Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Nghiên cứu quan hệ mưa lũ lớn trên lưu vực sông lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.46 MB, 83 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1) Sự cần thiết của đề tài

Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển... Nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất được sử dụng
rộng rãi trong đời sống kinh tế và xã hội có ảnh hưởng đến các hoạt động của
con người. Do đó, tài nguyên nước nói chung và tài nước mặt nói riêng là một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh
thổ hay một quốc gia. Nước là tài nguyên vô cùng quý giá của con người trên
hành tinh.
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy rằng các thành phố lớn, thị xã thị
trấn thường phát triển ven các con sông. Điều đó chứng tỏ rằng, nước rất quan
trọng trong cuộc sống của mọi vật thể trên trái đất.
Tuy nhiên chúng ta không thể không chú ý tới mặt gây hại của nó. Trên
thế giới cũng như ở nước ta từng có những trận lũ lịch sử đã gây ra những
thiệt hại vô cùng to lớn về người và của cải mà phải mất khá nhiều thời gian
để khắc phục hậu quả do nó gây ra. Dải đất ven biển miền Trung nước ta có
địa hình đặc biệt nên sông ngòi ngắn và dốc, lũ tập trung nhanh, cường suất lũ
lớn, thời gian xuất hiện lũ từ khi có mưa lớn đến lúc có lũ là rất nhanh, thông
thường từ 6 đến 12 giờ, lưới trạm quan trắc mưa và dòng chảy trên lưu vực lại
thưa và chưa đầy đủ, cho nên công tác dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt gặp rất
nhiều khó khăn. Đặc biệt ở trong những năm gần đây ở miền Trung, thiên tai
lũ lụt xảy ra thường xuyên với mức độ trầm trọng hơn, đặc biệt là năm 2007
(có tới 5 trận xảy ra liên tiếp trong vòng 1 tháng) gây thiệt hại nặng nề về
người và của cho các tỉnh miền Trung, trong đó có nhiều huyện như Quế
Phong, Qùy Châu, Nghĩa Đàn thuộc tỉnh Nghệ An; Hương Sơn, Hương Khê,
Đức Thọ của Hà Tĩnh thuộc lưu vực sông Lam.
Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra bên cạnh việc dự báo và
các biện pháp phòng tránh. Ta cần hiểu rõ về nguyên nhân đặc điểm mưa lũ,


các quan hệ mưa-lũ lớn. Vì vậy em chọn đề tài: “Nghiên cứu quan hệ mưa lũ
lớn trên lưu vực sông Lam” là cơ sở để tính toán, dự báo lũ từ mưa, nhằm
phục vụ cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra.


2

2) Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu quan hệ mưa - lũ lớn trên lưu vực sông Lam, đề xuất biện
pháp khắc phục trong phòng, tránh thiệt hại do lũ gây ra.
3) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mưa-lũ lớn trên lưu vực sông Lam
thuộc địa phận Việt Nam.
4) Nội dung chính
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đồ án được trình bày trong
3 chương:
Chương 1: Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội lưu vực sông
Lam
Chương 2: Đặc điểm lũ, lụt lưu lưu vực sông Lam
Chương 3: Quan hệ mưa-lũ lớn trên lưu vực sông Lam
5) Phương pháp nghiên cứu







Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên

cứu chính sau đây đã được thực hiện trong đồ án:
Điều tra khảo sát: nhằm thu thập, bổ xung, cập nhập các số liệu khí tượng
thủy văn, địa hình, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, trên lưu vực sông
Phương pháp phân tích thống kê: kiểm tra đánh giá tổng hợp phân tích và sử
lý các số liệu về lũ, điều kiện dân sinh kinh tế để tìm ra quy luật diễn biến về
lũ lớn, mặt đệm và phát triển kinh tế, xã hội.
Phương pháp chuyên gia: thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, điều tra
cơ bản trước đây có liên quan đến nội dung của đồ án
Phương pháp phân tích hệ thống: đánh giá các yêu tố gây lũ trên lưu vực và
đề ra các biện pháp kiểm soát lũ trên lưu vực.


3

Chương 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG LAM
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống sông Lam là một trong 9 hệ thống sông lớn của nước ta. Sông
chính bắt nguồn từ nước bạn Lào, chảy qua địa phận tỉnh Nghệ An, được gọi
là sông Cả. Đến hạ lưu, sông Cả hợp lưu với sông La (tại Trường Xá ) từ Hà
Tĩnh chảy sang. Từ Trường Xá ra tới biển Đông được gọi là sông Lam [20].
Lưu vực sông Lam nằm ở Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18 015'05"
đến 20010'30" vĩ độ Bắc và 103014'10" đến 105015'20" kinh độ Đông.
Lưu vực sông Lam nằm trên hai quốc gia, phần thượng nguồn nằm trên
đất tỉnh Phông Sa Vằn và Sầm Nưa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào. Ở Việt Nam, lưu vực sông nằm trên địa phận của 3 tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tĩnh. Trên tỉnh Nghệ An, lưu vực nằm trên đất các huyện
Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Kỳ Sơn, Tương

Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Cương, Nam Đàn, Hưng
Nguyên, thành phố Vinh. Trên tỉnh Hà Tĩnh lưu vực sông nằm ở các huyện
Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Hương Khê và huyện Nghi
Xuân [20].
Diện tích lưu vực sông là 27.200 km 2, trên lãnh thổ Việt Nam là 17.200
km2 chiếm 66%. Diện tích phần đá vôi là 273 km 2, chiếm 1% diện tích toàn
lưu vực. Vùng núi cao chiếm 19.486 km 2, chiếm 71,6% diện tích toàn lưu
vực. Vùng bán sơn địa đồi núi thấp và trung du chiếm 5.604 km 2, vùng đồng
bằng là 2.110 km2. Dòng chính song Lam có chiều dài 531 km; sông chảy qua
lãnh thổ Việt Nam là 361 km (Hình 1.1).


