Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Xây dựng tuyến đường đê bao ứng phó biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 27 trang )

Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
MỤC LỤC
THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 3
I. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 4
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 4
Tổng quan 4
Báo cáo đề xuất dự án: 5
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN
THƠ 5
2.1. Điều kiện tự nhiên 5
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 8
2.3. Căn cứ của dự án 9
3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 11
4. QUY HOẠCH KHU VỰC DỰ ÁN 11
5. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH SÓC TRĂNG 12
Thực trạng biến đổi khí hậu thủy văn và sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng tại Sóc Trăng.12
6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 15
ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN 16
1. PHẠM VI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ QUY MÔ XÂY DỰNG 16
1.1 Phạm vi thực hiện 16
1.2 Quy mô xây dựng: 17
2. CÁC CẤU PHẦN CỦA DỰ ÁN 17
3. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 17
1.1 Hạng mục 1: 17
19
1.2 Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng mặt bằng 19
1.3 Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án 20
II. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH 21
1.1 Tổng mức đầu tư 21
1.2 Khái toán các hạng mục đầu tư 21
1.3 Nguồn vốn và cách thức quản lý 22


1.4 Phân kỳ đầu tư: 22
III. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN 24
4.1 Phương thức tổ chức quản lý 24
4.2 Quản lý thực hiện dự án 24
4.3 Trách nhiệm các bên 24
4.4 Tiến độ thực hiện 25
IV. CÁC KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 26
5.1 Hiệu quả kinh tế 26
Báo cáo đề xuất 1
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
5.2 Hiệu quả xã hội 26
5.3 Hiệu quả môi trường 27
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
Báo cáo đề xuất 2
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án Xây dựng các tuyến đường cứu hộ - Ứng phó với biến đổi khí hậu
tỉnh Sóc Trăng.
2. Mã Ngành dự án: 37 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007)
3. Cơ quan chủ quản: Ủy Ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
a) Địa chỉ: Số 1, đường Châu Văn Tiếp, phường 2, TP Sóc Trăng.
b) Số điện thoại: (0793) 822339 Fax: (0793) 820473
c) Email: phonghanhchinh-soctrang.chinhphu.vn
4. Chủ dự án: Sở xây dựng tỉnh Sóc Trăng
a) Địa chỉ liên lạc: Số 12, đường Châu Văn Tiếp, phường 2, TP.Sóc Trăng
b) Số điện thoại: 0793.821133.
c) Email:
5. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 03 năm (01 năm chuẩn bị đầu tư, 02 năm xây
dựng). Từ năm 2012 đến hết 2014.
6. Địa điểm thực hiện dự án: thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc trăng

7. Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư cho dự án : 1.480.000 USD
8. Nguồn vốn cho dự án: Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-
RCC) và vốn đối ứng của tỉnh Sóc Trăng
10. Hính thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
11. Hiệu quả dự án:
 Giảm thiểu ngập lụt, ô nhiễm môi trường cho thị xã Vĩnh Châu
 Góp phần tăng thêm điều kiện cơ sở hạ tầng cho người dân, tăng cường khả năng
cứu hộ, cứu nạn khi bị bão lũ.
 Đóng góp vào sự phát triển Kinh tế-Xã hội của thị xã Vĩnh Châu
 Mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 164.000 người của thị xã Vĩnh Châu
Báo cáo đề xuất 3
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
I. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN.
Tổng quan
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi
trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây
nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp
và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,5 - 0,7
0
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các thiên
tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.
Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ
hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ
và sự phát triển bền vững của đất nước. Theo các báo của các tổ chức Quốc tế (hội nghị
COP 13 Chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc) đã khẳng định Việt Nam là một

trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trước
đó, báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo những nguy cơ thiệt hại nặng nề do
mực nước biển dâng cao đối với Việt Nam.
Hiện nay, ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của trái
đất, nước biển dâng, diễn biến của khí hậu ngày càng khắc nghiệt không còn là chuyện
của thế giới, của những nhà khoa học mà nó đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho
Việt Nam, trong đó có khu vực Tây Nam Bộ nói chung và thành phố Sóc Trăng nói
riêng.
Theo các mô hình nghiên cứu, trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có
thể tăng từ 1,1 – 6
o
C. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của dãy Himalaya và Nam
cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực
nước biển tăng lên. Mực nước biển có khả năng dâng lên từ 28 - 43 cm và có thể cao hơn
nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra. Trong
báo cáo “Tác động của biến đổi khí hậu với vùng ven biển” của Hội Khoa học Kỹ thuật
Biển Việt Nam đã nêu ra một số dự báo:
- Những biến đổi khí hậu tại Việt Nam:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3
o
C.
+ Xu thế biến đổi của lượng mưa trên phần lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa
giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng lên trong các tháng 9, 10, 11, hiện tượng mưa
phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Mực nước biển dâng lên trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm năm.
- Sự biến đối khí hậu đến năm 2070:
+ Nhiệt độ vùng Duyên Hải tăng 1,5
o
C và vùng nội địa là 2,5
o

