LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tài Nguyên và Môi
trường Hà Nội, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô trong trường nói chung
và trong khoa Quản lý đất đai nói riêng em đã được trang bị kiến thức cơ bản về
chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho em hành trang vững chắc trong công tác sau
này.
Xuất phát từ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô. Đặc biệt để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, em còn được sự quan tâm giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo Ths.Đặng Thanh Tùng
và sự giúp đỡ của các thầy, cô trong khoa Quản lý đất đai cùng các cán bộ phòng Địa
chính phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm TP Hà Nội
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do vốn hiểu biết của bản thân hạn chế. Chuyên đề
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ
bảo của các thầy, các cô và các bạn để bài đồ án càng hoàn thiện hơn.
Kính chúc các thầy, các cô và toàn thể các anh, chị em tại phòng Địa chính phường
Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Cùng các bạn luôn luôn mạnh khỏe
hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HINH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên quý giá đối với mọi quốc
gia. Đất đai thành phần cơ bản tạo nên sự sống và là địa bàn phân bố các khu dân cư,
là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hóa – xã hội.Trong thời đại công
nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay , đất đai có rất nhiều biến động.Theo luật đất đai
thì người dân được hưởng các quyền “chuyển nhượng , chuyển đổi, thừa kế,thế chấp
và cho thuê”. Thực hiện các quyền sử dụng đất hợp pháp này sẽ tạo ra nhiều sự dịch
chuyển,biến động không ngừng.Nhiệm vụ của cơ quan quản lý về đất đai là phải nắm
chắc mọi sự biến động về đất đai để đảm bảo độ chính xác trên bản đồ.Đối với bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, sự thay đổi mục đích sử dụng đất hợp pháp là yếu tố quan
trọng làm thay đổi nội dung của nó,khi đó bản đồ cũ không còn phù hợp với thực tại
và bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới được thành lập.Việc xây dựng bản đồ mới được
vẽ trên giấy đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều thời gian, gây cản trở cho việc hoạt động của
các ngành liên quan nói chung và công tác kiểm kê,quy hoạch sử dụng đất nói riêng.
Vì vậy việc ra đời bản đồ số cho thấy sự tiện lợi trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai, đó là bản đồ số có thể cho phép cập nhật, sửa chữa các thông tin trên
bản đồ một các nhanh chóng, chính xác, bản đồ số làm đơn giản hóa quá trình thiết kế,
biên tập và thành lập bản đồ do có sự tương tác giữa người và máy tính, có thể in ra
giấy với bất kỳ tỷ lệ nào tùy theo nhu cầu của người sử dụng
Xuất phát từ thực tế đó, vận dụng công nghệ thông tin như trang thiết bị máy
vi tính, kết hợp với hệ thống phần mềm Microstation và một số phần mềm khác
phục vụ công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cùng với sự hướng dẫn của
ThS.Đặng Thanh Tùng, tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Ứng dụng công nghệ thông
tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường Phú Diễn – quận Bắc Từ
Liêm- Hà Nội”.
5
2 . Mục tiêu
- Nghiên cứu về quy trình công nghệ trong Thành lập bản đồ hiện trạng từ bản
đồ địa chính
- Ứng dụng công nghệ thông tin thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
phường Phú Diễn
3. Yêu cầu
- Nghiên cứu tìm hiểu quy trình thành lập bản đồ hiện trạng
- Nghiên cứu Microstation SE trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất
- Đánh giá kết quả đạt được
6
CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm – Hà
Nội .
2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Phú Diễn quận
Bắc Từ Liêm– Hà Nội năm 2014.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở:
Là một trong những phương pháp chính được lựa chọn để thành lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, phương pháp này là sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính
cơ sở mới được thành lập kể từ lần kiểm kê trước đến nay để khoanh vẽ các khoanh
đất có cùng mục đích sử dụng đất, đồng thời sử dụng hệ thống kí hiệu do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Mục đích
chính của phương pháp này là lợi dụng sự chính xác về tọa độ địa lý của các khoanh
đất trên bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở sẽ giúp cho bản đồ hiện trạng
chính xác hơn trong các thông tin về mặt diện tích, vị trí không gian của các khoanh
đất có cùng muc đích sử dụng. Bên cạnh đó việc sử dụng phương pháp này còn bảo
đảm tính hiện thực so với bên ngoài thực địa, vì bản đồ địa chính có rất ít biến động so
với thực tế.
