Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.23 KB, 21 trang )

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

“Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học
sinh giỏi phần di truyền liên kết và di
truyền liên kết với giới tính trong
chương trình sinh học 9.”
Họ và tên: NGUYỄN TIẾN DŨNG
Đơn vị công tác: THCS TÔ HIỆU
Trình độ: THẠC SĨ SINH HỌC

Krông Ana, tháng 03 năm 2016


MỤC LỤC
Trang


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến việc chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh ở
các trường phổ thông thuộc vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa… là nói đến
một công việc cực kỳ khó khăn. Nhiều trường thậm chí nhiều năm liền bồi
dưỡng cũng không có học sinh đạt giải vòng huyện, vòng tỉnh. Trường chúng
tôi mặc dù đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho việc bồi dưỡng học sinh
giỏi nhưng tỉ lệ thành công còn hạn chế và số học sinh giỏi hằng năm cũng
chưa nhiều.
Để có được đội tuyển học sinh giỏi thi đạt kết quả tốt, vấn đề không


hoàn toàn đơn giản. Kiến thức môn học, tâm lý, phương pháp giáo dục vốn có
của người thầy chưa đủ. Người thầy còn phải dành rất nhiều tâm sức, kinh
nghiệm, sự hiểu biết, sự cố gắng của mình vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng
học sinh.
Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách
bồi dưỡng học sinh giỏi rất lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức,
lăn lộn với học sinh mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội tuyển vẫn thấp.
Vậy nguyên nhân là vì sao? Theo tôi có nhiều nguyên nhân, một trong những
nguyên nhân đó là giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển chọn
học sinh, phương pháp bồi dưỡng chưa phù hợp.
Qua quá trình tìm hiểu, trao đổi cùng với đồng nghiệp, các giáo viên ở
các trường bạn trong huyện về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy
rằng: Khi hướng dẫn học sinh học lý thuyết và giải bài tập phần di truyền liên
kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9 học sinh
gặp rất nhiều khó khăn. Vì các em không hiểu được bản chất, kiến thức không
sâu.
Từ những lý do trên, tôi thực hiện để tài: “ Một vài kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới
tính trong chương trình sinh học 9.” hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ
này phần nào giúp thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc
trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là bồi dưỡng học
sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong
chương trình sinh học 9.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu: Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là cơ sở để giáo viên định hướng
tuyển chọn học sinh; giúp học sinh củng cố, năm vững kiến thức và có
phương pháp giải bài tập di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính
hiệu quả.
* Nhiệm vụ: Sáng kiến đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên tuyển
chọn học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền liên kết và di

truyền liên kết với giới tính hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu

1


- Một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi qua môn Sinh
học.
- Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề di truyền liên kết và di
truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là
bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, môn Sinh học ở các trường THCS.
- Đối tượng áp dụng là các em học sinh được bồi dưỡng học sinh giỏi
từ năm học 2007 đến 2015 của trường THCS Tô Hiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát: trong quá trình giảng dạy
trên lớp thông qua các câu trả lời các vấn dề khó để từ đó phát hiện học sinh
có sự yêu thích, say mê đối với bộ môn mình giảng dạy, đồng thời kiểm tra lại
chính xác qua bài kiểm tra và bài khảo sát khi chọn đội tuyển.
- Phương pháp thực hành thí nghiệm: trong quá trình bồi dưỡng để
truyền thụ tốt kiến thức cho các em, tôi luôn tìm ra những phương pháp giảng
dạy phù hợp. Hướng dẫn cách học các loại kiến thức, và chỉ ra cách đọc sách,
tìm hiểu kiến thức từ tài liệu và sưu tầm tài liệu từ internet.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: lựa chọn kiến thức truyền
đạt, sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng bộ môn.
Ngoài các phương pháp chính trên, trong quá trình nghiên cứu tôi còn
sử dụng một số biện pháp khác.


2


II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những nghiên cứu về phương pháp dạy học, tâm lý giáo dục
học sinh và các vấn đề thường gặp khi bồi dưỡng học sinh giỏi qua môn Sinh
học.
Dựa trên hướng dẫn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn sinh học THCS, tài
liệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi - Khó khăn
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Phòng
giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm bồi
dưỡng, có tinh thần tự học và sáng tạo.
- Bản thân giáo viên luôn tích cực chủ động nghiên cứu, tìm tòi, khám
phá, tận dụng công nghệ thông tin để tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Khó khăn
- Những học sinh có năng lực, tư duy tốt đều thích thi môn như: Toán,
Lý, Hóa và tiếng Anh. Vì vậy, việc chọn học sinh có năng lực để bồi dưỡng
môn Sinh học là rất khó; số lượng học sinh thì ít mà các môn thi lại nhiều.
- Một số phụ huynh lại không muốn cho con em mình tham gia thi môn
Sinh học cho nên công tác chọn đội tuyển để bồi dưỡng môn Sinh học rất khó
khăn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đội tuyển.
2.2 Thành công - Hạn chế
* Thành công