4

Hình 1.1: Bản đồ lưu vực sông Lam trên lãnh thổ Việt Nam

1.1.2. Địa hình

Địa hình lưu vực sông Lam phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
nghiêng dần ra biển Đông. Phía Tây được án ngữ bởi dãy Trường Sơn có đỉnh
núi cao trên 2000 m như đỉnh Phi Xai Leng có độ cao 2711 m, như một mái
nhà dồn nước vào dòng chính sông Lam với độ dốc bình quân từ 8 đến 10‰
[19]. Phần thượng nguồn thuộc lãnh thổ Lào độ dốc lòng sông lớn khi tới Việt
Nam độ dốc giảm nhiều. Độ dốc trung bình đoạn sông từ Cửa Rào là 1,26‰,
tại Cửa Rào tới Dừa là 0,76‰, từ Dừa tới Đô Lương là 0,20‰, từ Đô Lương
tới Nam Đàn là 0,10‰, từ Nam Đàn ra biển là 0,09‰.
Địa hình lưu vực sông Lam có thể được chia thành ba dạng chính như
sau:
a) Địa hình núi cao:
Dạng địa hình này chiếm khoảng 70% diện tích lưu vực. Địa hình núi

cao chủ yếu tập trung ở phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam lưu vực. Đây là vùng
gồm các dãy núi chạy dài theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nên


5

những thung lũng sông hẹp và dốc hình thành những sông nhánh lớn như
Nậm Mộ, Huổi Nguyên, sông Hiếu, sông Giăng, sông La. Xen kẽ với những
dãy núi lớn thường có những dãy núi đá vôi như ở thượng nguồn sông Hiếu.
b) Địa hình trung du:
Vùng trung du chiếm khoảng 7% diện tích. Trung du lưu vực sông Lam
thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Vũ
Quang, Hương Sơn và Hương Khê. Đây là dạng địa hình phức tạp, bị chia cắt
mạnh, dạng đồi bát úp và đồi cao xen kẽ có các thung lũng thấp.
Vùng này chịu ảnh hưởng của lũ khá mạnh nhất là những trận lũ lớn, đất
thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất sỏi cát thường bị nước lũ mang về,
bồi lấp diện tích canh tác vùng ven bãi sông gây trở ngại cho sản xuất.
c) Địa hình vùng đồng bằng và vùng đồng bằng ven biển:
Dạng địa hình này chiếm tới 23% diện tích lưu vực. Vùng đồng bằng
thường bị chia cắt bởi hệ thống sông suối hoặc các kênh đào chuyển nước
hoặc giao thông.
Vùng ven biển vừa chịu ảnh hưởng lũ lại vừa chịu ảnh hưởng của thủy
triều. Khi có mưa lớn ở hạ du gặp lũ ngoài sông chính lớn khả năng tiêu tự
chảy kém. Mặt khác do tác động của thủy triều, nhất là thời kỳ triều cường
gặp lũ lớn thời gian tiêu rút ngắn lại gây ngập úng lâu, nhất là vùng Nam
Hưng Nghi, 9 xã ở Nam Đàn và 6 xã ở Đức Thọ.
Phân tích các hình thái địa hình ta thấy do địa hình nghiêng dốc từ Tây
sang Đông chắn ngang hướng chuyển động của bão từ Đông sang Tây kết hợp
với gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn ở sườn đông Trường Sơn. Mưa lớn trên
địa hình dốc, thời gian tập trung dòng chảy ngắn gây ra những trận lũ lớn như

trận lũ lịch sử tháng IX/1978, X/1988, và các trận lũ lịch sử gần đây như lũ
năm 2007, 2008, 2010, 2011 và 2012.
1.1.3. Địa chất
Toàn lưu vực có ba đới kiến tạo chính: Oàn võng Sầm Na, đới nâng
Phu Hoạt ở phía Bắc lưu vực, đới sông Cả phân bố trên phần còn lại của
lưu vực [19]. Phương của các đới kiến tạo đều phát triển theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, một phần nhỏ thuộc Nghĩa Đàn chuyển hướng Đông Bắc
- Tây Nam.


6

Trong vùng có các hệ thống đứt gãy lớn như hệ thống đứt gãy sâu sông
Cả kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ biên giới ra biển, đứt gãy
sông Rào kéo dài hơn 100 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra còn
rất nhiều đứt gãy khác có quy mô nhỏ hơn hình thành và phát triển do hoạt
động kiến tạo ảnh hưởng tới các đứt gãy phổ biến chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Một số chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam phân chia lưu vực
thành nhiều khối khác nhau [19].
1.1.4. Thổ nhưỡng
Nền địa chất lưu vực sông Lam gồm nhiều loại đá gốc khác nhau tạo cho
lưu vực có nhiều loại thổ nhưỡng đó là một điều kiện thuận lợi lớn cho việc
đa dạng hoá cây trồng, là một địa bàn phát triển cây lâm nghiệp tốt. Theo
nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất lưu vực sông Lam thành hai loại chính là
đất thuỷ thành và đất địa thành (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại đất trên lưu vực sông Lam

Nghệ An
Tên đất

Diện

tích (ha)

Trong đó diện tích các loại đất
(đã trừ sông suối và núi đá )

164084
9
149849
2

1. Đất thuỷ thành

173600

Trong đó nhóm
phù sa dốc tụ

146400

2. Đất địa thành

132489
2

Tổng diện tích điều tra thổ nhưỡng

Trong đó: Nhóm đất
Feralít vàng vùng đồi

%

100
100
11,
6
84,
3
88,
4

Hà Tĩnh
Toàn lưu vực
Diện
Diện
tích
%
%
tích (ha)
(ha)
39500
203584
100
100
0
9
32040
181889
100
100
0
2

12640 39,
300000 16,5
0
4
74,
93600
240000 80,0
1
19400 60, 151889
83,5
0
6
2

381120

29,
9

40740

21,
0

423861

27,9

(từ 170÷200m đến


568264

83420

43,
0

651584

42,9

800÷1000m )
Nhóm mầu vàng trên núi
( từ 800-1000m

42,
9

302069

371909

29,2

( 170÷200m )
Nhóm đất Feralít vàng trên núi

28,
2


69840

36,
0


7

đến 1700-2000m )

Nguồn: [19]
1.1.5. Thảm phủ thực vật
Rừng trên lưu vực sông Lam tập trung ở thượng lưu và có hai kiểu rừng:
rừng kín thường xanh phân bố ở độ cao 150 m ÷ 700 m và rừng kín hỗn giao
cây lá kim phân bố ở độ cao trên 700 m.
Phần diện tích lưu vực sông Lam thuộc lãnh thổ Lào được bao phủ chủ
yếu bằng rừng tự nhiên, khả năng giữ nước khá cao.
Theo báo cáo số liệu diễn biến từng năm 2010 ở Nghệ An [24]: diện tích
đất có rừng là 874.510 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 733.320 ha, diện
tích rừng trồng là 141.900 ha (chiếm 16,2%); độ che phủ rừng đạt 53,1%.
Theo số liệu của Đoàn Điều tra quy hoach rừng thì keo là cây trồng chủ đạo
trong loại rừng sản xuất (chiếm 70%) đến cây thông chiếm 22% trong loại
rừng phòng hộ và cây quế chiếm 42% trong loại rừng đặc dụng.
Hà Tĩnh hiện có 318.225 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 201.103 ha
chiếm 66,02% tổng diện tích rừng, rừng trồng 108.122 ha chiếm 33,98%, độ
che phủ rừng đạt 50,16% [25].
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể
gặpcác lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên
18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai thác
Thảm phủ thực vật rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ. Trong

đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, đinh…và nhiều loại thú quý hiếm
như hổ, báo và các loại bò sát khác.
Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang có khoảng 300 loại thực vật và
nhiều loại động vật quý hiếm. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm, là một
trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan.
1.2. KHÍ HẬU
1.2.1. Gió
Về mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc, mùa hè là gió
mùa Tây Nam. Tốc độ gió trung bình lớn nhất trong các tháng mùa đông đạt
0,4 ÷ 2,2 m/s (Bảng 1.2) một năm có khoảng 3 ÷ 4 đợt gió mùa gây lạnh trên


8

lưu vực. Tốc độ gió trung bình trong các tháng mùa hè là 0,4 ÷ 2,6 m/s. Vùng
ven biển do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và gió do bão gây ra.
Những đợt gió mùa Tây Nam này thường kéo dài từ 5 ÷ 7 ngày, hàng
năm có từ 5 tới 7 đợt. Hàng năm số ngày có gió Tây khô nóng (gió Lào) có
thể đạt từ 30 ÷ 35 ngày, ảnh hưởng gió Tây khô nóng đã tạo nên một thời tiết
khắc nghiệt. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất tăng lên vào tháng VI, VII.
Bốc hơi mạnh, tổn thất dòng chảy lớn, hoa màu cây cối bị mất hơi nước mạnh
trở nên khô, héo.
Bảng 1.2: Tốc độ gió trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam

Đơn vị : m/s
TT
1
2
3
4


Trạm
Quỳ Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Cửa Rào

I
0,5
1,0
1,2
1,5

II
0,6
1,0
1,2
1,7

III
0,7
1,1
1,3
1,7

IV
0,7
1,1
1,4
1,5


V
0,7
1,2
1,4
1,2

VI
0,6
1,1
1,3
1,0

VII
0,6
1,2
1,4
1,0

VIII
0,6
0,9
1,1
0,8

IX
0,4
0,8
1,1
0,7


X
0,4
0,9
1,2
0,8

XI XIINăm
0,4 0,5 0,6
0,9 0,8 1,2
1,2 1,1 1,3
0,9 1,1 1,2

5
6
7
8

Con Cuông
Đô Lương
Vinh
Quỳnh Lưu

1,4
1,3
1,9
2,2

1,5
1,4

1,7
2,2

1,5
1,4
1,9
1,9

1,6
1,3
2,0
2,0

1,5
1,4
2,2
2,1

1,5
1,5
2,5
2,3

1,6
1,6
2,6
2,6

1,3
1,4

2,0
2,0

1,1
1,4
1,7
2,0

1,1
1,4
1,9
2,2

1,2
1,4
1,8
2,2

9

Hương Khê

1,6 1,5 1,4 1,5 1,7 1,8 2,1 1,5 1,4 1,6 1,6 1,6 1,6

10

Hương Sơn

1,4 1,3 1,4 1,3 1,4 1,4 1,6 1,4 1,4 1,3 1,4 1,3 1,4


1,3
1,4
1,8
2,1

1,4
1,4
2,0
2,2

1.2.2. Bốc hơi
Lượng bốc hơi toàn vùng dao động từ 703 ÷ 978 mm/ năm (Bảng 1.3).
Khu vực có lượng bốc hơi năm bình quân nhỏ nhất là lưu vực sông Hiếu, tại
Quỳ Châu là 703 mm/năm. Lượng nước bốc hơi bình quân tháng lớn nhất vào
tháng VII khi gió Lào và nắng hoạt động lớn trên lưu vực. Tại Vinh tháng VII
đạt 172 mm/tháng. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng II chỉ đạt 28,5
mm/tháng (Hương Khê).


9

Bảng 1.3: Lượng bốc hơi (piche) bình quân tháng tại một số vị trí trên lưu vực sông
Lam
Đơn vị: mm

TT

Trạm

I

43,
1 Quỳ Châu
1
50,
2 Con Cuông
5
54,
3 Tây Hiếu
7
59,
4
Cửa Rào
0
43,
5 Con Cuông
1
41,
6 Đô Lương
2
38,
7
Vinh
6
53,
8 Quỳnh Lưu
9
34,
9 Hương Khê
1
37,

10 Hương Sơn
5

II

III IV

V

VI VII VIII IX

X

XI XII Năm

39,7 54,0 70,6 82,1 77,5 79,6 66,0 51,3 50,0 47,3 47,2 703
47,9 64,5 75,6 109 108 115 83,2 67,3 67,7 62,2 61,6 912
37,4 49,2 68,5 105 108 113 76,6 57,6 58,8 52,6 51,2 823
62,2 81,5 93,2 105 89,2 96,8 71,6 55,9 51,7 45,7 55,2 857
39,5 54,5 72,7 101 104 118 83,8 55,8 49,6 45,9 46,5 815
34,6 40,1 53,9 87,7 109 122 84,5 58,3 58,5 53,5 52,0 759
28,9 37,8 54,2 106 154 172 119 67,0 60,0 54,1 50,8 943
41,0 43,1 53,8 90,0 128 143 96,7 68,9 76,4 75,5 68,4 939
28,5 43,4 66,0 89,9 115 130 93,0 51,0 46,5 42,0 35,0 775
31,9 46,8 65,7 105 163 87,2 136 62,1 54,9 47,4 40,0 978

1.2.3. Độ ẩm
Vùng có độ ẩm không khí trung bình năm cao ở Qùy Châu 87%. Tháng
có độ ẩm cao nhất là tháng II độ ẩm cao đạt tới 91% ở Vinh, Hương Khê,
tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng VII, 74% như ở Vinh, Hương Sơn (Bảng

1.4).
Bảng 1.4: Độ ẩm không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị : %

TT
Trạm
1 Quỳ Châu
2 Quỳ Hợp
3 Tây Hiếu
4
Cửa Rào
5 Con Cuông
6 Đô Lương
7
Vinh

I
88
87
88
81
90
87
89

II
87
87
89
80

90
89
91

III
87
86
89
79
89
89
91

IV
85
84
87
78
86
88
89

V
84
81
82
78
83
83
82


VI VII VIII IX X
85 85 88 89 90
81 80 85 87 86
82 81 86 88 88
80 79 80 85 85
81 79 84 87 89
80 79 84 87 87
76 74 80 87 88

XI XII Năm
88 88 87
84 84 84
87 87 86
85 82 81
88 87 86
86 85 85
87 86 85


10

8 Quỳnh Lưu
9 Hương Khê
10 Hương Sơn

87
90
89


89 90
91 90
90 90

90
96
87

85 81
83 78
83 76

80
76
75

85
82
79

87 86
88 89
86 88

84
88
87

83
88

88

86
86
85


11

1.2.4. Nắng
Số giờ nắng trung bình năm trên lưu vực sông Lam biến động từ khoảng
1.444 ÷ 1.800 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình và lượng bức xạ lớn trên lưu
vực là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên lưu
vực (Bảng 1.5)
Bảng 1.5: Số giờ nắng trung bình tháng tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị : Giờ

