CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TNN TRÊN LƯU VỰC SÔNG
I. Một số khái niệm liên quan
1. Lưu vực sông
- Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, lâu ngày
các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện tích hứng và
tập trung nước gọi là lưu vực sông.
2. Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Tổ chức Cộng tác vì nước toàn cầu (GWP) thì cho rằng: “Quản lý tổng hợp lưu
vực sông là một quá trình mà trong đó con người phát triển và quản lý tài nguyên nước,
đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả kinh tế xã
hội một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các hệ sinh thái then
chốt”.
3. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
- Quản lý tài nguyên nước theo Savanie (1997) là “Tập hợp hợp tất cả các hoạt động
thuộc về kỹ thuật, tổ chức, quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các
công trình sử dụng nguồn nước cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lvs”.
- Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Mạng lưới cộng tác vì nước tòan cầu (GWP, 2000) nêu lên định nghĩa
“QLTHTNN là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên
nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”.
II. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý
1. Mục đích của việc đánh giá
1
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là công tác quản lý mới ở nước ta do vậy với bước
đầu triển khai không khỏi gặp nhiều thách thức và khó khăn. Chính vì vậy việc theo dõi
và xem xét quá trình thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông theo từng giai đoạn là cần
thiết, qua đó có những sự hiệu chỉnh và bổ xung cần thiết để kết quả, mục tiêu cuối cùng
thu được là tốt nhất. Để môi trường nói chung và chất lượng nước mặt nói riêng ở lưu
vực sông được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sử dụng cho các hoạt động sản xuất
của khu vực.
2. Cơ sở thực hiện đánh giá
- Luật pháp về TNN
- Các chính sách về tài nguyên nước:
Bao gồm các chính sách liên quan đến khai thác, sử dụng và quản lý bảo vệ tài
nguyên nước. Thí dụ như các tiêu chuẩn để lựa chọn dự án; các chính sách về giá nước và
thu hồi vốn đầu tư xây dựng các công trình; về phân chia nước giữa các ngành dùng nước
cũng như chuyển nước giữa các vùng hay sang lưu vực lân cận; chính sách đóng góp về
kinh tế; về sự tham gia của cộng đồng những người dùng nước.
- Quy chuẩn kĩ thuật về môi trường nước:
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý
+ Đánh giá về phát triển thể chế chính sách, sự thống nhất trong quản lý nước và tài
nguyên môi trường lưu vực sông giữa các tỉnh trong lưu vực sông.
+ Đánh giá về quản lý các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước (công nghiệp, nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi thủy điện trên lưu vực…), các công tác quan trắc, đánh giá
tác động môi trường trong lưu vực.
+ Đánh giá về quản lý bảo vệ sinh cảnh và bảo vệ chất lượng môi trường sông cũng như
lưu vực sông.
2
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG LƯU VỰC SÔNG CẦU
I. Giới thiệu chung về lưu vực sông cầu
1. Vị trí địa lí :
- Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa
dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển KT - XH của các tỉnh
nằm trên lưu vực. Đây là lưu vực quan trọng nhất trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình
(chiếm khoảng 8 % diện tích LVS Sồng – Thái Bình trong lãnh thổ Việt Nam).
Hình 1: Bản đồ Lưu Vực Sông Cầu
- Lưu vực có diện tích 6030 km2 bao gồm gần như toàn bộ các tỉnh Bắc Kan, Thái
Nguyên, và một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Hà Nội (huyện
Đông Anh, Sóc Sơn) được giới hạn bởi : cánh cung sông Gâm ở phía Tây , cánh cung
Ngân Sơn ở phía Đông , phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi những dãy núi cao hơn
1000m.
- Dòng chính của sông có hướng chảy Bắc –Nam từ Bắc Kạn về Thái Nguyên sau đó đổi
hướng Tây Bắc – Đông Nam , chảy qua Chợ Đồn , Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Giang ,
Bắc Ninh và đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại – Hài Dương. Lưu vực có tổng chiều dài
các nhánh sông khoảng 1600 km.