3.2. Phương pháp kế thừa
Đề tài đã thu thập, tổng quan tài liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích sắp
xếp chúng theo một trình tự hợp lý liên quan đến nội dung nghiên cứu.
7
Đề tài này đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau như bản đồ địa hình do
Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, bản đồ lâm nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội cung cấp, các bản đồ địa chính cùng tỷ lệ do phường Phú Diễn cung
cấp
8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.1 Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo
quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai
và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước.
Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh được thành lập trên
mặt phẳng chiếu hình, múi chiếu 3 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài ko =
0,999.
- Kinh tuyến trục theo từng địa phương được quy định tại thông tư
973/2001/TT-TCĐC ban hành ngày 20 tháng 06 năm 2001 của Tổng cục địa chính. Cụ
thể, Hà Nội có kinh truyến trục là 105o00’.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng kinh tế - xã hội sử dụng lưới chiếu
hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6 0, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều
dài: ko = 0,9996
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc
với hai vĩ tuyến chuẩn 110 và 210, vĩ tuyến gốc là 40, kinh tuyến Trung ương là 1080
cho toàn lãnh thổ Việt Nam
- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị
lưới kilômét, với kích thước ô vuông lưới kilômét là 10cm x 10cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô
vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và
1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ
tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’. Kích thước ô lưới
kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’.
Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
9
1:250000 là 20’ x 20'. Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10;
- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
+ Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
+ Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét
(m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân giải (Resolution) là
1000
2.1.2 Tỷ lệ bản đồ hiện trạng
Tỷ lệ bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: kích thước, diện tích, hình dạng của đơn vị
hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải
biểu thị trên bản đồ. Tỷ lệ bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
quy định trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ
Tỷ lệ bản đồ
Quy mô diện tích tự nhiên (ha)
1:1.000
Dưới 120
1:2.000
Từ 120 đến 500
Cấp xã
1:5.000
Từ 500 đến 3.000
1:10.000
Trên 3.000
1:5.000
Dưới 3.000
Cấp huyện
1:10.000
Từ 3.000 đến 12.000
1:25.000
Trên 12.000
1:25.000
Dưới 100.000
Cấp tỉnh
1:50.000
Từ 100.000 đến 350.000
1:100.000
Trên 350.000
Cấp vùng
1:250.000
Cả nước
1:1.000.000
Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của khoảng
giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn
hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01.
10
2.1.3 Nội dung bản đồ hiện trạng
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ:
- Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện trạng sử
dụng đất phải tuân thủ các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất. Khoanh
đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất biểu thị mục đích sử
dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có diện tích
trên bản đồ theo quy định trong bảng sau:
Bảng 2.2: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ
Từ 1:1.000 đến 1:10.000
Từ 1:25.000 đến 1:100.000
Từ 1:100.000 đến 1:1000.000
Diện tích khoanh đất trên bản đồ
≥ 16 mm2
≥ 9 mm2
≥ 4 mm2
- Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các tài
liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không
được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
+ Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện biểu đồ cơ cấu diện tích các loại
đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Tất cả các ký hiệu sử dụng để thể hiện nội
dung bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng chú dẫn
2.2 Hệ thống mã sử dụng đất
Hệ thống mã sử dụng đất được quy định tại Phụ lục số 04 kèm theo thông tư
28/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 02/06/2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Cụ thể như sau:
11
Bảng 2.3: Hệ thống mã đất sử dụng trong bản đồ hiện trạng
Thể hiện trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất cấp
Vùng
Huyệ Tỉn
Xã
và cả
n
h
nước
STT
Loại đất
Mã
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.1.
