Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐÁNH GIÁ THIỆT hại KINH tế DO ô NHIỄM môi TRƯỜNG tại LÀNG NGHỀ bún PHÚ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.34 KB, 33 trang )

MỤC LỤC


NHÓM 1: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI LÀNG NGHỀ BÚN PHÚ ĐÔ
LỜI MỞ ĐẦU
-

-

-

Làng nghề Việt Nam là một nét đặc sắc trong nền văn hóa dân tộc, mang theo
những giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Tuy nhiên việc ô nhiễm
làng nghề đang là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe
của người dân trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, xã hội. Vấn
đề này hiện vẫn chưa được chính quyền địa phương cũng như Chính Phủ quan
tâm một cách thích đáng, khiến cho tình hình ngày càng nghiêm trọng.
Làng bún Phú Đô nằm ngay tại thủ đô Hà Nội nhưng cũng đang là một làng
nghề gây ô nhiễm môi trường. Với kinh nghiệm trong việc sản xuất bún lâu
năm, nhưng dường như những người làm nghề ở đây không ý thức đến nhữn tác
hại họ đã và đang gây ra cho môi trường xung quanh, cũng như ảnh hưởng của
nó đến đời sống người dân trong khu vực.

Trong vấn đề này xã hội đã và đang giải quyết như thế nào. Dựa trên thực tế đó,
chúng em quyết định chọn đề tài: “Ô nhiễm môi trường ở làng bún Phú Đô”
làm đề tài nghiên cứu. Mục đích là làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường và
phân tích các giải pháp để từ đó đưa ra ý kiến nhằm cải thiện môi trường ở làng
nghề này.
2



Nội dung được chia làm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Thực trạng ô nhiễm tại làng bún Phú Đô
Chương III: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm, các thành tố và chức năng của môi trường
- Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật

-

chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Các chức năng cơ bản của môi trường: Môi trường có các chức năng cơ bản
sau:

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
• Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
• Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
• Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
• Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường bao gồm các thành tố sau:
+ Các thành tố sinh thái tự nhiên: bao gồm các thành phần môi trường như đất,
nước, không khí, động thực vật, các hệ sinh thái…
+ Các thành tố xã hội nhân văn gồm: các yếu tố gắn liền với con người do hoạt
động của con người tạo ra như dân số, hành vi tiêu dùng, luật, chính sách hương

ước, tổ chức cộng đồng xã hội…
+ Các điều kiện tác động (chủ yếu và cơ bản là hoạt động phát triển kinh tế)
gồm:
● Các chương trình và dự án phát triển kinh tế, hoạt động quân sự, chiến
tranh…
● Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, đô
thị hóa…
● Công nghệ, kỹ thuật, quản lý.
1.2 Khái niệm liên quan đến ô nhiễm môi trường


3


- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính
chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián
tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan,
chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường
vượt quá mức cho phép đã được xác định.
- Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây
tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển
của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn
(như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế
biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO 2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ
khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa
ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.
- Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần
môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
- Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường

nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động
đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu và
thiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường
của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển
khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn
khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác; Sự cố
trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế
nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
- Khả năng chịu đựng của môi trường (hay sức chứa của môi trường) là khả
năng các loài tiếp nhận được chất dinh dưỡng và tiến hành các hoạt động trong một
môi trường có giới hạn, khả năng của một số người có trong khoảng không gian
nhất định, duy trì một mức sống nhất định, bằng cách sử dụng, năng lượng, tài
nguyên (gồm đất đai, nước, không khí, khoáng sản …), công nghệ.
- Sức chứa của môi trường gồm sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa. Sức chứa
sinh học là khả năng mà hành tinh có thể chứa đựng số người nếu các nguồn tài
nguyên đều được dành cho cuộc sống của con người; Sức chứa văn hóa là số người

