Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tìm hiểu về tổ chức công tác kiểm toán nội bộ của ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.45 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Kiều Trang

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước
chuyển mình đáng kể. Tất cả các hoạt động kinh tế đều hướng tới mục tiêu
CNH –HĐH đất nước trong đó hoạt động của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam
đã có những bước chuyển biến tích cực, thực thi có hiệu quả chính sách tiền
tệ quốc gia, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền. Trong giai đoạn hiện nay với
xu thế phát triển của thời đại, với sự phát triển khoa học mạnh mẽ vì đòi hỏi
của đất nước trong thời gian tới thì vấn đề hoàn thiện và đổi mới hoạt động
ngân hàng vẫn là nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Năm 1991, Chính phủ đã ban hành nghị định 07/CP công bố : “cơ chế
kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” , đến ngày 07/11/1994, Chính
phủ đã ban hành nghị định 70/CP về “Thành lập cơ quan kiểm toán Nhà
nước”, đến ngày 24/01/1995, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 61/TTG
“Ban hành điều lệ tổ chức Kiểm toán Nhà nước”. Đây là những văn bản
pháp lý đầu tiên của Nhà nước khẳng định vị trí, vai trò tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động kiểm toán. Chúng ta nhận thức được rằng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường , hoạt động kiểm toán đã thực sự trở thành một
nghề, một lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ độc lập.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 10
năm 1998 đã quy định hoạt động kiểm soát nội bộ của hệ thống Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố và Ngân hàng Trung ương. Kiểm soát nội bộ của
Ngân hàng nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động của Ngân hàng được thông
suốt theo đúng quy định của pháp luật, của NHNN về tiền tệ, tín dụng và kế
toán.
Ngày nay, hoạt động của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam ngày càng
phát triển cả về số lượng, chất lượng và quy mô nên hoạt động kiểm soát nội


bộ càng phải được quan tâm một cách sát sao, chặt chẽ hơn. Vì vậy, trong
SV: Chu ThÞ Minh Th¶o

C§10KN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Kiều Trang

thời gian thực tập tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa,
em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về tổ chức công tác kiểm toán nội bộ của
Ngân Hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa.”
Bài viết của em gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Thanh Hóa
Chương II: Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
Chương III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kiểm toán tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa
Em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Thị Kiều Trang và Ban lãnh đạo
Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa đã giúp đỡ em hoàn
thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2011
Sinh viên

Chu Thị Minh Thảo

SV: Chu ThÞ Minh Th¶o


C§10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Chơng I: tổng quan về ngân hàng
phát triển Việt nam - chi nhánh thanh hóa
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) tên viết tắt là VDB đợc thành
lập và hoạt động trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển theo
Quyết định số 108,110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tớng Chính
phủ về việc thành lập hệ thống NHPT và phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt
động của NHPT để thực hiện chính sách tín dụng đầu t và tín dụng xuất khẩu
của nhà nớc.
Hệ thống NHPT chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/7/2006. NHPT
đợc tổ chức thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính, bao gồm Hội sở
chính ở Trung ơng, 02 Sở Giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 54 Chi
nhánh NHPT tại 61 tỉnh, thành phố trong cả nớc.
Chi nhánh NHPT Thanh Hoá đợc thành lập theo Quyết định số 03/QĐNHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam về việc thành lập
Chi nhánh NHPT tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ơng. Chi nhánh
NHPT Thanh Hoá có trụ sở tại số 44A - Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hoá.
1.2. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Thanh Hóa
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Phát triển Việt Nam - chi
nhánh Thanh Hóa
NHPT chi nhánh Thanh Hóa là Ngân hàng của Chính phủ, ngoài nhiệm
vụ chính đợc Thủ tớng Chính phủ giao huy động, tiếp nhận vốn của các tổ

chức trong và ngoài nớc để thực hiện chính sách tín dụng đầu t, tín dụng xuất
khẩu, quản lý vốn ODA cho vay lại, cho vay đầu t ra nớc ngoài, cho vay theo
hiệp định của Chính phủ, nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu t và thu hồi nợ
của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nớc thông qua hợp đồng nhận
uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác.
Hoạt động của NHPT chi nhánh Thanh Hóa không vì mục đích lợi
nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham
gia bảo hiểm tiền gửi; đợc Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, đợc
miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nớc theo quy định của pháp
luật. Ngoài ra, NHPT Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa còn bao gồm những
hoạt động sau:
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nớc để thực
hiện tín dụng đầu t và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
Thực hiện chính sách tín dụng đầu t phát triển và tín dụng xuất khẩu của
Nhà nớc theo quy định.
SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA đợc Chính phủ cho vay lại; nhận
uỷ thác, cấp phát cho vay đầu t và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức
trong và ngoài nớc thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát
triển với các tổ chức uỷ thác.
Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nớc và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu t phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tớng Chính phủ giao.
Với một lợng vốn tín dụng đầu t và tín dụng xuất khẩu của Nhà nớc hoạt
động hàng năm của toàn hệ thống NHPT chi nhánh Thanh Hóa hàng trăm tỷ
đồng cung ứng cho nền kinh tế. Vì vậy, NHPT có vai trò rất to lớn trong việc
tăng trởng và thúc đẩy tăng trởng của nền kinh tế.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Thanh Hóa
1.2.3. Đặc điểm tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh
Thanh Hóa
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Thanh Hóa.
Bộ máy tổ chức của NHPT đợc tổ chức theo mô hình phân tán và đợc
quản lý thống nhất tại Hội sở chính. Chi nhánh hoàn toàn chịu trách nhiệm
tiến hành hoạt động kinh doanh độc lập. Hội sở quản lý tập trung các kết quả
hoạt động của chi nhánh.
Về tổ chức của Chi nhánh có Ban giám đốc và 6 phòng nghiệp vụ trực
thuộc. Đến nay, tổng số cán bộ viên chức trong Chi nhánh hiện có 49 ngời.
Ngoại trừ 07 lao động hợp đồng, cán bộ viên chức trong Chi nhánh đều có
trình độ Đại học trở lên. Bao gồm:
1.3.1.Ban Giám Đốc:
- Giám đốc
: Phơng Ngọc Hà
- Phó giám đốc : Lê Ngọc Hồng
- Phó giám đốc : Nguyễn Bá Đức
1.3.2. Phòng Tổng Hợp: 8 nhân viên
- Trởng phòng : Trịnh Đình Thủy
- Phó phòng
: Hàn Viết Thủy

