Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tình hình thất nghiệp trong 5 năm gần đây của Việt Nam, các chính sách mà chính phủ áp dụng để giảm thất nghiệp và phân tích đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.33 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh,
trước hết là hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển thì
vấn đề thất nghiệp đang là đề tài hết sức nóng bỏng và khơng kém phần bức bách
đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội
tồn tại ở nhiều thời kì, nhiều xã hội. Nó là trung tâm của xã hội hiện đại, tỷ lệ thất
nghiệp cao ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt đời sống xã hội. Mặc dù,thất nghiệp
gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng địi hỏi một xã hội khơng có thất
nghiệp là vấn đề rất khó khăn, mà các chính sách biện pháp của Chính phủ nhằm
mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Có thể nói rằng
lạm phát cũng là một trong những yếu tố tác động đến điều đó. Lạm phát và thất
nghiệp nếu ở chừng mực vừa phải và phát huy tác dụng tích cực là nhân tố giúp
cho ổn định và phát triển kinh tế, trái lại nó sẽ gây đình đốn trong sản xuất.
Ở Việt Nam vào những năm 1989 cho thấy tình trạng lạm phát rất nghiêm
trọng và nghiêm trọng hơn với mức tăng giá 3 chữ số, năm cao nhất đạt chỉ số giá
557%, rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Đời sống nhân dân khổ cực khó khăn, hàng
hoá ngày càng khan hiếm giá cả đắt đỏ, thị trường rối loạn. Sau năm 1989 với
quyết tâm của Đảng và Chính phủ với những đổi mới tích cực trong hệ thống kinh
tế như hệ thống ngân hàng và những thay đổi của chính sách tiền tệ. Chúng ta đã
có những bước đầu thành công không những kiềm chế lạm phát ở mức thấp mà
vẫn đảm bảo ổn định kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là những thành công bước đầu chưa ổn định. Trong hoàn
cảnh nền kinh tế nước ta còn non yếu cho việc nghiên cứu về lạm phát và thất
nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng trở thành điều hết sức quan trọng. Từ
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn qua
đường cong Philips của A.William Phillips đến mối quan hệ giữa chúng trong dài
hạn ở Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào để có thể nhận định một cách đúng đắn
bản chất thật của mối quan hệ này. Qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa
ra những chính sách kinh tế vĩ mơ hợp lý và kịp thời để giải quyết khó khăn khơng
chỉ trong ngắn hạn mà có thể duy trì lâu dài nền kinh tế bền vững.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kì, nhiều xã
hội.Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp cao
nó trực tiếp hay gián tiếp tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Nó có thể tác động
trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì tài
ngun bị lãng phí, thu nhập người dân bị giảm sút.Về mặt kinh tế, mức tỷ lệ thất
nghiệp tỷ lệ với sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất. Về mặt xã hội, thất nghiệp
gây ra tổn thất về người, xã hội, tâm lý nặng nề.
2. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu:
Mặc dù, thất nghiệp gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng địi hỏi một
xã hội khơng có thất nghiệp là rất khó khăn mà các chính sách, các biện pháp của
chính phủ nhằm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đúng bằng thất nghiệp tự
nhiên. Tỷ lệ thất nhiệp tự nhiên khác nhau ở mỗi quốc gia như ở Mỹ tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên 5-6%, Nhật tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 4% …Ở Việt Nam hiện
nay nước ta đang trong thời kì dân số vàng tỷ lệ người ở tuổi lao động quá cao.Vấn
đề tạo việc làm cho người lao động là một khó khăn địi hỏi cần có những chính
sách hợp lý. Giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng của xã hội hiện nay.
Ngày hơm nay, nhóm 5 chúng tơi sẽ đi phân tích tình hình thất nghiệp trong 5 năm
gần đây của Việt Nam, các chính sách mà chính phủ áp dụng để giảm thất nghiệp
và phân tích đánh giá mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.
3. Mục đích nghiên cứu:





Phân tích tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 để
thấy được tác động của thất nghiệp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt

Nam.
Tìm hiểu các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam nên sử dụng để giảm thất
nghiệp và phương hướng phát triển trong vài năm tới.
Phân tích đánh giá mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát.

4. Câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu:






Thất nghiệp là gì? Lạm phát là gì?
Biện pháp để giảm thất nghiệp
Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát

5. Phạm vi nghiên cứu:



Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình thất nghiệp ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Thời gian của số liệu được lấy từ năm 2010 – 2015

6. Ý nghĩa của nghiên cứu:



Giúp tìm ra những ngun nhân của thất nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp để
giảm thiểu được thất nghiệp.
Tìm hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp để giúp đưa ra

được các biện pháp, chính sách để cải thiện 1 phần nền kinh tế.

7. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 phần chính:




Cơ sở lý thuyết
Thực trạng vấn đề và nguyên nhân thực tế
Giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.Các khái niệm cơ bản về lạm phát và thất nghiệp.


