Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quá trình biến đổi xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở TP hồ chí minh, đồng nai và bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.58 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THANH LONG

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI TRONG HAI MƯƠI NĂM ĐẦU
ĐỔI MỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI VÀ
BÌNH DƯƠNG (1986-2006)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI
Mã số: 62.22.54.05

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HÀ MINH HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


Công trình hoàn thành ta ̣i: Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c xã hô ̣i và Nhân
văn - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia TP.HCM

Cán bô ̣ hướng dẫn khoa ho ̣c:
PGS.TS. Hà Minh Hồng

Cán bô ̣ phản biê ̣n Hô ̣i đồ ng chấ m luâ ̣n án cấ p cơ sở đào tạo:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luâ ̣n án sẽ đươ ̣c bảo vê ̣ trước Hô ̣i đồ ng chấ m luâ ̣n án tiế n si ̃ cấ p cơ sở


đào tạo tại Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c xã hô ̣i và Nhân văn - Đa ̣i ho ̣c
Quố c gia TP.HCM vào lúc giờ
ngày tháng năm
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c xã hô ̣i
và Nhân văn - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia TP.HCM


NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Bình Dương thời
kỳ 1997-2006”, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Phát triển bền
vững vùng Nam Bộ, số 01 (173)-2013, tr. 33-42.
2. “Biến đổi kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm đầu
thực hiện đường lối đổi mới (1986-2006)”, Tạp chí Đại học
Thủ Dầu Một, số 4(23)-2015.
3. “Thực trạng quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực hành
chính sự nghiệp ở Côn Đảo trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - Côn
Đảo 150 đấu tranh, xây dựng và phát triển (1862-2012), Nxb.
Chí trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội 2012, tr. 737-757
4. “Tác động của kinh tế thị trường đến phân tầng xã hội ở Bình
Dương (1986-2006)”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học - Khoa học
Xã hội và Phát triển bền vững Đông Nam Bộ, Viện Phát triển
bền vững vùng Nam Bộ - Sở Khoa học và Công nghệ Đồng
Nai 2012, tr. 293-300.


1

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Tính đến năm 2006, Việt Nam nói chung, Tp.HCM, Đồng Nai
và Bình Dương nói riêng đã trải qua 20 năm đổi mới. Trong khoảng thời
gian đó xã hội đã diễn ra nhiều biến đổi theo cả chiều hướng hợp lý, tích
cực và chưa hợp lý, tiêu cực. Do vậy, việc tổng kết, đánh giá quá trình
biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới chẳng những cần thiết cho nhận
thức khoa học mà còn nhằm góp một tiếng nói, một lời bình, một vài đề
xuất kiến nghị đối với chủ trương, đường lối và thực tiễn đổi mới.
Ngoài ra, việc chọn và nghiên cứu đề tài còn xuất phát từ mục tiêu cá
nhân, đó là bước đầu tích lũy những kiến thức nền tảng cần thiết nhằm
theo đuổi hướng nghiên cứu lịch sử xã hội lâu dài của nghiên cứu sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những tác động của đường lối và chính sách đổi mới
đến các vấn đề xã hội ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong suốt
hai mươi năm đầu thực hiện đổi mới.
- Phân tích quá trình biến đổi và phát triển của nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp thành nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương dưới định hướng
chiếc lược của mỗi tỉnh thành. Xem xét các vấn đề kinh tế như là động
lực trực tiếp tác động làm biến đổi các phương diện xã hội khác.
- Những đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa
dưới những tác động của các nhân tố dân số, kinh tế, văn hóa và cơ cấu
xã hội - nghề nghiệp trong quá trình vận động phát triển dưới những chủ
trương, đường lối đổi mới của Đảng.
- Xem xét tính năng động xã hội được ở cấp độ vĩ mô trên hai
phương diện năng động theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Đây
chính là yếu tố động, là sự chuyển biến, là quá trình phân giải cơ cấu xã
hội - nghề nghiệp tương đối ổn định trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập

trung quan liêu, bao cấp để đi đến hình thành những nhóm xã hội - nghề
nghiệp mới trong một cơ cấu xã hội - nghề nghiệp đa dạng hơn.


2
- Rút ra những đặc điểm cơ bản của quá trình biến đổi xã hội
chính yếu ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương và những giải pháp cơ
bản đảm bảo quá trình phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục diễn biến theo
hướng hợp lý, tích cực và đạt được sự phát triển bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đối tượng nghiên cứu
của luận án:
- Nguyễn Văn Hiệp (2007), Những chuyển biến kinh tế - xã hội
của tỉnh Bình Dương (1945-2005), Luận án Tiến sĩ lịch sử Việt Nam,
Trường ĐH. KHXH&NV - Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Hồ Đức Hùng (2001), Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế Tp.HCM gắn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đề tài cấp Bộ,
mã số B2000-22-55.
- Nguyễn Sĩ Lân (chủ biên) (1996), Đồng Nai 20 năm xây dựng
và phát triển kinh tế-xã hội, Nxb. Đồng Nai.
- Võ Văn Sen (2007), Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi ở
mới của người dân thuộc diện di dời trong quá trình xây dựng và phát
triển các khu công nghiệp ở Bình Dương, thực trạng và giải pháp, đề tài
nghiên cứu cấp tỉnh.
- Huỳnh Đức Thiện (2012), Những chuyển biến kinh tế-xã hội ở
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, luận án tiến sĩ lịch sử, Trường ĐH.
KHXH&NV – Đại học Quốc gia Tp.HCM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình biến đổi xã hội được xác định là đối tượng nghiên cứu

chính của luận án. Để làm rõ đối tượng nghiện cứu, nghiên cứu sinh
chọn tiếp cận bốn thành tố cấu thành xã hội có tác động và quy định đối
với quá trình BĐXH là: kinh tế, dân số, văn hóa và cơ cấu nhóm xã hội
- nghề nghiệp.
- Quá trình biến đổi kinh tế là nhân tố quan trọng, tác động và
quy định toàn bộ quá trình biến đổi xã hội trong thời kỳ đổi mới ở
Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Các đối tượng nghiên cứu chính
của nhân tố này là quá trình hình thành các thành phần kinh tế mới, quá


