Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập BIẾN đổi KHÍ hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.05 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LỚP ĐH4QB
Câu 1: Phân biệt các khái niệm thời tiết, khí hậu, dao động khí hậu và biến đổi khí
hậu. Cho ví dụ minh họa?
-Thời tiết: là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong thời
gian ngắn nhất định, không có quy luật.
Ví dụ: Ngày 22/11/2015 tại Hà Nội trời có mưa.
-Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 khu vực rộng lớn (quốc gia,
châu lục,…) trong thời gian dài và có tính quy luật.
Ví dụ: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
- Dao động khí hậu: là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên
quy mô thời gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ.
Ví dụ: Hạn hán, lũ lụt kéo dài và các điều kiện khác do chu kỳ El Nino và La Nina
gây ra.
- Biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập
kỷ hay hàng triệu năm, có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay trên toàn Địa
Cầu. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí
hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu
Ví dụ: Một trong các biểu hiện của biến đổi khí hậu là hiện tượng băng tan dẫn tới
nước biển dâng.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chế độ bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam? Vai trò của bức xạ
Mặt
Trời
với
thời
tiết

khí
hậu?


- Đặc điểm chế độ bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam:
Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng Mặt Trời, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến
23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số
tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm 2.năm. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt
trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, và
vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt
trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng
20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng
1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào
khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.
-Vai trò của bức xạ Mặt Trời với thời tiết và khí hậu:
Bức xạ Mặt Trờicó vai trò quan trọng trong việc ấn định khí hậu và các kiểu thời tiết
khác nhau. Khí hậu được hình thành là do sự tương tác giữa các thành phần của khí
quyển, của bề mặt Trái đất dưới tác động của năng lượng bức xạ Mặt trời.
1


Câu 3:Trình bày đặc điểm chung của hoàn lưu khí quyển? Vai trò của hoàn lưu ảnh
hưởng đến thời tiết và khí hậu ntn?
Đặc điểm chung vủa hoàn lưu khí quyển
- Hệ thống các dòng ko khí trên trái đất quy mô lục địa và đại dương được gọi là hoàn
lưu chung khí quyển.
* Đới khí áp và đới gió mặt đất : nếu coi như ko có sự phân biệt lục địa và biển ta sẽ
có được những đới khí áp và đới gió hành tinh
+ Đới gió mặt đất cũng liên quan với các dòng hoàn lưu theo chiều thẳng đứng. Ở
miền nhiệt đới mỗi bán cầu là vòng hoàn lưu Hadlay
Cơ chế: do năng lực bức xạ ở lân cận bức xạ nhận được nhiều => quá trình bốc hơi
lớn => dòng đối lưu mạnh + độ ẩm cao tạo ra mây đối lưu=> mưa lớn trên diện rộng ;
mưa xuống, bốc hơi => khô và lạnh xuống 30’B.
*Đới khí áp và đới trên cao:

+ Trên cao phân bố khí áp đơn giản hơn so với mặt đất.
Vai trò của hoàn lưu ảnh hưởng đến KH, TT:
Như đã biết, khí hậu được hình thành là do sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa
bức xạ Mặt trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm.
+ Mọi quá trình khí quyển đều chịu ảnh hưởng của vũ trụ ở phía trên cũng như từ
mặt đất, từ phía dưới. Nguồn năng lượng chủ yếu của các quá trình khí quyển là
bức xạ Mặt trời. Dòng bức xạ này truyền tới Trái đất qua không gian vũ trụ. Chính
dòng bức xạ mặt trời biến thành nhiệt trong khí quyển và trên mặt đất, thành năng
lượng của các chuy ển động và những năng lượng khác. Dòng bức xạ Mặt trời đốt
nóng mặt đất nhiều hơn đốt nóng không khí, chỉ sau đó giữa mặt đất và khí quyển
mới xảy ra quá trình trao đổi nhiệt cũng như trao đổi nước một cách mạnh mẽ.
+ Cấu trúc và hình dạng của mặt đất cũng có ảnh hưởng đến chuyển động không
khí. Những tính chất quang học và trạng thái điện của khí quyển ở mức độ nhất định
cũng chịu ảnh hưởng của mặt đất (hiện tượng đốt nóng, nhiễm bụi).
+ Sự tồn tại của khí quyển còn là nhân tố quan trọng đối với những quá trình vật
lí xảy ra trên mặt đất (trong thổ nhưỡng) và các lớp trên cùng của vùng chứa nước
(chẳng hạn như hiện tượng xói mòn do gió, các dòng biển và sóng biển do gió, sự
hình thành và tan đi của lớp tuyết phủ và nhiều hiện tượng khác) cũng như đối với
cuộc sống trên Trái đất.
+ Bức xạ cực tím và bức xạ hạt của Mặt trời (những dòng hạt cơ bản mang điện)
gây nên những tác động quang hoá mạnh mẽ đối với khí quyển, đặc biệt là trong các
lớp khí quyển trên cao. Bức xạ cực tím và bức xạ hạt biến đổi đáng kể theo thời gian
phụ thuộc vào hoạt động của Mặt trời, tức là phụ thuộc vào những quá trình vật lí trên
Mặt trời.
Những quá trình đó liên quan với sự biến đổi lượng vết đen Mặt trời. Do đó, trạng
thái của các tầng cao khí quyển, lượng ozon, tính ion hoá, độ dẫn điện,...cũng biến
đổi.
Những sự biến đổi này lại ảnh hưởng đến trạng thái của các tầng khí quyển nằm
dưới, tức là ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu.
2