1.Lạm phát
- Lạm phát (inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong
một thời gian nhất định.
- Giảm phát (deflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.
- Giảm lạm phát (disirflation) là sự sụt giảm của tỉ lệ lạm phát.
- Tỷ lệ lạm phát: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một
thời điểm nào đó so với thời điểm trước.
gp= ((Ip1 – Ip0)/Ip0)*100%
2.Phân loại lạm phát:
a)

b)

Theo quy mơ
• Lạm phát vừa phải: gp<10%/năm

• Lạm phát phi mã: 10=• Siêu lạm phát : gp>= 200%/năm
Theo nguyên nhân gây ra lạm phát:
• Lạm phát do cầu
• Lạm phát do cung
• Lạm phát do tiền
• Lạm phát dự kiến
• Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều

3.Thất nghiệp
- Lực lượng lao động: là những người nằm trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, đang có việc làm hay thất nghiệp
LLLĐ = số người có việc làm + số người thất nghiệp.
- Thất nghiệp: là những người trong lực lượng lao động xã hội khơng có việc làm
và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ số giữa số người thất nghiệp so với LLLĐ
U%= (số người thất nghiệp/LLLĐ) * 100
4.Các dạng thất nghiệp


a)

b)

Theo nguồn gốc thất nghiệp:
• Thất nghiệp tạm thời
• Thất nghiệp cơ cấu
• Thất nghiệp chu kì
• Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường
Theo lý thuyết về cung cầu lao động:

• Thất nghiệp tự nguyện
• Thất nghiệp khơng tự nguyện
• Thất nghiệp tự nhiên
• Thất nghiệp trá hình vơ hình

II. Nguyên nhân lạm phát và thất nghiệp
1. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
a. Lạm phát cầu kéo:
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là do
tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp. Việc
tăng cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng cầu về hàng hoá và
dịch vụ. Nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất làm tăng cầu. Áp lực lạm
phát sẽ tăng sau từ 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức cung, song sản
xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dung máy móc với cơng suất giới hạn
hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự ra tăng của cầu. Sự mất cân đối sẽ
được giá cả lấp đầy từ đó mà lạm phát do cầu tăng lên (lạm phát do cầu kém xuất
hiện)
b.Lạm phát chi phí đẩy ( do cung giảm):
Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phát sinh từ phía cung ,do chi phí sản xuất
cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng .Điều này chỉ có thể đạt trong giai
đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn .Ví dụ :
Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu
tiền lương tăng nhanh hơn năng xuất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng
lên .Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì
giá bán sẽ tăng lên ,cơng nhân và các cơng đồn sẽ u cầu tiền lương cao hơn
trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vịng xốy lượng giá .
c.Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục


Do lượng tiền được phát hành quá nhiều trong lưu thông dẫn đến mất cân đối giữa

cung tiền và cầu tiền từ đó đồng tiền bị mất giá
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ ,khi cung tiền tệ tăng lên
kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát .Có thể thấy ngưỡng
tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng .Khi nền kinh tế chưa tồn
dụng thì nguồn ngun nhiên vật liệu cịn nhiều ,chưa khai thác nhiều .Có nhiều
nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động .Do đó nhân viên nhàn rỗi
lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao … Trong trường hợp này ,khi tăng cung tiền thì dẫn
đến lãi xuất giảm đến một mức độ nào đó ,các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và
đầu tư tăng nhiều.từ đó các nhà máy ,xí nghiệp mở cửa để sản xuất ,kinh doanh
.Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu được khai thác ,người lao động có việc làm
và sản lượng tăng lên .
Ở nền kinh tế tồn dụng ,các nhà máy ,xí nghiệp được hoạt động hết công suất
,nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa .Khi đó lực lượng lao động
được sử dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên tình
hình sẽ dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông.
Trong việc chống lạm phát các Ngân hàng trung ương luôn giảm sút việc cung tiền
d. Lạm phát dự kiến:
Đây còn được gọi là lạm phát ỳ. Giá cả được tăng theo gần như một tỷ lệ nhất định.
Có thể dự kiến được tốc độ tăng giá cả theo thời gian.
e.Các nguyên nhân khác:
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu đã đề cập ở trên ,một số các nguyên nhân khác
cũng gây ra lạm phát .Thứ nhất có thể kể đến là tâm lý của dân cư .Khi người dân
không tin tưởng vào đồng tiền của Nhà nước ,họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu
thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào
đó … Như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu
trên thị trường hang hố khơng còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao ,từ đó lạm phát
sẽ xảy ra .Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng ,cứ như vậy sẽ gây ra xoáy
ốc lạm phát.Thứ hai thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến
tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao.



Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắc phục bằng
cách phát hành trái phiếu chính phủ để vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phần
thiếu hụt .Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy mà làm
tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát .Tuy nhiên khi sự thâm hụt
trầm trọng và kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền.Việc phát hành
tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền ,đẩy tổng cầu lên
cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát .Tuy nhiên,đối với các nước đang phát triển
,việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị
trường còn hạn chế .Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất .Vì thế mà khi
thâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây
lạm phát càng lớn.
Cịn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái phiếu
có lợi hơn.Nhưng việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi xuất
tăng cao hơn .Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trung ương lại
phải mua vào các trái phiếu đó .Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễ gây lạm
phát.
Tóm lại , nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làm
tăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn.
Một nguyên nhân nữa có thể gây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái .Khi tỷ giá tăng
đồng bản tệ sẽ bị mất giá Khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn
đẩy giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái .Mặt khac khi tỷ giá hối
đối tăng ,chi phí cho các ngun vật liệu ,hàng hố nhập khẩu sẽ tăng lên .Do đó
giá cả của các hàng hố này tăng lên cao.Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy
Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước ,chính sách
thuế ,chính sách cơ cấu kinh tế khơng hợp lý ,mất cân đối cũng xảy ra lạm phát.
2. Nguyên nhân gây ra thất nghiệp:
- Lý thuyết tiền công linh hoạt: Do mức tiền lương trong nền kinh tế không được
ấn định bởi các lực lượng thị trường mà chịu sự ấn định của chính phủ hay các tổ
chức cơng đồn dẫn đến tiền lương cao hơn mức lương cơng bằng thực tế trên thị

trường lao động


- Lý thuyết tiền công cứng nhắc: Thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế rơi vào giai
đoạn suy thoái của chu kì kinh doanh -> mức cầu chung về lao động giảm, đường
cầu lao động dịch chuyển sang trái với mức tiền lương không hề đổi => thị trường
lao động mất cân bằng
III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Năm 1958, A.W Phillips công bố kết quả khảo sát quan hệ giữa thất nghiệp và tốc
độ thay đổi tiền lương và ơng thấy nó là mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa tỉ lệ lạm
phát và tỉ lệ thất nghiệp.


Đường Phillips ban đầu cho thấy

-Lạm phát bằng không khi thất nghiệp bằng tỉ lệ tự nhiên.
-Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỉ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra.


Đường Phillips mở rộng cho biết:

-Khi thất nghiệp bằng tỉ tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến.
-Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỉ lệ tự nhiên thì tỉ lệ lạm phát thấp hơn dự kiến
(đường Phillips ngắn hạn)


Đường phillips dài hạn cho thấy:

-Tỉ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỉ lệ tự nhiên xét trong dài hạn cho dù tỉ lệ lạm
phát thay đổi như thế nào.

-Như vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp khơng có mối quan hệ với nhau.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VÀ
NGUYÊN NHÂN THỰC TẾ
1.

Thực trạng về thất nghiệp trong 5 năm gần đây:


Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề việc làm ở nước ta đã
từng bước được giải quyết theo hướng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế
hàng hóa và thị trường lao động, góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển đạt
đưọc những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề việc
làm ở nước ta hiện nay vẫn cịn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát
triển của nền kinh tế. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh:
Ở khía cạnh cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu. Tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp, chỉ đạt
trên, dưới 70%. Số doanh nghiệp trên đầu dân số còn thấp nên khả năng tạo việc
làm và thu hút lao động còn hạn chế, nhất là trong lĩnh vực nơng nghiệp và nơng
thơn. Tình trạng thiếu việc làm cao, chính sách tiền lương, thu nhập chưa động
viên được người lao động gắn bó tận tâm với cơng việc.
Ở khía cạnh quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, việc làm và vai trò điều
tiết của Nhà nước đối với quan hệ cung cầu lao động cịn hạn chế. Sự kiểm sốt,
giám sát thị trường lao động, việc làm chưa chặt chẽ. Chưa phát huy được vai trò
của “tòa án lao động” trong giải quyết tranh chấp lao động. Cải cách hành chính
hiệu quả thấp đối với bản thân người lao động và cả xã hội.
Cơ cấu lao động chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo
nghề thấp. Kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc
công nghiệp chưa cao. Các văn bản của Nhà nước hướng dẫn thực hiện các luật về

lao động, việc làm và thị trường lao động chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm
minh, gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là
ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo
chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi.
Hệ thống giao dịch trên thị trường lao động yếu kém. Hệ thống thông tin thị trường
lao động, việc làm chính thức chưa phát triển mạnh, chưa có các trung tâm giao
dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nước chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3.000
doanh nghiệp giới thiệu việc làm, lại tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh và Hà
Nội, song hoạt động chưa hiệu quả, chưa thường xuyên nên mới chỉ đáp ứng
khoảng 20% nhu cầu thông tin của người lao động tìm việc làm.


Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Cạnh tranh diễn
ra ngày càng gay gắt từ cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp đến toàn nền kinh tế, từ
bình diện trong nước đến ngồi nước. Một bộ phận doanh nghiệp khơng thích nghi
kịp có nguy cơ phá sản, người lao động có nguy cơ thất nghiệp cao, thiếu việc làm,
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chất lượng nguồn lực lao động nước ta chưa
đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập. Di chuyển lao động tự phát
từ nông thôn ra thành thị, vào các khu công nghiệp tập trung và di chuyển ra nước
ngoài kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm như "chảy máu chất xám, tình trạng
bn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới”...
Tăng trưởng kinh tế thường có xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trên thực tế,
mọi nền kinh tế ln có một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, hay tỷ lệ thất nghiệp dài
hạn, kể cả khi vẫn có rất nhiều cơng ty cần tìm người và doanh nghiệp chưa tuyển
đủ lao động. Để giải thích điều này, chúng ta cần tìm hiểu rõ bản chất của thị
trường lao động và tại sao ln tồn tại một số người khơng có việc làm, kể cả khi
có rất nhiều cơ hội việc làm trong nền kinh tế.
Thứ nhất, luôn tồn tại một số người khơng có việc làm do q trình tìm việc
thường mất thời gian. Nếu tất cả những người tìm việc và các nhà tuyển dụng đều
giống nhau, và thông tin là hồn tồn cân xứng, mọi người sẽ có thể tìm việc nhanh

chóng. Nhưng bản chất của thị trường lao động là có rất nhiều người bán và rất
nhiều người mua, họ đều rất khác nhau về nhu cầu, kỹ năng, và thông tin trên thị
trường lao động là không hồn hảo. Việc ghép một người có nhu cầu tìm việc với
một doanh nghiệp cần tuyển dụng chính vì vậy mất một thời gian, và tại bất kỳ thời
điểm quan sát nào thì một nền kinh tế cũng ln có những người thất nghiệp như
vậy.
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi đều tương
ứng giảm nhẹ lần lượt 1,99 và 2,8% so với các mức 2,22% và 2,96% trong năm
2011. Riêng đối với khu vực thành thị, tỷ lệ này, dù vẫn cao hơn mức thất nghiệp
bình quân chung, nhưng lại thể hiện sự giảm nhẹ từ 3,6% năm 2011 xuống còn
3,25% trong năm 2012. Và, năm 2013, chỉ tiêu được đặt ra là tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị dưới 4%, tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, vẫn là những
con số khá quen thuộc, cho dù nền kinh tế đang được nhận định với mức độ khó
khăn ngày thêm trầm trọng. Năm 2010: Tổng cục Thống kê vừa cho biết, năm
2010, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó tình trạng


khơng có việc làm ở khu vực thành thị là 4,43% và nông thôn là 2,27%. So sánh
với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm
0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%. Bên cạnh tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động
trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là
5,47%.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15
trở lên là hơn 50,5 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng
lao động trong độ tuổi lao động là hơn 46,2 triệu người, tăng 2,12%.Tỷ lệ dân số cả
nư ớc 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên
77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và t hủy sản giảm từ
51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.Tỷ lệ thất nghiệp tại
thành thị gấp đôi nông thôn.Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%,

khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi cao gấp hai lần so với khu vực
nông thôn (thành thị là 4,43%, khu vực nơng thơn là 2,27%). Đó là một thơng tin
trích từ kết quả tổng hợp về tình hình lao động việc làm 9 tháng năm 2010 của
Tổng cục Thống kê. Theo đó, hiện cả nước có nước có 77,3% người từ 15 tuổi trở
lên tham gia lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị là 69,4%; khu vực
nông thôn 80,8%.Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chuy ên môn
kỹ thuật là 14,6%, chủ yếu là ở khu vực thành thị, chiếm khoảng 30%; khu vực
nông thôn chỉ 8,6%.Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2010 của
cơ quan này cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi hiện là
4,31%, trong đó khu vực thành thị là 1,95%; khu vực nông thôn là 5,24%. Tỷ lệ lao
động nữ thiếu việc làm cao hơn lao động nam.Trong khi đó, theo một báo cáo mới
đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã giải quyết được gần 1,2 triệu việc làm
trong 9 tháng đầu năm, song tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi vẫn ở mức
khá cao.Cụ thể, trong tháng 9, cả nước ước giải quyết việc làm cho khoảng
141.500 người, trong đó xuất khẩu lao động ước đạt trên 6.500 người.Tính chung 9
tháng đầu năm 2010, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt
1.186,1 nghìn lượt người, đạt 74,13% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động ước đạt
58.075 người, đạt trên 68,3% kế hoạch năm. Năm 2011: Đến thời điểm 1/7/2011,
cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm
58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05 triệu người thất
nghiệp.


