Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Những đóng góp của triều nguyễn cho đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 59 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
--------------------

TRẦN VĂN BANH

NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA TRIỀU NGUYỄN CHO ĐẤT NƯỚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
NGÀNH

: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

LOẠI HÌNH : CHÍNH QUY
KHÓA HỌC : 2012 - 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
THS. NGUYỄN THỊ THÁI CHÂU


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Châu

HUẾ, 2015


Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến
cô Nguyễn Thò Thái Châu, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.


Tôi xin chân thành cám ơn các cô
quản lí thư viện tổng hợp Tỉnh TT Huế đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành đến gia đình, bạn bè, những người
đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi
có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
Trong quá trình nghiên cứu, không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được
sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
SVTH: Trần Văn Banh


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Châu

Huế, tháng 4 năm
2015
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Banh

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ
một đề tài nghiên cứu khoa học nào khác.
Tơi xin chịu hồn tồn về lời cam đoan trên.
Tác giả khóa luận


Trần Văn Banh

SVTH: Trần Văn Banh


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Châu

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................9
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................9
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.........................................9
6. Bố cục của khóa luận...............................................................................9
B. NỘI DUNG................................................................................................10
CHƯƠNG I.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRIỀU NGUYỄN.....................................................10
1.1. Thời kỳ 9 chúa Nguyễn........................................................................10
1.1.1. Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) 1558-1613..........................................10
1.1.2. Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) 1613-1635.................................11
1.1.3. Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng)1635-1648..................................11
1.1.4. Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền)1648-1687.......................................12
1.1.5. Nguyễn Phúc Thái ( Chúa Nghĩa) 1687-1691..................................12
1.1.6. Nguyễn Phúc Chu (Quốc chúa)1691-1725......................................13

SVTH: Trần Văn Banh



Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Châu
1.1.7. Nguyễn Phúc Chú( Ninh Vương) 1725-1738....................................13
1.1.8. Nguyễn Phúc Khoát (Võ vương)1738-1765.....................................13
1.1.9. Nguyễn Phúc Thuần (Định vương)1765-1775.................................14
1.2. Thời kỳ 13 vua Nguyễn.......................................................................15
1.2.1. Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) 1802-1819........................................15
1.2.2. Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mệnh)1820-1840.....................................16
1.2.3 . Nguyễn Phúc Miên Tông ( Thiệu Trị )1841-1847............................16
1.2.4. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm ( Tự Đức )1848-1883.............................17
1.2.5. Nguyễn Phúc Ưng Chân ( Dục Đức )1883 (3 ngày).........................17
1.2.6. Nguyễn Phúc Hồng Dật ( Hiệp Hòa )1883 (4 tháng)........................18
1.2.7. Nguyễn Phúc Ưng Đăng (Kiến Phúc)1884.......................................19
1.2.8. Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Hàm Nghi)1885.........................................19
1.2.9. Nguyễn Phúc Ưng Đường (Đồng Khánh)1886-1888........................20
1.2.10. Nguyễn Phúc Bửu Lân (Thành Thái)1889-1907.............................21
1.2.11. Nguyễn Phúc Vĩnh San ( Duy Tân )1907-1916..............................21
1.2.12. Nguyễn Phúc Bửu Đảo ( Khải Định )1916-1925.............................22
1.2.13. Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ( Bảo Đại )1926-1945.............................23
CHƯƠNG II.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRIỀU NGUYỄN
ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC..........................................................................24
2.1. Mở mang bờ cỏi..................................................................................24
2.2. Thống nhất đất nước, mở rộng lãnh thổ...............................................27
2.3. Kinh tế...............................................................................................28
2.3.1. Nội thương...................................................................................28
2.3.2. Ngoại Thương...............................................................................31
2.3. Chính Trị............................................................................................33


SVTH: Trần Văn Banh


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Châu
2.4.1. Nhà nước ....................................................................................33
2.4.2. Pháp luật......................................................................................34
2.4. Văn hóa triều Nguyễn.........................................................................36
2.4.1. Văn học........................................................................................36
2.4.2. Kiến trúc......................................................................................37
2.4.3. Nhã nhạc cung đình Huế...............................................................38
2.4.4. Quần thể cố đô Huế......................................................................39
2.4.5. Mộc bản.......................................................................................40
2.4.6. Trang phục...................................................................................41
2.4.7. Một số vấn đề về tư tưởng............................................................43
2.4.7.1. Nho giáo................................................................................43
2.4.7.2 Phật giáo................................................................................43
2.4.7.3. Đạo Thiên Chúa......................................................................44
2.4.8. Lễ hội..........................................................................................44
2.5. Quân sự.............................................................................................45
2.5.1. Quân đội......................................................................................45
2.5.2 Bảo vệ độc lập...............................................................................48
2.6. Ngoại giao..........................................................................................49
2.7. Giáo dục.............................................................................................50
2.7.1. Khoa cử

........................................................................50

2.7.2. Chính sách khuyến học.................................................................51
CHƯƠNG III.

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG ĐÓNG GÓP
CỦA NHÀ NGUYỄN CHO ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY...............................................53
3.1. Bộ máy chính quyền , phân chia tỉnh thành..........................................53
3.1.1. Bộ máy chính quyền.....................................................................53

SVTH: Trần Văn Banh


Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thái Châu
3.1.2. Phân chia tỉnh thành.....................................................................53
3.2. Để lại các công trình kiến trúc văn hóa có giá trị...................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................59