Câu 4:Trình bày hoàn lưu chung khí quyển? Vai trò của đại dương đối với khí hậu
ntn?
Đặc điểm (như câu 3)
Vai trò của đại dương đối với khí hậu:
- Là nguồn chính cung cấp hơi nước và nhiệ độ cho khí quyển.
- Là cái nồi hơi điều khiển chu trình nước toàn cầu.
- Tạo ra tính quán tính nhiệt lớn cho hệ thống khí hậu trên quy mô thời gian hàng
tuần đến hàng thế kỉ.
- Khả năng tích lũy nhiệt lớn của đại dương làm giảm biên độ chu trình của nhiệt độ
bề mặt.
- Sự vận chuyển năng lượng từ xích đạo về cực làm giảm Gradient nhiệt độ từ cực
đến xích đạo.
- Vận chuyển năng lượng theo phương ngang và phương thẳng đứng có thể điều
chỉnh nhiệt độ bề mặt biển địa phương.
- Tác động gián tiếp đến khí hậu thông qua quá trình hóa học và sinh học.
- Là nơi hấp thụ khí CO2 và làm giảm khí CO2 vào nhà kính.
Câu 5: Gió mùa là gì? Cơ chế hình thành gió mùa? Đặc điểm của gió mùa VN?
Định nghĩa:
Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí quyển trên một phạm vi đáng kể
của bề mặt Trái Đất, trong đó ở mọi nơi trong khu vực gió mùa, gió thịnh hành
chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa
hè sang mùa đông.
Cơ chế:
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc
hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió
mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí
lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông
Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời
tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển
và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và
hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc
cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ,
trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
3


- Gió mùa mùa hạ:
Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào
Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng
tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối
khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán
cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên
nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây
Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân
chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc
Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Câu 6: Trình bày đặc điểm của hoàn lưu gió đất- biển? Vai trò của hoàn lưu gió đấtbiển đối với khí hậu của VN ntn?
Đặc điểm của hoàn lưu gió đất- biển:

Gió đất-biển thường quan sát được trong những ngày trời quan ở bờ biển, ban
ngày gió thổi từ biển vào đất liền, được gọi là gió biển. Ban đêm gió thổi từ đất liền
ra biển, được gọi là gió đất.
Gió biển thường thịnh hành vào những giờ ban ngày, mạnh nhất là vào buổi trưa.
Khi mặt trời lặn, gió biển yếu đi rồi được thay thế bằng gió đất. Gió đất được duy trì
suốt đêm cho tới sáng hôm sau, sau khi mặt trời mọc.
Nguyên nhân gây ra gió đất – biển là sự chênh lệch nhiệt độ không khi trên biển
và đất liền, nhờ đó xuất hiện hoàn lưu nhiệt thẳng đứng. Vào ban ngày bề mặt đát
nóng hơn bề mặt nước biển, không khí trên đất liền dãn nở và bốc lên cao, không khí
lạnh hơn từ ngoài biển thổi vào thế chỗ cho không khí nong trên đất liền, không khí
nóng khi lên cao sẽ thổi ra biển rồi giáng xuống thế chỗ cho không khí lạnh hơn ở
trên biển. Như vậy, theo quy luật hoàn lưu nhiệt độ, ở đây hình thành một hoàn lưu
khép kín. Vào ban đêm, gió đật diễn ra với quy trình hoàn toàn ngược lại. Gió đất –
biển thể hiện rõ ở vùnh nhiệt đới, nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao. Sự thay thế lẫn
nhau giữa gió đật vào gió biển trong một ngày đêm được lặp lại đều đặn.
Vào ban ngày sự khác nhau về nhiệt lớn hơn vào ban đêm nên gió biển thường
mạnh hơn gió đất
Gió biển
Gió đất
Cao

