ năng
mềm cần thiết cho sinh viên khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại Ngữ Huế tham gia vào
một số công việc thuộc lĩnh vực du lịch” để nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết các vấn
đề trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới nay, các tài liệu viết về đề tài kĩ năng mềm dành cho sinh viên nói chung
và sinh viên khoa Việt Nam học nói riêng còn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có một số bài
viết, nghiên cứu hay các cuốn sách viết về một số thông tin liên quan đến kĩ năng
mềm, cũng như tầm quan trọng của kĩ năng mềm đối với sinh viên cũng có những
đóng góp nhất định cho khóa luận.
Trước hết phải kể đến cuốn “Để thành công ở trường đại học” của 2 tác giả Bob
Smale và Juilie Fowlie, tác giả đã cung cấp một cách tương đối đầy đủ về các phương
pháp để phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng tìm kiếm việc làm và xây dựng sự nghiệp,
hiểu được quá trình tìm việc, đăng kí xin việc để được chọn vào vòng trong, hướng
dẫn cách làm sao để tăng khả năng thành công trong quá trình tuyển dụng và tiếp tục

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung


phát triển bản thân để thành công trong tương lai. Từ cách nhìn chung đó, ta có thể suy
ra những nhận định riêng trong quá trình miêu tả và so sánh về kỹ năng tìm kiếm việc
làm và xây dựng sự nghiệp trong mội trường du lịch, nắm bắt được những yêu cầu cơ
bản trong quá trình tìm việc để khả năng được chọn vào vòng trong cao hơn.
Đặc biệt trong các cuốn “Top 10 kỹ năng mềm cho bạn trẻ” của tác giả Vĩnh
Thắng đã cung cấp cho khóa luận những nền tảng các kĩ năng giúp các bạn trẻ khởi
đầu cho quá trình rèn luyện và thực hành kĩ năng mềm của bản thân. Hay cuốn “Nghệ
thuật giao tiếp để thành công: 92 thủ thuật giúp bạn trở thành bậc thầy trong giao
tiếp” của Leil Lowndes; cuốn “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie; “Để trở thành
người bán hàng xuất sắc” của Jeffrey J.Fox; “Tự học kỹ năng quản lý trong 24
giờ”của Patricia M.Buhler; “Thật đơn giản thuyết trình” của Richard Hall; “Thật đơn
giản phỏng vấn tuyển dụng” của Ros Jay đã chỉ ra những khía cạnh kĩ năng mềm cụ
thể, chi tiết, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện nội dung khóa luận và giúp các
bạn trẻ thực hành trong cuộc sống.
Tiếp đến trong cuốn “Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành” của NXB Đại học
kinh tế quốc dân đã chỉ ra cho khóa luận nhiều thông tin liên quan, đó là những cứ liệu
khái quát về kinh doanh lữ hành ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức về quản trị nhân lực của
doanh nghiệp lữ hành, tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Mặc dù không
nằm ở mức độ chi tiết nhưng những cứ liệu này lại chính là những điểm mấu chốt
quan trọng và cũng là những tài liệu quan trọng giúp bổ sung và phát triển thêm cho
khóa luận.
Trong các cuốn “Giáo trình kinh tế du lịch” của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa; “Giáo trình tổng quan du lịch : Dùng trong các trường THCN” của Trần Thị
Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang; “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam” của Đinh Trung
Kiên đã cung cấp cho khóa luận cách nhìn khá tổng quan về một số vấn đề của du lịch
Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Nội dung đào tạo
của chuyên ngành Hoa Kỳ học và nghề nghiệp sau tốt nghiệp của sinh viên” của sinh
viên Võ Thị Kim Thảo, trường Đại học Ngoại Ngữ Huế cũng đã cung cấp cho đề tài


SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

những vấn đề rất quan trọng về các kĩ năng bổ trợ và vấn đề việc làm của sinh viên sau
khi ra trường. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã cung cấp cho khóa luận những thông tin
tham khảo quan trọng về kinh nghiệm tìm kiếm việc làm, môi trường làm việc tại
Huế…
Và còn một số bài viết như “Đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập quốc tế trong
du lịch” được đăng trong tạp chí du lịch Việt Nam, số 11 của tác giả Lê Hải hay báo
cáo hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế” tại Đại học quốc gia Hà Nội dẫn giải cho khóa luận cái nhìn tổng quát
về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay và yêu cầu về nhân lực trong
ngành du lịch ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất lượng, kỹ năng nghiệp vụ, trình
độ quản lý, ngoại ngữ… Bên cạnh đó, các bài viết cũng cung cấp cho khóa luận những
thông tin quan trọng để nhận thấy những cơ hội về tiềm năng việc làm mà ngành du
lịch mang lại, từ đó giúp sinh viên có những định hướng sớm về việc làm và có sự
chuẩn bị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài những tài liệu trên, đề tài
còn tham khảo các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như internet…những tài liệu này
cũng có những đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện đề tài.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Việc đi sâu và phân tích đề tài nghiên cứu có thể nêu ra thực trạng về định hướng
nghề nghiệp cũng như tình hình trang bị kỹ năng mềm của sinh viên khoa Việt Nam
học, Đại học Ngoại Ngữ Huế, từ đó giúp sinh viên nhận thức được tính cấp thiết của
vấn đề và thay đổi cách nhìn về chính bản thân mình. Đồng thời nêu bật được tầm
quan trọng của các kỹ năng mềm và nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực du lịch tại Huế để
sinh viên nắm bắt được cơ hội và cải thiện ý thức tự rèn luyện kỹ năng cho chính bản

thân mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nhằm giúp sinh viên có thể nhận thức được kỹ năng mềm là rất quan trọng, việc
học không chỉ để lấy bằng cấp mà điều quan trọng là phải thu nhận được kiến thức, kỹ
năng để khi ra trường có thể vận dụng vào thực tế và tìm được một công việc mong
muốn đặc biệt là 1 công việc trong ngành du lịch.

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Để thực hiện được những mục tiêu chung đó, cần thực hiện một số mục tiêu cụ
thể sau:
Nêu rõ tình hình định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa Việt Nam học khi
còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nêu rõ tầm quan trọng của kỹ năng mềm.
Nêu rõ tình hình tự trang bị kỹ năng mềm của sinh viên khoa Việt Nam học.
Nêu rõ được nhu cầu về nhân lực trong ngành du lịch.
Tìm ra các giải pháp để cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên để thích nghi dễ
hơn với các công việc trong ngành du lịch khi ra trường.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu bao gồm sinh viên khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại
Ngữ Huế; Một số công việc trong ngành du lịch và một số kỹ năng mềm liên quan, cần
thiết cho yêu cầu của công việc.
5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Việt Nam học, Đại học
Ngoại Ngữ Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Khoa Việt Nam học, Đại học Ngoại Ngữ Huế.

6. Phương pháp nghiên cứu
Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm chủ đạo, từ đó đề tài còn sử dụng các
phương pháp khác như:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Đề tài tổng hợp được nguồn tư liệu từ báo chí,
sách vở, internet… từ đó đã thu thập được những cơ sở lí luận cho đề tài như các khái
niệm, kĩ năng, việc làm trong ngành du lịch… Tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được
sau đó hệ thống lại cho phù hợp với nội dung của đề tài. Đồng thời, phân tích kết hợp
số liệu để làm rõ hơn vấn đề.
Phương pháp quan sát, tham dự và điều tra nghiên cứu bằng bảng hỏi, phỏng vấn
và phỏng vấn sâu đối với một số sinh viên trong khoa và các cán bộ đã có thâm niên
làm việc trong ngành du lịch tại Huế.

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như liệt kê, so sánh… để giúp
đề tài có cái nhìn khách quan và hoàn thiện hơn.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, khóa luận được chia làm 3 chương với
các biểu mục tương ứng:
Chương 1: Sơ lược về đối tượng nghiên cứu
Trong chương này, đề tài nêu sơ lược về đối tượng nghiên cứu là kỹ năng mềm
và các khái niệm liên quan trong đề tài; khẳng định lại tầm quan trọng của kỹ năng
mềm đối với sinh viên và nêu khái quát về tiềm năng công việc thuộc lĩnh vực du lịch.
Chương 2: Đánh giá về chuyên ngành việt nam học và kỹ năng mềm cần
thiết trong định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường

Trong chương này đề tài đi vào phân tích một cách khái quát về nội dung và số
lượng các học phần trong mối liên hệ với các ngành nghề liên quan thuộc lĩnh vực du
lịch. Bên cạnh đó, dựa trên khảo sát của bản thân, đề tài đã thống kê về định hướng
nghề nghiệp và tình hình tự trang bị kỹ năng mềm của sinh viên khoa Việt Nam học,
trường Đại học Ngoại Ngữ Huế và giới thiệu về một số công việc liên quan đến du
lịch.
Chương 3: Bổ sung những kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên làm việc
trong ngành du lịch và một số giải pháp
Để làm rõ hơn nội dung, đề tài giải quyết vấn đề trong chương 3, nội dung chú
trọng vào: kỹ năng mềm cần thiết để tìm kiếm công việc thuộc chuyên ngành du lịch;
kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu một số công việc thuộc lĩnh vực du lịch và
một số giải pháp để hoàn hiện kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Việt Nam học, Đại
học Ngoại Ngữ Huế.

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu sơ lược về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm kĩ năng
Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ "kỹ năng" như là kỹ năng sống,
kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, trung tâm huấn luyện kỹ năng… Các doanh
nghiệp khi tuyển dụng cũng đòi hỏi ứng viên phải hội đủ các kỹ năng cần thiết. Điều
này khiến cho các bạn trẻ không khỏi bối rối và lúng túng khi nộp hồ sơ, tham dự

phỏng vấn. Hiện nay, ngay cả các doanh nghiệp, trung tâm đào tạo và giới chuyên
môn cũng chưa có một cái nhìn đầy đủ và thống nhất về kỹ năng. Do vậy có nhiều
cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc
nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta
đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực
tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất
định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Do vậy, chúng ta có thể
định nghĩa kỹ năng như sau: “Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện
thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh
nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi[34]”.
1.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm và điểm khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ
năng cứng
Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ
năng sống và kỹ năng làm việc. Nếu xét theo liên đới chuyên môn, ta có kỹ năng cứng,
kỹ năng mềm và kỹ năng hỗn hợp. Theo tính hữu ích cộng đồng thì kỹ năng mềm
được chia thành tính hữu ích và phản lợi ích xã hội. Có thể hiểu kỹ năng mềm hay kỹ
năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên gọi khác nhau. Chúng ta cũng có thể
thấy rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹ năng thiết yếu giúp cho
chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống.
SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Càng ngày khái niệm kỹ năng mềm càng trở nên phổ biến và trở thành một yêu
cầu khá quan trọng với các sinh viên khi cầm hồ sơ đi xin việc. Vậy thế nào là kỹ năng
mềm? Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt,

chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương
thuyết hay người hòa giải xung đột. Trang điện tử Wikipedia đã định nghĩa về kỹ năng
mềm như sau: “Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật
ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng
quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...” [35].
Khả năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp còn được gọi là kỹ năng cứng, cách
chúng ta cư xử với bản thân và người khác gọi là kỹ năng mềm. Tuy nhiên, giữa kỹ
năng cứng và kỹ năng mềm có những điều không tương đồng. Bảng so sánh dưới đây
sẽ chỉ ra một số điểm khác nhau giữa hai loại kỹ năng này:
STT

KỸ NĂNG CỨNG
Là dạng kỹ năng cụ thể, có thể
truyền đạt, đáp ứng yêu cầu

Khái niệm

trong một bối cảnh, công việc
cụ thể hay áp dụng trong các
phân ngành ở các trường học.

Ví dụ

KỸ NĂNG MỀM
Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan
đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ
các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người.


- Sử dụng các phương tiện hỗ - Kỹ năng Giao tiếp
trợ với các bảng tính

- Kỹ năng Thuyết trình

- Đánh máy

- Kỹ năng làm việc đồng đội

- Sự thành thạo trong sử dụng - Kỹ năng Quản lý thời gian
các phần mềm ứng dụng
- Kỹ năng Tư duy hiệu quả
- Khả năng vận hành máy móc

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Phát triển phần mềm

- Kỹ năng Đàm phán

- Nói một ngoại ngữ

- Kỹ năng Học và Tự học

- Tính toán…
SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Dương Thị Nhung
- Kỹ năng Họp
- Kỹ năng Quản lý xung đột…