SVTH: Trần Văn Banh


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta trải qua nhiều thời kì triều đại khác nhau, bắt đầu từ thời kì
dựng nước là Vua Hùng cho đến triều đại cuối cùng của nước ta là triều Nguyễn
là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử Việt Nam từ năm
1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi.
Triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn mang đặc trưng riêng trên phần lớn
các di sản truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội
Việt nam truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và
toàn diện các vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ
trong tâm của giới sử học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc
nhận thức lại và đánh giá xét trên phương diện chung, lịch sử nhìn nhận

triều Nguyễn là một triều đại có nhiều sai lầm và hạn chế. Ngay từ khi thiết
lập vương triều với những chính sách đi ngược lại với lợi ích nhân dân.
Triều Nguyễn vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ mình tiếp tục duy trì các tư
tưởng, các chính sách bảo thủ lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đặc
biệt với thái độ bạc nhược, thiếu kiên quyết triều Nguyễn từng bước đầu
hàng và dâng nước ta cho thực dân Pháp, biến nước ta từ một nước phong
kiến độc lập tự chủ thành một nước thuộc địa nửa phong kiến kéo dài hơn
80 năm.Nhưng xét trên từng khía cạnh riêng, chúng ta không thể phủ nhận
hết các vai trò của vương triều Nguyễn. Trong nhiều năm qua vấn đề nghiên
cứu về triều Nguyễn luôn là vấn đề quan tâm của các giới nghiên cứu lịch
sử, của các nhà sử học và đã có nhiều nhận định và đánh giá khác nhau về
triều Nguyễn . Nhưng dù sao đi nữa cái mà chúng ta thấy rất rỏ là triều
Nguyễn đã để lại cho Huế nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung nhiều
đóng góp , như quần thể di sản đồ sộ , một nền văn hóa vật thể, phi vật thể
đặc sắc… Vậy nên việc nghiên cứu học tập về triều Nguyễn là một vấn đề
hết sức có ý nghĩa , nhằm làm sáng tỏ hơn về những đóng góp của triều
Nguyễn cho đất nước. Nhằm góp phần giúp chúng ta thấy rỏ những đóng

SVTH: Trần Văn Banh

8


góp lớn lao của triều Nguyễn , đó cũng là kinh nghiệm để chúng ta xem xét
vai trò của triều Nguyễn đối với đât nước ta. Vì vậy tôi cho đề tài “Những
đóng góp của triều Nguyễn cho đất nước” cho khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những đóng góp của nhà Nguyễn về các mặt cho đất nước
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn những đóng góp của nhà Nguyễn

về các mặt cho đất.
- Đi sâu vào phân tích những đóng góp của nhà Nguyễn về các mặt
cho đất nước.
- Tập hợp và hệ thống hóa các nguồng tài liệu có liên quan đến đề tài
- Làm rỏ quá trình hình thành triều Nguyễn và những đóng góp to lớn
đối với lịch sử dân tộc.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu: những đóng góp của nhà Nguyễn về các mặt
cho đất nước
4.2 Đối tượng nghiên cứu: những đóng góp của nhà Nguyễn về các
mặt cho đất nước
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử.
Phương pháp lôgic.
Phương pháp điều tra phỏng vấn.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài
gồm ba chương.
Chương I. Qúa trình hình thành triều Nguyễn
Chương II. Những đóng góp của triều Nguyễn đối với Lịch sử dân tộc
Chương III. Kế thừa và phát huy những đóng góp của Nhà Nguyễn cho
đất nước hiện nay.

SVTH: Trần Văn Banh

9


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRIỀU NGUYỄN
1.1. Thời kỳ 9 chúa Nguyễn
1.1.1. Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) 1558-1613
Nguyễn Hoàng, sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525, người Gia Miêu ngoại
trang, Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá, sinh tháng 8 năm ất Dậu (1525), là
con trai thứ hai của Nguyễn Kim. Tổ tiên họ Nguyễn là một danh gia vọng
tộc ở Thanh Hoá: ông nội của Nguyễn Hoàng là Trùng quốc công Nguyễn
Hoằng Dụ, đã từng giúp vua Lê Tương Dực khởi binh ở Thanh Hoá lật đổ
Lê Uy Mục, nhân đó được phong Thái phó Trừng Quốc Công .Cha Nguyễn
Hoàng là Nguyễn Kim, con trưởng của Nguyễn Hoằng Dụ, làm quan tới
triều Lê chức Hữu vệ Điện tiền tướng quân tước An Thanh hầụ Khi Mạc lấy
ngôi vua họ Lê, Nguyễn Kim đem con em lánh sang Ai Lao.
Năm Quí Sửu (1613) Nguyễn Hoàng đã già và mệt nặng, triệu người
con trai thứ 6 vào dặn:
"Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Ngang (Hoàng Sơn) và sông Gianh
(Linh Giang) hiểm trở,
phía Nam có núi Hải Vân
và núi Đá Bia (Thạch Bi
Sơn) vững bền. Núi sẵn
vàng sắt, biển có cá muối,
thật là đất dụng võ của ngời anh hùng. Nếu biết dạy

Lăng mộ chúa Nguyễn Hoàng

dân luyện lính để chống
chọi với họ Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời, bằng thế lực không
định được, thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn
SVTH: Trần Văn Banh