3000m

250m
4


Xa

100km


5km

Câu 7 : Xoáy thuận nhiệt đới là gì ? Điều kiện hình thành và ảnh hưởng của nó tại
Việt Nam
- Khái niệm: Xoáy thuận nhiệt đới là một hệ thống khí áp thấp ở vùng nhiệt đới. Áp
suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn rất nhiều so với xung
quanh. Vùng có khí áp nhỏ nhất được gọi là tâm. Ở Bắc Bán Cầu xoáy thuận nhiệt
đới có hoàn lưu gió xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, ngược lại ở
Nam Bán Cầu gió xoáy vào tâm theo hướng thuận chiều kim đồng hồ.
* Điều kiện hình thành: Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận
lợi của bề mặt khí quyển như khí áp, nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu
nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên biển nhiệt đới thường hay xuất
hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí
áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng
thăng động ( bốc lên cao ).
Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực
Coriolis nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió
xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình
thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam, lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên
phải so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận nhiệt đới. Điều này cũng
diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược chiều nhau ở
hai bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front ở các vùng khí hậu ôn đới.
* Ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới
Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trong khu vực vừa chịu khô hạn thì sẽ cung cấp
lượng nước lớn giúp khu vực thoát khỏi tình trạng hạn hán . Tuy nhiên xoáy thuận
nhiệt đới với tốc độ gió lớn có thể có tố lốc ,không chỉ phá hoại cây cối cuốn trôi sinh
vật mà còn thiệt hại về người và của.
Bão phá hủy mùa màng của người dân : Việt nam là nước có nền nông nghiệp
chiếm 60% dân số . Khi đổ bộ vào đất liền bão sẽ gây hậu quả cho người nông dân

ven biển phá hoại các khu nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra bão mang theo lũ lụt nhiều
nơi ngập úng mùa màng, đối với các vùng công nghiệp lâu năm như ở tây nguyên thì
gió mạnh làm đổ cây cối làm ô nhiễm hệ sinh thái môi trường.
Sức gió mạnh gió gật có sức tàn phá lớn làm sập đổ nhà cửa ,cuốn trôi các ngôi
nhà vật dụng người dân phần lớn tập trung tại các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ .
5


Và ảnh hưởng lớn nhất của bão là thiệt hại về người . Mỗi năm có 400 người chết và
mất tích do hoạt động và tần xuất của các cơn bão
Câu 8 : Trình bày đặc điểm phân bố gió trên lãnh hải VN ? Cường độ gió thay đổi
như thế nào trong thời kỳ mùa đông và hè ?
- Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu á, là nơi giao tranh của các
khối khí hoạt độngtheo mùa.
- Có hai gió mùa chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.
- Gió mùa đông:
+ Hoạt động thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với đặc điểm chung là
lạnh và khô
+ Nửa đầu mùa đông , không khí lạnh từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta nên
lạnh và khô.
+ Nửa sau mùa đông, không khí lạnh di chuyển ra phía biển rồi mới vào nước ta nên
bớt lạnh khô. Ven biển và đồng bằng sông Hồng có mưa phùn nhỏ.
+ Gió mùa đông làm cho khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 oB có mùa đông lạnh, có 3
tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20 oC. Số tháng lạnh và độ lạnh giảm dần về
phía nam. Huế không có tháng nào lạnh dưới 20oC.
- Gió mùa hạ:
+ Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm với đặc điểm cơ bản là náng ẩm.
+ Vào nửa đầu mùa hạ, gió tây nam từ cao áp ở tây Ấn Độ Dương vào nước ta gây
mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ và khô nóng cho Duyên Hải Miền Trung, đặc biệt
là Bắc Trung Bộ, phía nam khu vực Tây Bắc làm thời tiết rất nóng khô, nhiệt độ tới