Trạm
Qùy Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Tương Dương
Con Cuông
Đô lương
Vinh
Quỳnh Lưu
Hương Khê
Huong Sơn

+


+

1
83
84
84
98
83
79
77
88
64
76

2
3
4
5
6
7
8
9
57 77 129 190 169 178 160 157
59 81 128 203 172 202 169 161
53 70 121 201 179 207 167 149
77 112 146 195 162 181 161 165
63 89 133 199 175 201 168 159
55 76 126 209 196 217 204 160
50 73 134 227 199 229 199 165

57 74 136 230 208 238 192 174
48 79 137 191 195 217 168 140
51 76 135 174 174 167 164 132

10
150
147
149
144
139
141
140
164
100
121

11
119
123
111
113
109
120
104
124
69
102

12
119

124
105
120
112
108
92
116
74
68

Năm
1588
1652
1595
1675
1631
1682
1688
1802
1482
1444

1.2.5. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trên lưu vực sông Lam chia làm hai thời kỳ rõ rệt. Nhiệt độ
bình quân năm trên lưu vực ít có biến đổi. Vùng đồng bằng cao hơn trung du
và miền núi (Bảng 1.6) [19].
Mùa đông từ tháng XI đến tháng III năm sau trùng với thời kỳ hoạt động
mạnh của khối không khí lạnh lục địa Châu Á. Nhiệt độ thấp nhất là tháng I.
Nhiệt độ tức thời thấp nhất tại Quỳ Châu là – 0,5 0C(1974), Tương Dương
1,70C, Đô Lương 40C. Chênh lệch nhiệt độ ngày trong mùa đông từ 60C - 80C.

Mùa hè từ tháng IV đến tháng X khi khối không khí xích đạo - Thái Bình
Dương ảnh hưởng lớn tới lưu vực. Nhiệt độ trung bình ngày các tháng mùa lũ
đạt từ 260C - 280C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VII bình quân ngày
đạt tới 390C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đo được tại Tương Dương là 42,7 0C
(tháng 5/1966), Quỳ Châu 41,30C (5/1966), Đô Lương 41,10C (5/1966).
Chênh lệch nhiệt độ trong ngày đạt tới 12 - 140C.
Bảng 1.6: Nhiệt độ tháng, năm trung bình nhiều năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị : 0C
Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm


12

Qùy Châu
Quỳ Hợp
Tây Hiếu
Tương Dương
Con Cuông
Đô lương
Vinh
Cửa Rào
Hương Khê
Huong Sơn

16,6
17,3
16,2
17,8
17,0
17,2
17,0
17,5
18,5
18,2


17,9
18,1
17,4
19,0
18,1
18,2
17,9
18,9
18,7
18,4

20,9
20,9
20,3
21,9
20,9
20,6
20,3
21,8
21,6
21,2

24,4
24,5
24,0
25,2
24,7
24,2
24,1

25,2
25,6
25,2

27,0
27,2
27,2
27,3
27,5
27,3
27,7
27,4
27,7
27,5

27,8
28,4
28,1
28,0
28,3
28,7
29,2
28,0
29,5
29,4

27,9
28,5
28,4
28,0

28,7
29,1
29,6
27,1
29,5
29,4

27,1
27,6
27,3
27,3
27,0
27,9
28,7
27,3
28,3
28,5

26,0
26,3
26,0
26,2
26,3
26,4
26,8
26,2
26,3
26,4

23,8

24,0
23,6
24,0
24,0
24,3
24,4
24,1
24,0
24,2

20,6
20,8
20,5
21,0
21,0
21,3
21,6
20,9
21,1
21,2

17,6
17,7
17,5
18,2
18,1
18,6
18,9
18,2
18,5

18,5

23,1
23,4
23,0
23,6
23,5
23,7
23,9
23,6
24,0
24,0

1.3. MẠNG LƯỚI SÔNG
Mạng lưới sông Lam có dạng hình cành cây phát triển không cân xứng.
Hệ thống sông Lam có 2 sông lớn là sông Cả và sông La.
Sông Lam có mật độ lưới sông trung bình là 0,6 km/km 2, hệ số không
đối xứng 0,14, hệ số hình dạng 0,29. Lòng sông thuộc loại già, ít bãi bồi, khá
ổn định. Có 44 sông nhánh. Bốn nhánh lớn có diện tích trên 1000 km 2 là Nậm
Mộ, sông Hiếu, sông Giăng, sông La. Các nhánh này phân bố khá đồng đều
khoảng 60 km dọc sông chính lại có một nhánh đổ vào dòng chính (Hình 1.2).

Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới sông và trạm KTTV trên lưu vực sông Lam
Bảng 1.7: Đặc trưng cơ bản hình thái lưu vực sông Lam


13

T
T


Tên sông

Flưu vực
(km2)

1
2
3
4
5

Sông Lam
Sông Nậm Mộ
Sông Giăng
Sông Hiếu
Sông La

27.200
3.930
1.050
5.417
3.234

Chiề
Cao Độ
Mật số
u
Lsông độ dốc
lưới

rộng
(km) bq bqlv
sông
Bq
(m) (%)
km/km2
(m)
531 294 18,3 89,0
0,60
173 960 25,7 38,2
0,60
77 492 17,2 15,3
0,60
228 303 13,0 32,5
0,71
135 360 28,2 46,6
0,87

Hệ số
đối
xứng
-0,14
0,22
-0,09
0,02
0,53

Hệ số
hình
dạng

lưu
vực
0,29
0,27
0,24
0,20
0,68

Nguồn: [20]
Đặc điểm chính của một số nhánh sông lớn của hệ thống sông Lam:
- Sông Nậm Mộ: sông Nậm Mộ bắt nguồn từ dãy núi có độ cao 2.620 m
thuộc Lào, chảy vào sông Cả tại Cửa Rào. Sông chảy qua vùng có lượng mưa
nhỏ nhất của Bắc Trung Bộ. Do vậy, mặc dù diện tích lưu vực sông đạt 3.970
km2 chiếm 14,6% diện tích toàn lưu vực nhưng lượng dòng chảy năm chỉ
chiếm 9,3% tổng lượng dòng chảy năm trên toàn diện tích lưu vực.
- Sông Giăng: bắt nguồn từ vùng núi cao của dãy Trường Sơn. Lòng
sông hẹp, ngắn và dốc đổ vào sông Cả tại Thanh Tiến. Hướng chảy chính của
sông Giăng là hướng song song với sông Cả đến Thác Muối đổi theo hướng
Tây Đông. Sông nhiều thác ghềnh, đáng chú ý nhất là Thác Muối có khả năng
xây dựng nhà máy thủy điện, hồ chứa lợi dụng tổng hợp. Sông Giăng là một
chi lưu cung cấp nước quan trọng cho sông Cả, lượng lũ khá lớn gây ngập lụt
cho vùng trung lưu.
- Sông Hiếu: nhập vào sông Cả tại ngã ba Cây Chanh. Sông bắt nguồn từ
vùng núi cao Phu Hoạt có độ cao đỉnh núi là 2452 m thuộc huyện Quế Phong.
Lòng sông Hiếu hẹp và dốc từ Thác Dừa trở lên, càng về hạ du sông càng mở
rộng ít dốc hơn. Sông Hiếu có các sông nhánh lớn như sông Chàng, sông
Dinh, sông Sào.
- Sông La: là hợp lưu của sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu tại Vĩnh Khánh.
Đoạn sông từ Linh Cảm đến Chợ Tràng được gọi là sông La.