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
NNP
SXN
CHN
LUA
**
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
Đất trồng lúa nước còn lại
1
1.1.1.1.
2
1.1.1.1.
3
1.1.1.3
1.1.1.3.
1
1.1.1.3.
2
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.4.1
2.2.4.2
2.2.2.3
**
**
x
**
x
x
x
*
*
LUK
x
x
*
*
Đất trồng lúa nương
LUN
x
x
*
*
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
**
x
x
x
Đất bằng trồng cây hàng năm khác
BHK
x
*
*
*
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
NHK
x
*
*
*
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất xây dựng công trình sự nghiệp
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
CLN
x
LNP
RSX
x
RPH
x
RDD x
NTS
x
LMU x
NKH x
PNN
OCT
ONT
x
ODT
x
CDG
TSC **
CQP
x
CAN x
DSN **
DTS
x
DVH x
DXH x
*
*
x
*
*
*
*
*
*
*
x
*
*
*
*
*
*
x
*
*
x
x
*
*
x
12
x
x
x
x
x
x
x
x
**
x
x
**
*
x
*
*
*
x
x
*
*
*
*
*
*
*
Thể hiện trên bản đồ hiện
STT
Loại đất
Mã
2.2.4.4
2.2.2.5
2.2.2.6
2.2.2.7
2.2.2.8
2.2.2.9
2.2.5
2.2.5.1
2.2.5.2
2.2.5.3
2.2.5.4
2.2.5.5
2.2.5.6
2.2.5.7
2.2.6
2.2.6.1
2.2.6.2
2.2.6.3
2.2.6.4
2.2.6.5
2.2.6.6
2.2.6.7
2.2.6.8
2.2.6.9
2.2.6.10
2.2.6.11
2.3
2.4
Đất xây dựng cơ sở y tế
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất khu công nghiệp
Đất cụm công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
Đất danh lam thắng cảnh
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính, viễn thông
Đất chợ
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất công trình công cộng khác
Đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
DYT
DGD
DTT
DKH
DNG
DSK
CSK
SKK
SKN
SKT
TMD
SKC
SKS
SKX
CCC
DGT
DTL
DDT
DDL
DSH
DKV
DNL
DBV
DCH
DRA
DCK
TON
TIN
2.5
2.6
2.7
2.8
3
3.1
3.2
3.3
4
nhà hỏa táng
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Đất có mặt nước ven biển(quan sát)
13
trạng sử dụng đất cấp
Vùng
Huyệ Tỉn
Xã
và cả
n
h
nước
x
x
*
x
x
*
x
x
*
x
*
*
x
x
*
x
*
*
**
x
x
x
x
x
x
*
x
x
x
x
*
x
x
*
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
*
x
x
*
x
x
*
x
x
*
x
*
x
*
x
x
*
x
x
*
x
x
*
x
*
x
*
NTD
x
x
x
SON
MNC
PNK
CSD
BCS
DCS
NCS
MV
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
*
*
x
x
x
x
x
x
*
x
*
*
*
Thể hiện trên bản đồ hiện
STT
Loại đất
Mã
4.1
4.2
Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản
Đất mặt nước ven biển có rừng
4.3
Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
B
MVT
MVR
MV
K
trạng sử dụng đất cấp
Vùng
Huyệ Tỉn
Xã
và cả
n
h
nước
x
x
x
x
*
*
x
x
*
Ghi chú:
- Dấu nhân (x): loại đất phải thể hiện trên bản đồ;
- Dấu sao (*): loại đất khuyến khích thể hiện trên bản đồ khi khoanh đất có diện
tích đủ lớn để thể hiện.
- Dấu sao (**): loại đất cho phép thể hiện trên bản đồ khi khu vực có nhiều
khoanh đất nhỏ khó thể hiện loại đất chi tiết hơn
2.3 Khái quát các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất đai trong việc
thành lập bản đồ hiện trạng
2.3.1. Mapping office
Mapping Office là một bộ phần mềm của tập đoàn INTERGRAPH, bao gồm
các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa
lý thuộc một trong hai dạng dữ liệu đồ họa và phi đồ họa sử dụng trong các hệ thống
thông tin địa lý GIS và bản đồ, chạy trên hệ điều hành DOS/Windows.