37oC và độ ẩm giảm xuống dưới 50%.
+ Nửa sau mùa hạ gió từ cao áp ở nam Thái Bình Dương vào nước ta kết hợp cùng
hội tụ nhiệt đới gây mưa cho toàn quốc.
Câu 9: Trình bày đặc điểm của phân bố nhiệt độ bề mặt nước biển?Vai trò phân bố
nhiệt độ bề mặt nước biển chi phối đếnt hòi tiết và khí hậu ntn?
Lớp mặt này có nhiệt độ tương đối đồng nhất và có chiều dày từ vài chục đến vài
trăm mét tuỳ vào mức độ xáo trộn của biển. Sâu hơn là tầng nước có nhiệt độ thay đổi
nhanh theo độ sâu (Lớp đột biến về nhiệt độ hay lớp nêm nhiệt). Cuối cùng là lớp
nước sâu của biển có nhiệt độ tương đối ổn định.
Dòng nhiệt tổng cộng trung bình năm có hướng từ không khí vào nước biển. Phần
lớn thời gian trong năm nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ nước biển: biển nhận
nhiệt từ khí quyển. Chỉ từ giữa tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ nước mặt biển cao hơn
nhiệt độ không khí: biển nhường nhiệt cho khí quyển. Chính vì vậy biến trình nhiệt
độ năm của nước biển có tính chất bất đối xứng rõ rệt với thời gian bị sưởi nóng lớn
hơn nhiều so với thời gian thời gian nguội đi Nhiệt độ nước bề mặt có giá trị cực tiểu
(25OC) vào tháng 1, sau đó bắt đầu tăng và đạt giá trị cực đại
6


(30 o C) vào tháng 7-8. Ở các lớp nước sâu dao động nhiệt độ lệch pha đáng kể so
với dao động trên mặt. Nếu nhiệt độ cực đại trên mặt quan sát thấy vào thời gian nói
trên, thì ở độ sâu 50 m nó đạt được vào khoảng tháng 12-1, còn ở 100 m – vào tháng
2-3
- Vai trò:
+ Tăng quá trình bốc hơi tại bề mặt nước biển làm cho quá trình tuần hoàn nước diễn
ra ,phân phối và diều chỉnh lượng mưa trên Trái Đất .
+ Điều hòa nhiệt độ cân bằng , điều hòa khí hậu ổn định ,giúp giảm độ gay gắt vào
những ngày nắng nóng.
+ Điều hòa các dòng hải lưu
+ Ảnh hưởng trực tiếp tới thòi tiết

Câu 10: Biểu hiện khí hậu trên Thế Giới.
1. Biến đổi trong băng quyển.
- Sự thay đổi của băng quyển gây ra những thay đổi với các dòng thông lượng ẩm
năng lượng ẩm và năng lượng ,có vai trò quan trọng trong tiến trình năng lượng khí
hậu
- Ở quy mô khu vực, sự thay đổi của các núi tuyết , sông năng và các chòm năng
đống vai trò quan trọng trong việc thay đổi lượng nước ngọt
- Do băng tan chảy ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định , do vậy băng là một đối tượng
chịu ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu
- Các quan trắc và phân tích vè băng quyển đã tốt hơn rất nhiều so với TAR-> tăng sự
hiểu biết về sự thay đổi của băng quyển , bao gồm cả việc góp phần vào mứ tăng mực
nước biển.
2. Biến đổi độ phủ tuyết.
- Trong thế kỷ 20,sông băng và chòm băng đã tan nhiều và là nguyên nhân của mực
nước biển dâng.
- Tan sông băng và chỏm băng (không tính đến Greenland và Nam Cực ) uwocs tính
làm tăng mực nước biển tương đương khoảng 0,5±0,18 mm/năm trong giai đoạn
1961-2003 và 0,77±0,22mm/năm trong giai đoạn 1991-2003.
- Ngày đóng băng của các sông và hồ năng ở Bắc Bán cầu đến muộn hơn với tốc độ
trễ 5,8±1,9 ngày /thế kỷ. Ngày tan băng lại sớm hơn với tốc độ sớm khoảng 6,5±1,5
ngày/thế kỷ
3. Biến đổi của băng quyển.
- Băng biển của bắc bán cầu đã giảm khỏng 2,7±0,6% thập kỷ từ 1978
- Tốc độ giảm trong mùa hè lớn hơn trong mùa đông .Vòa mùa hè tốc độ giảm
khoảng 7,4±2,4% thập kỷ.
4. Greenland và Nam Cực
- Greenland: Biến đổi nhiệt độ cao bề mặt của greenland.
7