Năm 2011, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp , trong đó khu vực thành thị
chiếm 49,8% và số nữ chiếm 57,7% tổng số thất nghiệp . Số lao động thất nghiệp ở
cả khu vực thành thị và nông thơn đều tập trung chủ yếu vào nhóm t hanh niên
dưới 30 tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là
3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn ở mức
3,56%. Lao động chưa được đào tạo chuy ên mơn kỹ thuật có tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn so với mức chung của khu vực thành thị cả nư ớc (3,82% so với 3,6%). Đối

với lao động đã qua đào tạo, tỷ lệ thất nghiệp của những người có trình độ đại học
trở lên là thấp nhất (2,28%). Năm 2011, cả nước có khoảng 15,7 triệu người từ 15
tuổi trở lên không hoạt động kinh tế, chiếm 17,9% tổng dân số. Phần lớn (91,6%)
dân số chưa được đào tạo chuy ên môn kỹ thuật. Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã
hội phổ biến đối với hầu hết các quốc gia và Việt Nam cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ. Nghiên cứu mức độ thất nghiệp giúp đánh giá chính xác mức sống và
tình hình ổn định kinh tế, xã hội…của một quốc gia. Cuộc điều tra về lao động và
việc làm cung cấp thơng tin thích hợp phục vụ cơng tác nghiên cứu và đánh giá vấn
đề thất nghiệp . Để có được bức tranh thực về tình trạng việc làm, đặc biệt là ở
những nước đang phát triển, nơi có mức an sinh xã hội thấp, thì việc xem xét đồng
thời hai chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu việc làm là cần thiết. Theo khuy ến nghị của
Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì hai chỉ tiêu này có ý nghĩa bổ sung và giải
thích cho nhau. Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp nghiên cứu dưới đây được
tính cho dân số trong độ tuổi lao động, tức gồm những người từ 15-59 tuổi đối với
nam và 15-54 tuổi đối với nữ. Kết quả điều tra Lao động Việc làm năm 2011 cho
thấy, cả nước có hơn 1 triệu người thất nghiệp , trong đó khu vực thành thị chiếm
49,8% và số nữ chiếm 57,7% tổng số thất nghiệp. Số người thất nghiệp trẻ tuổi từ
15-29 tuổi chiếm tới 59,2%, trong khi đó nhóm dân số từ 15-29 tuổi chỉ chiếm
32,8% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên của cả nước. Số liệu cho thấy số lao động thất
nghiệp ở cả khu vực thành thị và nơng thơn đều tập trung chủ y ếu vào nhóm thanh
niên dư ới 30 tuổi. Như vậy, vấn đề thất nghiệp được đặt ra với lao động trẻ tuổi,
một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị
trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nơng
thơn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn
khu vực thành thị. N ăm 2011, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực
thành thị là 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông
thôn là 3,56%. Đây là một trong những nét đặc thù của thị trường lao động nước ta
trong nhiều năm gần đây . Thất nghiệp trong thanh niên đang trở thành một vấn đề



quan tâm của xã hội. Nguy ên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong
thanh niên tăng cao một p hần xuất p hát từ việc thị trường lao động được bổ sung
thêm nhiều nhân lực trong khi nền kinh tế chưa đạt tới tốc độ tăng trưởng p hù hợp
để đáp ứng nhu cầu việc làm đó. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam và một số
nước trên thế giới. Số liệu cho thấy , ở hầu hết các quốc gia tỷ lệ thất nghiệp của
Quý 1 là cao nhất trong năm. Quan sát sự biến động tỷ lệ thất nghiệp , nhận thấy
xu hư ớng tỷ lệ thất nghiệp giảm dần trong năm và thấp nhất vào Quý 4 của năm đã
diễn ra ở hầu hết các quốc gia. Diễn biến tình hình thất nghiệp của nước ta gần
giống với tình hình của Hàn Quốc, Philipine, Nhật Bản, Macao, Đài Loan…
Năm 2011, cả nước có khoảng 15,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động
kinh tế. Số lượng này chiếm khoảng 17,9% tổng dân số. Trong số người từ 15 tuổi
trở lên không tham gia hoạt động kinh tế, nữ nhiều hơn nam (61,3% so với
38,7%).Phần lớn (91,6%) dân số 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế chư a
được đào t ạo chuyên môn kỹ thuật. Đ iều này cho thấy đào tạo nghề sẽ là một biện
p háp tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Trong số những người chư a được
đào tạo, nữ giới nhiều hơn nam giới. 9 tháng đầu năm 2012 Tính đến thời điểm
1/10/2012, dân số cả nước có 68,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,1
triệu người từ 15 tuổi trở lên t huộc lực lượng lao động (bao gồm 52,1 triệu người
có việc làm và gần 1 triệu người thất nghiệp ). Lực lượng lao động của khu vực
nông thôn là chủ y ếu và chiếm 69,4%. T ỷ lệ tham gia lực lượng lao động của
nông thôn cao hơn thành thị. Đến thời điểm 1/10/2012, cả nước có 984 nghìn
người thất nghiệp và 1369 nghìn người thiếu việc làm. Trong 9 tháng đầu năm
2012, số người thất nghiệp từ 15-24 tuổi chiếm gần một nửa (46,8%) trong tổng số
người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị là 38,1% và ở khu vực nông
thôn là 56,2%. Trong khi đó, số 1 người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm
24,2% trong tổng số người thiếu việc làm và khơng có sự khác biệt nhiều giữa
thành thị và nông thôn. Trong 9 tháng đầu năm 2012, số người thất nghiệp từ 1524 tuổi chiếm 46,8% trong tổng số người thất nghiệp , t ỷ trọng này ở khu vực
thành thị là 38,1% và ở khu vực nông thơn là 56,2%. Trong khi đó, số người thiếu
việc làm t ừ 15-24 tuổi chỉ chiếm 24,2% trong tổng số người thiếu việc làm và
khơng có sự khác biệt nhiều giữa thành thị và nông thôn. hất nghiệp trong thanh