4


mà hành tinh có thể chứa đựng theo các tiêu chuẩn của cuộc sống. Sức chứa văn
hóa sẽ thay đổi theo từng vùng phụ thuộc vào tiêu chuẩn cuộc sống.
Trong xã hội loài người, khả năng chịu đựng của môi trường còn phụ thuộc vào
hoạt động của con người. Khi xảy ra sự không cân đối giữa khả năng chịu đựng
của môi trường với nhu cầu của xã hội, thì khoa học công nghệ có thể góp phần tái
lập cân bằng này.
1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm là

nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm.
-

-

-

Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt;
và tự nhiên.
Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khói nhà máy
gây ô nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên đường);
vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa
trong thành phố đến vùng nông thôn.
Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ cấp:
Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;
Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã
biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.

Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm yếu
tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường,
trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.
1.4 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường được thể hiện dưới dạng mô hình cân
bằng vật chất, dựa trên cơ sở nhiệt động lực học.
-

Quy luật nhiệt động lực học thứ I: Hoạt động kinh tế là một quá trình chuyển
đổi vật chất và năng lượng. Chúng ta không thể hủy hoại vật chất và năng
lượng theo nghĩa tuyệt đối, nên chúng sẽ tái xuất hiện như chất thải và cuối

cùng được thải ra môi trường. Nói cách khác tất cả các hoạt động khai thác, sản
xuất hay tiêu thụ tài nguyên cuối cùng đều đưa đến những sản phẩm phế thải
bằng với lượng tài nguyên đưa vào các hoạt động này khi tính theo lượng vật
chất và năng lượng.
5


-

Quy luật nhiệt động lực học thứ II: Không thể nào có khả năng thu hồi (tái sinh)
100% những sản phẩm phế thải để đưa vào lại chu trình tài nguyên.

Định luật nhiệt động lực học thứ 1 cho ta thấy:
M = Rp + Rc = G + Rp – Rp’ – Rc’
Nghĩa là số lượng nguyên liệu (M) bằng sản phẩm sản xuất ra (G) cộng với chất
thải trong quá trình sản xuất Rp trừ đi phần chất thải được tái tuần hoàn của người
sản xuất Rp’ và của người tiêu thụ Rc’.
Có 3 cách chủ yếu để giảm M và do đó giảm chất thải vào môi trường tự nhiên, đó
là:
a) Giảm G: tức là giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra.
Muốn thế cần phải giảm tốc độ tăng dân số. Dân số không tăng hoặc tăng chậm có
thể làm cho việc kiểm soát tác động môi trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngay cả
khi dân số không tăng, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vẫn có thể, hơn nữa tác
động môi trường có thể lâu dài và tích lũy nên ngay cả khi dân số không tăng, môi
trường vẫn có thể bị suy thoái dần.
b) Giảm Rp: có nghĩa là thay đổi tổng lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản
xuất. Cách thứ 1 là nghiên cứu, chế tạo và áp dụng các công nghệ và thiết bị mới ít
gây ô nhiễm. Cách thứ 2 là thay đổi thành phần bên trong của sản phẩm (G). Sản
phẩm G bao gồm một số lớn các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, mỗi loại có lượng
chất thải khác nhau. Do đó, ta có thể thay đổi theo hướng giảm từ tỉ lệ chất thải cao

sang tỉ lệ chất thải thấp trong khi vẫn giữ nguyên tổng số.
c) Tăng (Rp’+ Rc’): khả năng thứ ba là tăng tái tuần hoàn để giảm bớt lượng chất
thải. Tuy nhiên, nguồn vật chất đã chuyển hóa thành năng lượng thì không thể
phục hồi được. Ngoài ra bản thân quá trình tái tuần hoàn cũng có thể tạo nên chất
thải.
Mô hình cân bằng vật chất cho chúng ta thấy rõ môi trường có 3 chức năng và dịch
vụ cơ bản có giá trị về mặt kinh tế:
-

