Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề án xả thải Khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.92 KB, 27 trang )

Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Dự án đầu tư xây dỉừig bệnh viện
thao
MỤCthể
LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BVMT
BTNMT

Bảo vệ môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường

BOD

Nhu cầu ôxy sinh hóa

BOD5

Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

CP


ĐHQGHN

Chính phủ
Đại học Quốc gia Hà Nội

HTX

Hợp tác xã

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT


Thông tư

TSS

Chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia

Đơn vị Công
tư vấn:ty Tư vấn công nghệ thiết ốí và1kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng lập


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Dự án đầu tư xây dỉừig bệnh viện
thể thao

DANH MỤC BẢNG

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia

Đơn vị Công
tư vấn:ty Tư vấn công nghệ thiết ốí và2kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng lập



Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Dự án đầu tư xây dỉừig bệnh viện
thể thao

DANH MỤC HÌNH

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia

Đơn vị Công
tư vấn:ty Tư vấn công nghệ thiết ốí và3kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng lập


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

MỞ ĐẦU
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ XẢ THẢI
1.1. Tên cơ sở xả thải

Khách sạn Đinh Gia.
1.2. Địa chỉ

Số 684, phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội.
1.3. Người đại diện theo pháp luật

Ông: Đinh Văn Sáu.
Chức vụ: Chủ nhiệm Hợp tác xã.
Điện thoại: 0903407994 hoặc 0983081118.
1.4. Vị trí địa lý


Dự án “Khách sạn Đinh Gia” được xây dựng tại số 684, phố Minh Khai,
phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trên diện tích 520,2m 2,
cách đường cầu vượt Vĩnh Tuy khoảng 150m. Khu đất này đang được HTX Đinh
Gia quản lý và sử dụng từ năm 1969 sau khi thỏa thuận đền bù cho HTX nông
nghiệp Vĩnh Thành. Ranh giới khu đất rõ ràng, ổn định. Khu đất dự án có dạng gần
giống hình thang vuông, phía Tây tiếp giáp với mặt phố Minh Khai và các hướng
còn lại là khu dân cư, cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Trong phạm vi bán kính 1km tính
từ khu đất trên, không có các di tích lịch sử, văn hóa, công trình tôn giáo…
Toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động của dự án sẽ được thải
vào hệ thống thoát nước theo quy hoạch của thành phố Hà Nội sau khi đã được xử
lý theo đúng quy định.
1.5. Diện tích

Khách sạn được xây dựng trên tổng diện tích mặt bằng là 518,5m2.
1.6. Quy mô

Khách sạn Đinh Gia được xây dựng có tiêu chuẩn 4 sao, gồm 102 phòng
nghỉ và dịch vụ massage.
2. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC VÀ XẢ NƯỚC THẢI
2.1. Nhu cầu sử dụng nước

- Nguồn cấp nước: nước cấp cho khách sạn được lấy từ mạng lưới cấp nước của thành
phố Hà Nội.
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

4


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”


- Nhu cầu sử dụng nước: 40m3/ng.đ. Trong đó: khu vực khách sạn 102 phòng:
q1=30m3/ngày đêm; khu vực massage: q2=10m3/ngày đêm.
2.2. Nhu cầu xả nước thải

Lượng nước thải phát sinh ước tính bằng 80% tổng lượng nước sử dụng
(theo WHO). Do đó, lượng nước thải phát sinh trung bình trong 1 ngày tại khách
sạn ước tính bằng 40*80% = 32m3/ng.đ.
3. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Tài nguyên Nước ban hành ngày 20/5/1998;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc
cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước; Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của
Chính phủ;
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Thông tư số 05/2005/TTBTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành
Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 26/12/2010 của Bộ tài nguyên và
Môi trường về ban hành quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2010
UBND Thành phố Hà Nội quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả
nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt;
- Quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.

4. TÀI LIỆU SỬ DỤNG XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Trần Đông Phong, Nguyễn Thị
Quỳnh Hương - Viện Khoa học và kỹ thuật môi trường (Trường Đại học Xây
dựng) xuất bản năm 2008;
- Đánh giá tác động môi trường, phương pháp và ứng dụng. Lê Trình, NXB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội năm 2000;
- Giáo trình kỹ thuật Môi trường. Trần Đông Phong, Nguyễn Thị Quỳnh Hương,
Trường Đại Học Xây dựng Hà Nội, năm 2000;
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

5


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

- Đánh giá tác động môi trường, Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ - NXB ĐHQGHN
năm 2000;
- Giáo trình quản lý môi trường nước - Trần Đức Hạ, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật Hà Nội năm 2002;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Khách sạn Đinh Gia”.
6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình thực hiện đề án gồm:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí hậu, thủy
văn, kinh tế xã hội tại khu vực khách sạn.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Xác
định các thông số về hiện trạng chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các Tiêu chuẩn,

quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này sử dụng trong quá trình tham khảo ý
kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đề án.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

6


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

CHƯƠNG 1. ĐẶC TRƯNG NGUỒN THẢI VÀ HỆ THỐNG CÔNG
TRÌNH XỬ LÝ, XẢ NƯỚC THẢI
1.1. ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC THẢI
1.1.1. Các loại nước thải có trong nguồn thải

a. Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh nước thải khách sạn chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh
từ các hoạt động giặt giũ, tắm giặt, lau rửa, vệ sinh, ... của khách hàng và nhân viên
khách sạn.
Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các
hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), BOD,
coliform, vi khuẩn…
b. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng khuôn viên khách sạn,
trong quá trình chảy trên bề mặt có thể kéo theo một số các chất bẩn, bụi… Tuy
nhiên nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ và qui ước sạch cho nên nước
được thoát qua hệ thống thoát nước thải của khách sạn.
Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước
thải… Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính khoảng 0,5 –
1,5 mgN/l, 0,004 – 0,03 mgP/l, 10 – 20 mgCOD/l, 10 – 20 mgTSS/l.
 Thành phần nước thải khách sạn
Thành phần nước thải khách sạn bao gồm: các chất hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật.
Thành phần tích chất của nước thải khách sạn được xác định bằng phân tích
hóa lý, vi sinh.
- Thành phần vật lý: theo trạng thái vật lý, các chất bẩn trong nước thải khách sạn
được chia thành:
+ Các chất không hòa tan ở dạng lơ lửng, kích thước lớn hơn 10 -4mm, có thể
ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi, giấy, vải...
+ Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt trong khoảng 10-4-106mm.
Nước thải khách sạn thường có mùi hôi khó chịu khi vận chuyển trong cống,
sau 2-6 giờ xuất hiện khí H2S.
- Thành phần hóa học:
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

