Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập Hóa 11: Chuyên đề Axit nitric và muối nitrat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.82 KB, 3 trang )

BÀI TẬP AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT
Bài tập 1
Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại:
A. NO. B. NH4NO3.

C. NO2.

D. N2O5.

Bài tập 2
Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng số các hệ số trong phương trình của
phản ứng oxy-hóa khử này bằng
A. 22. B. 20.

C. 16.

D. 12.

Bài tập 3
Phản ứng giữa kim loại Mg với axit nitric đặc giả sử chỉ tạo ra N2O thì tổng số các hệ số
trong phương trình phản ứng là
A.10.

B. 18.

C. 24.

D. 20.

Bài tập 4
Phản ứng giữa kim lọai Cu với HNO3 loãng nóng, giả sử chỉ tạo ra NO thì tổng số các hệ


số trong phương trình phản ứng là
A. 10.

B. 18.

C. 24.

D. 20.

Bài tập 5
Lập phương trình phản ứng hoá học của các phản ứng sau:
a. Fe + HNO3(đặc nóng) → NO2 +..
b. Fe + HNO3 loãng → NO +…
c. Ag + HNO3 (đặc) → NO2 +…
d. P + HNO3 (đặc) → NO2 + H3PO4 +..


Bài tập 6
Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3. phản ứng tạo ra muối
nhôm và hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3. Biết
rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với H2 bằng 19,2.
Bài tập 7
* Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một sunphua kim loại có công thức MS (M là kim loại có
hoá trị 2 và 3 trong các hợp chất) trong lượng oxy dư. Chất rắn thu được sau phản ứng
được hoà tan vừa đủ trong dung dịch HNO3 37,8%, nồng độ % của muối trong dung dịch
thu được là 41,7%.
a. Xác định công thức của sunphua kim loại.
b. Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng.
Bài tập 8
Chất khí A có mùi khai, phản ứng với khí clo theo các cách khác nhau sau đây tùy theo

điều kiện phản ứng:
a. Trong trường hợp dư khí A thì xảy ra phản ứng:
8A + 3Cl2 → 6Cchất rắn khô + Dchất khí
b. Trong trường hợp dư khí Clo thì xảy ra phản ứng:
2A + 3Cl2 → D + 6Echất khí
Chất rắn C màu trắng khi đốt nóng bị phân hủy thuận nghịch biến thành chất chất A va
chất E. Khối lượng riêng của khí D là 1,25 gam/ml (đktc).
Hãy xác định các chất A, C, D, E và viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Bài tập 9
Trong quá trình tổng hợp NH3 áp suất trong bình giảm 10,0% so với áp suất lúc đầu. Biết
nhiệt độ của bình phản ứng không đổi trước và sau phản ứng. Hãy xác định thành phần %
theo thể tích của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng, nếu trong hỗn hợp đầu lượng nitơ
và hydro được lấy đúng theo hệ số tỉ lượng.


Bài tập 10
Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch
kiềm, vì khi đó
A. thoát ra một khí màu lục nhạt.
B. thoát ra một khí không màu mùi khai và làm xanh giấy quì ướt.
C. thoát ra một khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quì tím ướt.
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi.



×