- Học sinh hứng thú học tập có sự trao đổi thông tin một cách tích cực,
đưa ra được nhiều phương án giải quyết cho cùng một vấn đề.
- Giáo viên cũng đã có một số thành tích trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi.
* Hạn chế
- Thư viện trường có ít tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên nên
việc tìm kiếm tài liệu còn khó khăn.
- Tài liệu, nhất là phương pháp, hình thức bồi dưỡng, những bài viết,
những chuyên đề về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi còn quá ít.
2.3 Mặt mạnh - Mặt yếu
* Mặt mạnh
- Đa số các em học sinh có tinh thần tự học tốt, chăm học, lịch sự giúp đỡ
bạn bè trong học tập.
- Tinh thần làm việc của giáo viên rất tích cực và có trách nhiệm.
* Mặt yếu
- Hầu hết nhà các em xa trường học nên khó khăn cho việc đi lại, đặc biệt
là những tháng mùa mưa.
3


- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ
nghèo còn cao nên việc chăm lo tạo động lực cho việc học của học sinh còn
nhiều hạn chế.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học của
con em mình nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
- Sự phối kết hợp với ban ngành, đoàn thể, địa phương và nhà trường
trong việc giáo dục học sinh chưa chặt chẽ.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho qua trình dạy học và bồi dưỡng học sinh
tương còn nhiều thiếu thốn.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Vấn đề quản lý, giáo dục học sinh tại gia đình và công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi nhiều phụ huynh và các em chưa thật sự quan tâm. Mặt khác, trường
THCS Tô Hiệu có tỉ lệ học sinh đồng bào chiếm trên 50% nhận thức các em
rất thấp nên giảng dạy cũng như chọn lọc các em vào đội tuyển học sinh giỏi
gặp nhiều khó khăn.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra
Thực tế cho thấy, công tác dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà
trường phải được coi trọng hàng đầu. Do đó, đòi hỏi mọi giáo viên, nhà
trường, phòng giáo dục phải có các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục cũng như chất lượng đội tuyển mũi nhọn, để thúc đẩy chất lượng
giáo dục trong toàn ngành đi lên.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tìm ra những giải pháp, biện pháp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi
nhằm đạt hiệu quả cao. Qua đó chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng
sinh giỏi cho các đồng nghiệp để công tác dạy học ngày càng nâng cao chất
lượng.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
3.2.1 Một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi
Biện pháp 1: Chọn học lọc sinh
Qua nhiều năm đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận
thấy việc lựa chọn học sinh có năng lực và yêu thích bộ môn vào đội tuyển để
bồi dưỡng là rất quan trọng, quyết định phần lớn thành công. Khi giảng dạy
trên lớp, trong từng tiết học, bằng quan sát của mình, thông qua các câu trả lời
của học sinh đối với các câu hỏi khó để từ đó tôi có định hướng chọn những
em nào vào đội tuyển. Ngoài ra, cũng cần khẳng định lại năng lực của các em,
thì chúng ta cần kiểm tra lại điểm thông qua các bài kiểm tra, các bài thi học
kỳ, đồng thời cần kiểm tra năng lực học tập của các em qua sổ điểm chính
nhằm đánh giá một cách toàn diện năng lực và ý thức học tập một cách chính
xác.

Sau khi đã chọn được những em có đủ khả năng vào đội chuyên để bồi
dưỡng, để khẳng định lại chắc chắn là những em có năng lực về bộ môn của
mình, tôi đã tiến hành cho khảo sát lại bằng một bài kiểm tra trong đó có các
loại câu hỏi đủ để phân loại học sinh và chỉ chọn những em đạt điểm yêu cầu.
4


Biện pháp 2: Định hướng học tập cho học sinh
Khi đã chọn được đội tuyển, thì một việc cũng hết sức quan trọng đó là
định hướng học tập cho các em. Nhiều em sau khi đã theo học môn này lại
chuyễn sang học môn kia, hoặc theo học nhiều môn nên kết quả đạt được ở
một môn là không cao, khi tham gia thi thì không đạt kết quả. Bằng cách trò
chuyện, hướng dẫn, và tìm hiểu nguyện vọng của các em, từ đó tôi đã định
hướng đúng theo năng lực và nguyện vọng cho học sinh của mình.
Một điều mà tôi nhận thấy trong nhiều năm đảm nhận công việc này là:
muốn bồi dưỡng có hiệu quả đối với một em học sinh nào thì điều đầu tiên là
em đó phải say mê, yêu thích bộ môn mà mình đã lựa chọn. Chính vì vậy, mà
ở mục trên tôi đã khẳng định: việc lựa chọn được đội tuyển là sự thành công
bước đầu, là phần quyết định có hiệu quả cao nhất trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
Biện pháp 3: Hướng dẫn cách học cho học sinh
Về kiến thức cơ bản thì các em cần nắm vững theo trong sách giáo
khoa và vở học, thường phần này khi ôn tôi chỉ khái quát nhanh, chính vì vậy
học sinh cần học ở nhà thì mới tiếp thu được kiến thức mới.
Ngoài ra, học sinh cần sưu tầm thêm những vấn đề liên quan đến kiến
thức học, để cùng trao đổi tìm ra lời giải, cũng là cách khắc sâu kiến thức.
Về cách trả lời câu hỏi thì cần yêu cầu học sinh trả lời một cách chính
xác, khoa học và mang tính hệ thống. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, mạch lạc khi viết bài. Phải soát lại cách chấm câu, các thành phần của
mệnh đề, cách cấu trúc câu phức hợp. Bài làm cần trình bày khoa học, đẹp và