1.3.3. Phòng tín dụng 1: 7 nhân viên
- Trởng phòng : Nguyễn Văn Thanh
- Phó phòng
: Lê Thị Hằng
1.3.4. Phòng tín dụng 2 : 7 nhân viên
SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

- Trởng phòng : Nguyễn Ngọc Khoa
- Phó phòng
: Nguyễn Anh Đức
1.3.5. Phòng kiểm soát : 9 nhân viên
- Trởng phòng : Nguyễn Thị Oanh
- Phó phòng
: Vũ Trung Huy
1.3.6. Phòng tổ chức hành chính: 7 nhân viên
- Trởng phòng
: Phạm Văn Khoa
- Phó phòng
: Nguyễn Phớc Nam
1.3.7. Phòng kế toán : 8 nhân viên
- Trởng phòng
: Lê Qúy Hùng
- Phó phòng

: Nguyễn Ngọc Hà
Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa các phòng ban trong
NHPT Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Giám đốc

Phòng KSNB

Phòng KSNB

PGĐ phụ trách kế
toán ngân quỹ

PGĐ phụ trách tín
dụng

Phòng kế toán ngân
quỹ

Phòng tín dụng

Quan hệ trực tuyến
Phòng tổ chứcQuan
hành hệ chức năng
Phòng tổng hợp
chính
Nhiệm vụ của các phòng ban nh sau:
+ Phòng tín dụng
- Có nhiệm vụ đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời
góp phần ổn định nền kinh tế.

- Thúc đẩy quá trình luân chuyển tiền tệ.
+ Phòng kế toán: Gồm 2 bộ phận : kế toán ngân hàng và kế toán tiết
kiệm.
SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

- Bộ phận kế toán Ngân hàng gồm: thanh toán bù trừ, kế toán liên ngân
hàng, kế toán chi tiết, kế toán thanh toán.
- Với nhiệm vụ hạch toán kế toán mọi khoản phát sinh trong ngân hàng.
Đảm bảo mọi khoản chi đầy đủ, kịp thời chính xác.
+ Phòng tổ chức hành chính
- Làm công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, giúp ban lãnh đạo xắp sếp đội
ngũ giữa các phòng ban phù hợp với khả năng ngời lao động, đáp ứng đợc
yêu cầu nhiệm vụ.
- Làm công tác quản trị hành chính:giao nhận công văn đầy đủ, kịp thời
chính xác. Mua văn phòng phẩm để phân phối cho các phòng ban kịp thời để
thực hiện nghiệp vụ một cách đầy đủ.
- Ngoài ra phòng còn làm nhiệm vụ quản lý tài sản, sửa chữa bảo dỡng
tài sản Ngân hàng , tạo môi trờng làm việc hiệu quả cho Ngân hàng.
+Phòng kiểm soát nội bộ:
- Nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ hoạt động các nghiệp vụ. Phòng
đợc chia làm nhiều bộ phận kiểm tra gọi là các tổ kiểm toán: tổ kiểm toán tín
dụng, tổ kiểm toán nghiệp vụ kho quỹ, tổ kiểm toán tiết kiệm, tổ kiểm toán
nghiệp vụ nguồn vốn, tổ kiểm toán kế toán tài chính...

- Hàng tháng hàng quý đề ra các chơng trình kiểm toán, phát hiện các
sai sót, các tồn tại có thể gây thiệt hại tài sản ngân hàng, kiến nghị để bổ
sung sửa đổi cho đầy đủ các quyết định. Xem xét xử lí các đơn th, khiếu nại,
phản ánh của khách hàng, của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng Phát
triển Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Chơng II: Tổ chức bộ máy kiểm toán tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa
***
Mô hình tổ chức kiểm toán :
* Phòng Kiểm tra là đơn vị trực thuộc Giám đốc Sở giao dịch, các Chi
nhánh.Điều hành hoạt động của phòng Kiểm tra là Trởng phòng, Trởng
phòng là đại diện Phòng chịu trách nhiệm trớc Giám đốc hoạt động của
Phòng Kiểm tra theo nhiệm vụ, quyền hạn đợc giao.
Trởng phòng chỉ đạo điều hành công việc của phòng và chịu trách
nhiệm trớc Giám đốc Chi nhánh về kết quả thực hiện công việc của cán bộ,
của phòng.
Phó Trờng phòng là ngời giúp Trởng phòng điều hành một số lĩnh vực
hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của Trởng phòng và chịu trách nhiệm
về nhiệm vụ đợc phân công, ủy quyền.

Trởng phòng Kiểm tra do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, khen thởng và kỷ luật theo quy định về công tác cán bộ trong hệ
thống Ngân hàng Phát triển.
Trởng phòng kiểm tra chịu trách nhiệm trớc Giám đốc và Trởng Ban
Kiểm tra nội bộ về mọi hoạt động kiểm tra, giám sát của Chi nhánh do mình
phụ trách. Trong quá trình thực hiện điều hành việc kiểm tra trực tiếp tại Chi
nhánh (công việc chủ yếu sẽ là tổ chức rà soát trớc đối với các nghiệp vụ trớc
khi Giám đốc ký ban hành), Trởng phòng kiểm tra phải có trách nhiệm báo
cáo Giám đốc Chi nhánh và Trởng ban Kiểm tra nội bộ về những tồn tại đã
phát hiện và đề xuất hớng xử lý nhằm hạn chế những sai phạm và rủi ro có
thể xảy ra.
KTNB của NHPT đợc độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị sau khi
kiểm toán về những mặt u và nhợc điểm, tồn tại với những hành vi vi phạm
của các phòng ban nghiệp vụ tại chi nhánh. KTNB của NHPT Việt Nam chi
nhánh Thanh Hóa có mối quan hệ kết hợp với phòng KTNB của Hội sở
chính.
* Cấp bậc của KTV nội bộ:
- Cấp 1: KTV nội bộ là những ngời chỉ thông thạo một trong các nghiệp
vụ của ngân hàng.
- Cấp 2: KTV nội bộ là những ngời thông thạo đợc 2 nghiệp vụ trở lên.
- Cấp 3: KTV nội bộ là những ngời thông thạo đợc tất cả các nghiệp vụ
ngân hàng.
* Bậc lơng của KTV nội bộ: Cho phép áp dụng hệ số điều chỉnh ở mức
cao nhất so với các nghiệp vụ khác; Đồng thời, cho phép áp dụng chế độ phụ
cấp trách nhiệm tính trên lơng ổn định (V1) đối với các làm công tác kiểm tra
nội bộ tại Chi nhánh (bao gồm: cán bộ thuộc Phòng Kiểm tra nội bộ của các
Sở Giao dịch và các Chi nhánh) theo các mức:
+Chuyên viên chính đợc hởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% V1;
SV: Chu Thị Minh Thảo


CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

+Chuyên viên đợc hởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% V1.
(Mức phụ cấp đề xuất đối với cán bộ kiểm tra nội bộ của các Chi nhánh,
Sở Giao dịch thấp hơn so với mức phụ cấp đề xuất đối với cán bộ kiểm tra nội
bộ của Hội sở chính xuất phát từ nguyên nhân:
+ Cán bộ của Chi nhánh, Sở Giao dịch chỉ thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị
mình; không phải di chuyển thờng xuyên nh cán bộ của Hội sở chính.
+ Công việc của cán bộ kiểm tra thuộc Chi nhánh, Sở Giao dịch có tính
ổn định trong nội bộ đơn vị.
+ Yêu cầu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp đối với cán bộ
của Chi nhánh, Sở Giao dịch không cao nh đối với cán bộ của Hội sở chính).
2.1. Tổ chức về hệ thống kiểm toán của ngân hàng Phát triển Việt Nam
chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại ngân hàng Phát triển Việt Nam
chi nhánh Thanh Hóa
2.1.2. Quy trình kiểm toán tổng quát tại ngân hàng Phát triển Việt Nam
chi nhánh Thanh Hóa
- Bớc 1: Lập đề cơng KTNB
- Bớc 2: Phê duyệt đề cơng KTNB của giám đốc chi nhánh.
- Bớc 3: Thực hiện KTNB.
- Bớc 4: Lập báo cáo kiểm toán.
- Bớc 5: Khắc phục tồn tại và theo dõi kết quả khắc phục.

SV: Chu Thị Minh Thảo


CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Sơ đồ 2.2 quy trình thực hiện kiểm toán
Trách nhiệm
Tiến trình thực hiện

Phòng KTNB

Giám đốc

Đoàn KTNB

Đoàn KTNB

Phòng ban đợc
k.tra

Đoàn KTNB

Tham chiếu

Lập đề cơng KTNB

Phê duyệt


Thực hiện KTNB

Lập báo cáo kiểm
toán

Khắc phục
tồn tại

Theo dõi kết quả
khắc phục

Đoàn KTNB
Lu trữ hồ sơ kiểm
toán

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

a) Bớc 1: Lập đề cơng KTNB
Trớc hết xem xét số liệu hoạt động của từng nghiệp vụ dự kiến kiểm
toán, báo cáo với giám đốc về:
- Đối tợng và nội dung cần kiểm tra.
- Thời gian kiểm tra.

b) Bớc 2: Phê duyệt đề cơng KTNB
Trình ban giám đốc xem xét kế hoạch, sau khi giám đốc duyệt thông
qua nội dung, phòng KTNB kiểm tra chi tiết từng nội dung nghiệp vụ sẽ kiểm
toán, khi đó giám đốc sẽ duyệt và ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
Đề cơng đợc gửi trớc 1 tuần cho phòng ban đợc kiểm tra chuẩn bị hồ sơ
tài liệu và các điều kiện khác khi đoàn kiểm tra tiến hành công việc.
Nội dung đề cơng bao gồm:
- Thời gian kiểm tra.
- Thành phần đoàn kiểm tra: số lợng KTV nội bộ tham gia kiểm tra và
thời gian đoàn kiểm tra tùy thuộc vào quy mô, nội dung, tính chất của cuộc
kiểm tra. Thờng cuộc kiểm tra do giám đốc hoặc Trởng phòng kiểm soát nội
bộ làm trởng nhóm. Các thành viên là cán bộ phòng kiểm tra nội bộ hoặc
cán bộ các nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ.
- Phạm vi và nội dung các nghiệp vụ kiểm tra.
c) Bớc 3: Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Trớc khi thực hiện kiểm toán, công tác chuẩn bị kiểm toán phải đợc tiến
hành tìm hiểu qua các văn bản, tài liệu liên quan đến nội dung cần kiểm toán,
và phải xuất phát từ yêu cầu thực tế và hoạt động của đơn vị.
Nội dung kiểm toán bao gồm tất cả các nội dung ở phần 1 (đã nêu trên).
d) Bớc 4: Lập báo cáo kết quả kiểm toán
Sau mỗi lần kiểm toán, phòng KTNB đều phải lập báo cáo hoặc có biên
bản kem theo, có xác nhận của Ban giám đốc chi nhánh. Biên bản cẩn nêu rõ
những mặt tích cực, hạn chế của phòng ban hay nội dung đợc kiểm tra. Đồng
thời đoàn kiểm tra cần đề ra những ý kiến cụ thể và các giải pháp khắc phục.
Nếu có vấn đề nghiêm trọng cần có kiến nghị ngay đến Ban giám đốc chi
nhánh, nếu cần thiết để xin chỉ đạo từ Tổng giám đốc của Hội sở chính.
Việc báo cáo thực hiện theo định kì hoặc đột xuất theo chỉ đạo của giám
đốc chi nhánh, với điều kiện đã có sự thông qua của Hộ sở chính. Báo cáo
kiểm tra của chi nhánh sẽ đợc gửi đến Ban Tổng giám đốc, giám đốc chi
nhánh và phòng KTNB của Hôị sở.

