Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SỰ THÀNH LẬP VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI VIỆT NAM CÁCH MẠNG THANH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.26 KB, 3 trang )

SỰ THÀNH LẬP VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI VIỆT NAM CÁCH
MẠNG THANH NIÊN
1/ Hoàn cảnh ra đời.
- Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái đã gọi nhiều thanh niên yêu nước sang
Quảng Châu.
- 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).
Tại đây Người đã chọn một số thanh niên từ trong các tổ chức yêu nước của
người Việt Nam ở đây cùng với một số người ở trong nước mới sang để sáng lập Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên vào tháng 6/1925, với hạt nhân là Cộng sản đoàn.
- Đây là một tổ chức có tính chất vô sản sớm nhất ở nước ta.
2/ Nội dung hoạt động
- Mục đích: “làm một cuộc cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp, giành lại độc
lập) rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa
cộng sản).
- Nhiệm vụ là nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ đem chủ nghĩa Marx Lenin và
đường lối GPDT truyền bá vào trong nước, gây dựng cơ sở cho việc thành lập chính
đảng của giai cấp công nhân.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phát triển và
có cơ sở ở nhiều nơi trong nước, kể cả trong Việt kiều ở Thái Lan, thu hút nhiều thanh
niên yêu nước tham gia.
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên rất chú trọng công tác tuyên truyền và đào
tạo cán bộ, ra báo Thanh niên (21/06/1925), mở nhiều lớp huấn luyện.
Nội dung huấn luyện rất phong phú (lịch sử cách mạng thế giới, ba Quốc tế Cộng
sản …).
Đặc biệt các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được in thành tác phẩm Đường Kách
mệnh.
Sau cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, đây là tác phẩm đầu tiên vận dụng chủ
nghĩa Marx Lenin vào hoàn cảnh Việt Nam, vạch ra hàng loạt các vấn đề căn bản của
cách mạng nước ta (lí luận cách mạng, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng cách mạng … ),
có tác dụng giáo dục rất lớn.



- Năm 1928, Hội đã đưa nhiều cán bộ về nước hoạt động, thực hiện phong trào
“vô sản hóa” để vận động quần chúng và rèn luyện cán bộ theo lập trường của giai cấp
công nhân.
- Ảnh hưởng của Hội rất lớn, tác dụng đến cả một số tổ chức yêu nước lúc đó, đặc
biệt là tổ chức Tân Việt.
3/ Vai trò.
- Đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo. Được sự giúp đỡ của Nguyễn Ái
Quốc, họ đã chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, thành những hạt
nhân để thành lập Đảng ta sau này.
- Truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin vào trong nước, thúc đẩy phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở nước ta phát triển theo xu hướng vô sản.
- Bước chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Tóm lại: thông qua các hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, Nguyễn Ái Quốc đã đưa việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc
thành lập Đảng tiến lên một bước mới.
Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên đã trở thành tổ chức tiền thân của Đảng ta.
4/ Ý nghĩa
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, đã hoàn thành xuất sắc việc tuyên
truyền, tổ chức, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ xu hướng vô sản
đang thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam.
5/ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội.
- Nguyễn Ái Quốc là người chọn lựa đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
đi theo con đường cách mạng vô sản, xây dựng lý luận giải phóng dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc là người đã nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt
Nam là cần có một tổ chức quá độ để chuẩn bị cho những bước tiến của cách mạng.
- Trực tiếp lựa chọn số thanh niên Việt Nam yêu nước, đưa họ vào tổ chức Việt
Nam Cách mạng Thanh niên và trực tiếp mở lớp chính trị đào tạo họ thành cán bộ cách
mạng, rồi đưa về nước hoạt động.
- Truyền bá, kết hợp chủ nghĩa Marx Lenin với phong trào công nhân và phong

trào yêu nước.
- Nguyễn Ái Quốc đã đưa việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc
thành lập Đảng tiến lên một bước mới.


- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã trở thành tổ chức tiền nhân của Đảng
ta.
- Đây là một sự nghiệp lớn lao, gian khổ và độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.



×