-

Cung cấp tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và không tái tạo: các tài nguyên
này cung cấp nơi ở, thức ăn, vật liệu làm công cụ cho sản xuất sản phẩm tiêu
dùng.
Tạo ra không gian sống, phục vụ con người với những cảnh quan thiên nhiên
để thưởng thức về mặt thẩm mỹ, vui chơi giải trí, đem lại niềm vui tinh thần.
Hấp thụ chất thải.
6


1.4 Vai trò của làng nghề và một số liên quan đến ô nhiễm môi trường làng

nghề:
Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân
nông thôn.
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên
vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6
nhóm ngành chính gồm: Thủ công mỹ nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm; chăn
nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái

chế phế liệu và các ngành nghề khác. Mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ.
Một số tác động của quá trình sản xuất tại làng nghề:
● Khí thải: là chất gây ô nhiễm môi trường ở thể khí được thải ra từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác của cộng đồng dân
cư.
● Ô nhiễm không khí là có mặt của 1 chất lạ hoặc là sự biến đổi của những chất
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra
sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, hoặc hạn chế tầm nhìn (do bụi).
● Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,
làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, sinh vật sống dưới nước và
ảnh hưởng cả đến các hoạt động sản xuất của con người.
● Rác thải là chất gây ô nhiễm ở thể rắn hoặc được thải ra từ các hoạt động sản
xuất.
Theo đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, cơ quan
chức năng và chính quyền các địa phương phải xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng
nghề ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng; đồng thời thanh tra, kiểm tra
100% cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, kim loại, nhựa, nhôm, giết mổ, chế
biến gia súc, thủy sản... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong các
làng nghề, buộc cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả và lập kế hoạch di dời cơ sở sản
xuất vào khu, cụm công nghiệp hoặc yêu cầu chuyển đổi sản xuất.

7


Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam đã ở mức “báo động
đỏ”. Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất mà
còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân.
1.6 Khái niệm ngoại ứng


Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực
tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không
được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng.
Ngoại ứng tồn tại khi:
-

Cái giá phải trả hoặc cái lợi của tư nhân không bằng cái giá phải trả hoặc cái lợi
của xã hội.
Phúc lợi của người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi những người
tiêu dùng hay những người sản xuất khác.
Các chi phí, các lợi ích không được xem xét đầy đủ bởi những người sản xuất
hay những người tiêu dùng khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hay tiêu
dùng.

Ngoại ứng có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa những người sản xuất – sản xuất;
sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng.
Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ
mang tính tương đối.
Ngoại ứng có thể tích cực hay tiêu cực.
Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.
Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả.
 Ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người
mua và người bán trên thị trường), nhưng chi phí đố lại không được phản ánh trong
giá cả thị trường.
Ngoại ứng tiêu cực phát sinh khi hoạt động của một bên làm phát sinh các chi phí
cho bên khác. Ngoại ứng tiêu cực xuất hiện vì doanh nghiệp không muốn chịu
trách nhiệm về các chi phí ngoại ứng mà họ gây ra cho ngư dân khi đưa ra các
quyết định sản xuất của mình. Ngoại ứng tiêu cực làm phát sinh chi phí ngoại ứng,
do đó chi phí xã hội lớn hơn chi phí tư nhân.

8


Làng nghề bún Phú Đô có quy trình sản xuất mất vệ sinh, việc sản xuất này không
chỉ gây nguy hiểm cho những người mua bún, bên cạnh đó các rác thải chưa xử lý
của làng bún đổ xuống sông hồ gần đó, việc phát thải vào môi trường đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến con người và cảnh quan xung quanh.