2. Địa hình :
- Địa hình sông Cầu đa dạng và phức tạp , bao gồm cả 3 dạng địa hình miền núi ,
trung du và đồng bằng. Ở phía Bắc và Tây Bắc có những đỉnh núi cao trên 1000m. Ở
phía Đông có những đỉnh núi cao trên 700m. Dãy núi Tam Đảo ở phía Tây có đỉnh Tam
Đảo cao 1592m chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Nhìn chung địa hình lưu vực thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và có
thể chia ra làm 3 vùng thượng lưu , trung lưu và hạ lưu.
3
+ Thung lũng sông phía thượng lưu và trung lưu nằm giữa cánh cung sông Gâm và cánh
cung Ngân Sơn – Yên Lạc.
+ Trung lưu có thể kể từ chợ Mới, nơi sông Cầu cắt qua cánh cung Ngân Sơn chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam trên một đoạn khá dài rồi lại trở lại hướng cũ cho tới Thái
Nguyên.
+ Hạ lưu kể từ dưới Thác Huống cho tới Phả Lại. Hướng chảy của dòng sông lại chuyển
sang hướng Tây Bắc – Đông Nam.
II. Hiện trạng môi trường nước LVS Cầu
1. Kết quả quan trắc môi trường của quốc gia:
Hàng năm, Tổng cục Môi trường thực hiện công tác quan trắc thường xuyên 42 điểm
trên lưu vực sông Cầu với tần suất 6 lần/năm:
+ Quan trắc 19 thông số hóa lý cơ bản: DO, COD, BOD5, NH4+,..
+ Quan trắc thủy sinh: động vật nổi, thực vật nổi, động vật đáy;
+ Quan trắc trầm tích đáy tại 10 điểm/đợt, 02 đợt/năm.
Biểu đồ 1: Giá trị BOD5 dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014
Biểu đồ 2: Giá trị COD dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014
Biểu đồ 3: Giá trị NH4+ dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014
Biểu đồ 4: Giá trị TSS dọc lưu vực sông Cầu giai đoạn 2009-2014
(Nguồn ảnh: Báo cáo quan trắc môi trường quốc gia – Tổng cục Môi trường)
Đánh giá chung chất lượng nước sông trên toàn lưu vực sông Cầu trong giai đoạn
2009 – 2014: chất lượng nước các sông thuộc LVS Cầu thời gian gần đây có xu hướng ô
nhiễm trở lại; những năm gần đây (2011 - 2013) ô nhiễm có xu hướng tăng dần trở lại
giảm so với giai đoạn trước (2009 - 2010). Nước mặt vùng trung lưu và hạ lưu: bị ô
4
nhiễm hữu cơ và TSS. Tại sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc
Giang (từ điểm Cầu Vát đến Cầu Thị Cầu) và một số đoạn sông khác chảy qua các khu
đô thị, KCN, làng nghề… có một số thông số có nồng độ cao, vượt quy chuẩn cho phép
(xấp xỉ B1, vượt B1 nhiều lần).
2. Nguồn gây ô nhiễm:
Theo kết quả điều tra đánh giá của Tổng cục Môi trường năm 2012 với 500 nguồn thải
trên lưu vực sông Cầu, trong đó có khoảng 49 nguồn gây ô điểm tại các tỉnh trên lưu vực
sông Cầu với tổng lượng nước thải là 1.434.475 m3/ngày đêm.
Bảng 2: Thống kê các nguồn gây ô nhiễm trọng điểm trên lưu vực sông Cầu
a, Hoạt động công nghiệp :
b, Hoạt động làng nghề :
Trên lưu vực sông Cầu có hơn 200 làng nghề như các làng nghề sản xuất giấy, nấu
rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm,..tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh và
một số làng nghề nằm rải rác ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. Lưu lượng nước
thải làng nghề lớn, mức độ ô nhiễm cao, không được xử lý và thải trực tiếp xuống các
nguồn nước mặt. Tại một số làng nghề đã có các dự án đầu tư xây dựng hệ thông xử lý
nước thải tập trung, song hiệu quả đạt được không cao.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ các làng nghề thuộc tỉnh/ thành phố trong lưu vực sông Cầu
c, Nước thải sinh hoạt:
Mật độ dân số trung bình trong lưu vực là 784 người/km2. Dân số trong các tỉnh thuộc
lưu vực sông Cầu ngày càng tăng, đặc biệt là dân số ở các đô thị. Tốc độ gia tăng dân số
nhanh (3,5%/năm), trong khi đó hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương ứng, làm
gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều
không được xử lý mà đổ thẳng vào các sông, hồ trong lưu vực sông. Theo ước tính, trong
5
các tỉnh có liên quan của LVS Cầu, Hải Dương là tỉnh đóng góp lượng nước thải sinh
hoạt lớn nhất (khoảng 25%), sau đó là Bắc Giang (23%), Vĩnh Phúc (17%).