7


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

+ Các chất hữu cơ trong nước thải chiếm khoảng 50-60% tổng các chất. Các
chất hữu cơ này bao gồm chất hữu cơ thực vật: cặn bã thực vật, rau củ, hoa quả, giấy...
và các chất hữu cơ động vật: chất thải bài tiết của người... Các chất hữu cơ có trong
nước thải theo đặc tính hóa học chủ yếu là protein (chiếm 40-60%), hydratcacbon (2550%), các chất béo, dầu mỡ (10%). Urê cũng là chất hữu cơ quan trọng trong nước
thải. Nồng độ các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu BOD, COD.
Bên cạnh các chất trên, nước thải khách sạn còn chứa các liên kết hữu cơ tổng hợp:
các chất hoạt động bề mặt mà điển hình là chất tẩy tổng hợp Alkyl benzen sufonat –

ABS, rất khó xử lý bằng phương pháp sinh học và gây nên hiện tượng sủi bọt trong
các hệ thống xử lý và trên mặt nước nguồn – nơi tiếp nhận nước thải.
+ Các chất vô cơ trong nước thải chiếm 40-42% gồm chủ yếu: cát, đất sét,
các axit, bazơ vô cơ...
Nước thải vừa xả ra môi trường có tính kiềm, nhưng dần dần trở lên có tính
axit vì thối rữa.
- Thành phần vi sinh, vi sinh vật: Trong nước thải còn có mặt nhiều dạng vi sinh vật:
vi khuẩn, vi rút, nấm, rong tảo, trứng giun sán... trong số các dạng vi sinh vật đó, có
cả các vi trùng gây bệnh, ví dụ: lỵ, thương hàn... có khả năng gây thành dịch bệnh.
Về thành phần hóa học thì các loại vi sinh vật thuốc nhóm các chất hữu cơ.
Khi xét đến các quá trình xử lý nước thải, bênh cạnh các thành phần vô cơ,
hữu cơ và vi sinh vật như đã nêu trên thì quá trình xử lý còn phụ thuộc rất nhiều
vào trạng thái hóa lý của các chất đó và trạng thái này được xác định bằng độ phân
tán của các hạt. Theo đó, các chất chứa trong nước thải được chia thành 04 nhóm
phụ thuộc vào kích thước hạt của chúng.
- Nhóm 1: gồm các tạp chất phân tán thô, không tan, ở dạng lơ lửng, nhũ tương, bọt.
Kích thước hạt của nhóm 1 nằm trong khoảng 10-4-10-1mm. Chúng cũng có thể là
chất vô cơ, hữu cơ, vi sinh vật... và hợp cùng với nước thải thành hệ dị thể không
bền và trong điều kiện xác định có thể lắng xuống dưới dạng cặn lắng hoặc nổi lên
trên mặt nước, hoặc tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong khoảng thời gian nào đó. Do
đó, các chất này có thể dễ dàng tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp trọng lực.
- Nhóm 2: gồm các chất phân tán dạng keo với kích thước hạt nằm trong khoảng 10 6
-10-4mm. Chúng gồm 2 loại keo: keo ưa nước và keo dị nước.
Keo ưa nước được đặc trưng bằng khả năng liên kết giữa các hạt phân tán
với nước. Chúng thường là những chất hữu cơ có trọng lượng phân tử lớn:
hydratcacbon (xenlulo, tinh bột), protit (anbumin, hemoglobin, ...).
Keo dị nước (đất sét, hydroxyt sắt, nhôm, silic...) không có khả năng liên kết
như keo ưa nước.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia

Đơn vị tư vấn:

8


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Thành phần các chất keo có trong nước thải chiếm 35-40% lượng các chất lơ
lửng. Do kích thước nhỏ bé nên khả năng tự lắng của các chất keo là khó khăn. Vì
vậy, để các hạt keo có thể lắng được, cần phá vỡ độ bền của chúng bằng phương
pháp keo tụ hóa học hoặc sinh học.
- Nhóm 3: gồm các chất hòa tan có kích thước hạt phân tử nhỏ hơn 10 -7mm. Chúng
tạo thành hệ một pha còn gọi là dung dịch thật. Các chất trong nhóm 3 rất khác
nhau về thành phần. Một số chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất nước thải: độ màu, mùi,
BOD, COD... được xác định thông qua sự có mặt của các các chất thuộc nhóm này
và để xử lý chúng thường sử dụng biện pháp hóa lý và sinh học.
- Nhóm 4: gồm các chất có kích thước hạt ≤10 -8mm (phân tán ion). Các chất này chủ
yếu là axit, bazơ và các muối của chúng. Một trong số đó như các muối amonia,
phosphat được hình thành trong quá trình xử lý sinh học.
1.1.2. Thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi
xử lý

Theo kết quả khảo sát về chất lượng nước thải sinh hoạt của một số nhà hàng
và khách sạn tại thành phố Hà Nội cho thấy chất lượng nước thải sinh hoạt của nhà
hàng, khách sạn có một số thành phần ô nhiễm chính như sau:
Bảng 1.2. Tính chất nước thải khách sạn
TT

Thông số


Đơn vị

Giá trị

QCVN 14:2008/BTNMT,
cột B

1
2
3
4
5
6
7
8
9

pH
TSS
BOD5
COD
PO43NH4+
NO3Dầu mỡ
Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
MPN/100ml

6,5-7,5
200-220
100-200
250-300
30-40
20-30
100-150
150-200
10.000-15.000

5-9
100
50
10
10
50
20
5.000

1.1.3. Thông số và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải sau khi xử lý
theo TCVN hiện hành

Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau khi xử lý được tính toán và đưa ra
dưới bảng sau:
Bảng 1.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải khách sạn sau xử lý
TT