10



của ta". Nguyễn Hoàng mất, thọ 89 tuổi, có 10 con trai, trấn thủ Thuận
Quảng được 56 năm (1558-1614). Sau này triều Nguyễn truy tôn là Thái tổ
Gia dụ hoàng đế.
1.1.2. Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Sãi) 1613-1635
Nguyễn Phúc Nguyên là con thứ 6 của Nguyễn Hoàng. Mẹ Phúc
Nguyên họ nguyễn. Bấy giờ các con trai của Nguyễn Hoàng là Hà, Hán,
Thành, Diễn đều đă mất trước. Người con trai thứ năm là Hải đang làm con
tin ngoài Bắc, vì thế Phúc Nguyên là con thứ 6 được nối nghiệp, bấy giờ đă
51 tuổi. Đào Duy Từ mất, thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn rất thương tiếc, truy
tặng Hiệp mưu đồng đức công thần đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, đưa về
táng ở đất Tùng Châu (Bình Định). Công lao của Từ đứng đầu công thần
khai quốc của nhà Nguyễn..
Một năm sau, năm Ất Hợi (1635) chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng qua
đời ở ngôi 22 năm, thọ 73 tuổi, truyền ngôi cho con thứ hai là Nguyễn Phúc
Lan. Sau triều đình Nguyễn truy tôn là Hy Tông Hiến Văn Hoàng đế.
Nguyễn Phúc Nguyên có 11 con trai.
1.1.3. Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng)1635-1648
Vợ Nguyễn Phúc Nguyên là con gái Mạc Kính Điển. Khi Kính Điển
bại vong, bà theo chú là Cảnh Huống chạy vào Nam, cùng với chú ẩn ở chùa
Lam Sơn, đất Quảng Trị. Nguyễn Thị Ngọc Dương, vợ Cảnh Huống lại là dì
ruột của Nguyễn Phúc Nguyên, nhân đó bà tiến cháu mình vào hầu chúa
Nguyễn từ khi chưa lên ngôi. Trên đường rút quân, đến phà Tam Giang,
Phúc Lan mất trên thuyền ngự. Chúa ở ngôi 13 năm, thọ 48 tuổi. Thế tử
Nguyễn Phúc Tần khóc mời chúa lên ngôi gánh vác việc nước. Ông chú tử
tế đã khuyên cháu lên ngôi cho danh chính ngôn thuận. Nguyễn Phúc Tần
theo lời, lên nối ngôi, truy tôn cha là Thần tôn hiến chiêu Hoàng đế.

SVTH: Trần Văn Banh


11


1.1.4. Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền)1648-1687
Nguyễn Phúc Tần có hai bà vợ chính. Bà họ Chu là cả, theo hầu chúa
từ khi còn chưa lên ngôi chúa, sinh được hai trai một gái. Con trai là Diễn,
được tấn phong Phúc Quận công; thứ hai là Thuần, được phong Hiệp quận
công; con gái là Ngọc Tào. Bà vợ thứ hai là người họ Tống, quê ở huyện
Tống Sơn (Thanh Hoá), là con gái Tống Phúc Khang, người cùng quê với
nhà chúa, đã được phong tới Thiếu phó. Bà vợ họ Tống sinh được hai trai,
Nguyễn Phúc Trăn lại là thứ hai, sinh năm Kỷ Sửu (1649). Khi người con
trai cả do bà vợ họ Chu sinh ra chết, Nguyễn Phúc Tần cho rằng Trăn tuy là
con bà hai nhưng lớn tuổi và hiền đức, phong cho làm Tả thủy dinh phó
tướng Hoằng Âm hầu, làm phủ đệ tại dinh Tả thủy. Nguyễn Phúc Tần mất,
Trăn đă 39 tuổi, được nối ngôi chúa. Bấy giờ gọi là chúa Nghĩa. Chúa Nghĩa
không thọ được lâu, sau 4 năm cầm quyền, bị bệnh rồi mất năm Tân Mùi
(1691) lúc 43 tuổi.
1.1.5. Nguyễn Phúc Thái ( Chúa Nghĩa) 1687-1691
Nguyễn Phúc Tần có 6 người con trai, Nguyễn Phúc Thái hay còn gọi
là Nguyễn Phúc Trăn là con thứ 2 của bà vợ thứ hai người họ Tống, nhưng
lớn tuổi và hiền đức. Khi Nguyễn Phúc Tần mất, Thái đã 39 tuổi.Nguyễn
Phúc Thái nổi tiếng là người rộng rãi, hình phạt và phú thuế đã nhẹ, trăm
họ ai cũng vui mừng. Quan lại cũ của triều trước đều được trọng đãi.Người
đời sau nhắc đến chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái là nhớ chúa đã dời phủ từ
Kim Long về Phú Xuân địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều đời
chọn làm kinh đô.Chúa không thọ được lâu. Sau 4 năm ở ngôi chúa, năm
Tân Mùi - 1691, Nguyễn Phúc Thái mất, thọ 43 tuổi. Triều Nguyễn truy
tôn ông là Anh tông hiếu nghĩa hoàng đế. Chúa Nghĩa có 10 người con (5
con trai, 5 con gái).