Trong Mapping Office gồm 7 phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một
môi trường thống nhất MicroStation phục vụ cho việc thu thập và duy trì dữ
liệu.MicroSation: là một phần mềm trợ giúp thiết kế và là môi trường đồ họa rất mạnh
cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
14
Microsation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb,
Irac, MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên đó.
Frameht là một phần mềm hỗ trợ biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được
giới thiệu trên website diachinh.org, trong mục phần mềm xây dựng bản đồ địa
chính.Frameht chạy trên nền là MicroStation.Frameht hiện được ứng dụng rỗng rãi
trong cũng như ngoài ngành trong công việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2. 3.2. Microstation
MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối
bởi Bentley Systems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng,
quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
MicroStation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như: Famis, Geovec,
Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap (tập hợp các giải pháp xử lý bản đồ
địa hình, địa chính của công ty [eK]) chạy trên đó.
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm khác qua
các file (.dxf) hoặc (.dwg).
Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của
MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường,
dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng
đối với một số phần mềm khác (MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand…)
lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation.
Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file
chuẩn (seed file) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo
được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa
các file bản đồ.
15
2.3.3.Map Info
Mapinfo là một giải pháp phần mềm GIS thân thiện với người sử dụng. Ngay từ
đầu, hãng đã chủ trương xây dựng các phần mềm GIS có hiệu quả, với các chức năng
phân tích không gian hữu ích cho các hoạt động kinh doanh, quản lý nhưng không
cồng kềnh và không phức tạp hóa bởi những chức năng không cần thiết, giao diện đơn
giản và dễ hiểu, đồng thời giá cả phải phù hợp với đại đa số người sử dụng
MapInfo có rất nhiều ưu điểm với khả năng hiển thị và lập bản đồ tốt và có
những chức năng GIS cơ bản và được nhiều người sử dụng ưa chuộng trong các dự án
GIS quy mô nhỏ, CSDL cỡ nhỏ. Tuy nhiên, do nhược điểm là quản lý topology không
được chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu không đầy đủ nên khả năng phân tích cũng hạn chế MapInfo thường không được sử dụng để xây dựng các CSDL lớn.Hơn nữa, MapInfo
cũng còn hạn chế khi cần đưa ra một giải pháp mạng chuyên nghiệp và kết nối trao đổi
số liệu với các hệ thống GIS khác.
2.3.4. ArcGIS
Là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu
thập / nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới
các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp. Về
mặt công nghệ, hiện nay các chuyên gia GIS coi công nghệ ESRI là một giải pháp
mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng
của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ
(ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị
di động (ArcPAD)... và có khả năng tương tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của
nhiều hãng khác nhau.
ArcGIS Desktop (với phiên bản mới nhất là ArcGIS 10) bao gồm những công
cụ rất mạnh để quản lý, cập nhật, phân tích thông tin và xuất bản tạo nên một hệ thống
thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh, cho phép:
•
Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính) - cho phép sử dụng nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả
những dữ liệu lấy từ Internet;
•
Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách khác nhau;
16
Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc
•
tính;
•
Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên
nghiệp.
17
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm,
Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phường Phú Diễn được thành lập theo Nghị quyết 132/MQ-CP ngày
27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ dựa trên địa giới hành chính xã Phú Diễn cũ bao
gồm toàn bộ phần đất nông nghiệp hiện trạng và khu vực dân cư hiện có thuộc thôn
Phú Diễn, khu vực ga Phú Diễn, khu Tái định cư phục vụ nâng cấp, mở rộng Quốc Lộ
đường 32 đoạn Cầu Diễn – Nhổn, TĐC 2,1ha, TĐC 2,3 ha Là tổ dân phố 1 đến tổ dân
phố số 6 phía Tây song Nhuệ, phía Bắc đường 32 thị trấn Cầu Diễn (khu vực xưởng
sơn và trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội) và từ tổ dân phố số 12 và tổ
22 thị trấn Cầu Diễn. Phía Bắc đường 32 thị trấn Cầu Diễn, phía Đông sông Nhuệ với
dân số 27726 người, tổng diện tích tự nhiên 252.20ha (trong đó diện tích đất phi nông
nghiệp là 152.0163 ha; đất nông nghiệp là 96.6ha; đất chưa sử dụng là 3.5837ha.