9


Chất thải ở làng bún Phú Đô gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…
nghiêm trọng, tỷ lệ người dân mắc bện đang có xu hướng gia tăng, các loại sinh
vật bị hủy diệt dần. Khi đó những cảnh quan xung quanh bị hủy bỏ, người dân mắc
bệnh phải tự bỏ ra chi phí để tự chữa trị, giảm năng suất lao động do mất ngày
công nghỉ ốm… Tất cả các chi phí này các xưởng sản xuất bún gây ra nhưng lại
không phải đền bù những thiệt hại này, và khi thanh toán chi phí họ cũng không
tính những tổn hại này vào giá thành sản phẩm. Từ đây rõ ràng thấy rằng việc mất
vệ sinh khi sản xuất bún ở làng nghề truyền thống Phú Đô đã gây ra ngoại ứng tiêu
cực cho xã hội.

I

MPB=MSB

MSC
M

E


MPC

P'
A

N
P

MEC

0
Q’

Q

Q

Hình trên mô tả hoạt động của xưởng sản xuất bún ở Phú Đô. Trục hoành cho biết sản
lượng bún mà xưởng sản xuất ra, tính bằng tiền; trục tung đo lường chi phí và lợi ích
mà hoạt động này tạo ra, tính bằng tiền. Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên.
10


Đường chi phí cận biên xã hội (MSC) sẽ gồm 2 thành phần: thứ nhất là chi phí sản
xuất của xưởng phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà các hộ gia
đình phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Như vậy, MSC=MPC+MEC.
Nếu như xưởng tối đa hóa lợi nhuận, họ sẽ sản xuất tại điểm A là điểm tại đó
MPC=MPB, điểm này gọi là điểm tối ưu thị trường. Mặt khác, mức sản lượng tối ưu
theo quan điểm xã hội đặt tại E, là điểm tại đó MSC=MSB. Như vậy, xưởng gây ngoại
ứng tiêu cực đã sản xuất nhiều hơn so với mức sản lượng tối ưu xã hội.

Tổn thất phúc lợi xã hội
A

E

TSB

SIAQO

SIEQ’O

TSC

SONMQ

SNEQ’O

NSB

SNIE -SEMA

SNIE

Ta thấy phần tổn thất phúc lợi xã hội là SEMA.
Như vậy hoạt động sản xuất bún ở làng nghề bún Phú Đô đã gây ra tổn thất cho xã hội.
Chương II. Thực trạng ô nhiễm ở làng bún Phú Đô
2.1 Làng bún Phú Đô
Bún là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, là một loại đặc sản được các
du khách nước ngoài yêu thích. Hơn nữa bún còn là một món ăn hằng ngày, giá thành
rẻ, nên được nhiều người sử dụng. Bún được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều

nơi sản xuất. Một trong những nguồn cung cấp lớn tại Hà Nội là làng bún Phú Đô.

11


Làng bún Phú Đô thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. Làng ở cách trung tâm Hà Nội
khoảng 10km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp xã Mỹ Đình, phía Nam giáp đường cao
tốc Láng- Hòa Lạc, phía Đông giáp thôn Mễ Trì thượng, phía Tây giáp sông Nhuệ.
Tổng diện tích tự nhiên của làng nghề là 258,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 164,6
ha. Hàng năm, Phú Đô sản xuất ra khoảng 5.000 tấn bún - chiếm khoảng 50% thị
trường Hà Nội. Toàn thôn Phú Đô có hơn 1.270 hộ với gần 8.000 nhân khẩu thì có tới
gần 500 hộ sản xuất bún và khoảng 650 hộ tiêu thụ bún, toàn bộ các hộ đều là xã viên
của HTX Phú Đô.