1
2

Thông số
pH
TSS

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

Đơn vị

Giá trị

QCVN 14:2008/BTNMT,
cột B

mg/l

6,5-7
40-70

5-9
100
9


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

TT

3
4
5
6
7
8
9

Thông số
BOD5
COD
PO43NH4+
NO3Dầu mỡ
Coliform

Đơn vị

Giá trị

QCVN 14:2008/BTNMT,
cột B

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml


<50
<100
4-7
5-8
38-45
12-16
3.000-4.800

50
10
10
50
20
5.000

1.1.4. Đánh giá chung về chất lượng nước thải

Theo kết quả phân tích tại bảng 1.1, nước thải khách sạn trước khi được xử
lý, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép theo
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột
B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho
phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ)).
Tuy nhiên, mức độ vượt tiêu chuẩn cho phép không cao. Mặt khác, lưu lượng nước
thải phát sinh cũng không lớn, chỉ khoảng 32m3/ngày đêm. Điều này góp phần làm
giảm bớt khó khăn cho công tác quản lý và xử lý nước thải của khách sạn và giảm
tác động xấu do nước thải của khách sạn đến môi trường.
Hệ thống bể tự hoại 3 ngăn được sử dụng xử lý triệt để lượng nước thải sinh
hoạt phát sinh, đảm bảo chất lượng nước trước khi xả thải vào môi trường đạt tiêu

chuẩn về xả thải.
1.2. HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHÁCH SẠN
1.2.1. Hệ thống thu gom nước thải

Mạng lưới thoát nước được thiết kế là mạng lưới thoát nước riêng cho từng
nguồn thải.
a. Thoát nước thải sinh hoạt
- Lưu lượng thoát nước thải: 32m3/ngày.
- Sơ đồ nguyên lý thoát nước:
Ống thu → Bể tự hoại → Cống ngoài nhà → Hệ thống thoát nước thành phố.
+ Đường ống: đường ống thu nước thải thiết kế kín hoàn toàn.
+ Bể xử lý: Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn ở tầng
hầm.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

10


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

+ Cống ngoài nhà: Nước thải sinh hoạt của toàn bộ khu công trình sau xử lý
được xả ra một đầu xả vào cống thoát nước của thành phố theo giấy phép của cơ
quan quản lý.
b. Thoát nước mưa
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế riêng. Vị trí xả nước: được phép xả nước
vào cống thoát nước mưa của thành phố trục đường Minh Khai.
- Vị trí điều xả theo giấy phép của cơ quan quản lý.
- Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng rãnh gạch gác tấm đan bê tông cốt

thép và bằng cống tấm bê tông cốt thép li tâm tấm tải trọng. Hệ thống ga nước mưa
thiết kế đáy lắng cát, sâu 0,2-0,3m.
1.2.2. Công nghệ xử lý nước thải

Nước thải phát sinh tại khách sạn được thu gom và xử lý triệt để bằng bể tự hoại
ba ngăn được bố trí bên dưới tầng hầm công trình.
Bể tự hoại là công trình xử lý nước thải cục bộ rất phổ biến ở cả Việt Nam cũng
như nhiều nước khác trên thế giới. Bể tự hoại có nhiệm vụ làm sạch hoàn toàn nước
thải từ công trình trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nguyên tắc làm việc của bể là thực
hiện quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng. Bể tự hoại
được thiết kế và xây dựng đúng cho phép thực hiện quá trình lắng cặn với hiệu suất
cao (trung bình 50 - 70% theo SS và 25 - 45% theo BOD và COD). Bể tự hoại 3 ngăn
có cấu tạo gồm 1 ngăn chứa chiếm ½ dung tích bể và 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm ¼
dung tích bể. Bể có dạng hình chữ nhật, cao 1m, dài 1m, rộng 1m, có 3 vách ngăn giúp
dòng chảy của bể hướng lên trên, thời gian lưu nước được thay đổi trong khoảng 1272 giờ. Để nâng cao hiệu quả xử lý, tại ngăn cuối của bể có gắn thêm một lớp lọc
nhằm tăng hiệu suất xử lý lên 10%. Đồng thời, ngăn lọc kỵ khí này còn có vai trò quan
trọng trong việc tránh rửa trôi các chất rắn ra khỏi bể. Nước thải chuyển động chậm
chạp trong bể và các chất lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Qua thời gian 3, 6, 12
tháng cặn lắng sẽ bị phân giảm yếm khí trong ngăn yếm khí. Sau đó, nước thải qua
ngăn lắng, qua ngăn lọc để loại bỏ các chất lơ lửng và thoát ra ngoài cống thoát nước
thải chung dẫn vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Trong mỗi bể đều có
ống thông hơn để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí. Phần
bùn lắng sẽ được hút định kỳ 3 năm/lần.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

11



Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
Trong khu vực khách sạn, các khu vệ sinh đều được sử dụng bể tự hoại loại 3
ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước và khối lượng. Nước thải được thu gom về
ngăn số 1 (ngăn thu), tại đây nước thải được lắng, phân hủy sinh học. Sau khi đạt
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

12


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

khoảng 60% thể tích bể nước tự chảy sang ngăn số 2 (ngăn phân hủy sinh học). Tại
đây, các vi sinh vật vẫn hoạt động và phân hủy các chất hữu cơ với thời gian lưu thích
hợp. Cặn phân hủy lắng xuống đáy bể. Nước qua ngăn số 1 và 2, khoảng 90% chất
hữu cơ đã được phân hủy. Nước thải sau quá trình phân hủy sinh học chảy sang ngăn
số 3 (ngăn chảy tràn). Các chất rắn lơ lửng tiếp tục lắng tại đây. Nước thải sau xử lý
đảm bảo tiêu chuẩn và thải ra cống thoát nước chung của thành phố. Phần cặn được
lưu lại, phân hủy kỵ khí trong bể, phần nước được thoát vào hệ thống thoát nước thải
chung của toàn thành phố.
Với lưu lượng nước thải dự báo khoảng 32m3/ ngày đêm, dự án sẽ xây dựng hai
bể tự hoại, mỗi bể có dung tích 35m3 (bao gồm phần chứa nước thải và chứa bùn).
Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải sinh hoạt - cột B, đảm bảo yêu cầu về xả thải.
1.3. MÔ TẢ CÔNG TRÌNH XẢ NƯỚC THẢI

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý được xả ra một đầu xả vào cống thoát
nước của thành phố dọc theo vỉa hè phố Minh Khai. Từ đây, nước thải hòa trộn với

nước thải của nhiều nguồn xả thải khác trên cùng hệ thống xả thải của thành phố và
được đổ về mương dẫn nước thải chung của khu vực nằm ở phía Bắc dự án. Vị trí
cửa xả vào cống thoát nước thải: 2322465 kinh độ Đông, 0590503 vĩ độ Bắc. Lưu
lượng xả thải dự báo khoảng 32m3/ng.đ.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