không vi phạm quy chế.
Biện pháp 4: Phân chia các loại kiến thức
Trong kiến thức Sinh học ở chương trình trung học cơ sở có nhiều loại
kiến thức, chính vì vậy việc phân loại kiến thức là rất quan trọng để cho học
sinh dễ học, dễ nắm bắt kiến thức. Đồng thời ở một loại kiến thức người giáo
viên phải lựa chọn một phương pháp thích hợp để truyền thụ kiến thức, sao
cho người học dễ nắm bắt và kích thích được trí tuệ của các em.
Biện pháp 5: Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng
Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi thì việc sưu tầm tài liệu để
bồi dưỡng là rất quan trọng, quyết định phần lớn thành công cho việc đạt kết
quả cao. Nhận thấy được điều này, bản thân tôi đã sư tầm nhiều loại tài liệu
liên quan đến kiến thức học sinh giỏi bộ môn mà mình đảm nhiệm. Ngoài
những sách có trong thư viện trường, tìm mua ở các hiệu sách, tư liệu trên
internet, tôi còn sưu tầm các đề kiểm tra học sinh giỏi bộ môn Sinh học cấp
huyện và tỉnh qua các năm.
Đối với học sinh, cung cấp cho các em một số sách học tốt, yêu cấu đọc
các sách có ở thư viện và sư tầm thêm các sách, vở ôn ở các anh chị học ôn
khoá trước. Đồng thời cần giáo dục cho các em hiểu rằng: Ngoài việc kiến
thức được ôn chỉ là một phần nhỏ, thì phần quyết định thành công là việc đọc
thêm nhiều kiến thức có ở trong các sách báo, hay trên internet.
Biện pháp 6: Khích lệ, động viên kịp thời
5


Như chúng ta đã biết, để học sinh cố gắng và vươn lên trong học tập giáo
viên cần khích lệ, động viên kịp thời những nỗ lực dù là nhỏ nhất. Bởi vì một
lời khen chân thành, một nhận xét tinh tế của thầy cô sẽ tiếp sức cho các em
thêm nghị lực, sự tự tin trong học tập.

Hình 1: Tuyên dương học sinh giỏi

Mặc dù nhà trường, ngành giáo dục cũng đã quan tâm nhiều tới việc
tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn
luyện nhưng giáo viên bộ môn chúng ta cũng nên tuyên dương, khen thưởng,
biểu dương các em kịp thời để các em thấy đó là niềm tự hào, vinh hạnh cho
ban thân cũng như gia đình, từ đó sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập,
rèn luyện.
3.2.2 Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề di truyền liên kết và di
truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9.
CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN
I. Lý thuyết
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Trình bày và giải thích thí nghiệm của Moocgan? Di truyền liên
kết là gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết?
Câu 2: Phân biệt di truyền liên kết và phân li độc lập?
II. Các dạng bài tập
Dạng 1: Bài toán thuận
Biết kiểu hình của P, nhóm gen liên kết. Xác định kết quả lai.
Phương pháp:
Bước 1: từ kiểu hình của P, nhóm gen kiên kết → kiểu gen P.
Bước 2: viết sơ đồ lai để xác định kết quả.
Ví dụ: Cho biết ở cà chua gen A (thân cao) và gen B (quả tròn) cùng
nằm trên một NST, gen a (thân thấp) và gen b (quả bầu dục) cũng nằm trên
NST tương ứng. Các gen trên một NST liên kết hoàn toàn.

6


a/ Xác định sự phân ly về kiểu gen và kiểu hình ở F1 khi lai 2 giống cà
chua thuần chủng thân cao, quả tròn và thân thấp, quả bầu dục?
b/ Cây bố thân cao, quả bầu dục. Cây mẹ thân thấp, quả tròn. Xác định

kiểu hình của F1?
Giải
a/
Bước 1: từ kiểu hình P → kiểu gen P.
Theo bài ra ta có cà chua thân cao, quả tròn thuần chủng có kiểu gen là
AB
ab
. Cây cà chua thân thấp, quả bầu dục .
AB
ab

Bước 2: Viết sơ đồ lại.
b/ Giải tương tự, có 4 sơ đồ lai.
Ab aB Ab aB Ab aB Ab aB
x
;
x
;
x
;
x
Ab aB ab aB Ab ab ab
ab

Dạng 2: Bài toán nghịch
Biết kiểu hình của P, kết quả lai. Xác định kiểu gen P.
Phương pháp:
Bước 1: từ tỉ lệ phân ly kiểu hình của mỗi cặp tính trạng → kiểu gen P
của mỗi cặp tính trạng.
Bước 2: từ kiểu gen P của mỗi cặp tính trạng, biện luận → kiểu gen P

và viết sơ đồ lại.
Ví dụ: Ở lúa, gen A quy định cây cao, a quy định cây thấp; gen B quy
định chín sớm, b quy định chín muộn.
a/ Cho lúa cây cao, chín sớm lai với cây thấp, chín muộn, F1 thu được
801 cây cao chín sớm, 799 cây thấp chín muộn. Xác định kiểu gen của P?
b/ Giao phấn lúa cây cao chín sớm với nhau, F1 được 600 cây lúa thân
cao chín muộn, 1204 cây lúa thân cao chín sớm, 601 cây thấp chín sớm. Xác
định kiểu gen của P?
Giải
a/
Bước 1: từ tỉ lệ phân ly kiểu hình của mỗi cặp tính trạng → kiểu gen P
của mỗi cặp tính trạng.
- Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng:
801 1
= suy ra P: Aa x aa
799 1
801 1
+ Sớm/Muộn =
= suy ra P: Bb x bb
799 1