12


Nghề làm bún đã trở thành nghề chính ở Phú Đô. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm bị dư
luận nhiều lần lên tiếng ở Phú Đô là ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực
phẩm do người dân ham lợi nhuận. Ấn tượng khi về thăm thôn Phú Đô không phải là
những hình ảnh của một làng nghề sản xuất bún truyền thống lâu đời từ hơn 400 năm
nức tiếng khắp đất Hà Thành mà là một Phú Đô đã bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.
Theo những chia sẻ của người dân sống nơi đây, trước kia người dân có thể tắm, lội và
bắt cá dưới khúc sông Nhuệ nhưng giờ thì không thể vì sông đã bị ô nhiễm nặng.
Không những thế cái ao duy nhất trong làng, trước kia là nơi nghỉ mát, điều hòa không
khí cũng đã trở nên biến dạng và bốc mùi. Một ngày người dân nơi đây phải chứng
kiến biết bao nhiêu bụi bẩn, dầu rửa bát, xà phòng, rác thải sinh hoạt, vật liệu xây
dựng, nước thải bẩn chưa qua xử lý… thải ra cống tiêu nước đổ thẳng ra sông. Và có
một sự thật mà không ai có thể phủ nhận đó là nước thải làm từ việc làm bún là một
trong những nhân tố chính làm biến màu ao hồ, sông ngòi quanh khu vực này

2.2 Tình trạng ô nhiễm
Hiện nay tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề là sử dụng ngay diện tích
ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên, hoặc sử dụng thiết bị hóa chất đã
làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Cho đến nay, phần lớn nước thải ở đây đều đổ
trực tiếp ra sông hồ mà không qua bất kì khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân
khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn.
Qua đi tìm hiểu, nhóm thấy rằng có nhiều vấn đề trong việc sản xuất, xử lý và giữ vệ
sinh tại nơi người dân trực tiếp sản xuất bún.Những điều trông thấy con ngõ vào làng
13


bún Phú Đô chừng hai mét: Cách một quãng ngắn lại có một đống rác hoặc vật liệu
phế thải.Không khí xộc lên mùi hôi thối, chua nồng. Lối vào các thôn trong xóm
đường chỉ trên dưới 1m. Trên những bức tường, một dãy dài những tấm vải cũ, bẩn
được phơi, đó là những đồ nghề không thể thiếu của người làm bún.

Tại nhà ông S, chủ một cơ sở sản xuất bún thấy rằng: Khi vào cổng, chuồng lợn ngay
trước cổng, ngay cạnh đó là hai chiếc bể xây ốp gạch, nơi chứa bột làm bún. Chiếc
máy ép, máy đánh bột bên bể nước đã mọc rêu, lỉnh kỉnh xô chậu xếp xung quanh.
Hơn hai chục thùng nhựa ngâm bột (loại thùng mà nông dân hay dùng để gánh nước
tưới ruộng) xếp trong một góc bếp. Chiếc máy ép bún hoen gỉ đặt sát bếp lò. Trong khi
khu sinh hoạt của gia đình được xây khang trang ngay cạnh. Giải đáp thắc mắc tại sao
không tôn nền cao lên, xây rộng ra cho thoáng đãng sạch sẽ, ông Sơn nói: “Giờ mà
xây thì phải dừng làm bún một thời gian. Tốn kém mà chắc gì đã thu nhập cao hơn.
Tôi cũng chỉ định làm ít thế này thôi, vài tạ mỗi ngày, không định mở rộng quy mô.
Ông bảo, chuyện vệ sinh đã có Hợp tác xã lo, không việc gì phải sợ. Họ đi kiểm tra an
toàn thực phẩm suốt đấy.”

14



Tại các cơ sở sản xuất bún, những chiếc thùng bằng nhựa màu xanh là dụng cụ dùng
để ủ bột, lớp bọt trắng sùi lên mép thùng, có mùi chua. Làm bún bắt buộc phải ủ gạo từ
2 đến 3 ngày cho lên men, sau đó mới làm tiếp các công đoạn khác. Họ dùng tay trần
để thực hiện công đoạn nhào và trộn bột.