C.
+ Trên các khu vực, mưa trong gió mùa đông bắc tăng 0 - 5% vào mùa khô
và 0 – 10% vào mùa mưa.
+ Nước biển dâng cao 45 cm.
Báo cáo đề xuất 4
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, các tổ chức
Quốc tế cũng đã và đang tích cực tài trợ cho các Quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu để thực hiện các biện pháp xây dựng, cải thiện môi trường nhằm ứng phó với
những hậu quả của biến đổi khí hậu có thể gây ra.
Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam một số dự án ứng phó với biến đổi khí
hậu với sự tài trợ của nước ngoài đã bắt đầu được triển khai như: Chương trình UN-
REDD đã bắt đầu được triển khai từ tháng 9/2009 tại hai địa bàn thí điểm là huyện Lâm
Hà và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng với nguồn vốn tài trợ của Na Uy; Dự án lồng ghép
giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các dự án đang được xây dựng của Ngân hàng Thế giới tại
Việt Nam trị giá 2 triệu USD; Dự án tăng cường năng lực về khí hậu và thủy văn cho
Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ với trị giá 3,9 triệu USD;…
Dự án xây dựng các tuyến đường cứu hộ đã được triển khai từ năm 2012 và dự
kiến sẽ kết thúc vào năm 2014. Với mục tiêu ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu tại
thị xã Vĩnh Châu, bảo vệ đời sống an toàn tính mạng của người dân địa phương xã Lai
Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hải sẽ được đưa vào nghiên cứu và đề xuất trong báo cáo
này.
Báo cáo đề xuất dự án:
Nhằm nhận diện khu vực dự án, có được cái nhìn tổng thể cho việc xây dựng các
tuyến đường cứu hộ thích ứng một phần việc mực nước lũ dâng cao do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu thì việc khảo sát để nghiên cứu và đánh giá những vấn đề hiện trạng tại
xã Lai Hòa, xã Vĩnh Tân, xã Vĩnh Hải là hết sức cần thiết. Từ việc đánh giá này sẽ xác
định được khối lượng công việc cần phải đầu tư. Tính toán sơ bộ nhu cầu tổng mức đầu
tư cho dự án, cũng như phân bổ nguồn vốn tài chính cho các công việc của Dự án.

Báo cáo đề xuất dự án phải thể hiển được những vấn đề cơ bản bảo đảm tính hiệu
quả và tính khả thi của dự án nhằm báo cáo đề xuất dự án trình cơ quan chủ quản và trình
Chính phủ Việt Nam phê duyệt, làm căn cứ cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư tiếp theo của
dự án.
2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2.1. Điều kiện tự nhiên.
 
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km
2
, xấp xỉ 1% diện tích của cả
nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 là 1.293.165
người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
Báo cáo đề xuất 5
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.
Hình 1 : Bản đồ hành chính tỉnh sóc trăng
Thị xã Vĩnh Châu là một trong những huyện, thành phố của Tỉnh Sóc Trăng. Phía
Đông và Nam giáp biển Đông, Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Bắc giáp huyện Mỹ
Xuyên và Trần Đề; là một thị xã nằm ven biển có 43 km chiều dài bờ biển; tổng diện tích
tự nhiên 47.339,48 ha, dân số có 163.800 người, mật độ dân số 346 người/km2 gồm các
dân tộc: Kinh chiếm 29,38%, Khmer chiếm 52,84%, Hoa chiếm 17,77% và dân tộc khác

chiếm 0,01% (số liệu thống kê năm 2009). Đơn vị hành chính có 04 Phường và 06 xã,
gồm: Phường 1, Phường 2, Phường Vĩnh Phước, Phường Khánh Hòa, Xã Lai Hòa, Xã
Vĩnh Tân, Xã Vĩnh Hiệp, Xã Hòa Đông, Xã Lạc Hòa, Xã Vĩnh Hải với 91 Ấp, Khóm.
 
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất
bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam
của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực nước
biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng hình
lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và
kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
Báo cáo đề xuất 6
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh
Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần
Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là
vào mùa khô.
Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu:
- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu
vực cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông
biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.
- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa
sông (phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng
đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian.
- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số
khu vực phân bố các cồn ngầm thoải.

 
Tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm
hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất trong
năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C).
- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150
kcal/cm
2
. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao
nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn theo
mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp nhất
75% vào mùa khô).
- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió
chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt
là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc
độ gió trung bình là 1,77m/s.
- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài liệu
về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng
(năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Báo cáo đề xuất 7
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
  !
Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau. Đỉnh

triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8), chân
triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều trung
bình từ 194 – 220 cm.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Dòng cửa
sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ mùa
lũ ở sông Hậu. Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s. Dòng hải lý theo mùa và dòng chảy
ven bờ lấn át dòng chảy sông tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo hướng Tây – Nam
là chủ yếu trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc trong mùa mưa.
Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có thời
gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể sử dụng
cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không
thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo thuận
lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.
- Quy mô GDP (giá so sánh năm 1994)
+ Năm 2006 là 7.586 tỷ đồng (khu vực I là 4.456 tỷ đồng, khu vực II là 1.462 tỷ
đồng và khu vực III là 1.668 tỷ đồng).
+ Năm 2009 là 10.296 tỷ đồng (khu vực I là 5.283 tỷ đồng, khu vực II là 2.204 tỷ
đồng và khu vực III là 2.808 tỷ đồng).
- Kế hoạch năm 2010 là 11.222 tỷ đồng (khu vực I là 5.450 tỷ đồng, khu vực II là
2.466 tỷ đồng và khu vực III là 3.305 tỷ đồng).
- Tốc độ tăng trưởng GDP (giá so sánh năm 1994): năm 2006 là 12,86%, năm
2009 là 8,5% dự kiến năm 2010 là 9%.
- GDP bình quân đầu người: Năm 2006 là 524 USD, ước thực hiện năm 2009 là
819 USD, kế hoạch năm 2010 là 880 USD (giá hiện hành).
Bảng 1 : Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2010
Tốc độ phát triển
bình quân 2006 –