niên và p hụ nữ đang trở thành vấn đề đáng quan tâm với xã hội, thanh niên và phụ
nữ là những nhóm lao động được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động
trên thị trường lao động. Những tháng đầu năm 2012, mặc dù kinh tế tăng trưởng


chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta không cao, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị của quý 1 năm 2012 cao hơn chút ít so với quý 3 và quý 4 năm 2011
(3,46% so với 3,43% và 2,99%). Điều này có thể giải thích là do trình độ p hát
triển của nền kinh tế cịn thấp , đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh
xã hội chưa phát triển nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp lâu dài, họ
chấp nhận làm một số cơng việc nào đó, thường là trong khu vực phi chính thức
với mức thu nhập thấp , bấp bênh để ni sống bản thân và gia đình. Để có được
bức tranh về tình trạng việc làm, đặc biệt là ở những nước đang p hát triển, nơi có
mức an sinh xã hội thấp, thì việc xem xét đồng thời hai chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu
việc làm là cần thiết. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Thế giới hai chỉ tiêu
này có ý nghĩa bổ sung và giải thích cho nhau.
2.

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát trong giai đoạn này:

Năm 2008 và 2011, khi lạm phát ở mức 2 con số, thất nghiệp ở mức thấp dưới
2,5%. Nguyên nhân bùng nổ của lạm phát trong năm 2008 và 2011 do tăng trưởng
tín dụng và cung tiền q mạnh trước đó. Ngồi ra, giá lương thực, nguyên nhiên
liệu trên thế giới cũng góp phần làm lạm phát bùng nổ.
Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi từ 2008-2013

Theo số liệu Tổng cục thống kê, tỉ lệ lạm phát năm 2011 là 18,13% , năm 2012 là
6,81%, năm 2013 là 6,04%, năm 2014 là 4,09%, dự kiến đến 9/2015 là 2,15%.
Nhìn chung, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm dần từ năm 2011 ở mức 2 con số đến
9/2015 tỉ lệ lạm phát ở mức thấp nhất trong 10 năm qua.



Tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi 2011-9/2015(Đơn vị %)
Năm
2011
2012
2013
2014
9/2015

Chung
2,22
1,96
2,20
2,08
2,36

Thành thị
3,60
3,21
3,59
3,43
3,42

Nông thôn
1,60
1,39
1,54
1,47
1,86


Tỉ lệ lạm phát giảm nhưng tỉ lệ thất nghiệp lại tăng, dao động ở mức trên 2%.
Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi tại khu vực thành thị năm
2012 giảm so với năm. Tổng cục Thống kê cho hay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp năm
2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi
chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6 % năm 2010 tăng
lên 35,8 % năm 2011 và 36,6 % năm 2012.
Theo dự kiến của tổng cục thống kê, khi lạm phát Việt Nam năm 2015 có thể ở
mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua thì tỉ lệ thất nghiệp lại có xu hướng tăng so
với năm 2014.
Tuy nhiên, trong lý thuyết, theo mơ hình đường Philips thì trong ngắn hạn, có sự
đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp (mối quan hệ ngược chiều), mà ở Việt Nam
trong giai đoạn 5 năm trở lại đây thì giảm lạm phát nhưng cũng giảm thất nghiệp
(mối quan hệ cùng chiều) vậy nguyên nhân là do đâu? Và theo tổng cục thống kê
nguyên nhân là do 1 số lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp thì khơng đi tìm việc
mà tiếp tục học lên cao hơn…

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thất nghiệp là một vấn đề nan giải trong nền kinh tế vĩ mơ.Để giải quyết triệt để
tình trạng thất nghiệp là điều không thể đối với một nền kinh tế.Tuy nhiên vẫn có
những giải pháp để giảm thiểu thất nghiệp và giứ cho mức thất nghiệp ở tình trạng


an toàn đối với nền kinh tế.Sau đây là một số giải pháp giảm thiểu thất nghiệp trên
lý thuyết và các giải pháp mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện đối với nền kinh tế
của nước ta.
1.Các giải giải pháp trên lý thuyết để giảm thiểu thất nghiệp.
a)Đối với thất nghiệp tự nhiên
Muốn giảm bớt tình trạng thất nghiệp xã hội cần có thêm nhiều việc làm,đa dạng
hơn và có mức tiền cơng tốt hơn,đồng thời phải đổi mới,hồn thiện thị trường lao