15


Họ cho biết anh thường ngâm gạo, ngâm bột từ nguồn nước giếng khoan. Anh Bốn nói
rằng nước như vậy là sạch bởi nó được lọc qua than đá, sỏi, cát.
Người dân thôn Phú Đô cho biết: Hàng tuần, xã vẫn thường tổ chức tuyên truyền về
vệ sinh an toàn thực phẩm và nhắc nhở người làm nghề nâng cao ý thức trên loa phát
thanh của thôn và trong các kỳ họp toàn dân.
Kết quả phân tích mẫu nước thải, khí thải ở làng nghề của ngành chức năng cho thấy,
hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Không những ảnh hưởng đến
cuộc sống, sức khoẻ của người dân, ô nhiễm làng nghề còn làm ô nhiễm luôn cả nguồn
nước nước mặt, đến nỗi một số nơi, cỏ cây, hoặc tôm cá dưới ao không thể sống nổi.
Mẫu nước thải tại hệ thống cống,hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép . Hiện
nay, làng bún Phú Đô trung bình sản xuất 50 tấn bún/ngày, cung cấp cho gần một nửa
thị trường Hà Nội. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
– Đại học Bách khoa Hà Nội, thì mẫu nước thải tại hệ thống cống chung cuối làng có
chứa hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 4 lần, cặn lơ lửng, chất hữu cơ,
nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

16


Nói về những giải pháp của xã nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường ở làng bún Phú Đô, bà Nguyễn Thị Hường – Phó Chủ tịch UBND xã Mễ Trì

(Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, xã thường xuyên tuyên truyền, giáo dục người dân nâng
cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, không vứt rác thải xuống ao, sông, thông qua đài
phát thanh của xã, thôn, qua các cuộc họp thôn, họp giao ban xã đầu tuần. Đối với
những hộ sản xuất bún, xã vận động sử dụng nước tiết kiệm, tận dụng nguồn nước thải
cho chăn nuôi, lọc qua bể trước khi xả xuống cống. Bà Hường cũng bày tỏ mong
muốn TP. Hà Nội sớm xem xét, dành một quỹ đất riêng để sản xuất bún tập trung, góp
phần hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân trong thôn.
Một số thông tin về lượng ô nhiễm tại các kênh rạch thuộc làng nghề khác:

17


a, Ô nhiễm nguồn nước
Hầu hết những gia đình sản xuất bún ở Phú Đô đều nuôi lợn để tận dụng những bã gạo
trong quá trình sản xuất bún. Vì vậy, hàng ngày nước thải từ gạo ngâm chua để làm
bún, nước bún đến nước thải ở các chuồng lợn đều đổ ra hệ thống nước thải chung của
thôn, gây ô nhiễm môi trường.
Mỗi ngày mỗi hộ sản xuất bún sử dụng khoảng 50 m 3 nước, số nước này sau khi sử
dụng được thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung, rồi đổ ra sông Nhuệ.
Theo như anh Họa, chủ nhiệm làng nghề cho biết: "Việc xử lý nước thải sau sản xuất
cũng là trăn trở của làng nghề. Đa số các hộ đều có những hố ga là công đoạn đầu tiên
để xử lý nước thải. Nhưng cũng không đạt yêu cầu. Cuối cùng vẫn phải xả thải trực
tiếp ra hệ thống cống rãnh và theo đó ra dòng sông Nhuệ chảy ngang".
Tại làng nghề bún Phú Đô, cứ trong 10.200 tấn sản phẩm mỗi năm đã thải các chất ô
nhiễm 76,9 tấn COD; 53,14 tấn BOD5; 9,38 tấn SS gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng.

18



Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do
nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất
độc trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một
số trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều
loài thuỷ sinh chết.

19


Nguồn nước thải không qua xử lý không chỉ gây ra ô nhiễm nguồn nước mà nó còn
thấm vào đất gây nên ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
b, Ô nhiễm đất
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng
đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.Các chất ô
nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất. Là
nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát
triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết.