SVTH: Trần Văn Banh

12


1.1.6. Nguyễn Phúc Chu (Quốc chúa)1691-1725
Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nguyễn Phúc Thái. Mẹ ông, người họ
Tống, quê ở huyện Tống Sơn (Thanh Hoá), con của Thiếu phó Quận công
Tống Phúc Vinh. Bà được hầu Nguyễn Phúc Thái từ khi chưa lên ngôi. Đến
khi chồng lên ngôi chúa, bà được thăng làm Cung tần. Sinh được con trai là
Nguyễn Phúc Chu thì càng được chúa yêu qúy vì bà phi của Phúc Thái
(không có con) càng vì nể và đem Phúc Chu về nuôi.
Nguyễn Phúc Chu sinh năm Ất Mão (1675), được cho nuôi ăn học khá
cẩn thận vì thế văn hay chữ tốt, đủ tài lược vãn vơ. Khi nối ngôi chúa mới 17
tuổi, lấy hiệu là Thiên Túng đạo nhân. Đây là lần đầu tiên chúa Nguyễn lấy
hiệu mới mẻ, sùng đạo Phật.
Năm Ất Tị (1725) Nguyễn Phúc Chu mất, ở ngôi 34 năm, thọ 51 tuổi.
Phúc Chu là chúa có đông con nhất: 146 người, trai lẫn gái! dịch:
1.1.7. Nguyễn Phúc Chú( Ninh Vương) 1725-1738
Bà thứ nhất họ Hồ, sau khi vào cung cho lấy họ Tống (các chúa
Nguyễn thường lấy vợ họ Tống ở Tống Sơn Thanh Hoá), bà người huyện
Hương Trà, phủ Thừa Thiên, con gái Trưởng Doanh Hồ Văn Mai. Nguyễn
Phúc Chú sinh năm Bính Tư (1696), là con bà cả. Lúc đầu Phúc Chú được
trao chức Cai cơ Đỉnh thịnh hầu. Năm Ất Mùi (1715), thăng làm chưởng cơ,
làm phủ đệ tại cơ Tả Dùng. Đến khi chúa Phúc Chu mất, ông được nối ngôi
(năm 1725) khi 30 tuổi, lấy hiệu là Vân Truyền đạo nhân. Nguyễn Phúc Chú
ở ngôi được 13 năm thì mất.
Năm Mậu Ngọ (1783) chúa Nguyễn Phúc Chú mất, thọ 43 tuổi, ở ngôi
13 năm.

1.1.8. Nguyễn Phúc Khoát (Võ vương)1738-1765
Nguyễn Phúc Khoát là con Nguyễn Phúc Chú, sinh năm Giáp Ngọ
(1714). Mẹ là người họ Trương ở huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, con chưởng
SVTH: Trần Văn Banh

13


cơ Trương Phúc Phan. Vào hầu Phúc Chú từ khi chưa lên ngôi, được phong
Hữu cung tần. Tính bà e lệ cẩn thận, dạy bảo nội chức có phong độ của hậu
phi đời xưa. Bà sinh được 2 người con trai rồi mất năm bà mới 22
tuổi.Nguyễn Phúc Khoát là con trưởng, được phong làm chưởng dinh Dinh
tiền thủy chính hầu, làm phủ đệ tạ Cơ Tiền Dực ở Dương Xuân. Phúc Chú
mất, Khoát được lên ngôi khi 25 tuổi, lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân. Nguyễn
Phúc Khoát đã tự xưng vương, ở ngôi được 27 năm. Năm Ất Dậu (1765),
quốc vương băng, thọ 52 tuổi. Con trai thứ 16 lên nối ngôi.
1.1.9. Nguyễn Phúc Thuần (Định vương)1765-1775
Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh năm Giáp Tuất
(1751), con thứ 16 của Phúc Khoát. Mẹ Phúc Thuần, người họ Nguyễn, sinh
được hai trai, Phúc Thuần là thứ hai. Năm Giáp Ngọ (1774) bà đi tu ở chùa
Phúc Thành, sau đó mất (1804) được truy tôn là Tuệ Tĩnh thánh mẫu
Nguyên sư, hiệu là Thiệu Long giáo chủ.Chúa Phúc Khoát, lúc đầu lập
Hoàng tử thứ 9 tên là Hiệu làm Thái Hoàng tử, Hiệu mất sớm, con trai của
Hiệu là Hoàng Tôn Dương còn thơ ấu mà Hoàng tử cả là Chương cũng đă
mất. Hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Luân cũng rất khôi ngô, theo thứ tự
sẽ phải lập Hoàng Tôn Dương hoặc Nguyễn Phúc Luân lên ngôi. Phúc
Khoát muốn lập Phúc Luân nối ngôi , nên đã trao Luân cho một thầy học nổi
tiếng là Trương Văn Hạnh dạy bảo những điều cần thiết cho một người gánh
vác ngôi vua. Phúc Khoát mất, tình hình lại thay đổi. Quyền thần Trương
Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân vì Luân đã lớn tuổi, khó bề

lộng hành. Thế là Phúc Loan chọn lập Phúc Thuần con thứ 16 của Phúc
Khoát, mới 12 tuổi lên ngôi. Tây Sơn tìm cách tạm hoà với Trịnh để yên mặt
Bắc và có điều kiện đánh Nguyễn ở phía Nam. Tháng 9 năm Đinh Dậu
(1777) quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long Xuyên,
chúa Nguyễn bị chết trận. Như vậy Nguyễn Phúc Thuần ở ngôi chúa 12
năm, khi chết mới 24 tuổi, không có con nối.
SVTH: Trần Văn Banh