- Băng Greenland mất khoảng -50 đến -100 Gt/ năm, lammf mực nước biển tăng
tương đương khoảng 0,14 đến 0,18mm/năm trong giai đoạn 1993-2003
* Nam Cực
- Cân bằng khối lượng băng biển thay đổi tăng từ +50Gt/năm đến giảm -200Gt/năm
(tương đương với giảm -0,27 đến tăng +0,56 mm/năm) giai đoạn 1961-2003.
- Tăng +50Gt/năm đến giảm -200Gt/năm (tương đương với giảm -0,14 đến tăng
+0,55mm/năm mược nước biển).
5. Biến đổi trong mặt đất bị đóng băng
- Đất đóng băng vĩnh cửu và đất đóng băng theo mùa thể hiện sự biến đổi lớn ở nhiều
khu vực trong các thập kỷ gần đây.
- Biến đổi của các đk đóng băng vĩnh cửu có thể làm ảnh hưởng đến sông suối , cấp
nước , trao đổi cacbon,ổn định địa hình và có thể gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng.
6. Biến đổi trong đai dương
- Đại dương toàn cầu đã ấm lên từ 1955, chiếm đến 80% của sự biến đổi năng lượng
của hệ thống trái đất.
7. Biến đổi trong nhiệt dung Đại Dương.
- Nóng lên ở lớp trên 700m của đại dương là phổ biến trên các đại dương toàn cầu
- Đại dương ấm lên ở phía nam của 45N
- Ấm lên xâm nhập sâu hơn ở Đại Tây Dương hơn là TBD và Ấn Độ Dương.
- Một số vùng rọng lớn của đại dương đang lạnh đi.
8. Biến đổi các điều kiện sinh hóa và độ mặn
- Sự hấp thụ cacbon nhân tạo từ 1970 đã làm đại dương nhiều axit hơn,với sự giảm
độ pH bề mặt trung bình 0,1 đơn vị.
- Các quan trắc ph tại một số trạm trong 20 năm qua đã chỉ ra xu hiwuwowngs giảm
pH với tốc độ khoảng 0,02 đơn vị /thập kỉ.
9.Biến đổi các điều kiện sinh hóa và độ mặn
- Mật độ oxy trong lớp niêm nhiệt (~100-1000,m) giảm trong hầu hết các đại dương
năm 1970 và 1995.
10. Biến đổi mực bước biển.
- Trong giai đoạn 1961-20033,mặc nước biển tăng trung bình tính toán từ các trạm đo

là 1,8 0,5mm/năm.
- Nguyên nhân chính của sự thay đổimực nước biển:
+ Giãn nở nhiệt :đóng góp cho giai đọa 1961-2003 là 0,42 0,12mm/năm,với những
thay đổi thập kỷ rõ rệt
+ Trao đổi nước với các thành phần khác của hệ thống khí quyển :đóng góp từ sông
băng ,chổm băng ,tảng băng là 0,7

0,5 mm/năm.

Câu 11: Trình bày các phương pháp đánh giá biến đổi khí hậu trong quá khứ (cổ khí
hậu - khí hậu trước quan trắc)?
8


*Các thông tin khí hậu trực tiếp: Các tài liệu cổ, các tác phẩm nghệ thuật
*Các thông tin khí hậu gián tiếp:
-Phép đo tuổi: Phóng xạ: đo tuổi dựa vào các nguyên tử không bền phân rã theo tốc
độ biết trc (tốc độ bán rã) như 14C, U-th, 210Pb,…
+Vân cây
+San hô
San hô phát triển vùng nước nông
San hô nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ và độ mặn của đại dương.
Xác định độ tuổi của san hô -> xây dựng đc các thông tin chi tiết về điều kiện khí
hậu đã biến đổi ntn từ vài triệu năm trc
+Trầm tích
Trầm tích hồ:
Lưu trữ thông tin biến đổi khí hậu trong đất liền
Sinh vật phù du
Phấn hoa
Các mẫu phấn hoa trong trầm tích => thông tin về loài

Thực vật thịnh hành trong quá khứ => thông tin khí hậu
Biến đổi của thực vật
Trầm tích đại dương:
+Hang động
 Xem xét việc tạo thành Calcium Cacbonat (CaCO3)
 Có thể nhận đc thông tin vài chục ngàn năm liên tục dựa vào 18O:
Đc sử dụng để tái tạo cổ khí hậu
Thể hiện nước ngầm và giáng thủy trong khu vực
+Nhân băng
 Ưu điểm: Chính xác và có độ tin cậy hơn nhiều so với mẫu trầm tích biển
 Đặc điểm:
Không khí bị giữ trong tuyết khi chúng rơi xuống và tồn tại ở dạng các bong bong
nhỏ duới các lớp băng bị nén chặt.
Sự phân lớp của băng theo chu kì các mùa trong năm theo dữ liệu lõi băng.
Sự thay đổi bề dày dùng để xác định giáng thủy và nhiệt độ.
Biến động của hàm lượng oxy-18 trong các lớp băng đặc trưng cho các biến động
nhiệt độ trung bình của đại dương.
Phấn hoa trong lõi băng có thể sử dụng để suy đoán các loài thực vật
9