1.4. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ
1.4.1. Tình hình dân cư


14

Tính đến năm 2010 tổng dân số trên lưu vực sông Lam là 4.156.088
người, Thanh Hóa là 10.688 người (Bảng 1.8).
Bảng 1.8: Một số chỉ số về hành chính dân cư Nghệ An-Hà Tĩnh

TT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ số
Diện tích tự nhiên (km2)
Dân số (người) (2010)
Số thành phố, thị xã
Số huyện
Tổng chiều dài sông suối (km)
Chiều dài giáp biển (km)
Mật độ dân số (người/km2)

Nghệ An
16.490

2.917.400
3
17
9.828
82
177

Hà Tĩnh
6.027
1.228.000
2
10
400
75
204

Tổng
22.517
4.145.400
5
27
10.228
157

Nguồn: [6], [22]
Trong đó khoảng 20% dân số sống tập trung ở thành phố, thị xã,
thị trấn, khoảng 30% dân số sống ở đồi núi và núi cao, còn lại sống ở
nông thôn.
1.4.2. Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2011 của Nghệ An đạt 10,4% cao

hơn của cả nước (6,78%) [12], [24]. Tốc độ tăng trưởng một số ngành xem
bảng 1.9.
Bảng 1.9: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất một số ngành năm 2010
Đơn vị: %

ngành
Sản xuất lâm nghiệp
Sản xuất thủy sản
Sản xuất công nghiệp chung
Sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước

Nghệ An
6,0
9,1
19,5
20,4

BTB-DHMT
6,1
4,9
29,6
16,9

Việt Nam
4,6
6,2
15,3
14,8

(Niên giám thống kê 2010)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh đạt trên 11,5%, trong đó: Nông,
lâm , ngư nghiệp tăng 1,92%, công nghiệp-xây dưng tăng 22,3%, thương mại
dịch vụ tăng 9,5%, tổng sản phẩm tỉnh đạt 6.747 tỉ đồng, GDP bình quân đầu
người đạt 10,5 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp: 35,01%; công
nghiệp-xây dựng: 34,56%; dịch vụ: 30,43%.
Cơ cấu Hà Tĩnh nhìn chung khá cân đối, tỉnh Hà Tĩnh đang từng bước
chuyển dịch theo hướng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày một tăng, tỉ trọng
công nghiệp giảm [25].
1.5 . MẠNG LƯỚI KHÍ THỦY VĂN TRÊN LƯU VỰC


15

Từ đầu thế kỷ XX hệ thống trạm khí tượng thủy văn đã được hình thành
chủ yếu đặt ở khu đông dân cư. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp hầu hết số
liệu thu thập bị gián đoạn. Đầu thập thế kỷ 60 các trạm này đã được khắc
phục và bổ sung. Bình quân khoảng 200 km 2 có một trạm đo mưa. Mật độ
trạm ở vùng trung du, đồng bằng lớn hơn ở vùng núi cao, thượng nguồn các
sông suối. Tính đến nay trên lưu vực chỉ còn 33 trạm khí tượng và đo mưa.
Thời gian quan trắc của một số trạm khá dài như Vinh từ năm 1916 tới nay. Ở
Vinh có trạm rada thời tiết.
Trên lưu vực sông Lam có 15 trạm thủy văn cấp 1. Hiện nay chỉ còn 7
trạm đang tiếp tục đo lưu lượng là: Qùy Châu, Nghĩa Khánh, Mường Xén,
Yên Thượng, Đô Lương, Nam Đàn, Chu Lễ. Các trạm đo mực nước vùng
ảnh hưởng triều là Linh Cảm, Chợ Tràng, Bến Thủy, Cửa Hội. Ngoài ra, có
một số trạm chuyên dùng phục vụ cho quy hoạch thủy lợi của vùng, trong
vùng có một số trạm quan trắc song ở Cửa Hội, quan trắc từ năm 1996.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nền địa chất lưu vực sông Lam gồm nhiều loại đá gốc khác nhau, tạo
cho lưu vực nhiều loại thổ nhưỡng đó là một điều kiện thuận lợi lớn cho việc

đa dạng hoá cây trồng, phát triển cây lâm nghiệp.
Điều kiện địa hình và khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và
phân bố mạng lưới sông suối trong vùng. Hệ thống sông Lam bao gồm nhiều
sông nhánh hợp thành. Là một lưu vực sông rộng nằm trên nhiều vùng địa
hình bị chia cắt mạnh, phía Tây đối mặt trực tiếp với hướng gió Lào, phía
Đông lại là hướng đón gió ẩm và bão từ biển vào khá trực diện gây nên những
trận mưa lớn. Bên cạnh đó địa hình sông Lam như một mái nhà nghiêng, do
vậy khi mưa lớn thiên tai lũ thường xảy ra, gây hậu quả ngày càng nghiên
trọng trên lưu vực sông Lam.

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM LŨ LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM
2.1. TÌNH HÌNH MƯA TRÊN LƯU VỰC SÔNG LAM


16

Cũng như chế độ mưa vùng miền Bắc lượng mưa bình quân năm trên
lưu vực dao động từ 1.100 ÷ 2.400 mm (Bảng 2.1). Vùng có lượng mưa thấp
như ở lưu vực sông Nậm Mộ, vùng Cửa Rào, hạ lưu sông Hiếu, lượng mưa
năm chỉ từ 1100 ÷ 1.400 mm; vùng có lượng mưa lớn nhất như thượng nguồn
sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu, hạ lưu sông Lam, lượng mưa năm có thể trên
2.000 mm. Trên dòng chính sông Cả thì vùng từ Dừa đến Đô Lương có lượng
mưa năm khá cao, từ 1.700 ÷ xấp xỉ 2.000 mm. Trên lưu vực xuất hiện vùng
tâm mưa thượng nguồn sông Hiếu, thượng nguồn sông Ngàn Phố, thượng
nguồn sông Ngàn Sâu, thượng nguồn sông Giăng.
Vùng ít mưa thường xuất hiện ở thung lũng kín, khuất gió như dọc theo
thung lũng từ Cửa Rào - Mường Xén, Cửa Rào - Khe Bố. Có năm tại Cửa
Rào lượng mưa năm chỉ đạt 780 mm năm 1998 hay 773 mm năm 1977;
Mường Xén đạt 654 mm năm 1986.

