Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THU GIANG

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THU GIANG

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÙNG MẠNH HÙNG



Hà Nội - Năm 2015


CAM KẾT
Tôi xin cam kết bản luận văn: “Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu tự lực của cá
nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận văn nào khác.
Tôi xin lƣu ý rằng các thông tin trong luận văn cần đƣợc giữ bí mật và không
tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác.
Kính trình hội đồng Khoa học xem xét và đánh giá bản kết quả học tập và
luận văn Thạc sỹ để cấp bằng cho tôi. Bản thân tôi cũng thƣờng xuyên nghiên cứu,
cập nhật kiến thức mới để xứng đáng là một Thạc sỹ Quản lý kinh tế.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Giang


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Phùng Mạnh Hùng là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn này. Nếu không có sự chỉ bảo
và hƣớng dẫn nhiệt tình, những tài liệu phục vụ nghiên cứu và những lời động viên
khích lệ của thầy thì luận văn này không thể hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của
trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên thuộc các doanh nghiệp xăng
dầu đã cung cấp số liệu, giúp tôi hoàn thành tốt hơn bản luận văn của mình.

Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã
hết lòng ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, động
viên tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống để tôi có thể yên tâm
thực hiện ƣớc mơ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thu Giang


TÓM TẮT
Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Sự
biến động của xăng dầu trên thị trƣờng thế giới ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói
chung. Trong khi đó, đây lại là nguồn tài nguyên hạn chế và chƣa thể thay thế đƣợc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh xăng dầu, không một
quốc gia nào trên thế giới hoàn toàn thả nổi hoạt động kinh doanh xăng dầu mà luôn
có sự can thiệp của Nhà nƣớc ở các mức độ khác nhau với những công cụ khác
nhau, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Nghiên cứu về chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam, tác giả đã một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của hoạt
động quản lý đối với “máu huyết” của nền kinh tế nƣớc nhà. Luận văn nghiên cứu
đƣợc thiết kế 4 chƣơng đã thể hiện một cách tổng quan nhất về thực trạng 8 chính
sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Từ việc nghiên cứu
các lý luận về tổ chức, thực thi các chính sách, trên cơ sở tổng quan những nghiên
cứu trƣớc đây về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trong và ngoài nƣớc, tác
giả đã chỉ ra cụ thể nội dung của từng chính sách và các công cụ chủ yếu nhằm thực
hiện đƣợc các chính sách đƣa ra.
Tiếp theo đó, dựa trên nghiên cứu tổng quan và ý kiến chuyên gia, bài viết đã

thiết lập bảng câu hỏi điều tra “Chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam”. Từ đó, đƣa ra những phân tích, nhận định về các ƣu
điểm và hạn chế của các công cụ và thực thi các chính sách trong thực tiễn tại Việt
Nam giai đoạn 2012 - 2014. Nhằm phát triển thị trƣờng xăng dầu phù hợp nhất với
sự phát triển kinh tế đất nƣớc và sánh tầm với quốc tế, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện hơn nữa các chính sách quản lý Nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XĂNG DẦU ........................................................................... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu .............................................................................. 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc........................................................ 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ....................................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu ............................................................................................... 9
1.2.1. Kinh doanh xăng dầu .......................................................................... 9
1.2.2. Vai trò và mục tiêu của các chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu .................................................................. 15
1.2.3. Chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ............. 21
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 38
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng ................................................ 38
2.1.1. Nguồn thu thập dữ liệu...................................................................... 38
2.1.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 39

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.......................................... 39
2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng ..................................................................... 39
2.4. Mô tả phƣơng pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích ....... 40
2.5. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu ............. 41


CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM................ 42
3.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .................. 42
3.1.1. Các giai đoạn phát triển của thị trƣờng xăng dầu và quản lý Nhà
nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam ......................... 42
3.1.2. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam ..................................................................................................... 50
3.2. Thực trạng các chính sách quản lý Nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh
xăng dầu ở Việt Nam .................................................................................... 52
3.2.1. Chính sách về điều kiện gia nhập thị trƣờng .................................... 52
3.2.2. Chính sách thuế ................................................................................. 59
3.2.3. Chính sách giá ................................................................................... 62
3.2.4. Chính sách về tổ chức thị trƣờng ...................................................... 65
3.2.5. Chính sách hạn ngạch nhập khẩu ...................................................... 71
3.2.6. Chính sách dự trữ .............................................................................. 75
3.2.7. Chính sách về quản lý đo lƣờng và chất lƣợng xăng dầu ................. 77
3.2.8. Chính sách về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng........... 80
3.3. Đánh giá chung về chính sách quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam ................................................................. 81
3.3.1. Những ƣu điểm ................................................................................. 81
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ................................................. 83
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG
DẦU Ở VIỆT NAM ........................................................................................ 86

4.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng xăng dầu trong thời gian tới

86

4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam ........................................................ 91


4.2.1. Chuẩn hóa các điều kiện gia nhập thị trƣờng kinh doanh xăng dầu
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ ............................................................................................................... 91
4.2.2. Đổi mới chính sách giá ..................................................................... 92
4.2.3. Đổi mới chính sách thuế ................................................................... 94
4.2.4. Thiết lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, ngăn chặn độc quyền 95
4.2.5. Tăng khối lƣợng xăng dầu dự trữ quốc gia ....................................... 96
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa

1

QLNN


Quản lý nhà nƣớc

2

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

DO

Dầu Diesel

5

FO

Fuel Oil là dầu thô chƣa chƣng cất

6

DN


Doanh nghiệp

7



Hợp đồng

8



Nghị định

9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng
Bảng

1


3.1
Bảng

2

3.2
Bảng

3

3.3
Bảng

4

3.4
Bảng

5

3.5
Bảng

6

3.6
Bảng

7


3.7
Bảng

8

3.8

Nội dung

Trang

Sản lƣợng xăng dầu nhập khẩu năm 2012-2014

48

Cơ cấu nhập khẩu xăng tiêu dùng nội địa

49

Tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu của các đầu mối

50

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2012-2014

51

Danh sách các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng

54

dầu tại Việt Nam
Các khoản thuế đối với xăng dầu thu ở các doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu

61

Hạn ngạch phân bổ cho một số doanh nghiệp nhập khẩu
72

xăng dầu năm 2015
Số liệu nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu đến 15 tháng

73

12 năm 2014

ii


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

Hình
3.1


Sơ đồ mạng lƣới phân phối xăng dầu tại Việt Nam

69

2

Hình
3.2.

Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của các doanh
nghiệp nhập khẩu xăng dầu

69

Nội dung

iii

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là loại vật tƣ không thể thiếu trong cuộc sống, nó đƣợc dùng
làm nguyên liệu cho các phƣơng tiện giao thông và các máy móc thiết bị phục
vụ cho hầu hết các lĩnh vực sản xuất nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ…Có thể nói rằng xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động
của nền kinh tế. Sự biến động của xăng dầu trên thị trƣờng thế giới ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng

và của nền kinh tế quốc gia nói chung. Tuy nhiên, đây lại là nguồn nguyên
liệu có hạn, không thể tái sinh và cho tới nay vẫn chƣa thể thay thế đƣợc.
Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của xăng dầu đối với xã hội.
Trải qua sự thay đổi của các hình thái kinh tế, hoạt động kinh doanh
xăng dầu cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của hoạt động kinh doanh xăng dầu, không một quốc gia nào trên
thế giới hoàn toàn thả nổi hoạt động kinh doanh xăng dầu mà luôn có sự can
thiệp của Nhà nƣớc ở các mức độ khác nhau với những công cụ khác nhau.
Trong công cuộc cải cách và đổi mới kinh tế của Việt Nam, công tác quản lý
nhà nƣớc đối với thị trƣờng và hoạt động kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất
cập. Nhà nƣớc vẫn còn lúng túng trong việc điều hành giá xăng dầu và đối
phó với sự biến động giá cả xăng dầu trên thị trƣờng thế giới. Nhƣ trong năm
2014, giá xăng dầu điều chỉnh kỷ lục 24 lần, điều này gây ảnh hƣởng không
nhỏ tới các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tâm lý ngƣời tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán lậu, gian lận thƣơng mại trong kinh doanh
xăng dầu còn tồn tại, tính chủ động và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh chƣa cao.
Chính vì vậy, các chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu là
thực sự có giá trị trong nghiên cứu, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nƣớc
đang phát triển và phải nhập khẩu phần lớn xăng dầu tiêu dùng trong nƣớc.