+ Cao/Thấp =

Bước 2: từ kiểu gen P của mỗi cặp tính trạng, biện luận → kiểu gen P
và viết sơ đồ lại.
- Mỗi cặp tính trạng đều có sự phân ly là 1:1 nên sự di truyền chung
của cả 2 cặp tính trạng có tỉ lệ phân ly là: (1:1)(1:1) = 1:1:1:1. Mặt khác, tỉ lệ
phân ly chung ở F1 mà đề bài cho là 801:799 = 1:1; điều này chứng tỏ 2 cặp
gen quy định 2 cặp tính trạng trên liên kết hoàn toàn (có liên kết gen hoàn
toàn).

7


- Vì F1 xuất hiện kiểu hình cây thấp chín muôn (

ab
), chứng tỏ hai bên
ab

bố mẹ đều phải cho giao tử ab → kiểu gen cây lúa thân cao chín sớm phải là
AB
ab
AB ab
. Còn cây thấp chín muôn là , ta có sơ đồ lại sau: P:
x
ab
ab
ab
ab

- HS tự viết sơ đồ lại.
b/ Giải tương tự.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Ở ruồi giấm thân xám B, thân đen b; cánh dài V, cánh cụt v. Hai
cặp gen này cùng liên kết trên 1 NST thường. Lai hai dòng ruồi thuần chủng
thân xám, cánh cụt với thân đen cánh dài. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Bài 2: Ở ớt, cây cao A, cây thấp a; quả đỏ B, quả vàng b. Cho rằng có
sự di truyền liên kết gen. Tìm kiểu gen, kiểu hình tương ứng của P để F1 có
sự phân ly:
a/ 3 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ.

b/ 1 cao, vàng : 2 cao, đỏ : 1 thấp đỏ.
c/ 1 cao, đỏ : 1 thấp, vàng.
Đ/S
a/

AB AB
AB AB
Ab Ab
Ab AB
AB ab
x
hoặc
x
b/
x
hoặc x
c/
x
ab
aB
aB
aB
aB aB
aB
ab
ab
ab

Bài 3: Lai hai thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng
được F1 đồng loạt cây cao, quả đỏ. Cho F1 thụ phấn với cây chua biết rõ kiểu

gen thu được F2: 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp, quả đỏ. Biện luân,
lập sơ đồ lai từ P đến F2? Biết rằng có sự liên kết gen hoàn toàn; cây cao A,
cây thấp a; quả đỏ B, quả vàng b.
Đ/S
TH1/ P:
→F1 x

AB
ab
AB
AB
Ab aB
Ab
x
→F1:
→F1 x
; TH2/ P: x
→F1:
AB
ab
ab
aB
Ab aB
aB

AB
aB

Bài 4: Tạp giao hai dòng ruồi giấm thuần chủng thu được F1 đồng loạt
thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2: 25% thân xám, cánh

cụt : 50% thân xám, cánh dài : 25% thân đen, cánh dài. Biện luận và viết sơ
đồ lai từ P đến F2?
Bài 5: Ở cà chua, quả đỏ và tròn là những tính trạng trội so với quả
vàng, quả bầu dục.
Cho lai cà chua đỏ, quả tròn chưa rõ kiểu gen với cây cà chua quả vàng, bầu
dục. Hãy xác định kiểu gen của cây cà chua đó và của các cây con trong
trường hợp: Nếu kết quả thu được 50% đỏ, tròn: 50% vàng, bầu dục?
Đ/S

P:

AB
ab
x
ab
ab

Bài 6: Ở một loài: P thuần chủng khác nhau bởi hai cặp gen đối lập. F1
đồng loạt có kiểu hình là thân cao, quả tròn. Cho F1 lai với cá thể có kiểu gen
chưa biết được F2 phân ly theo tỷ lệ 75% thân cao, quả tròn: 25% thân thấp,
8


quả tròn. Cho biết các gen liên kết với nhau. Viết sơ đồ lai minh họa từ P đến
F2?
Đ/S
a/ P:

AB ab
Ab aB

AB AB
Ab AB
x
hoặc
x
b/ F1 x (X):
x
hoặc
x
AB ab
Ab aB
ab
aB
aB
aB

Bài 7: Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen,
cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F 1 tạp giao ở F2
thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100
ruồi thân đen, cánh dài.
a/ Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2?
b/ Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với
ruồi F1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi
thân xám, cánh ngắn. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định.
Bài 8: Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật:
- Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn,
mắt bình thường được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với
nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25%
lông ngắn, mắt bình thường.
- Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với