14


1.2. Thời kỳ 13 vua Nguyễn
1.2.1. Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) 1802-1819
Nguyễn Ánh lấy lại được Gia
Định năm Mậu Thân (1788) tuy đã
xưng vương mà chưa đặt niên hiệu
riêng, vẫn dùng niên hiệu vua Lê.
Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) lấy
lại được toàn bộ đất đai cũ của các
chúa Nguyễn, Nguyễn Vương Phúc
Ánh cho lập đàn tế cáo trời đất,
thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên
hiệu Gia Long năm thứ nhất. Lê
Quang Định được cử làm Chánh sứ
sang nhà Thanh xin phong vương
và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước Nam Việt sẽ lẫn
với nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt Nam.
Thế là năm Giáp Tý (1804) Án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm được vua Thanh
phái sang phong vương cho Gia Long và nước ta có tên là Việt Nam. Năm
Bính Dần (1806), Gia Long chính thức làm lễ xưng đế ở điện Thái Hoà và

từ đây qui định hàng tháng cứ ngày rằm và mồng một thì thiết đại triều; các
ngày 5, 10, 20 và 25 thì thiết tiểu triều.
Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn, Gia Long phải quyết định rất
nhiều việc đặt nền móng cho vương triều có một địa bàn thống trị rộng lớn
từ Bắc chí Nam. Ngày Đinh Mùi tháng 12, vua băng ở điện Trung Hoa, thọ
59 tuổi. Gia Long tiếp tục ngôi chúa trong 25 năm, làm vua cả nước 18 năm
tổng cộng 43 năm.

SVTH: Trần Văn Banh

15


1.2.2. Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mệnh)1820-1840
Vua húy là Hiệu, lại có tên là Đởm, sinh ngày 23 tháng giêng năm Tân
Hợi (1789), là con thứ tư của vua Gia
Long. Tháng giêng năm Canh Thìn
(1820), Hoàng thái tử Đởm lên ngôi vua,
đặt quốc hiệu là Đại Nam, niên hiệu là
Minh Mệnh, 30 tuổi. Minh Mệnh có tư
chất thông minh, hiếu học, năng động và
quyết đoán. Từ khi lên ngôi, ông ra coi
chầu rất sớm, xem xét mọi việc trong triều và tự tay "châu phê" rồi mới cho
thi hành - Thuật ngữ "châu phê" bắt đầu có từ đây. Minh Mệnh muốn quan
lại các cấp phải có đức độ và năng lực, nên khi mới lên ngôi đã đặt ra lệ mà
về sau khó ai thực hiện nổi.
Trị vì 21 năm, Minh Mệnh lo toan công việc thường như một ngày, sức
làm việc phải nói là đáng ngạc nhiên! Mọi phê bảo, dụ chỉ, chế cáo đều tự
tay vua viết ra với số lượng không nhỏ. Không những thế, khi rỗi rải, ông
còn làm thơ viết văn. Vua còn để lại 5 tập thơ và 2 tập văn.

Tháng 12 năm Canh Tí (1840), ốm nặng, vua mất, thọ 50 tuổi. Miếu
hiệu là Thánh Tổ.
1.2.3 . Nguyễn Phúc Miên Tông ( Thiệu Trị )1841-1847
Trong số rất nhiều vợ của Minh Mệnh,
có bà vợ cả họ Hồ, con gái lớn của công thần
Hồ Văn Bôi. Hồ Văn Bôi đã có công theo
giúp vua Gia Long từ buổi đầu. Gia Long và
bà Nhị phi đã chọn kỹ và cưới cô gái họ Hồ về
làm vợ Hoàng tử Đởm. Là người trang kính,
chín chắn, thận trọng, hiền hoà, trinh nhất... được Minh Mệnh hết lòng yêu
kính, phong là Thuận đức Thần phi. Bà sinh Hoàng thái tử Dong được 13
SVTH: Trần Văn Banh

16


ngày thì mất. Hoàng tử Dong được các cung nữ khác nuôi nấng. Năm Quý
Mùi (1823), theo phép đặt tên của đế hệ. Hoàng tử Dong có tên mới là Miên
Tông. Miên Tông là con trưởng trong số 78 hoàng tử của Minh Mệnh nên
được nối ngôi. Tháng giêng năm Tân Sửu (1841) Miên Tông lên ngôi ở điện
Thái Hoà, đặt niên hiệu là Thiệu Trị, vừa đúng 34 tuổi.
Tháng 9 năm Đinh Mùi (1847), Thiệu Trị bị bệnh rồi mất, ở ngôi được
7 năm, thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Hiếu tổ chương hoàng đế, có 54 người con
(29 hoàng tử và 25 hoàng nữ).
1.2.4. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm ( Tự Đức )1848-1883
Vua húy là Thì, tên đặt theo đế hệ là Hồng
Nhậm, sinh ngày 25 tháng 8 năm Kỷ Sửu (1829),
con thứ hai của Thiệu Trị. Mẹ họ Phạm, con gái
thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng, người
huyện Tân Hoà (Gia Định). Tháng 10 năm Đinh

Mùi (1847), Hồng Nhậm lên ngôi ở điện Thái
Hoà, lấy niên hiệu là Tự Đức, 19 tuổi. Vì cho con ít tuổi lên nối ngôi nên
Hồng Nhậm và Hồng Bảo tranh chấp nhau. Ngày 16 tháng 6 năm Quý Mùi,
tức ngày 19 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức qua đời, hưởng thọ 54 tuổi. Bài
vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu và thụy hiệu gọi ông là Dực
Tông Anh Hoàng đế
1.2.5. Nguyễn Phúc Ưng Chân ( Dục Đức )1883 (3 ngày)
Là vị vua thứ 5 của nhà Nguyễn, ông lên ngôi ngày 20 tháng 7 năm
1883, nhưng chỉ tại vị được ba ngày. Vua Dục Đức tên húy là Nguyễn Phúc
Ưng Ái, là con thứ 2 của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà
Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852. Có nguồn ghi ông sinh
4 tháng 1 năm Quý Sửu, tức 11 tháng 2 năm 1853.Vua Tự Đức vì lúc nhỏ bị
bệnh đậu mùa nên về sau không có con, ông có xin 3 con trai của 2 người
em làm con nuôi. Năm 1869, Ưng Ái 17 tuổi được vua Tự Đức chọn làm
SVTH: Trần Văn Banh