Báo cáo KTNB theo nội dung của đề cơng chi tiết đợc gửi duyệt gửi Ban
Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh để kiểm tra. Từ đó, Tổng giám đốc sẽ có

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

những căn cứ chỉ đạo cụ thể cho chi nhánh để khắc phục những sai sót một
cách tổng thể nhất dựa trên những kiến nghị của Ban lãnh đạo của chi nhánh.
e)Bớc 5: Khắc phục tồn tại và theo dõi kết qủa khắc phục
Khi nhận đợc kết quả kiểm toán của đoàn kiểm toán, các phòng ban hay
nội dung đợc kiểm tra cần rà soát lại để xem xét các thiếu xót đó. Toàn bộ
những khắc phục, sử chữa khi hoàn thành phải đợc lập báo cáo gửi Ban giám
đốc.
Đồng thời, ban KTNB cũng phải kiểm tra thờng xuyên kết quả khắc
phục, những ảnh hởng của nó đến họa động của phòng ban đã đợc kiểm toán
nói riêng và hoạt động của hệ thống NHPT nói chung.
2.2. Tổ chức kiểm toán các phần hành cụ thể tại ngân hàng Phát triển
Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa
2.2.1. Tổ chức kiểm toán tai Ngân hàng Phát triển Việt Nam - chi nhánh
Thanh Hóa
2.2.2. Tổ chức kiểm toán về phần hành kiểm toán cụ thể
2.2.2.1. Lập kế hoạch Kiểm toán nội bộ(theo kế hoạch đã thực hiện
năm 2013)
Công tác kiểm tra và giám sát đợc thực hiện trên cơ sở là bảng cân đối

kế toán và các báo cáo kinh doanh khác.
- Phòng KTNB thực hiện việc kiểm toán và giám sát hàng tháng tại
NHPT. Phòng bố trí cán bộ kiểm tra, kiểm soát đối với từng nghiệp vụ, nội
dung kiểm tra.
Thời gian kiểm toán :
Qúy I: kiểm tra và báo cáo kết quả quyết toán cuối năm của chi nhánh.
Qúy II/2013: phối hợp với các phòng ban của chi nhánh kiểm tra hoạt
động thanh toán quốc tế và hạch toán kế toán.
Qúy III/2013: Kiểm tra hoạt động tín dụng và các nghiệp vụ tại phòng
giao dịch.
Qúy IV/2013: kiểm tra các nghiệp vụ có khả năng xảy ra rủi ro cao, kết
hợp với kiểm toán tính tuân thủ của NHPT.
Ngoài công việc thực hiện kiểm toán nêu trên , phòng KTNB chi nhánh
còn thực hiện thêm các công việc nh sau:
- Kiểm tra đột xuất khi phát sinh sự việc theo chỉ đạo của Ban giám đốc
chi nhánh hoặc theo yêu cầu theo Tổng giám đốc Hội sở chính.
- Tiếp nhận, đề xuất và điều tra biện pháp giải quyết những đơn th khiếu
nại.

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

- Kiểm tra chi tiết nội dung một số khoản chi tiêu nội bộ nh: trả lơng,
chi phí lơng, chi phí quản lý, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí chờ phân bổ,

khoản phải thu trên cơ sở chế độ tài chính đợc áp dụng theo pháp luật.
- Kiểm tra quỹ tiền mặt và sổ sách tại quỹ.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo quy định của
NHPT.
- Kiểm toán thông tin kế toán tài chính.
Phòng KTNB nêu lên những kiến nghị để kế hoạch kiểm toán năm hoàn
thành và một số điều kiện cần để đợc hỗ trợ từ Hội sở chính. Căn cứ trên chơng trình kiểm tra, giám sát năm 2008, phòng KTNB lập đề cơng kiểm tra
các mặt hoạt động nghiệp vụ tại NHPT. Đề cơng này do Trởng phòng KTNB
phê duyệt. Mỗi nội dung kiểm toán khác nhau về nội dung và phạm vi kiểm
tra.
Phụ lục 1: Đề cơng kiểm tra chi tiết các mặt hoạt động tại NHPT Việt
nhánh Thanh Hóa (1)
Đề cơng kiểm toán chi tiết NHPT Việt Nam
chi nhánh thanh hóa
Tháng/năm.
Kính gửi: Ban Giám Đốc NHPT Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
Phê duyệt đề cơng kiểm toán chi tiết nh sau:

Nam chi

1. Thời gian kiểm tra: dự kiến thực hiện khoảng ngày từ ngày..đến ngày
2. Thành phần đoàn kiểm tra gồm 6 ngời:
- Trởng phòng kiểm toán nội bộ;
- Trởng phòng kế toán;
- Phó phòng kiểm toán nội bộ;
- 2 Cán bộ phòng KTNB;
- Cán bộ phòng kế toán;
3. Pham vi và nội dung kiểm tra: Kiểm tra tại các phòng ban nghiệp vụ trực thuộc
theo số liệu đến ngày.gồm các nội dung cụ thể:
Nghiệp vụ tín dụng:

-Tính pháp lý của những hồ sơ mới cho vay còn d nợ đến ngày
- Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và chấp hành chế độ ;
- Việc hạch toán kế toán, lu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng;
- Kiểm tra chi tiết tình hình thực tế một số khách hàng vay vốn;
Nghiệp vụ thanh toán:
- Tính pháp lý của hồ sơ thanh toán
- Việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và chấp hành chế độ quản lý nguồn
vốn.
- Việc theo dõi hạch toán kế toán, lu trữ, bảo quản hồ sơ.
- Một số vấn đề khác có liên quan.
Kiểm tra nghiệp vụ kế toán:
- Kiểm tra lu trữ và kiểm soát các báo cáo kế toán theo quy định tại chế độ kế
toán.
- Kiểm tra công tác kiểm soát và lu trữ chứng từ nghiệp vụ hàng ngày, hồ sơ
khách hàng.
- Kiểm tra việc hạch toán ngoài bảng, đối chiếu giữa thực tế và sổ sách.
- Đối chiếu sao kê số d và sổ sách tiết kiệm.
- Quản lý thẻ lu, thẻ trắng,sec trắng.
- Kiểm quỹ tiền mặt và các sổ sách kế toán tại quỹ.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình nghiệp vụ theo quy định của Hội sở chính
NHPT Việt Nam và việc chấp hành biểu mẫu tiêu chuẩn do HSC quy định.