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt tính theo số dân của các tỉnh trong LVS Cầu
d, Hoạt động y tế :
Theo số liệu thống kê năm 2010, các tỉnh thuộc LVS Cầu có 74 bệnh viện với khoảng
15.400 giường bệnh, với lượng nước thải y tế ước tính là 5.400 m3/ngày. Trong đó, một
số bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên phần lớn các hệ thống này không
hoạt động hiệu quả nên hầu hết nước thải được thải trực tiếp vào nguồn nước mang theo
nhiều hóa chất độc hại, chất hữu cơ và các vi khuẩn gây bệnh.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ nước thải y tế tính theo số giường bệnh của các tỉnh trong LVS
e, Hoạt động nông nghiệp: Biểu đồ 8: Tỷ lệ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp tại
LVS Cầu
f, Chất thải rắn:Bảng 5: Lượng rác thải y tế tại một số tỉnh thuộc LVS Cầu năm 2010
3. Công tác Quản lý chất lượng nước tại LVS Cầu
a. Tổ chức quản lý
b. Hoạt động nghiên cứu, công tác quan trắc và ĐTM
Hoạt động nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: phân tán, không tập trung,
mới dừng ở mức khái quát, chưa nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước, phương
pháp luận trong quy hoạch, công cụ kinh tế, công cụ thông tin, quản lý xung đột trong lưu
vực sông. Một số nghiên cứu không có tính thực tế, hiệu quả ứng dụng không cao
Hoạt động quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực sông còn nhiều hạn chế:
- Kinh phí đầu tư và nguồn nhân lực cán bộ cho công tác quan trắc môi trường nước còn
hạn chế do đó tần suất quan trắc còn thưa, thông số quan trắc còn hạn chế và số lượng
điểm quan trắc còn ít so với yêu cầu thực tế.
6
- Chưa có các hoạt động quan trắc chất lượng nước liên tục. Do đó khó phát hiện và cảnh
báo kịp thời các vấn đề ô nhiễm khi mới xuất hiện hoặc đang tiềm tàng.
- Một số địa phương đã trang bị được các thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, tuy
nhiên chưa chú trọng đến phát triển dài hạn cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
- Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt động quan
trắc môi trường còn yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thống nhất của số liệu.
Tình hình thực hiện công tác ĐTM
Tỷ lệ báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được thẩm định và
phê duyệt còn thấp;
Số báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được phê duyệt giữa
các tỉnh/thành trong LVS cũng không đồng đều;
Chưa có báo cáo ĐTM tổng hợp cho các LVS liên tỉnh nào được xây dựng và phê
duyệt;
Hoạt động sau thẩm định báo cáo ĐTM còn rất yếu;
Nhiều dự án được phê duyệt nhưng sau đó không xây dựng các công trình xử lý
nước thải hoặc có xây dựng nhưng không vận hành đúng quy cách thiết kế…
7
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CẦU
I. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước đang được thực hiện tại LVS Cầu
1. Luật và chính sách có liên quan
- Luật Bảo vệ môi trường 2014: Mục 1, Chương VI gồm các Điều 52, 53, 54, 55 quy định
về Bảo vệ môi trường nước sông, cụ thể:
Điều 52. Quy định chung về bảo vệ môi trường nước sông
Điều 53. Nội dung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước LVS
Điều 54. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường
nước lưu vực sông nội tỉnh
Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với bảo vệ môi
trường nước lưu vực sông
- Luật Tài nguyên nước 2012:
Điều 19, Chương I. Nội dung của quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên
tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Điều 72, Chương VIII. Điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ
tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên LVS
7. Xây dựng nguồn lực.
- Đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường LVS bao gồm: cán bộ
quản lý (quản lý môi trường LVS, kiểm soát ô nhiễm LVS, quản lý tài nguyên nước mặt,
thanh tra môi trường) và cán bộ quan trắc MT (nước mặt lục địa, nước biển ven bờ).