17


con nuôi và đổi tên là Nguyễn Phúc Ưng Chân . Thọ lãnh di chiếu của vua
Tự Đức, Ưng Chân lên ngôi kế vị ngày 20 tháng 7 năm 1883. Theo một vài
tài liệu thì đó là ngày 17 tháng 7 . Vua phế bỏ Dục Đức theo lệnh của Hoàng
Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự
Đức). Dục Đức bị giam ở Dục Đức Đường, rồi Thái Y Viện và cuối cùng bị
bỏ đói đến chết trong ngục thất tại Thừa Thiên. Làm vua được 3 ngày chưa
kịp đặt niên hiệu (Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức Đường) thì Ưng
Chân đã bị phế bỏ và giam vào ngục cho đến khi mất. Ông mất ngày 6 tháng
10 năm 1883. Một số tài liệu ghi ông mất ngày 6 tháng 9 năm Giáp Thân,
tức 24 tháng 10 năm 1884. Đến thời vua Thành Thái (con vua Dục Đức) vào
năm 1892 đã truy tôn cha mình là Cung Tôn Huệ Hoàng Đế. Lăng của vua

Dục Đức là An Lăng, tại làng An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa
Thiên.Vua Dục Đức có 19 con, gồm 11 con trai và 8 con gái.
1.2.6. Nguyễn Phúc Hồng Dật ( Hiệp Hòa )1883 (4 tháng)
Là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên
thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật còn có tên là
Nguyễn Phúc Thăng Một số tài liệu ghi ông
sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1
tháng 11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và
là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần
Trương Thị Thuận. Năm 1883, vua Dục Đức bị phế và chết trong tù. Các
quan sai lính đến xóm Kim Long đón Hồng Dật về cung để đưa lên làm vua
mới. Hồng Dật thoái thác, nhưng bị ép lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883,
lấy hiệu Hiệp Hoà. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được
bao lâu thì bị hai đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn
Tường phế bỏ và bắt uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý
Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883.Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông

SVTH: Trần Văn Banh

18


được truy phong là Văn Lãng Quận vương.Vua Hiệp Hòa có 17 người con,
gồm 11 con trai và 6 con gái.
1.2.7. Nguyễn Phúc Ưng Đăng (Kiến Phúc)1884
Đức Giản Tôn Nghị Hoàng Đế Kiến Phúc hay Kiến Phước 1869–1884
là vị vua thứ 7 của nhà Nguyễn, lên ngôi
ngày 2 tháng 12 năm 1883, tại vị được 8
tháng thì qua đời. Hiệu của ông là "Thiệu
Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị Hoàng

Đế".Vua Kiến Phúc tên húy là Nguyễn
Phúc Ưng Đăng , con thứ ba của Kiên Thái
vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi
Thị Thanh. Ưng Đăng ra đời vào ngày 2 tháng giêng năm Kỷ Tỵ, tức 12
tháng 2 năm 1869. Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế truất, vào ngày 2 tháng 12
năm 1883, Ưng Đăng được đưa lên ngôi vua và đặt niên hiệu là Kiến Phúc.
Khi đó Ưng Đăng mới 15 tuổi, mọi việc đều do hai đại thần phụ chính Nguyễn
Văn Tường và Tôn Thất Thuyết quyết định.Triều đại Kiến Phúc chỉ kéo dài 8
tháng. Từ tháng tư (âm lịch) năm Giáp Thân, Kiến Phúc ngã bệnh. Ngày 10
tháng 6 âm lịch năm này, (31 tháng 7 năm 1884), Kiến Phúc mất vào giờ ngọ
(Quốc sử quán triều Nguyễn, ĐNTL.CB., sđd., tr. 150 – 151). Lúc mất, Kiến
Phúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái.Sau khi mất, bài vị vua Kiến
Phúc được đưa vào thờ trong Thế miếu và có miếu hiệu là Giản tông Nghị
Hoàng đế. Lăng của Kiến Phúc, hiệu Bối lăng, ở phía trái Khiêm lăng, tại làng
Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
1.2.8. Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Hàm Nghi)1885
Vua Hàm Nghi sinh ngày 3 tháng 8 năm
1871-1943) là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn.
Ông tại vị từ 1884 tới 1885, sau đó chống Pháp
đến năm 1888.
SVTH: Trần Văn Banh

19


Vua Hàm Nghi tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là
Nguyễn Phúc Minh . Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc
Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3
tháng 8 năm 1871. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc và Chánh Mông Ưng Kỳ, tức vua Đồng Khánh sau này.Ngày 4 tháng 1 năm 1943, vua Hàm
Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tại biệt thự Gia Long, thủ đô Alger.