3
trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GDP và cơ cấu lao động giữa
các ngành kinh tế.
- Quá trình biến đổi nhân tố dân số được tập trung tìm hiểu trên
các phương diện: quy mô và cơ cấu dân số. Trong đó, các diễn biến về
tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, di dân, cơ cấu dân số thành thị - nông thôn, giới tính
và lứa tuổi được tập trung làm rõ.
- Quá trình biến đổi cơ cấu nhóm xã hội - nghề nghiệp được tiếp
cận từ góc độ khoa học lịch sử xã hội, tập trung chủ yếu vào diễn tiến
của quá trình phân giải nhóm xã hội - nghề nghiệp trong suốt thời kỳ đổi
mới 1986-2006. Trên cơ sở phân tích các cứ liệu lịch sử đã được ghi
chép qua từng năm, từng giai đoạn, mô tả quá trình phân giải nhóm xã
hội - nghề nghiệp và xem nó là biến số của quá trình biến đổi xã hội
- Quá trình biến đổi của nhân tố văn hóa được xem xét ở hai
khía cạnh: biến đổi của hệ thống giáo dục - đào tạo và biến đổi văn hóa
- lối sống theo nhóm xã hội - nghề nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.
- Giới hạn thời gian: từ năm 1986 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã vận dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận lý thuyết khác nhau, trong
đó hai phương pháp: lịch sử và logic là phương pháp chính.
4.2. Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu
Tài liệu phục vụ nghiên cứu được sử dụng từ nhiều nguồn khác
nhau, trong đó năm nguồn tài liệu chính là: sách tham khảo; văn kiện
Đảng; ấn phẩm thống kê; kết quả nghiên cứu liên quan của các tác giả
đi trước; và các website.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Luận án đã mô tả và hệ thống quá trình biến đổi xã hội trong
thời kỳ đổi mới ở TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương những năm
1986-2006 dưới góc nhìn lịch sử. Tuy các số liệu chưa thật đầy đủ
nhưng luận án đã nêu và phân tích quá trình biến đổi của các thành tố
cấu thành xã hội ở mức tương đối chi tiết, phát họa những biến đổi trên


4
bốn phương diện qua từng giai đoạn khác nhau từ đó nêu lên những đặc
điểm nổi bật của quá trình biến đổi xã hội, cung cấp cái nhìn toàn cảnh.
- Tiếp cận từ góc độ lịch sử xã hội, luận án đã làm rõ mối quan
hệ của quá trình BĐXH với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN và chuyển đổi mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ đổi mới;
luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa quá trình tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án đã mô tả và phân tích quá trình biến đổi cơ cấu xã hội
nghề nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm
đầu đổi mới. Nó có ích cho việc đánh giá lại các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.

- Luận án đã nêu và phân tích các số liệu về biến đổi quy mô và
cơ cấu dân số đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa biến đổi cơ cấu dân số
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Luận án đã nêu lên quá trình biến đổi của hệ thống giáo dục và
văn hóa - lối sống theo nhóm nghề nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và
Bình Dương trong thời kỳ đổi mới.
6. Bố cục của luận án
Luận án gồm 5 phần: dẫn luận, kết quả nghiên cứu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần kết quả nghiên
cứu gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về biến đổi xã hội và những cơ sở của
quá trình biến đổi xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình
Dương hai mươi năm đầu đổi mới (1986-2006)
- Chương 2: Những biến đổi xã hội chủ yếu ở thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai và Bình Dương (1986-2006)
- Chương 3: Nhận xét về quá trình biến đổi xã hội chủ yếu ở
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương hai mươi năm đẩu
đổi mới (1986-2006)


5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ NHỮNG CƠ SỞ
CỦA QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH, ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG 20 NĂM ĐẦU
ĐỔI MỚI (1986-2006)
1.1. KHÁI NIỆM VÀ THAO TÁC HÓA CÁC NHÂN TỐ BIẾN
ĐỔI XÃ HỘI
1.1.1. Định nghĩa khái niệm biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội hiểu theo nghĩa chung nhất, là một quá trình qua

đó các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết
chế xã hội và hệ thống phân tầng xã hội thay đổi theo thời gian.
Trên cơ sở tiếp thu có phê phán, luận án này tiếp cận thuật ngữ
quá trình biến đổi xã hội ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất,quá trình BĐXH là một biến số phụ thuộc luôn chịu sự
tác động và quy định bởi nhiều biến số, trong đó biến số của các nhân tố
chính trị, dân số, kinh tế, văn hóa và cơ cấu xã hội - nghề nghiệp là
những biến số có tác động và quy định quá trình BĐXH.
Thứ hai, tiếp cận từ góc độ khoa học lịch sử (lịch sử xã hội),
thuộc tính quan trọng của thuật ngữ là tính diễn tiếncủa sự biến đổi,
nghĩa là nó xem xét sự BĐXH diễn ra theo trục thời gian, nó tập trung
vào quá trình - diễn tiến, hơn là thực trạng - cái đương là.
Thứ ba, quá trình BĐXH được nhận biết thông qua các biến số
của các thành tố cấu thành xã hội bởi việc so sánh trạng thái xã hội X1
tại thời điểm t1 với trạng thái xã hội X2 tại thời điểm t2 và cứ thế cho
đến trạng thái xã hội Xn tại thời điểm tn. Trong luận án này, quá trình
BĐXH được đặt trên trục thời gian từ 1986 đến 2006. Tùy vào sự diễn
tiến và tính chất của quá trình biến đổi của các nhân tố BĐXH mà
khoảng thời gian còn được chia nhỏ hơn.
1.1.2. Thao tác hóa các nhân tố biến đổi xã hội
Thao tác hóa và diễn giải các nhân tố BĐXH là việc làm cần
thiết khi tiến hành nghiên cứu Quá trình BĐXH trong thời kỳ đổi mới.