Phía Bắc giáp phường Cổ Nhuế 2 và Phường Minh Khai
Phía Nam giáp đường Hồ Tùng Mậu
Phía Đông giáp phường Cổ Nhuế 1 và phường Mai Dịch quận Cầu Giấy
Phía Tây giáp phường Phúc Diễn.
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí của Phường Phú Diễn quận Bắc Từ Liêm
18
3.1.1.2.Địa hình
Phường Phú Diễn nằm trên địa bản Hà Nội, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đất
đai được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, do đó địa hình của
phường tương đối bằng phẳng với độ dốc trung bình <1 độ và độ cao trung bình so với
mực nước biển là 5m. Địa hình này rất thuận tiện cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng
và các khu dân cư đô thị.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu trên địa bàn phường mang sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa: khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, từ tháng 4 đến tháng 9, gió thịnh hành
là gió Đông Nam.
Mùa khô: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau: với gió thịnh hành là gió mùa Đông
Bắc.
Giữa 2 mùa là thời kỳ chuyển tiếp, tạo thành 4 mùa: xuân, hạ, thu đông.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 24 độ, độ ẩm trung bình năm là 80%, lượng
mưa 1700 – 1900 mm chủ yếu tập trung vào tháng 6,7,8.
3.1.1.4.Thủy văn
Trên địa bàn phường có sống Nhuệ chảy qua, đây là tuyến thoát nước chính của
phường cũng như của thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn có rất nhiều ao, hồ. Hiện nay
các ao lớn trong phường đang được kè bờ để tạo cảnh quan cho phường.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của phường Phú Diễn đã đạt được
những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống nhân dân được nâng lên, cơ sở hạ
tầng từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp hiện đại. Đời sống của người dân
được nâng lên rõ rệt.
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong 5 năm từ năm 2010 đến 2014, thành phố thực hiện Nghị quyết XI của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXVI trong bối cảnh có những thời cơ,
thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến khó
lường; trong nước kinh tế có bước phục hồi nhưng năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
19
chưa cao, cơ chế chính sách có những điểm còn bất cập, nguồn lực còn hạn hẹp, nhiều
nhiệm vụ quan trọng phát sinh, an ninh – trật tự có thời điểm diễn biến phức tập; thời tiết
dịch bệnh diễn biến bất thường. Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố;
sự phố hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội và các quận, Đảng
bộ, chính quyền phường Phú Diễn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục
tiêu đề ra, có nhiều nhiệm vụ vượt cao so với mục tiêu Đại hội, đưa phường Phú Diễn có
bước phát triển mới.
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014 giá trị sản xuất các ngành kinh tế
phường Phú Diễntăng 14%, trong đó cơ cấu kinh tế năm 2014: Công nghiệp - xây
dựng: 73,5%, thương mại - dịch vụ: 22%, nông nghiệp: 4,5%. Ước năm 2015, tốc độ
tăng giá trị sản xuất tăng 13%.
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế theo ngành phường Phú Diễn năm 2014
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá nhanh, giai đoạn 2010 - 2014, cơ cấu ngành đã
có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ
66,8% năm 2010 lên 73,5% năm 2014; giảm tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ từ
24.6,6% năm 2010 xuống còn 22% năm 2014, ngành nông nghiệp giai đoạn tương ứng
từ 8,6% xuống 4,5%.
Bên cạnh sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thì thành phần kinh tế cũng có sự
chuyển dịch đó là: giảm dần tỷ trọng kinh tế nhà nước và tập thể tăng dần tỷ trọng kinh
tế tư nhân, cá thể và vốn đầu tư của nước ngoài.