lông ngắn, mắt thỏi được F1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1
với nhau được F2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt
thỏi .
Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên
và viết sơ đồ lai từ P đến F 2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không
thay đổi trong giảm phân.
CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
I. XÁC ĐỊNH KIỂU NST GIỚI TÍNH
1. Trong thiên nhiên, đã gặp 1 số kiểu NST giới tính như sau: XX, XY, XO…
(XX là đồng giao tử, XY hoặc XO là dị giao tử)
- Đực XY, cái XX: người, động vật có vú, ruồi giấm…
- Đực XX, cái XY: các loại chim, bướm tằm, ếch nhái, bò sát .
- Đực XO; cái XX: bọ xít, châu chấu, rệp.
- Đực XX; cái XO: bọ nhầy.
2. Nếu cá thể được đề cập trong đề bài không nêu loài nào → kiểu NST giới
tính có thể xác định theo 2 cách:
- Dựa vào cá thể mang tính trạng lặn ở thế hệ có tỉ lệ phân tính 3:1. Vì
tính trạng này dễ xuất hiện ở cá thể XY → giới tính của cá thể đó thuộc NST
giới tính XY
- Dùng cách loại suy, lần lượt thử từng kiểu NST giới tính → kiểu nào
cho kết quả phù hợp với đề bài thì nhận.
Ví dụ 1: Cho 1 cá thể mang 1 cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng giao
phối với cá thể khác được F 1 gồm 256 con cánh thẳng : 85 con cánh cong (chỉ
toàn con đực)

9


- Cặp gen dị hợp quy định cánh thẳng → cánh thẳng là tính trạng trội,
cánh cong là tính trạng lặn.

- F1 có tỉ lệ 3 cánh thẳng : 1 cánh cong. Nhưng tính trạng lặn cánh cong
chỉ biểu hiện ở con đực → NST giới tính của con đực là XY, con cái XX.
II. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
1. Khái niệm: Là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định
chúng nằm trên các NST giới tính.
2. Gen trên NST X (Qui luật di truyền chéo)
2.1 Thí nghiệm: Moocgan đã lai ruồi giấm mắt đỏ với mắt trắng.
Lai thuận
Lai nghịch
P: ♀ (mắt đỏ) x ♂ (mắt trắng)
P: ♀ (mắt trắng) x ♂ (mắt đỏ)
F1:
100% mắt đỏ
F1: 1 ♀ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng
F2: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng (toàn F2: 1 ♀ mắt đỏ : 1 ♀ mắt trắng : 1 ♂ mắt
con đực)
đỏ : 1 ♂ mắt trắng
2.2 Giải thích:
- F1 đồng loạt mắt đỏ, theo định luật đồng tính thì mắt đỏ trội hoàn toàn
so với mắt trắng.
Qui ước: W: mắt đỏ; w: mắt trắng.
- Nếu gen nằm trên NST thường thì F2 (trong phép lai thuận) mắt trắng
phân bố ở cả giới đực và cái. Thực tế ở F 2 màu mắt trắng chỉ có ở con đực, Vì
vậy gen qui định màu mắt ở ruồi phải nằm trên NST giới tính X, không có
alen trên Y.
- Sơ đồ lai:
+ Phép lai thuận:
P: XWXW (♀ mắt đỏ) x XwY( ♂ mắt trắng)
G: XW
; Xw, Y

F1: XWXw, XWY (100% mắt đỏ)
F1x F1: XWXw x XWY
G:
XW, Xw ; XW, Y
F2: XWXW : XWXw : XWY : XwY
3 mắt đỏ
: 1mắt trắng
+ Phép lai nghịch:
P: XwXw (♀ mắt trắng) x XWY(♂ mắt đỏ)
G: Xw
; XW, Y
F1: XWXw (100% ♀ mắt đỏ) : XwY (100% ♂ mắt trắng)
F1x F1: XWXw x XwY
G:
XW, Xw ; Xw, Y
F2: XWXW :
XwXw :
XWY :
Xw Y
1 ♀ mắt đỏ : 1 ♀ mắt trắng : 1 ♂ mắt đỏ : 1 ♂ mắt trắng
Vậy, ở phép lai thuận gen lặn trên X do bố truyền cho con gái và biểu hiện ở
cháu trai
2.3 Nội dung định luật
- Di truyền chéo: Tính trạng của bố truyền cho con cái (gái), tính trạng
của mẹ truyền cho con đực (trai).
10


- Hai phép lai thuận nghịch cho: kết quả khác nhau.
3. GEN TRÊN NST Y: (quy luật di truyền thẳng)

- NST Y ở đa số loài hầu như không mang gen, nên hầu như gen trên
NST X hiếm có gen tương ứng trên Y. Tuy nhiên, ở 1 số loài động vật, NST
Y cũng mang gen.
- NST Y ở người có đoạn mang gen tương ứng với gen trên X, nhưng
cũng có đoạn gen trên Y mà không có gen tương ứng trên X.
Ví dụ 2: Ở người tật dính ngón tay số 2 và số 3 do gen lặn (a) trên NST
Y gây ra và chỉ biểu hiện ở nam giới
P: XX x
XYa
G: X
;
X, Ya
F1: XX (100% gái BT) : XYa (100% trai dính ngón)
- Nội dung di truyền thẳng: Tính trạng qui định bởi gen nằm trên NST
Y di truyền 100% ở các cặp NST giới tính XY (100% con trai)
4. Ý nghĩa: Hhiện tượng di truyền liên kết với giới tính được ứng dụng để
phân biệt giới đực hoặc giới cái ở giai đoạn sớm phát triển của cá thể lúc hình
thái giới tính chưa thể hiện ra kiểu hình, nhờ đó có thể chọn lọc để tăng năng
suất.
Ví dụ 3: Ở gà người ta sử dụng gen trội A trên NST giới tính X xác định
lông vằn, để phân biệt trống, mái khi mới nở. Gà trống con X AXA có lông vằn
ở đầu rõ hơn so với con mái XAY.
III. CÁCH NHẬN ĐỊNH QUY LUẬT DI TRUYỀN
1. Dựa vào kết quả của phép lai thuận nghịch
- Nếu kết quả lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng
được xét nằm trên NST giới tính.
- Nếu tính trạng đã cho thấy xuất hiện chỉ ở giới đực qua các thế hệ (di
truyền thẳng) → gen nằm trên NST Y. Ngược lại thì gen nằm trên NST X.
2. Dựa vào sự di truyền chéo hoặc tính trạng biểu hiện không đồng đều
trên giới đực và cái