2010(%)
Tổng số Triệu đồng 6.722.522 11.222.883 110,79
1 Khu vực I - 4.033.138 5.450.725 106,21
2 Khư vực II - 1.276.831 2.466.725 114,08
3 Khu vực III - 1.412.553 3.305.433 118,53
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (giai đoạn 2006 – 2010) là 10,79%,
so với chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ là 13 – 14%, thấp hơn 3 – 4%. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6,21%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,08%
và khu vực dịch vụ tăng 18,53%.
Báo cáo đề xuất 8
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Nếu tính theo giá thực tế thì GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 455 USD
năm 2005 tăng lên 880 USD năm 2010 (Nghị quyết là 900 USD/người/năm, đạt 97,78%
so với Nghị quyết). Đồng thời, nếu ước dân số theo sơ bộ điều tra 01/04/2009 thì GDP
bình quân đầu người đạt 915 USD vào năm 2010, vượt so với Nghị quyết đầu nhiệm kỳ
đề ra.
Ước thực hiện năm 2009, cơ cấu 3 khu vực kinh tế như sau: khu vực I chiếm
46,31%, khu vực II chiếm 20,51% và khu vực 3 chiếm 33,18%; kế hoạch năm 2010 cơ
cấu kinh tế 3 khu vực tương ứng là 43,48% - 20,97% – 35,55%. So với năm 2005 (với tỷ
lệ lần lượt của 3 vùng tương ứng là 57,70%, 19,76% và 22,54%) thì sau 5 năm, khu vực I
giảm 14,22%, khu vực II tăng 1,21% và khu vực III tăng 13,01%. Mục tiêu Nghị quyết
cơ cấu GDP khu vực I, II, III tương ứng là 39 – 40%; 30 -31% và 29 – 30%.
- Khu vực I chiếm trên 50% cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất bình quân trên một ha
đất nông nghiệp năm 2005 là 34,3 triệu đồng/ha tăng lên 59 triệu đồng/ha vào năm 2010,
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11,46% (mục tiêu Nghị quyết giá trị sản xuất
bình quân trên một ha đất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng trở lên).
- Khu vực II: giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,41%;
trong đó ngành công nghiệp địa phương tăng trưởng khá và đóng góp tích cực hơn trong
cơ cấu kinh tế tỉnh (tăng trưởng bình quân 14,05%).
- Khu vực III: ổn định tăng trưởng bình quân trên 18,5% trong nền kinh tế tỉnh.

Đây là khu vực phát triển ổn định và tăng trưởng khá nhanh ở một số ngành như: thương
nghiệp, khách sạn, nhà hàng, tài chính – tín dụng, giao thông, Mặt khác, trong giai
đoạn này Nhà nước thực hiện chương trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức,
góp phần tăng thu nhập và tạo điều kiện cho một số ngành dịch vụ phát triển.
2.3. Căn cứ của dự án.
 "#$!%&'&$
- Luật xây dựng số 16/2003/QH đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 26/11/2003.
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về việc quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
Báo cáo đề xuất 9
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD Ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ tài chính về việc Quy định
một số định mức chi tiêu áp dụng cho cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA).
- Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 cảu Chính phủ ban hành
quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

- Nghị định 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây
dựng.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 01 năm 2009 của bộ tài nguyên -
môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi
đất, giao đất, cho thuê đất.
- Căn cứ văn bản số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
 "#$!%&'& ()*
- Chính phủ và UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành các văn bản quan trọng làm cho
việc thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, nghị định thư Kyoto và
xây dựng Kế hoạch hành động thích ứng BĐKH.
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức
thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC), Nghị định thư
Kyoto(KP) và Cơ chế phát triển sạch.
- Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện KP thuộc UNFCCC giai đoạn 2007-2010.
- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển
sạch.
- Thông tư số 10/2006/TT – BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn xây dựng Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định Thư
Kyoto.
- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ về việc giao Bộ
TN&MT chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó BĐKH.
Báo cáo đề xuất 10
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu

- Quyết định số 158/2008/QĐ – TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH.
- Quyết định số 16/QĐ.BCĐ-UBND của BCĐ thực hiện kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng-UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành quy
chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015
3. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- Tăng cường khả năng cứu hộ, cứu nạn và phát triển cơ sở hạ tầng thị xã Vĩnh Châu
- Lập lại trật tự xây dựng, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ- Giải quyết từng
bước điều kiện môi trường đô thị thông qua các giải trồng cây xanh bên đường
- Góp phần ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, tăng cường mặt thoáng cho đô
thị, giảm nhiệt độ không khí, tránh ngập lụt do nước sông dâng cao đang diễn ra tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
4. QUY HOẠCH KHU VỰC DỰ ÁN
- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước,
rừng, biển, khoáng sản. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng
các nguồn tài nguyên, phối hợp các Bộ, ngành Trung ương tổ chức điều tra, đánh giá tài
nguyên, môi trường biển, lập quy hoạch quản lý tổng hợp vùng đới bờ.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi
khí hậu, mực nước biển dâng. Triển khai các dự án tái định cư, bố trí, sắp xếp ổn định
dân cư ở các khu vực ven biển, ven sông chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề từ thiên tai lũ
lụt gắn với quy hoạch xây dựng các xã nông thôn mới.
- Phổ biến thông tin, hỗ trợ kỹ thuật để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng hệ
thống tiêu chuẩn môi trường ISO 1400. Giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Báo cáo đề xuất 11
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
5. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH SÓC TRĂNG
Thực trạng biến đổi khí hậu thủy văn và sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng tại Sóc