1


Xuất phát từ những lý do trên cùng với kiến thức chuyên ngành về kinh
tế quản lý, tôi lựa chọn đề tài: “Chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. Với mong
muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam và cung cấp bằng chứng cho nền tảng
lý thuyết về chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng

dầu nói chung.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau:
- Hiện nay, Nhà nƣớc đã sử dụng Chính sách quản lý Nhà nƣớc nào để
quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam?
- Chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
ở Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế gì? Trong thời gian tới Nhà nƣớc cần
phải làm gì để hoàn thiện các chính sách quản lý đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chính sách quản lý Nhà
nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam từ đó đƣa ra các giải
pháp để hoàn thiện.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách quản lý
Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
+ Đánh giá thực trạng chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động
kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nƣớc đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam hiện nay.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở
Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2010
đến nay.

4. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Làm rõ các chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích, đánh giá tìm ra những tồn
tại, hạn chế của các chính sách quản lý nhà nƣớc từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện trong thời gian tới.
- Luận văn sẽ đƣợc coi là một trong các cơ sở để các cấp quản lý tham
khảo, đƣa ra các giải pháp tốt nhất, phù hợp nhất nhằm hoàn thiện chính sách
quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.
- Dùng làm tài liệu tham khảo trong quản lý kinh tế và trong giảng dạy
tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý
Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

Một vài năm trở lại đây, khi giá dầu thô thế giới biến động do những
bất ổn của tình hình chính trị thế giới kéo theo việc giá bán lẻ xăng dầu trong
nƣớc liên tục bị điều chỉnh đã có khá nhiều nghiên cứu bao gồm các bài báo,
tạp chí, luận văn, luận án… về vấn đề kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.
Về thị trƣờng xăng dầu, đề tài “Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị
trường ở nước ta hiện nay” Luận án PTS Kinh tế 5.02.05, năm 1995 của tác
giả Nguyễn Cao Vãng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã phân
tích thực trạng hoạt động kinh doanh xăng dầu từ năm 1990 trở về trƣớc và từ
năm 1991 đến 1995, đƣa ra một số giải pháp tổ chức quản lý, cơ chế khai
thác, mô hình kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng.
Năm 2001, Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công thƣơng- cơ quan quản lý
nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu) thực hiện đề tài
khoa học cấp bộ “Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng
dầu trong tình hình mới”. Là một trong các bài viết hiếm hoi nghiên cứu về
mặt hàng xăng dầu trong thời điểm này, bài viết đã đƣa ra đƣợc sự ảnh hƣởng
to lớn của việc điều chỉnh giá xăng dầu đối với sự ổn định của nền kinh tế, tác
giả đã đề cập đến các nguyên nhân tại sao bình ổn giá xăng dầu là quan trọng.
Tuy nhiên, bài viết mới chỉ tập trung vào việc tại sao phải bình ổn giá xăng và
bình ổn nhƣ thế nào trong tình hình mới mà chƣa đƣa ra đƣợc cụ thể các
chính sách quản lý hữu hiệu cho ngành xăng dầu Việt Nam.

4


Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Tuấn với đề tài “Quản
lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” đƣa ra đƣợc
một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc
nhƣng chƣa nghiên cứu đƣợc các điều kiện có thể áp dụng đƣợc các giải pháp
đó phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam.
Năm 2011, luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Hữu Quyền với đề tài “Giải

pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam”. Một vài năm trở
lại đây, khi giá dầu thô trên thế giới biến động theo chiều hƣớng tăng do
những bất ổn của tình hình chính trị thế giới kéo theo việc giá bán lẻ xăng dầu
trong nƣớc liên tục bị điều chỉnh tăng thì trên các tạp chí khoa học trong nƣớc
xuất hiện một số các nghiên cứu liên quan đến thị trƣờng xăng dầu và vai trò
của quản lý nhà nƣớc với thị trƣờng này nhƣ: Võ Trí Thành, Nguyễn Ánh
Dƣơng với bài “Tác động của biến động giá dầu và thị trường xăng dầu Việt
Nam” trên tạp chí Quản lý kinh tế, tháng 4/2006. Tuy nhiên các nghiên cứu
trên chỉ tập trung vào việc lý giải tại sao nhà nƣớc phải bình ổn giá xăng dầu
và bình ổn bằng cách nào mà chƣa có đề cập một cách tổng thể, toàn diện về
vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đồng thời,
cũng chƣa có nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu của từng vùng miền, tỉnh thành để phù
hợp với từng địa phƣơng cụ thể và nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa phƣơng đó.
Nguyễn Duyên Cƣờng, 2010. “Đổi mới quản lý nhà nước hoạt động
kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”,
đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan về hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với kinh
doanh xăng dầu. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và chỉ ra đƣợc quản lý Nhà
nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam còn chậm và chƣa
theo kịp với yêu cầu phát triển, chƣa vận hành theo đúng cơ chế thị trƣờng.

5


Cho đến nay, kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng nhƣng hoạt động kinh doanh
xăng dầu vẫn chủ yếu do nhà nƣớc quản lý, Chính phủ vẫn trực tiếp kiểm soát
toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu và kiểm soát một phần hoạt động
kinh doanh phân phối xăng dầu. Trên cơ sở đó, điểm mới của luận án là đƣa
ra nhóm giải pháp đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt

Nam giai đoạn 2011-2020 bắt nguồn từ đổi mới tƣ duy, cho tới các hành động
cụ thể nhƣ: Hình thành các trung tâm nghiên cứu dự báo về xăng dầu, đổi mới
trong chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng
dầu, đối mới về cơ chế, chính sách dự trữ quốc gia, đổi mới về công tác quy
hoạch, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Trong nghiên cứu về “Chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh xăng dầu” của tác giả Bùi Thị Hồng Việt các chính sách của Nhà
nƣớc về hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ.
Thông qua nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu, tác giả đã khẳng định chính sách quản lý nhà nƣớc
đối với kinh doanh xăng dầu đã sử dụng hàng loạt các công cụ can thiệp rất
sâu vào thị trƣờng, làm méo mó thị trƣờng. Các chính sách liên quan đến lĩnh
vực kinh doanh xăng dầu thƣờng xuyên đƣợc thay đổi và đƣợc điều hành
bằng các văn bản dƣới luật, phân tán theo bộ chuyên ngành và giữa các bộ đó
chƣa có sự phối hợp chặt chẽ, việc đánh giá hiệu quả của các chính sách này
dƣờng nhƣ chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học và đúng nghĩa. Luận án
đã đƣa ra các quan điểm và các giải pháp để hoàn thiện chính sách quản lý
nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu, trong đó có các giải pháp mang tính
đột phá:
- Chuẩn hóa các điều kiện kinh doanh xăng dầu.
- Xây dựng biểu thuế nhập khẩu theo giá trị tuyệt đối.
- Trao cho doanh nghiệp quyền tự quyết định giá.

6


- Quy hoạch phát triển hệ thống các công trình xăng dầu và tổ chức lại
thị trƣờng xăng dầu.
- Bỏ chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu đối với xăng dầu
- Tăng khối lƣợng dự trữ quốc gia về xăng dầu.