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang


Trởng phòng Kiểm toán nội bộ


(1)
Nguồn: Trích trong hồ sơ KTNB tại phòng KTNB Hội sở chính.

2.2.3.2. Thực hiện kiểm toán nội bộ
Sau khi phê duyệt đề cơng kiểm toán chi tiết, đoàn kiểm toán tiến hành
KTNB theo đề cơng đã đợc phê duyệt. Một số nội dung đợc kiểm toán bởi
KTNB của NHPT thực hiện theo kế hoạch năm 2008 nh sau:
a. Kiểm toán tính tuân thủ
Phòng KTNB thực hiện một số nội dung kiểm toán bao gồm:
- Đánh giá việc chấp hành chế độ kế toán: hàng tháng phòng KTNB của
chi nhánh phải thực hiện kiểm toán đối chiếu số liệu của các tài khoản trên
bảng cân đối tổng hợp, cân đối chi tiết để đánh giá mức độ chính xác, tính
trung thực và logic của số liệu hạch toán kế toán..kiểm toán, kiểm tra việc
thực hiện chấp hành các chỉ tiêu định mức về tồn khoản, các tỷ lệ.
- Đánh giá việc chấp hành một số điều lệ trong Luật tổ chức tín dụng,
mức cho vay, chế độ bảo lãnh cho một khách hàng, mua sắm TSCĐ và tỷ lệ
bảo đảm an toán trong kinh doanh.
b. Kiếm toán thông tin trên bảng báo cáo tài chính
Với mục tiêu hạn chế rủi ro trong kinh doanh, xác định tính chính xác,
khách quan của số liệu hạch toán và kết quả kinh doanh, khi kiểm toán các
thông tin trên báo cáo tài chính, cần áp dụng một số nguyên tắc nh: kiểm tra
trớc, trong và sau các nghiệp vụ kinh doanh theo phơng pháp:
- Kiểm tra số liệu báo cáo thống kê, các văn bản chỉ đạo của Ban giám
đốc.
- Kiểm tra trực tiếp: tiến hành trên cơ sở hồ sơ, tài liệu của cán bộ
nghiệp vụ trong các phòng nghiệp vụ về khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn

và dài hạn tại các đơn vị, tổ chức đợc cấp vốn.
- Chọn mẫu kiểm toán theo từng nội dung, nghiệp vụ.
Nội dung KTNB trên các báo cáo tài chính:
Để đạt đợc các mục tiêu đề ra, trớc khi kiểm toán, Đoàn kiểm toán phải
phân tích đánh giá số liệu kế toán và cần xác định các vấn đề trọng điểm rủi
ro trên các bảng cân đối kế toán và các báo cáo chi tiết xem xét xem có vấn
đề gì sai lệch cần điều chỉnh không. Khi đó, cần tập trung vào các vấn đề nh:

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

- Kiểm tra đối chiếu số d cuối tháng trớc và só d đầu tháng sau ở bảng
cân đối.
- Kiểm tra một số hợp đồng tính toán lại và đối chiếu số liệu trên báo
cáo chi tiết cho từng hợp đồng cấp vốn.
- Kiểm toán thu phí có đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân hàng và cho
khách hàng.
c. Kiểm toán hoạt động
Với mục tiêu nhằm xác định tính hiệu năng, hiệu quả hoạt động của các
nghiệp vụ từ đó đa ra kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
nghiệp vụ đợc kiểm tra và cải thiện tình hình kết quả làm việc của ngân hàng.
Với từng nội dung đợc kiểm toán, KTV sẽ tìm hiểu các quy trình nghiệp
vụ liên quan và điều tra chọn mẫu, phân tích số liệu có liên quan.
Trong quá trình kiểm toán, KTV phát hiện những điều bất hợp lí trong

hoạt động của NHPT, đa ra các đề xuát, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động
của ngân hàng.
2.2.3.3. Kết thúc kiểm toán nội bộ
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, trởng phòng KTNB tổng hợp các giấy tờ
làm việc của các KTV, lập báo cáo tổng hợp từ kết quả kiểm toán của KTV.
Báo cáo này sẽ đợc gửi cho giám đốc chi nhánh và gửi lên Tổng giám đốc
của Hội sở.
Báo cáo kiểm toán phải nêu ra những mặt u và nhợc điểm của nội dung
đã kiểm toán, đồng thời cần có biên bản theo dõi tình hình khắc phục tồn tại
và kiến nghị.

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Phụ lục 2: Trích báo cáo KTNB NHPT Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
Thanh Hóa, ngàytháng.năm.
Báo cáo KTNB NHPT việt nam chi nhánh thanh hóa
Tháng/
Kính gửi: Ban Tổng giám đốc NHPT Việt Nam
Giám đốc Chi nhánh Thanh Hóa

Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, KTNB NHPT Việt Nam năm., phòng KTNB chi nhánh
thực hiện kiểm toán hoạt động tháng/. Kết quả kiểm toán nh sau:
1. Về kết quả hoạt động:..

2. Về chấp hành qui chế, quy trình nghiệp vụ
2.1. Tín dụng:
-Đối chiếu số liệu tín dụng: số liệu sao kê khớp đúng với số liệu trên bẳng cân đối.
- Tình hình chấp hành hạn mức tín dụng: một số khách hàng vợt hạn mức tín dụng
đợc cấp. Chi tiết trong bảng .đính kèm báo cáo này.
- Chất lợng tín dụng:
+ Nợ quá hạn giảm so với tháng là.triệu đồng;
+ Thu nợ quá hạn trong tháng đợc triệu đồng;
+ Tổng nợ quá hạn
+
- Tài sản đảm bảo: có một số sai lệch giữa số thực tế kiểm kê với số hạch toán
theo bảng kê kèm theo.
2.2. Kế toán tài chính:
2.3. Tình hình khắc phục tồn tại và kiến nghị:
- Tất cả các kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán nội bộ tháng/ đã đợc đơn
vị khắc phục.
- Đề nghị phòng Tín dụng rà soát lại các khoản vay của các Doanh nghiệp có d
nợ tín dụng vợt hạn mức và tìm biện pháp đ d Nợ theo hạn mức tín dụng đã đợc
phê duyệt đồng thời không để tình trạng vay vợt hạn mức tiếp diễn.
..
Trên đây là kết quả KTNB tháng/năm tại NHPT Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa,
phòng KTNB xin báo cáo Ban Tổng Giám đốc và Giám đốc chi nhánh.
Nơi gửi:
Nh trên
Ban kiểm soát
Phòng KTTC
Lu KTNB
Ngời lập