Trăng.
 "+,
Hình 2 Biểu đồ gia tăng nhiệt độ không khí trung bình tại Sóc Trăng theo thời gian.
Ảnh hưởng chung của biến đổi khí hậu trên toàn cầu và biến đổi khí hậu đã thể
hiện ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1985 - 2009 trên cả 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ
tối thấp và nhiệt độ tối cao. Nhiệt độ cao nhất qua các năm dao động trong khoảng từ
35,1 - 37,1
0
C (chênh lệch 2,0
0
C) và nhiệt độ thấp nhất dao động trong khoảng 16,7 -
20,7
0
C (chênh lệch 4,0
0
C), nhiệt độ với sự chênh lệch mức nóng nhất và lạnh nhất qua
các năm 14,4 - 19,5
0
C. Biểu hiện sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng
lạnh nhất trong cùng một năm tại Sóc Trăng có sự khắc nghiệt và có chiều hướng ngày
càng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên đến năm 2000, sự chênh lệch này là 14,4
0
C, năm
2006, 2008 là 15,1
0
C do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên thời tiết dịu hơn.
 -.()/0!
Hình 3 : Biểu đồ thay đổi lượng mưa cả năm tại Sóc Trăng theo thời gian
Diễn biến lượng mưa từ năm 1985 - 2009 tại tỉnh Sóc Trăng cho thấy lượng mưa
giai đoạn 1990 - 1993 và các năm 2004, 2006, 2009 là khá thấp.

 +12$,
Nhìn chung độ ẩm trung bình trong giai đoạn 2000 - 2009 ít có thay đổi nhiều, tuy
nhiên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu làm cho khí hậu trở nên khắc
nghiệt “vào mùa nóng thì nóng hơn và mùa lạnh thì càng lạnh hơn”. Vì nguyên nhân vừa
nêu đã làm cho biên độ dao động giữa tháng có độ ẩm cao và tháng có độ ẩm thấp chênh
Báo cáo đề xuất 12
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
lệch ngày càng nhiều, cụ thể trong năm 2000 biên độ dao động này là 8% đến năm 2008
đã tăng lên 13%; năm 2009 tăng lên là 9%. Ngoài ra, biên độ dao động giữa các tháng
trong năm 2000 nhìn chung là đều hơn so với các năm về sau, đặc biệt là năm 2008 được
thể hiện ở biểu đồ sau:
Hình 4 : Biểu diễn độ ẩm trong các tháng từ 2000-2009
 3)+$4
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió chính
như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt là gió
mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là
chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc độ gió
trung bình là 1,77m/s.
5 6' 789&
Theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006 –
2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt hạn
hán vào những năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Sóc Trăng vào năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 – 24/8, đợt 2 vào
đầu tháng 9); năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 – 9/6, đợt 2 từ 17/7 –
27/7, đợt 3 từ 5/9 – 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6 – 8/6, đợt
2 từ 10/7 – 21/7, đợt 3 từ 22/8 – 31/8).
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng (năm
2005) do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng
trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài. Độ mặn
cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường, luôn ở

mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa kết thúc
sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc xuống
nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt động khá
mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 đến nay mặn
đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do ảnh hưởng của
hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu tháng 5 thời tiết các
nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào các sông rạch trong tỉnh
và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao nhất 11,6‰; tại Trần Đề
26,6‰; Long Phú 21,0‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc Trăng 5,2‰; An Lạc Tây
2,8‰.
Báo cáo đề xuất 13
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Hình 5 : Độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo
: "$&;</=(;9$
Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m, 45,5% (ứng với mức triều thấp) diện
tích tỉnh Sóc Trăng sẽ bị ngập nước. Việc này sẽ tác động đến hơn 450.000 người,
tương đương 35% tổng dân số của tỉnh Sóc Trăng (ICEM 2008)
> ?@< 7'&A&=$7B7$!$
Những năm gần đây quy luật đó không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường, số
lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ rệt,
các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía Nam và thường kết thúc muộn. Nguy hiểm
hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐBSCL, khu vực mà trong quá khứ rất ít khi
hứng chịu bão, ngày càng nhiều với cường độ khá lớn. Sự biến đổi khí hậu còn được thể
hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến hạn hán và mưa không theo
quy luật. Theo kinh nghiệm của những năm trước, khi xuất hiện El Nino đã xảy ra nhiều
cơn bão trái quy luật, kết hợp với tần số không khí lạnh (gió mùa đông bắc) ít hơn và kết
thúc sớm hơn mọi năm, dẫn đến mùa đông ấm hơn bình thường ở các tỉnh phía Bắc.
Thường xảy ra sau hiện tượng El Nino là hiện tượng La Nina với biểu hiện là những cơn
bão và ấp thấp nhiệt đới với cường độ mạnh gây mưa nhiều trên diện rộng kèm theo
giông lốc. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12

hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc Trăng
không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình thành của
áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ rất mạnh
(cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng về tai biến
thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và trong năm
2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề và người và của. Riêng trong năm 2008 tuy là
ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả nước nhưng riêng
tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều. Thống kê các trận bão
đổ bộ vào khu vực từ Nam Trung Bộ (Khánh Hòa) đến Cà Mau (từ vĩ độ 7
o
N đến 12
o
N)
thời kỳ 18 năm gần đây (1991 - 2008).
?0$  ,C$D'(@<*(+ 7< EFGGHIIJK
Năm Tên cơn bão
Ngày
hình
thành
Ngày đổ
bộ
Khu vực đổ bộ
Cấp gió
mạnh
(Beaufort)
1991 THELMA 6/XI 9/XI Suy yếu gần Côn Đảo 11
Báo cáo đề xuất 14
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Năm Tên cơn bão