Có thể thấy rằng công trình nghiên cứu của tác giả rất bài bản và chi
tiết. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chƣa đƣợc đặt trong sự tác động của nền kinh
tế thị trƣờng hiện nay, sự thay đổi của nền kinh tế và những đòi hỏi ngày càng
cao từ tiêu dùng đã làm thay đổi thị trƣờng xăng dầu rất nhiều và yêu cầu cao
hơn đối với các chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Năm 1860, Nhà máy lọc dầu đầu tiên xây dựng ở Pennsylvanie - Mỹ.
Năm 1864, xăng lần đầu tiên đƣợc chiết xuất từ dầu hỏa ở nhà máy lọc dầu ở
Mỹ. Năm 1883, động cơ sử dụng xăng đƣợc chế tạo. Năm 1893, động cơ sử
dụng xăng sinh học. Năm 2012, Công ty Air Fuel Synthetis-Anh đã chế tạo
thành công xăng từ không khí. Với tầm quan trọng của nguồn nhiên liệu này,
đã có rất nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc về thị trƣờng xăng dầu,
thuế xăng dầu hay các nhân tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng này.
Nghiên cứu về chính sách thuế xăng dầu của 120 quốc gia giai đoạn
1990-1991, Gupta and Mahler (1994) đã giải thích tại sao xăng dầu lại bị
đánh nhiều loại thuế với thuế suất cao và các quốc gia xác định tỷ lệ thuế nhƣ
thế nào. Song nghiên cứu trên đƣợc tiến hành ở những nƣớc có đặc điểm thị
trƣờng xăng dầu khác xa so với Việt Nam nên việc áp dụng các kết quả
nghiên cứu chỉ phần nào đúng với nƣớc ta.
The politics of public enterprise oil and the French state - Feigenbaum
.H.B. - 1981. Nghiên cứu tập trung vào vai trò quản lý của nhà nƣớc đối với
kinh doanh xăng dầu ở những khía cạnh khác nhau. Bài viết đã xem xét cụ thể
vai trò, vị trí của các tập đoàn xăng dầu quốc gia trong việc đảm bảo nguồn

7


cung và định giá hợp lý các sản phẩm xăng dầu trên thị trƣờng đi cùng một số
chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu, song tài liệu chỉ
nghiên cứu từng chính sách riêng lẻ tác động đến kinh doanh xăng dầu nhƣ

thế nào mà không chỉ ra sự tác động một cách tổng thể của các chính sách đến
hoạt động kinh doanh xăng dầu nhƣ thế nào.
Nghiên cứu về chính sách định giá xăng dầu của Northwest
Territories, Rattray (2000) đã đƣa ra lý do tại sao Nhà nƣớc không nên kiểm
soát giá xăng dầu trong nƣớc mà nên để thị trƣờng tự điều chỉnh, mặc dù
xăng dầu là nguồn nhiên liệu “máu huyết” của các nền kinh tế ở hầu hết các
quốc gia. Tuy nhiên, việc để thị trƣờng tự do điều chỉnh chỉ phù hợp với các
nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, các nƣớc phát triển có đủ khả năng
quản lý nền kinh tế hiệu quả mà đặc biệt là các nƣớc không phụ thuộc nhiều
vào nhập khẩu xăng dầu.
Tóm lại, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về quản lý nhà
nƣớc và các chính sách của Nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đã có những kiến nghị về giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, nền kinh tế thay đổi liên tục đòi hỏi phải có các nghiên cứu phù
hợp với từng thời kỳ. Hơn nữa, hiện tại vẫn chƣa có nghiên cứu nào tại Việt
Nam đề cập một cách tổng thể các chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với
kinh doanh xăng dầu. Trong khi đó, việc ban hành và thực thi chính sách quản
lý của nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở nƣớc ta trên thực tế còn mang
tính đối phó với sự thay đổi, tính ngắn hạn, chƣa thực sự chủ động, chƣa đƣa
ra đƣợc những chính sách có tính chiến lƣợc, những nguyên tắc và phƣơng
pháp thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi cũng nhƣ
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phát triển.