a. Di truyền chéo: Tính trạng của con đực giống tính trạng của mẹ và tính
trạng của cái con giống bố là có sự di truyền chéo → gen nằm trên NST giới
tính X.
b. Tính trạng không biểu hiện đồng đều ở 2 giới: Cùng 1 thế hệ nhưng
tính trạng nào đó chỉ xuất hiện ở giới đực, còn giới cái thì không hoặc ngược
lại → gen nằm trên NST giới tính.
Chú ý: Thực tế gen nằm trên NST giới tính cũng có những trường hợp
tác động với gen nằm trên NST thường để hình thành 1 tính trạng. Cũng có
các gen nằm trên cùng 1 NST giới tính X tác động riêng rẽ hoặc tương tác qua
lại với nhau.
Ví dụ 4: Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F 1 cho
đồng loạt lông vằn. Cho gà F 1 tạp giao lần nhau, ở F 2: 50 gà lông vằn : 16 gà
mái lông đen.
1. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Tỉ lệ phân tính ở F3 đối với mỗi công thức lai.
11


Hướng dẫn giải
1. F2 phân tính: Vằn/Đen =

50
3

16
1

- F1 đồng tính lông vằn, F2 phân tính với tỉ lệ 3 lông vằn : 1 lông đen,
chứng tỏ lông vằn là tính trạng trội, lông đen là tính trạng lặn và P thuần
chủng.

Quy ước: gen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với
gen a quy định tính trạng lông đen.
- Tính trạng lông đen chỉ xuất hiện ở gà mái, chứng tỏ tính trạng màu
sắc lông gà liên kết với NST giới tính X.
- Sơ đồ lai:
×
P:
♀ lông đen
♂ lông vằn
giao tử P:
F1:

Xa Y
Xa , Y

XAXA
XA

1 X AXa : 1 X AY
100% lông vằn

×
F1 tạp giao:
X AXa
XAY
giao tử F1:
X A , Xa
XA , Y
F2: 1 X A X A : 1 X A X a : 1 X A Y : 1 X a Y
2 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông vằn : 1 gà mái lông


đen.
2. F3 tiếp tục tạp giao, tỉ lệ phân tính ở F3:
×
- Sơ đồ lai 1:
XAXA
XAY
giao tử F2:
XA
XA , Y
F3:
1 XAXA : 1 XAY
100% gà lông vằn.
a
×
- Sơ đồ lai 2:
X Y
XAXA
giao tử F2:
Xa , Y
XA
F3:
1 X AXa : 1 X AY
100% gà lông vằn
A a
×
- Sơ đồ lai 3:
X X
XAY
giao tử F2: X A , X a

XA , Y
F3:
1 X AX A : 1 X AXa : 1 X AY : 1 Xa Y
2 gà trống lông vằn : 1 gà mái lông vằn : 1 gà mái lông
đen.

×
- Sơ đồ lai 4:
X AXa
Xa Y
giao tử F2: X A , X a
Xa , Y
F3:
1 X AXa : 1 Xa Xa : 1 X AY : 1 Xa Y
1 gà trống lông vằn : 1 gà trống lông đen : 1 gà mái lông vằn : 1
gà mái lông đen.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Ở người có 4 nhóm máu do 3 alen điều khiển là: I A , I B và IO .
Tính trạng thuận tay phải (P) là trội so với thuận tay trái (p). Mắt nâu (N) là

12


trội so với mắt đen (n). Các gen quy định các tính trạng nói trên tồn tại trên
các NST thường khác nhau.
1. Có bao nhiêu kiểu gen có thể có về 3 tính trạng nói trên ? Trong đó
có bao nhiêu kiểu gen đồng hợp tử ?
2. Bố mẹ nhóm máu B có thể đẻ con có nhóm máu B và O được
không ? Vì sao?
3. Trong một gia đình: mẹ mắt nâu, thuận tay trái, bố mắt đen, thuận