Thể hiện

Qua mức độ cao thấp của tay
nghề

Qua các thói quen hành động hàng
ngày, cách sống… thói quen giao
tiếp với mọi người xung quanh
Tạo nên sự phát triển, là nền tảng
thành đạt của bất cứ ngành nghề
nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy phải
được chú ý trau dồi.
Kỹ năng mềm là một trong các yếu
tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng nhìn
vào để tìm ra ứng viên thực sự bên
cạnh trình độ chuẩn. Trong một số
ngành nghề thậm chí kỹ năng mềm
còn quan trọng hơn cả kỹ năng

Tạo tiền đề, là nghề nghiệp cần cứng. Ví dụ như, nghề luật là một
Sự cần thiết

thiết để tạo ra được thu nhập nghề mà khả năng ứng phó của luật
đảm bảo đời sống

sư đối với con người và các tình

huống hiệu quả, hợp lý…
Xã hội công nghiệp có nhiều sức ép
(tắc đường, cạnh tranh nơi làm
việc…) nên dễ gây sự căng thẳng,
mất cân bằng trong cuộc sống của
mỗi người. Kỹ năng mềm giúp giải
tỏa các sức ép đó và nâng cao hiệu
quả công việc, mức độ hạnh phúc
của một người.

Đối tượng

Cần cho tất cả mọi người nếu Ai cũng cần nhưng mức độ khác
muốn thành đạt trong cuộc nhau đối với mỗi người làm nghề

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung
khác nhau. Những người làm nghề
cần sự tương tác với người khác cần

sống và công việc.

nhiều hơn người chỉ làm nghề ít cần
sự tương tác. Ví dụ: Diễn giả, Nghề
công tác xã hội, kinh doanh…
Có được chủ yếu qua môi trường

trải nghiệm thực tế của công việc và
môi trường sống. Kỹ năng mềm là
cái lâu nay những người có tuổi
(như các phụ huynh) vẫn gọi nôm
na là “kinh nghiệm sống”, vì vậy để

Môi

trường Có được qua trường học và môi

rèn luyện

trường công việc thực tế

có một số kinh nghiệm sống nào đó,
nhiều người phải qua các va vấp,
thất bại trong cuộc sống để sau đó
tổng kết lại.
Kỹ năng mềm cũng có thể huấn
luyện trong học đường.
Với sinh viên mới ra trường thì kỹ
năng mềm là lợi thế cạnh tranh đáng
kể để tìm được công việc tốt.

1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên và một số kỹ năng
mềm cần thiết
1.2.1. Tầm quan trọng
Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền
thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả
cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Có thể nói giao tiếp xã hội là

một trong những thuộc tính đặc biệt và duy nhất giúp loài người khác biệt so với các
sinh vật khác. Đó là sự tương tác giữa con người với một cá nhân, tập thể, một cộng
đồng. Có thể nói con người không thể sống mà thiếu đi sợi dây liên kết xung quanh.
SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc tạo ra sự kết nối ngày càng
mở rộng. Điều đó làm cho sự tương tác của con người với con người không chỉ theo
chiều rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu. Do đó, ngoài các kỹ năng giao tiếp con
người còn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng tư duy sáng tạo, kỹ năng học và tự học, kỹ năng lãnh đạo bản thân… Kỹ năng
mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, người già người trẻ, dù bạn vẫn
còn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đã đi làm bởi vì là một con người trong xã hội,
ai cũng cần phải làm việc, phải giao tiếp với mọi người xung quanh.
Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc
tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn
cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp của
mỗi người lao động. Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo chính
quy, các bạn sinh viên cũng cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng mềm (soft
skills) để có thể dễ dàng tìm được những công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp. Kỹ
năng mềm không chỉ cần thiết cho cuộc sống mà còn là tiêu chí mà các nhà tuyển
dụng rất quan tâm bởi chúng ảnh hưởng lớn đến việc người lao động có hoà nhập được
với môi trường làm việc và đạt hiệu suất công việc cao hay không.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong môi trường làm việc sau này.
Kỹ năng mềm đóng vai trò xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang bị những
phương pháp làm việc có khoa học, nhanh chóng. Người đã được trang bị kỹ năng

mềm biết phương pháp tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát
triển năng lực chuyên môn và hòa nhập môi trường làm việc sản xuất một cách nhanh
chóng và thuận lợi.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong quá trình tuyển dụng
Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và
rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng
cấp rất tốt. Vì không có kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng cần thiết, cho nên cơ hội tìm
được công việc thích hợp, lương cao, môi trường tốt ở các công ty lớn hay tập đoàn
nước ngoài là khá xa vời. Ở các công ty, tập đoàn có bề dày hoạt động lâu năm và tổ