8


1.2. Cơ sở lý luận về chính sách quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu
1.2.1. Kinh doanh xăng dầu

1.2.1.1. Xăng dầu và đặc điểm của hoạt động kinh doanh xăng dầu
 Xăng dầu
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ,
dùng làm nhiên liệu bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut,
nhiên liệu máy bay, các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không
bao gồm các loại khí hóa lỏng. Xăng dầu là sản phẩm từ dầu mỏ với thành
phần cơ bản là các loại cacbuahydro. Tuỳ theo công dụng, xăng dầu đƣợc chia
thành: các loại xăng, dầu hoả thông dụng, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu
diezen và dầu bôi trơn.v.v.
Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là dễ cháy, đặc biệt khi nén ở
áp suất cao chuyển thành thể khí. Khi cháy chúng phát sáng, thể tích tăng đột
ngột và sinh nhiệt. Xăng dầu là một loại hàng hoá đƣợc sử dụng rất rộng rãi
trong cuộc sống và trong các ngành công nghiệp. Xăng dầu đƣợc dùng để
thắp sáng và tạo nhiệt (xăng, dầu hoả, nhiên liệu diezen, nhiên liệu phản lực).
Xăng dầu dùng cho các loại động cơ đốt trong, làm nhiên liệu dùng cho động
cơ nổ diezen, nhiên liệu dùng cho động cơ phản lực. Nhóm dầu nhờn dùng
trong các động cơ nổ với mục đích làm mát động cơ, bôi trơn làm giảm ma
sát cho các bộ phận và chi tiết chuyển động làm tăng tuổi thọ thiết bị. Xăng
dầu dùng làm dung môi trong nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là công
nghiệp sơn do có khả năng hoà tan nhiều chất hữu cơ.
Xăng dầu là loại hàng hóa quan trọng vì:
- Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng và chƣa thể thay thế đƣợc của
sản xuất
- Xăng dầu là năng lƣợng phục vụ dân sinh, quốc phòng và an ninh.

9


- Xăng dầu là mặt hàng chiến lƣợc, có tầm quan trọng, có tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia.

- Xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, đồng thời là loại
năng lƣợng có hạn.
Xăng dầu là một loại sản phẩm rất dễ bị hao hụt trong quá trình vận
chuyển, lƣu kho và kinh doanh. Do đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh
cần phải tính toán đƣờng vận động của xăng dầu và có biện pháp hợp lý nhằm
hạn chế tối đa mức hao hụt. Xăng dầu là mặt hàng rất dễ bị giảm hoặc mất
phẩm chất. Xăng dầu kém phẩm chất sẽ ảnh hƣởng đến quá trình kích nổ và
phá huỷ động cơ. Việc kinh doanh xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây ra tác hại
lan truyền và trực tiếp phá huỷ năng lực sản xuất, làm ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến sản xuất và đời sống xã hội. Vì vậy, đòi hỏi quy trình nhập, xuất,
phƣơng tiện tồn chứa, loại hình và phƣơng tiện vận tải, kỹ thuật bảo quản
xăng dầu phải đƣợc nghiên cứu, tính toán kỹ lƣỡng và có những giải pháp về
kỹ thuật, tổ chức quản lý trong quá trình kinh doanh xăng dầu.
Xăng dầu là một loại hoá chất độc hại đối với con ngƣời. Xăng dầu là
một hợp chất có phản ứng hoá học mạnh, thƣờng gây nên ô nhiễm môi
trƣờng. Vì vậy, quá trình kinh doanh xăng dầu phải đặc biệt chú ý đến việc
bảo vệ môi trƣờng và cần phải có các biện pháp phù hợp để hạn chế tối
đa tác động tới môi trƣờng.
Do xăng dầu là hàng hóa quan trọng nên các quốc gia đều có chính sách,
chiến lƣợc và các biện pháp quản lý sản xuất, kinh doanh và dự trữ xăng dầu.
 Kinh doanh xăng dầu
Theo nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về việc
“Kinh doanh Xăng dầu” Kinh doanh Xăng dầu bao gồm các hoạt động sau:
Xuất nhập, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; Gia công xuất khẩu
xăng dầu nguyên liệu, sản xuất và pha chế xăng dầu; Phân phối xăng dầu tại
thị trƣờng trong nƣớc; Dịch vụ cho thuê kho, cảng, bảo quản, vận chuyển
xăng dầu