6
Nhóm nhân tố BĐXH ở cấp độ thứ nhất được lựa chọn là: biến đổi kinh
tế, biến đổi dân số, biến đổi văn hóa và biến đổi cơ cấu xã hội - nghề
nghiệp. Đây là những nhân tố quan trọng nhất, nó tác động và quy định
quá trình BĐXH trong thời kỳ đổi mới ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình
Dương. Tiếp theo nhóm nhân tố BĐXH ở cấp độ thứ nhất là các nhân tố

biến đổi cấp độ thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm…cho đến nhân tố biến
đổi thứ n. Trong giới hạn của luận án, không thể thao tác hóa và diễn
giải tất cả các nhân tố biến đổi ở mọi cấp độ. Do vậy, luận án này chỉ
diễn giải bốn nhân tố BĐXH ở cấp độ đầu tiên để từ đó làm rõ quá trình
BĐXH trong thời kỳ đổi mới.
1.1.3. Một số hướng tiếp cận quá trình biến đổi xã hội
Đối tượng nghiên cứu của luận án có nội hàm rộng do đó đòi hỏi
phải vận dụng nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, luận án này
xin dừng lại ở một số hướng tiếp cận sau: tiếp cận lịch sử (hướng
chính), tiếp cận phân tích văn hóa, tiếp cận theo thuyết cấu trúc - chức
năng và thuyết xung đột.
1.2. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG TRƯỚC ĐỔI MỚI (1976-1985)

1.2.1. Vài nét về không gian nghiên cứu
Về vị trí địa lý: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình
Dương thuộc miền Đông Nam bộ và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, vị trí địa lý của Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hướng phát triển và những thành tựu
trong thời kỳ đổi mới.
Về điều kiện tự nhiên: Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương nằm
trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long. Địa hình tổng quát có sự thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Đông sang Tây. Nhìn chung, địa hình khá bằng phẳng, có nền đất rắn
chắc, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình giao thông, đô thị, khu
công nghiệp và khu chế xuất.
Về lịch sử hình thành: Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương
ngày nay là một phần của vùng đất từ thời xa xưa có tên gọi chung là
“xứ Đồng Nai” (Lộc Dã). Từ thế kỷ XV, XVI đã có những nhóm lưu
dân người Việt đầu tiên đến lập nghiệp ở đây, đến năm 1698, Nguyễn



7
Hữu Cảnh được phái vào kinh lược và tổ chức bộ máy cai trị nơi đây,
chính thức hóa một “thực trạng đã rồi” trên đất này.
1.2.2. Chuyển biến kinh tế mười năm sau giải phóng
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương cùng với cả
nước xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa và cũng không thoát khỏi tình
trạng chung. Ngành nông nghiệp sản xuất không đủ dùng, tình trạng
thiếu lương thực vào thời điểm giáp hạt phổ biến; ngành công nghiệp
sụp giảm giá trị sản xuất nghiêm trọng, nguyên nhân của tình trạng là
do quá trình thực hiện cuộc cách mạng quan hệ sản xuất chỉ mới quan
tâm đến việc chuyển đổi hình thức sở hữu mà chưa chú ý tới các yếu tố
khác; ngành thương nghiệp đã hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ giao
thương vốn có giữa các tỉnh thành khác, thương nghiệp quốc doanh nắm
quyền kiểm soát hầu hết các loại hàng hóa, lưu thông hàng hóa tự do
hoàn toàn bị cấm. Nhìn chung, cả ba tỉnh thành đều rơi vào tình trạng trì
trệ, kém phát triển và lâm vào tình trạng khủng hoảng vào giữa thập
niên 80 thế kỷ XX.
1.2.3. Chuyển biến xã hội mười năm sau giải phóng
Sau khi thống nhất đất nước, ĐCSVN và Nhà nước đã tiến hành
cuộc cách mạng quan hệ sản xuất XHCN, áp đặt nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung quan liêu, bao cấp và làm cho cơ cấu xã hội biến đổi theo.
Đến những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX, cơ cấu giai - tầng xã hội
về cơ bản bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức XHCN.
Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị - xã hội quan
trọng nhất trong cơ cấu xã hội, phát triển nhanh về số lượng và có nhiều
đặc điểm chung, như: công nhân lâu năm, nông dân mới chuyển sang
làm công nghiệp, các thành phần xã hội khác được cải tạo và gia nhập

lực lượng công nhân, trình độ tay nghề thấp và chưa có tác phong công
nghiệp, thiếu tính năng động, làm việc kém hiệu quả; giai cấp nông dân
đã có nhiều biến đổi do chủ trương xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất
và tàn tích bóc lột của giai cấp địa chủ, tư sản và đưa nông dân vào làm
ăn tập thể. Thành phần giai cấp nông dân cũng đa dạng không kém so
với giai cấp công nhân, bao gồm nông dân lâu năm, giai cấp địa chủ và
tư sản mới được cải tạo và đưa về nông thôn làm nông nghiệp, tầng lớp


8
trí thức bị tha hóa; bên cạnh hai giai cấp cơ bản, tầng lớp trí thức XHCN
đã tăng nhanh về số lượng, nguyên nhân chính là do đất nước đã bước
vào thời kỳ hòa bình, hệ thống trường lớp phát triển nhanh về số lượng
và chất lượng, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát
triển tầng lớp trí thức phục vụ cho nhu cầu mới của đất nước.
1.3. HAI MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG
TIỀN ĐỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở CÁC ĐỊA
1.3.1. Đường lối đổi mới tạo động lực cho quá trình biến đổi xã hội

Các hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới
mô hình và cơ chế quản lý kinh tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; và mở cửa hội nhập theo chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng,
chính sách của Nhà nước trong những năm 1986-2006 đã tạo động lực
thúc đẩy quá trình biến đổi xã hội.
1.3.2. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình
Dương vận dụng chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước
Đảng bộ Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã vận dụng sáng
tạo đường lối và chính sách đổi mới theo hướng phát huy tối đa các lợi
thế so sánh của địa phương nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện

của tỉnh nhà. Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nhanh tất cả các thành
phần kinh tế theo cơ cấu thương nghiệp - công nghiệp -nông nghiệp,
Đồng Nai và Bình Dương phát triển theo hướng công nghiệp - thương
nghiệp - nông nghiệp. Cả ba tỉnh thành đều chú trọng hoạt động thu hút
đầu tư của nước ngoài và hướng đến thị trường thế giới.