Ngày
hình
thành
Ngày đổ
bộ
Khu vực đổ bộ
Cấp gió
mạnh
(Beaufort)
FORREST 13/XI 14/XI Côn Đảo 10
MANNY 11/XII 14/XI đảo Phú Qúy 10
1997 LINDA 31/X 4/XI Cà Mau 11/12
1998 Td
9/XII 12/XII Cà Mau 10
23/X 24/X Cà Mau 7
1999 RUMBIA 3/XII 8/XII suy yếu gần Cà Mau 11
LINGLING 6/XI 12/XI suy yếu gần bờ 11
2001
Td 18/XI 20/XI Cà Mau 7
MUIFA 20/XI 25/XI Cà Mau 11
DURIAN 28/XI 5/XII Vũng Tàu -Bến Tre 10
Td 2/XII 3/XII Suy yếu gần Cà Mau 6
2007 MAYSAK 7/XI 11/XI Cam Ranh 8
6. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó BĐKH, thì BĐKH với 2 đặc trưng
là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất
đối với nhân loại trong thế kỷ 21.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm
vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 -45%; tỷ
lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt,

gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công
nghiệp và các hệ thống hạ tầng cơ sở trong tương lai.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước
sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng và sông MK bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có
khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước
biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP
lên tới 25%.
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện
hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và
sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương
và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và
an ninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng bằng và dải ven biển. Theo Kịch bản
BĐKH của Bộ TNMT, nhiệt độ trung bình ở ĐBSCL có thể tăng lên 3oC và mực nước
biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng 1 m, khoảng 40 nghìn km2
đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn.
Ở Sóc Trăng, trong hơn 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,2oC, mực nước cao nhất đã dâng khoảng gần 30 cm. BĐKH thực sự đã làm cho bão, lũ,
hạn hán ngày càng ác liệt.
Báo cáo đề xuất 15
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Những dự đoán nêu trên củng cố hơn nhu cầu cần phải có những dự án phù hợp
nhằm từng bước thực hiện Kế hoạch Hành động Thích ứng BĐKH của thành phố Sóc
Trăng, vì BĐKH sẽ làm trầm trọng hơn những rủi ro thiên tai thường niên hiện nay.
BĐKH sẽ buộc Chính quyền và cộng đồng dân cư thành phố phải áp dụng cách tiếp cận
đa rủi ro vì sẽ có nhiều loại thiên tai khác như bão, sạt lở sông rạch, mưa lớn và mực
nước biển dâng … ảnh hưởng bất lợi đến môi trường nhân tạo, tài sản và cơ sở nông
nghiệp của thành phố, cũng như phải sử dụng các biện pháp đa mục tiêu nhằm giải quyết
các tác động bất lợi nói trên.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính quyền thành phố đã sớm tham gia
nghiên cứu và thúc đẩy nhiều sở, ban ngành, địa phương thuộc thành phố Sóc Trăng triển
khai các dự án nghiên cứu tình hình diễn biến và tác động của BĐKH đến cơ sở hạ tầng,
tài nguyên, môi trường, sự phát triển KT-XH, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải
pháp thích ứng BĐKH trên lãnh thổ của thành phố.
Dự án xây dựng các tuyến đường cứu hộ là một phần trong chiến lược tổng thể
mà thành phố Sóc Trăng đã đưa ra nhằm từng bước củng cố hạ tầng cơ sở, phòng chống
mực nước dâng cao và mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ an toàn tính mạng, đời sống
sinh hoạt của những hộ dân hiện đang sống gần biển. Với những đánh giá và lý do nêu
trên thì Dự án xây dựng các tuyến đường phòng hộ là một dự án cần sớm được đưa vào
thực hiện trong thời gian sắp tới.
ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN
1. PHẠM VI THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ QUY MÔ XÂY DỰNG.
1.1 Phạm vi thực hiện
Phạm vi bờ kè sông Sóc Trăng đoạn từ Cầu Cái Răng đến xã Mỹ Khánh-huyện
Phong Điền được dự kiến như sau :
- Tuyến kè bờ phải sông Sóc Trăng từ đoạn tiếp nối dự án Kè sông Sóc Trăng (giai
đoạn 2008-2012) tại cầu Cái Răng cho đến sông Trường Tiền thuộc xã Mỹ Khánh. Dự
kiến tổng chiều dài là 4,65 km.
- Tuyền kè bờ trái sông Sóc Trăng được chia ra làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1 từ chân cầu Cái Răng đến ngã ba sông Ba Láng dự kiến khoảng 1,5 km.
+ Đoạn 2 từ ngã ba sông Ba Láng đến điểm đối diện với sông Trường Tiền thuộc
xã Mỹ Khánh dự kiến khoảng 2,5 km.
Báo cáo đề xuất 16
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Hình 2 : Vị trí tuyến kè sông Sóc Trăng từ cầu Cái Răng đến xã Mỹ Khánh
Ghi chú: - Phần kè trong giai đoạn (2008-2012)
- Phần kè trong giai đoạn (2013-2017)
1.2 Quy mô xây dựng:
- Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ phải dài 4,65 km.

- Xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ trái dài 4,00 km.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật sau kè gồm:
+ Dọc theo bờ kè tiến hành xây dựng vỉa hè kết hợp với bồn hoa, lan can tạo mỹ
quan và là hành lang bảo vệ tuyến kè.
+ Hệ thống chiếu sáng: dọc theo vỉa hè bố trí hệ thống đèn chiếu sáng.
+ Hệ thống thoát nước sau kè.
+ Hệ thống cầu thang lên xuống phục vụ duy tu, bảo dưỡng kè và là nơi dừng chân
của khách du lịch.
2. CÁC CẤU PHẦN CỦA DỰ ÁN.
Căn cứ trên các tính chất công việc của dự án, dự kiến dự án sẽ có 3 hạng mục như
sau:
1- Hạng mục 1: Xây dựng bờ kè sông Sóc Trăng
2- Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng mặt bằng
3- Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án
3. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
1.1 Hạng mục 1:
- Giải pháp kết cấu kè: kè hộ chân lát mái theo hiện trạng của bồ sông, đỉnh được
xây dựng dạng tường chắn đất bằng bê tông cốt thép để hạn chế giải phóng mặt bằng và
chịu được sự va đập của nước khi có tàu bè di chuyển.
Báo cáo đề xuất 17
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
- Kết cấu thân kè:
+ Kết cấu kè dạng tường góc bê tông cốt thép trên nền cọc, kết hợp với mái
nghiêng kè sẽ tạo ra một liên kết ổn định tại chân kè.
+ Thân kè là tường bê tông cốt thép mác 250# với chiều dày tường mặt là
30cm ; cao khoảng 1,5m. Tường góc được liên kết với 2 hàng cọc bê tông cốt thép mác
300# tiết diện 30x30cm, hàng trong đóng thẳng và hàng ngoài đóng ciên 10 :1 nhằm tạo
ra một hệ giằng chống trượt và giúp ổn định thân kè.
+ Mái kè được tạo theo độ dốc nghiêng của triền sông được lát bằng tấm bê
tông cốt thép mác 250#, hinh lục giác tự chèn dày 15cm, phía dưới được bố trí một lớp đá

dăm và lớp lọc ngược.
+ Phần lan can phía trên được xây dựng bằng bê tông cốt thép với hình dáng
mỹ thuật nhằm tạo cảnh quan cho bờ kè.
- Một số thông số cơ bản của bờ kè :
+ Mực nước tính toán : +1,95 (H=1%)
+ Mực nước thấp tính toán : -0,80 m.
+ Tổng chiều dài bờ kè : 8,65 km
Bờ trái : 4,00 km
Bờ phải : 4,65 km
+ Cao độ đỉnh kè thiết kế : +2,85.
Báo cáo đề xuất 18
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Hình 3 : Kết cấu bờ kè điển hình
1.2 Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng mặt bằng
Về nguyên tắc, dự án sẽ áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế phù hợp nhằm giảm thiểu
tái định cư, tuy nhiên đối với những hộ dân sống dọc theo 2 bờ sông gây nên các vấn đề
về an toàn và sức khoẻ đối với người dân và cộng đồng cần phải thực hiện tái định cư.
Các phương án khác nhau cho việc đền bù và tái định cư sẽ được lập phù hợp với chủ
trương của nhà nước và các hộ bị tái định cư sẽ được sắp xếp tại những vị trí có quỹ đất
trống dọc theo 2 bên bờ sông. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí của Thành phố về đền
bù và vẫn giữ được thói quen sinh hoạt trên sông nước của các hộ dân.
Cơ sở để xác định các hộ thuộc diện tái định cư phụ thuộc vào các phương án kỹ
thuật đưa ra và các mức độ ảnh hưởng của dự án đến các hộ dân được xem là nằm trong
vùng không an toàn.
Nguyên tắc tái định cư
- Giảm thiểu đến mức tối thiểu việc thu hồi đất hoặc các tài sản khác và việc tái
định cư của người dân.
- Tất cả những người bị ảnh hưởng bởi dự án có quyền được hưởng những phương
tiện/ biện pháp bồi thường, hỗ trợ hoặc tái định cư (nếu có) đủ để cải thiện tốt hơn,
hoặc ít ra là duy trì, các tiêu chuẩn sống và khả năng thu nhập của họ như trước