Kiểm soát






(2)Trích trong hồ sơ KTNB năm 2008 lu tại Phòng KTNB Hội sở

Kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ, phòng, ban đợc kiểm tra nếu có phát hiện
sai sót hay có khiếu nại gì về kết quả kiểm toán, việc khiếu nại, phúc tra đợc
trình bày theo mẫu dới đây
Mẫu 2: Biên bản phúc tra nghiệp vụ tín dụng
Mẫu 2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập- Tự Do- Hạnh Phúc
NHPT Việt Nam
SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

Chi nhánh Thanh Hóa

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Biên bản phúc tra nghiệp vụ tín dụng phòng.. theo biên bản kiểm tra
ngày././..của phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHPT Việt Nam chi
nhánh Thanh Hóa.
Kính gửi: Phòng. .

Nhứng điểm đã khắc phục:
..
..
Những tồn tại cha khắc phục:
..
..
Kiến nghị:
Trờng hợp.
Trờng hợp
Những tồn tại khác đề nghị phòng tiếp tục chỉnh sửa.
Thanh Hóa.//
Giám đốc
.

SV: Chu Thị Minh Thảo

Trởng phòng KTNB
.

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

chơng III: một số đánh giá về tình hình tổ chức kiểm
toán tại ngân hàng Phát triển việt nam chi nhánh
thanh hóa
3.1. Đánh giá về bộ máy tổ chức kiểm toán

ở Chi nhánh, ý nghĩa của kiểm tra nội bộ đối với công tác đảm bảo an
toàn, hạn chế rủi ro vẫn cha đợc nhận thức một cách toàn diện, dẫn đến việc
kiểm tra đợc thực hiện qua loa, chiếu lệ, không phát hiện đầy đủ và kịp thời
các sai sót để chấn chỉnh, khắc phục.
Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ còn mỏng, cha mang tính
chuyên nghiệp
* Giai đoạn từ 7-2006-12/2008: Trong những năm trớc 2008, khi tổ
chức bộ máy thực hiện công tác kiểm tra cha đợc kiện toàn và lực lợng làm
công tác Kiểm tra của NHPT còn mỏng và cha mang tính chuyên nghiệp thì
việc thực hiện kiểm tra còn hạn chế, mỗi năm chỉ tiến hành kiểm tra đợc
khoảng 8 - 10 đợt. Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra chọn mẫu đối
với một số nghiệp vụ và một số dự án, khoản vay.
Trong giai đoạn này, công tác kiểm tra của NHPT chỉ dừng lại ở việc
kiểm tra theo vụ việc phát sinh hoặc triển khai kiểm tra theo chuyên đề ở 1
lĩnh vực nào đó trong năm (Qua xem xét, báo cáo khi Hội sở chính phát hiện
ra tại Chi nhánh nào đó có sai sót, có vụ việc xảy ra, khi đó mới tổ chức Đoàn
đi kiểm tra, hoặc trong năm chỉ tổ chức kiểm tra đối với các Chi nhánh có
doanh số hoạt động lớn, có công trình trọng điểm, Nhóm A hoặc dự án quan
trọng),
Có thể nói, trong giai đoạn 2011-2013, bên cạnh những kết quả đã đạt
đợc nêu trên, công tác kiểm tra nội bộ trong hệ thống NHPT vẫn còn nhiều
vấn đề bất cập nh:
Chất lợng tự kiểm tra của Chi nhánh cha cao.
Hoạt động kiểm tra của Chi nhánh, mặc dù đợc Ban Lãnh đạo NHPT
xác định là việc làm thờng xuyên và là nội dung chủ yếu trong công tác kiểm
tra nội bộ của hệ thống NHPT, nhng chất lợng cha cao, khả năng phát hiện
sai sót còn hạn chế. Tính độc lập, khách quan của bộ máy kiểm tra nội bộ ở
Chi nhánh không cao do phải phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Giám đốc
Chi nhánh.
ng tính chuyên nghiệp. Ngoài Sở Giao dịch I, II và Chi nhánh NHPT

Hải Phòng đợc thành lập Phòng Kiểm tra nội bộ; còn lại các Chi nhánh khác
chỉ bố trí đợc 1 - 2 cán bộ làm công tác kiểm tra. Hầu hết cán bộ kiểm tra của
các Chi nhánh đều là kiêm nhiệm; rất ít Chi nhánh bố trí đợc cán bộ kiểm tra
chuyên trách đúng nghĩa.
SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Cán bộ kiểm tra nội bộ của Hội sở chính cũng nh của Chi nhánh còn
phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác ngoài kiểm tra (tổng hợp kết quả kiểm
tra và tự kiểm tra; lập kế hoạch kiểm tra; tham gia xây dựng quy chế, quy
định nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo sự phân công của
Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển); do phải đảm nhiệm việc kiểm tra đối với
tất cả các lĩnh vực nên công việc của cán bộ kiểm tra không mang tính ổn
định, và cán bộ kiểm tra không có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu vào một
lĩnh vực cụ thể, từ đó dẫn đến hạn chế về hiệu quả thực hiện công việc.
Sự phối hợp giữa các đơn vị tại Hội sở chính trong việc thực hiện công
tác kiểm tra nội bộ vẫn cha chặt chẽ.
Hàng năm, NHPT đều ban hành kế hoạch kiểm tra nội bộ, trong đó quy
định rõ trách nhiệm của các đơn vị tham gia (bao gồm cả đơn vị chủ trì và
đơn vị phối hợp) trong việc tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra. Tuy nhiên,
khi triển khai thực hiện, đơn vị phối hợp không bố trí đợc thời gian và cán bộ
tham gia, nên trên thực tế, đơn vị chủ trì (Ban Kiểm tra nội bộ) thờng gặp
nhiều khó khăn trong việc bố trí cán bộ cho các Đoàn kiểm tra. Thông thờng
Ban Kiểm tra nội bộ phải chủ động cử cán bộ của Ban tham gia Đoàn kiểm