13


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC
THẢI
2.1. MÔ TẢ NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
2.1.1. Vị trí nguồn tiếp nhận

Nguồn tiếp nhận nước thải của khách sạn Đinh Gia là mương thoát nước thải
chung của thành phố Hà Nội nằm phía Bắc của khách sạn.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình dự án tương đối bằng phẳng, hơi trũng ở khu vực phía Bắc và phía
Tây theo hướng thoát nước của khu vực này. Về nguồn gốc địa hình, địa bàn dự án
là đồng bằng tích tụ do sông, nằm trong đê, không bị ngập lụt hàng năm, tuổi
Holocen, trên vùng sụt lún tân kiến tạo, sản phẩm tích tụ của sông Hồng. Tuy
nhiên, từ khi có hệ thống đe, sự bồi tụ phù sa chấm dứt.
2.1.2.2. Thủy văn


Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của hệ thống
sông Hồng (phía Đông Bắc), sông Nhuệ và sông Đáy (phía Tây Nam). Do đặc điểm
địa hình thành phố Hà Nội thấp dần từ phía Đông Bắc – phần giáp sông Hồng
xuống Tây Nam – phần giáp sông Nhuệ nên phần lớn hệ thống tiêu thoát nước
trong thành phố đều được tiêu ra phía Nam, đổ vào sông Nhuệ. Khi sông Nhuệ quá
tải, hệ thống thoát nước thải của thành phố được tiêu ra sông Hồng bởi trạm bơm
Hà Nội với lưu lượng thiết kế là 90m3/s.
Hệ thống thoát nước trong thành phố hiện tại còn nhiều hạn chế. Ngoài ra,
dòng chảy các con sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ và sông Tô Lịch ngày càng
bị thu hẹp, bồi lắng nên hay xẩy ra ngập lụt cục bộ khi có mưa lớn. Các nguồn nước
thải (chủ yếu là nước thải sinh hoạt), nước mưa của địa bàn có dự án được thoát ra
sông Kim Ngưu rồi đổ về sông Tô Lịch.
- Sông Kim ngưu dài 11,8km rộng 20-30m, sâu 3-4m, bắt nguồn từ điểm xả cống Lò
Đúc và hợp thủy với sông Tô Lịch tại Thanh Liệt.
- Sông Tô lịch dài 14,6km, rộng trung bình 40-45m, sâu 3-4m, bắt nguồn từ cống
Phan Đình Phùng, chảy qua địa phận Từ Liêm, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ
vào sông Nhuệ.
Các con sông này đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước và tưới tiêu
nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay mức ô nhiễm các sông này đã ở mức báo động
nên chỉ còn vai trò thoát nước.
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

14


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Do thải lượng nước thải trong quá trình hoạt động của khách sạn nhỏ và sẽ
được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường nên không có khả năng tác

động tiêu cực trực tiếp đối với các thủy vực nói trên.
2.1.2.3. Đặc điểm khí tượng

Số liệu về khí tượng-thủy văn khu vực dự án tham khảo theo số liệu của
Trạm Láng – Hà Nội năm 2011.
a. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6oC;
- Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6: 29,8oC;
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1: 17,2oC.
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ( oC) tại khu vực được
trình bày trong hình 2.1:
Hình 2.1. Biểu đồ nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC)
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm của khu vực bệnh viện đạt 79% được đánh
giá là có độ ẩm tương đối trung bình. Trong tháng 3, thời tiết đang có sự giao mùa
từ mùa khô chuyển sang mùa mưa nên không khí lạnh suy yếu và thay thế cho nó là
khối không khí nóng ẩm nên tạo cho khu vực có độ ẩm cao. Do đó, tại tháng này độ
ẩm tương đối đạt giá trị lớn nhất là 87%. Vào tháng 11, giá trị độ ẩm tương đối thấp
nhất là 71% vì khi đó có gió mùa đông bắc dẫn đến thời tiết hanh khô, giảm độ ẩm
không khí. Các giá trị độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm được thể
hiện trong hình 2.2:

Hình 2.2. Biểu đồ độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm (%)
c. Nắng và bức xạ
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm là 122,8Kcal/cm 2 với 1641 giờ
nắng.
d. Tốc độ gió và hướng gió
Do khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa dẫn đến sự phân
số hướng gió khá đa dạng về hướng và cường độ. Hướng gió thịnh hành là hướng
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia

Đơn vị tư vấn:

15


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

gió Bắc và Đông Bắc vào mùa đông, hướng gió Nam và Đông Nam vào mùa hè.
Tốc độ gió cực đại là 20-25m/s trong mùa mưa.
Tại khu vực dự án tốc độ gió tại thời điểm quan trắc ngày 15 tháng 07 năm
2013 là 0,4-0,74m/s.
e. Lượng mưa và lượng bốc hơi
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm. Mỗi năm có khoảng 114 ngày
mưa.
Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2010 tại trạm Láng
Đơn vị: mm
Tháng
Lượng
mưa

I
3,0

II
25,
0

III
29,4


IV
97,
5

V
118,1

VI
210,
9

VII
286,
3

VIII
330,
4

IX
388,3

X
145,
0

XI
4,8

XII

20,
6

Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV- Trung tâm KTTV Quốc gia

Hình 2.3. Biểu đồ lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2010 (mm)
2.1.2.3. Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình

a. Điều kiện địa chất thủy văn
Địa bàn có dự án "Khách sạn Đinh Gia" nằm ở phía Đông nội thành Hà Nội,
nên mang những nét đặc trung điều kiện địa chất thuỷ văn của Hà Nội. Căn cứ vào
thành phần thạch học tướng đá, các thành tạo và các đặc điểm địa chất công trình
như độ giàu nước, tính thấm, độ chứa nước... có thể phân chia các thành tạo Đệ tứ ở
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