+ Lực lượng cán bộ đang rất thiếu hụt về số lượng.
8
+ Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực.
- Đầu tư tài chính.
+ Nguồn vốn: Trong thời gian qua, nguồn vốn cho công tác quản lý BVMT lưu
vực sông đã từng bước được đa dạng hóa: ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế, đầu tư từ
công cộng và khu vực tư nhân. Mặc dù vậy, hiện nay, đầu tư cho BVMT LVS chủ yếu từ
ngân sách nhà nước, các nguồn khác còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
+ Hiệu quả đầu tư: Tác dụng và hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế; chưa xác định
được điểm ưu tiên để đầu tư tập trung trọng điểm, đầu tư còn trùng lặp.
-
Quan trắc và thông tin môi trường.
+ Mạng lưới quan trắc
Từ năm 2005, Chương trình quan trắc tổng thể LVS Cầu đã được Cục Bảo vệ môi
trường phê duyệt và hoạt động quan trắc trong lưu vực sông cũng đã bắt đầu được tiến
hành. Tuy nhiên, do giới hạn về kinh phí, hoạt động quan trắc chưa được tiến hành với
đầy đủ số điểm quan trắc và tần suất như thiết kế trong chương trình.
+ Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu
Một số địa phương trên LVS đã tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường tại địa
phương mình. Tuy nhiên, chưa có các cơ sở dữ liệu ở cấp lưu vực hoặc tiểu lưu vực. Việc
trao đổi, chia sẻ số liệu, thông tin môi trường giữa các tỉnh trong lưu vực và cũng còn
nhiều hạn chế.
- Hoạt động nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp thiết thực, có những đóng
góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông và cung cấp các số liệu quý
giá cho các nghiên cứu tiếp theo.
9
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như: phân tán, không tập
trung, mới dừng ở mức khái quát, chưa có nghiên cứu chuyên sau về chất lượng nước,
phương pháp luận trong quy hoạch, công cụ kinh tế, công cụ thông tin, quản lý xung đột
trong lưu vực sông. Một số nghiên cứu không có tính thực tế, hiêu quả ứng dụng ko cao.
8. Sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng vẫn còn nhiều hạn chế:
• Tiềm năng của cộng đồng vẫn chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia của cộng đồng
vào các quá trình ra quyết định, hoạch định chính sách và các hoạt động quản lý môi
trường vẫn còn nhiều hạn chế.
• Trách nhiện bảo vệ môi trường lưu vực sông và tuân thủ pháp luật của các doanh
nghiệp cũng như cộng đồng chưa cao.,
• Nhận thức của cộng đồng dân cư với công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông còn là
vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này sẽ còn tồn tại cho đến khi chuyển biến được tư
tưởng cố hữu vốn không quen coi việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của bản thân.
10
II. Đề xuất giải pháp
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp :
2. Các giải pháp :
a. Nhóm giải pháp kỹ thuật:
- Xử lý ngay các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông: tập trung thực hiện ngay xử lý
nước thải công nghiệp, làng nghề, sinh hoạt.
- Đẩy mạnh hoạt động, nghiên cứu, quan trắc và công tác ĐTM:
- Tiến hành nghiên cứu các phương án bổ xung nguồn nước cho lưu vực sông Cầu.
Nghiên cứu xây dựng các hồ chứa nước vừa và nhỏ ở thượng lưu để bổ xung nước cho hạ
lưu và mùa khô.