Tro núi lửa cũng có mặt trong một số lớp băng có thể sử dụng để xác định thời gian
hình thành lớp trầm tích đó.
Câu 12: Trình bày nguyên nhân của biến đổi khí hậu? Lý giải biến đổi khí hậu trong
quá khứ và hiện tại?
*Nguyên nhân biến đổi khí hậu:
Sự gia tăng khí nhà kính( CO2, NO2, NO, N2O, CH4, H2O, CFC,…)
-Sự biến đổi tự nhiên:
+ Sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái đất
+ Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất: Sự trôi dạt lục địa, các

quá trình vận động tạo sơn, sự phun trào núi lửa,...
+ Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất: Từ
khi Trái đất hình thành cho đến nay (khoảng 5 tỷ năm) độ chói của mặt trời tăng
khoảng 30%
-Do hoạt động của con người:
+ Sinh hoạt: đốt than tổ ong
+ Giao thông: xe máy, ô tô,… thải khí
+ Công nghiệp: Sử dụng nhiên liệu hóa thạch( tăng CO 2), hoạt động xả
khí thải,..
+ Nông nghiệp: cháy rừng, phun thuốc trừ sâu,..
*Lý giải biến đổi khí hậu trong quá khứ và hiện tại:
- Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần
xẩy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời
kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng.
- Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn
ấm lên của thời kỳ gian băng.
- Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này,ta thấy có 2 nguyên nhân chủ
yếu sau:
+ Tự nhiên: do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ
đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự
thay đổi trong thành phần khí quyển.
+ Con người( sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính).
Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự
cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng
nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính
lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt
lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí CO 2 còn có một số khí khác
cũng được gọi chung là khí nhà kính như NO x, CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh
10



mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ,
than đá..) sẽ khiến cho nhiệt độ toàn cầu gia tăng từ 1,4oC- 5,8oC từ năm 1990- 2100.
- Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu
hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện
tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài…
dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia
súc, gia cầm…
- Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây:
gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô
hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và
phá huỷ hệ sinh thái.
Câu 13: Kịch bản là gì? So sánh sự khác nhau của các loại kịch bản SA90, IS92,
SRES?
Khái niệm kịch bản phát thải KNK:
Kịch bản là hình ảnh của tương lai. Kịch bản không phải là kết quả dự đoán hay dự
báo. Mỗi kịch bản là 1 bức tranh tưởng tượng dựa trên những suy luận có căn cứ
khoa học về sự phát triển của tương lai có thể xảy ra.
Kịch bản phát thải là công cụ hữu hiệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên
tình trạng phát thải , từ đó đưa ra những “viễn cảnh” để lựa chọn cho tương lai.
So sánh sự khác nhau của các loại kịch bản SA90, IS92, SRES:
IPCC đã xây dựng, phát triển và đã công bố các kịch bản vào các năm 1990, 1992,
2000.
Kịch bản sớm nhất là SA90 (1990 IPCC Scenario A), tiếp theo là bộ kịch bản IS92
(IS92a-IS92f) được đưa ra năm 1992, và bộ các kịch bản SRES (Special Report on
Emissions Scenarios) được ban hành chính thức năm 2000.
Kịch bản SA90 gồm 4 họ A, B, C, D.
Kịch bản IS92 gồm 6 họ, từ IS92a đến IS92f, được đưa ra vào năm 1992.
Kịch bản SRES gồm 4 họ kịch bản gốc A1, A2, B1 và B2, trong đó họ A1 được
chia thành A1B, A1T và A1FI, tổng cộng thành 6 họ.

Câu 14: Trình bày cách đánh giá tác động của biến đổi khí hậu? Cho ví dụ minh họa.
Xác định kịch bản biến đổi khí hậu
- Xác định các kịch bản pháttriển kinh tế - xã hội
- Xác định các ngành/ đối tượng
- Xác định loại hình tác động chính
- Đánh giá khả năng tác động theo từng kịch bản
- Đánh giá mức độ tổn thất
- Đánh giá mức độ rủi ro
- Đánh giá năng lực thích ứng
- Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương
11


Ví dụ minh họa:
Xác định các biện pháp thích ứng
TTDBTT chọn lọc cần
Hệ thống
các hành động thích
ứng
Tài nguyên nước •
Thay đổi khối
lượng nước và chất
lượng nước

Biến động dòng
chảy hàng năm

Gia tăng tần
suất lũ cực đoan và
tình hình ngập lụt


Lựa chọn thích ứng

Cơ quan liên quan


Xây dựng và cải
tạo hệ thống kênh
mương

Cải tạo hệ thống
đê kè

Xác định nguy
cơ ngập lụt

Thúc đẩy phát
triển hồ chứa – thủy
điện

Bộ Tài nguyên và
Môi trường; các
bộ/ngành
liên
quan: bộ nông
nghiệp và phát
triển nông thôn