16


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

khu vực nghiên cứu thành 2 tầng chứa nước chính và giữa chúng là các tầng cách
nước như sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng khống áp Holoxen
Tầng chứa nước này phân bố khá rộng rãi chủ yếu trong lớp cát lấp-sét pha,
lớp sét chảy, các trầm tích của tầng có mặt hầu hết trong khu vực Dự án. Đất đá cấu
thành chủ yếu là cát các loại, đáy tầng chứa nước thường có lẫn sạn, sét chảy, sỏi
nhỏ, nguồn gốc bồi tích. Chiều dày trung bình thường từ 10-15m. Đất đá thấm
nước tốt, độ dẫn nước khoảng trên 20m2/ngày, chiều sâu mực nước thường phân bố
ở độ sâu 2-4m. Động thái mực nước phụ thuộc vào điều kiện khí tượng thuỷ văn,

về mùa mưa, mực nước thường dâng lên, mùa khô hạ thấp xuống. Tầng chứa nước
này có quan hệ thuỷ lực khá chặt chẽ với các tầng chứa nước bên dưới. Nguồn cung
cấp cho tầng chứa nước Holoxen chủ yếu là nước mưa, nước mặt. Nguồn thoát chủ
yếu ra sông, thoát dò bay hơi, do khai thác và thấm xuống tầng bên dưới. Nguồn bổ
cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt nên mực nước thay đổi theo mùa.
- Tầng chứa nước lỗ hổng áp lực yếu Pleistoxen trên
Tầng chứa nước này phân bố ở hầu hết địa bàn dự án với chiều dày khá ổn
định, thường từ 10-15m. Đất đá cấu thành chủ yếu là cát hạt từ trung đến thô có lẫn
sạn sỏi tướng lòng sông, hồ. Tầng chứa nước này thuộc loại giàu nước ở mức độ
trung bình đến giàu, tỷ lưu lượng các lỗ khoan từ 0,5-3,8l/sm. Đất đá chứa nước có
tính thấm trung bình. Độ dẫn nước đạt khoảng 200m 2/ngày. Chiều sâu mực nước
thường là 2-4m. Động thái mực nước chịu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng thuỷ
văn và cường độ khai thác. Sự khai thác ồ ạt tầng chứa nước Pleistoxen bên dưới
làm cho mực nước của tầng này cũng bị thay đổi theo. Tầng chứa nước có quan hệ
chặt chẽ với các tầng kề liền. Nguồn cung cấp nước cho tầng Pleistoxen trên chủ
yếu là nước mặt, nước mưa, nước tầng qh và thoát ra sông, bay hơi, do khai thác và
thấm xuống tầng chứa nước Pleistoxen dưới.
- Tầng chứa nước lỗ hổng áp lực Pleistoxen dưới
Đây là tầng chứa nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cấp nước cho Hà
Nội và phân bố rộng khắp. Đất đá cấu thành tầng chứa nước này gồm cát sạn sỏi thuộc
phần dưới của trầm tích Pleistoxen trên, cuội sỏi sạn cát Pleistoxen giữa trên và sạn
sỏi, cuội gắn kết bởi cát bột Pleistoxen dưới. Tầng có chiều dày thay đổi trong phạm vi
rất rộng ở khu vực Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Tại khu vực Dự án đến quận Hoàng
Mai, chiều dày thường đạt khoảng 35-40m, ven sông Hồng đạt trên 50m. Đất đá chứa
nước có tính thấm cao và tương đối đồng nhất, nhưng do chiều dày thay đổi nên độ
dẫn nước cũng thay đổi trong phạm vi rất rộng (từ 100-600m 2/ngày phần ven rìa đồng
bằng đến 1.500-2.000m2/ngày phần ven sông). Tầng chứa nước này thuộc loại giàu
đến rất giàu nước. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan thí nghiệm đều đạt trên 1l/s.m.
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:


17


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Chiều sâu mực nước thường từ 2-4m về mùa khô và 0-1m về mùa mưa.
Nước dưới đất của tầng qp' có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với sông Hồng và với tầng
chứa nước nằm trên. Trong trạng thái tự nhiên, đó là quan hệ 2 chiều (mùa khô
nước thoát ra sông, mùa mưa nước sông ngấm vào), nhưng do ảnh hưởng của khai
thác nước thì cả 2 mùa tầng chứa nước này hiện tại đều được nước sông cung cấp.
- Tầng cách nước Holoxen
Lộ ngay trên bề mặt và phân bố rộng rãi ở phần Đông Hà Nội. Chiều dày tại
địa bàn dự án biến đổi từ 5-10m. Đất đá cấu thành chủ yếu là sét hoặc sét cát, cát
sét màu nâu, xám đen. Hệ số thấm trung bình đạt khoảng 0,049m/ngày.
- Tầng cách nước Pleistoxen
Phân bố khắp khu vực Dự án, chiều dày biến đổi từ 10-15m. Thành phần chủ
yếu là sét, sét pha có màu loang lổ đặc trưng. Hệ số thăm trung bình 0,023m/ngày.
- Tầng cách nước Pleistoxen giữa trên
Phân bố rộng rãi trong vùng. Chiều dày thay đổi trong phạm vi lộng từ 1025m. Tầng này nghèo nuớc, tỷ lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,00021/s.m đến
0,081/s.m.
- Tầng cách nước Pleistoxen dưới
Thành phần chủ yếu là sét, bột, cát kết có bề dày lớn và phủ trên các trầm
tích Neogen chứa nước kém.
b. Đăc điểm địa chất công trình
Căn cứ tài liệu tham khảo hồ sơ địa chất công trình các khu vực Hà Nội và
kết quả khảo sát địa chất công trình khu đất dự án của Công ty cổ phần GAMA, từ
bề mặt tự nhiên đến độ sâu 38-41m, địa tầng của khu vực gồm các lớp đất sau:
- Lớp đất lấp: Lớp này phân bố rộng khắp do quá trình san lấp mặt bằng với thành
phần hỗn tạp, bể dày 2-6m. Sức kháng xuyên đầu mũi khoảng 0,1-0,3MPa, giá trị

xuyên Quy chuẩn trong khoảng 1-5 số lần đập/30cm.
- Lớp đất sét pha: Đây là lớp đất nguyên thổ đầu tiên nằm ở độ sâu từ 4,0-5,5m và bề
dày thay đổi từ l,0-2,5m có thành phần sét pha màu nâu xanh, trạng thái dẻo. Đây
cũng là lớp đất yếu, sức kháng xuyên 0,2-0,4MPa và giá trị SPT phổ biến là 2-6 lần
đập/30cm. Tính lún cao với chỉ số nén lún (Cc) từ 0,13 đến 0,2.
- Lớp bùn hữu cơ: Đây là lớp đất chủ yếu trong địa tầng nằm dưới lớp đất sét pha và
có bề dày thay đổi rất lớn ở độ sâu từ 12,8 đến 28,0m. Là lớp bùn hữu cơ có màu
xám đen, bùn sét pha lẫn tàn tích thực vật phân huỷ. Hàm lượng sét khoảng 5%, hạt
bụi thay đổi từ 60-85%. Sức kháng cắt không thoát nước thay đổi trong khoảng 30Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