- Tiến hành các dự án quy hoạch lưu vực sông một cách hệ thống cụ thể, chi tiết sao cho
hài hòa và phù hợp với đặc thù tự nhiên và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh tế của từng
lưu vực và từng tỉnh trong lưu vực sông. Để từ đó tạo được hiệu quả sử dụng cũng như có
thể dễ dàng cải thiện chất lượng môi trường nước trong lưu vực sông trong mối quan hệ
tổng hòa với các tài nguyên khác.
- Xem xét lại quy định vận hành các hồ, cống, trạm bơm để tăng tối đa nguồn nước trong
mùa khô nhằm pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm.
b. Nhóm giải pháp kinh tế:
- Áp dụng nguyên tắc người gây thiệt hại và người hưởng lợi phải trả tiền.
- Áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí môi trường, ký qũy,….) đồng thời tăng các mức
xử phạt đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của
người dân 6 tỉnh trong lưu vực sông để khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có
hành động bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng và hạn chế các tác động
không có lợi tới môi trường.
11
- Phạt nặng với các doanh nghiệp cố tình gây ô nhiễm, ko tuân thủ quy định của nhà nước
- Hạn chế phát triển một số ngành nghề trong các khu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Tăng nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông, trước hết là từ
nguồn 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; hoàn chỉnh cơ chế đầu
tư, đa dạng hóa nguồn tài chính.
c. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách quản lý:
- Hình thành và xây dựng các cơ quan/ đơn vị chuyên trách bảo vệ môi trường ở lưu vực
sông tại các địa phương mà sông Cầu chảy qua.
- Làm rõ sự phân công giữa các bộ/ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương
trong bảo vệ môi trường chất lượng nước ở lưu vực; Nâng cao tính khả thi, tính hiệu quả
của các Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông theo luật tài nguyên nước; Thống nhất các
nội dung quản lý tài nguyên nước từ trung ương tới địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực.
- Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp
và nông nghiệp trên địa phận lưu vực sông sử dụng các công nghệ sản xuất sạch hoặc
thực hiện công tác xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
- Ban hành các chính sách tạo điều kiện về mặt pháp lý cũng như các thủ tục hành chính,
có các hỗ trợ như: giảm thuế đầu vào, tìm và giải quyết đầu ra; hỗ trợ giống , vốn, kĩ
thuật canh tác…. cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nước ngoài sử dụng công nghệ
sạch, thân thiện với môi trường hoạt động tại địa bàn trong LVS.
- Xác định việc phân phối TNN giữa các ngành khác nhau trên cùng một lưu vực cũng
như xác định thứ tự ưu tiên sử dụng nước trong những thời điểm nguy cấp, điều phối việc
thực hiện các dự án dẫn chuyển nước giữa các địa phương trong lưu vực.
12
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước của LVS Cầu: Để có thể quản lý số liệu
chất lượng nước có hiệu quả và có thể chuyển hóa số liệu thành thông tin phục vụ cho
các đối tượng sử dụng nước và công tác quản lý chất lượng nước tại LVS Cầu.
d. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người :
- Đối với người dân cần tăng cường tuyên truyền thông qua các kênh thông tin như
truyền hình, rađio, báo chí. Đưa giáo dục về nhận thức với môi trường vào nhà trường từ
ngay những cấp học nhỏ.
- Tổ chức gặp gỡ và trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo ngành môi trường từng khu vực đối
với lãnh đạo các sở, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn và người dân bản địa để tuyên
truyền và cũng là cơ hội để tìm ra tiếng nói chung, giải quyết các khúc mắc của ng dân.
- Đối với nhân dân vùng sâu, vùng xa cần tổ chức đội ngũ tuyên truyền viên tới từng
nhà từng xã để tuyên truyền.
- Ngay cả đối với những người trong ngành môi trường cũng cần phải quán triệt tư tưởng,
nhận thức về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng thông qua các hội nghị,
hội thảo trong ngành.
- Đưa cán bộ trong ngành đi học tập tại các tỉnh thành khác hoặc ra nước ngoài để trao
đổi, giao lưu và học hỏi nhằm nâng cao năng lực cũng như nhận thức về vấn đề môi
trường (trong đó có môi trường nước).
13