tra thay cho các đơn vị đợc phân công phối hợp nhng không cử đợc cán bộ.
Thực tế này đã dẫn đến tình trạng có những thời điểm, hầu hết số cán bộ của
Ban Kiểm tra nội bộ phải tham gia các Đoàn kiểm tra; và công việc thờng
ngày của Ban tại những thời điểm đó cũng bị gián đoạn.
Hoạt động kiểm tra của NHPT cha đợc tiến hành thờng xuyên; tác dụng
của công tác kiểm tra đối với việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cha cao, ngoài
những cuộc kiểm tra theo chuyên đề (tín dụng đầu t, tín dụng xuất khẩu, hỗ
trợ sau đầu t, quản lý thanh toán vốn uỷ thác) do các Ban chuyên môn tiến
hành.
Thực tế đòi hỏi cần phải đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, phúc tra của Chi
nhánh để phát hiện, chấn chỉnh các sai sót trong hoạt động của Chi nhánh,
góp phần ngăn ngừa rủi ro đối với hệ thống NHPT.
Tổng hợp kết quả công tác kiểm tra giai đoạn 2006-2010 trong toàn hệ
thống nh sau:
Biểu 3.1: Số Chi nhánh đợc kiểm tra
Năm
2009
Số Chi nhánh 10
đợc kiểm tra

2010
15

SV: Chu Thị Minh Thảo

2011
48

2012
51


2013
54

Ghi chú
Số Chi nhánh hiện
nay là 54 và 02
SGD
CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

Biểu 3.2: Số dự án/khoản vay đợc kiểm tra tại chi nhánh
Năm
2009 2010 2011 2012 2013 Ghi chú
Số dự án/khoản vay
15
25
28
39
43
* Giai đoạn từ 2009 đến nay: Sau khi bộ máy Kiểm tra nội bộ trong hệ
thống NHPT đợc củng cố và kiện toàn tổ chức và hoạt động theo Quyết định
số 49/QĐ-NHPT ngày 26/1/2010 của Tổng Giám đốc NHPT, công tác kiểm
tra của NHPT đã thực hiện một cách toàn diện, cụ thể:
Hàng năm, NHPT đã tổ chức thực hiện kiểm tra theo kế hoạch toàn diện
tại tất cả các đơn vị trong hệ thống đạt 100% kế hoạch, ngoài ra còn tổ chức

kiểm tra đột xuất tại các Chi nhánh theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc, đảm
bảo trong năm, mỗi Chi nhánh có đợc kiểm tra ít nhất 01 lần/năm, đồng thời,
đã trình Tổng Giám đốc ban hành văn bản chỉ đạo, hớng dẫn các Chi nhánh
chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm tra; Đồng thời, tổ chức hớng dẫn và quản lý,
theo dõi tổng hợp, cập nhật kết quả chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm tra của
từng Chi nhánh, từng dự án/khoản vay để báo cáo Tổng Giám đốc kịp thời thờng xuyên và đột xuất.
Năm 2009, ngoài thực hiện kế hoạch kiểm tra đợc Tổng Giám đốc phê
duyệt, thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc tại công văn số 46/NHPTKTNB.m ngày 19/11/2008 hớng dẫn, chỉ đạo Sở Giao dịch, các Chi nhánh rà
soát lại toàn bộ các hợp đồng tín dụng đầu t, tín dụng xuất khẩu, ODA còn
hiệu lực đến 31/10/2008; Công văn số 06/NHPT-KTNB.m ngày 9/4/2009 của
Tổng Giám đốc về việc hớng dẫn rà soát lại toàn bộ các hợp đồng hỗ trợ sau
đầu t đối với các hợp đồng còn hiệu lực đến 31/3/2009, Ban Kiểm tra nội bộ
đã phối hợp với Ban TCKT, Ban Pháp chế tổ chức công tác rà soát số liệu tại
hợp đồng tín dụng đầu t, hợp đồng tín dụng xuất khẩu, hợp đồng ODA, hợp
đồng HTSĐT theo nhiều bớc liên tiếp của trên 235 hợp đồng/phụ lục hợp
đồng tín dụng, HTSĐT, bảo lãnh theo 3 bớc:
+Bớc 1: Đối chiếu bảng kê hợp đồng lu giữ tại Hội sở chính với bảng kê
của Chi nhánh;
+Bớc 2: Đối chiếu hợp đồng lu giữ tại Hội sở chính với bảng kê do các
Ban Tín dụng lập;
+Bớc 3: Đối chiếu bảng kê do các Ban Tín dụng lập với hồ sơ hợp đồng
lu giữ tại một số Chi nhánh do Ban KTNB kết hợp tổ chức công tác kiểm tra
theo kế hoạch).
Kết thúc đợt rà soát, Ban Kiểm tra nội bộ đã tổng hợp và báo cáo trình
Tổng Giám đốc về thực trạng công tác quản lý tài liệu, hồ sơ, các hợp đồng
tín dụng của các Ban thuộc Hội sở chính, cho thấy công tác quản lý hợp đồng
tín dụng trong hệ thống cha tốt (nhiều dự án có số lợng hợp đồng, nội dung
SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN



Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

của hợp đồng không trùng khớp, thống nhất giữa Hội sở chính và Chi
nhánh), là nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro ngoài sự kiểm soát cho hệ thống
NHPT.
Từ thực tế đó, Tổng Giám đốc NHPT đã ban hành các công văn số
24/NHPT-KTNB ngày 9/11/2009 và công văn số 28/NHPT-KTNB ngày
26/11/2009 tiếp tục yêu cầu toàn hệ thống tổ chức triển khai công tác rà soát
đối chiếu, làm rõ nguyên nhân và có biện pháp chấn chỉnh xử lý dứt điểm các
tồn tại, hoàn thiện toàn diện công tác quản lý các loại hợp đồng, chứng th còn
hiệu lực của các nghiệp vụ tính đến thời điểm hiện tại, coi đây là một công
việc thờng xuyên giữa Hội sở chính và Chi nhánh, đến nay, công tác quản lý,
lu trữ các hợp đồng/phụ lục hợp đồng, các tài liệu, hồ sơcủa các đơn vị đã
đi vào nề nếp.
Năm 2010, công tác kiểm tra nội bộ đã đợc triển khai một cách đồng
bộ, từ việc tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và đợc Tổng Giám đốc
NHPT ban hành 4 Quy định mới thay thế 4 Quy định có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ công tác kiểm tra nội bộ đã đợc ban hành trớc đây, đồng thời,
Tổng Giám đốc NHPT đã ban hành mới 2 Quy chế Kiểm soát và Giám sát
đặc biệt đối với các Chi nhánh, các Doanh nghiệp có quan hệ vay vốn, bảo
lãnh tại NHPT, đến việc tổ chức triển khai kiểm tra toàn diện tại tất cả các
Chi nhánh (100% các Chi nhánh đều đợc Hội sở chính tiến hành kiểm tra
trong năm 2010) theo kế hoạch kiểm tra đợt I và đợt II đã đợc Tổng Giám
đốc phê duyệt.
Bên cạnh đó, Ban Kiểm tra nội bộ là đơn vị đợc Tổng Giám đốc giao
nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng

thuộc NHNN đã tiến hành thanh tra đối với nghiệp vụ cho vay HTLS 4% tại
56 Chi nhánh trong toàn hệ thống và chuẩn bị tài liệu, số liệu, xây dựng các
báo cáo tổng hợp, giải trình phục vụ cho công tác kiểm tra nghiệp vụ chuyên
sâu của các Cơ quan Công An, Thanh tra Chính phủ, Kiểm tra Đảng đối với
Tập đoàn Vinashin .
Đầu mối thực hiện các công việc tổng hợp, thực hiện xây dựng báo cáo
có liên quan đến thanh tra, kiểm tra, làm việc với các cơ quan có liên quan
nh Uỷ ban kiểm tra TW, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Đảng ủy Khối
Doanh nghiệp TW về Tập đoàn Vinashin. Thực hiện rà soát các tồn tại sai
sót của các dự án vay vốn do VINASHIN làm chủ đầu t tại 14 Chi nhánh; tổ
chức triển khai công tác rà soát hồ sơ quản lý các dự án VINASHIN tại các
Ban Nghiệp vụ liên quan tại Hội Sở chính; tiếp nhận và lu trữ toàn bộ Hợp

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Bỏo cỏo thc tp tt nghip

GVHD: Ngụ Th Kiu Trang

đồng tín dụng (bản chính) và Hợp đồng bảo đảm tiền vay (bản sao y) từ 14
Chi nhánh có phát sinh các dự án thuộc VINASHIN.
Tham gia đoàn công tác kiểm tra Quỹ ĐTPT địa phơng tại Chi nhánh
Hải Phòng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Hải Dơng, Đắc Lắc, Đồng Tháp, Bình Phớc, Hà Tĩnh...; Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các dự án đóng
tàu thuộc Vinashin tại 14 Chi nhánh cho vay đối với Vinashin: Chi nhánh
Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Sở Giao dịch I, II, Cần
Thơ.
Cùng Tổ chức đoàn kiểm tra dự án đóng tàu ngoài Vinashin: Chi nhánh

NHPT Thái Nguyên Bắc Kạn, Chi nhánh Thái Bình, Chi nhánh Nam
Định, Sở Giao dịch I, Chi nhánh Ninh Bình, Chi nhánh Thanh Hóa...
Tổng hợp kết quả tự kiểm tra của Chi nhánh các Quý: Quý IV/2009,
Quý I/2010, Quý II/2010; Quý III/2010, Báo cáo tổng hợp kết quả tự kiểm tra
công tác HTLS 4% của các Chi nhánh để báo cáo Thanh tra NHNN theo quy
định.
Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình chấn chỉnh khắc phục các sai sót
của các đơn vị đến 31/12/2010 và đề xuất phơng án khắc phục sai sót tồn tại
trình Tổng Giám đốc.
Phối hợp với Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng trong việc tổ chức
hớng dẫn, kiểm tra, tự kiểm tra đối với HTLS 4% ( ban hành văn bản hớng
dẫn về tự kiểm tra HTLS 4%; chuẩn bị tài liệu phục vụ cho kiểm tra HTLS
4% của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng; tổ chức đoàn kiểm tra công
tác hỗ trợ lãi suất 4% tại Sở giao dịch I và Chi nhánh Ninh Bình; hoàn chỉnh
việc ban hành công văn chấn chỉnh khắc phục tồn tại theo kiến nghị của các
đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nớc về công tác HTLS 4% đối với 55 Chi
nhánh đã kết thúc công tác thanh tra; cập nhật và tổng hợp kịp thời kết quả
triển khai thanh tra công tác HTLS 4% của các Đoàn Thanh tra tại các Chi
nhánh trong toàn hệ thống trình Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển; hoàn thành
báo cáo tình hình triển hoạt động cho vay HTLS 4% tại Ngân hàng Phát triển
theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng và Kiểm toán Nhà
nớc; hoàn thành báo cáo kết quả khắc phục kiến nghị của Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng về hoạt động cho vay HTLS 4% của NHPT

SV: Chu Thị Minh Thảo

CĐ10KN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Ngô Thị Kiều Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ

Tài sản cố định

BCTC

Báo cáo tài chính

KTV

Kiểm toán viên

NHPT

Ngân hàng phát triển

KTNB

Kiểm toán nội bộ

HSC

Hội sở chính

NHNN


Ngân hàng nhà nước

TDXK

Tín dụng xuất khẩu



Quyết định

NH

Ngân hàng

KTNN

Kiểm toán nhà nước

HTLS

Hỗ trợ lãi suất

NHTM

Ngân hàng thương mại

SV: Chu ThÞ Minh Th¶o

C§10KN



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ngô Thị Kiều Trang

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1

SV: Chu ThÞ Minh Th¶o

C§10KN



×