Ông được chôn cất ở Sarlat (Sarlat-la-Canéda), vùng Aquitaine, nước Pháp.
Trên mộ của vua Hàm Nghi và một số tài liệu ghi ông mất năm 1944. Ông
ra đi mang theo nỗi hờn vong quốc không bao giờ nguôi ngoai trong tâm trí.
1.2.9. Nguyễn Phúc Ưng Đường (Đồng Khánh)1886-1888
Vua Đồng Khánh (1864–1889) là vị vua thứ 9 của nhà Nguyễn trị vì
từ năm 1885 đến 1889. Hiệu của ông
là Hoằng Liệt Thống Thiết Mẫn Huệ
Thuần Hoàng Đế. Đức Cảnh Tôn
Thuần Hoàng Đế Đồng Khánh sinh
ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý,
tức ngày 19 tháng 2 năm 1864. Tên
húy của Đồng Khánh các tài liệu ghi
rất mâu thuẫn, có nhắc tới những tên
Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, Nguyễn Phúc
Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng Biện, Nguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn
có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương
Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865 Ưng Kỷ được vua
Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm
sóc, dạy bảo. Vua Đồng Khánh ở ngôi đươc ba năm thì bệnh và mất vào
ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông
25 tuổi.

SVTH: Trần Văn Banh

20


1.2.10. Nguyễn Phúc Bửu Lân (Thành Thái)1889-1907
Vua Thành Thái (1879 - 1954) là vị
vua thứ 10 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1889

đến 1907. Vua Thành Thái tên húy là
Nguyễn Phúc Bửu Lân , còn có tên là
Nguyễn Phúc Chiêu . Ông là con thứ 7
của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng
hậu (Phạm Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng
2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879. Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục
Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là Phạm
Đình Bình (làm quan Thượng thư bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi
bỏ cho chết, Bửu Lân lại phải cùng mẹ lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống
trong cảnh thiếu thốn.Ngày 28 tháng 1 năm 1889, vua Đồng Khánh mất vì
bệnh. Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái.
Khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ
đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc. Ông mất ngày 24 tháng 3
năm 1954 và được an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại
xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên, thọ 75 tuổi.
1.2.11. Nguyễn Phúc Vĩnh San ( Duy Tân )1907-1916
Vua Duy Tân (1900–1945) là vị
vua thứ 11 của nhà Nguyễn, trị vì từ
1907 tới 1916. Là một vị vua trong
thời kỳ Pháp chiếm đóng Việt Nam,
do đó được Pháp dựng lên để phục vụ
chế độ bảo hộ, nhưng trong hơn 8
năm trị vì, ông đã chống Pháp mạnh
mẽ. Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San còn có tên là Nguyễn
Phúc Hoảng ,sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900.
SVTH: Trần Văn Banh

21



Ông là con thứ 5 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định.
Ngày 5 tháng 9 năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân.
Ngày 24 tháng 12 năm 1945, Duy Tân lấy phi cơ Lockheed C-60 của Pháp
cất cánh từ Bourget, Paris để trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi
hành sứ mạng mới. Lúc 13 giờ 50, phi cơ rời Fort Lami để bay đến Bangui,
trạm kế tiếp. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, khoảng 18 giờ 30 GMT, máy bay
rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hoà Trung Phi. Tất cả
phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung uý
phụ tá, hai quân nhân trong đó có cựu hoàng Vĩnh San và bốn thường dân.
Theo nhiều người đây có thể là một vụ mưu sát. Việc vua Duy Tân trở lại
Việt Nam sẽ gây cho khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa. Ngày
28 tháng 3 năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ
M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học
Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của
Thượng Hoàng Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987.
1.2.12. Nguyễn Phúc Bửu Đảo ( Khải Định )1916-1925
Vua Khải Định (1885–1925) là vị
vua thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916
đến 1925. Đức Hoằng Tôn Tuyên
Hoàng Đế Khải Định tên húy là Nguyễn
Phúc Bửu Đảo ,còn có tên là Nguyễn
Phúc Tuấn ,con trưởng của vua Đồng
Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1
tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885.Ngày 18 tháng 5 năm 1916,
Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.Vua Khải Định
có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông.
Lǎng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo
luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc.

SVTH: Trần Văn Banh


22


Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến
cho là độc đáo và khác lạ.Vua Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh
nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ
40 tuổi. Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Chân Chữ, huyện
Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.
1.2.13. Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ( Bảo Đại )1926-1945
Vĩnh Thụy Vua Bảo Đại (22 tháng 10,
1913 – 31 tháng 7, 1997), là vị vua thứ mười ba
và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua
cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua chọn
nhưng nay thường dùng là tên nhà vua khi tại vị
và sau khi thoái vị dưới danh nghĩa cựu hoàng. Ông hoàng Bảo Đại tên húy
là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ,còn có tên Nguyễn Phúc Thiển sinh ngày 22
tháng 10 năm 1913 (năm Quý Sửu) tại Huế, là con của vua Khải Định và bà
Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ,
vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà. Năm
1925, vua Khải Định băng hà. Ngày 8 tháng 1 năm 1926 ông được tôn kế vị,
lấy niên hiệu là Bảo Đại, là vua thứ 13 của triều Nguyễn khi đúng 13 tuổi.
Sau khi lên ngôi, ông lại trở sang Pháp để học tiếp, còn việc triều chính
trong nước giao cho Tôn Thất Hân nhiếp chính trong thời gian vua vắng
mặt.Tháng 9 năm 1932, Bảo Đại hồi loan trở về nước, chính thức làm vua.
Cựu hoàng Bảo Đại là vị vua thọ nhất nhà Nguyễn. Ông mất ngày 31 tháng
7 năm 1997 tại Quân y viện Val de Grace, hưởng thọ 83 tuổi. Đám tang Bảo
Đại được chính phủ Pháp tổ chức với một tiểu đội lính lê dương và sĩ quan
mang quốc kỳ Pháp, quân phục trắng, gù đỏ trên vai, bồng súng đi bên linh

cữu. Ông được an táng tại nghĩa trang Passy, quận 16, Paris, khá gần tháp
Eiffel.Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi điện chia buồn đến tang quyến và
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi vòng hoa viến.
SVTH: Trần Văn Banh