Mưa phân bố theo thời gian trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa ít và
mùa mưa nhiều. Ở thượng nguồn sông Lam, sông Hiếu mưa từ tháng V đến
tháng X. Mưa lớn trong năm thường có 2 đỉnh, đỉnh mưa lớn thứ nhất xuất
hiện vào cuối tháng V đầu tháng VI khi gió giao mùa. Đỉnh mưa này là
nguyên nhân chính xuất hiện lũ tiểu mãn. Đỉnh mưa lớn nhất trong năm
thường xuất hiện vào cuối tháng IX, X hàng năm. Đầu mùa hạ lượng mưa
tháng đạt cực đại vào tháng V, VI sau đó mưa giảm nhỏ vào tháng VII, VIII.
Tổng lượng mưa hai tháng V, VI đạt tới 20% tổng lượng mưa năm. Trong 2
tháng mưa lớn tháng IX, X lượng mưa đạt tới 40÷50% tổng lượng mưa năm.
Những trận mưa lớn thường gây lũ nghiêm trọng trên lưu vực sông Lam.
Tổng lượng mưa 6 tháng mùa khô lại rất nhỏ chỉ chiếm 15÷20% tổng
lượng mưa năm. Lượng mưa nhỏ nhất thường vào tháng II, III. Nhiều trạm đo
trong vùng lượng mưa hai tháng này chỉ đạt 1 ÷ 2% lượng mưa năm.
Lưu vực sông Lam so với các lưu vực sông ở Bắc Bộ ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc đã giảm đi nhiều. Nhưng số ngày có mưa phùn trong các tháng
mùa khô cũng khá nhiều. Vùng đồng bằng số ngày mưa phùn có thể tới 30÷40
ngày/năm. Lượng mưa mùa Đông từ tháng XII đến tháng IV có thể đạt tới
130÷300 mm/tháng, đây là loại hình mưa thuận lợi cho canh tác vụ đông xuân.
* Cường độ mưa:


17

Cường độ mưa trong mùa lũ rất lớn, nhất là khi có bão đổ bộ. Lượng
mưa 1 ngày lớn nhất có thể đạt xấp xỉ 800 mm (ngày 27/9/1978) tại Đô
Lương, cũng tại đây lượng mưa 3 ngày lớn nhất đạt 958 mm, mưa 3 ngày đạt
trên 1.000 mm điển hình như trận mưa ngày 20/8/1965 thành phố Vinh chỉ
trong 1 giờ lượng mưa đạt 142 mm.
Thống kê theo chuỗi quan trắc lượng mưa từ 1960 - 2012 cho thấy lượng
mưa một ngày lớn nhất giữa các vùng (Bảng 2.2) trên sông Lam biến đổi khá

lớn: trên lưu vực sông Hiếu, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt từ 500 - 600 mm;
trên sông Nậm Mộ, lượng mưa ngày lớn nhất đạt từ 100 - 160 mm; trung lưu
sông Cả từ Dừa đến Yên Thượng, Đô Lương, lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt
từ 680 – 800 mm; trên sông Ngàn Phố, lượng mưa 1 ngày lớn nhất từ 300350 mm; thượng nguồn sông Ngàn Sâu đạt trên 411 mm.
Nhìn chung phân bố mưa trận gây lũ khi có bão đổ bộ thì lượng mưa
giảm dần từ hạ du đến thượng nguồn. Vùng mưa lớn thường tập trung ở trung
lưu sông Cả.
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị : mm

TT
Trạm
1 Quỳ Châu
2 Tây Hiếu
3 Nghĩa Khánh
4 Mường Xén
5 Cửa Rào
6 Con Cuông
7
Dừa
8 Đô Lương
9 Nam Đàn
1
Hoà Duyệt
0
1
Sơn Diệm
1
1
Linh Cảm

2
1
Chợ Tràng
3

I
15
21
25
7
9
33
29
32
26

II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
14 27 86 214 224 195 265 323 234 56 23
23 43 126 150 167 166 256 349 294 75 22
30 25 59 137 156 148 219 322 277 55 19
6 27 75 140 159 150 217 195 121 23 6
13 34 76 153 157 149 223 221 154 39 12
33 46 89 182 159 156 258 341 287 84 29
35 48 84 183 149 147 340 395 327 96 36
33 40 83 154 143 148 251 403 387 105 36
28 36 69 144 139 112 228 404 340 119 43

Năm
1676
1692

1472
1126
1240
1697
1869
1815
1688

65 51

55

84 219 146 136 271 514 550 212 100 2403

53 53

65

94 218 142 141 252 439 422 152 68 2099

37 29

42

68 148 128 124 213 420 455 148 50 1862

41 33

41


62 125 122 97 216 464 552 179 70 2002

Bảng 2.2. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất đo được tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam


18

TT
1
2
3
4
5
6
7

Trạm
Mường Xén
Nghĩa Khánh
Dừa
Yên Thượng
Đô Lương
Sơn Diệm
Hòa Duyệt

Sông
Nậm Mộ
Hiếu
Cả
Cả

Cả
Ngàn Phố
Ngàn Sâu

X1ngmax(mm)
160
600
684
749
788
350
411

Thời gian xuất hiện
19/7/1978
27/9/1978
27/9/1978
27/9/1978
27/9/1978
20/9/2002
24/9/1979

2.2. KHÁI NIỆM VỀ LŨ LỚN
-Lũ lớn: theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo lũ (số 18/2008/QĐBTNMT ngày 31/12/2008): “Lũ lớn là lũ có tần suất xuất hiện mực nước đỉnh lũ
từ 10% ÷ 30%”, hay lũ lớn có Hmaxp30% ≤ Hmaxi ≤ Hmaxp10% [1].
Trong đó:
Hmaxi: Mực nước đỉnh lũ cao nhất năm thứ i hoặc trận lũ thứ i
Hmaxp%: Mực nước ứng với tần suất P% trên đường tần suất H max đỉnh lũ
nhiều năm
-Lũ rất lớn: là những trận lũ có đỉnh lũ (lưu lượng nước hoặc mực nước)

rất cao, gây nhiều thiệt hại nặng cho các hoạt động và công trình ven sông.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo lũ “Lũ rất lớn là những trận lũ
có tần suất xuất hiện mực nước đỉnh lũ P ≤ 10%”, hay lũ rất lớn có H maxi ≥
Hmaxp10% [1].
-Lũ đặc biệt lớn: là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc,
lũ đặc biệt lớn thường phá huỷ các công trình ven sông và gây ra nhiều thiệt
hại nghiêm trọng cho dân sinh và kinh tế, làm biến đổi điều kiện môi trường
[1].
-Lũ lịch sử: là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều
tra khảo sát được. Lũ lịch sử thường gây nhiều thiệt hại rất nghiêm trọng đối
với kinh tế, xã hội, môi trường và rất khó khăn trong việc khắc phục hậu quả.
Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu là những trận lũ từ “lũ lớn” trở lên,
nghĩa là những trận lũ thực tế đã xảy ra trên lưu vực sông Lam có tần suất
mực nước đỉnh lũ P ≤ 30%.
2.3. TÌNH HÌNH LŨ, LỤT
Thống kê, thiệt hại do các thảm họa tự nhiên gây ra chỉ trong 9 tháng
năm 2011 lên tới mức kỷ lục 310 tỷ USD, trong đó 80% thiệt hại kinh tế xảy


