Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 8 ĐỀ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.11 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH LỢI
Lớp: 8A…..
Họ&Tên:……………………………
ĐIỂM
Bằng số

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 45 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)
Chữ kí giám thị Chữ kí giám khảo

Tuần: 35
Tiết kiểm tra:
Tiết PPCT: 131
Khối: 8
Nhận xét

Bằng chữ
H&T:………… H&T:……………

ĐỀ 2:
I. Trắc nghiệm (3đ): Khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Câu nghi vấn có chức năng chính dùng để?
A.Hỏi
B.Bộc lộ cảm xúc
C.Cầu khiến.
D.Phủ định.
Câu 2. Trong các câu sau đây, câu nào là câu cầu khiến?
A.Trời mưa thật to.
B. A! Mẹ đã về!


C. Con hãy cố gắng học thật tốt.
D.Em có làm bài tập không?
Câu 3. Các câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Chúc anh lên đường may mắn!
Mong anh thông cảm cho.
A. Câu cảm thán.
B. Câu trần thuật . C. Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến.
Câu 4. Chức năng chính của câu trần thuật là gì?
A. Là câu dùng để tả, hoặc kể về một sự việc .
B. Là câu nêu điều chưa biết cần giải đáp.
C. Là câu nêu yêu cầu để người khác làm.
D. Là câu dùng để kể, thông báo, nhận định miêu tả về một sự vật, sự việc.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào là câu phủ định?
A.Nó biết rõ điều ấy .
B. Bạn có tham gia hội trại không?
C.Tôi đang học bài.
D. Nó đâu có biết việc đó.
Câu 6. Hành động nói là gì?
A. Là việc làm của con người nhằm mục đích nhất định.
B. Là vừa hoạt động ,vừa nói.
C. Là lời nói nhằm thúc đẩy hành động.
D. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Câu 7. Câu nói của Bụt với Tấm: “ Con về nhà nhặt lấy xương cá, kiếm lấy bốn cái lọ mà đựng , rồi
đem chôn ở bốn chân giường.” thể hiện mục đích nói nào ?
A. Trình bày .
B.
Điều khiển.
C. Hỏi.
D. Hứa hẹn..
Câu 8. Vai xã hội trong hội thoại là gì?

A. Là vai vế của mỗi người trong gia đình.
B. Là vị trí , chỗ đứng của mỗi người trong xã hội.
C. Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại.
D. Là cương vị cấp bậc của một người trong cơ quan , xã hội .
Câu 9. Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu gì?
A.Dấu chấm hỏi.
B.Dấu chấm lửng
C.Dấu chấm than
D.Dấu chấm.
Câu 10. Lượt lời trong hội thoại là:
A.Số người nói chuyện.
B. Số lần mỗi người nói
C.Số từ ngữ mà mỗi người nói.
D. Số câu mỗi người nói.
Câu 11: Xác định hành động nói của câu: “ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi”(Tố Hữu)
A. Bộc lộ cảm xúc
B. Hứa hẹn C. Trình bày
D. Điều khiển. .
Câu 12.Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Ôi, quê hương ta đẹp quá!
C. Mùa xuân đã về rồi!
B. Cô đơn thay là cảnh thân tù.
D. Thảm hại thay cho nó.


II. Tự luận (7đ):
Câu 1: Vì sao từ gạch chân được đặt ở đầu các câu dưới đây? (2 điểm)
a. Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.(Ngô Tất Tố)
b. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. (Nam Cao)
Câu 2.Tục ngữ phương Tây có câu: '' Im lặng là vàng''. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.
Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng.
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 dòng trở lên) nói về tác hại của việc ham mê trò chơi điện tử”, trong
đó có sử dụng các kiểu câu phủ định đã học. (3 điểm)
BÀI LÀM
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................


ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8_TUẦN 35_ ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
A
C
B

D
D
D
B
C
C
B
A

12
C

II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Giải thích đúng trật tự từ ở mỗi câu được 1 điểm.
a: Từ “hoảng quá” được đặt ở đầu câu để nhấn mạnh trạng thái hoảng sợ của anh Dậu
khi nhìn thấy Cai lệ và người nhà lí trương xồng xộc xông vào nhà vì cả mấy ngày hôm
trước anh đã bị chúng bắt trói và đánh đập ở ngoài đình.
b. Từ “ở tù” được đặt ở ngay đầu câu sau là để đảm bảo tính liên kết cho đoạn văn vì
ý này đã được nhắc ở câu trước đó.
Câu 2. ( 2 điểm)
Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. ( 0,5 điểm)
- “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn
trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm)
- Nếu im lặng trước những bất công, sai trái, bạo ngược ... thì đó là im lặng của sự hèn
nhát. ( 0,5 điểm)
Câu 3: (3,0 điểm) HS viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu đã học:
- Hình thức: Viết đoạn văn khoảng 5 trở lên dòng, có sử dụng câu phủ định.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc
- Nội dung: nhận thức được tác hại của việc chơi game.
- Gv linh hoạt trong quá trình chấm điểm, phát huy tính sáng tạo của học sinh.




×