3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Theo kết quả điều tra dân số phường Phú diễn, hiện tại phường có 27.062 người
với 15.125 lao động. Tỉ lệ dân số ở độ tuổi lao động chiếm 55,9% tổng dân số. Trong
đó lao động phi nông nghiệp là 12.645 người chiếm 83,6% số lao động có việc làm.
Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện thu nhập bình quân đầu người
theo đánh giá thực thế năm 2014 đạt 68,1 triệu đồng/người/năm.
20
3.1.2.3.Tác động của sự phát triển kinh tế lên chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Phường Phú Diễn với tổng diện tích tự nhiên là 2,522 km2, bình quân đất đai
trên đầu người khá đông ( 10.731/km2). Là một phường thuộc quận ven đô nên chịu
áp lực lớn từ quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để
chuyển sang các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng…
do đó chịu áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai đang là vấn đề có tính bức xúc ở
phường. Những vấn đề đó được biểu hiện ở một số mặt sau:
Cơ cấu kinh tế hiện này của phường có sự chuyển biến kinh thế theo hướng
công nghiệp, dich vụ. Để đạt được mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng Bộ quận Bắc Từ Liêm đề ra thì phường Phú Diễn cần dành một quỹ đất
nông nghiệp khá lớn phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, phát triển đô
thị. Nhiều công trình trọng điểm của Thành phố sẽ được triển khai trên địa bàn phường
như Tòa nhà Intracom 2, dự án GildMark City, dự án đường sắt đô thị Hà Nội,… cho
nên những năm tới phải hết sức tiết kiệm đất theo hướng sử dụng triệt để không gian,
nâng cao hệ số sử dụng đất.
Để có được nền kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng hiện này sẽ thay
đổi, nhiều hệ thống đường giao thông, thủy lợi sẽ được đầu tư xây dựng. Sức ép lớn
trong việc dành quỹ đất để nâng cấp cải tạo, mở rộng các tuyến đường trong khu dân
cư, công trình thủy lợi, hệ thống mương máng, hồ đập trong thời gian tới cũng có một
số yêu cầu rất lớn về đất đai mà chủ yếu sẽ lấy vào đất nông nghiệp.
Để cải thiện và nâng cấp chất lượng sống cho gần 3 vạn dân hiện nay vào hơn
3,5 vạn dân vào năm 2020 thì hàng loạt các công trình phục vụ đời sống tinh thần, thể
thao văn hóa, cũng sẽ được cải tạo mở rộng kết hợp với làm mới.
Hiện nay và trong tương lai việc lấy đất vào xây dựng nhà ở và các công trình
phục vụ đời sống của con người là tất yếu. Tới năm 2020 cần phải dành quỹ đất để
phát triển khu dân cư, các khu đô thị mới.
3.2. Hiện trạng sử dụng đất của phường Phú Diễn
Tổng diện tích tự nhiên toàn phường Phú Diễn là 252,20 ha, bao gồm 96,6 ha
đất nông nghiệp; 152,0163 ha đất phi nông nghiệp và 3,5837 đất chưa sử dụng.
21
Hình 3.3: Cơ cấu sử dụng các loại đất phường Phú Diễn năm 2014
3.2.1. Đất nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường Phú Diễn thể hiện qua bảng:
22
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
phường Phú Diễn năm 2014
Diện tích theo mục đích sử
THỨ
TỰ
(1)
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.3
1.4
1.5
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Mã
(2)
Tổng diện tích đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trông cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
(3)
MNP
SXN
CHN
LUA
COC
HNK
CLN
LNP
NTS
LMU
NKH
( Nguồn số
Tổng số
(4)
dụng
Trong đó
Đất khu
Đất
dân cư
đô
nông thôn
(5)
thị
(6)
96,600
90,100
82,085
73,917
0,126
8,042
8,015
0
1,390
0
5,110
liệu theo UBND phường Phú
Diễn )
3.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp
*Đất sản xuất nông nghiệp của phường Phú Diễn có 90,1 ha, chiếm 93,28% quỹ
đất nông nghiệp và bằng 35,72% so với tổng diện tích tự nhiên của phường. Trong đó:
- Đất trồng lúa: 73,917 ha.