19

ra trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2011 có 7 cơn bão, 7 áp
thấp nhiệt đới đổ bộ vào nước ta gây mưa, lũ lớn tại nhiều địa phương, nhất
là trận lũ ở đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 10-2011 gây ra nhiều tai
họa. Thiên tai làm 295 người chết và mất tích; 274 người bị thương; gần
2.200 căn nhà bị đổ, sập, trôi, thiệt hại hơn 350 nghìn ha lúa và hoa màu,
ước tính thiệt hại vật chất hơn 12.700 tỷ đồng [26].

Hình 2.1: Số cơn bão đổ bộ vào lưu vực sông Lam từ 1990-2010


Năm 2012 có 10 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, trong đó
có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người
và tài sản. Thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích, hơn 6.200 ngôi nhà bị
đổ, sập, cuốn trôi 408.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, sạt lở hơn 3 triệu m3
đất đá…Ước tính tổng thiệt hại về vật chất khoảng 16.000 tỷ đồng [21].
Năm 2013, có 14 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, trong
đó có 11 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Tính đến giữa tháng 11
cơn bão gây lũ lụt, làm 210 người chết, mất tích, 780 người bị thương; gần
11.600 nhà bị đổ, sập trôi; trên 460.000 nhà bị sập, hư hại, tốc mái; hơn
100.000 ha nuôi trồng thủy sản bị mất; trên 17,5 triệu đất đá, đường giao
thông sạt lở. Tổng thiệt hại ước tính hơn 23.000 tỷ đồng [26].


20

Hình 2.2: Biểu đồ thiệt hại về người lưu vực sông Lam từ 1990-2010

Hình 2.3: Biểu đồ thống kê thiệt hại về kinh tế lưu vực sông Lam từ 1990-2010

Dựa vào biểu đồ trên cho ta thấy tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra
đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Thiêt hại nặng nề nhất vào
năm 2010 tổng giá trị thiệt hại khoảng 2.700 tỷ đồng.
Theo thống kê từ năm 1990 đến năm 2010 lưu vực sông Lam có 34 trận
bão đổ bộ trực tiếp, trung bình mỗi năm hứng chịu từ 1-1,5 cơn bão. Bão
thường đổ bộ vào lưu vực sông Lam từ cuối tháng IX, X và đầu tháng XI. Tốc
độ gió lớn nhất tại Tương Dương 25 m/s (1975), Qùy Châu hơn 20 m/s hướng
Tây-Bắc năm 1973, Đô Lương 28 m/s hướng Đông-Đông Bắc (1965).


21


Về lũ, lụt, trong 21 năm đã có 29 trận lũ gây thiệt hại nghiên trọng về
người và tài sản. Số liệu quan trắc mực nước lũ trong vòng 40 năm trở lại đây
cho thấy trên lưu vực các trận lũ lớn xảy ra là trận lũ năm 1954, 1963, 1988,
2007, 2010 và 2011 trung bình cứ 9 ÷ 10 năm lại xuất hiện những trận lũ lớn.
Một số năm đã gây ra hiện tượng vỡ đê như trận lũ năm 1954, 1978, 1988 và
1996. Đặc biệt lũ năm 1954, rất nhiều đoạn đê bị vỡ (từ Nam Đàn ra đến biển)
với lượng nước lũ từ sông chảy vào đồng kéo dài đến 16 ngày [4].
Trận lũ tháng IX/1978: Đây được coi là trận lũ lịch sử trên lưu vực, làm
vỡ tới 605 vị trí đê với tổng chiều dài 29,4 km, trong đó đê trung ương vỡ 7
đoạn dài 570 m và riêng sông Cả bị vỡ tới 125 vị trí.
Trận lũ tháng IX/2002: Làm ngập lụt trên diện rộng, gây thiệt hại nặng. Tại
Nghệ An có 24 người chết, 5 người bị thương; 10.225 ngôi nhà bị ngập và trên
23 ngàn ha đất trồng trọt bị mất trắng, nhiều công trình phúc lợi công cộng, giao
thông thủy lợi bị mất và hỏng nặng; thiệt hại khoảng 127 tỷ đồng. Tại Hà Tĩnh
có 53 người chết; ngập toàn bộ huyện Hương Sơn và huyện Vũ Quang; huyện
Hương Khuê có 18/22 xã bị ngập; thiệt hại khoảng 771 tỷ đồng [4].
Trong năm 2007 có 7 cơn bão hoạt động trên biển Đông, có 4 cơn bão
đổ bộ vào Việt Nam, trong đó 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Nghệ An là
cơn bão số 2 và số 5. Bão đổ bộ đã gây mưa to đến rất to và lũ lớn trên các
sông, lượng mưa đo được ở thành phố Hà Tĩnh là 619,2 mm; Kỳ Anh 666,2
mm. Mực nước lũ đo được tại Chu Lễ (sông Ngàn Sâu) 16,93 m cao hơn
mực nước năm 1996 là 0,71 mm trên báo động III là 3,13 m. Bão lũ năm
2007 đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho nhân dân trong vùng, tổng số người
chết 38 người, ước tính thiệt hại khoảng 900 tỷ đồng [4].
Năm 2010 do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra mưa to đến rất to,
lượng mưa phổ biến trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ 100 đến 300 mm, một số
nơi mưa trên 300 mm như Vinh 406 mm, Cửa Hội 357 mm, Đô Lương 302
mm, Nam Đàn 355 mm. Ngoài ra trong năm cũng xảy ra nhiều đợt lũ lớn trên
các sông gây ra nhiều thiệt hại lớn, tổng số thiệt hại trong năm 2010 do bão lũ

gây ra ước tính hơn 2.700 tỷ đồng [21].
Lũ lớn xảy ra trên lưu vực sông Lam có xu thế tăng. Những năm gần
đây, lũ lớn xảy ra ngày càng ác liệt và phạm vi ảnh hưởng cũng rất lớn. Mỗi


22

khi lũ lớn xảy ra, nhiều vùng rộng lớn trên lưu vực sông bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Thiệt hại do các trận lũ lớn gây ra ngày càng nặng nề hơn.
2.4. ĐẶC ĐIỂM LŨ LỚN
2.4.1. Mùa lũ
Thống kê dòng chảy lũ trên lưu vực sông Lam cho thấy: Mùa lũ diễn ra
từ tháng VI đến tháng XI trong năm. Phía Bắc mùa lũ kéo dài hơn, xuất hiện
sớm hơn và kết thúc sớm hơn so với phía Nam (Hình 2.4).