9
CHƯƠNG 2
BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI
VÀ BÌNH DƯƠNG TRONG HAI MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI
(1986-2006)
Quá trình BĐXH ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương diễn ra
trên tất cả các phương diện. Chương này chỉ xem xét quá trình biến đổi
trên bốn phương diện chính yếu, tác động và quy định quá trình BĐXH
tổng thể, đó là: phương diện kinh tế, phương diện dân số, phương diện
cơ cấu xã hội - nghề nghiệp và phương diện văn hóa.
2.1. BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ
2.1.1. Biến đổi thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế quốc doanh: trước thời kỳ đổi mới được
xem là mẫu mực của kinh tế xã hội chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của nó
được hiểu theo nghĩa là phải chiếm tỷ trọng lớn trong mọi lĩnh vực của
nền kinh tế quốc dân, nhờ đó chi phối toàn bộ thị trường. Đến thời kỳ
đổi mới, quan niệm về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc
doanh cũng thay đổi, vai trò đó không còn thể hiện ở tỷ trọng lớn mà là
tập trung phát triển trong những lĩnh vực và những ngành trọng yếu,
như: hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, một số doanh nghiệp thực
hiện những nhiệm vụ có liên quan đến an ninh quốc phòng.
Thành phần kinh tế tập thể: trước đổi mới là một trong hai
thành phần kinh tế cấu thành kinh tế xã hội chủ nghĩa. Kinh tế tập thể có

mặt trong tất cả các khu vực kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp - xây
dựng và thương mại - dịch vụ, song bộ phận quan trọng nhất của thành
phần kinh tế tập thể là các hợp tác xã nông nghiệp - lực lượng kinh tế
chính ở nông thôn. Trước thực trạng khủng hoảng của kinh tế nông
nghiệp những năm trước đổi mới, Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương
đã từng bước vận dụng Chỉ thị 100-CT/TW (1981) của Ban Bì thư
Trung ương Đảng; chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần
VI (1986); thi hành Luật Đất đai (1987) và tiếp sau đó là thực hiện Nghị
quyết số 10-NQ/TW (1988). Đến đầu những năm 1990 về căn bản ở


10
Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã không còn hợp tác xã kiểu cũ
mà thay vào đó là kinh tế cá thể và hộ gia đình.
Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (kinh tế cá thể, tiểu
chủ; kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước): vốn đã hình
thành và phát triển ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương từ rất lâu đời.
Trong quá trình thực hiện cuộc “cách mạng quan hệ sản xuất” những
năm 1975-1985, các thành phần kinh tế này bị xóa bỏ bằng mệnh lệnh
hành chính và xây dựng nền kinh tế XHCN với hai thành phần kinh tế:
Nhà nước và tập thể. Đến năm 1986, các thành phần kinh tế này lần lượt
được hợp thức hóa bởi chủ trương đổi mới của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước nên đã không ngừng lớn mạnh về số lượng
cũng như tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất và góp phần
làm biến đổi lực lượng lao động xã hội theo hướng tăng dần lao động
trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: được quan tâm
ngay từ khi có chủ trương đổi mới, quá trình hợp thức hóa và pháp điển
hóa diễn ra liên tục nhằm phát triển thành phần kinh tế này: năm 1987,
chỉ một năm sau khi có chủ trương đổi mới của Đảng, bộ Luật Đầu tư

nước ngoài được ban hành. Năm 1989, bãi bỏ hạn ngạch hàng hóa (trừ
10 loại hàng hóa xuất khẩu và 14 loại hàng hóa nhập khẩu). Năm 1991,
cho phép công ty tư nhân được trực tiếp xuất nhập khẩu, năm 1992 ký
hiệp định thương mại với EU... Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và
Bình Dương với những lợi thế so sánh của mình, kết hợp với việc vận
dụng phù hợp những chủ trương, chính sách trên nên đã tạo môi trường
tốt cho thành phần kinh tế này phát triển.
Việc pháp điển hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần
kinh tế nước ngoài phát triển ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã
có tác dụng tạo nhiều việc làm mới, góp phần làm phát triển nền kinh tế,
chuyển giao kỹ thuật - công nghệ hiện đại giúp thu hẹp khoảng cách với
thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng
tỷ trọng công nghiệp và thương mại, giảm tỷ trọng nông nghiệp và là
nhịp cầu nối hữu hiệu giúp kinh tế Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương
hội nhập với thị trường thế giới.


11
2.1.2. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (1986-2006)
2.1.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyển dịch cơ cấu GDP: theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh
tếthương mại - dịch vụ (khu vực III) và giảm dần kinh tế nông nghiệp
(khu vực I), kinh tế công nghiệp - xây dựng (khu vực II). Tỷ trọng khu
vực I đã giảm từ 6,5% năm 1985 xuống còn 1,2% năm 2006, khu vực II
giảm từ 67,3% năm 1985 xuống còn 47,7% năm 2006, khu vực III tăng
mạnh từ 26,2% năm 1985 lên đến 51,1% năm 2006.
Chuyển dịch cơ cấu lao động: theo hướng giảm ở khu vực kinh
tế I, tăng ở II và III. Tính đến 2006, khu vực I chiếm khoảng 5,1% cơ
cấu lao động, khu vực II chiếm 44,7% cơ cấu và khu vực III chiếm

34,9% cơ cấu.
2.1.2.2. Tỉnh Đồng Nai
Chuyển dịch cơ cấu GDP: những năm 1985-2006 đã có sự
chuyển dịch theo chiều hướng giảm dần tỷkhu vực I và tăng dần tỷ
trọng khu vực II, III. Tỷ trọng khu vực I đã giảm từ 57,5% năm 1985
xuống còn 13,8% năm 2006, khu vực II tăng từ 18,2% năm 1985 lên
57,4% năm 2006 và khu vực III cũng tăng từ 24,3% năm 1985 lên
28,8% năm 2006.
Chuyển dịch cơ cấu lao động: theo hướng giảm ở khu vực kinh
tế I, tăng ở II và III. Tính đến 2006, khu vực I chiếm khoảng 37% cơ
cấu lao động, khu vực II chiếm 31% cơ cấu và khu vực III chiếm 22,5%
cơ cấu.
2.1.2.3. Tỉnh Bình Dương
Chuyển dịch cơ cấu GDP:xuất phát điểm từ một tỉnh có nền
kinh tế nông nghiệp thuần nông, Bình Dương đã có bước chuyển lớn
trong cơ cấu GDP. Tính đến năm 2006, khu vực I chiếm 5,04%, khu
vực II chiếm 89,54% và khu vực III chiếm 5,42%.
Chuyển dịch cơ cấu lao động: theo hướng giảm ở khu vực I,
tăng ở khu vực II vàkhu vực III. Tính đến 2006, khu vực I chiếm
khoảng 20,9% cơ cấu lao động, khu vực II chiếm 55,2% cơ cấu và khu
vực III chiếm 7,8% cơ cấu.