10



Trong nghiên cứu này các hoạt động kinh doanh xăng dầu đƣợc tập
trung nghiên cứu là hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu tại thị
trƣờng trong nƣớc. Hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu gồm các hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất. Hoạt động phân phối hàng hoá là
hoạt động thƣơng mại, theo đó nhà sản xuất tự mình hoặc thông qua trung
gian thƣơng mại luân chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng.
Đổi lại, trung gian thƣơng mại nhận đƣợc một khoản tiền lời từ hoạt động đó.
Phân phối xăng dầu là hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động trực tiếp bán
buôn, bán lẻ và bán qua hệ thống đại lý, tổng đại lý.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh doanh có tính đặc
thù do xăng dầu đƣợc xếp vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện, đồng thời
đây cũng là mặt hàng nhiên liệu cơ bản có ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động
của nền kinh tế. Bởi vậy quản lý nhà nƣớc với hoạt động kinh doanh xăng dầu
cũng có những đặc điểm riêng, hai đặc điểm cơ bản trong đó là:
- Quản lý Nhà nƣớc đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do vậy
phải xây dựng và điều chỉnh các điều kiện cho phù hợp với yêu cầu phát triển
và thực tiễn.
- Quản lý đối với mặt hàng xăng dầu với ý nghĩa là vật tƣ đầu vào của
nhiều ngành kinh tế do đó Nhà nƣớc phải thấy đƣợc mối quan hệ qua lại giữa
giá xăng dầu với chi phí, giá thành của các ngành kinh tế khác để điều chỉnh,
can thiệp cho phù hợp.
Đặc biệt, Việt Nam là nƣớc nhập khẩu phần lớn xăng dầu cho nhu cầu
trong nƣớc nên không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ hoặc liên tục của
thị trƣờng xăng dầu thế giới. Mặc dù nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào
hoạt động từ nửa cuối năm 2009, tuy nhiên hiện nay nhà máy này vẫn đang
trong quá trình vận hành chƣa ổn định. Xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế,
Việt Nam đang chịu thua thiệt khi phải xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng

11



dầu. Vì là hàng hoá phải nhập khẩu phần lớn nên trong hoạt động kinh doanh
cần phải chú ý các vấn đề sau:
+ Xác định nguồn nhập và cơ cấu hàng nhập hợp lý.
+ Xác định tiến độ, cơ cấu, khối lƣợng nhập từng thời gian hợp lý để
tránh đƣờng găng về xăng dầu và sử dụng nguồn vốn nhập hiệu quả.
+ Phân phối nguồn nhập hợp lý theo các vùng khác nhau để tiết kiệm
chi phí vận chuyển và giảm hao hụt.
1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu
+ Cung cầu xăng dầu
Các yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng xăng dầu, trƣớc hết phải nói đến
nguồn cung xăng dầu tự nhiên của các quốc gia. Quốc gia nào có lƣợng dầu
mỏ lớn và các cơ sở vật chất để sản xuất xăng dầu thì hoạt động kinh doanh
xăng dầu càng phát triển và ngƣợc lại. Thêm vào đó, lƣợng dầu trong kho dự
trữ của Tổ chức năng lƣợng thế giới IEA (International Energy Agency). IEA
bao gồm những nƣớc tiêu thụ xăng dầu lớn là Mỹ, Nhật Bản và các nƣớc Tây
Âu nhằm chống lại những ảnh hƣởng tiêu cực khi OPEC giảm sản lƣợng khai
thác hoặc có những biến động lớn về cung xăng dầu trên thị trƣờng. Tình hình
chính trị trên thế giới cũng có tác động mạnh mẽ đến cung cầu và giá cả dầu
mỏ cũng nhƣ cung cầu xăng dầu trên thế giới. Đăc biệt là khu vực Trung
Đông nơi tập trung trên 60% sản lƣợng của thế giới. Thực tế cho thấy, cuộc
chiến Irắc, tình hình chính trị căng thẳng ở Palestin và Israel, nạn khủng bố
quốc tế đều ảnh hƣởng đến sản lƣợng khai thác dầu.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc,
hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng đã trải qua các giai đoạn tƣơng ứng, từ
phƣơng thức cung cấp theo định lƣợng, áp dụng một mức giá thống nhất do
Nhà nƣớc quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế.