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

chức hoàn chỉnh, việc một nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng
thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm chủ bản
thân là hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu.
Ví dụ, Intel từng thất vọng khi tuyển 2000 nhân viên cho dự án đầu tư vào Việt
Nam nhưng chỉ có 40 ứng viên đủ trình độ về kiến thức lẫn kỹ năng mềm. 40 ứng viên
này không dễ tuyển vì hầu như các ứng viên không nhận thức được thế mạnh bản thân,
hoặc biết nhưng không thể hiện được khả năng nổi trội của mình và thường bối rối khi
nói về bản thân. Một ví dụ khác: Trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng vào công ty A,
đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, nhà tuyển dụng bỗng bất ngờ hỏi câu hỏi
chẳng ăn nhập gì với công việc đang tuyển, ví dụ: “Theo bạn, khi phi một con dao vừa
dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?” Thật ra, ý đồ
của các nhà tuyển dụng qua những câu hỏi “vu vơ” là nhằm kiểm tra kỹ năng mềm của
các ứng viên. Sẽ không có đáp án cụ thể nào cho câu nói này mà ứng viên phải thuyết

phục được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.
Từ các ví dụ trên ta có thể thấy thực trạng tuyển dụng hiện nay các doanh nghiệp
không chỉ quan tâm đến bằng cấp, kỹ năng chuyên môn của các ứng viên mà kỹ năng
mềm là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm khi đi làm
Để có một công việc và giữ được công việc đó, tất yếu bạn phải được đào tạo đủ
kỹ năng chuyên môn đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của vị trí công việc. Nha sỹ phải
biết hàn sâu răng, thư ký phải biết đánh máy trên 100 từ một phút, kế toán dứt khoát
phải biết tính toán số liệu, định khoản và lập bảng cân đối. Vậy thì, nếu chuyên môn
của các nha sỹ đều như nhau, bạn sẽ chọn nha sỹ nào để đến chăm sóc răng mình đây?
Chắc chắn là nha sỹ nào có tính tình dễ chịu, trả lời chu đáo các câu hỏi của bạn chứ
không phải người đối xử với bạn như một con số trong một hàng dài những cái miệng
được đánh số đúng không? Bạn sẽ chọn thư ký nào khi quỹ thời gian của mình eo hẹp?
người thư ký có thái độ tích cực, trách nhiệm và là người luôn sẵn sàng giúp đỡ hay
người cứng nhắc, một người ít khi thừa nhận lỗi lầm của mình? Tương tự như vậy với

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

kế toán, người có đạo đức nghề nghiệp cao và người biết động viên khuyến khích đồng
nghiệp là người sẽ có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp và phát triển trong tổ chức.
Trong những tình huống trên và với tất cả mọi người cũng vậy, kỹ năng mềm là
rất quan trọng. Trong khi kỹ năng chuyên môn của bạn giúp bạn bước chân qua cánh
cửa thì kỹ năng mềm của bạn là thứ giúp mở ra thêm cho bạn hầu hết các cánh cửa
phía trước. Đạo đức nghề nghiệp, thái độ với công việc, kỹ năng giao tiếp, trí tuệ tình
cảm và đức tính, giá trị cá nhân khác là những kỹ năng mềm không thể thiếu để bạn

phát triển nghề nghiệp. Với các kỹ năng mềm, bạn có thể phát triển trở thành một
người lãnh đạo. Giải quyết vấn đề, phân quyền, xây dựng đội nhóm sẽ dễ dàng hơn
cho bạn nếu bạn có kỹ năng mềm tốt. Làm thế nào để hài hòa với mọi người và thể
hiện một thái độ tích cực đó là điều cốt lõi cho thành công của bạn.
1.2.2. Các kỹ năng mềm cần thiết
Trước kia, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế
giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin,
dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức nếu may mắn có thể sẽ thu
được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến thực hiện một công việc để có kết
quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Vậy câu hỏi đặt ra là kỹ năng nào là
cần thiết để thành công trong công việc và cuộc sống?
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) và Hiệp hội Đào tạo
và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) đã thực hiện
một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là
có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc. Đó là:
Kỹ năng học và tự học
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc

Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ
Kỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
Kỹ năng lãnh đạo bản thân
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và
Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and
Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the
Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc
gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn "Kỹ
năng hành nghề cho tương lai". Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà
người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề là các kỹ năng
cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua
việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức.
Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Kỹ năng quản lý bản thân
Kỹ năng học tập
Kỹ năng công nghệ

Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho

SVTH: Lê Hùng Pháp



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources
and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực
mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định
và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những
nghiên cứu để đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động.
Conference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho
nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ
chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa
ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao
gồm cá kỹ năng như sau:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực
Kỹ năng thích ứng
Kỹ năng làm việc với con người
Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán.
Ở Việt Nam, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ "kỹ
năng" và "kỹ năng mềm". Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định,
trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ
năng có thể là kỹ năng nghề nghiệp (các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh
máy, lái xe, lãnh đạo, quản lý, giám sát...) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng
xử, tư duy, giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ...). Mỗi người học nghề khác nhau thì
có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai
làm nghề gì cũng cần phải có. Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt
Nam, 10 kỹ năng sau là cơ bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời
đại ngày nay:

Kỹ năng học và tự học
Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng làm việc đồng đội
Kỹ năng đàm phán [37]
Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang
bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong
tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến
lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Rõ ràng những kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động
nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi
khía cạnh cuộc sống ở gia đình ngoài xã hội tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng
cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người Việt Nam.
1.3. Tiềm năng công việc thuộc lĩnh vực du lịch
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách
quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày
càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn

là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan
tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận
được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi.
Xét về tổng thể, các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt
tăng trưởng tốt qua các năm. Năm 2000, chúng ta chỉ mới đón được 2,1 triệu lượt
khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt
và năm 2014 vừa qua là 7,9 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng
ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần
đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm
2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ.
Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng
lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Được xác định là
một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với mục tiêu năm 2015 ngành du lịch Việt
Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng
năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch
sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020 (dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam) [40].
Ngành Du lịch cũng đang góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã
hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du
lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp[38].
Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di

sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày
càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu
thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được
trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất
trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút
khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel
& Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an
toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được
Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng
nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du
lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông
(đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên
sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt
Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ
xuất sắc của mình.

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu
thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; Chú
trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương
hiệu và khả năng cạnh tranh” [22, tr2].

Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
về lượng khách du lịch quốc tế hàng đầu thế giới. Nhưng nguồn nhân lực phục vụ
ngành du lịch vẫn chưa đủ đáp ứng với tốc độ tăng trưởng khi hiện chỉ có 30% lao
động trong ngành du lịch được qua đào tạo (theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt
Nam năm 2011).
Ngành cũng đang hướng tới trong năm 2015 sẽ có 80% lao động phục vụ du lịch
được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ (tương đương 1,5 - 2 triệu lao động); 100% cơ sở
đào tạo có chương trình đáp ứng yêu cầu thực tiễn, với 100% giáo viên được đào tạo
và chuẩn hóa…[41].
Cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại
học, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung cấp, 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm, lớp
đào tạo nghề. Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, học viên. Tuy nhiên, con
số này vẫn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu lao động của ngành. Ta có thể thấy, cơ hội
việc làm trong ngành du lịch là rất lớn, cùng với tình trạng thất nghiệp của sinh viên,
lựa chọn cho mình 1 ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch là một lựa chọn tốt dành cho
các bạn sinh viên mới ra trường như hiện nay.

SVTH: Lê Hùng Pháp


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Dương Thị Nhung

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc tạo ra sự kết nối ngày
càng mở rộng. Điều đó làm cho sự tương tác của con người với con người không chỉ
theo chiều rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu. Do đó, ngoài các kỹ năng giao
tiếp con người còn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng học và tự học, kỹ năng lãnh đạo bản thân…

Kỹ năng mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, người già người trẻ, dù
bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đã đi làm bởi vì là 1 con người trong xã
hội, ai cũng cần phải làm việc, phải giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong
chương 1, đề tài đã khái quát lại những khái niệm liên quan, nêu ra được tiềm năng
công việc liên quan đến lĩnh vực du lịch, và các kĩ năng mềm cần thiết. Quan trọng
hơn là đề tài đã khẳng định lại tầm quan trọng của kỹ năng mềm là rất cần thiết trong
cuộc sống, cho học tập và làm việc.

SVTH: Lê Hùng Pháp


×