Hình 2.4: Tần suất (%) xuất hiện lũ lớn nhất trong năm

Sông Nậm Mộ-Nậm Nơn mùa lũ từ tháng VI-X. Ba tháng lũ lớn nhất từ
tháng VII-IX, lượng dòng chảy chiếm 53% dòng chảy năm. Tháng lũ lớn nhất
là tháng VIII với lượng dòng chảy chiếm 20% dòng chảy năm (Bảng 2.3).
Sông Hiếu mùa lũ từ tháng VI-IX. Ba tháng lũ lớn nhất từ tháng VIII-X,
lượng dòng chảy chiếm từ 54%-63% dòng chảy năm. Tháng lũ lớn nhất là
tháng IX với lượng dòng chảy chiếm 23% dòng chảy năm.
Trung lưu sông Cả mùa lũ từ tháng VII-IX. Ba tháng lũ lớn nhất từ
tháng VIII-X, lượng dòng chảy chiếm từ 54% - 57% dòng chảy năm. Tháng


23

lũ lớn nhất là tháng IX với lượng dòng chảy chiếm 22% - 25% dòng chảy

năm.
Sông Ngàn Phố-Ngàn Sâu mùa lũ từ tháng IX-XI. Ba tháng lũ lớn nhất từ
tháng IX-XI, lượng dòng chảy chiếm từ 54% - 58% dòng chảy năm. Tháng lũ
lớn nhất là tháng IX, X với lượng dòng chảy chiếm từ 21% - 26% dòng chảy
năm.
Bảng 2.3: Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên lưu vực sông Lam

TT
Trạm
sông
Diện tích (km2)
Qm3/s

Mùa


Ba
tháng
lũ lớn
nhất

Thán
g lũ
lớn
nhất

1
Mườn
g Xén
Nậm

Mộ
2620

2
Quỳ
Châu
Hiếu

3
Nghĩa
Khánh
Hiếu

1500

4020

131

117

235

4
Dừa
Cả

5
6
Yên

Sơn
Thượng
Diệm
Cả
Ngàn Phố

20800 23000
798

1085

M l/skm2
50,0
78,0
58,5
38,4
47,2
Thời
VIVI-X
XIII-XI VII-X VIII-XI
gian
XI
(%)
lượng
nước so
73,0
73,8
62,7
65,4
66,3

với cả
năm
Qm3/s
160
147
269
897
1253
2
M l/skm
61,1
98,0
66,9
43,1
54,5
Thời
VIIIVII-IX VIII-X XIII-X
VIII-X
gian
X
(%)
lượng
nước so
63,1
53,9
53,9
57,4
53,0
với cả
năm

Qm3/s
182
170
324
1072 1608
2
M l/skm
69,5
113,3
80,6
51,5
70,0
Thời
VIII
IX
IX
IX
IX
gian
(%)
lượng
nước so
20,0
24,3
21,6
22,0
24,5
với cả
năm


790

7
Hòa
Duyệt
Ngàn
Sâu
1840

99

264

124,9

143,3

IX-XI

IX-XI

53,6

58,3

99
124,9

264
143,3


IX-XI

IX-XI

53,6

58,3

116
146,8

349
189,7

IX

X

21,0

25,7


24

2.4.2. Độ lớn của lũ
1. Mực nước đỉnh lũ
Mực nước lũ lớn nhất ở dòng chính và các dòng nhánh trên lưu vực:
Thượng nguồn sông Cả tại Cửa Rào mực nước lũ lớn nhất vào VIII/1973

với Hmax 76,3 m. Từ Dừa trở về hạ du mực nước lũ lớn nhất xuất hiện trận lũ tháng
IX/1978 với Hmax = 19,71 m tại Đô Lương. Tại Nam Đàn mực nước lũ lớn
nhất thực đo là9,64 m, Chợ Tràng là 7,31 m, Bến Thủy 5,68 m vào XI/1978.
Trên sông Hiếu mực nước lũ lớn nhất xảy ra vào năm 1988, Hmax = 80,05
m vào ngày 14/X/1988 tại Quỳ Châu.
Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm mực nước lớn nhất là 15,82 m vào ngày
20/IX/2002. Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, mực nước lớn nhất là vào năm
1960 với Hmax = 12,74 m ngày 5/X, tiếp đến là trận lũ năm 2002 với Hmax = 11,78
m ngày 20/IX. Mực nước lớn nhất tại Linh Cảm trên sông La xuất hiện vào năm
1978 với Hmax = 7,83 m ngày 29/IX tiếp đến là trận lũ năm 2002, H max = 7,7 m
ngày 21/ IX.
Bảng 2.4: Mực nước lũ thực đo tại một số vị trí
Đơn vị : m

T
T

Trạm

Sông

Htb (m)

Hmax (m)

1

Cửa Rào

Cả


69,0

76,28

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Dừa
Đô Lương
Yên Thượng
Nam Đàn
Bến Thủy
Cửa Hội
Quỳ Châu
Sơn Diệm
Hòa Duyệt
Linh Cảm

Cả
Cả
Cả

Cả
Cả
Cả
Hiếu
Ngàn Phố
Ngàn Sâu
La

20,43
14,95
8,71
6,66
2,90
1,70
75,0
11,75
9,36
4,76

24,98
19,71
12,38
9,64
5,68
4,71
80,05
15,82
12,74
7,83


- Quá trình lũ

Thời gian
27/VIII/197
3
18/X/1988
28/IX/1978
28/IX/1978
29/IX/1978
28/IX/1978
13/X/1989
14/X/1988
20/IX/2002
5/X/1960
29/IX/1978


25

Dạng quá trình lũ của trận lũ lớn trên lưu vực sông Lam là khá phức tạp
gồm cả lũ đơn, lũ kép (2 hoặc 3 đỉnh) tùy thuộc vào đặc điểm mưa và từng
sông nhánh khác nhau và được minh họa ở Hình 2.5 dưới đây:
-Trên sông Ngàn Phố những năm lũ lớn nhất: 1971, 1974, 1978, 1979 và
2002. Trong các trận lũ lớn có 3 trận lũ đơn và 2 trận lũ kép, đỉnh lũ khá nhọn.
Trong đó lũ năm 2002 là lũ lớn nhất, thời gian lũ lâu nhất, có 48 giờ trên báo
động III.


×