18


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

58KPa. Tính lún rất cao, chỉ số nén đạt tới 7,2. Trong lớp bùn sét pha, phần than
bùn dầy 0,2 đến 0,5m và phân bố ở độ sâu 6,0 đến 7,0m. Than bùn xốp, độ ẩm rất
cao (đến 30,1%) và hệ số rỗng cao tới 6,9.
- Lớp sét cứng: Lớp này nằm dưới lớp sét hữu cơ phân bố ở độ sâu 12,8-16,0m đến
27,0-28,0m với bề dày 11,0-15,0m. Đất có màu nâu tươi với hàm lượng hạt sét
chiếm 22-28%. Phần trên mặt lớp sét có trạng thái cứng, càng xuống sâu chuyển
dần sang trạng thái dẻo. Giá trị sức kháng xuyên Quy chuẩn SPT là 33 lần
đập/30cm.
- Lớp cát hạt trung lẫn cuội sỏi: Đây là lớp đất cuối cùng nằm ở độ sâu 25,5-28,0m
đến 33,0-37,0m có thành phần cát hạt trung lẫn sạn sỏi. Độ chặt từ chặt trung bình
đến chặt ở độ sâu khoảng 37-38m, sức kháng xuyên đạt 6,0-8,0MPa và giá trị SPT
là 25-35 lần đập/30cm, xuống độ sâu lớn hơn 37-38m giá trị sức kháng xuyên lớn
hơn 10,0MPa và giá trị SPT hơn 50 lần đập/30cm.
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội


Phường Vĩnh Tuy nằm ở phía Đông Nam quận Hai Bà Trưng, là đơn vị hành
chính cấp phường có diện tích đất tự nhiên và dân số lớn nhất của thành phố Hà
Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên: l,63km2, dân số 30.000 người (tính đến tháng
12/2007). Phường có 22 cụm dân cư, trong đó, khu đất của dự án nằm trên địa bàn
cụm dân cư số 1. Trước đây, phường Vĩnh Tuy là một trong những trọng điểm về
phát triển kinh tế công nghiệp với hơn 90 doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn
cùng hàng trăm cơ sở nhỏ, tuy nhiên, từ năm 2000, thực hiện chính sách di dời các
cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội thành nên hầu hết các doanh nghiệp đã
chuyển đến các khu, cụm công nghiệp tập trung ở ngoại thành và các tỉnh lân cận.
Trên địa bàn phường có 2 trường đại học (Đại học quản trị kinh doanh Hà Nội và
Đại học kỹ thuật công nghiệp) cùng với 10 trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ
sở. Có 2 di tích tôn giáo trên địa bàn phường là Đình làng Vĩnh Tuy Đoài và Chùa
Trang, cách khu đất dự án khoảng l,5-2,0km.
2.1.4. Các nguồn thải lân cận cùng xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước
thải

Xung quanh khu vực khách sạn là các khu dân cư quận Hai Bà Trưng. Phía
Tây khách sạn là khu dân cư phố Minh Khai – phường Vĩnh Tuy, các phía còn lại
được bao quanh bởi khu dân cư phố Vĩnh Tuy. Đối tượng xả thải nằm trong phạm
vi lân cận với khách sạn Đinh Gia, trong phạm vi bán kính 1km tính từ khu vực dự
án, chủ yếu là các hộ dân; một số hộ kinh doanh các dịch vụ như: nhà nghỉ,
massage, cafe; một số văn phòng đại diện của các công ty: tổng công ty chăn nuôi
Việt Nam, phòng dịch vụ phụ tùng ô tô Giải Phóng, công ty cổ phần điện lạnh Khôi
Nguyên, ... Nguồn phát thải chính là nước thải sinh hoạt. Các thông số ô nhiễm đặc
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

19



Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

trưng là chất hữu cơ, cặn lơ lửng, amoni, tổng N, P, mùi và các vi sinh vật gây
bệnh. Nguồn nước thải sinh hoạt này trước khi xả ra môi trường đều đã được thu
gom và xử lý với hệ thống bể tự hoại của từng hộ, từng cơ sở.
Trong khu vực, cách dự án khoảng 200m về phía Đông Bắc có chợ Vĩnh
Tuy. Đây là một chợ hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu lương
thực, thực phẩm của các khu dân cư xung quanh. Nước thải chợ bao gồm các chất
hữu cơ, vô cơ và vi sinh vật. Lượng chất hữu cơ chiếm 50-60% tổng các chất bao
gồm các chất hữu cơ thực vật như: cặn bã thực vật, rau, hoa, quả, giấy… và các
chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của người và động vật, xác động vật…
Lượng chất vô cơ trong nước thải gồm cát, đất sét, axit, bazơ vô cơ… Các vi sinh
vật đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô
nhiễm đặc biệt. Lượng nước này chưa được qua xử lý mà xả thải trực tiếp vào môi
trường.
Đối diện khu vực dự án qua đường phố Minh Khai (phía Tây dự án) có gara
ô tô Minh Đức làm dịch vụ dọn rửa-nội thất ô tô-xe máy. Lượng nước thải phát
sinh khoảng 7m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải chủ yếu là các chất vô cơ như
cát, đất sét… và hàm lượng dầu mỡ. Lượng nước này cũng được thải trực tiếp vào
môi trường, không qua xử lý.
2.2. CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN

Nước thải khách sạn sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn được thải vào cống
thoát nước thải của thành phố nằm dọc tuyến đường Minh Khai, sau đó cùng với
nước thải từ các nguồn thải khác được dẫn về mương dẫn nước thải chung của thành
phố nằm phía Bắc khu vực dự án. Để đánh giá chất lượng nước nguồn tiếp nhận
nước thải của dự án, đơn vị tư vấn đã phối hợp với chủ cơ sở tiến hành lấy mẫu nước
tại 2 vị trí. Tại thời điểm lấy mẫu, nhiệt độ không khí vào khoảng 30,5 0C, trời nhiều
mây, độ ẩm đạt 75%, hướng gió chủ đạo Tây Bắc-Đông Nam, tốc độ gió trung bình