động để đáp ứng kịp thời,nhanh chóng các yêu cầu của doanh nghiệp và người lao
động.Như vậy mở rộng sản xuất sẽ tạo ra nhiều việc làm,từ đó làm giảm thất
nghiệp.Để thúc đẩy q trình này cần:
-Có các chính sách khuyến khích đầu tư,thay đổi cơng nghệ sản xuất thơng qua
các chính sách tiền tệ,xuất nhập khẩu,giá cả,thuế thu nhập..
-Nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế đưa ra các gói hỗ trợ vốn thơng qu các “dự án
việc làm”(đối với các nước đang phát triển có lao động dư thừa)
-Tăng cường hoàn thiện và các chương trình dạy nghề, tổ chức tốt thị trường lao
động…
b)Đối với thất nghiệp tự nguyện:



Tạo ra nhiều cơng ăn việc làm với mức lương tốt hơn nhằm thu hút được
nhiều lao động hơn
Tăng cường hồn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt
thị trường lao động

c)Đối với thất nghiệp chu kỳ
Loại thất nghiệp này xảy ra trên quy mơ lớn và nó sẽ là một thảm họa đối với bất
kỳ nền kinh tế nào.Khi mà tổng cầu và sản lượng suy giảm,đời sống người lao
động gặp khó khăn, nhà nước cần ban hành các chính sách mở rộng tài chính và
tiền tệ nhằm tăng tổng cầu dẫn đến phục hồi nền kinh tế và giảm thất nghiệp.
d)Các biện pháp khác:














Đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc
bơm vốn và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này
nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm và cịn làm hồn thiện hơn về
mặt cơ sở hạ tầng
Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc:
 Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm
tìm được việc làm mới
 Nâng cao tay nghề cho người lao động, thu hút người lao động vào học
nghề tranh thủ lúc chưa có việc
 Cho vay vốn từ quỹ quốc gia của tổng liên đoàn
Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp
Cắt giảm thuế tiêu thụ giúp tổng cầu duy trì được ở mức khả dĩ, tác động
tích cực đến doanh nghiệp, làm giảm thiểu việc sa thải nhân viên do sản xuất
kinh doanh đình vốn
Đào tạo nghề cho lực lượng lao động ở nông thôn
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động
Hạn chế gia tăng dân số

2.Giải pháp của chính phủ Việt Nam trong việc giảm thiêu tỷ lệ thất nghiệp.
Việt Nam là một nước đang phát triển,xuất phát điểm chậm so với các nước khác
trên thế giới,dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua.Thất nghiệp (Đặc biệt là
khu vực thành thị )đang là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch
định cũng như sự lo lắng của toàn bộ người dân lao động.Vậy nhà nước ta đã và

đang có những biện pháp gì để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta hiện nay.


Hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao động bằng việc ban hành bảo hiểm
thất nghiệp:

Quy định chi tiết một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghệp.Theo
quy định tại nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/5/2015,người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo,bồi dưỡng
nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động với mức hỗ
trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng.Cùng với đó,người lao động tham gia bảo hiểm
thất nghiệp làm việc theo hợp đồng đúng quy định khi bị chấm dứt hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc sẽ được tư vấn,giới thiệu việc làm miễn phí thơng
qua trung tâm dịch vụ việc làm;hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện..




Chú trọng phát triển thị trường lao động

+ Theo dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động,giai đoạn 2010-2014,chính
phủ đã đầu tư 392,625 tỷ đồng để nâng cao năng lực các trung tâm dịch vụ việc
làm,phân bố 23 tỷ đồng hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm.Đến nay,cả nước có
45 sàn giao dịch việc làm,giai đoạn này các trung tâm giới thiệu ciệc làm đã tổ
chức tư vấn và giới thiệu việc làm cho khoảng 6270 ngàn lao động,trung bình mỗi
năm có khoảng 750-800 phiên giao dịch việc làm được tổ chức trên phạm vi cả
nước; có khoảng 40-50 doanh nghiệp tham gia và khoảng 650-750 lao động tham
gia,trong đó có khoảng 350-450 lao động được sơ tuyển và phỏng vấn;hằng năm
các trung tâm đã tư vấn,giới thiệu việc làm cho khoảng 1150 nghìn lượt lao

động.Thơng qua việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm
và các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm,giai đoạn 2010-2014 đã tạo việc làm cho 7,4
triệu lao động,cơ cấu lao động chuyể dịch theo hướng tích cực,lao động làm việc
trong nơng,lâm,ngư nghiệp giảm cịn 45%.
+Chính phủ ln hồn thiện hệ thống pháp luật kinh tế(Luật đất đai,Luật Đầu
tư,Luật Doanh nghiệp,Luật Hợp tác xã,Luật Thuế,Luật Phá sản..) để góp phần giải
phóng sức sản xuất,tạo điều kiện cho thị trường lao động phát triển.Bộ luật lao
động,sửa đổi bổ sung năm 2002 và 2006,Luật bảo hiểm xã hội,Luật dạy nghề,Luật
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi,các nghị định,thơng tư liên
quan tới lao động,Thị trường lao động và việc làm đã hoàn thiện khung pháp lý
cho thị trường lao động phát triển,Tăng cường cơ hội việc làm và hoàn thiện quan
hệ lao động.
+Chỉnh phủ tiến hành hoàn thiện các chế độ về tiền lương ,thu nhập,trợ cấp
,góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập của người lao động.