- Đất trồng cây hàng năm khác: 8,042 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: 8,015 ha.
*Do sự khác biệt của các dạng địa hình, thổ nhưỡng và hệ thống song suối,
kênh mương nên mức độ tập trung và phân bố đất sản xuất nông nghiệp không đều.
- Đối với đất trồng cây hàng năm có 82,085 ha chiếm tỷ lệ cao nhất quỹ đất
nông nghiệp ( chiếm 84,97% diện tích đất nông nghiệp ) được chia thành các loại đất:
+ Đất trồng lúa: 73,917 ha ( chiếm 90,05% đất trồng cây hàng năm ).
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại 8,042 ha, chiếm 9,78% đất trồng cây hàng
năm.
23
- Đất trồng cây lâu năm có 8,015 ha, chiếm 9% đất sản xuất nông nghiệp.
3.2.1.2. Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản có 1,39 ha được dùng để nuôi thả cá ở các hồ, ao do các
hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầy… phân bố đều giữa các tổ dân phố.
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp của phường là 152,0163 ha, chiếm 60,28%
diện tích đất tự nhiên của phường được phân bố như sau:
3.2.2. Đất phi nông nghiệp
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp phường Phú Diễn
năm 2014
Diệnt ích theo mục đích
Thứ tự
(1)
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.5.1
2.2.5.2
2.2.5.3
2.2.5.4
2.2.5.5
2.2.5.6
2.2.5.7
2.2.5.8
2.2.5.9
2.2.5.1
0
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Mã
(2)
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính viễn thông
Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
Đất cơ sở thể dục – thể thao
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
24
(3)
PNN
OTC
ONT
ODT
CDG
CTS
CQP
CAN
CSK
CCC
DGT
DTL
DNL
DBV
DVH
DYT
DGD
DTT
DKH
DXH
sử dụng đất
Trong đó
Tổng số
Đất khu
(4)=(7)+(17)
152,016
81,550
81,550
63,955
5,726
4,912
6,306
16,660
30,350
15,310
12,200
0,22
0,120
0,78 0
0,550
dân cư
Đất
nông
đô thị
thôn
(5)
(6)
2.2.5.1
1
2.2.5.1
2
2.2.5.1
3
2.3
2.4
2.5
2.6
DCH
Đất chợ
DDT
Đất có di tích, thắng cảnh
DRA
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
Đất phi nông nghiệp khác
0,28
TTN
NTD
SMN
0,394
3,981
0
PNK
2,136
( Nguồn số liệu lấy từ UBND phường Phú Diễn )
3.2.2.1. Đất ở
Diện tích đất ở toàn phường là 81,55 ha, chiếm 53,65% diện tích đất phi nông
nghiệp và chiếm 32.35% diện tích đất tự nhiên. Các điểm dân cư tập trung thành
những vùng thuận lợi trong giao thông, giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế.
3.2.2.2. Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng của phường có 63,9552 ha, chiếm 42,07% quỹ đất phi nông
nghiệp và bằng 25,36% so với quỹ đất tự nhiên; bao gồm đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất
có mục đích công cộng… Cụ thể các loại đất như sau:
-Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 5,726 ha, chiếm 3,77%.
-Đất quốc phòng, an ninh: 4,913 ha, chiếm 3,23%.
-Đất để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 16,66 ha, chiếm 11%.
-Đất có mục đích công cộng 30,3502ha, chiếm 47,45% diện tích đất chuyên
dùng.
Trong đó:
+ Giao thông: 15,31 ha hiếm 50,44% diện tích đất mục đích công cộng.
+ Thủy lợi: 12,20 ha chiếm 40,22% diện tích đất mục đích công cộng.
+ Truyền dẫn năng lượng, truyền thông: 0,027ha chiếm 0,09% đất mục đích
công cộng.
+ cơ sở văn hóa: 0,22 ha chiếm 0,73% diện tích đất mục đích công cộng.
25