23


CHƯƠNG II.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TRIỀU NGUYỄN
ĐỐI VỚI LỊCH SỬ DÂN TỘC
2.1. Mở mang bờ cỏi
Sau khi sự nghiệp "Diệt Mạc phù Lê" thành công thì hai họ Trịnh
Nguyễn lại quay sang đấu đá lẫn nhau. Trịnh ở phía Bắc, Nguyễn ở phía
Nam. Để khuếch trương lực lượng nhằm "chiến đấu lâu dài" với họ Trịnh
hùng mạnh ở Bắc Hà, chúa Nguyễn đã tiến hành "mở rộng" lãnh thổ về
phương Nam.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng đem quân vào đánh Chiêm Thành, chiếm đất
lập ra phủ Phú Yên, gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuyên Hoà.
Năm 1617, chúa Nguyễn chiếm thêm đất Chiêm Thành, lập ra dinh Trấn Biên.
Năm 1653, Chiêm Vương là Bà Thấm "không biết điều", đem quân
quấy nhiễu phủ Phú Yên, bị quân Nguyễn đánh bại. Nhà Nguyễn, nhân cơ
hội đó tiếp tục lấy thêm đất của Chiêm Thành, lập ra phủ Diên Khánh (nay
thuộc tỉnh Khánh Hoà). Năm 1693, Chiêm vương Bà Tranh bỏ tiến cống.
Nhà Nguyễn không bỏ lỡ cơ hội này. Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai
tổng binh Nguyễn Phúc Kính đem quân "hỏi tội", bắt được vua Chiêm. Đất
đai của Chiêm chiếm được bị đổi thành phủ Thuận Thành, sau đổi lại thành
phủ Bình Thuận, lại lấy đất Phan Lý (Phan Tri), Phan Lang (Phan Rang) làm
huyện Yên Phúc và huyện Hoà Đa. Từ đó Chiêm Thành xem như mất hẳn.
Như vậy trong khoảng chưa đến một thế kỷ mà nhà Nguyễn đã thôn tính

được hoàn toàn Chiêm Thành, điều mà những triều đại trước tốn bao công
sức mà không gặt hái được nhiều thành công. Điều này có nguyên do rất lớn
từ bản thân Chiêm Thành. Thực ra quân lực chúa Nguyễn không phải là quá
mạnh, nhưng kể từ sau thất bại trước vua Lê Thánh Tông nhà Lê, rồi bị chia

SVTH: Trần Văn Banh

24


thành 3, Chiêm Thành đã ngày càng suy yếu, không thể gượng dậy được và
chỉ còn chờ ngày diệt vong.
* Giai đoạn đánh chiếm Chân Lạp:
Các cuộc xâm chiếm đất Chân Lạp (Campuchia) để mở mang bờ cõi về
phương Nam của người Việt diễn ra có phần êm thắm hơn. Nguyên do dải
đất miền Trung của cúa chúa Nguyễn vốn không được màu mỡ. Đất đai cằn
cỗi, làm ăn khó khăn, lại thêm hoạ chiến tranh Trịnh-Nguyễn nên người dân
dần dần di cư vào Nam, lúc ấy còn thuộc Chân Lạp, rất nhiều.
Cả miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long bấy giờ thời ấy
còn khá hoang vu, đất rộng người thưa. Đất đai lại trù phú, màu mỡ, thành
ra người Việt di cư vào đó ngày càng đông.
Trong những năm 1658 đến 1674, Chân Lạp có nạn tranh giành quyền
lực, có phe lại "mời" chúa Nguyễn vô "giải quyết dùm". Nhà Nguyễn được
thể cứ kéo binh vào "bình định", mỗi năm lại mở rộng thêm tầm ảnh hưởng
của mình ở đấy.Năm 1708, Mạc Cửu xin thuộc về nhà Nguyễn. Lãnh thổ
nước ta lại được mở rộng thêm một phần.
Trong khoảng thời gian đó nước Chân Lạp xảy ra biến luôn, các vua
tranh giành quyền lực rồi lại chạy sang nhờ chúa Nguyễn hay Mạc Thiên Tứ
ở Hà Tiên. Sau mỗi lần bình ổn ta lại được vua Chân Lạp "tạ ơn", mỗi lần
vài huyện... Cuối cùng đất đai 6 tỉnh Nam Kỳ đều thuộc về ta.

Đến sau khi Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn thì ta còn có nhiều dịp
"can thiệp vào nội bộ" của Chân Lạp, nhưng tiếc là các quan ta hành xử
không khéo nên không "mở" thêm được bờ cõi mấy.
Đến đây, công cuộc "mang gươm" đi mở cõi của cha ông ta có thể xem
như đã hoàn thành.
Nhìn chung cuộc Nam tiến chiếm đất của Chân Lạp được diễn ra tương
đối thuận lợi. Bởi lẽ Chân Lạp thời ấy đã suy vi, các triều vua lo tranh giành
quyền lực, không ngó ngàng gì đến lãnh thổ đất nước. Các vua được nước ta
SVTH: Trần Văn Banh

25


×