0,57m/s.
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nguồn nước tiếp nhận
T
T


hiệu

Vị trí lấy mẫu

1
2

NM01
NM02

Cống nước thải tại vị trí cửa xả dự kiến
Mương nước thải phía Bắc, cách dự án 100m

Tọa độ địa lý
Kinh độ
Vĩ độ
2322468
0590505
2322495
0590497

Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu nước nguồn tiếp nhận
TT


Thông số

Đơn vị

1
2

pH
DO

mg/l

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

Kết quả
NM01
NM02
7,2
7,32
1,97
1,65

QCVN 08:2008/BTNMT
cột B2
5,5-9
≥2
20



Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

TT

Thông số

Đơn vị

3

COD

mg/l

4

BOD5

mg/l

Kết quả
NM01
NM02
250,5
380,6
280,5
348,7

5
6

7
8
9
10
11
12

TSS
Cu
Zn
As
Tổng Fe
Pb
Cd
Hg

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

386,5
0,001
0,0015
0,015
0,79

0,0007
0,0002
KPHĐ

13

NH4+

mg/l

14

NO2-

15

QCVN 08:2008/BTNMT
cột B2
50
25
100
1
2
0,1
2
0,05
0,01
0,002

6,15


460
0,001
0,001
0,015
0,76
0,0006
0,0002
KPHĐ
8,37

mg/l

2,27

3,23

0,05

NO3-

mg/l

52,15

60,41

15

16


PO43-

mg/l

3,38

3,51

0,5

17

Dầu mỡ

mg/l

2,11

0,3

18

Coliform

MPN/100ml

4,5.105

2,15

5.105

1

10.000

Ghi chú:
- KPHĐ: Không phát hiện được;
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt,
B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.
Đánh giá chất lượng nước: mẫu nước lấy tại cống và mương thu gom nước
thải của khu vực đã bị ô nhiễm bởi một số chỉ tiêu như DO, COD, BOD5, TSS,
NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, dầu mỡ, Coliform. Sở dĩ như vậy là do cống và mương là
nơi tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư, cơ sở kinh doanh dịch vụ và các cơ quan
đa phần chưa được xử lý nên mức độ ô nhiễm nặng, nước có màu đen, mùi hôi thối.
Đây là tình trạng chung của hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cụ thể so sánh chất lượng nước mương thoát nước chung của khu vực với
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
(cột B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp):
chỉ tiêu COD vượt 6,61 lần; BOD5 vượt 10,22 lần; TSS vượt 3,6 lần; NH4+ vượt
7,37 lần; NO2- vượt 63,6 lần; NO3- vượt 3,02 lần; PO43- vượt 6,02 lần; dầu mỡ vượt
6,17 lần; Coliform vượt 29 lần.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

21


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XẢ NƯỚC THẢI
VÀO NGUỒN TIẾP NHẬN
3.1. TÁC ĐỘNG ĐẾN MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA NGUỒN NƯỚC

Mục tiêu chất lượng nước là mức độ chất lượng nước của nguồn nước tiếp
nhận cần phải duy trì để đảm bảo mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận.
Nước thải của khách sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép mới được xả vào
nguồn tiếp nhận nên việc xả thải của khách sạn không những không gây tác động
tiêu cực mà còn có tác động tích cực, cải thiện chất lượng nguồn nước tiếp nhận là
mương thoát nước thải chung của thành phố bản thân đã có dấu hiệu ô nhiễm một số
chỉ tiêu quan trọng như DO, COD, BOD5, SS, NH4+, NO2-, NO3-, PO43-, dầu mỡ,
Coliform.
Tuy nhiên, nếu như hệ thống bị hư hỏng cũng như khi hệ thống xử lý nước thải
không hoạt động tốt, hoặc xử lý nước thải không đạt yêu cầu thì việc xả nước thải sẽ
gây ảnh hưởng đến chất lượng nước của nguồn tiếp nhận là không tránh khỏi như:
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải cao sẽ làm tăng hàm lượng chất rắn lơ
lửng trong nguồn nước tiếp nhận gây nên độ đục, màu sắc và các tính chất khác. Độ
đục lớn làm cho khả năng xuyên thấu của ánh sáng bị giảm nên quá trình quang
hợp trong nước bị giảm nhỏ, nồng độ ôxy hòa tan vì thế cũng bị giảm, nước dễ trở
nên yếm khí;
- Hàm lượng chất hữu cơ trong nước xả thải cao sẽ làm tăng tải lượng ô nhiễm hữu
cơ (BOD5, COD) khi thải vào nguồn nước tiếp nhận sẽ làm cho nồng độ ôxy hòa
tan trong nước bị giảm hay mất đi do quá trình phân hủy sinh học từ đó làm giảm
khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận;
- Tăng hàm lượng Nitrat, Phosphat trong nước gây nên hiện tượng phú dưỡng cho
môi trường nguồn nước tiếp nhận.
3.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ HỆ SINH THÁI THỦY SINH

Nguồn tiếp nhận nước thải của Khách sạn Đinh Gia là mương thoát nước theo

quy hoạch chung của khu vực, nằm phía Bắc dự án, cách dự án khoảng 100m. Đặc
điểm của mương thoát nước thải là tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải của các khu
vực xung quanh, bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải nhà hàng, dịch vụ, chợ…
Hiện tại, hầu hết các nguồn xả thải trong khu vực đều chưa được xử lý ngoài nước
thải sinh hoạt. Chính vì vậy, các thông số chất lượng nước của mương tiếp nhận đều
vượt tiêu chuẩn quy định, điều này ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của mương tiếp
nhận.
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

22


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Theo điều tra, khảo sát thực tế tại khu vực, hệ sinh thái hiện tại của mương
tiếp nhận tương đối nghèo nàn với cấu trúc đơn giản. Thành phần hệ sinh thái thiếu
vắng gần như hoàn toàn các loài động-thực vật thủy sinh, mà chủ yếu là các loài
tảo, vi khuẩn và virus gây hại.
Tác động của việc xả nước thải vào nguồn nước của khách sạn đến hệ sinh
thái của nguồn tiếp nhận phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nước thải. Để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của việc xả thải đến môi trường và hệ sinh thái, cần so sánh
nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận trước và sau khi xả thải nước
thải khách sạn vào nguồn nước.
Công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn nước:
Ln=Qs*Cs*86,4
Trong đó:
- Ln (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận;
- Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất;
- Cs (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước;