khi có dự án.
- Những phương tiện/biện pháp tái định cư được cung cấp là:
Báo cáo đề xuất 19
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
Bên cạnh các tiêu chí nêu trên, dự án này cần phải xác định số hộ tái định cư bắt
buộc và những hộ chỉ bị ảnh hưởng một phần đất đai và tài sản. Những hộ tái định cư bắt
buộc (tái định cư không tự nguyện) là những hộ bị thu hồi toàn bộ hoặc diện tích đất bị
thu hồi >20% diện tích đất/ nhà ở và diện tích còn lại không đủ đảm bảo mức tối thiểu để
xây dựng lại nhà trên diện tích đó.
Theo tính toán sơ bộ số lượng các hộ tái định cư bắt buộc (tái định cư không tự
nguyện) khoảng 450 hộ. Tổng diện tích đất cần đền bù, giải phóng mặt bằng khoảng 12
ha (từ bờ kè lấy từ 10 đến 15 m) tùy theo từng phân đoạn.
1.3 Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và quản lý dự án
Hạng mục này bao gồm 02 nội dung công việc nhằm làm cho dự án hoạt động có
hiệu quả hơn và tạo nên sự thành công chung cho toàn dự án. Hai công việc của hạng
mục này bao gồm: Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và Quản lý dự án.
Tư vấn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư:
Bao gồm các công việc hỗ trợ kỹ thuật như Tư vấnlập dự án đầu tư, tư vấn thiết
kế, tư vấn lập các báo cáo thành phần và giám sát,… Đối tượng hưởng lợi từ công việc
này là Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thành phố Sóc Trăng và Ủy ban nhân dân
thành phố Sóc Trăng. Một cách cụ thể hơn để thực hiện hợp phần này là thông qua các tư
vấn nhằm thực hiện các công việc kỹ thuật của dự án và hỗ trợ cho các cơ quan có liên
quan đến dự án.
Quản lý dự án
Hỗ trợ quản lý: Tiểu phần này gồm (i) chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Quản
lý Dự án, Ban Chỉ đạo Dự án thành phố và các hội đồng giải phóng mặt bằng; (ii) thiết bị
văn phòng và máy tính cho Ban Quản lý Dự án; (iii) chi phí tiến hành các thủ tục tái định
cư ở các địa phương, gồm chi phí tham khảo ý kiến về tái định cư, phổ biến thông tin tái
định cư, khảo sát đo đạc chi tiết, khiếu nại và giải quyết khiếu nại, và chi phí cho các Hội
đồng giải phóng mặt bằng của địa phương. Tiểu hợp phần này cũng gồm cả việc giám sát

độc lập tái định cư và kiểm toán đối với các tài khoản và sổ sách kế toán của Ban Quản lý
Dự án. Phần việc này sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn và công ty kiểm toán
do Chủ dự án lựa chọn.
Báo cáo đề xuất 20
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
II. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ TÀI
CHÍNH
1.1 Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn được khái toán trong bảng sau :
?0$ ,*$L&*$%M/
STT Hạng mục công việc Thành tiền (1000 VNĐ)
A Chi phí cơ bản
1
Hạng mục 1: Xây dựng bờ kè sông Sóc Trăng
570.900.000
3
Hạng mục 2: Tái định cư và giải phóng mặt bằng
229.500.000
4
Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ và quản lý dự án
65.624.800

Tổng giá trị xây dựng cơ bản (cộng A)
866.024.800
B
Dự phòng phí (20%)
173.204.960
C
Thuế VAT (10%) - không bao gồm chi phí bồi hoàn,
đền bù và chi phí PMU

61.251.280
D
Tổng cộng (A+B+C)
1.100.481.040
1.2 Khái toán các hạng mục đầu tư
?0$ ,?0$'<''2$ M/
TT Hạng mục Đ.vị
Khối
lượng
Đơn giá
(x1000VND)
Thành tiền
(1000 VND)
A Chi phí cơ bản
I.
Hạng mục 1: Xây dựng bờ kè
sông Sóc Trăng


Xây dựng bờ kè phía bên phải
(kè đứng BTCT, vỉa hè, lan can,
chiếu sáng, cây xanh. Hệ thống
thoát nước sau kè)
M 4.650
66.00
0
306.900.000

Xây dựng bờ kè phía bên phải
(kè đứng BTCT, vỉa hè, lan can,

chiếu sáng, cây xanh. Hệ thống
thoát nước sau kè)
M 4.000
66.00
0
264.000.000
Công I 570.900.000
II.
Hạng mục 2: Tái định cư và
giải phóng mặt bằng


Bồi thường cho các hộ bị tái
định cư
hộ 450 400.000 180.000.000

Bồi hoàn thu hồi đất, giải phóng
mặt bằng cho các hộ dân dọc hai
bên sông
Ha 12
3.000.00
0
34.500.000

Các chi phí hỗ trợ bồi thường,
các chi phí khác
hạng
mục
1 15.000.000 15.000.000
Báo cáo đề xuất 21

Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
TT Hạng mục Đ.vị
Khối
lượng
Đơn giá
(x1000VND)
Thành tiền
(1000 VND)
Cộng II 229.500.000
III.
Hạng mục 3: Tư vấn hỗ trợ và
quản lý dự án

NNN

"9$<!$E    

Nâng cao năng lực cho chủ đầu
tư và Ban quản lý dự án
H.mục 1 3.000.000 3.000.000
Chi phí mua thiết bị cho PMU H.mục 1 3.500.000 3.500.000
Chi phí quản lý dự án của PMU H.mục 1 24.012.000 24.012.000
32$NNN I5III
NNN

/ AOLP    

Tư vấn lập dự án khả thi và thiết
kế cơ sở
H.mục 1 4.002.000 4.002.000


Tư vấn thiết kế chi tiết/lập hồ sơ
mời thầu
H.mục 1 4.802.400 4.802.400

Tư vấn khảo sát xây dựng phục
vụ cho TKCS
H.mục 1 4.002.000 4.002.000

Tư vấn khảo sát xây dựng phục
vụ cho TKCT
H.mục 1 4.802.400 4.802.400
Tư vấn lập EIA, RAP H.mục 1 4.000.000 4.000.000

Tư vấn điều tra khảo sát kinh tế-
xã hội
H.mục 1 4.000.000 4.000.000
Tư vấn giám sát H.mục 1 8.004.000 8.004.000

Tư vấn quyết toán, thẩm tra,
thẩm định, kiểm toán,…
H.mục 1 1.500.000 1.500.000
32$NNN 5JII
Cộng III 65.624.800
Tổng cộng A 866.024.800
B
Dự phòng phí (20%) - dự phòng
trượt giá và những phát sinh
không lường trước được
20% 173.204.960