12
2.2. BIẾN ĐỔI VỀ DÂN SỐ
2.2.1. Biến động quy mô dân số
Quy mô dân số tăng là xu hướng chính, Tính đến năm 2006,
Tp.HCM có 6.424,5 ngàn dân, Đồng Nai có 2.242,8 ngàn dân và Bình
Dương có 1.050,1 ngàn dân. Ba nhân tố tác động và quy định quá trình
này là: chính sách kế hoạch hóa gia đình, chính sách hộ tịch, hộ khẩu

vànhóm các nhân tố kinh tế.
2.2.2. Biến động cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Xem xét cơ cấu dân số theo độ tuổi tại hai thời điểm điều tra
1989 và 1999 cho thấy những điểm sau: Thứ nhất, nhóm tuổi từ 0-4
giảm mạnh ở cả ba tỉnh thành, các nhóm tuổi từ 5-9 và từ 10-14 có sự
tăng nhẹ; thứ hai, các nhóm tuổi từ 15-59 tăng mạnh, điều này dẫn đến
tỷ lệ dân số phụ thuộc ở cả ba tỉnh thành đều giảm; thứ ba, các nhóm
tuổi từ 60 trở lên tăng nhẹ.
2.2.3. Biến động cơ cấu dân số theo giới tính và thành thị nông thôn
Nhìn chung cả ba tỉnh thành đều diễn biến theo hướng tăng cơ
cấu dân số thành thị, giảm cơ cấu dân số nông thôn và mất cân đối nhẹ
về giới theo hướng nữ nhiều hơn nam.
2.3. BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP
2.3.1. Hợp thức hóa các thành phần kinh tế tạo tiền đề biến
đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
Đổi mới tư duy về thời kỳ quá độ lên XHCN, Đảng chủ trương
xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (1986) thay cho nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đến nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (1991) và nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa (2001). Theo đó, Nhà nước đã ban hành một hệ
thống pháp luật mới không những đã hợp pháp hóa các thành phần kinh
tế mới, tạo tiền đề cần thiết cho các thành phần kinh tế này phát triển mà
còn hợp thức hóa các thành phần xã hội của nó, góp phần quy định quá
trình phân giải cơ cấu xã hội - nghề nghiệp đương thời (trước đổi mới)
và thúc đẩy hình thành cơ cấu xã hội - nghề nghiệp mới làm cho bức
tranh xã hội - nghề nghiệp ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương nói


13

riêng, cả nước nói chung trở nên đa dạng hơn. Một số bộ luật có ảnh
hưởng tích cực đến quá trình này: Luật Đất đai (1987), Luật Đầu tư
nước ngoài (1987), Luật Công ty (1990), Luật Hiến pháp (1992), Luật
Lao động (1994) và Luật doanh nghiệp (2005).
2.3.2. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp mới
Trải qua quá trình đổi mới, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp ở Việt
Nam nói chung, Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương nói riêng đã có
nhiều biến đổi và đang tiếp tục biến đổi mạnh. Cho đến nay, Tổng cục
Thống kê đã ban hành hai Bảng phân loại nghề nghiệp, một vào năm
1998 và một vào năm 2008. Nghiên cứu sinh xin chọn Bảng phân loại
nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê ban hành kèm theo Quyết định số
114/1998/QĐ-TCTK ngày 29 tháng 03 năm 1998 (xem ở phần phụ lục)
nhằm phát họa những biến đổi của cơ cấu xã hội - nghề nghiệp trong hai
mươi năm đầu đổi mới. Có ba lý do chính đưa đến sự lựa chọn này: thứ
nhất, Bảng phân loại nghề nghiệp năm 1998 năm trong giới hạn thời
gian nghiên cứu (1986-2006) của luận án; thứ hai, có rất ít khác biệt
trong tiêu chí phân loại và phân nhóm xã hội - nghề nghiệp giữa hai
Bảng phân loại nghề nghiệp trên. Thứ ba, thể hiện đầy đủ và chân xác
quá trình biến đổi của cơ cấu xã hội - nghề nghiệp cũng như các nhóm
xã hội - nghề nghiệp.
Cơ sở phân nhóm xã hội - nghề nghiệp dựa trên hai khái niệm
chính: loại công việc đã làm và tay nghề. Trong đó, loại công việc đã
làm được hiểu là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với
phương tiện để thực hiện nó. Loại công việc là cơ sở để phân nhóm
nghề nghiệp; Tay nghề được hiểu là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và
trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên hai mặt:
trình độ tay nghề và đặt tính chuyên môn hóa. Theo đó, Bảng phân loại
nghề nghiệp năm 1998 chia xã hội thành chín phân nhóm nghề nghiệp
như sau: nhóm lãnh đạo, nhóm doanh nhân, nhóm chuyên môn cao,
nhóm nhân viên, nhóm buôn bán và làm dịch vụ nhỏ, nhóm công nhân,

nhóm làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nhóm làm những công việc giản
đơn và nhóm nông dân.