Kết nối cung cầu lao động

Hệ thống dịch vụ việc làm được phát triển từ năm 1992 qua chương trình việc
làm quốc gia theo Nghị quyết số 120/1992/NQHĐBT ngày 11/4/1992,đã tạo môi
trường pháp lý phát triển dịch vụ kết nối cung cầu về lao động,tăng cường cơ hội
để người lao động tiếp cận thông tin về việc làm,lựa chọn công việc.Đặc biệt với
việc sửa điều 18 của bộ luật lao động năm 1995,Nghị định số 19/2005/NĐ-CP
ngày 28/5/2005 và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi,bổ sung


một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP đã từng bước hoàn thiện khung
pháp lý cho dịch vụ về việc làm.



Hỗ trợ lao động di chyển

Chính phủ đã thực hiện các chương trình hỗ trợ di cư đến các vùng kinh tế
mới,hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư đối với các đồng bào dân tộc thiểu
số (Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg);chương trình di dân gắn với xóa đói giảm
nghèo.Các chương trình di dân đã đáp ứng một phần về tái phân bổ nguồn lao
động,đá ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng,góp phần ổn định đời sống đồng bào
dân tộc thiểu số.
Các quy định về cư trú,đăng ký hộ khẩu tại các khu đô thị,các thành phố lớn
ngày càng thơng thống .Luật cư trú(năm 2007)đã mở rộng quyền cư trú của công
dân,giúp cho việc di chuyển lao động dễ dàng hơn.Các chính sách phát triển đơ
thị ,các khu công nghiệp,khu chế xuất ,các vùng kinh tế trọng điểm…cũng có tác
động kích thích di chuyển lao động,góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động,nâng
cao điều kiện về việc làm và thu nhập cho lao động nơng thơn.


Tín dụng ưu đãi cho sản xuất ,kinh doanh

Ban hành gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi,sử dụng cơ chế cho vay tín dụng
thơng qua các chương trình,tổ chức,hội đồn thể,Nhà nước hỗ trợ vốn sản
xuất,kinh doanh cho các nhóm yếu như lao đơng nghèo,lao động nơng thơn,lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,lao động vùng chuyển đổi sử dụng đất
nông nghiệp ,các tổ chức kinh doanh thu hút nhiều nguồn lao động.


Đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi

Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngồi
nước,xây dựng các chương trình trọng gói từ đào tạo,cho vay vốn để hỗ trợ người
lao động khi về nước ,đặc biệt là người lao động thuộc hộ nghèo:Quyết định số

365/2004/QĐ-NHNN về việc cho vay vốn đối với lao động đi làm ở nước ngoài
theo hợp đồng;Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc thành
lập,quản lý Qũy hỗ trợ việc làm ngoài nước;Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày
29/4/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động
góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.


TỔNG KẾT
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị việt nam hiện nay thì chúng ta
có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay
khơng chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là
vấn đề thất nghiệp. Như vậy từ những lý do phân tích ở trên,cũng như tình hình
thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý
Nhà nước đối với các chính sách như ngày nay. Theo đánh giá của các chuyên gia
kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng quyết định sức sống của một nền kinh tế,
quyết định mức độ giàu nghèo của xã hội vẫn là con người. Nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ đã trở nên giàu mạnh nhờ có chiến lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn
nhân lực một cách bài bản, lâu dài. Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu
hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo
điều kiện cho sức lao động có thêm giá trị gia tăng. Nước ta còn nghèo nàn, vốn
đầu tư cịn phải đi vay, kỹ thuật - cơng nghệ cịn phải đi mua. Nhưng ta lại có
nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Đây là những vấn đề cần được phân tích,
trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát huy thế mạnh, để lực lượng lao động
mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng thời góp phần bình ổn xã hội. Thực tế
đang thu hút và yêu cầu sự quan tâm từ phía Nhà nước, các ngành kinh tế cũng như
mỗi người lao động. Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc
sử dụng lao động và thất nghiệp - 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng
trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh
tốn có số dư). Thất nghiệp khơng chỉ là sự lãng phí mà cịn làm cho thu nhập, sức
mua có khả năng thanh tốn của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế

trong nước, cũng như việc “gọi” các nhà đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ
lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng.



×