12


Trong giai đoạn từ 1989 đến 1992, khi không còn đầu mối cung cấp xăng dầu
theo Hiệp hội Liên Xô cũ, nguồn cung hạn chế khiến Nhà nƣớc ta phải
chuyển từ quy định giá cứng sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình
thành nguồn xăng dầu nhập khẩu do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối. Đầu
những năm 2000 đến trƣớc thời điểm Nhà nƣớc công bố bù giá, vận hành giá
xăng dầu theo thị trƣờng, đã có những biến động về giá xăng dầu. Do tiếp tục
chính sách bù giá nhằm bình ổn thị trƣờng và giữ mức giá nội địa cho ngƣời
tiêu dùng ở mức thấp nên số tiền ngân sách bù lỗ ngày càng tăng nhanh, đồng
thời cũng khiến cho hoạt động kinh doanh xăng dầu bị đình trệ, không đầu tƣ
đƣợc cơ sở hạ tầng và đầu tƣ sản xuất, khai thác, chế biến trong nƣớc.
Điều này cho thấy cung và cầu về các sản phẩm xăng dầu là yếu tố ảnh
hƣởng trực tiếp đến thị trƣờng xăng dầu trong nƣớc, qua đó quyết định đến
hoạt động kinh doanh xăng dầu có phát triển hay không.
+ Năng lực và vị thế của ngành xăng dầu: trong nhóm yếu tố này cần
xem xét tới các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong ngành, vị thế tƣơng quan của ngành xăng dầu với các ngành kinh tế xã
hội khác trong phạm vi quốc gia.
Xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt mang tính chiến lƣợc không thể
thiếu và liên quan mật thiết đến đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc gia. Vì
thế, ngành xăng dầu luôn là đầu mối quan trọng của mọi hoạt động trên mọi
lĩnh vực của bất kỳ quốc gia nào. Hiện nay, việc nhập khẩu xăng dầu ở Việt
Nam do 11 doanh nghiệp đầu mối thực hiện với 9 doanh nghiệp quốc doanh
là Petrolimex, Saigonpetro, Petec, Vinapco, Petechim, Công ty xăng dầu
Quân đội, Công ty Liên doanh Petro Mekong, Công ty thƣơng mại dầu khí
Đồng Tháp, Công ty vận tải và Thuê tàu biển. Trong đó, Petrolimex là nhà
nhập khẩu lớn nhất hiện nay chiếm khoảng 65% lƣợng nhập khẩu và khoảng
60% thị phần xăng dầu cả nƣớc. Công ty xăng dầu khu vực I là đơn vị thành


13


viên thuộc tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đƣợc Tổng công ty
giao nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Thành phố Hà
Nội. Các chi nhánh hay văn phòng của các công ty ngành xăng dầu có số
lƣợng không lớn nhƣng bên cạnh đó mạng lƣới phân phối lại rộng khắp cả
nƣớc. Điều này cho thấy, năng lực và vị thế của ngành xăng dầu vƣợt trội
hơn hẳn so với các ngành khác nên hoạt động kinh doanh xăng dầu nói
chung không chịu nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ mà nhận đƣợc sự bảo
trợ của Nhà nƣớc.
+ Nhận thức về sự quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động xuất nhập
khẩu và kinh doanh xăng dầu
Chính phủ các nƣớc có các biện pháp và chính sách can thiệp, tác động
vào hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua sử dụng các công cụ quản lý
nhƣ pháp luật, chính sách, sử dụng công cụ thuế và phi thuế quan, thực hiện
chính sách bảo hộ đối với ngành xăng dầu… Nhà nƣớc còn đóng vai trò điều
tiết thị trƣờng, tạo lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh
nghiệp tham gia vào thị trƣờng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phúc lợi
chung, an ninh, an toàn, đảm bảo an ninh năng lƣợng và các vấn đề quan
trọng khác.
Tƣ duy nhận thức về quản lý còn thể hiện rõ ở nhận thức đúng đắn về
vai trò của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc có vai trò trong
xây dựng thị trƣờng, tạo lập môi trƣờng kinh doanh lành mạnh; Phân bổ hợp
lý các nguồn lực cho phát triển ngành xăng dầu; Trọng tài đảm bảo sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp….vv. Nhà nƣớc tôn trọng và tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật, xây
dựng và tạo quyền chủ động, tự quyết định cho các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu.

+ Thị trƣờng thế giới và biến động của thị trƣờng xăng dầu thế giới

14


×