14
2.4. BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA
2.4.1. Phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh: những năm 1986-1990 hoạt động
giáo dục - đào tạo lâm vào cảnh suy thoái, số lượng học sinh, sinh viên,
giáo viên và giảng viên sụt giảm nghiêm trọng. Từ sau năm 1990, hoạt
động giáo dục - đào tạo của Tp.HCM đi vào thời kỳ tăng trưởng, số
trường, số lớp, số ngành đào tạo và số sinh viên đều tăng mạnh và
chuyển biến theo chiều hướng tích cực, phù hợp với đường lối và chính
sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Đồng Nai: hai mươi năm đầu đổi mới đã xây dựng một hệ thống
giáo dục - đào tạo tương đối hoàn chỉnh, từ bậc mầm non đến đại học,
hệ thống trường lớp phân bổ đều khắp tỉnh. Thực hiện tốt chủ trương xã
hội hóa giáo dục đã đem lại cho Đồng Nai hệ thống trường lớp chất
lượng và đa dạng hóa loại hình, đáp ứng nhu cầu giáo dục - đào tạo
nâng cao dân trí của địa phương.
Bình Dương: sự biến động số học sinh, sinh viên và giáo viên
trong 5 năm 1985-1990 phù hợp với tình hình chung của cả nước. Tỷ lệ
học sinh bỏ học tăng (cấp I: 10%, Cấp II, III: 16%), tỷ lệ giáo viên bỏ
việc tăng đều qua các năm, nhất là giáo viên cấp I. Từ sau năm 1990,
hoạt động giáo dục - đào tạo của Bình Dương đi vào thời kỳ tăng trưởng
với những chuyển biến tích cực, số trường, số lớp, số ngành đào tạo và
số sinh viên đều tăng.
2.4.2. Văn hóa - lối sống theo nhóm nghề nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương thực hiện
chủ trương đổi mới của Đảng và chính sách của Nhà nước, tiến hành

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, văn hóa - lối sống theo
phân nhóm xã hội - nghề nghiệp đã biến đổi theo chiều hướng sống
trách nhiệm, năng động, táo bạo, cởi mở, cùng với tác phong công
nghiệp.


15
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI VÀ BÌNH DƯƠNG TRONG HAI
MƯƠI NĂM ĐẦU ĐỔI MỚI (1986-2006)
3.1. NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG
3.1.1. Chuyển đổi mô hình phù hợp và đạt tăng trưởng kinh
tế cao
Kinh tế tăng trưởng mạnh là đặc điểm nổi bật của quá trình
BĐXH ở Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong hai mươi năm đầu
đổi mới. Quá trình này diễn ra trình tự, hợp xu hướng và toàn diện. Từ
chuyển đổi mô hình kinh tế đến chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế và đạt
giá trị sản xuất cao. Trước hết là chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế
hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này đã hợp thức hóa, tạo cơ sở pháp
lý cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nhờ đó các nguồn
lực xã hội đã được khơi thông phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại diễn ra mạnh mẽ từ
giữa thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay và diễn ra trên tất cả các
mặt, từ cơ cấu GDP đến cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu. Cả
ba tỉnh thành đều giống nhau ở điểm tập trung phát triển kinh tế công
nghiệp và đều rất thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành

nghề, nhìn chung hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp
đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, đóng góp GDP cao trong nội bộ
kinh tế khu vực II vẫn là các ngành: chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt
may, giầy da, hóa chất và các sản phẩm hóa chất.
3.1.2. Diễn ra quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh
Theo quan điểm của Đảng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hai
quá trình nối tiếp, đan xen lẫn nhau, là quá trình chuyển đổi căn bản
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế
- xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp


16
tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa
học - công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa theo tinh thần trên. Với hệ thống các khu chế xuất, khu công
nghiệp dày đặc cũng như sự thành công trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài, Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã đạt được tốc độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cao bằng con đường chuyển giao công nghệ.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tp.HCM, Đồng Nai
và Bình Dương không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, mà
còn diễn ra mạnh mẽ trên phương diện kinh tế - xã hội. Tỷ trọng cơ cấu
kinh tế khu vực II đã tăng nhanh trong suốt những năm đổi mới 19862006, những biểu hiện nhận biết là giá trị sản xuất kinh tế công nghiệp
tăng cao, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp, cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo xu hướng hàng công
nghiệp, hàng xuất khẩu đã qua chế biến tăng trong khi xuất nguyên liệu
thô giảm, hàm lượng chất xám trong mỗi đơn vị sản phẩm tăng cao so
với trước đổi mới. Ngoài ra, quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp và
những ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng xuất cao,

phương pháp sản xuất hiện đại cũng cho thấy diễn biến của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.3. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh trên diện rộng
Đô thị hóa là đặc điểm nổi bật trong quá trình BĐXH ở
Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong những năm 1986-2006 và
cũng là xu hướng phát triển chung của cả nước. Quá trình này biểu hiện
tập trung ở kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, không gian đô thị được mở
rộng, sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành văn hóa đô thị. Thành
phố Hồ Chí Minh phát triển theo hướng Đông Bắc và Nam thàn phố;
Đồng Nai phát triển theo hướng nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị
củ và xây dựng các đô thị mới như thành phố Biên Hòa, thành phố mới
Nhơn trạch và thị xã Long Khánh; tương tự như Đồng Nai, Bình Dương
nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị cũ và xây dựng các đô thị mới
như mở rộng và nâng cấp thị xã cũ Thủ Dầu Một thành thành phố, xây
dựng hai thị xã mới là Dĩ An và Thuận An.