20


c, Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh
hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua
vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong
21


không khí tăng lên. Không chỉ vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh

vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.
Đối với không khí, nguồn gây ô nhiễm đặc trưng nhất của làng nghề là mùi hôi thối do
quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, quá trình ủ, lên men của bún. quá trình này
thải ra các khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một điểm đáng chú ý đó là việc sử dụng than củi. Với nhu cầu sử dụng rất lớn bụi, khí
thải do đốt nhiên liệu than củi cũng là nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường không
khí.
2.3 Tác động của ô nhiễm
Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi ô nhiễm ở làng nghề làm bún Phú Đô không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sức khoẻ của những người sản xuất, mà cả người
dân và môi trường xung quanh.
a. Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Làng nghề sản xuất bún Phú Đô - Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội đang phải đối mặt với
vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khoảng 1.200 hộ gia đình sinh sống ở
Phú Đô, có tới 50% hộ theo nghề làm bún gia truyền. Bình quân mỗi ngày Phú Đô
xuất xưởng khoảng 50 tấn bún. Chất thải từ nước gạo chua không được xử lý chảy ra
hệ thống cống rãnh của làng luôn bốc mùi hôi thối. Nước thải của làng nghề bún Phú
Đô luôn trong tình trạng bị ô nhiễm hữu cơ nặng nề.
Xả nước, rác thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông ngòi gây ô nhiễm môi trường. Kết
quả phân tích mẫu nước thải, khí thải ở Phú Đô của ngành chức năng cho thấy, hầu hết
đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Riêng nồng độ bụi vượt từ 113 đến 230
lần, hàm lượng một số kim loại trong nước thải, vượt tới hàng chục lần cho phép.
Không những gây ô nhiễm làng nghề còn làm ô nhiễm luôn cả nguồn nước nước mặt,
đến nỗi một số nơi, cỏ cây, hoặc tôm cá dưới ao không thể sống nổi.

22


23



Trước đây, người dân có thể tắm được bằng nước ao, nhưng bây giờ thì không tắm,
không rửa được dưới ao. Ao bây giờ cũng không thả cá được, vì ô nhiễm nặng. Một
ngàybao nhiêu bụi bẩn, dầu rửa bát, xà phòng… thải ra cống tiêu nước đều tràn cả vào
ao. Mưa thì nó thoát đi, nhưng nắng thì đọng lại, mùi hôi bốc lên rất khó chịu.
Kết quả khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Đại học
bách khoa Hà Nội, đưa ra những con số báo động: 100% mẫu nước thải ở các làng
nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu
ô nhiễm. Hàm lượng BOD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần, cặn
lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao.
b. Ảnh hưởng đến con người

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 cho thấy, tại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc
bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng. Tuổi
thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn 10 năm so
với làng không làm nghề. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ
khoa chiếm chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5
- 23%), bệnh đường hô hấp (6 - 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề
nghiệp ở làng nghề Dương Liễu 70%, làng bún Phú Đô là 50%.

24


Tác hại của ô nhiễm môi trường qua các chỉ số là hết sức lo ngại. Dòng sông chảy qua
thôn trước trong xanh, nhưng giờ đây vì bị ô nhiễm mà trở nên đen kịt. Vào những
ngày hè nắng nóng, nước bốc mùi nồng nặc khiến người dân xung quanh không thể
nào thở nổi. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người dân ở đây vẫn phải sống trong môi
trường đó dù biết rằng sức khỏe đang bị đe dọa hàng ngày.
Những vấn đề nổi cộm trên không chỉ làm ô nhiễm nghiêm trọng không khí, nguồn

nước, mất mỹ quan làm suy thoái môi trường nghiêm trọng mà còn tác động xấu tới
sức khỏe người dân của làng nghề và cộng đồng dân cư lân cận, đe dọa tới sự phát
triển bền vững làng nghề Việt Nam.
Bên cạnh những hệ lụy đó, ô nhiễm môi trường làng nghề còn ảnh hưởng đến các vấn
đề kinh tế-xã hội như làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất
ngày công lao động do nghỉ ốm đau… ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp,
giảm sức thu hút du lịch, giảm lượng khách du lịch dẫn đến thiệt hại về kinh tế…

25


×