- 86,4 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang (kg/ngày);
Công thức tính toán tải lượng chất ô nhiễm đưa vào nguồn tiếp nhận:
Lt=Qt*Ct*86,4
Trong đó:
- Lt (kg/ngày) là tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải;
- Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải max, ta có Qt=32m3/ng.đ=0,00037m3/s;
- Ct (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nước thải.
Tải lượng chất ô nhiễm trong nguồn nước sau khi đưa nước thải vào:
L=Ln+Lt=86,4 (Qs*Cs+Qt*Ct) = (Qs+Qt)*C*86,4
- C là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước sau khi đưa nước
thải vào.
Từ đó ta có:

C=(Qs*Cs+Qt*Ct)/(Qs+Qt)

Tính toán lưu lượng dòng chảy Qs: Qs=v*s (m3/s)
Trong đó:
- v là vận tốc dòng nước;
- s là tiết diện mặt cắt ngang dòng nước.
Tại thời điểm quan trắc ta đo được: vận tốc dòng nước v=0,1m/s; mực nước
là 0,2 m; chiều rộng mực nước là 2m.
Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

23


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

Thông số mương thoát: Chiều rộng đáy mương là 2m.

Từ đó ta tính được tiết diện mặt cắt ngang dòng nước:
s=2*0,2=0,4 (m2)
Qs=0,1*0,4=0,04 (m3/s)
Nồng độ C của các thông số được tính toán theo bảng sau:
Bảng 3.1. Bảng so sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước trước
và sau khi đưa nước thải Bệnh viện Thể thao Việt Nam vào
Thông
số
Ct (m3/s)
Cs (m3/s)
C (m3/s)

TSS
70
460
456,4

BOD5
50
280,5
278,3

COD
100
380,6
378

NH4+
8
8,37

8,3

NO345
60,41
60,26

PO437
3,51
3,54

Dầu
mỡ
16
2,15
2,27

Coliform
4.800
5.105
5.102

Từ bảng 3.1. ta thấy nồng độ của một số thông số ô nhiễm trong nguồn nước
tiếp nhận sau khi đưa nước thải của Khách sạn Đinh Gia vào có chiều hướng giảm
xuống như TSS, BOD5, COD, NH4+, NO3-, Coliform. Các thông số ô nhiễm còn lại
tuy nồng độ có gia tăng nhưng chỉ ở mức độ nhỏ. Như vậy có thể thấy rằng, nước
thải Khách sạn Đinh Gia có lưu lượng phát sinh nhỏ nên không những không gây
ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái mà còn có tác động tích cực trong việc cải
thiện chất lượng nguồn nước tiếp nhận.
3.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẾ ĐỘ THỦY VĂN DÒNG CHẢY


Lượng nước thải phát sinh tại khách sạn được thu gom, vận chuyển hoàn
toàn bằng hệ thống ống ngầm, nước thải sau xử lý chảy ra cống thoát nước thải
theo quy hoạch. Do đó, việc xả nước thải của khách sạn không gây tác động đến
chế độ thủy văn dòng chảy.
3.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP

Nước thải của khách sạn sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Mặt khác, nguồn
tiếp nhận nước thải là mương thoát nước thải chung theo quy hoạch của thành phố
Hà Nội, các yêu cầu về chất lượng nước không đòi hỏi quá cao. Vì vậy các tác
động gây ra có thể nói là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu nước thải khách sạn không
được xử lý triệt để sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận, từ đó gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, sự phát triển kinh tế xã hội khu
vực.

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

24


Đề án xả nước thải vào nguồn nước “Khách sạn Đinh Gia”

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ KHẮC PHỤC
SỰ CỐ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN DO XẢ NƯỚC THẢI.
4.1. KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU Ô NHIỄM VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của Khách sạn Đinh Gia

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cán bộ công
nhân viên Bộ phận môi trường về ý thức bảo vệ môi trường nước nói riêng và bảo

vệ môi trường nói chung.
- Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp thoát nước trong khu vực tránh rò rỉ ra ngoài
môi trường.
- Xây dựng chương trình giám sát, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý, 3
tháng/lần.
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát hiện
hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.
- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu
quả làm sạch của công trình. Một số loại chế phẩm có thể sử dụng như: BIO-S, men
xử lý bể phốt DW.98, chế phẩm sinh học xử lý hầm cầu BIO.PHỐT… đây là các
chế phẩm có thành phần là tập hợp nhiều vi sinh vật hữu hiệu, có hoạt lực cao, phân
giải nhanh các chất khó tiêu, cặn bã bể phốt như: Xellulo, Kitin, Pectin, Tinh Bột,
Protein, Lipit… , giảm chỉ số các chất ô nhiễm.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình giám sát môi trường hàng năm là biện pháp cần
thiết và bắt buộc đối với khách sạn để hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời xả
lượng nước thải không vượt quá lưu lượng xin phép đã thể hiện ở đề án này.
- Các bể xử lý nước thải được làm bê tông cốt thép, với công nghệ chống thấm, ống
dẫn chất thải của hệ thống xử lý được làm bằng ống chịu lực, ống nhựa chịu nhiệt
cao, tránh không rò rỉ ra ngoài.
4.1.2. Dự trù kinh phí và thời gian thực hiện kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm
nguồn nước thải

- Dự trù kinh phí xây dựng bể tự hoại 100.000.000 VNĐ, kinh phí cho quan trắc môi
trường nước định kỳ 12.000.000 VNĐ/năm.
- Dự trù thời gian thực hiện kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm trong nước thải: 2 năm.
4.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC VÀ KIỂM SOÁT NƯỚC THẢI VÀ NGUỒN
TIẾP NHẬN

- Quan trắc chất lượng nước: Quan trắc định kỳ với tần suất 4 lần/năm đối với nước
thải sau khi xử lý với các chỉ tiêu giám sát DO, BOD5, COD, pH, SS, NH4+, NO2-,

Chủ cơ sở: Hợp tác xã Đinh Gia
Đơn vị tư vấn:

25


×