17
3.1.4. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế ngày một tăng cao
Khả năng hội nhập của Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương thể
hiện rõ qua các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp, liên kết, liên doanh
và các hoạt động xuất khẩu hàng hóa đến nhiều thị trường trên thế giới
và hoạt động cải cách hành chính công. Cả ba tỉnh thành đã khai thác tốt
các quan hệ ngoại giao do Việt Nam thiết lập với hơn 170 quốc gia trên
thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá với trên 230
thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định
thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu
tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về
văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
3.1.5. Hình thành thị trường lao động và nâng cao chất

lượng lao động
Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp,
hầu hết người lao động luôn thụ động chờ sự “phân công công tác” của
Nhà nước và được tính công theo lối bình quân, cào bằng. Nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN đã mở ra cơ hội bình đẳng cho lao động
tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. “Sức lao động” được xem
là hàng hóa, người lao động và người sử dụng lao động được tự do thỏa
thuận “mua - bán”, từ đó thị trường lao động được hình thành và phát
triển. Đồng thời, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, việc làm mới đòi hỏi người lao
động phải có trình độ chuyên môn phù hợp; Về phía người lao động, để
tăng năng lực cạnh tranh trong thị trường lao động, tăng cơ may giành
lấy những việc làm tốt đã khuyến khích người lao động tham gia vào
quá trình học tập và nhờ đó chất lượng lao động được nâng cao.
3.1.6. Còn nhiều bất bình đẳng trong cơ hội việc làm và thu nhập

Quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế đã dẫn đến
nhiều việc làm mới được tạo ra ở khu vực kinh tế II và III, và hệ quả là
một bộ phận lao động trong khu vực kinh tế I đã chuyển sang làm việc
trong khu vực kinh tế II và III. Trong xu thế phát triển chung đó, vấn đề
bất bình đẳng đã xảy ra. Không phải bất kỳ lao động nào cũng có cơ
may như nhau đối với việc làm mới. Đơn cử trường hợp tỉnh Bình
Dương, theo kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học (cấp tỉnh), Đời sống


18
kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi ở mới của người dân thuộc diện di dời
trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Bình
Dương, thực trạng và giải pháp. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 1.380
người thuộc đối tượng di dời, kết quả thu được: có 315 người thất

nghiệp, 300 người có việc làm nhưng không thường xuyên. Nếu cộng cả
hai thành phần này thì con số lên đến 615 người, chiếm tỷ lệ 44,5%.
3.1.7. Cơ cấu dân số biến đổi nhanh
Trong những năm đổi mới 1986-2006, Tp.HCM, Đồng Nai và
Bình Dương có những đặc điểm biến đổi dân số tương đối giống nhau,
nhưng khác về quy mô. Đặc điểm thứ nhất là quy mô dân số tăng mạnh,
nguyên nhân trực tiếp của đặc điểm này là tăng tự nhiên và tăng cơ học,
nguyên nhân gián tiếp là do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của ba tỉnh
thành đều cao, tạo nên sức hút đối với lực lượng lao động xã hội, những
chuyển biến trên phương diện quản lý nhà nước về nhân khẩu theo
hướng thông thoáng hơn và những chính sách phát triển kinh tế vùng.
Đặc điểm thứ hai là biến động cơ cấu dân số thành thị - nông thôn theo
chiều hướng tăng dần tỷ trọng thị dân. Nguyên nhân chính tạo nên xu
hướng biến đổi này là quá trình ly hương, ly nông và quá trình đô thị
quá, mở rộng không gian đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội. Đặc điểm thứ ba là diễn biến theo xu hướng đạt trạng thái “cơ cấu
dân số vàng”. Đặc điểm thứ tư là xu hướng mất cân đối cơ cấu dân số
phân theo giới tính, tỷ lệ nam có xu hướng ngày càng cao hơn nữ.
Nguyên nhân chính là tâm lý trọng nam.
3.1.8. Văn hóa - lối sống theo phân nhóm xã hội - nghề
nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với các hoạt động đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế đã trở thành “lực đẩy” và cũng đồng thời là “lực kéo” thúc đẩy việc
thực hành lối sống trách nhiệm, năng động và táo bạo của đại bộ phận
cư dân. Với tư cách là người lao động, họ đã không còn trông chờ vào
sự bao cấp và phân công công tác của Nhà nước, bản thân họ đã phải tự
chịu trách nhiệm về công ăn việc làm của chính mình; với tư cách là nhà
đầu tư họ phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, họ năng động và mạo hiểm tiến về phía trước và họ có trách



19
nhiệm phải nộp thuế cho Nhà nước và các nghĩa vụ khác đối với xã hội;
với tư cách là những chuyên viên bậc cao, những nhà khoa học, để
không bị đào thải và phát triển cùng với thời đại họ đã nỗ lực học tập,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và truyền bá kiến thức cho cộng đồng;
là viên chức, công chức, những lãnh đạo trong cơ quan của Đảng và
Nhà nước họ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng động và sáng tạo.
3.2. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT
3.2.1. khác biệt trong vận dụng chủ trương, đường lối đổi
mới vào thực tiễn mỗi địa phương
Thành phố Hồ Chí Minh trên cái nền phát triển chung, các thành
phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, giá trị sản xuất các
ngành kinh tế thương nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ trọng gần như tuyệt
đối, nông nghiệp chỉ đóng góp một phần nhỏ trong cơ cấu GDP. Theo
đó, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng thương nghiệp và
công nghiệp; Đồng Nai và Bình Dương khác nhau trong thứ tự ưu tiên
phát triển các ngành kinh tế trong những năm đầu đổi mới và cùng khác
với Tp.HCM, giá trị sản xuất nông nghiệp và các ngành dịch vụ trung
gian chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, theo đó quá trình chuyển
dịch lao động và các nguồn lực khác từ khu vực kinh tế truyền thống
sang khu vực kinh tế hiện đại diễn ra chậm so với Tp.HCM.
3.2.2. Khác biệt từ lợi thế so sánh

Thành phố Hồ Chi Minh với những lợi thế so sánh về vị trí địa
lý, cơ sở hạ tầng và là một trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội
lâu đời nên ngay từ những ngày đầu đổi mới đã chủ động phát triển tất
cả các thành phần kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thương nghiệp - công

nghiệp - nông nghiệp; Đồng Nai có truyền thống về phát triển kinh tế
công nghiệp từ thập niên 60 của thế kỷ XX nên khi bước vào thời kỳ đổi
mới Đồng Nai đã tập trung ngay vào việc kiện toàn cơ sở hạ tầng, phát
triển kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hợp lý, lấy nông
nghiệp làm mặt trận hàng đầu; trong khi đó Bình Dương là một tỉnh có
nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, nghèo và lạc hậu nên những năm
đầu đổi mới Bình Dương tập trung xây dựng nền kinh tế theo cơ cấu
nông nghiệp - công nghiệp - thương nghiệp, từng bước giảm tỷ lệ lao