tay phải. Đứa con đầu mắt nâu, thuận tay phải, đứa con thứ 2 mắt đen, thuận
tay trái. Tìm kiểu gen của bố mẹ và 2 con ?
4. Hai anh em sinh đôi cùng trứng. Vợ người anh có nhóm máu A,
thuận tay phải, mắt đen sinh được 2 con trai. Đứa đầu nhóm máu A, thuận tay
trái, mắt nâu; đứa thứ 2 nhóm máu B, thuận tay phải, mắt đen. Vợ của người
em có nhóm máu B, thuận tay trái, mắt nâu sinh được một con gái nhóm máu
A, thuận tay phải, mắt đen. Xác định kiểu gen của những người trong gia đình
nói trên ?
Nếu những người con trên lớn lên lấy vợ (hoặc chồng) có nhóm máu
AB, thuận tay trái, mắt đen thì con của họ sinh ra có kiểu gen và kiểu hình
như thế nào ?
Hướng dẫn giải
1. Tìm kiểu gen của mỗi tính trạng rồi tính chung lại sẽ có 54 kiểu gen.
Số kiểu gen đồng hợp tử có 12 kiểu
2. Có thể, nếu bố mẹ dị hợp tử nhóm máu B: I B I O
3. Dựa vào kiểu gen của đứa con thứ 2 mà xác định các tính trạng của
bố mẹ và đứa con thứ nhất
4. Dựa vào kiểu gen của các con sinh ra ở các cặp vợ chồng mà xác
định kiểu gen của hai anh em sinh đôi: I A I B PpNn. Từ đó xác định kiểu gen
của 2 cậu con trai có thể có 4 kiểu gen và đứa con gái có 1 kiểu gen. Vì vậy
khi lấy chồng hoặc vợ sẽ có 5 sơ đồ lai.
Bài 2: Bệnh máu khó đông do gen d nằm trên NST giới tính X gây nên.
Một cặp vợ chồng bình thường không biểu hiện bệnh, đẻ con trai đầu mắc
bệnh máu khó đông, hai con gái sau không biểu hiện bệnh. Người con trai lớn
lên lấy vợ lại sinh được 1 con trai biểu hiện máu khó đông và 2 con gái không
biểu hiện bệnh. Người con gái thứ nhất lấy chồng sinh được 1 trai và 1 gái
đều mắc bệnh máu khó đông. Người con gái thứ 2 lấy chồng không mắc bệnh
máu khó đông, con gái và con trai của họ sinh ra không ai mắc bệnh.
Tìm kiểu gen của những người trong gia đình nói trên ?
Hướng dẫn giải

Dựa vào kết quả biện luận được kiểu gen của những người trong gia
đình trên:
- Mẹ dị hợp tử: X D X d , bố X D Y
- Con trai: X d Y , vợ: X D X d , các con: X D X d , X d Y
- Con gái thứ nhất: X D X d , chồng: X d Y , hai con: X d X d , X d Y
- Con gái thứ hai: X D X D , chồng: X D Y , hai con: X D X D , X D Y

13


Bài 3: Ở người, bênh mù màu (b) và bệnh máu khó đông (h) là do các
gen lặn nằm trên NST giới tính X gây ra, còn các gen trội tương ứng quy định
mắt bình thường và máu bình thường.
1. Bố mù màu, máu bình thường còn mẹ mắt bình thường, không bị
bệnh máu khó đông. Con cái của họ sẽ như thế nào ?
2. Bố bình thường về cả hai bệnh kể trên, mẹ mù màu, máu bình thường, sinh
được con trai mù màu, mắc bệnh máu khó đông. Xác định kiểu gen của bố mẹ
và cho biết nếu họ tiếp tục sinh con thì con cái của họ sẽ như thế nào ?
Hướng dẫn giải
X bH Y
1. - Kiểu gen của bố:
X BH X BH hoặc X BH X Bh hoặc X BH X bH
- Kiểu gen của mẹ:
hoặc X BH X bh hoặc X Bh X Hb
X BH Y
2. - Kiểu gen của bố:
X bH X bh
- Kiểu gen của mẹ:
Bài 4: Ở gà, lông đỏ nâu và lông trắng đều là các tính trạng liên kết với
NST giới tính X. Tính trạng lông trắng (R) là trội so với tính trạng lông đỏ

nâu (r).
1. Phải chọn bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để ngay F 1 gà
con nở ra có lông trắng sẽ là gà trống, lông đỏ nâu sẽ là gà mái.
2. Cho gà trống lông trắng giao phối với gà mái lông đỏ nâu. Xác định kết quả
lai.
Hướng dẫn giải
1.
Gà trống: X r X r lông đỏ nâu
Gà mái: X R Y lông trắng.
2.
2 sơ đồ lai thỏa mãn kết quả:
XRXR × XrY

XRXr × XrY

3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để giảng dạy có hiệu quả, nâng cao chất lượng đội tuyển mũi nhọn đòi
hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề, sự nhiệt huyết. Giáo viên cần
chuẩn bị kĩ lưỡng, soản giảng có sự đầu tư, cập nhật kiến thức mới, phải có sự
xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh, hướng các em vào nội dung mà mình
muốn truyền đạt và có óc tổ chức. Giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học và có vốn sống phong phú, thường xuyên tự bồi dưỡng
chuyên môn nâng cao trình độ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, phải là
tấm gương tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp nêu ra trong sáng kiến sẽ giúp giáo viên thuận tiện hơn
trong việc tuyển chọn học sinh giỏi bộ môn một cách chính xác và hiệu quả.
Sau khi chọn được học sinh để bồi dưỡng giáo viễn sẽ trang bị kiến thức, cách
học, nâng cao khả năng tự học cho học sinh qua các chuyên đề bồi dưỡng. Để
bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tốt và đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải

biết cách phân loại kiến thức thành các chuyên đề bồi dưỡng, có phương pháp
giảng dạy phù hợp cho từng chuyên đề. Giáo viên phải thường xuyên cập nhật
14


kiến thức, xem xét và nghiên cứu các đề thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi
chuyên hằng năm.
Sáng kiến giới thiệu 2 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trong chương
trình Sinh học 9, 2 chuyên đề được biên soạn theo cấu trúc đi từ lý thuyết đến
thực hành; Chuyên đề sẽ giúp giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức
một cách nhanh nhất và hiệu quả. Kiến thức lý thuyết được hệ thống lại dễ
hiểu, mỗi dạng bài tập đều có phương pháp giải và ví dụ minh họa chi tiết,
hướng dẫn cách giải, đáp số, có các bài tập vận dụng để cho học sinh thực
hành luyện tập.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu
Bằng sáng kiến của mình, trong thời gian giảng dạy và nhận nhiệm vụ
bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học, tôi đã thu được những kết quả sau:
Năm học
2007 - 2008

Họ tên học sinh
Trần Thị Thanh

2008 - 2009

Võ Thị Thanh Thảo

2010 - 2011


Lê Thị Ngọc

2011 - 2012

Đinh Thị Hường
Phạm Thị Trúc Loan.
Đặng Thị Thanh Quyên
Hồ Thị Thanh Thúy

2012 - 2013

Trần Gia Mi Na
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

2013 - 2014

Trần Thị Mỹ Trinh
Đặng Thị Kiều Trinh
Lê Thị Bích
Nguyễn Thị Ngọc Tuệ

2014 - 2015

Võ Thị Hồng Nhung

Ghi chú
Không đạt giải.
Đạt giải ba cấp huyện, giải
khuyến khích cấp tỉnh.
Đạt giải khuyến khích cấp

huyện, giải ba cấp tỉnh.
Đạt giải ba huyện.
Đạt học sinh giỏi cấp huyện.
Đạt học sinh giỏi cấp huyện.
Đạt học sinh giỏi cấp huyện.
Đạt giải khuyến khích cấp
huyện.
Đạt giải khuyến khích cấp
huyện, cấp tỉnh.
Không đạt giải.
Đạt giải nhất cấp huyện.
Đạt giải ba cấp huyện, giải
khuyến khích cấp tỉnh.
Đạt giải khuyến khích cấp
huyện.
Đạt giải khuyến khích cấp
huyện, giải ba cấp tỉnh.

Qua chất lượng đội tuyển học sinh giỏi ta thấy, số lượng học sinh giỏi
đạt giải qua các năm càng nhiều, tỉ lệ học sinh giỏi đạt giải cao ngày càng
tăng. Chứng tỏ việc áp dụng sáng kiến, đổi mới phương pháp bồi dưỡng đã
mang lại hiệu quả thiết thực.
15


III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
Qua nhiều năm đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân
tôi tự nhận thấy để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả thì người giáo viên
phải:

- Có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm chắc các loại kiến thức bộ
môn, không những rộng mà cần phải sâu, luôn cập nhật các loại kiến thức
mới.
- Tâm huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác được giao.
- Cần phải chọn học sinh bồi dưỡng có năng lực thực sự và yêu thích bộ
môn.
- Biết cách tạo hứng thú đối với môn học và hướng dẫn cách tự học ở
nhà, tìm kiếm thông tin trên internet.
- Biết cách động viên khích lệ học sinh kịp thời, tạo động lực để các em
phấn đấu trong học tập.
2. Kiến nghị
* Về phía nhà trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng, đặc biệt là phòng
học và bố trí thời gian phù hợp.
- Lựa chọn giáo viên có đủ năng lực để giao nhiệm vụ này và cần bố trí
số tiết thích hợp.
- Hàng năm bổ sung các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng
học sinh giỏi mà giáo viên yêu cầu, nhà trường cần trang bị máy tính và mạng
internet để thuận tiện trong việc truy cập tìm kiếm thông tin.
- Phải thường xuyên kiểm tra việc bồi dưỡng của giáo viên.
- Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời đến từng giáo viên và
học sinh có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Về phía ngành
- Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh, chọn giáo
viên có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh.
- Thường xuyên mở các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
do những giáo viên có kinh nghiệm truyền đạt.
- Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời đến từng giáo viên và
học sinh có thành tích cao trong công tác học sinh giỏi.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về việc bồi dưỡng

học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong
chương trình sinh học 9, chắc chắn chưa thể mang tính hoàn thiện cao và đạt
hiệu quả như mong muốn. Kính mong sự đóng góp của các đồng chí, đồng
nghiệp để sáng kiến hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao hơn trong thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

16


Ea Bông, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Người viết

Nguyễn Tiến Dũng
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn chuẩn kiến thức - kỹ năng môn sinh học THCS. Ngô Văn
Hưng. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2011.
2. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Sinh học THCS. Lê Minh Châu.
Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2011.

3. Phương pháp giải các dạng bài tập sinh học 12. Nguyễn Hải Tiến,
Trần Dũng Hà. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Năm 2008.
4. Phương pháp giải bài tập sinh học 11 & 12. Phan Kỳ Nam. Nhà xuất
bản Đồng Nai. Năm 2002.

18



×