C Cộng (A+B) 1.039.229.760
D
Thuế VAT (10% chi phí cơ bản
A, không bao gồm chi phí bồi
hoàn, đền bù và chi phí PMU)
10% 61.251.280
E Tổng mức đầu tư 1.100.481.040
1.3 Nguồn vốn và cách thức quản lý
- Nguồn vốn Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC)
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
1.4 Phân kỳ đầu tư:
- Do nguồn vốn có hạn và để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của dự án thì việc
phân kỳ đầu tư sẽ được diễn ra theo 2 giai đoạn :
Báo cáo đề xuất 22
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
+ Giai đoạn 1 (từ 2014-2015) thực hiện đoạn kè từ ………đến ………. Với tổng
mức đầu tư dự kiến khoảng 400 tỷ VNĐ.
+ Giai đoạn 2 (từ 2016-2017) thực hiện các phân đoạn tiếp theo với tổng mức đầu
tư dự kiến khoảng 600 tỷ VNĐ.
Báo cáo đề xuất 23
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu
III. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN
4.1 Phương thức tổ chức quản lý
Phương thức thực hiện theo nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của
Chính Phủ. Chính phủ và sau khi xem xét nhu cầu đầu tư và xây dựng công trình uỷ
quyền quyết định đầu tư cho UBND thành phố. UBND thành phố giao quyền quản lý và
sử dụng vốn cho Chủ đầu tư để đầu tư xây dựng công trình.
4.2 Quản lý thực hiện dự án
- Chỉ đạo thực hiện : UBND tỉnh Sóc Trăng
Nguồn vốn : Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-

RCC) và vốn đối ứng của tỉnh Sóc Trăng
- Hình thức quản lý thực hiện dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
- Chủ dự án : UBND tỉnh Sóc Trăng
- Đại diện chủ đầu tư : Sở xây dựng tỉnh Sóc Trăng
4.3 Trách nhiệm các bên
Trách nhiệm của Chủ đầu tư
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.
- Tổ chức đấu thầu để lựa chọn các Nhà thầu tư vấn thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị
và xây lắp.
- Ký kết và thực hiện hợp đồng với Nhà thầu trúng thầu theo các quy định hiện
hành.
- Lập hồ sơ xin giao hoặc thuê đất sử dụng cho việc xây dựng các công trình của dự
án.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện việc đền bù đất đai, hoa
màu …, giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng xây dựng theo tiến độ.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết kịp thời các công việc cần thiết
trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức quyết toán, trình duyệt quyết toán công trình.
Trách nhiệm của cơ quan tư vấn
- Thiết kế chi tiết: cơ quan tư vấn sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật thi công tất cả các
hạng mục thuộc dự án (tuyến ống, trạm bơm chuyển tiếp, …)
- Trợ giúp Chủ đầu tư trong quá trình lựa chọn, đàm phán, thương thảo và ký kết
hợp đồng với các bên. Tư vấn trợ giúp Chủ đầu tư dưới hình thức báo cáo lên cấp
trên tại mỗi bước thực hiện.
- Cung cấp cho các Nhà thầu các thông tin cần thiết, thực hiện trách nhiệm tốt của
mình trong quá trình thi công công trình.
- Tham gia xem xét các phương án, kế hoạch do Nhà thầu đệ trình. Đề xuất với Chủ
đầu tư những biện pháp có lợi cho dự án.
Báo cáo đề xuất 24
Dự án: Xây dựng các tuyến đường cứu hộ Sóc Trăng - Ứng phó với biến đối khí hậu

- Trợ giúp chủ đầu tư trong việc kiểm tra, xác nhận số lượng và chất lượng các hạng
mục công trình thi công. Kịp thời thông báo đến Chủ đầu tư bất kỳ nảy sinh nào
liên quan đến chất lượng công trình.
- Chuẩn bị các số liệu, tài liệu về kỹ thuật, tài chính, … làm cơ sở pháp lý cho việc
kết thúc xây dựng, bàn giao và đưa công trình vào hoạt động.
Các cơ quan liên quan
Để dự án được triển khai đúng kế hoạch, Chủ đầu tư cần có sự phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan, ban ngành như: UBND thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Địa Chính, UBND các quận, phường nằm trong dự án… để
giải quyết kịp thời các công việc như cấp vốn, xin giấy phép xây dựng, đền bù, xử lý
công trình ngầm, thanh quyết toán, … Đồng thời, đề nghị các cơ quan liên quan tạo điều
kiện giúp đỡ Chủ đầu tư hoàn thành nhiệm vụ được giao theo các quy định hiện hành.
4.4 Tiến độ thực hiện
Tiến độ thực hiện dự án tổng thể được trình bày trong bảng sau:
)+*$E;E'
STT Nội dung Thời gian hoàn thiện
1 Lập báo cáo đề xuất Tháng 04/2012
2
Trình UBND thành phố và Thủ tướng phê duyệt danh
mục đầu tư
Tháng 08/2012
3 Lập Đề cương chi tiết Tháng 09/2012
4
Trình đề cương chi tiết cho UBND thành phố và các bộ
ban ngành có liên quan
Tháng 12/2012
5 Lập báo cáo khả thi và các báo cáo thành phần Tháng 03/2013
6 Phê duyệt báo cáo khả thi Tháng 09/2013
7 Thiết kế chi tiết/hồ sơ mời thầu Tháng 10/2013
8 Đấu thầu Tháng 01/2014

9 Thi công, xây dựng các hợp phần của dự án Từ năm 2014 – hết 2017
Báo cáo đề xuất 25

×