20
động nông nghiệp thuần nông, đưa sang làm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ.
3.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN HAI MƯƠI NĂM
3.3.1. Có chủ trương, đường lối và chính sách phù hợp thự tế
phát triển
Bài học kinh nghiệm lớn nhất chính là quá trình đổi mới tư duy
của Đảng về thời kỳ quá độ lên XHCN và những đổi mới về chủ trương,
đường lối trên tất cả các phương diện và nhất là kinh tế - xã hội.
Đảng bộ và chính quyền Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã
vận dụng hợp lý chủ trương, đường lối và chính sách đổi mới của Đảng
và Nhà nước, đồng thời khai thác tốt các lợi thế so sánh của địa phương
tạo sức mạnh tổng hợp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
3.3.2. Khơi dậy và khai thác tốt tiềm năng thế mạnh địa
phương vào phát triển kinh tế - xã hội
Cả ba tỉnh thành đã quan tâm tạo điều kiện cho tất cả thành phần
kinh tế. Các thành phần kinh tế này phát triển cùng với thành phần xã
hội của nó đã tạo nên một bức tranh xã hội đa dạng và hình thành một
sức mạnh tổng hợp thúc đẩy biến đổi xã hội. Quá trình này đã thu hút
mạnh mẽ vốn đầu tư và kỹ thuật - công nghệ tiến bộ của nước ngoài,

đồng thời đã mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế phục vụ quá trình phát
triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
3.3.3. Luôn chú trọng phát triển kinh tế đồng bộ với văn hóa
– xã hội
Hệ thống trường lớp và chương trình đào tạo từ bậc mẫu giáo,
mầm non đến các bậc đại học và sau đại học phát triển mạnh, đủ sức
đáp ứng nhu cầu học tập của cư dân trong và ngoài địa phương. Góp
phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quan tâm đầu tư và phát triển hệ thống y tế là một quyết sách
đúng đắn, mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe ở mức tốt nhất cho toàn bộ cư dân sinh sống và làm
việc tại địa phương nhưng đã tạo được ảnh hưỡng tích cực đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội trong hai mươi năm đầu đổi mới ở Tp.HCM,
Đồng Nai và Bình Dương.


21
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu quá trình BĐXH trong hai mươi năm đầu đổi
mới ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương (1986-2006),
có thể rút ra một số kết luận chính yếu sau.
Đến giữa thập niên 80 thế kỷ XX, tình trạng thiếu hụt trong tiêu
dùng trở nên nghiêm trọng, lạm phát liên tục tăng, hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp giảm sút mạnh, lưu thông hàng hóa rối ren, mức
sống người dân tụt giảm, toàn xã hội lâm vào khủng hoảng. Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương cũng không nằm ngoài xu
hướng chung đó. Thực trạng này đã chứng minh tính kém hiệu quả và
không phù hợp của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp,
yêu cầu đổi mới đã trở nên tất yếu và cấp thiết. Trước tình hình đó, Đại

hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã buộc phải nhìn nhận những
yếu kém và bất cập, từ đó đề ra đường lối đổi mới.
Trên bình diện cả nước, hoạt động đổi mới trong hai mươi năm
đầu thể hiện tập trung ở quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN, một nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo nguyên tắc tập
trung dân chủ trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng
lớp trí thức. Thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp thành kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan
liêu, bao cấp thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong
hai mươi năm đầu đổi mới đã diễn ra từng bước, bắt đầu bằng việc xây
dựng nền kinh tế hàng hóa đa thành phần (1986) thay cho nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, đến nền kinh tế hàng hóa đa thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (1991) và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa (2001). Quá trình này khơi thông nhiều nguồn lực phục vụ cho
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.


22
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương không
những tiến cùng cả nước mà còn tiến nhanh, tiến mạnh và đã đạt được
những BĐXH to lớn.
Quá trình hợp thức hóa các thành phần kinh tế ở Tp.HCM, Đồng
Nai và Bình Dương đã tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh tái lập và phát triển. Đến giữa thập niên 90 của thế kỷ XX,
Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đẩy nhanh quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, chủ động thành lập các KCX, KCN và khu công nghệ
cao, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời với quá trình này là
quá trình đô thị hóa, nó là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi mô
hình kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đô
thị hóa đã làm biến đổi cơ cấu dân cư thành thị - nông thôn và biến đổi
kết cấu hạ tầng đô thị cũng như việc hình thành nếp sống văn minh đô
thị và tác phong công nghiệp của một bộ phận cư dân.
Đến cuối thập niên 90 thế kỷ XX, kinh tế Tp.HCM, Đồng Nai và
Bình Dương không những thoát khỏi khủng hoảng, đạt được những biến
đổi tích cực trên phương diện giá trị sản xuất và quy mô mà còn hội
nhập kinh tế quốc tế và đạt được kim ngạch xuất khẩu cao cũng như thị
trường xuất khẩu được mở rộng. Không những huy động được nguồn
lực trên phạm vi cả nước mà còn thu hút vốn và kỹ thuật của nhiều nước
trên thế giới, biểu hiện tập trung là các công ty 100% vốn nước ngoài và
các hình thức liên doanh liên kết khác.
Vấn đề dân số và lao động cũng chuyển biến mạnh mẽ, trong hai
mươi năm đầu đổi mới tỷ lệ tăng tự nhiên ở cả ba tỉnh thành đều giảm
song tỷ lệ tăng cơ học tăng mạnh, do đó quy mô dân số vẫn tiếp tục
tăng. Điều này được lý giải bởi chính sách dân số và sức hút của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. So với cả nước, tỷ lệ dân số phụ thuộc
giảm, cơ cấu dân số tuổi từ 15 đến 59 tăng cao, bất bình đẳng giới thấp,
dân số thành thị tăng cao, đặc biệt là Tp.HCM.
Chủ trương xã hội hóa giáo dục trong thời kỳ đổi mới đã phát
huy tác dụng, hệ thống giáo dục biến đổi mạnh mẽ, trường học, lớp học,
cấp học, ngành học, loại hình đào tạo, học sinh, sinh viên và đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục, giảng viên tăng trưởng nhanh và mạnh. Các loại


×