Câu 15: Trình bày các tác động của biến đổi khí hậu lên các lĩnh vực, ngành.
1) Tác động đến sản xuất lương thực

- Năng suất một số cây lương thực dự kiến tăng nhẹ trên Biến đổi khí hậu và tác động
ở Việt Nam các vĩ độ cao, vĩ độ trung bình với nhiệt độ tăng 1 – 30C.
- Trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu vực nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ tăng
1 – 20C, năng suất lương thực dự kiến giảm đi.
2) Tác động đến đới bờ biển
- Đới bờ biển chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do nạn xói lở. Hiệu ứng này được
khuếch trương khi gia tăng các áp lực nhân sinh khác.
- Hàng năm, nhiều triệu dân chịu ngập lụt do nước biển dâng, nhất là những vùng
thấp đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ.
3) Tác động đến công nghiệp và cư dân
- Nhiều khu công nghiệp, khu cư dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy
cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH.
- Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng nhiều thiên tai, có thể gặp nhiều rủi
ro và tổn thất nghiêm trọng.
4) Tác động đến sức khỏe
- Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút, thậm chí sa sút nghiêm trọng.
- Biến đổi khí hậu tuy mang lại một vài lợi ích cho một số vùng ôn đới, chẳng hạn
giảm bớt tử vong do lạnh, song phổ biến vẫn là ảnh hưởng tiêu cực, do nhiệt độ tăng
lên.
5) Tác động đến nguồn nước
12


- Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng
khu vực cũng như từng lưu vực.
- Trên qui mô toàn cầu, biến đổi khí hậu khuếch đại nguy Biến đổi khí hậu và tác
động ở Việt Nam 90 cơ thiếu nước. Trên qui mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất
nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ.
- Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy giảm
vào giữa thế kỉ ở các vùng có vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm những vùng

đông dân ở Đông Á và giảm 10-30% ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt
đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc hơi tăng.
- Nguy cơ lụt lội gia tăng là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và
chất lượng nước. Sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như
hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững.
Câu 16: Trình bày các giải pháp chiến lược thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu tại
Việt Nam
I. Giải pháp chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực
1. Giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong năng lượng
a) Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực cung ứng năng lượng
- Chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí đốt trong các nhà máy sản xuất điện.
- Tăng cường sử dụng năng lượng thay thế.
- Giảm tổn thất và tiêu hao trong truyền tải điện.
b) Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng
- Sử dụng điện tiết kiệm trong sinh hoạt đời sống thường ngày của gia đình.
- Sử dụng thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện hiệu quả hơn và tiết kiệm ở cơ quan,
công sở,… quy định sử dụng điện hợp lý hơn trong các tòa nhà ở và tòa nhà thương
mại
- Sử dụng nồi hơi, động cơ, lò nung sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, cải tiến hoạt
động quản lý năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng trong hoạt động công
nghiệp.
- Thu hồi nhiệt dư, chuyển đổi nhiên liệu, tái chế và thay thế nguyên liệu trong các
ngành sử dụng nhiều năng lượng (sắt, thép, xi măng, giấy, hóa chất,…).
- Sử dụng phương tiện có hiệu quả nhiên liệu cao hơn, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu
sạch hơn trong ngành giao thông, sử dụng động cơ điện trong giao thông đường bộ,…
- Từng bước chuyển đổi phương thức đi lại, từ đường bộ sang đường sắt, từ phương
tiện cá nhân sang công cộng,…
- Quyhoạchgiaothônghợplýhơn.
- Quyhoạchchiếu sang côngcộnghợplýhơn.
2. Giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp

- Hạn chế khai phá rừng, trồng rừng và tái tạo rừng
- Phòng chống cháy rừng có hiệu quả
13


3. Giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
a) Giảm phát thải KNK trong quản lý và cải thiện kỹ thuật nông nghiệp
- Cải tiến quản lý tưới tiêu lúa nước.
- Cải tiến quản lý chăn nuôi gia súc.
- Cải tiến chế độ bón phân các loại.
- Bồi dưỡng đất hữu cơ bị mất dinh dưỡng.
- Bồi hoàn và phục dưỡng đất thoái hóa các loại.
b) Giải pháp sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học
- Phân tích các quan hệ giữa BĐKH và an ninh lương thực.
- Quy hoạch cây trồng và mùa vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.
- Quy hoạch vùng chế biến nhiên liệu sinh học.
- Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.
II. Giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực
1. Giải pháp thích ứng trong tài nguyên nước
- Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi
- Bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục đích
- Xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực
- Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm
- Tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước
- Từng bước tổ chức chống xâm nhập mặn
2.Giải pháp thích ứng trong nông nghiệp
- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH
- Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh
- Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp
- Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán

3.Giải pháp thích ứng trong lâm nghiệp
- Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng
ngập mặn
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên
- Tổ chức phòng chống cháy rừng có hiệu quả
- Nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ
- Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm, lựa chọn và nhân giống cây trồng thích hợp với
từng địa phương
4. Giải pháp thích ứng trong thủy sản
a) Thích ứng với BĐKH trên đới bờ biển và trong nghề cá biển
- Xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp cùng bờ biển.
- Từng bước củng cố và xây dựng mới đê biển.
- Quy hoạch lại nghề đánh cá.
- Hoàn chỉnh kế hoạch đánh bắt trong hoàn cảnh BĐKH .
14


- Bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống ngư dân.
b) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế thủy sản
- Tính toán chi phí lợi ích trong các giải pháp thích ứng với BĐKH
- Điều chỉnh các hoạt động thích ứng trong từng thời kỳ hay giai đoạn.
- Phối hợp các ngành quốc phòng, an ninh và kinh tế nâng cao bảo vệ thế mạnh của
kinh tế thủy sản và kinh tế biển trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội.
c) Thích ứng với BĐKH trong nghề cá nước ngọt và nước lợ
- Quy hoạch lại vùng cá nước ngọt và nước lợ.
- Phối hợp các ngành liên quan hoàn thiện kế hoạch quản lý tài nguyên nước.
- Xây dựng lại các vùng cá nước ngọt và nước lợ trong hoàn cảnh BĐKH.
- Không ngừng hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
- Chăm lo đời sống ngư dân và bảo vệ môi trường
5. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải.

- Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải phù hợp
với tình hình BĐKH
- Nâng cấp và cải tạo các công trình năng lượng, công nghiệp và giao thông vận tải
trên các địa bàn xung yếu
6. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong y tế và sức khỏe cộng đồng
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế cộng đồng
- Xây dựng chương trình tăng cường sức khỏe cải thiện môi trường kiểm soát dịch
bệnhứng phó với BĐKH
7. Thích ứng biến đổi khí hậu trong du lịch
- Điều chỉnh quy hoạch và các hoạt động du lịch biển
- Điều chỉnh quy hoạch và các hoạt động du lịch sinh thái và du lịch núi cao
Câu 17: Giải thích các thuật ngữ “Rò rỉ cácbon theo nghị định thư Kyoto và điều
chỉnh biên giới cácbon”.
Rò rỉ cácbon (Cacbon leakage)
• Là việc chuyển các cơ sở sản xuất từ các nước PT sang các nước ĐPT vì thế tổng
lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu không giảm.
• Để giảm phát thải trong nước, các nước PT đã chuyển các cơ sở sản xuất ra nước
ngoài. Lượng phát thải cân bằng trong thương mại (Balance Emission Embodied in
Trade) của các nước ĐPT tăng, nhưng giảm ở nước PT.
• Áp lực ngày càng lớn buộc các nước ĐPT phải giảm phát thải, dù rằng việc tăng là
do sản xuất mở rộng để phục vụ nước PT.
Điều chỉnh biên giới cácbon (Border Carbon Adjustment, BCA)
• Mục đích: tạo ra sự cân bằng về sân chơi cho các nhà sản xuất của các nước PT đối
với hàng hóa nhập từ các nước ĐPT không có quy định nghiêm ngặt về phát thải.
15


• Sử dụng BCA nhằm nội luật hóa hàng hóa sản xuất ngoài nước. Áp dụng BCA buộc
các nước ĐPT, vốn không gây phát thải trong quá khứ, phải gánh trách nhiệm giảm
phát thải ngay lập tức.

• Các nước ĐPT xuất khẩu hàng hóa là nước nghèo, bị tác động của BĐKH, của nhu
cầu tiêu dùng hoặc chấp nhận mức giá định sẵn. Sản phẩm phục vụ người tiêu dùng ở
các nước PT, nhưng phải chịu gánh nặng thuế của BCA.
• Vậy BCA là công cụ để nhấc gánh nặng lịch sử của những nước PT.
• Châu Âu dự kiến đưa rào cản này nhằm giải quyết vấn đề ưu thế so sánh về giá của
hàng hóa nhập khẩu từ các nước ĐPT.
• Mỹ đang cân nhắc sử dụng BCA trong dự thảo Luật BĐKH.

16



×